Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài giảng về KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.03 KB, 14 trang )

Bài giảng về KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT



QUYỂN 1:

Tài liệu này được sao chép từ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ BẢO
VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP
(CÁC BÀI CƠ BẢN) Lưu hành nội bộ do Tổng cục An ninh - Bộ công an
soạn thảo năm 2004
MỤC LỤC: gồm. 6 bài và phụ lục: tài liệu tham khảo



BỘ CÔNG AN
CÔNG TY CP DV BẢO VỆ TISTCO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bài : Một số kiến thức cơ bản về pháp luật cần thiết đối
với
lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Đào tạo: Cán bộ làm công tác bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp
I. Vị trí bài học:
Bài: Một số kiến thức cơ bản về pháp luật cần thiết đối với lực lượng bảo vệ cơ quan,
doanh nghiệp là bài học thuộc phần các bài cơ bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cơ quan,
doanh nghiệp trong chương trình đào tạo vệ sĩ thuộc Công ty CP DV Bảo vệ Sao Vàng.
Bài học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về pháp luật làm cơ sở cho
việc nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả cho công tác sau này.
II. Mục đích yêu cầu:


a. Mục đích:
- Giúp cho học viên nắm được những kiến thức chung về Pháp luật nước ta mà có liên
quan đến công tác bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
- Góp phần xây dựng, củng cố về lập trường, quan điểm giai cấp công nhân, ý thức trách
nhiệm trong công tác bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
b. Yêu cầu:
- Giúp cho học viên xác định rõ nhiệm vụ của công tác bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
- Biết xử lý các hành vi vi phạm luật vào việc phòng ngừa, đấu tranh với các loại đối
tượng thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao.
III. Nội dung và thời gian:
Thời gian toàn bài: 10 tiết
Trong đó:
Giảng: tiết
Chỉ đạo thảo luận: tiết
Giải đáp, kiểm tra: tiết
IV. Phương pháp dạy học:
- Người dạy: Quá trình giảng dạy, có sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, kết hợp
nêu vấn đề, phân tích và đưa thực tế minh họa.
- Người học: Nghe giảng trên lớp, ghi chép bài, nghiên cứu giáo trình, đọc tài liệu theo
hướng dẫn của giáo viên và nêu ý kiến để giáo viên giải đáp.
V/ Trọng tâm phần giảng:
- Phần II: Một số văn bản PL cần thiết để vận dụng trong công tác BV CQ-DN.
VI. Tài liệu học tập, tham khảo:
VII. Cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học:
Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học truyền thống kết hợp sử dụng máy chiếu (nếu có)
để minh họa nội dung bài giảng.
VIII/ Câu hỏi nghiên cứu, thảo luận:
Nội dung và thời gian được phân phối cụ thể như sau:
MỤC NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Bài: Một số kiến thức cơ bản về Pháp luật cần thiết đối với lực

lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra đường lối, nhiệm vụ của cách mạng
nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN. Một trong những nhiệm vụ đó là xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ
quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp
hành Hiến pháp và pháp luật. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh
nghiệp cũng phải nắm vững pháp luật có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của mình để vận dụng thực hiện trong công tác, biết sử
dụng pháp luật như một vũ khí đấu tranh chống tội phạm.
I Nhận thức chung về Pháp luật
1 Khái niệm về Pháp luật:
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước và pháp luật
là phạm trù lịch sử, là sản phẩm của xã hội có giai cấp.Trong đấu
tranh giai cấp, khi giai cấp thống trị giành được chính quyền thì
thiết lập nhà nước của giai cấp mình và ban hành pháp luật để quản
lý xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp.
Pháp luật nói chung là hệ thống những quy tắc xử sự do nhà nước
đặt ra hay thừa nhận, bảo đảm thực hiện bằng ý chí của giai cấp
thống trị, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp
với lợi ích của giai cấp mình.
Pháp luật của nhà nước ta (Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam) là
hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, do nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban
hành và bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, trên cơ sở
giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng thực hiện, là nhân tố điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
2 Các thuộc tính của pháp luật là: có 3 thuộc tính:
- Pháp luật do nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi của giai

