Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.45 MB, 123 trang )


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là một quốc gia với chiều dài bờ biển khoảng 3260 km, Việt Nam có một lợi
thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế biển và khai thác nguồn lợi từ vùng bãi ven
bờ. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải gánh chịu những thiệt hại hết sức nặng
nề do thiên tai từ biển mang lại. Hàng năm, những cơn bão liên tiếp đổ bộ từ biển
vào đất liền đã mang đi một khối lượng lớn về tài sản, tính mạng con người đồng
thời để lại những thảm họa không nhỏ về môi trường mà nhiều năm sau con người
vẫn chưa khắc phục được.
Trong những năm gần đây sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên của
con người làm cho khí hậu toàn cầu thay đổi. Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên
là vấn đề thời sự tạo ra mối quan tâm đặc biệt cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Hậu quả của hiện tượng này là mực nước biển ngày càng dâng cao kéo theo những
thảm họa như bão biển, sóng thần, động đất …
Một trong những biện pháp khắc phục những thiên tai đó được các nước trên
thế giới và Việt Nam áp dụng đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực là xây dựng
hệ thống đê biển để phòng chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân
vùng ven biển.
Vùng ven biển Nam Bộ từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang là vùng đa
dạng về sinh thái, có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế của của miền Nam cũng
như của cả nước. Dù vậy, tiềm năng kinh tế đa dạng của vùng này vẫn chưa được
khai thác tương xứng, kém ổn định, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai. Một
trong những nguyên nhân là hệ thống đê biển được hình thành qua nhiều thế hệ với
quy mô, nhiệm vụ, chức năng ở từng thời kỳ khác nhau, việc xây dựng mang tính
chắp vá, hiện tại chưa đủ khả năng chống triều cường, nước biển dâng, để bảo vệ
sản xuất và đời sống của nhân dân.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống đê biển, đê ngăn mặn cửa sông Nam Bộ hoàn
chỉnh, đồng bộ với quy mô công trình có khả năng giảm nhẹ thiên tai là một nhu
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
3



cầu cấp thiết nhằm ứng phó với những thay đổi về khí hậu toàn cầu, bảo vệ sự phát
triển bền vững cho sản xuất và ổn định đời sống nhân dân trong vùng.
Để hệ thống đê biển làm việc ổn định, an toàn và phát huy hiệu quả phòng
chống thiên tai đồng thời tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng cần phải nghiên cứu
các giải pháp xây dựng dựa trên các căn cứ khoa học.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng hệ thống đê biển Nam Bộ;
- Xác định quy luật diễn biến của dải ven biển Nam Bộ;
- Xác định được các thông số kỹ thuật, giải pháp thi công đê biển Nam Bộ.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Toàn bộ tuyến đê biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang, trong đó tập
trung nghiên cứu một số đoạn điển hình, đại diện cho từng khu vực.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra, thu thập, hệ thống hóa các tài liệu cơ bản phục vụ nghiên cứu;
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây;
- Nghiên cứu lý thuyết cơ bản;
- Sử dụng các phần mềm tin học hiện đại.
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng hệ thống đê biển Nam Bộ.
- Kiến nghị vị trí tuyến, quy mô công trình và các thông số kỹ thuật đê biển
Nam Bộ.
- Đề xuất kỹ thuật xây dựng đê biển Nam Bộ qua từng thời kỳ.
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
4

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN
1.1.1. Đê biển và giảm nhẹ thiên tai

Trong vài thập niên gần đây khí hậu toàn cầu có sự biến đổi mạnh khiến cho
ngày càng có nhiều tác động bất lợi đến môi trường sinh thái của trái đất. Một trong
những hậu quả của sự thay đổi khí hậu toàn cầu đó là hiện tượng nước biển dâng.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính dẫn
đến sự nóng dần lên của Trái đất, khiến cho các dải băng ở Bắc Cực tan nhanh hơn,
nhiều nơi dải băng tan tới hơn 1 mét mỗi tháng; ngòai ra việc khai thác nước ngầm
đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn, làm mặt đất bị sụt lún. Theo
cảnh báo của Liên hiệp quốc thì Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của
hiện tượng tan băng [15].
Theo tính toán, nếu mực nước biển toàn cầu tăng thêm 1 mét, Việt Nam sẽ
phải đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỷ USD/năm; 1/5 dân số sẽ mất nhà cửa và
12,3% diện tích đất trồng trọt của cả nước sẽ biến mất; 40.000 km² diện tích đồng
bằng và 17 km² diện tích bờ biển ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu
tác động của những trận lũ ở mức độ không thể dự đoán được. Theo các nhà khoa
học, tại Việt Nam trong năm thập niên gần đây, hiện tượng Enso (hiện tượng nhiễu
động nhiệt độ của nước biển vùng xích đạo Thái Bình Dương) ngày càng có tác
động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực. Dự báo
nhiệt độ sẽ tăng tại các tỉnh miền Nam từ 0,1 ÷ 0,5
0
C vào năm 2010, từ 0,4 ÷ 3
0
C
(năm 2070) và tại miền Bắc từ 0,3 ÷ 0,7
0
C (năm 2010) và từ 1,2÷4,5
0
C (năm 2070).
Mực nước biển dự báo sẽ dâng cao thêm 3÷15cm (năm 2010) và từ 15÷90cm (năm
2070).
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ

