Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn và một số chất phụ gia đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) giai đoạn từ 5cm đến 7cm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.85 KB, 54 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





VŨ THỊ NHƯỜNG





“ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN VÀ
MỘT SỐ CHẤT PHỤ GIA ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGỰA ĐEN ( Hippocampus kuda
Bleeker, 1852) GIAI ĐOẠN TỪ 5 cm ĐẾN 7 cm.”

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa 2003 - 2008











Nha Trang, tháng 11/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




VŨ THỊ NHƯỜNG





“ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN VÀ
MỘT SỐ CHẤT PHỤ GIA ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGỰA ĐEN ( Hippocampus kuda
Bleeker, 1852) GIAI ĐOẠN TỪ 5 cm ĐẾN 7 cm.”


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa 2003 - 2008



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS – TS : LẠI VĂN HÙNG






Nha Trang, tháng 11/2007



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đợt thực tập này bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân, nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
đến:
Trường Đại học Nha Trang, khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Bộ môn dinh dưỡng và
thức ăn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, kỹ thuật và tinh thần để tôi có thể
thực hiện được đề tài.
Thầy PGS.TS - Lại Văn Hùng, người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài
tốt nghiệp thành công.
Các thầy cô giáo đã dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường để em có
được kiến thức thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Anh Thượng Đình Tâm – Chủ cơ sở sản xuất giống cá ngựa, 43/3 tổ 2A – Ba
Làng, Nha Trang, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện về vật chất, cũng như
kỹ thuật nuôi cá ngựa.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người ban đã giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 11 năm 2007





MỤC LỤC

Phần 1: Mở đầu 1
Phần 2: Tổng luận 4
2.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá ngựa 4
2.1.1 Hệ thống phân loại của cá ngựa 4
2.1.2 Đặc điểm phân bố của cá ngựa 5
2.1.3 Đặc điểm hình thái 5
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 7
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 8
2.2 Khả năng thích ứng với các yếu tố môi trường 10
2.2.1 Nhiệt độ 10
2.2.2 Độ mặn 11
2.2.3 pH 11
2.2.4 Oxy 11
2.2 Tình hình nuôi cá ngựa trên thế giới và Việt Nam 12
2.4 Một số nghiên cứu về vai trò y học của cá ngựa 13
2.5 Dinh dưỡng và thức ăn cá 14
2.5.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cá 14
2.5.2 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng cá ngựa. 20
2.5.3 Một số tìm hiểu về thức ăn đông lạnh 21
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 23
3.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 23
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
3.2 Dụng cụ thí nghiệm 23
3.3 Phương pháp thu thập thông tin 23

3.3.1 Phương thức tiến hành thí nghiệm 23
3.3.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 24
3.3.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ cho ăn 24

3.3.4 Thí nghiệm ảnh hưởng của một số chất phụ gia 25
3.3.5 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm 25
3.3.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 26
3.3.7 Các công thức tính toán 27
Phần 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận 28
4.1 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá 28
4.1.1 Một số yếu tố môi trường trong đợt thí nghiệm 28
4.1.2 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá 29
4.1.3 Ảnh hưởng chế độ cho ăn đến tỷ lệ sống của cá 32
4.2 Ảnh hưởng của một số chất phụ gia đến tốc độ tăng trưởng của cá 34
4.2.1 Đánh giá sự hấp thụ của thức ăn khi bổ sung khoáng, và vitamin C 34
4.2.3 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 35
4.2.4 Ảnh hưởng của vitami C và chất khoáng đến tốc độ tăng trưởng của cá 35
4.2.5 Ảnh hưởng của vitamin C và chất khoáng đến tỷ lệ sống của cá 39
Phần 5: Kết luận và đề xuất ý kiến 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề xuất ý kiến 42




GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


T : nhiệt độ.
ppt: phần nghìn (part per thousand)

h: giờ.
W: khối lượng.
L: chiều dài.
NT : nghiệm thức.
TN : thí nghiệm
ĐC : đối chứng.
CĐ : chế độ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen trong điều kiện thí nghiệm 6
Bảng 2: Tăng trưởng của cá ngựa đen theo thời gian 7
Bảng 3: Sức sinh sản của một số loài cá ngựa trong một lần đẻ 9
Bảng 4: Ảnh hưởng của thời gian cấp đông lên biến đổi khối lượng của tôm sú 21
Bảng 5: Các yếu tố môi trường trong đợt thí nghiệm 1 28
Bảng 6: Chiều dài trung bình của cá nuôi ở các chế độ khác nhau 29
Bảng 7: Trọng lượng trung bình của cá nuôi ở các chế độ khác nhau 30
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến 32
Bảng 9: Tỷ lệ sống ( %) của cá sau thí nghiệm 32
Bảng 10: Các yếu tố môi trường trong đợt thí nghiệm 2 35
Bảng 11: Chiều dài trung bình của cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia 35
Bảng 12: Khối lượng trung bình của cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia 37
Bảng 13: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá sau thí nghiệm 38
Bảng 14: Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm 39
Bảng 15: Thời gian (phút) cá chết hoàn toàn khi sốc ở nhau 40

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Đặc điểm hình thái của cá ngựa đực và cái 6
Hình 2: Cá ngựa đen 23
Hình 3: Cân điện tử 26

Hình 4: Chiều dài trung bình của cá nuôi ở các chế độ khác nhau 29
Hình 5: Khối lượng trung bình của cá nuôi ở các chế độ khác nhau 31
Hình 6: Tỷ lệ sống của cá nuôi ở các chế độ khác nhau 33
Hình 7: Thức ăn của cá ngựa 34
Hình 8: Chiều dài trung bình của cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia 36
Hình 9: Khối lượng trung bình của cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia 38
Hình 10: Tỷ lệ sống của cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia 40














1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Nếu như nghề nuôi cá biển của một số nước như Nauy, Thái Lan rất phát triển
và được coi là “ ngành công nghiệp dưới nước” thì ở nước ta nghề nuôi cá biển mới
đang trên đà phát triển. Mặc dù nghề nuôi cá biển mới phát triển nhưng chúng ta không
chỉ tập trung nghiên cứu những đối tượng có giá trị kinh tế như cá song, cá mú, cá
chẽm… mà chúng ta còn quan tâm đến những đối tượng có giá trị dinh dưỡng thấp
nhưng lại có giá trị rất lớn về mặt y học điển hình như cá ngựa.

Cá ngựa có tính dược liệu cao. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra
rằng ở cá ngựa có ít nhất 5 gen kháng khối u, và có chứa enzyme sinh tổng hợp
prostaglandin (chất đóng vai trò điều hoà thần kinh có khả năng kích thích sự tiết
hormon oxytocin), hormon và hệ miễn dịch. Do đó, nhân dân ta dùng cá ngựa làm
thuốc chữa một số bệnh như viêm xoang, đau các khớp xương, tráng dương, các bệnh
về tim và hệ tuần hoàn…. Ngoài ra ở một số nước phương tây, cá ngựa là một trong
những đối tượng nuôi làm cảnh được người dân ưa chuộng.
Do vậy nhu cầu tiêu thụ cá ngựa ngày một tăng, theo Amada (1996) hàng năm
trên thế giới có khoảng 20 tấn cá ngựa và hàng trăm nghìn cá ngựa sống được sử dụng
cho mục đích y học và nuôi làm cảnh [2], nên dẫn đến tình trạng nguồn lợi cá ngựa
ngoài tự nhiên ngày một giảm dần.
Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của con người và bảo vệ được nguồn lợi của
tự nhiên thì chúng ta không chỉ nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá ngựa thành công,
mà chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về tất cả các vấn đề: môi trường, dinh
dưỡng, bệnh… nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa, trong đó
các vấn đề về dinh dưỡng là rất quan trọng.
Nghề nuôi cá ngựa chỉ thực sự phát triển khi chúng ta nâng cao năng suất, giảm
chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Với mục đích giảm giá thành thức ăn một số đề tài
đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sự tăng trưởng của cá
ngựa đen như nghiên cứu của Đỗ Hữu Hoàng, Trương Sỹ Kỳ. Không ngoài mục đích
đó, việc nghiên cứu chế độ cho ăn (cho ăn ngày 1 lần, ngày 2 lần, ngày 3 lần) từ đó biết
được chế độ cho ăn nào đem lại hiệu quả kinh tế nhất để áp dụng vào thực tế sản xuất.
Bên cạnh đó, việc nâng cao sức đề kháng cho đối tượng thuỷ sản là một trong những
2

