Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Định loại thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) hiện có ở Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.38 MB, 55 trang )


1
Phần 1: mở đầu
Họ tôm he (Penaeidae) là họ có ý nghĩa lớn trong ngành kinh tế Thủy sản, với
những loài là đối tượng nuôi quan trọng như: Penaeus monodon, P. merguiensis, P.
vannamei, P. chinensis, Metapenaeus ensis, đã mang lại lợi nhuận lớn với nhiều hình
thức nuôi khác nhau, nhưng hiện nay chất lượng môi trường ngày càng xấu đi do các
hoạt động nuôi trồng không hợp lý và đánh bắt, khai thác không bảo vệ môi trường. Vì
vậy ngày càng giảm về sản lượng lẫn chất lượng.
Việt Nam có chiều dài bờ biển 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên và nhiều vùng
vịnh, đảo và thời tiết thuận lợi là điều kiện tốt cho nghề thủy sản phát triển. Vùng biển
Việt Nam khá đa dạng và phong phú về thành phần loài. Do vậy, vấn đề đặt ra là các
nhà quản lý phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Tỉnh Khánh Hòa có chiều dài bờ biển hơn 200 km và các đảo lớn nhỏ khác.
Nguồn lợi hải sản ở đây rất lớn, trong đó có các loài trong họ tôm he (Penaeidae) rất
có giá trị kinh tế, xác định loài trong họ tôm he (Penaeidae) hiện có ở Khánh Hòa là
rất cần thiết nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà quản lý và ngư dân nhận ra từng
loài trong họ tôm he (Penaeidae) hiện có ở đây.
Phòng nguồn lợi sinh vật biển- Khoa Nuôi trồng Thủy sản- Trường Đại Học Nha
Trang số lượng mẫu vật còn thiếu và quá cũ không đảm bảo cho quá trình học tập và
nghiên cứu. Vì thế cần được bổ sung thêm và thay mới những mẫu không còn dùng
được để cung cấp tài liệu cho quá trình học tập và nghiên cứu sau này.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy sản-
Trường Đại Học Nha Trang em thực hiện đề tài: “Định loại thành phần loài họ tôm he
(Penaeidae) hiện có ở Khánh Hòa”.
Đề tài gồm 3 nội dung chính như sau:
- Thu mẫu và phân loại những giống loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) hiện
có ở Khánh Hòa.
- Xây dựng bộ hình ảnh và mẫu vật.
- Cố định mẫu, bảo quản và lưu giữ.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu


khoa học còn nhiều hạn chế nên kết quả thu được không tránh khỏi những thiếu xót.
Kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thời Duy




2
Phần 2: tổng luận
2.1. Lịch sử nghiên cứu.
2.1.1. Trên thế giới:
Trên thế giới các công trình nghiên cứu về định loại tôm nói chung, thuộc họ
tôm he (Penaeidae) nói riêng đã có nhiều công bố:
- 1909- 1913: Calman & Kemp đã đưa ra hệ thống phân loại đối với các loài 10
chân (Decapoda, Macrura).
- 1927: Balss phân loại đến giống và loài. Tác giả đã chia họ Palaemonidae thành
4 họ phụ Typhlocaridinae, Desmocaridine, Palaemoninae và Bontoniinae.
- 1945: Anderson & Lindner đã đưa ra khóa phân loại đến loài trong họ tôm he
(Penaeidae).
- 1949: Kubo đã nghiên cứu hoàn chỉnh về thành phần tôm he (Penaeidae) ở
vùng biển Nhật Bản và thủy vực lân cận. Tác giả đưa ra nhiều dẫn liệu về phân loại
các loài trong họ tôm he (Penaeidae).
- 1980: Holthuis thống kê được 343 loài tôm trên thế giới, trong đó tác giả đưa ra
110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae).
-1986: Lui, J. Y et al. đã công bố về công trình nghiên cứu về nguồn lợi tôm he
(Penaeidae) ở vùng biển Nam Trung Quốc. Tác giả đưa ra định loại, tính chất khu hệ
của tôm he.
2.1.2. Trong nước.
Trong nước có nhiều tác giả nghiên cứu về giáp xác nói chung, họ tôm he

(Penaeidae) nói riêng đã có những công bố về định loại các thành phần loài. Những
tác giả đáng chú ý là các báo cáo của C. Dawycoff (1952), J. Forest (1956- 1958),
Trần Hữu Phương & Nguyễn Đăng ái (1963), Trần Ngọc Lợi (1965-1967), Nguyễn
Văn Chung (1971, 1994), Phạm Ngọc Đẳng (1994).
- 1973: Trần Hữu Phương công bố báo cáo “ Khái quát một số đặc điểm của họ
tôm he (Penaeidae) ở vịnh Bắc Bộ” Dựa vào tài liệu của hai cuộc điều tra tổng hợp
Việt- Trung và Việt- Xô cùng những kinh nghiệm đánh bắt của ngư dân, tác giả phân
tích tình hình phân bố theo mặt rộng và độ sâu của một số loài chủ yếu, mùa vụ và ngư
cụ đánh bắt.