5

Hình 1.1: Bản đồ dự báo các vùng ảnh hưởng nước biển dâng
ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Nguồn: ICEM)
Cũng liên quan đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã khiến cho ngày càng có
nhiều dạng thiên tai xảy ra như: bão, động đất, sóng thần, sạt lở , với tần suất xuất
hiện nhiều, cường độ lớn cũng như diễn biến khó lường, không tuân theo quy luật
nào. Do vậy thiệt hại do thiên tai gây ra là rất lớn, theo thống kê chưa đầy đủ trong
những năm gần đây chúng ta đã phải chứng kiến các thảm họa như: cơn bão Linda
(bão số 5) tháng 11/1997 đổ bộ vào Nam Bộ làm 445 người chết, 3.409 người bị
mất tích, 857 người bị thương, 3.783 tàu thuyền bị chìm, 22.000 ngôi nhà bị phá
hủy, tổng thiệt hại về vật chất lên tới 5.569 tỷ đồng. Đợt sóng thần xảy ra vào cuối
năm 2004 ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, làm chết hơn 200.000 người, 2 triệu
người mất nhà cửa, tổng thiệt hại lên tới nhiều tỷ USD. Trận bão Katrina đổ bộ vào
nước Mỹ cuối tháng 8/2005 với sức gió mạnh nhất lên tới 240 km/h đã cướp đi
mạng sống của hàng trăm người, đã gây thiệt hại về vật chất lên tới 100 tỷ USD.
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
6

Năm 2005 được xem là mốc quan trọng của Việt Nam trong công tác phòng chống
thiên tai từ phía biển. Liên tiếp các cơn bão số 2, 4, và 6 đổ bộ vào các tỉnh miền
Bắc trong vòng 3 tháng đã làm suy yếu đáng kể sức chống đỡ của toàn hệ thống đê
biển. Tiếp theo đó, cơn bão số 7 (Damrey) tháng 9/2005 đổ bộ vào các tỉnh từ
Quảng Ninh đến Nghệ An, nước dâng kết hợp với triều cường và sóng lớn đã gây
vỡ đê và ngập lụt tại nhiều nơi thuộc các tỉnh Hải Phòng, Nam Định và Thanh Hóa,
gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế của toàn vùng. Gần đây nhất là cơn bão Durian
(số 9) được hình thành ở ổ bão Bắc Thái Bình Dương vào ngày 26-11-2006 và kết
thúc ở Vịnh Thái Lan ngày 5-12-2006. Bão Durian với quỹ đạo đường di chuyển
bất thường, không tuân theo quy luật nào đã gây thiệt hại lớn cho các tỉnh Nam
Trung Bộ và Nam Bộ, khiến cho hàng trăm km đê biển bị hư hỏng, mùa màng bị

thiệt hại, hàng ngàn căn nhà bị sập và tốc mái, nhiều công trình công cộng như:
đường giao thông, đường điện, trụ sở, trường học bị tàn phá. Ước tính thiệt hại do
cơn bão số 9 gây ra lên đến hàng trăm tỷ đồng [3].
Tất cả những thiệt hại do thiên tai gây ra nói trên đối với Việt Nam đều có thể
giảm nhẹ nếu như chúng ta có hệ thống đê biển vững chắc, với quy mô, kích thước
công trình đủ lớn để đủ sức chống chọi với thiên tai. Nhận thức được vai trò quan
trọng của hệ thống đê biển, qua nhiều thế hệ, cha ông chúng ta đã xây dựng, củng
cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ những năm xa xưa cho đến ngày này. Chính vì vậy
mà các thảm họa nêu trên đã được giảm thiểu, đã được ngăn chặn ở nhiều nơi,
không cho nước biển tràn vào tàn phá nhà cửa, đất đai, hoa màu và cơ sở hạ tầng
vùng ven biển. Để đối mặt với những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết và các hiện
tượng tự nhiên bất thường có thể xảy ra, trong những năm tới nước ta cần phải tiếp
tục chú ý hơn nữa đến công tác đê điều và phòng chống lụt bão, thông qua việc
nâng cấp duy tu và bảo trì hệ thống đê hiện có, nghiên cứu làm mới các hệ thống đê
cần thiết tại những khu vực xung yếu cần bảo vệ. Việc tiến hành nâng cấp và xây
mới hệ thống đê biển cần được tiến hành trên cơ sở các nghiên cứu chuyên ngành
cụ thể về tiêu chuẩn an toàn, tính khả thi, tính thực tiễn liên quan đến các khía cạnh
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
7

kinh tế và kỹ thuật, gắn liền với chiến lược phát triển chung của từng vùng, từng
khu vực và toàn quốc.
1.1.2. Đê biển và “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”
Vừa qua tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X)
cũng đã đưa ra nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trong
Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một
quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên
biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có
chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây

dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển
làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020,
kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của
nhân dân vùng biển và ven biển. Để đạt được những mục tiêu này, cần thấy rõ
nhiệm vụ của hệ thống đê biển trong tương lai.
+ Hệ thống đê biển là tiền đề để hình thành và phát triển các đô thị ven biển,
các trung tâm phát triển kinh tế biển. Trước hết, cần phải khai thác lợi thế và phát
triển du lịch biển trên hàng nghìn ki-lô-mét bờ biển, ngành công nghiệp sạch mà
thiên nhiên đã ban tặng tiềm năng cho Việt Nam, một lợi thế không nhỏ so với các
nước trong khu vực. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch hiện
nay còn yếu kém, đặc biệt là giao thông. Do vậy cần xây dựng một hệ thống đê biển
vững chắc, vừa kết hợp làm đường giao thông, vừa làm lá chắn chống ngập lụt, bảo
vệ dân cư và cơ sở hạ tầng các trung tâm du lịch, các đô thị ven biển trong tương
lai. Hệ thống đê biển này sẽ trở thành con đường huyết mạch, liên lạc giữa các đô
thị ven biển, đồng thời là tuyến phòng thủ bảo đảm an ninh quốc phòng.
+ Hệ thống đê biển khép kín sẽ bảo vệ an toàn cho dải ven biển của các địa
phương, phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản. Các công trình thủy lợi dưới đê biển (như cống, âu thuyền …) sẽ
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
8