cấp thống trị, do vậy pháp luật mang tính giai cấp, của một giai cấp
nhất định, pháp luật của nhà nước ta là pháp luật của giai cấp công
nhân, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Pháp luật mang tính bắt buộc chung hay còn gọi là tính cưỡng
chế, buộc mọi người phải tuân theo, bất kể chủ thể nào cũng phải
thực hiện.
- Pháp luật được thể hiện bằng văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo luật định, nội dung rất rõ ràng, ngắn
gọn, dễ hiểu, không đa nghĩa, cấu trúc chặt chẽ.
3 Chức năng của pháp luật: có 3 chức năng
- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động trực tiếp
vào các quan hệ xã hội, hay còn gọi là chức năng hướng dẫn: pháp
luật tạo ra hành lang pháp lý để hướng dẫn các quan hệ xã hội phát
triển theo một trật tự xã hội nhất định, đạt được sự mong muốn của
xã hội; là phương tiện pháp lý chủ yếu để buộc các chủ thể phải
thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
- Chức năng bảo vệ: thể hiện ở những quy định những phương
tiện nhằm mục đích bảo vệ những quan hệ xã hội là cơ sở, nền tảng
của xã hội trước các vi phạm và loại trừ những quan hệ xã hội lạc
hậu hoặc không phù hợp với bản chất của chế độ. Chức năng bảo
vệ thể hiện ở 2 khía cạnh:
+ Bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền khỏi sự xâm hại (ví dụ:
Luật hình sự, Luật đất đai…)
+ Bảo vệ lợi ích của cộng đồng xã hội bất kỳ Nhà nước nào cũng
phải ban hành và tổ chức thực hiện (ví dụ: Luật giao thông, Luật
phòng chống ma túy, Luật phòng cháy chữa cháy…).
- Chức năng giáo dục: Pháp luật giúp con người hành động tuân
thủ đường lối, chính sách của Đảng, tránh được sai sót, quy phạm
pháp luật của nhà nước ta phù hợp với quy phạm về đạo đức, thực
hiện đúng pháp luật mọi công dân ngày càng hoàn thiện và phát

triển về mọi mặt. Hiện nay Nhà nước ta đang từng bước đưa giáo
dục pháp luật vào giảng dạy trong các trường học từ phổ thông đến
giáo dục đại học. Chính phủ lập hội đồng tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật.
4 Hệ thống pháp luật Việt Nam:
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật
có mối liên hệ nọi tại thống nhất với nhau, được phân định thành
các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các
văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình
thức nhất định. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật
Việt Nam hiện nay gồm: Luật Nhà nước (Hiến pháp); Luật hành
chính, Luật lao động, luật đất đai, luật tài chính, ngân hàng, luật
hôn nhân gia đình, luật dân sự, luật hình sự, luật Tố tụng hình
sự….
Văn bản pháp luật của Nhà nước ta hiện nay phân theo thẩm quyền
ban hành và hiệu lực pháp lý gồm:
- Hiến pháp, Bộ luật, Luật: Do Quốc Hội ban hành và có hiệu lực
cao nhất.
- Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội;
- Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ.
- Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định, chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ.
-Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.
- Nghị quyết, Thông tu liên tịch giữa các cơ Quan nhà nước có
thẩm quyền, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức
chính trị - xã hội.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; quyết định, Chỉ thị của

UBND các cấp.
II Một số văn bản pháp luật cần thiết để vận dụng trong công tác
bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp:
1 Bộ luật Hình sự năm 1999
Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta được Quốc hội khóa VII
thông qua ngày 27/6/1985, qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, đến kỳ họp
thứ 5 và thứ 6 Quốc hội khóa X (năm1999) đã sửa đổi, bổ sung cơ
bản Bộ luật Hình sự, gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 1999.
Cấu tạo Bộ luật gồm 2 phần:
- Phần Chung bao gồm những nguyên tắc, những chế định chung
của chính sách hình sự của một quốc gia.
- Phần các tội phạm: thường gọi là phần riêng, bao gồm các tội
phạm cụ thể.
Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp cần nắm vững một số
khái niệm sau:
1.1 Khái niệm tội phạm (điều 8 Bộ LHS):
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật XHCN.
1.2 Khái niệm hình phạt (điều 26)
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi íchư của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết
định.