3
- 1979- 1982: Nguyễn Văn Chung et al. điều tra sinh vật đáy vùng biển Thuận
Hải- Minh Hải đã công bố họ tôm he gồm 30 loài.
- 1985: Nguyễn Văn Thường et al. đã công bố các dẫn liệu ban đầu về thành phần
loài và đặc tính phân bố của tôm he ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Tác
giả nêu được 15 loài thuộc 3 giống của họ Penaeidae
- 1995: Nguyễn Văn Chung & Phạm Thị Dự đã công bố “Danh mục tôm biển
Việt Nam”. Công trình xác định đầy đủ và chính xác về thành phần loài, có các
Synonym chủ yếu, ngoài ra còn chỉ dẫn về kích thước, phân bố, tình trạng, nơi lưu giữ
mẫu vật. Gồm 8 giống và 43 loài.
- Nguyễn Văn Chung et al., có những nghiên cứu về giáp xác, đã công bố 50 loài
trong họ tôm he (Penaeidae). (Động vật chí Việt Nam, tập 1).
2.2. Vị trí phân loại.
Hệ thống phân loại giáp xác theo Nguyen Van chung, 1996. [4]
Lớp giáp xác Class: Crustacea.
Phân lớp Tôm đầu Subclass: Cephalocarida
Phân lớp Chân Mang Subclass: Branchiopoda
Phân lớp Chân Lông Subclass: Ostracoda
Phân lớp Râu Phiến Subclass: Mystacocarida
Phân lớp Chân Mái Chèo Subclass: Copepoda

Phân lớp Mang Đuôi Subclass: Branchiura
Phân lớp Chân Tơ Subclass: Cirripedia
Phân lớp Vỏ Mềm Subclass: Malacostraca
Liên bộ Tôm Lá Superorder: Phyllocarida
Bộ Nebaliacea Order: Nebaliacea
Liên bộ Tôm Syncarida Superorder: Syncarida
Bộ Syncarida Order: Anaspidacea
Liên bộ Tôm Tít Superorder : Hoplocarida
Bộ Chân Miệng Order: Stomatopoda
Liên bộ Tôm Túi Superorder : Peracarida
Bộ Thermosbaenacea Order: Thermosbaenacea
Bộ Spelaeogriphacea Order: Spelaeogriphacea

4
Bộ Tôm Cám Order: Mysidacea
Bộ Cumacea Order: Cumacea
Bộ Tanaidacea Order: Tanaidacea
Bộ Chân Đều Isopoda Order: Isopoda
Bộ Bơi Nghiêng Order: Amphipoda
Liên bộ Tôm Thật Superorder : Eucarida
Bộ Tôm Lân Order: Euphausiacea
Bộ Mười Chân Order: Decapoda
Phân bộ Tôm Bơi Suborder: Natantia
Họ Tôm He Family: Penaeidae
Họ tôm he (Penaeidae) thuộc ngành Arthropoda là một ngành lớn trong giới
động vật, số lượng loài trong họ tôm he (Penaeidae) phần lớn là những đối tượng có ý
nghĩa lớn trong nghề Thủy sản, một số loài trong họ tôm he (Penaeidae) là những đối
tượng nuôi quan trọng như: Penaeus monodon, P. vannamei, P. semisulcatus,
Metapenaeus ensis. Vì vậy nghiên cứu và bảo vệ chúng là rất cần thiết.
2.3. Hình thái cấu tạo đại cương.











Hình 1: Hình thái cấu tạo đại cương tôm he (Penaeidae)
Cơ thể tôm chia làm 2 phần: Đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng
(Abdomen).[5]
- Phần đầu ngực (Cephalothorax) bao gồm:
- 1 đôi mắt kép có cuống mắt.

5
- 2 đôi râu: Anten 1 (A
1
) và Anten 2 (A
2
). A
1
ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt,
có 2 nhánh ngắn. A
2
có nhánh ngoài biến thành vảy râu (Antennal scale), nhánh trong
kéo dài. 2 đôi râu này đảm nhận chức năng khứu giác và giữ thăng bằng.
- 3 đôi hàm: Đôi hàm lớn (Mandibles) và 2 đôi hàm nhỏ (Maxillula and
Maxilla).

- 3 chân hàm (Maxilliped) có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hổ trợ bơi lội.
- 5 đôi chân bò hay chân ngực (Pereopods or walking legs) giúp tôm bò trên
mặt đáy.
Nhiều loài 3 đôi chân bò 1, 2, 3 có đốt bàn (Propodus) và đốt ngón (Dactylus) cấu
tạo dạng kìm để bắt mồi và giữ mồi, 2 đôi 4, 5 không có cấu tạo dạng kìm.
Tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum. Con đực có túi tinh ở gốc chân
bò 5.
Phần đầu ngực được bảo vệ bởi giáp đầu ngực (Carapace). Trên giáp đầu ngực có
nhiều gai, gờ, sóng, rãnh. Phía trước giáp đầu ngực là chủy đầu (Rostrum).
- Phần bụng (Abdomen) có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang 1 chân bơi hay còn
gọi là chân bụng (Pleopods or swimming legs). Mỗi chân bụng có 1 đốt chung bên
trong, đốt ngoài chia làm nhánh trong (Endopod) và nhánh ngoài (Exopod). Đốt thứ 7
biến thành Telson hợp với đôi chân đuôi (Uropod) phân nhánh tạo thành đuôi, giúp
cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy. Tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân
bụng 1 biến thành Petasma (Petasma không có ở tôm ấu niên chỉ xuất hiện ở giai đoạn
thiếu niên) và nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực là các bộ
phận sinh dục đực bên ngoài.
2.4. Vài nét về đặc điểm sinh học.[5]
Hầu hết các loài họ tôm he (Penaeidae) ở giai đoạn ấu trùng đều sống ở các cửa
sông, vùng ven biển, nơi có độ mặn thấp. Đến trưởng thành di chuyển ra ngoài khơi,
nơi có độ mặn và độ trong cao. Tôm he phân bố tương đối rộng từ đầm vịnh đến biển
sâu 100 m, chất đáy bùn cát, cát bùn.
Tôm he (Penaeidae) nói riêng, giáp xác nói chung, sự tăng lên về kích thước có
dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác
hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong
khi đó sự tăng trưởng về khối lượng có tính liên tục hơn.