đảm nhiệm chức năng chủ động điều tiết nước ngọt, mặn phù hợp với từng giai
đọan phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo và
phát triển kinh tế bền vững cho các địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ bờ biển và phòng chống
lũ từ phía biển, Chính phủ đã quyết định lập kế hoạch đầu tư một chương trình cấp
quốc gia về xây dựng và củng cố hệ thống đê biển (“Chương trình Nhà nước về xây
dựng và nâng cấp hệ thống đê biển”). Theo đó, từ 2005 đến năm 2020 Nhà nước
đầu tư trên 10 nghìn tỉ đồng cho việc xây dựng nâng cấp và làm mới các tuyến đê

biển. Để việc xây dựng hệ thống đê biển có đủ căn cứ khoa học, Nhà nước đã giao
cho Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện một chương trình nghiên cứu phục vụ xây
dựng hệ thống đê biển, bao gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng đê biển và
công trình thủy lợi vùng cửa sông ven biển; Phạm vi thực hiện của giai đoạn 1 bao
gồm các địa phương có đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam;
Giai đoạn 2: Chương trình củng cố, nâng cấp và xây dựng mới đê biển các
tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang;
Các đề tài của giai đoạn 1 đã và đang được thực hiện, các đề tài của giai đoạn
2 mới trong giai đoạn đề xuất.
Do những vai trò to lớn đã nêu trên, việc đầu tư xây dựng hệ thống đê biển
Nam Bộ đúng yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng được mục đích đặt ra, tạo tiền đề để phát
triển bền vững và ổn định đời sống của nhân dân vùng ven biển nói riêng và cả
nước nói chung là rất cấp thiết.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG ĐÊ BIỂN TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Tình hình xây dựng đê biển trên thế giới
Tổ hợp đê và các hạng mục khác trong hệ thống công trình phòng chống các
hiểm họa do thiên tai gây ra từ biển được các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
quốc gia có biển quan tâm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, khí hậu, địa
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
9

hình và trình độ phát triển của mỗi quốc gia mà các hệ thống này được phát triển ở
mức độ khác nhau.
Hà Lan là một đất nước có đến 2/3 diện tích thấp hơn mực nước biển, vì vậy
sự bền vững của các hệ thống đê biển là vấn đề sống còn đối với người Hà Lan.
Chính vì lẽ đó họ đã bằng mọi cách bảo vệ vững chắc hệ thống đê trước tác động
của thiên nhiên. Sau thảm họa đê biển năm 1953, chính phủ Hà Lan đã có những
chính sách quan tâm đặc biệt tới hệ thống này như đê là công trình có cấp đặc biệt

cao; Với đê sông thông thường, tần suất thiết kế là (1:1.250); hệ thống đê biển được
thiết kế với tần suất thấp hơn (1:10.000), thậm chí thấp hơn nữa.
Hình 1.2: Bản đồ phân vùng tần suất thiết kế đê biển Hà Lan
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
10

Đê biển được xây dựng sao cho không cho phép nước tràn dưới tác động của
sóng bão; kết cấu của đê được đặc biệt quan tâm và được kiểm soát rất chặt chẽ về
chất lượng trong quá trình xây dựng thông qua một ủy ban riêng thuộc Nhà nước.
Đê thường có cả cơ ngoài và cơ trong kết hợp giao thông. Tùy theo mức độ quan
trọng mà kết cấu của đê cũng khác nhau. Chẳng hạn đê không trực diện với biển
thường là đê đất với lõi đất hoặc lõi cát bảo vệ bằng đất sét, ngoài trồng cỏ cả mái
trong và mái ngoài, tần suất thiết kế cũng thấp hơn. Đối với những đê trực diện với
biển thì lõi không khác so với những đê khác, nhưng nền đê được xử lý và gia cố rất
cẩn thận, lớp bảo vệ khá đặc biệt. Đó là các khối bảo vệ có xu hướng chuyển từ
dạng “bản” như đang được sử dụng phổ biến hiện nay sang dạng cột để tăng ổn
định và dễ sửa chữa khi có sự cố. Kết cấu của đê có xu thế mở rộng với việc bố trí
cơ ngoài đủ lớn để chiết giảm tối đa năng lượng sóng leo và sóng tràn đỉnh, đồng
thời đó cũng là đường giao thông kết hợp đường sửa chữa, bảo dưỡng đê khi cần
thiết. Việc bảo vệ mái ngoài và chân đê cũng được xem là đặc biệt quan trọng trong
xây dựng đê biển. Tại những vùng có tác động sóng lớn, bảo vệ mái ngoài đê và
chân đê thường được tăng cường bằng lớp vỏ hợp bởi các cấu kiện bê tông đúc sẵn,
có thể theo hình thức loại kết cấu tự
chèn hoặc các khối hình lập phương
(ví dụ như: Tetrapod, Accrepod, X-
block hay Cube), với khối lượng từ
vài tấn đến vài chục tấn thả phía bãi
trước để triệt tiêu bớt năng lượng
sóng trước khi sóng vào đến đê.
Hình 1.3: Đê biển kết hợp giao

thông ở Hà Lan
Hệ thống đê biển của Mỹ đa dạng hơn do địa hình nước này không giống Hà
Lan. Chính vì vậy chiến lược phòng chống thiên tai của Mỹ cũng khác dẫn tới kết
cấu của đê cũng khác. Ngoài những thành phố quan trọng ven biển thì dải bờ biển
rộng lớn của nước Mỹ là những khu vực không quá đông dân cư, đất lại rộng nên
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
11