Các hình phạt (điều 28) gồm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
a Hình phạt chính gồm:
+ Cảnh cáo
+ Phạt tiền
+ Cải tạo không giam giữ
+ Trục xuất
+ Tù có thời hạn
+ Tù chung thân
+ Tử hình
b Hình phạt bổ sung gồm:
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định.
+ Cấm cư trú
+ Quản chế
+ Tước một số quyền công dân
+ Tịch thu tài sản
+ Phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính.
+ Trục xuất, khi không áp dụng hình phạt chính.
1.3 Khái niệm về trách nhiệm hình sự:
Là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm phải chịu
một biện pháp cưỡng chế của nhà nước là hình phạt đối với việc
phạm tội của họ. Hình phạt này được quyết định nhân danh nhà
nước và phản ánh sự lên án của nhà nước đối với kẻ phạm tội. Điều
2 Bộ luật Hình sự nêu rõ: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ
luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
1.4 Khái niệm về phòng vệ chính đáng (điều 15 Bộ LHS):
* Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của
nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiếtngười
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
* Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ
ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu
trách nhiệm hình sự.
1.5 Tình thế cấp thiết (điều 16):
* Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một
nguy cơ đang thực tế de dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức,
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không
có cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội
phạm.
* Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây ra thiệt hại đó phải chịu
trách nhiệm hình sự.
2 Bộ luật Tố tụng hình sự:
Được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (khóa VIII) thông
qua ngày 28/6/1988 và được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự đã được Quốc hội
thông qua ngày 30/6/1990 và ngày 22/12/1992 và ngày 9/6/2000.
2.1 Quy định về việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã:
a Bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang là bắt người khi
người đó đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi
bắt.
Phạm tội quả tang có đặc điểm là hành vi phạm tội cụ thể, rõ ràng,
ai trông thấy cũng biết là tội phạm mà không cần phải điều tra, xác
minh.
Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những trường hợp

phạm tội quả tang là:
- Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện;
- Ngay sau khi thực hiện tội phạm thi bị phát hiện;
- Kẻ phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện
tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt.
Trong trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy
trốn. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn, về thời gian so với hành vi
chạy trốn, thì không được bắt quả tang mà có thể bắt theo trường
hợp khẩn cấp.
b Việc bắt người đang bị truy nã:
Đang bị truy nã là trường hợp kẻ phạm tội đang lẩn trốn, đã có lệnh
truy nã của cơ quan điều tra.
c Về thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy
nã:
Bộ luật TTHS quy định bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người
đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
d Về thủ tục:
- Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã không cần
lệnh của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Mọi công dân đều có
quyền bắt và có quyền tước vũ khí của người bị hại.
- Sau khi bị bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã phải
giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân
dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay
người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2.2 Quy định về khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản trong
hoạt động TTHS:
Việc này do người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam
quy định tại điều 62 Bộ luật TTHS quyết định. Lực lượng bảo vệ
cơ quan, doanh nghiệp chỉ được quyền khám xét trong trường hợp
phạm tội quả tang nhằm tước vũ khí, thu giữ tài liệu vật chứng…

ngoài ra không được khám xét trong mọi trường hợp.
Trong khi làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác kiểm soát, bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp, nếu phát hiện người nào có dấu hiệu khác
thường, có dấu hiệu nghi vấn phạm tội phải kiểm tra giấy tờ, căn
cước của họ và báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý.
3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Ủy ban thường vụ quốc
hội thông qua ngày 2/7/2002 thay thế pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính ban hành năm 1995, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 1/10/2000.
Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp cần nắm vững một số
khái niệm sau:
3.1 Khái niệm về xử lý vi phạm hành chính (điều 1):
Vi phạm hành chính là có hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ
quan, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt hành chính.
Xử lý vi phạm hành chính gồm xử phạt vi phạm hành chính và các
biện pháp xử lý hành chính khác.
3.2 Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (điều 2):
Chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm
hành chính và các biện pháp xử lý với từng vi phạm; biện pháp
khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
3.3 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp
khắc phục hậu quả (điều 12), gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Trục xuất (đối với người nước ngoài)
- Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề.