biện pháp phòng bệnh cơ bản và hữu hiệu, nên ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu về
protein, lipid cho cá chúng ta cần phải bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho đối
tượng nuôi.
Thức ăn của cá ngựa trong giai đoạn từ 5 cm đến 7 cm chủ yếu là tôm cám
(Mysisdacea). Nguồn thức ăn này được khai thác theo mùa vụ. Để đảm bảo đủ thức ăn

cho cá ngựa trong suốt quá trình nuôi thì ta tiến hành cấp đông. Trong quá trình cấp
đông sẽ làm cho độ ẩm, hàm lượng protein, lipid… giảm. Khi sản phẩm thuỷ sản mất
nước một số loại vitamin giảm đi rất nhiều nhất là vitamin C. Không những thế, quá
trình làm lạnh đông sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của sản phẩm thuỷ sản khiến hao
hụt một lượng nhỏ khoáng chất tan trong dịch tế bào chảy ra ngoài khi rã đông.[11] Do
đó cần phải nghiên cứu bổ sung vitamin C và khoáng chất cho cá.
Xuất phát từ những vấn đề trên em thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng
của chế độ cho ăn và một số chất phụ gia đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá ngựa đen ( Hippocampus kuda Bleeker, 1852) giai đoạn từ 5 cm đến 7 cm.”
Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá ngựa đen giai đoạn từ 5 cm đến 7 cm.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C, chất khoáng đến tốc
độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu strees của cá ngựa đen giai
đoạn từ 5 cm đến 7 cm.
Mục đích của đề tài:
- Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, bố trí thí nghiệm
và xử lý số liệu.
- Tìm ra được chế độ cho ăn và bổ sung chất phụ gia nào vào thức ăn cho phù
hợp từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá được sự ảnh hưởng khác nhau của chế độ cho ăn (1 lần/ngày, 2
lần/ngày, 3lần/ngày) đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen giai đoạn từ
5 cm đến 7 cm.
3

- Đánh giá được sự khác nhau của thức ăn bổ sung vitamin C, khoáng chất đến
tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen giai đoạn từ 5 cm đến 7 cm.
Ý nghĩa của đề tài:
Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, hoàn thiện công thức về dinh dưỡng cho

cá ngựa đen phục vụ cho nuôi thương phẩm, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi.

























4

PHẦN 2: TỔNG LUẬN
2.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá ngựa.

2.1.1 Hệ thống phân loại của cá ngựa
Theo danh mục trên thế giới thì có gần 150 loài cá ngựa, nhưng thực tế thì có
khoảng 35 loài, còn lại là những tên đồng vật [14]. Sự khám phá và phân loại về cá
ngựa đầu tiên bắt đầu từ năm 1758 bởi Linnaeus, ông đã đặt tên cho loài cá ngựa đầu
tiên là Syngnatuus hippocampus và bây giờ thuộc giống cá Hải long. Lourie và cộng sự
(1999) đã xuất bản cuốn sách mô tả và phân loại 32 loài thuộc giống cá ngựa
Hippocampus thường gặp trên thế giới. Đó là ông đã dựa trên cấu trúc di truyền từ lập
trình tự động về cấu trúc của bộ gen để đưa ra cấu trúc về định loại cá ngựa.
- Nhóm 1: Gồm các loài Hippocampus barbouri, H.histrix, H.subelongatus,
H.whitei thuộc vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương và Australia.
- Nhóm 2: Gồm các loài H.erectus, H.hippocampus và có thể là loài
H.zosterae thuộc vùng biển phía Tây và Đông Đại Tây Dương.
- Nhóm 3: Gồm các loài H.ingens, H.reidi, H.algirieus, H.capensis, H.kuda
thuộc hai bên eo biển Panama, Tây và Nam Châu Phi và vùng Ấn Độ - Thái Bình
Dương.
- Nhóm 4: Được sắp xếp thành những cặp loài có quan hệ gần gũi bao gồm:
H.abdominalis với H.breviceps và H.coronatus với H.mohnikei.
Đến năm 2001 Horne đã phát hiện một loài cá ngựa mới ở phía bắc Queensland
thuộc Austrailia, ông mô tả và đặt tên cho loài mới này là H.queenslandicus. Cùng thời
gian này Kuiter cũng đã phát hiện thêm 9 loài cá ngựa mới ở Austrailia, nâng tổng số
thành phần loài lên 24 loài cho vùng này.
Ở Việt Nam những nghiên cứu về cá ngựa còn hạn chế, một số tác giả nghiên
cứu phân loại cá ngựa: Nguyễn Khắc Hường (1993), Nguyễn Hữu Phụng (1995) đã
tổng kết Việt Nam có 4 loài cá ngựa: cá ngựa Nhật Bản H.japonicus, cá ngựa đen
H.kuda, cá ngựa gai H.histrix, cá ngựa ba chấm H.trimaculatus. Tuy nhiên kết quả này
chưa hoàn chỉnh, do vậy năm 1999 nhóm tác giả Lourie và cộng sự đã phân tích AND,
so sánh kiểu hình để phân loại đồng thời cũng phát hiện thêm loài mới ở Việt Nam,
5