chiến lược đối với các vùng này là xây dựng một cơ sở hạ tầng rất tốt với hệ thống
đường giao thông rộng, nhiều làn, nhiều kiểu để nếu rủi ro xảy ra thì sơ tán ra khỏi
vùng nguy hiểm rất nhanh. Vì vậy, kết cấu đê biển không quá kiên cố như ở Hà
Lan. Xu thế “tự nhiên” tác động ít nhất tới môi trường cũng là quan điểm phát triển
của Mỹ.
Các nước gần chúng ta thì Nhật Bản có hệ thống đê biển khá đặc biệt. Là quốc
gia có bốn mặt là biển, thường xuyên bị động đất, sóng thần đe dọa với nguy cơ phá
hoại hệ thống đê điều rất lớn nên Nhật Bản cũng đặc biệt quan tâm tới đê cửa sông
và đê biển mặc dầu đất đai của Nhật Bản hầu hết cao hơn mực nước biển. Ở đất
nước này, qui định thiết kế với từng loại đê theo cấp công trình được giám sát chặt
chẽ. Đê cũng là một công trình đa mục tiêu, trong đó vấn đề giao thông được ưu
tiên hàng đầu, chính vì vậy đê biển của Nhật Bản cũng rất chỉnh thể.
Một đặc điểm quan trọng của hệ thống đê biển của các nước phát triển là công
nghệ xây dựng rất tiên tiến; qui trình công nghệ được đảm bảo. Máy móc được áp
dụng trong mọi khâu của quá trình từ khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo
dưỡng nên những hỏng hóc nhỏ trong điều kiện bình thường rất ít xảy ra, trừ những
sự cố thiên tai lớn mà thôi.
Ở những nước như: Hà Lan, Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài
việc tăng cường hệ thống đê biển thì việc duy trì bãi trước như một giải pháp không
chỉ giúp tăng an toàn cho đê mà còn là chiến lược phát triển du lịch biển, vì vậy,
người ta quan tâm đến những giải pháp mềm như: nuôi bãi, trồng rừng ngập mặn
v.v Các đội tàu hút cát hoạt động thường xuyên làm rộng các bãi tắm, tạo thêm

cảnh quan, dải đất ven biển được trồng cây chắn sóng, bài toán phát triển bền vững
môi trường sinh thái biển luôn được đặt ra trong các dự án phát triển.
1.2.2. Tình hình xây dựng đê biển trong nước
Đường bờ biển nước ta trải dài từ Bắc tới Nam đi qua nhiều vùng với các điều
kiện địa chất, thủy văn và khí hậu khác nhau, chính vì vậy mà hệ thống đê biển ở
mỗi vùng đều có đặc thù riêng về quy mô, kiến trúc, cũng như mức độ quan trọng.
Đê biển Việt Nam bao gồm các hệ thống chính như sau:
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
12

1.2.2.1. Hệ thống đê biển và đê cửa sông vùng đồng bằng Bắc Bộ (từ Quảng
Ninh đến Ninh Bình)
Được xây dựng bồi trúc, phát triển theo thời gian và do rất nhiều thế hệ thực
hiện. Đê chủ yếu là đê đất, vật liệu lấy tại chỗ và người địa phương tự đắp bằng
những phương pháp thủ công.
Hình 1.4: Thi công đê biển Hải Hậu
Hệ thống đê biển hình thành từ kinh nghiệm của cha ông chúng ta khi thấy
rằng điều kiện mở đất có thể bắt đầu được là tiến hành. Chính vì vậy, đê không
thành tuyến rõ ràng mà là các đoạn nằm giữa các cửa sông. Có những địa phương
chỉ trong vòng một thế kỷ đã có nhiều
lần lấn đê phát triển ra ngoài, mà cho
đến nay vẫn còn tồn tại những tuyến đó
như đê huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải
Phòng); đê Thái Thụy, Tiền Hải (Thái
Bình), đê Kim Sơn (Ninh Bình) v.v
Hình 1.5: Đê biển Hải Hậu – Nam Định
bị tàn phá do bão
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
13


1.2.2.2. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (Từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh)
Theo thống kê chiều dài các tuyến đê biển, đê cửa sông khu vực Bắc Trung Bộ
khoảng 406 km. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư khôi phục, nâng cấp thông qua dự
án PAM 4617, OXFAM, EC, CARE, ADB, tuy nhiên quy mô tuyến đê biển vùng
này nhìn chung là thấp nhỏ, khi có bão lớn thường xảy ra hiện tượng tràn và vỡ đê.
Một số tồn tại chính của tuyến đê biển Bắc Trung Bộ như sau:
- Còn khoảng 223km/406km đê biển, đê cửa sông thấp nhỏ, chưa đủ cao trình
chống lũ, nước tràn thường xuyên khi có bão hoặc gió mùa duy trì dài ngày.
- Chiều rộng mặt đê khoảng 2 ÷ 2,5m, số đoạn có chiều rộng trên 3m khoảng
200km gây khó khăn trong việc duy tu bảo dưỡng, đặc biệt trong những trận bão
gây sạt lở hay vỡ đê. Mặt khác, nếu coi đê là một tuyến giao thông thì cũng chưa đạt
được mục đích. Đây cũng là một vấn đề được đặt ra trong việc phát triển kinh tế
vùng biển. Một khi cơ sở hạ tầng giao thông đủ mạnh thì mới có cơ hội phát triển
kinh tế và là điều kiện đầu tư trở lại cho nâng cấp, củng cố hệ thống đê biển sẵn có.
- Lõi đê gồm phần lớn là đất cát, phần gia cố bằng lớp đất sét bao bên ngoài
lại không đủ dày, không đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý đất đắp, nên chỉ cần một hư
hỏng cục bộ sẽ dẫn tới hậu quả sẽ phá hỏng cả một đoạn đê lớn. Thực tế cho thấy
rằng, khi gặp bão có nước tràn là đê bị vỡ nhiều đoạn.
- Mặt đê mới được gia cố cứng hóa một phần, về mùa mưa bão mặt đê thường
bị sạt lở, lầy lội nhiều đoạn không thể đi lại được.
- Mái phía biển nhiều nơi chưa được bảo
vệ, vẫn thường xuyên có nguy cơ sạt lở đe
dọa đến an toàn của đê, đặc biệt trong mùa
mưa bão. Mái đê phía đồng chưa được bảo
vệ nên nhiều đoạn bị xói, sạt khi mưa lớn
hoặc sóng tràn qua.
Hình 1.6: Tuyến đê biển Hậu Lộc
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
14