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính.
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
- Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh
do vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa,
vật phẩm, phương tiện.
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi
và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
=> Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác (điều 22 PL),
gồm:
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Đưa vào trường giáo dưỡng
- Đưa vào cơ sở giáo dục
- Đưa vào cơ sở chữa bệnh.
- Quản chế hành chính.
3.4 Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc
xử lý vi phạm hành chính:
Được quy định tại chương V Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
(từ điều 43 đến điều 52), gồm:
- Tạm giữ người;
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Khám người
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật.
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Bảo lãnh hành chính;
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời
gian làm thủ tục trục xuất.
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường

giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bỏ trốn.
4 Các văn bản pháp quy về đăng ký và quản lý hộ khẩu:
4.1 Nghị định số 51/CP-NĐ ngày 10/5/1997 của Chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ khẩu:
Về đăng ký, quản lý tạm trú, tạm vắng, Nghị định của Chính phủ
quy định như sau:
Điều 14: Người từ 15 tuổi trở lên ở qua đêm ngoài nơi thường trú
của mình thuộc phạm vi phường, thị trấn, xã phải trình báo tạm trú
theo quy định. Trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con thường đến
tạm trú ở nhà nhau thì khai báo lần đầu trong năm.
Điều 15: Các trường hợp sau đây phải đăng ký tạm trú có thời hạn
theo quy định:
1. Người thực tế đang cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ thủ tục,
điều kiện để được đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Người ở nơi khác đến học tập, làm việc, lao động tự do.
3. Những người được tuyển vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức
của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các
văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh nước ngoài tại tỉnh, thành
phố của Việt Nam.
Điều 16: Người từ 15 tuổi trở lên có viẹc riêng phải vắng mặt qua
đêm khỏi quận, thành phố, thị xã, huyện nơi đang thường trú của
mình phải khai báo tạm vắng theo quy định.
Người đi vắng khỏi nơi đã đăng ký HKTT quá 6 tháng mà không
khai báo tạm vắng, không có lý do chính đáng sẽ bị xóa tên trong
sổ hộ khẩu; khi trở lại phải khai xin đăng ký lại hộ khẩu thường trú
theo quy định.
Người có hộ khẩu thường trú, nhưng thực tế không cư trú ở nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú mà không có lý do chính đáng, hoặc
không thể ở nơi đó được thì cơ quan quản lý hộ khẩu phải xóa tên
trong sổ hộ khẩu.

Bộ Công an hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký tạm trú và tạm vắng.
4.2 Thông tư số 06/TT/BNV (C13) ngày 20/6/1997 của Bộ Nội vụ
(nay là Bộ Công an) hướng dẫn đăng ký tạm trú, tạm vắng như
sau:
4.2.1 Đăng ký quản lý tạm trú:
a. Đăng ký tạm trú:
- Đối tượng phải đăng ký tạm trú là những người bắt đầu tuổi 15
trở lên (kể cả quân nhân và công annhân dân khi ra ngoài doanh
trại) ở lại qua đêm ngoài phạm vi phường, xã, thị trấn nơi thường
trú của mình với bất kỳ lý do gì đều phải trình báo tạm trú với công
an phường, xã, thị trấn hoặc đồn công an nơi đến.
Trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con, thường đến tạm trú ở nhà
nhau thì khai báo lần đầu trong năm.
-Khi có người đến tạm trú thì chủ hộ gia đình, giám đốc khách sạn
hoặc người phụ trách nhà trọ, nhà khách, nhà ở tập thể trực tiếpư
hoặc cử người đến trình báo tạm trú tại các điểm đăng ký tạm trú,
tạm vắng của công an phường, xã, thị trấn hoặc đồn công an sở tại
trước 23 giờ. Nếu khách đến sau 23 giờ thì trình báo vào sáng hôm
sau trước lúc khách đi.
Thủ tục trình báo gồm:
Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người tạm
trú;
Khai “Phiếu tạm trú, tạm vắng”.
Cán bộ trực tại điểm đăng ký tạm trú, tạm vắng phải kiểm tra đối
chiếu giữa nội dung ghi trong phiếu đăng ký tạm trú, tạm vắng với
giấy tờ của khách, sau đó ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho
người trình báo.
b. Đăng ký quản lý tạm trú có thời hạn:
- Đối tượng và thẩm quyền cấp giấy (hoặc sổ) đăng ký tạm trú có
thời hạn (sau đây gọi tắt là giấy) quy d định tại điều 15 Nghị định