6
Tôm he (Penaeidae) có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực ngắn hơn tôm cái.
Tôm he là động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật. Ngoài tự nhiên tôm tích cực bắt

mồi về ban đêm, vào kỳ nước cường, lúc triều lên. Tính ăn của tôm thay đổi theo giai
đoạn phát triển. Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc thiếu thức ăn.
Cơ quan sinh dục đực bên trong của tôm he (Penaeidae) bao gồm 1 đôi tinh hoàn
và đôi ống dẫn tinh. Cơ quan sinh dục cái bên trong bao gồm 1 đôi buồng trứng và ống
đẫn trứng. Đôi ống dẫn trứng xuất phát từ mút của đôi thùy bên thứ 5, đổ vào 2 lỗ sinh
dục ở gốc chân ngực 3.
2.5. Phân bố địa lý.
Các loài thuộc giống Penaeus phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
khắp thế giới, từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Phần lớn các loài tôm kinh tế thuộc
họ tôm he (Penaeidae) phân bố ở ấn Độ- Tây Thái Bình Dương (Indo- Westpacific):
Thailand, Indonesia, Malaysia, Nhật, Việt Nam
Mỗi loài có vùng phân bố địa lý khác nhau, tùy theo yêu cầu về điều kiện môi
trường sống của chúng. Ví dụ như Penaeus chinensis thích nghi với nhiệt độ thấp và
phân bố nhiều ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Tôm Thẻ (P. merguiensis) phân bố nhiều ở
gần cửa sông nhiều phù sa, độ đục cao, chất đáy là bùn mềm. Vào mùa nước trong, khi
độ đục giảm, tôm Thẻ kết đàn rất đông, làm xáo trộn bùn đáy, gây đục môi trường để
tự vệ (Lucas, 1979).
Sự phân bố của tôm he cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng
và đầu Poslarvace (≤ P
5
) tôm sống trôi nổi ở tầng mặt và tầng giữa, từ cuối giai đoạn
Poslarvace tôm bắt đầu chuyển sang sống đáy.
Ekman (1953) đã chia động vật biển ở thủy vực nông, ấm trên thế giới thành khu
hệ: ấn Độ- Tây Thái Bình Dương (Indo- Westpacific), Đông Thái Bình Dương, Tây và
Đông Đại Tây Dương. Sự phân chia này được thống nhất và áp dụng cho việc phân
loại các nhóm giáp xác khác nhau.
Bảng 1: Phân bố của giống loài tôm he (Penaeidae) các vùng địa lý khác nhau
(Nguyễn Văn Thường, 1997).




7
Số loài phân bố ở các vùng biển khác
nhau
STT Giống
Tổng số
loài
ấn Độ-
Tây TBD

Đông
TBD
Tây ĐTD

Đông
ĐTD
1 Artemesia 1 - - 1 -
2 Atypopenaeus 4 4 - - -
3 Funchalia 4 (p) (p) (p) (p)
4 Heterpenaeus 1 1 - - -
5 Macropetasma 1 1 - - -
6 Metapenaeopsis 49 40 3 5 1
7 Metapenaeus 25 25 - - -
8 Parapenaeopsis 16 14 1 - 1
9 Parapenaeus 12 10 - 1 1
10 Pelaropenaeus 1 - 1 - -
11 Penaeopsis 6 5 - 1 (1)
12 Penaeus 28 14 5 8 1(1)
13 Potrachypene 1 - 1 - -
14 Tamypenaeus 1 - - 1 -

15
Trachypenaeops
is
2 1 - 1 -
16 Trachypenaeus 17 10 5 2 -
17 Xiphopenaeus 2 - 1 1 -
Tổng 171 125* 16* 21* 4*
*: Không kể giống Funchalia và giống Pelagopenaeus.
( ): Số trong ngoặc chỉ loài cũng hiện diện ở Tây Đại Tây Dương.
(p): Loài sống trôi nỗi, phân bố hầu hết ở các đại dương.

ở Việt Nam thành phần loài tôm biển rất đa dạng, các cuộc khảo sát ở vùng biển
Việt Nam có khoảng 255 loài tôm biển thuộc các họ: Penaeidae, Solenoceridae,
Aristaeidae, Sicyonidae, Nephropidae, Palinuridae, Scyllaridae, Synaxidae,
Pandalidae, Crangoidae, Opophonidae, Glyphocrangonidae, Rhynchocynatidae,
Polychelidae, Sergestidae, Stenopodidae, Pasiphaeidae, Palaemonidae, Alpheidea,
Coenobitidae, Paguridae, Squillidae, Gonodactylidae, Lysiosquillidae, Indosquillidae,
Odontodactylidae, Pseudosquillidae, Takuidae, Heterosquiliidae, Protosquillidae,
Nannosquillidae.