- Dải cây chắn sóng trước đê biển tuy đã được quan tâm bảo vệ, nhưng do đặc
điểm khu vực có độ phì kém, cây khó phát triển, thêm vào đó ý thức bảo vệ của dân
địa phương chưa tốt dẫn đến hiệu quả bảo vệ của lớp đệm bãi trước chưa cao trong
khi bãi biển ở một số đoạn có xu hướng bào mòn, hạ thấp gây sạt lở chân kè, đe dọa
đến an toàn của đê biển như đoạn Ninh Phú, Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa), đoạn kè
Cẩm Nhượng, đê Hội Thống (tỉnh Hà Tĩnh).
- Một vấn đề tồn tại lớn đối với tuyến đê biển Bắc Trung Bộ là hệ thống cống
dưới đê rất nhiều về số lượng, hầu hết được xây dựng từ vài chục năm trước đây với
kết cấu tạm bợ và đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Cần có quy hoạch lại, sửa chữa
và xây dựng mới để đảm bảo an toàn cho đê, phù hợp với quy hoạch chung về phát
triển sản xuất.
1.2.2.3. Vùng ven biển Trung Trung Bộ (Từ Quảng Bình đến Quảng Nam)
Nằm kẹp giữa các cửa sông mà lưu vực chủ yếu nằm gọn trong lãnh thổ nước
ta. Đất liền được bảo vệ bởi hệ thống đê khá nhỏ xung quanh các cửa sông và một
phần bờ biển. Phần lớn dải bờ biển được bảo vệ bởi các đụn cát, có nơi cao đến 30
÷ 50 m như ở Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Thừa Thiên - Huế, rộng tới hàng vài
trăm mét, hoặc với cả cây số như ở Quảng Bình, Quảng Trị. Đê thông thường chỉ có
cao trình tới 3 ÷ 3.5 m và cho phép nước tràn. Đê biển ngắn, bị chia cắt bởi các
sông, rạch, địa hình đồi cát ven biển và bảo vệ một diện tích canh tác nhỏ hẹp dọc
theo đầm phá. Đê biển, đê cửa sông khu vực Trung Trung Bộ có tổng chiều dài
khoảng 560 km với nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm
bảo vệ sản xuất hai vụ lúa đông xuân và hè thu, đồng thời phải đảm bảo tiêu thoát
nhanh lũ chính vụ. Một số tuyến đê bảo vệ các khu nuôi trồng thủy sản. Đa số các
tuyến đê biển bảo vệ diện tích canh tác nhỏ dưới 3000 ha. Chính vì vậy, đê không
cao, nhưng cần phải gia cố ba mặt để chống hư hỏng khi lũ tràn.
Phần lớn các tuyến đê được đắp bằng đất thịt nhẹ pha cát, một số tuyến nằm
sâu so với cửa sông và đầm phá đất thân đê là đất sét pha cát như đê Tả Gianh
(Quảng Bình) đê Vĩnh Thái (Quảng Trị), một số đoạn đê đã được bảo vệ 3 mặt
hoặc 2 mặt bằng tấm bê tông để cho lũ tràn qua như tấm đê phá Tam Giang (Thừa
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ

15

Thiên Huế), đê hữu Nhật Lệ (Quảng Bình), ngoài các đoạn đê trực tiếp chịu tác
động của sóng, gió được xây dựng kè bảo vệ, hầu hết mái đê được bảo vệ bằng cỏ,
đê vùng cửa sông được bảo vệ bằng cây chắn sóng với các loại cây sú, vẹt, đước.
Một số tồn tại chính của các tuyến đê biển Trung Trung Bộ như sau:
- Còn 240 km/ 560 km đê biển, đê cửa sông chưa được đầu tư tu bổ nâng cấp
nên còn thấp nhỏ, chưa đảm bảo cao độ phong lũ yêu cầu.
- Trừ đoạn đê thuộc thuộc thành phố Đà Nẵng có chiều rộng mặt đê trên 4,0m,
còn lại hầu hết bề rộng mặt đê nhỏ hơn 3.5m, thậm chí có đến 272km mặt đê chỉ
rộng 1.5 ÷ 2.0m. Chiều rộng mặt đê nhỏ gây khó khăn rất lớn trong việc kết hợp
giao thông bộ cũng như cứu hộ đê.
- Toàn bộ mặt đê chưa được gia cố cứng hóa, về mùa mưa bão mặt đê thường
bị lầy lội nhiều đoạn không thể đi lại được.
- Đến nay mới có khoảng 165km/560km có kè bảo vệ mái, phần lớn mái đê
phía biển chưa được bảo vệ, hoặc lớp bảo vệ chưa đủ kiên cố nên vẫn thường bị sạt
lở đe dọa đến an toàn của các tuyến đê biển. Một số đoạn đê thuộc Thừa Thiên -
Huế, Quảng Nam được gia cố 3 mặt trong các dự án đầu tư nâng cấp trong những
năm qua.
- Cũng như vùng Bắc Trung Bộ, số lượng cống dưới đê rất lớn và được xây
dựng từ vài chục năm trước với kết cấu tạm bợ, nhiều cống kiên cố không có tường
cánh mà đắp bằng đất. Nhiều cống không còn phù hợp với quy hoạch sản xuất,
ngoài một số cống được tu bổ, nâng cấp thông qua dự án PAM 4617, hầu hết các
cống còn lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Cần có quy hoạch lại, sửa chữa và
xây dựng mới để đảm bảo an toàn cho đê, phù hợp với quy hoạch chung về phát
triển sản xuất.
1.2.2.4. Đê biển Nam Trung Bộ
Vùng Nam Trung Bộ đã hình thành một số tuyến đê ven biển, đê cửa sông
khá sớm như: Đê Đông tỉnh Bình Định với chiều dài hơn 40km, được xây dựng từ
những năm 1930; đê Xuân Hòa, Xuân Hải được xây dựng phía trong đầm Cù