bao gồm:
+ Người thực tế cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ điều kiện để
đăng ký hộ khẩu thường trú. Những người này không kể đã ở thời
gian dài hay ngắn, nhưng không phải là người tạm trú có tính chất
vắng lại nói ở điểm 1 trên. Họ có nhu cầu đăng ký hộ khẩu thường
trú nhưng chưa đủ điều kiện hoặc thủ tục thì được cấp giấy thời
hạn là 12 tháng, do trưởng công an phường, xã, thị trấn cấp.
+ Người nơi khác đến học tập, làm việc, lao động tự do:
* Học sinh, sinh viên đến học tại các trường (bao gồm phổ thông,
Đại học, Trung học chuyên nghiệp dạy nghề quốc lập và dân lập),
thì do trưởng công an cấp huyện nơi họ đến tạm trú cấp theo thời
hạn học tập.
* Người đến học tập tại các cơ sở tư nhân, hợp tác xã, người đến
lao động tự do (làm thuê) thì do trưởng công an phường, xã, thị
trấn nơi họ tạm trú cấp giấy, tối đa không quá 6 tháng.
+ Người được tuyển vào làm việc theo hợp đồng lao động tại các
cơ quan, tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế; người làm văn phòng đại diện hoặc chi nhánh nước ngoài
tại Việt Nam do trưởng công an cấp huyện nơi họ tạm trú cấp giấy
theo thời hạn hợp đồng nhưng tối đa không quá 12 tháng.
- Những người tạm trú nêu trên phải làm thủ tục đăng ký tạm trú có
thời hạnh, từng người được cấp giấy tạm trú có thời hạn.
Các giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cấp giấy tạm trú có thời hạn
như sau:
+ “Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.
+ Khai “bản khai nhân khẩu”.
+ Xuất trình giấy CMND
Ngoài các loại giấy tờ trên, tùy từng trường hợp cụ thể cần có
thêm:
+ Đối với học sinh, sinh viên xuất trình giấy gọi nhập học và xác

nhận của công an nơi thường trú có xác nhận vào “phiếu khai báo
thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu” là người của địa phương đi học
(không cấp giấy chứng nhận chuyển đi).
+ Hợp đồng lao động (đối với người lao động có hợp đồng).
Chứng nhận của chính quyền địa phương nơi người đó thường trú
xác nhận là người của địa phương hoặc giấy báo tạm vắng để đi
làm ăn sinh sống.
Các loại giấy tờ trên đương sự hoặc người đại diện cơ quan, tổ
chức, cơ sở sử dụng lao động hoặc cơ sở cho chứa trọ trực tiếp
mang đến cơ quan công an nơi có thẩm quyền để xem xét cấp giấy
tạm trú có thời hạn.
- Những vấn đề cần chú ý:
Các đối tượng được cấp giấy nêu trên nếu giấy hết thời hạn, người
tạm trú còn tiếp tục ở lại thì phải đến công an nơi cấp giấy xin gia
hạn hoặc cấp lại giấy khác. Quá trình sử dụng nếu thay đổi nơi tạm
trú, mục đích tạm trú, giấy mất, hư hỏng… thì đương sự phải trình
báo và làm thủ tục xin cấp lại.
+ Giấy tạm trú có thời hạn không thay thế sổ hộ khẩu gia đình hoặc
giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, mà chỉ xác nhận việc tạm trú
hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân làm ăn, sinh
sống.
+ Người được cấp giấy (hoặc sổ) tạm trú có thời hạn phải nộp một
khoản lệ phí theo quy định.
Những vấn đề cụ thể khác về đăng ký quản lý nguời tạm trú có thời
hạn do Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân hướng dẫn
chi tiết.
4.2.2 Đăng ký, quản lý tạm vắng:
a. Những người từ 15 tuổi trở lên có việc riêng đi vắng qua đêm
khỏi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú thì phải khai báo tạm vắng.