8
Bảng 2: Thống kê số loài đã biết của một số họ tôm biển trong vùng biển Việt Nam
(Theo Nguyễn Văn Chung ,1995 và Phạm Ngọc Đẳng, 1994) [2]
STT

Họ

Số giống
đã biết
Số loài
đã biết
Ghi chú
1 Penaeidae 9 59
2 Solenoceridae 3 12
3 Aristaeidae 3 3
4 Sicyonidae 1 3
Trước đây là các phân họ của
Penaeidae
5 Nephropidae 2 5 Trước đây là họ Homaridae
6 Palinuridae 3 9
7 Scyllaridae 4 8
8 Synaxidae 1 1
9 Stenopodidae 1 1
10 Pasiphaeidae 1 4
11 Palaemonidae 3 22
12 Alpheidea 10 27
13 Coenobitidae 1 4
14 Paguridae 3 25
15 Squillidae
16 Gonodactylidae
17 Lysiosquillidae
18 Indosquillidae
19 Odontodactylidae
20 Pseudosquillidae
21 Takuidae
22 Heterosquiliidae
23 Protosquillidae

24 Nannosquillidae
25 Pandalidae
72*

26 Crangoidae
27 Opophonidae
28 Glyphocrangonidae


29 Rhynchocynatidae
30 Polychelidae
31 Sergestidae
Theo Phạm Ngọc Đẳng 1994, số
loài chưa rõ
Tổng 45 255
*: Bao gồm từ họ thứ 15 đến họ thứ 25

Sự phân bố các loài giữa 4 khu vực [2]: Vịnh Bắc Bộ, biển Miền Trung, vùng
biển phía đông và phía tây Nam Bộ khác nhau không lớn. Tuy vậy, do vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng biển vẫn có sự sai khác của những loài như: Penaeus
orientalis, Metapenaeus joyneri, Metapenaeopsis dalei, Solenocera koelbeli là các loài
phương Bắc xâm nhập xuống phương Nam chỉ tới vịnh Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ,

9
cũng có những loài như Metapenaeus brevicornis, M. tenuipes, M. spinulatus, M.
malaccaensis, M. lysianassa, Parapenaopsis sculptilis, P. gracillima là các loài
phương Nam mở rộng lên phương Bắc, chỉ thấy có ở vùng biển từ Nam Trung Bộ đến
vùng biển phía đông phía tây Nam Bộ.
Vịnh Bắc Bộ có 58 loài, trong đó có 11 loài chỉ gặp ở vịnh Bắc Bộ, 12 loài chung
với vùng biển Miền Trung, 4 loài cùng chung với vùng biển Nam Bộ và 31 loài chung

của 3 vùng biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Vùng biển Miền Trung có 78 loài, trong đó 28 loài chỉ gặp ở biển Miền Trung, 12
loài chung với vịnh Bắc Bộ, 7 loài chung với biển Nam Bộ và 31 loài chung cho toàn
vùng biển từ Quảng Ninh tới Kiên Giang.
Vùng biển Nam Bộ có 50 loài, trong đó chỉ có vùng biển Nam Bộ 8 loài, chung
với vịnh Bắc Bộ 4 loài, chung với biển Miền Trung 7 loài, chung với toàn vùng biển
31 loài.
Phân tích đặc điểm phân bố của các loài tôm trên đây theo độ sâu có thể phân biệt
các nhóm: Nhóm phân bố gần bờ, nhóm phân bố rộng và nhóm phân bố biển sâu
(Nguyễn Văn Chung et al., 2000). [2]
2.6. Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Khánh Hòa. [10]
Là một tỉnh ven biển Miền Trung, phía Bắc giáp Phú Yên, phía tây giáp Đaklak,
Lâm Đồng, phía Nam giáp Ninh Thuận, Phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh Khánh Hòa
có 200 Km bờ biển với vùng biển rộng lớn trên 400000 km
2
(bao gồm cả quần đảo
Trường Sa), chế độ thủy triều chủ yếu là nhật triều không đều (Trần Minh Anh, 1989).
Nằm giữa những vĩ độ 11
0
47’35’’S và 12
0
52’53’’N, Khánh Hòa chịu sự chi phối
chung của khí hậu vùng nội chí tuyến mà ta quen gọi là nhiệt đới. Tính nhiệt đới của
khí hậu Khánh Hòa chỉ rất mờ nhạt không tiêu biểu.
Nhiệt độ trung bình năm ở Khánh Hòa tương đối cao khoảng 26,3
0
C, trung bình
tháng đạt 24,8
0
C đến 28,2

0
C (Phạm Ngọc Toàn, 1993). Lượng mây ít, thời gian trời
quang đãng kéo dài, nắng nhiều với tổng số giờ nắng 2400- 2500 giờ hằng năm.
Hướng gió thịnh hành trong mùa khô là Đông Nam và Tây Nam và trong mùa mưa là
Bắc và Đông Bắc, tốc độ từ 2- 5 m/s có tần suất cao.
Lượng mưa năm khoảng 1500 mm, biến đổi từ 1200 mm ở vùng đồng bằng ven
biển lên 2200 mm ở vùng núi cao. Lượng mưa phân phối không đều theo các tháng

10
trong năm, tập trung khoảng 80% vào 4 tháng mùa mưa lũ và chỉ còn 20% vào 8 tháng
khô hạn. Mạng lưới sông ngòi Khánh Hòa tương đối dày với mật độ lưới sông trung
bình khoảng 0,6- 0,7 km/km
2
, độ dốc lưu vực lớn có khả năng tập trung nước nhanh.
Biển Khánh Hòa có sườn lục địa khá dốc. Chiều ngang nhỏ nhất có thể gặp ở khu
vực ngang Cam Ranh là 18 km. Hướng sóng thịnh hành là Bắc, có khi Đông Bắc, độ
cao sóng trung bình 0,75 m đến 1 m, độ cao sóng lớn nhất là 3,5- 4 m. Chế độ thủy văn
ở đây hoàn toàn mang tính chất của biển khơi. Dòng chảy của khu vục này chịu sự chi
phối của các dòng nước từ các biển Đông đưa vào. Với địa hình phức tạp, độ nghiêng
mặt đáy tương đối lớn, có nơi chỉ cách bờ chừng 10 hải lý, độ sâu là 50- 100 m. Vận
tốc dòng chảy khu vực tương đối lớn, tốc độ trung bình từ 30- 40 cm/s, cực đại tới 75
cm/s. Biển mang đặc trưng của vùng biển sâu, nước có màu xanh, độ trong lớn, biển
thoáng, rộng, hoàn lưu nước trao đổi trực tiếp với biển Đông. Vì vậy mà cấu trúc nhiệt
độ của nước biển ở đây phần lớn mang tính chất của đại dương.
2.7. Các chỉ tiêu thường dùng để định loại. [2]
- Hình dạng chủy (Rostrum).
- Cấu tạo răng chủy, số lượng gai chủy.
- Các gờ, rãnh và gai trên giáp đầu ngực (Carapace).
- Hình dạng và cấu tạo của Thelycum & Petasma.
- Cấu tạo chân ngực và các đốt trên chân ngực (pereopod), vị trí các mang.