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
16

Mông tỉnh Phú Yên được xây dựng và bồi trúc trong những năm 1956-1958; đê
Ninh Giang, Ninh Phú huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa được đắp trước năm 1975.
Còn lại các tuyến đê khác ở các tỉnh Nam Trung bộ phần lớn được hình thành sau
những năm 1975. Hệ thống đê biển, đê cửa sông ở khu vực này thường ngắn và bị
chia cắt bởi các cửa sông, đầm phá, dãy núi hoặc đồi cát. Các tuyến đê được hình
thành chủ yếu do người dân tự đắp, mang tính tự phát, xuất phát từ những bức xúc
bảo vệ mùa vụ, đất đai sản xuất nông nghiệp, lập thành vành đai dân cư cho từng
làng, xóm riêng lẻ cũng như lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy đê biển ở
khu vực này khá tạm bợ và manh mún, chỉ có một số ít đoạn đê được Nhà nước đầu
tư xây dựng có kết cấu khá vững chắc, một số đoạn đê được lát bê tông cả 3 mặt
nhằm vừa đảm bảo chống triều cường, ngăn mặn vừa đảm bảo yêu cầu thoát lũ.
Tiêu biểu cho các tuyến đê được xây dựng trong giai đoạn sau 1975 là :
- Đê Bình Chánh, Bình Dương với chiều dài gần 10km thuộc huyện Bình Sơn
tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng và đắp bồi trúc những năm 1993÷2002; sau đó năm
2005 được hoàn thiện và kiên cố hóa, đê được lát bêtông 3 mặt từ nguồn vốn ODA
không hoàn lại do chính phủ Úc tài trợ.
- Từ năm 1999 ÷ 2006 các tuyến đê thuộc huyện Mộ Đức, Đức Phong tỉnh
Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
- Đê kè Bắc sông Đà Rằng thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, xây dựng năm
2002, với chiều dài tuyến 3,2km. Đê được kết hợp làm đường giao thông và chỉnh
trang đô thị.
- Đê kè Trần Phú thành phố Nha Trang
tỉnh Khánh Hòa với chiều dài 1km, xây
dựng năm 2001.
Hình 1.7: Kè Trần Phú – Nha Trang
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
17


Hiện nay toàn bộ miền Nam Trung Bộ có: 18 tuyến đê biển với chiều dài
101,8km; 31 tuyến đê cửa sông với chiều dài 131,35 km; 19 tuyến kè với chiều dài
23,26 km. Các tồn tại chính của đê biển Nam Trung Bộ:
- Hầu hết các tuyến đê có bề rộng mặt B < 4,0 m gây khó khăn cho việc bảo
dưỡng cũng như cứu hộ đê nhất là trong mùa bão.
- Cao trình đỉnh đê các tuyến đê không đồng bộ và hầu hết chưa đạt yêu cầu
chống lại nước dâng và sóng do bão.
1.2.2.5. Đê biển Nam Bộ
- Trước năm 1975:
Từ đầu thế kỷ XX, nhiều khu vực ven biển đã được khai thác quy mô nhỏ, đê
tạm bợ thấp và nhỏ, qua quá trình chống trọi với thiên nhiên, ảnh hưởng triều biển,
đê cũng được tu bổ, bồi đắp và ổn định dần.
Vào thập niên 30 để bảo vệ vùng đất ven biển tỉnh Bạc Liêu từ Thị xã đến cửa
sông Gành Hào, tuyến đê ngăn mặn được đắp vào đầu năm 1940 dài 51km, là một
trong những trục giao thông ven biển quan trọng.
Đầu thập niên 40, tuyến đê Tiếp Nhật – Long Phú cũng được đắp dọc sông
Hậu, đến năm 1973 căn bản hoàn thành với tổng chiều dài 63km.
Đê An Biên - An Minh dài 24km, được xây dựng để ngăn mặn từ biển Tây
vào khu vực An Biên – An Minh.
- Từ năm 1975 đến nay:
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đó rất quan
tâm tới công tác trị thủy trong đó có việc tu bổ, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê
biển. Nhận thức được tầm quan trọng, tính bức xúc của hệ thống đê biển, Nhà nước
đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, nhiều chương trình cấp quốc gia về
điều tra, khảo sát tài nguyên biển đã được thực hiện, các chương trình nâng cấp đê
biển do Nhà nước và các tổ chức quốc tế trợ giúp thực sự tạo ra sự ổn định giúp cho
việc phát triển kinh tế biển. Song song với các hoạt động tư vấn, nhiều chương
trình, đề tài nghiên cứu các cấp từ Trung ương đến địa phương có biển đã được triển
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ

18

khai nhằm điều tra, xác định lượng bùn cát bồi tích ở các vùng được bồi và lượng
bùn cát bị xói mất ở các vùng biển lấn, các nghiên cứu về thủy triều, nước dâng,
trường sóng, gió, dòng chảy, trong điều kiện bình thường cũng như khi gặp bão
nhằm xây dựng được các luận cứ khoa học cho các giải pháp thiết kế, thi công hệ
thống đê biển, phòng chống thiên tai. Hiện nay trên toàn khu vực Nam Bộ có 16
tuyến đê biển với chiều dài 444,36km; 2 tuyến kè biển với tổng chiều dài 16,5 km.
Đánh giá chung về hệ thống đê biển, đê cửa sông Nam Bộ:
- Đê biển, đê cửa sông đã phát huy tác dụng ngăn mặn xâm nhập vào đồng,
bảo vệ đất canh tác cho những vùng ngọt hóa.
- Nhiều nơi đê đã góp phần khai hoang lấn biển, mở rộng đất canh tác.
- Việc xây dựng đê biển và các công trình trên đê trong các năm qua trên thực
tế đã góp phần quan trọng trong việc chủ động điều tiết nguồn nước góp phần
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển giao thông nông thôn, củng cố an ninh quốc
phòng.
- Cao trình nhiều tuyến đê biển, đê cửa sông hiện chưa đủ khả năng phòng
chống thiên tai, khi gặp triều cường và bão thường bị thiệt hại lớn.
- Các tuyến đê biển, đê cửa sông hầu hết còn thiếu cống nên chưa chủ động
trong tiêu úng, tiêu phèn, hạn chế hiệu quả ngăn mặn, giữ ngọt, chưa đáp ứng yếu
cầu chuyển đổi sản xuất cho một số vùng.
- Do được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên đê biển Nam Bộ thiếu tính hệ thống
về vùng và đối tượng bảo vệ, không thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.2.2.6. Những vấn đề còn hạn chế trong khảo sát thiết kế và thi công đê biển
Trong những năm qua công tác khảo sát thiết kế và thi công đê biển đã đạt
được nhiều thành tích đáng khích lệ và đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Bước đầu đã áp dụng những giải pháp tiên tiến vào hoàn cảnh thực tế ở từng vùng,
từng địa phương và đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên trong công tác khảo
sát, thiết kế, thi công và quản lý sử dụng các tuyến đê hiện nay còn tồn tại những
bất cập như sau :

