Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Slide môn lịch sử kinh tế quốc dân: Chương 3: kinh tế Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.25 KB, 27 trang )

1
Chương 3 - KINH TẾ NHẬT BẢN
Kết cấu chương
I. Đặc điểm kinh tế phong kiến Nhật Bản
II. Kinh tế Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến
hết Chiến tranh thế giới II (1868 - 1945)
III. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế
giới II (1945 đến nay)
2
Kinh tế Nhật Bản thời kỳ từ cải cách Minh
Trị đến hết chiến tranh thế giới II
1. Cải cách Minh Trị (Meiji)
2. Cách mạng công nghiệp
3. Sự phát triển của đế quốc Nhật
3
Cải cách Minh Trị (từ 1-1868)

Cải cách hành chính

Cải cách ruộng đất

Cải cách về kinh tế - tài chính

Khuyến khích phát triển công nghiệp

Mở cửa tăng cường giao lưu kinh tế với nước ngoài

Cải cách giáo dục
Nhận xét: Cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không
triệt để vì chính thể phong kiến đã không bị xóa bỏ hoàn
toàn. Giai cấp tư sản và tầng lớp phong kiến trở thành chỗ


dựa của nền quân chủ chuyên chế.
4
Cách mạng công nghiệp Nhật Bản

Tiền đề: thuận lợi – khó khăn

Diễn biến

Đặc điểm

Tác động về kinh tế - xã hội

Từ năm 1880 đến 1913, sản lượng khai thác than tăng lên
8,2 lần từ 5,3 lên 21,3 triệu tấn, sản lượng đồng tăng 12,5
lần từ 5,3 lên 66,5 triệu tấn

Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình 6%/năm
5
Cách mạng công nghiệp Nhật: Đặc điểm

Khởi đầu bằng công nghiệp nhẹ nhưng các ngành công
nghiệp nặng, giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng đã
xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh

Nguồn vốn chủ yếu dựa vào trong nước

Nhà nước Nhật Bản có vai trò quan trọng trong cách mạng
công nghiệp

Sự tách rời giữa nông nghiệp và công nghiệp (nông nghiệp

ngày càng lạc hậu hơn so với sự phát triển của công nghiệp)
6
Vai trò của nhà nước Nhật Bản trong cách
mạng công nghiệp

Trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp dựa trên
nền tảng kỹ thuật hiện đại của phương Tây khi đó, sau bán
lại cho tư nhân với giá thấp hơn giá vốn đầu tư ban đầu

Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở

Có chính sách khuyến khích tư nhân phát triển công
nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu nguyên liệu, kỹ thuật
từ nước ngoài

Hỗ trợ tư nhân trong nước tích lũy vốn, trợ cấp cho xuất khẩu
các sản phẩm quan trọng…

Khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ liên kết thành các công
ty cổ phần để khắc phục hạn chế về quy mô…
7
Thời kỳ sau chiến tranh thế giới II (1945 - nay)
1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1951)
2. Giai đoạn phát triển “thần kỳ” (1952 – 1973)
3. Giai đoạn từ 1974 đến nay

Khủng hoảng và điều chỉnh kinh tế


Tình hình kinh tế
8
1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1951)

Hậu quả của chiến tranh

Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề:

34% công cụ, máy móc công nghiệp, 25% công trình xây
dựng, 82% tàu biển bị tàn phá;

Sản xuất nông lâm nghiệp bằng 59,3% so với 1937, công
nghiệp chế tạo bằng 52,7%, dệt bằng 6,4%.

Tổng giá trị thiệt hại lên tới 61,3 tỷ yên ngang với tổng giá trị
tài sản quốc gia năm 1935.