- Gờ và gai hiện diện trên các đốt bụng.
- Số lượng gai (gồm gai bất động và gai di động) trên Telson.
- Màu sắc của tôm khi còn sống.








Hình 2: Hình thái ngoài của giáp đầu ngực (Carapace)

11

Hình 3: Cấu tạo Thelycum & Petasma của tôm he (Penaeidae)









Hình 4: Cấu tạo chân đuôi (Uropod) của tôm he (Penaeidae)












Hình 5: Cấu tạo chân hàm 3 và chân ngực 1








12



















Hình 6: Các vị trí mang của tôm he








Hình 7: Cấu tạo chân bụng 2








Hình 8: Gai và gờ trên các đốt bụng (Abdomen)
Màng khớp
Đốt đế
Mép chân
Mang khớp
Mang chân
Mang nhánh

Mang bên
Bộ phụ đực
Appendix masculina
Nhánh trong
Endopod
Nhánh ngoài
Exopod

Penaeidae Solenoceridae

13















Hình 9.Cấu tạo râu II và râu I.

















1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Chi phụ
sườn trên

Đ
ốt râu 1

Nhánh trên

Nhánh d
ư
ới

Đ
ốt râu 2


Đ
ốt râu 3

Đ
ốt râu 4

Đ
ốt râu 5

Đ

t râu 2

Đ
ốt râu 1

Đ
ốt râu 3

M
ắt

Gai cảm giác bên
V
ảy râu

Gai
Râu A
2



14
1. Mút chủy (Unarmed portion of rostrum) 14. Cơ quan phát thanh ( Stridulating
organ)
2. Răng trên chủy (Dorsal rostral tooth) 15. Răng dưới chủy (Ventral rostral tooth)

3. Gờ trán vị (Gastrofrontal carina) 16. Gai trên mắt (Supraorbital spine)
4. Rãnh trán vị (Gastrofrontal groove) 17. Gai râu (Antennal spine)
5. Gai gan (Hepatic spine) 18. Gai sau mắt (Posorbital spine)
6. Gai thượng vị (Epigastric spine) 19. Gai má (Pterygostomian spine)
7. Gờ cổ (Cervical carina) 20. Gờ mắt vị (Gastroorbital carina)
8. Rãnh cổ (Cervical groove) 21. Rãnh râu mắt (Orbitoantennal groove)
9. Đường khớp dọc (Longitudinal groove) 22. Sống râu (Antennal carina groove)
10. Gờ bên chủy (Adrostral carina) 23. Gờ gan (Hepatic carina)
11. Gờ sau chủy (Postrostral carina) 24. Rãnh gan (Hepatic groove)
12. Rãnh giữa (Median groove) 25. Gờ mang tim (Branchiocardiac carina)
13. Rãnh bên chủy (Adrostral groove) 26. Rãnh mang tim (Branchiocardiac
groove)

Hình 10: Sơ đồ cấu tạo vỏ đầu ngực của tôm he (Penaeidae)
















15
Phần 3: phương pháp nghiên cứu
3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng nguồn lợi sinh vật biển- Khoa Nuôi trồng Thủy sản-
Trường Đại Học Nha Trang.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 30/07/2007 đến 10/11/2007.
Đối tượng nghiên cứu: Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae).
3.2. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung của đề tài có 3 nội dung chính sau:
- Thu mẫu và định loại thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) hiện có ở
Khánh Hòa.
- Xây dựng bộ hình ảnh và mẫu vật.
- Cố định mẫu, bảo quản và lưu giữ.













Hình 11: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Địa điểm thu mẫu và nghiên cứu.
Địa điểm: Mẫu được thu tại các chợ cá ở Cam Ranh, Lương Sơn, Vạn Giã, Nha
Trang, bến giã cào Cửa Bé, bến giã cào Lương Sơn trong địa phận tỉnh Khánh Hòa.
Thời gian: Mẫu được tiến hành thu thường xuyên trong thời gian thực tập, vào
sáng sớm từ 3
h
đến 7
h
ở các bến cá, tại các chợ thì muộn hơn 6
h
đến 9
h
.
Định loại thành phần loài họ tôm he
(Penaeidae) hiện có ở Khánh Hòa
Nhận xét, kết luận và đề
xuất ý kiến
Phương pháp bảo
tồn, bảo tàng mẫu
vật
Xây dựng bộ hình ảnh và
mẫu vật có so sánh đối
chiếu với Viện Hải Dương
Học và Viện Nghiên Cứu
Nuôi Tr
ồng Thủy Sản III


Thu mẫu vật và phân
loại thành phần loài họ
tôm he (Penaeidae)