tổng cộng là 7 loài: H.spinosissimus, H.comes, H.trimaculatus, H.kuda, H.kelloggi,

H.mohnikei, H.histrix.
2.1.2 Đặc điểm phân bố của cá ngựa.
Cá ngựa phân bố ở các vùng biển khắp nơi trên thế giới, chúng sống tập trung ở
dải ven bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới chủ yếu là vùng Ấn Độ Dương và Đại Tây
Dương. Tuy phạm vi phân bố rộng nhưng số lượng cá ngựa ngoài tự nhiên không cao
do cá chỉ sống ở nơi có nhiều rạn san hô, rong lá hẹ hoặc đáy là cát bùn ở độ sâu
khoảng 1,0 ÷ 1,5 m [14]. Tất cả các loài cá ngựa đều sống đáy và gần đáy, chỉ trong
trường hợp thiếu thức ăn cá mới di chuyển lên tầng mặt. Chúng sống chủ yếu ở vùng
nước cách đáy 20 cm, càng lên cao tỷ lệ càng thấp[14]. Khi chưa trưởng thành cá sống
đơn độc, sau đó cá kết cặp và sống chung thuỷ với nhau tại một lãnh thổ nhất định[21].
Chen Jia Xin (1990) cho rằng các loài cá ngựa đều sống rộng muối, rộng nhiệt.
Cá trưởng thành có thể sống tốt ở độ muối 5 ÷ 35 ppm.Cá ngựa đen có thể chịu đựng
nhiệt độ 9 ÷ 34
o
C [19]
Trên thế giới cá ngựa phân bố ở vùng biển Pakistan, Ấn Độ, Inđonexia, Thái
Lan, Singapore, Philippin, Mã Lai, Hông Kông, Nhật, Australia[20]
Ở nước ta cá ngựa phân bố ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung
(chủ yếu ở Khánh Hoà và Bình Thuận), khu vực Vịnh Thái Lan…[14]. Cá ngựa đen ở
vùng biển Nha Trang chiếm 85,8 % trên tổng số loài có ở Việt Nam, đây cũng là loài
được người dân cho đẻ và nuôi thương phẩm chủ yếu hiện nay.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá ngựa có hình dạng đặc biệt được phủ nhiều đốt xương vòng, các đốt vòng có
gai gồm 1, 4, 7 và 11 ở thân; các đốt 1, 4, 8, 11, 14, 16, 18 và 20 ở đuôi. Đầu to có
dạng như đầu ngựa gập thẳng góc với trục thân, mõm hình ống không có răng, thân
không vẩy, không có vây đuôi như loài cá nuôi truyền thống. Đuôi thường được cuộn
lại để bám vào giá thể, cá thường bơi đứng, di chuyển chậm, là loài lưỡng hình giới
tính. Con đực có túi ấp trứng ở phía trước bụng, cá cái không có túi này.
Số tia vây 16 – 18, vây hậu môn 4, vây ngực 15 -17, đốt xương vòng 11 + 33 đến
37. Thân cá thường có màu đen, kết cấu bề mặt da dạng sần, hoặc có màu vàng lợt,

6

màu kem với các chấm khá tối màu (đặc biệt là với con cái) hoặc màu nâu đỏ nhạt, có
thể là màu cát. Chiều dài lớn nhất 30 cm, thường gặp 10 – 20 cm









Hình 1: Đặc điểm hình thái của cá ngựa đực và cái

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Chen Jia Xin (1990) cho rằng cá ngựa thuộc loài sinh trưởng nhanh, vòng đời
ngắn. Trong điều kiện thí nghiệm, ông đã xác định tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen,
cá ngựa ba chấm, cá ngựa Nhật Bản.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen trong điều kiện thí nghiệm.