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
19

a. Về công tác khảo sát
Chạy dọc dải ven biển, các tuyến đê thường rất dài, địa chất đất nền luôn thay
đổi trên toàn tuyến, trong khi khoảng cách các hố khoan quá xa nên khó mô tả hết
được đặc điểm địa chất dưới đất nền. Hiện nay, công tác khảo sát địa chất và thí
nghiệm đất phục vụ thiết kế thi công xây dựng đê chủ yếu sử dụng các phương pháp
sau đây :
- Khoan bằng tay, bằng máy và lấy mẫu nguyên dạng;
- Khoan xuyên tĩnh, cắt cánh;
Do địa chất ở vùng nghiên cứu chủ yếu là đất sét bão hoà nước, công việc lấy
mẫu nguyên dạng gặp nhiều khó khăn, mức độ phá hoại của mẫu tăng cao khi độ
nhạy của đất tăng lên. Các mẫu sau khi được lấy và bảo quản bằng cách bọc sáp để
cách ly với không khí và nước bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển do
khoảng cách từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm rất xa, làm cho mẫu bị rung
động, phá hoại kết cấu, rạn nứt lớp bọc bảo vệ dẫn đến việc bay hơi nước trong
mẫu…. Bên cạnh đó mẫu đất lại được thí nghiệm trên những thiết bị cũ và lạc
hậu… Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí làm sai lệch đến
kết qủa các chỉ tiêu của mẫu đất.
b.Về công tác thiết kế thi công
Vấn đề lún cố kết của lớp đất đắp vẫn chưa được nghiên cứu triệt để. Trong
nhiều trường hợp độ lún này chiếm tỷ lệ rất cao so với độ lún toàn thể;
Không kể đến độ sâu vùng ảnh hưởng của khối đất đắp. Độ sâu tính lún phải
kể đến chiều rộng của mặt đê;
Không kể đến độ lún theo thời gian và độ lún thứ phát của nền sau cố kết;
Không đưa ra các biện pháp xử lý nền, lựa chọn sai hoặc không hiệu quả các
giải pháp xử lý nền đất yếu;
Không thực hiện công tác kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công theo
từng lớp, không tiến hành so sánh dung trọng khô tại hiện trường và dung trọng khô

trong phòng thí nghiệm;
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
20

Thiếu các tài liệu, thiết bị quan trắc lún của công trình trên nền đất yếu;
Ở một số tuyến đê các đơn vị thi công không có kinh nghiệm hoặc vì một số lý
do nào đó không tuân thủ đồ án thiết kế, sử dụng các thiết bị thi công cơ giới lớn,
đắp nhanh tới cao trình thiết kế làm phá hủy lớp đất mặt gây sụt lún và các sự cố
nghiêm trọng khác.
1.2.3. Kết luận
Việc nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống đê biển đã được thực hiện trong
nhiều năm qua. Các chương trình, đề tài nghiên cứu đã tập trung giải quyết các vấn
đề về các điều kiện biên thủy lực, thủy hải văn, vấn đề xử lý nền đất yếu Tuy
nhiên, một số nội dung sau vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách triệt để:
Chưa tính toán một cách định lượng tác động của rừng ngập mặn tới việc giảm
quy mô, kết cấu công trình;
Chưa nghiên cứu sâu về các giải pháp thi công xây dựng, đây là một trong
những vấn đề quan trọng góp phần cho sự thành công của chương trình củng cố,
nâng cấp và xây dựng mới đê biển các tỉnh Nam Bộ;
Chưa đề cập đến vấn đề dâng cao mực nước biển do biến đổi khí hậu toàn cầu
và ảnh hưởng của nó đối với hệ thống đê biển.
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
21

CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN VÀ
QUY LUẬT DIỄN BIẾN DẢI VEN BIỂN NAM BỘ
2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÊ BIỂN NAM BỘ
Qua kết quả điều tra khảo sát thực địa dải ven biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến
Kiên Giang kết hợp với việc nghiên cứu tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan

tới hệ thống đê biển thu thập được cho thấy:
Hiện trên toàn khu vực Nam Bộ có 16 tuyến đê biển với chiều dài 444,36km;
2 tuyến kè biển với tổng chiều dài 16,5 km. Đê biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên
Giang được hình thành qua nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau với mục đích yêu
cầu nhiệm vụ của tuyến đê không giống nhau, vì vậy thiếu sự đồng bộ, thiếu sự nhất
quán về mục tiêu, nhiệm vụ và cũng thiếu sự thống nhất về các chỉ tiêu thiết kế, xây
dựng. Thực trạng đê biển Nam Bộ được đánh giá theo các tỉnh như sau:
2.1.1. Thực trạng đê biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng đê biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
22

Đường bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 120km từ Suối
Chùa, giáp với tỉnh Bình Thuận, đến sông Cái Mép, giáp ranh với Thành phố Hồ
Chí Minh. Toàn tỉnh có 32 km đê biển chia thành ba tuyến đó là tuyến đê biển Chu
Hải, tuyến đê biển Phước Hòa và tuyến đê biển Hải Đăng.
2.1.1.1. Đê Chu Hải
Được xây dựng năm 1976, nâng cấp năm 1993. Tuyến đê chạy dọc quốc lộ 51
về phía Sông Vi thuộc địa giới các xã: Long Hưng, Hội Bài, Phước Hòa A và Thị
xã Bà Rịa. Đê có nhiệm vụ ngăn mặn bảo vệ sản xuất cho 3.900 ha. Tổng chiều
toàn tuyến 14,6 km và có 09 cống dưới đê. Chiều rộng mặt đê từ 3 ÷ 4 m, cao trình
mặt đê ∇+2,1m, hệ số mái thượng, hạ lưu m = 3. Đê được đắp bằng đất đồng chất,
mái thượng hạ lưu được bảo vệ bằng đá lát khan. Các cống dưới đê có kết cấu bằng
bê tông cốt thép, cao trình đáy cống -1,5 m, kích thước cống 1,4 x1,4 m, chiều dài
cống L = 15 m.
Hiện tại, về cơ bản tuyến đê biển Chu Hải có chất lượng tương đối tốt, đê nằm
cách mép bờ biển trung bình từ 6 đến 8 km, do vậy khả năng ổn định trước triều
cường bão lớn là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên do công trình thường xuyên chịu tác
động của thủy triều, nắng, mưa làm xói mòn nên đã bị xuống cấp. Bề rộng mặt đê
chỉ còn khoảng 2,5 ÷ 2,7m, mái đê thượng, hạ lưu bị sạt lở, chiều cao đê thấp hơn