16
Mẫu được tập trung tại Phòng nguồn lợi sinh vật biển- Khoa Nuôi trồng Thủy
sản- Trường Đại Học Nha Trang, tiến hành định loại, bảo quản và lưu giữ mẫu vật.
Quan sát các mẫu có lưu giữ tại Phòng nguồn lợi sinh vật biển, Phòng mẫu vật ở
Viện Hải Dương Học- Nha Trang và Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III.
3.3.2. Dụng cụ vật tư:
Những dụng cụ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Thùng xốp.
- Đá lạnh.
- Kính lúp cầm tay.
- Máy ảnh Nikon 5.1
- Thước kẻ độ chính xác 0,1 mm.
- Kính tấm các loại, dây cước đường kính 1 mm, chai, bô can các loại, khăn.
- Giấy thấm, panh, kéo và các dụng cụ khác.
- Hóa chất : Formol 10%, nước máy.
3.3.3. Phương pháp phân tích mẫu.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu đưa vào phân loại:
Mẫu còn nguyên dạng, đầy đủ các bộ phận cơ thể, không xây xát, dập nát, mẫu tươi,
màu sắc tươi sáng.
Số lượng mẫu đưa vào phân tích 3- 5 con (cần có cả con đực và con cái).
- Lưu giữ mẫu chưa phân loại:
Mẫu được ướp đá lạnh đưa về phòng thí nghiện định loại ngay, nếu không thì phải bảo
quản mẫu trong tủ đá.
3.3.4. Phương pháp định loại mẫu.
Quá trình giám định mẫu dựa vào tài liệu phân loại chủ yếu của các tác giả:
- Nguyễn Văn Chung, 1971. Họ tôm he (Penaeidae) vịnh Bắc Bộ.

- Nguyễn Văn Chung & Phạm Thị Dự, 1995. Danh mục tôm biển Việt Nam.
- Nguyễn Văn Chung et al., 2000. Động vật chí Việt Nam.
Xây dựng bộ hình ảnh bằng cách dùng máy hình chụp lại những chi tiết quan trọng để
định loại.
Sau cùng, dùng Formol 10% để cố định mẫu, lưu giữ lại tại Phòng nguồn lợi sinh vật
biển.

17
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thống kê hiện trạng mẫu vật hiện có được lưu giữ tại các phòng mẫu.
4.1.1. Phòng mẫu vật Viện Hải Dương Học Nha Trang.
Số mẫu vật thuộc họ tôm he (Penaeidae) được lưu giữ tại dây 36 loài (Nguyễn
Văn Chung et al., 2000). Qua thực tế tham khảo thì số mẫu tại phòng mẫu vật là 15
loài, có nhiều mẫu vật không còn rõ ràng, không thể dùng cho quá trình học tập và
nghiên cứu.





Hình 12: Mẫu vật ở phòng mẫu vật Viện Hải Dương Học.
4.1.2. Phòng mẫu vật Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III.
Mẫu thuộc họ tôm he (Penaeidae) được lưu giữ ở đây là 19 loài, từ năm 2004 nên
còn khá rõ các dấu hiệu phân loại, nhưng sắc tố không còn. Số lượng mẫu còn thiếu
(theo Nguyễn Văn Chung là 50 loài). Vì vậy không đảm bảo cho quá trình nghiên cứu
và học tập.






Hình 13: Mẫu vật ở Phòng mẫu vật Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III.
4.1.3. Phòng nguồn lợi sinh vật biển- Trường Đại Học Nha Trang.
Mẫu vật tôm he được lưu giữ tại phòng quá ít, chỉ có 3 loài, có những mẫu quá cũ
và các chỉ tiêu dùng để định loại không còn nhận ra được. Với số mẫu được lưu giữ
hiện tại thì quá thiếu và không đảm bảo cho quá trình nghiên cứu và học tập. Trong
khi đó họ tôm he rất có ý nghĩa về kinh tế. Vì vậy cần bổ sung thêm mẫu vật là cần
thiết.


18







Hình 14: Mẫu vật ở Phòng nguồn lợi sinh vật biển- Trường Đại Học Nha Trang
4.1.4. Thống kê số lượng mẫu vật ở các phòng mẫu vật.
Bảng 3: Số lượng loài trong họ tôm he được lưu giữ tại các phòng mẫu.
Giống Loài
Viện NC
NTTS III
Viện HDH-
Nha Trang
Phòng nguồn
lợi sinh vật
biển


Số
mẫu
Ghi
chú
Số
mẫu
Ghi
chú
Số
mẫu
Ghi
chú
P. monodon 1 + 1 ++ 11 ++
P. vannamei 2 + 0 0
P. japonicus 1 + 0 0
P. merguiensis 1 + 1 ++ 7 ++
P. latisulcatus 2 + 4 ++ 2 +
Penaeus
P. semisulcatus 0 2 ++ 0
M. ensis 3 + 4 ++ 0
M. affinis 4 + 3 +++ 0

M. tenuipes 0 0 0

M. endeavouri 0 1 ++ 0

Metapenaeus

M. papuensis 1 ++ 0 0


Parapenaeus P. sextuberculatus

0 1 ++ 0

T. curvirostris 4 + 1 0

T. sedili 0 1 ++ 0

T. longipes 3 + 0 0

T. pescadoreensis 1 ++ 2 ++ 0

Trachypenaeus
T. malaianus 2 ++ 0 0

P. hardwickii 1 + 1 ++ 0

P. hungerfordi 0 0 0

P. maxillipedo 2 ++ 0 0

P. tenella 0 0 0

P. cornuta 5 ++ 0 0

Parapenaeopsis

P. stylifera 0 1 ++ 0

M. lamellata 0 0 0


Metapenaeopsis

M. mogiensis 2 + 1 ++ 0


19
M. dalei 0 0 0

M. barbata 1 ++ 1 ++ 0

M. stridulans 1 + 0 0

M. toloensis 2 ++ 0 0

M. palmensis 0 0 0

+ : Mẫu còn các chỉ tiêu để định loại, nhưng sắc tố đã mất.
++ : Mẫu mất hầu hết các chỉ tiêu để định loại.
+++: Mẫu không dùng được đã hư nát.