Cá ngựa khai thác ngoài tự nhiên 1÷2 năm tuổi có chiều dài dao động 120÷ 200
mm. Cá mới đẻ dài 4 ÷ 6 mm trọng lượng 3 ÷ 4 mg [14]. Trong điều kiện thí nghiệm
cá nuôi một tháng tuổi đạt kích thước 31 mm, 4 tháng đạt chiều dài 120 mm nặng 2,3g,
cá 6 tháng tuổi đạt 134 mm nặng 8,10 g, cá 11 tháng tuổi đạt kích thước 160 mm nặng
15 g.



Chiều dài cơ thể (mm)

Tuổi (tháng) 1 2 3
Cá ngựa ba chấm (H.trimaculatus) 60 90 110
Cá ngựa Nhật Bản (H.japonicus) 30 45 55
Cá ngựa đen (H.kuda) 45 75 90

Cá ngựa đực
Cá ng
ựa
c
ái


7

Bảng 2: Tăng trưởng của cá ngựa đen theo thời gian [14]
Tháng tuổi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
L (mm) 3 48 70 92 118 134

142 148

153 157 166

W (g) – – – 2.3

4.83


8.1 10.3

– 14.3

15.2



2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng.
Các loài cá ngựa đều di chuyển chậm, ruột thẳng và không có dạ dày nên có phổ
thức ăn tương đối giống nhau [14]. Thức ăn của chúng chủ yếu là những động vật nổi
(zooplankton) đang còn sống và di động như artemia, copepoda, amphipoda… những
loại thức ăn này phù hợp với kích thước miệng của cá nhỏ, khi cá lớn ( khoảng 30 ngày
tuổi) thì thức ăn là giáp xác (Crustacea) chiếm chủ yếu.
Cá ngựa không có cơ quan đường bên nên chỉ bắt mồi dựa vào thị giác. Hoạt
động bắt mồi của cá chỉ diễn ra vào ban ngày, cá ngừng bắt mồi hoàn toàn vào lúc 20
h
.
Tuy nhiên cá ngựa vẫn bắt mồi ban đêm trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, mặc dù
lượng thức ăn tiêu thụ vào ban đêm thấp hơn ban ngày [13].
Lourie và cộng sự (1994) cho rằng cá ngựa có thể ăn mồi liên tục một lượng
thức ăn rất lớn so với nhu cầu. Trong khoảng 10 tiếng một con cá ngựa 2 tuần tuổi có
thể ăn ít nhất 3600 ấu thể artemia.
Theo Trương Sỹ Kỳ (2000), cá ngựa bắt mồi nhanh và hiệu quả, tần số bắt mồi
cao, trong 5 phút có thể bắt mồi từ 10 ÷ 15 lần. Đối với thức ăn không thích hợp cá sẽ
nhả trở lại. Trong ngày cá bắt mồi từ 6 ÷ 20
h
, bắt mồi mạnh nhất lúc 8
h

và 14
h
. Khi
phân tích trong ruột cá ngựa con cho thấy thành phần thức ăn chủ yếu của chúng là lớp
phụ chân chèo (copepoda) chiếm 93% khối lượng thức ăn, còn lại ấu trùng giáp xác.
Đối với cá ngựa lớn hơn 45 mm thành phần thức ăn trong ruột: Palaemonidae chiếm
47%, nhóm bơi nghiêng (Amphipoda) chiếm 38%, ngoài ra còn có cá con và ấu trùng
thân mềm [14]
Cá ngựa có mõm hình ống nhỏ khi bắt mồi có tác dụng như một pittong hút.
Miệng nhỏ hướng lên trên [16].Chính đặc điểm này làm cho phổ thức ăn của cá hẹp lại.
Thức ăn của nó là những loài động vật có kích thước nhỏ và di động. Ở mỗi giai đoạn
khác nhau thì thành phần thức ăn của cá ngựa là khác nhau.
8