Các vấn đề cấp bách: thất nghiệp (13,1 triệu), lạm
phát rất cao, thiếu năng lượng và nguyên liệu

Nhật Bản bị quân đội đồng minh (Mỹ) chiếm đóng

Cải cách kinh tế sau chiến tranh

Kết quả
9
Cải cách kinh tế trong giai đoạn 1945 –
1951

Giải thể các nhóm Zaibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự

của Nhật Bản, xóa bỏ quyền kiểm soát của một số công ty
lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản

Cải cách ruộng đất: quy định mức hạn điền tối đa là 5 ha, sau
giảm xuống còn 1 ha. Số còn lại nhà nước sẽ mua lại và
chuyển nhượng cho những nông dân không có ruộng đất

Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng
lương cho công nhân: có ba đạo luật được ban hành: Luật
công đoàn, Luật tiêu chuẩn lao động, Luật điều chỉnh các
quan hệ lao động

Cải cách về tài chính – tiền tệ: thực hiện cân bằng ngân sách
và quy định tỷ giá cố định 1 đô la Mỹ = 360 yên (1949)
10
Giai đoạn phát triển “thần kỳ” (1952 – 1973)

Thực trạng phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, bình quân 9,8%/năm

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1950-1960 là 15,9%;
giai đoạn 1960-1969 là 13,5%.

Một số ngành công nghiệp phát triển nhanh và nhanh chóng vươn lên đứng
hàng đầu thế giới: các sản phẩm điện, điện tử, bán dẫn, đóng tàu…, sản
lượng ôtô, xi măng, sản phẩm hóa chất… đứng thứ 2

Cơ cấu kinh tế biến đổi nhanh chóng


Năm 1952: Nông nghiệp 22,6%; công nghiệp, xây dựng 31,3%

Năm 1968: Nông nghiệp 9,9%; công nghiệp, xây dựng 38,6%

Ngoại thương phát triển nhanh, năm 1950 là 1,7 tỷ USD, năm 1971
là 43,6 tỷ USD. Nhật Bản xuất siêu từ 1965
11
So sánh về mức tăng tổng sản phẩm quốc
dân thực tế giữa các nước tư bản phát triển
(%)

2,7
2,5
3,3
2,1
3,6
3,8
4,7
5,9
4,8
5,4
5,4
6,2
6,6
5,9
2,3
8,8
1,9
5,5
3,2

5
9
7,2
4,9
4,8
3,7
8,7
10,6
8,3
12,1
7,6
0
2
4
6
8
10
12
14
1951-55 1955-61 1961-65 1965-70 1970-73
(%)
Anh Ph¸p Italia Mü CHLB §øc NhËt
12
Nguyên nhân tăng trưởng nhanh của kinh tế
Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973

Phát huy vai trò nhân tố con người

Duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn
đầu tư có hiệu quả cao


Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ
khoa học - kỹ thuật

Chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước

Mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài

Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng

Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác
13
Về nhân tố con người (nguồn nhân lực)

Lực lượng lao động đông đảo, có trình độ văn
hóa khá cao, có kỹ năng nghề nghiệp, có tinh
thần trách nhiệm với công việc

Giáo dục: văn hóa, truyền thống

Đào tạo nghề: lao động kỹ thuật, quản lý

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

Chế độ đãi ngộ (đặc biệt đối với lao động suốt đời)

Môi trường làm việc, quan hệ lao động mang tính gia
đình

Công thức thành công: “Công nghệ phương Tây

+ Tính cách Nhật Bản”
14
Về tích lũy và sử dụng vốn

Tích lũy và huy động vốn

Tỷ lệ cao, thường xuyên

Từ một nước trong tình trạng thiếu vốn, Nhật Bản đã đáp ứng đủ
nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển

Không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài

Sử dụng vốn

Táo bạo

Hiệu quả sử dụng vốn cao
15
Tích luỹ vốn

Giai đoạn 1952 – 1973 chiếm 30 đến 35% thu nhập
quốc dân

Biện pháp

Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng
chế độ tiền lương thấp

Huy động tiết kiệm cá nhân: Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết

kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% (Mỹ 6,2% và Anh
7,7%)

Giảm chi phí quân sự (dưới 1% GNP); chi hành chính;
hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội, y tế

Huy động vốn nước ngoài: ODA, vay thương mại,
đầu tư nước ngoài
16
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhật
Bản

Kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chỉ khuyến khích với những ngành có thể mang lại cho Nhật Bản bí
quyết kỹ thuật, công nghệ mới

Tại sao như vậy?
17
Sử dụng vốn: táo bạo, có hiệu quả cao

Đầu tư có lựa chọn, tập trung vào những ngành mũi
nhọn (đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi
điện tử )

Tăng cường đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác
tài nguyên và mở rộng thị trường

Đầu tư phát triển khoa học – kỹ thuật
18

Về tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng
những thành tựu khoa học – kỹ thuật

Tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), 1955 chiếm 0,84% thu
nhập quốc dân, năm 1970 là 1,96%

Phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học – kỹ thuật: số phòng thí
nghiệm năm 1955 là 1.445; năm 1970 là 12.594

Chú trọng đào tạo nhân lực khoa học – kỹ thuật: năm 1970 có tới 419.000
nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật

Chú trọng nghiên cứu ứng dụng

Nhập khẩu phát minh, sáng chế, nhập khẩu công nghệ hiện đại để tiếp
cận những thành tựu mới nhất
19
Kết quả

Nền khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản có bước
phát triển nhảy vọt, đuổi kịp các nước tư bản
phát triển khác

Đầu những năm 1970, Nhật Bản đã đạt trình độ
cao về tự động hóa, về sử dụng máy tính trong
một số ngành sản xuất
20
Về vai trò của nhà nước

Xác định chiến lược phát triển (Bộ Công nghiệp và Thương

mại quốc tế - MITI)

Đề ra các kế hoạch phát triển (kế hoạch 5 năm)

Tạo môi trường kinh tế thuận lợi thông qua hoàn thiện hệ
thống pháp luật

Điều tiết thông qua các chính sách tài chính - tiền tệ (qua
NHTW – BOJ: Bank of Japan)

Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, các ngành công nghiệp
mới và cho R&D (Research & Development)
21
Về mở rộng thị trường trong và ngoài nước

Với thị trường trong nước

Mở rộng thị trường nông thôn (thông qua các chương trình
cải cách ruộng đất, phát triển mô hình nông trại nhỏ…)

Thị trường nội địa mở rộng còn do sự gia tăng dân số, việc
làm, thu nhập thực tế của người lao động

Các doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất
lượng như hàng xuất khẩu

Bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đồng thời tiến hành
tự do hóa thương mại và hội nhập một cách thận trọng
22
Về mở rộng thị trường trong và ngoài nước


Với thị trường nước ngoài

Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng giảm chi phí
và nâng cao chất lượng sản phẩm

Thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt: lôi kéo về chính
trị kết hợp với viện trợ, tăng cường quan hệ thương mại,
đầu tư với các nước đang phát triển; Khai thác những lợi
thế trong quan hệ với Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc tế như
IBRD, GATT, OECD…
23
Về mô hình kết cấu doanh nghiệp

Nhật Bản có mô hình kết cấu 2 tầng

Khu vực 1: Các doanh nghiệp lớn, trình độ kỹ thuật – công
nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh lớn

Khu vực 2: Các doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật - công nghệ
thấp kém, chủ yếu thực hiện gia công các bộ phận hoặc
nhận thầu khoán cho các doanh nghiệp lớn, sử dụng lao
động thời vụ, điều kiện làm việc thấp kém

Tác dụng:

Tận dụng triệt để nguồn lao động (giá rẻ) trong nước

Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và
doanh nghiệp nhỏ


Tạo điều kiện nâng cấp công nghệ cho cả hai khu vực

Có tác dụng chống đỡ khủng hoảng
24
Một số hạn chế

Mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế,
giữa nhu cầu phát triển sản xuất với cơ sở hạ
tầng lạc hậu. 3 trung tâm công nghiệp là Tokyo -
Osaka - Nagôya chỉ chiếm 1,25% diện tích cả
nước nhưng tập trung hơn 50% sản lượng công
nghiệp

Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập
khẩu và thị trường nước ngoài

Những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt

Môi trường bị ô nhiễm nặng nề
25
Giai đoạn từ 1974 đến nay

Khủng hoảng và điều chỉnh kinh tế

Khủng hoảng kinh tế 1973-1975 chấm dứt thời kỳ phát triển
nhanh.

Nhiều ngành sản xuất bị đình đốn nghiêm trọng (chế tạo máy, khai
khoáng, đóng tàu, sản xuất thép…).


Sản xuất công nghiệp năm 1974 so với 1973 giảm đi 3,1%, năm 1975
so với năm 1974 giảm 10,6%.

Tốc độ tăng GNP trung bình giai đoạn 1974-1982 chỉ còn 4,3%

Nội dung điều chỉnh

Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ

Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế

Điều chỉnh sự can thiệp của Nhà nước

Điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại

Tình hình kinh tế

×