Nhận xét: Qua bảng 3 cho thấy việc lưu giữ mẫu vật các loài thuộc họ tôm he
chưa được quan tâm. Mẫu được lưu giữ tại Phòng nguồn lợi sinh vật biển- Trường Đại
Học Nha Trang hầu như không đáng kể, có một số mẫu không còn nhãn nên rất khó
định loại. So với các mẫu vật được lưu giữ tại các phòng mẫu trên thì số lượng cũng
như chất lượng mẫu ở Trường Đại Học Nha Trang không đáp ứng đủ cho quá trình
nghiên cứu và học tập của sinh viên.
4.2. Kết quả định loại thành phần loài.
4.2.1. Các dấu hiệu thường dùng để phân loại nhanh đến giống trong họ
Penaeidae.

Đặc điểm chung: Chủy rất phát triển, mép trên hoặc mép dưới có gai. Có gai gan,
gai trên dạ dày. Rãnh cổ ngắn. Râu I có nhánh phụ bên trong, sợi râu thường tròn. Đôi
chân bò 1, 2, 3, 4 hoặc cả 5 đôi chân bò có nhánh ngoài.
Sau dây là những giống thu được trong quá trình thực tập.
Bảng 4: Định loại nhanh các giống thuộc họ tôm he (Penaeidae) thu được.



20
Hình minh họa
Giống Đặc điểm
Carapace Thelycum & Petasma
Penaeus
- Mép trên và
dới chủy đều
có gai.


- Thelycum &
Petasma đối
xứng

- Carapace có
gai râu, gai
gan, rãnh rõ
ràng








Metapenaeus
- Chủy bình
thờng, chỉ có
mép trên có
răng

- Carapace
không có rãnh
dọc hoặc
ngang, có gờ
gan cong
xuống phía
trớc.

- Không có
gai má




Gờ bên chủy

Gai trên chủy

Phần lồi tấm
bên
Phần lồi tấm

giữa

Tấm trớc

Tấm sau

Gai dới chủy

Tấm trớc

Tấm sau

Gờ gan cong
xuống
Phần lồi tấm bên

Phần lồi tấm giữa



21







Parapenaeus











- Mép trên
chủy có răng



- Carapace có
đờng khớp
dọc.















Metapenaeopsis




- Gờ và rãnh
Carapace
không rõ ràng




- Petasma bất
đối xứng












Trachypenaeus





- Gờ và rãnh
carapace
không rõ ràng



- Petasma đối
xứng (Hình
mỏ neo)












Tấm sau

Tấm trớc

Tấm bên trái

Tấm bên phải


Tấm sau

Tấm sau

Phần lồi tấm bên

Tấm trớc

Gờ, rãnh
không rõ ràng
Phần lồi tấm giữa


Đờng khớp dọc

Phần lồi tấm
giữa
Phần lồi tấm
bên
Tấm trớc


22

4.2.2. Kết quả thu được các loài thuộc họ tôm he (Penaeidae).
Bảng 5: Danh lục các loài thu được.
STT

Định loại Tên tiếng Anh Tên Việt Nam

Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Phân lớp Vỏ Mềm:
Malacostraca
Liên bộ Tôm Thật: Eucarida
Bộ Mười Chân: Decapoda
Phân bộ Tôm Bơi: Natantia

Họ Tôm He: Penaeidae
Giống: Penaeus

1 P. semisulcatus de Haan, 1850 Green tiger prawn Tôm vằn
2 P. merguiensis de Man, 1888 Banana prawn Tôm bạc thẻ
3 P. vannamei Boone, 1931 Camaron patiblanco Tôm he chân
trắng
4 P. japonicus Bate, 1888 Kuruma prawn Tôm he Nhật Bản
5 P. latisulcatus Kishinouye, 1896 Western king prawn Tôm gân
6 P. longistylus Kubo, 1943 Redspot King prawn Tôm he đỏ
7 P. monodon Fabricius, 1798 Giant tiger prawn Tôm sú
8 P. indicus H. Milne- Edwards,
1837
Indian white prawn Tôm he ấn Độ
Giống: Metapenaeus
9 M. ensis de Haan, 1850 Graesyback shrimp Tôm rảo đất
10 M. intermedius Kishinouye, 1900

Middle shrimp Tôm rảo đuôi
xanh
11 M. affinis H. M. Edwards, 1837 Jinga shrimp Tôm bột
12 M. dalli Racek, 1957 Western school shrimp Tôm rảo đan

Giống: Parapenaeus
13 P. fissuroides Alcock, 1901 Neptune Rose Shrimp Tôm he giả gờ cao

Giống: Metapenaeopsis
14 M. barbata de Haan, 1850 Wiskerred velvet
shrimp
Tôm vỏ bông
15 M. palmensis Haswell, 1879 Southern velvet shrimp Tôm vỏ u rộng
16 M. lamellata de Haan, 1850 Humpback shrimp Tôm chủy phiến
17 M. dalei Rathbun, 1902 Kishi velvet shrimp Tôm đỏ đali
18 M. mogiensis Rathbun, 1902 Mogi velvet shrimp Tôm vân đỏ
Giống: Trachypenaeus
19 T. curvirostris Stimpson, 1860 Southern rough shrimp Tôm đanh móc
20 T. longipes Paulson, 1875 Tôm đanh chân
dài
21 T. pescadoreensis Schmitt, 1931 Pescadore Rough
shrimp
Tôm đanh vòng