Cá ngựa nhỏ: từ 1 ÷ 10 ngày tuổi thức ăn chủ yếu là nhóm chân chèo copepoda
cỡ 200 ÷ 300 . Khi phân tích ống ruột của cá ngựa con thì thấy loại thức ăn này chiếm
93% khối lượng thức ăn. Cũng trong giai đoạn này sử dụng artemia làm thức ăn không
hiệu quả vì cỡ mồi không phù hợp. Khẩu phần ăn của cá ở giai đoạn này là 10 ÷ 15%
khối lượng cơ thể.
Cá ngựa lớn: đối với cá ngựa có kích thước từ 45 mm trở lên thì phổ thức ăn
hoàn toàn thay đổi. Thức ăn của cá trong giai đoạn này chủ yếu là các giống thuộc họ
tôm Palaemoinidae chiếm 40% trọng lượng thức ăn, kế đến là nhóm bơi nghiêng
(amphipoda) chiếm 38%. Ngoài ra trong thành phần thức ăn của cá ngựa còn có một số
loài cá con, ấu trùng giáp xác và thân mềm (molusca) nhưng số lượng và tần số của
chúng rất thấp. Đối với copepoda thì chúng đóng vai trò không quan trọng trong thành
phần thức ăn của cá ngựa lớn vì kích thước của chúng khá bé. Cá trưởng thành thì khẩu
phần ăn là 5 ÷ 8 % khối lượng cơ thể.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
 Mùa vụ sinh sản.
Hầu hết các loài cá ngựa ở biển Việt Nam đều có mùa đẻ kéo dài quanh

năm[14]. Theo kết quả phân tích số liệu giai đoạn chín muồi sinh dục của cá đực và cá
cái của Trương Sỹ Kỳ; Đoàn Thị Kim Loan (1994) Cá cái có buồng trứng giai đoạn IV
và cá đực mang trứng được bắt gặp hầu như quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào
các tháng 4, 5, 9, 10 và 12.[15]
 Khả năng bắt cặp và tập tính chuyển trứng của cá ngựa.
Theo Amanda trong điều kiện tự nhiên vào mùa sinh sản cá ngựa tập trung đến bãi
đẻ và kết cặp, chúng bơi lội dọc theo đáy, sau đó bơi theo chiều thẳng đứng, con đực
dùng đuôi quấn vào đuôi con cái, hai bụng áp sát vào nhau miệng túi ấp trứng mở ra
lúc này con cái đẻ trứng vào. Như vậy một cặp cá ngựa đực cái sống biệt lập để giao
phối, cá ngựa đực có thể nhận trứng của cá cái vài giờ sau khi đẻ. Điều này cho thấy ở
cá ngựa có đặc điểm kết đôi chặt chẽ. Do đó trong sinh sản nhân tạo ta chỉ cần nuôi với
tỷ lệ đực: cái (1:1)


9

 Sự phát triển phôi của cá ngựa:
Cai Nai’er và cộng sự (1984) đã khẳng định cá ngựa là động vật duy nhất có con
đực ấp trứng và đẻ con. Con đực mang túi ấp trứng ở phía trước bụng, con cái không
có túi này. Túi ấp trứng chỉ xuất hiện khi cá ngựa đực đạt kích cỡ 90 mm. Cá cái mang
trứng khi đạt đến giai đoạn chín muồi thì chuyển sang túi ấp con đực. Vincent (1990)
phân chia các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá ngựa đực.
- Giai đoạn 0: Túi ấp trứng nhỏ dẹp, túi chỉ là lớp da láng bên ngoài, cá chưa
thành thục sinh dục túi chưa nhìn thấy bằng mắt thường.
- Giai đoạn 1: Túi hơi căng, nếu mổ túi ấp của cá ở giai đoạn này thấy phôi cá
phát triển từ 1÷ 4 ngày.
- Giai đoạn 2: Túi ấp căng phồng lên, lúc này noãn bào đạt kích thước tối đa(
đường kính khoảng 270 ÷ 900  ), nhân tiêu biến đến cuối giai đoạn 2 cá ngựa đực đẻ
con.
- Giai đoạn 3: Sau khi cá đẻ xong, túi rỗng và lớp da túi rất nhăn, cá ngựa đực