thiết kế ban đầu từ 0,2 ÷ 0,4 m.
Hình 2.2: Hiện trạng tuyến đê biển Chu Hải
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
23

Về các cống dưới đê phần đá xây bảo vệ mái thượng hạ lưu bị sạt lở. Cánh cửa
cống bị rò rỉ. Bê tông cốt thép thân cống bị nước mặn xâm thực. Máy đóng mở vận
hành khó khăn do nước mặn làm rỉ sét. Trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp 9
cống dưới đê để đảm bảo hệ thống đê biển hiện có làm việc đồng bộ.
Hình 2.3: Hiện trạng cống dưới đê biển Chu Hải
2.1.1.2. Đê Phước Hòa
Được xây dựng năm 2001, tuyến đê được xây dựng đi qua các xã Hội Bài,
Phước Hòa, Huyện Tân Thành, có nhiệm vụ ngăn mặn 500 ha. Đê được thiết kế với
cấp công trình cấp V, chiều dài toàn tuyến 9,5 km và 13 cống dưới đê. Cao trình
đỉnh đê ∇+2,6 m, chiều rộng mặt đê 3m, hệ số mái thượng hạ lưu m = 3.
Tuyến đê được đắp bằng đất đồng chất, cống dưới đê có kết cấu bằng bê tông
cốt thép và đá xây bảo vệ mái thượng hạ lưu. Hiện nay công trình đang hoạt động
ổn định.
2.1.1.3. Tuyến đê ngăn mặn Hải Đăng
Được hình thành từ năm 1978, thuộc phường 12 thành phố Vũng Tàu, có
chiều dài 8 km, với nhiệm vụ ngăn mặn, chống sạt lở bờ biển. Đê được đắp bằng
đất, bề rộng mặt đê 2m, hệ số mái đê m = 2,5, cao trình đỉnh đê từ ∇+1,5÷∇+2,0m.
Qua sự tác động trực tiếp của sóng biển, triều cường và mưa lớn nhiều đoạn đê đã
bị hư hỏng. Từ năm 1992 đến năm 2005, UBND thành phố Vũng Tàu đã đầu tư xây
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
24

dựng 1.750 m kè đá để bảo vệ thân đê tại những đoạn đê xung yếu và đặc biệt vào
năm 1999 và 2003 đã tu bổ, xây mới 6.350m thân đê và kè đá 02 đoạn thuộc tuyến
đê bị xuống cấp trầm trọng. Hiện nay cần tiếp tục triển khai tu bổ, sửa chữa khẩn

cấp 220m kè đá, thân đê bị rạn nứt, hở hàm ếch có nguy cơ gây đổ kè, vỡ đê. Đồng
thời xây dựng kế hoạch để đắp đất áp trúc thân đê với tổng chiều dài khoảng
1.600m.
Hình 2.4: Đê ngăn mặn Hải Đăng
Các thông số kỹ thuật của các tuyến đê biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được
thống kê trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của các tuyến đê biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Địa điểm xây dựng
& Tên công trình
Thời gian
xây dựng
Thông số kỹ thuật
L
(km)
B
(m
)
Cao
trình
đỉnh
(m)
Mái
tron
g
Mái
ngoài
Cốn
g dư-
ới đê
Huyện Tên công trình

Khở
i
công
Hoà
n
thàn
h
Tân
Thành
Đê biển Chu Hải
197
6
2000
14,6
0
3 2,1 3 3 9
Đê biển Phước
Hòa
2001 9,49 3 2,6 3 3 13
Vũng
Tàu
Đê Hải Đăng
197
8
8,00 2
1,5-
2,0
2,5
0÷2,
5

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
25

2.1.2. Thực trạng đê biển Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.5: Bản đồ hiện trạng đê biển Tp. Hồ Chí Minh
Hiện nay trên toàn chiều dài đường bờ biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí
Minh chưa có đê, nhưng có khoảng 15 km kè bảo vệ bờ biển, thuộc các xã Đồng
Hòa và Cần Thạnh, huyện Cần Giờ .
Tuyến kè biển Cần Giờ được xây dựng từ năm 1995 và được sửa chữa nâng
cấp, cải tạo lại một số đoạn vào năm 2004. Các thông số kỹ thuật chính của tuyến
kè theo tài liệu thiết kế sửa chữa như sau:
- Cao độ đỉnh: +2,0 m;
- Bề rộng đỉnh: B = 2,0 m;
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
26

- Mái dốc: phía biển m = 3; phía đồng m = 1,5;
- Kết cấu kè gồm 3 lớp, vải địa kỹ thuật, đá dăm lót dày 10 cm và trên cùng là
đá hộc lát khan D30 dày 50 cm.
Nhìn chung toàn tuyến kè hiện khá ổn định, nhiều vị trí kè được bồi lắng, tuy
vậy cũng có một vài đoạn đang bị sạt lở .
Hình 2.6: Kè biển Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh
Ngoài ra trên địa phận thành phố Hồ Chí Minh còn có đoạn kè bờ biển dài 1,5
km được xây dựng để bảo vệ xã đảo Thạnh An.
Hình 2.7: Kè bờ biển Thanh An Đức huyện Cần Giờ
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ
27

×