b. Người khai báo tạm vắng phải đến các điểm đăng ký tạm trú,
tạm vắng của công an phường, xã thị trấn khai vào “Phiếu tạm trú,
tạm vắng” trong phiếu khai rõ thời gian, lý do tạm vắng và địa
điểm đến tạm trú.
c. Người đi vắng khỏi nơi thường trú quá 6 tháng mà không khai
tạm vắng không có lý do chính đáng thì cơ quan công an nơi đăng
ký hộ khẩu xem xét từng trường hợp cụ thể, nếu xóa tên thì phải
lập biên bản và báo cho chủ hộ gia đình hoặc người phụ trách nhà
ở tập thể biết. Khi người đó trở về phải làm đơn trình bày nói rõ lý
do đi vắng và xin đăng ký hộ khẩu trở lại. Căn cứ trình bày của
đương sự và các giấy tờ xác nhận có liên quan, cơ quan đăng ký hộ
khẩu xem xét giải quyết.
d. Người có hộ khẩu thường trú nhưng thực tế không cư trú tại nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú mà không có lý do chính đáng hoặc
không thể ở nơi đó được thì cơ quan đăng ký hộ khẩu yêu cầu họ
trình bày lý do. Trường hợp phải xóa tên thì lập biên bản xóa theo
đúng thủ tục.
5 Nghị định số 47-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí,
vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

5.1 Khái niệm về vũ khí:
Theo điều 1, quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
thì:
1. Vũ khí bao gồm:
a. Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng
liên thanh; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối,
hóa chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn,
ngư lôi, thủy lôi,vật liệu nổ quân dụng, hỏa cụ và vũ khí khác dùng
cho mục đích quốc phòng an ninh.
b. Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể thao

chuyên dùng cho các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong
luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng
thể thao nói trên.
c. Súng săn gồm: các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ,
tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, súng hỏa
mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng
cho các loại súng kể trên.
d. Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại
đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ,côn
các loại và các loại khác do Bộ nội vụ quy định.
5.2 2. Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: các loại thuốc nổ và phụ
kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, dây nổ….) dùng trong sản xuất công
nghiệp và các mục đích dân dụng khác.
3. Công cụ hỗ trợ gồm: các loại roi cao su, roi điện, gây điện,
găng tay điện; lựu đạn hơi cay, ngạt độc, gây mê, bình xịt hơi cay,
ngạt, độc, gây mê, súng bắn đạn nhựa, cao su, súng bắn laze; súng
bắn đinh, súng bắn từ trường và các loại công cụ hỗ trợ khác.
Về quản lý vũ khí quân dụng:
Theo điều 8, điều 13 quy chế thì lực lượng bảo vệ chuyên trách của
một số cơ quan, xí nghiệp nhà nước được trang bị vũ khí quân
dụng. Người được giao giữ, sử dụng vũ khí quân dụng phải có
trách nhiệm và chứng chỉ đã được huấn luyện bảo quản, sử dụng và
biết sử dụng thành thạo vũ khí được giao, có phẩm chất đạo đức
tốt, có sức khỏe phù hợp. Khi thi hành công vụ có mang vũ khí
phải kèm theo giấy phép sử dụng. Khi chuyển công tác khác, nghỉ
hưu, thôi việc, chuyển ngành… thì phải nộp lại cho cơ quan, đơn
vị. Trường hợp mất vũ khí, mất giấy phép sử dụng phải báo ngay
cho cơ quan công an sở tại và cơ quan cấp giấy phép.
5.3 Quản lý vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ:
Theo điều 38 và 40 quy chế thì: Ban, đội bảo vệ chuyên trách của