chuẩn bị cho đợt ấp trứng tiếp theo.
Như vậy sự phân cắt trứng và sự phát triển của phôi diễn ra trong túi ấp của cá
đực. Trứng thụ tinh dài nhất 2,9 mm, trứng chưa thụ tinh dài 1,62 ÷ 1,9 mm. Quá trình
phát triển phôi của cá ngựa tương đối dài hơn so với các loài cá khác. Cá ngựa đen thời
gian ấp từ 9 ÷ 10 ngày.[14]
 Sức sinh sản:
Trên thực tế sức sinh sản của cá ngựa rất thấp. Điểm đặc biệt của loài cá này là
sức sinh sản được tính trên cả cá đực và cá cái, vì nó thụ tinh trong và ấp trứng. Cá
ngựa đẻ nhiều đợt trong năm, sức sinh sản của cá cái và khả năng ấp trứng của cá đực
thay đổi tuỳ loài.
Bảng 3: Sức sinh sản của một số loài cá ngựa trong một lần đẻ.[14]
Loài Cá cái (trứng) Cá đực (con)
Cá ngựa gai 9796 ÷23965 205 ÷ 625
Cá ngựa ba chấm 7247 ÷ 92734 332 ÷ 1286
Cá ngựa đen 2541 ÷ 27436 271 ÷ 1405

10

Cá ngựa là nhóm có vòng đời ngắn, thời gian thành thục sinh dục sớm, kích
thước tham gia đẻ lần đầu phụ thuộc vào từng loài. Thời gian thành thục của cá ngựa
đen khoảng 6 tháng tuổi có kích thước 90 ÷ 100mm, cá ngựa ba chấm thành thục lúc 4
tháng tuổi, có kích thước 100 ÷ 120mm.
2.2 Khả năng thích ứng với các yếu tố môi trường.
2.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của hầu hết các loài cá. Tùy thuộc vào các loài sống ở các điều kiện môi trường
khác nhau mà nhiệt độ thích ứng khác nhau.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tuyến sinh dục, khả năng thụ tinh,
khả năng đẻ trứng của cá ngựa đen và tỷ lệ sống của cá con là 26 – 28
o

C. Khi nuôi cá ở
nhiệt độ 18 và 20
o
C tuyến sinh dục của cá chỉ phát triển lần lượt đến giai đoạn II và
III. Chỉ số GSI đạt đến đỉnh điểm khi nuôi cá ngựa đen ở nhiệt độ 28
o
C và đây cũng là
nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tuyến sinh dục. Trong khi đó sự phát triển
của tế bào sinh dục đạt cao nhất ở nhiệt độ 20
o
C đối với cá ngựa Hippocampus whitei,
và cá ngựa thành thục sinh dục sau 6 – 7 tháng nuôi ở nhiệt độ 20
o
C.
Khi nghiên cứu cá ở các thang nhiệt độ là: 22°C, 24°C, 26°C, 28°C, 30°C và
32°C trên loài cá ngựa đen H. kuda, Lin và cộng sự (2007) đã xác định, khi nhiệt độ
cao thì thời gian ấp trứng và tốc độ đẻ của cá cũng ngắn lại.
Nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ăn của cá giống H. trimaculatus.
Nghiên cứu của Sheng J. và cộng sự đã nhận thấy ở nhiệt độ 18
o
C cá ngựa không ăn,
chúng không bơi lội và lắng xuống đáy bể. Cá ngựa giống có thể ăn ở nhiệt độ 22
o
C,
nhưng tỷ lệ ăn không cao và tỷ lệ ăn của cá ngựa giống 10 ngày tuổi là 12.42
copepods/h. Khi nhiệt độ nước tăng lên 26
o
C, cá ngựa giống có tỷ lệ ăn cao nhất, cá
ngựa ở các ngày tuổi 1, 5 và 10 tỷ lệ ăn lần lượt là 21.08, 22.64 và 39.32 copepods/h.
Tỷ lệ ăn của nhóm cá nuôi ở nhiệt độ 30

o
C cũng tương đối cao, chỉ thấp hơn có ý nghĩa
(P<0.05) so với nhóm nuôi ở 26
o
C. [15]
Sự sinh trưởng về trọng lượng và kích thước của cá tăng khi nhiệt độ tăng. Tỷ lệ
tăng trưởng của cá ngựa Hippocampus whitei sau 107 ngày nuôi gia tăng khi nhiệt độ
tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân 0.14 mm/ngày ở 17 °C đến 0.26 mm/ngày ở 26 °C.
11