23

Nhận xét: Số loài thu được trong thời gian thực tập tốt nghiệp chỉ có 21 loài trong
5 giống, so với các nghiên cứu trước (theo Nguyễn Văn Chung là 50 loài) thì còn
thiếu. Trong những số loài thu được chủ yếu là những loài có giá trị kinh tế trong
giống Penaeus, Metapenaeus. So với phòng mẫu của Viện Hải Dương Học và Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III thì thành phần loài được bổ sung nhiều hơn,
nhưng không thu được loài nào trong giống Parapenaeopsis.
4.2.3. Mô tả các loài thu được trong thời gian thực tập.
* Các loài thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798.
Synonym:

- Penaeus Fabricius, 1798; Bate, 1888; Rathbun, 1902; de Man, 1911; Balss,
1914; Burkenroad, 1934; Kubo, 1949; Dall, 1957; Hall, 1962; Nguyen Van Chung,
1995.
- Penaeus Alcock, 1900; Schmitt, 1921; Blanco, 1937.
Đặc điểm chung:
Mép trên và mép dưới chủy đều có gai. Vỏ đầu ngực có gai râu, gai gan. Mặt
lưng đốt đuôi có rãnh dọc. Râu I có nhánh phụ bên trong và gai cuống râu.
1. Penaeus (Marsupenaeus) japonicus Bate, 1888.
Synonym:
- Penaeus canaliculatus japonicus Bate, 1888.
- Penaeus japonicus Nobili, 1906; de Man, 1911; Yokoya, 1930; Monod, 1930;
Yu, 1935; Kubo, 1949; Hall, 1956,1962; Nguyen Van Chung, 1971; Starobogatov,
1872.
Tên Việt Nam: Tôm he Nhật Bản (tôm vằn)
Tên tiếng Anh: Kuruma prawn
Mô tả:
- Chủy: Có hướng chúc xuống, mép trên 8-10 răng, mép dưới 1-2 răng.
- Vỏ đầu ngực: Gờ sau chuỷ dài đến mép sau vỏ đầu ngực, có rãnh giữa rất sâu
kéo dài tới cuối gờ, gờ gan rõ ràng.
- Phần bụng: Từ giữa đốt bụng IV - VI có gờ lưng. Đốt đuôi mặt lưng có rãnh dọc
sâu, hai bên có 3 đôi gai hoạt động (điểm phân biệt với P. canaliculatus).

24
- Các chi: 5 đôi chân bò đều có nhánh ngoài.
- Thelycum: ở giữa đôi chân bò 4 và 5. Túi nhận tinh dạng trụ tròn, miệng ở phía
trước.
- Petasma: Phiến bên cong về phía bụng, đỉnh phiến giữa hình thành u lồi lệch về
phía bụng, vượt quá đỉnh phiến bên.
- Màu sắc: Mặt vỏ có hoa vân ngang. Carapace có các vòng màu nâu tối, vàng
nhạt và cam xen kẽ. Giữa nhánh đuôi có màu nâu, phần sau màu lục, viền lông màu

hồng. Chân bò dày đặc các lông màu lam.
- Tần số bắt gặp và giá trị sử dụng: Thường gặp, nhưng sản lượng không lớn, có
giá trị về thực phẩm và kinh tế .










Hình 15: Thelycum & Petasma của P. japonicus







Hình 16: Penaeus (Marsupenaeus) japonicus Bate, 1888.
2. Penaeus (Melicertus) longistylus Kubo, 1943
Synonym:
Gai đốt đuôi

25
- Penaeus jejunus Hall, 1956.
- Penaeus caesius Dall, 1957.
Tên Việt Nam: Tôm he đỏ

Tên tiếng Anh: Redspot King prawn
Mô tả:
- Chủy: Thẳng, mép trên có 10-12 răng , mép dưới có 1 răng.
- Vỏ đầu ngực: Gờ sau chuỷ hơi nhô lên, hầu như kéo dài tới mép sau vỏ đầu
ngực, có gai râu, gai trên mắt , gai gan và gai trên dạ dày, không có gai má.
- Phần bụng: Từ đốt bụng IV - VI có gờ lưng sắc nhọn, ở cuối đốt VI gai nhọn
cong xuống. Đốt bụng III có mảng tròn màu đỏ ở tấm bên. Mép cuối đốt đuôi có 3 đôi
gai nhỏ.
- Các chi: Chân bò 1 có gai gốc và gai đốt đùi. Năm đôi chân bò đều có nhánh
ngoài.
- Thelycum: Túi nhận tinh có dạng vuông, mép trước phẳng và lõm sâu ở giữa. U
đỉnh hình trụ tròn kéo dài tới đỉnh vỏ bụng giữa đôi chân bò 4.
- Petasma: Đỉnh trước của phiến giữa không cong xuống dưới.
- Màu sắc: Đốt bụng III có một đốm tròn màu đỏ. Các chân bò màu hồng, chân
bơi màu vàng. Cuối đốt đuôi màu lam. Viền đuôi có lông đỏ.
- Tần số bắt gặp và giá trị sử dụng: ít gặp tại vùng biển Khánh Hòa, rất có giá trị
về thực phẩm và kinh tế. Mẫu thu tháng 7 (1 con) và cuối tháng 9 năm 2007 (1 con).







Hình 17: Penaeus (Melicertus) longistylus Kubo, 1943



×