một số cơ quan, tổ chức nhà nước được trang bị, sử dụng vũ khí
thô sơ, công cụ hỗ trợ. Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ
phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích. Khi mang công cụ hỗ trợ
theo người phải có giấy phép sử dụng; khi mất công cụ hỗ trợ và
giấy phép phải báo ngay cho cơ quan công an sở tại nơi mất và cơ
quan cấp giấy phép.
Người được giao giữ, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ khác
nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc
không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì phải giao nộp lại cho cơ quan,
đơn vị được trang bị.Cơ quan, đơn vị được trang bị có trách nhiệm
kiểm tra và thu nhận lại đầy đủ.
6 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước:
Bảo vệ bí mật nhà nước là một trong những nội dung quan trọng
của công tác bảo vệ ANQG nói chung và an ninh chính trị nội bộ,
an ninh kinh tế nói riêng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm
chỉ đạo. Mỗi một cơ quan, tổ chức đều có bí mật nhà nước.Từ năm
2000 trở về trước công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo pháp lệnh
bảo vệ bí mật nhà nước được Hội đồng nhà nước thông qua ngày
28/10/1991 và quy chế bảo vệ bí mật nhà nước ban hành kèm theo
Nghị định số 84/HĐBT ngày 9/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ). Ngày 289/12/2000 Ủy ban thường vụ quốc hội
(khóa X) thông qua Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước mới thay thế
Pháp lệnh ban hành năm 1991, ngày 28/3/2003 Chính phủ ban
hành Nghị định số 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp
lệnh này.
Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp cần nắm vững một số
nội dung sau đây của pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước:
6.1 Khái niệm bí mật nhà nước:
Điều 1 Pháp lệnh nêu: Bí mật nhà nước là những tin về vụ việc, tài
liệu, vật, địa điểm, thời gian,


lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh
vực khác mà nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị
tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Phạm vi bí mật nhà nước được chia làm 3 mức độ: Tuyệt mật, Tối
mật, Mật.
6.2 Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức và Chủ tịch
UBND các cấp về công tác bảo vệ bí mật nhà nước:
- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định
của pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
- Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ở
đơn vị, địa phương mình.
- Xác định cụ thể bí mật nhà nước ở đơn vị, địa phương mình làgì
để tổ chức công tác bảo vệ.
- Bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
- Tuyên truyền, giáo dục những người thuộc quyền quản lý của
mình nâng cao trách nhiệm, cảnh giác và nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
theo quy định của Chính phủ.
6.3 Bảo vệ bí mật Nhà nước trong một số lĩnh vực cụ thể:
- Nội dung bí mật Nhà nước nếu truyền đưa bằng phương tiện viễn
thông và máy tính thì phải được mã hóa theo quy định của pháp
luật về cơ yếu. Không sử dụng máy tính đã nối mạng Internet đánh
máy, in sao tài liệu mật.
- Cơ quan tổ chức, công dân Việt Nam tiếp xúc với tổ chức, cá
nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo
vệ bí mật nhà nước; khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế có

liên quan đến bí mật nhà nước thì phải được sự đồng ý của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho phóng
viên báo chí, các băng thông tấn phải được sự đồng ý của thủ
trưởng cơ quan, đơn vị. Nếu lộ bí mật nhà nước trên báo chí thì
phóng viên và Tổng biên tập báo chí phải chịu trách nhiệm về việc
lộ bí mật.
-Người làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước và được tiếp xúc với
bí mật nhà nước phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước ./.



×