Sự tăng trưởng của cá tỷ lệ thuận với sự gia tăng của nhiệt độ, có lẽ do sự tăng của quá
trình trao đổi chất khi nhiệt độ tăng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Strawn
(1958) khi báo cáo rằng sự tăng trưởng của cá ngựa Hippocampus zosterae tăng nhanh
vào những mùa nhiệt độ ấm ngoài tự nhiên. Và phù hợp với nghiên cứu của James &
Woods (2001) nghiên cứu trên loài H. abdominalis. [22]
Theo một số tác giả (Job và cộng sự, 2002; Heather, 2005) nhiệt độ môi trường
trong sản xuất giống của các loài cá ngựa ở vùng nhiệt đới tương đối giống nhau: : 28 –
30
o
C. [15]
2.2.2 Độ mặn
Độ mặn có ảnh hưởng đến một số yếu tố khác của môi trường: độ mặn thấp làm
tăng độ hòa tan của oxy và tăng hiệu quả của các vi khuẩn nitrat hóa. Cá ngựa có thể
sống trong nước có độ muối dao động từ 15 – 35 ‰. Loài cá ngựa đen có thể sống
được ở độ mặn 5 ‰ nếu như được thuần hóa tốt. [17] Hầu hết các nghiên cứu về cá
ngựa đều nuôi ở độ mặn 30 – 35 ‰.
2.2.3 pH
pH cao sẽ dẫn đến sự gia tăng hàm lượng ammonia gây độc cho cá đặc biệt ở
dạng không ion, tăng tỷ lệ tử vong cho cá. pH thích hợp cho nuôi cá ngựa 8.0 – 8.5, tối
ưu 8.1 – 8.3. [15]

2.2.4 Oxy
Dòng chảy, nhiệt độ nước, mật độ của vật nuôi, vật chất hữu cơ trong hệ thống
nuôi ảnh hưởng lớn đến hàm lượng oxy hòa tan. Khi lượng oxy hòa tan giảm, vật nuôi
có thể bị sốc dẫn đến tăng tính cảm nhiễm bệnh, hệ số chuyển đổi thức ăn tăng, cá sẽ
yếu dần và dễ nhiễm bệnh. Đối với cá ngựa duy trì ở mức oxy hòa tan 4 – 5 mgO
2
/L.
[14]
2.3 Tình hình nuôi cá ngựa trên thế giới và Việt Nam
Từ năm 1957 Trung Quốc đã tổ chức nuôi hai loài cá ngựa H. Kuda và H.
trimaculatus, thức ăn chủ yếu của cá là các dạng ấu trùng thuộc loài giáp xác, cá ngựa
trưởng thành ăn moi, ruốc, cho cá ăn bột tôm tươi, khô.[18]
Theo Trương Sỹ Kỳ (2006), việc nuôi cá ngựa với mục đích kinh tế có lẽ được
bắt đầu từ những năm 50 cho đến năm 1980. Tại Trung Quốc có 7 cơ sở nuôi qui mô
12

khá lớn ở vùng phía Nam biển Trung Hoa, hai cơ sở ở tỉnh Guangxi và 5 cơ sở ở tỉnh
Guangdong. Có lẽ vì những khó khăn về mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cho nên việc
nuôi cá ngựa bị ngừng lại. Ngày nay, do nhu cầu tiêu thụ cá ngựa quá lớn nên vấn đề
nuôi cá ngựa ở Trung Quốc có thể được nghiên cứu tiếp trong thời gian tới.
Ở Philippines, cá ngựa được nuôi ở đảo Marrunggas vào năm 1988, nhưng bị
thất bại. Phương pháp nuôi như sau: cho cá đẻ trong phòng thí nghiệm và nuôi cá con
trong các lồng nổi đặt ở biển hoặc cửa sông, tỷ lệ sống sót của cá con là 12% sau một
tuần nuôi. Năm 1995 đề án nuôi cá ngựa lại được lặp lại ở Trường Đại Học Tổng hợp
Mindanao và hiện nay đề án này thực hiện tại SEADAC/AQD (Southeast Asian
Fisheries Development Center Aquaculture Department).
Những năm gần đây, ở Thái Lan bắt đầu nghiên cứu nuôi cá ngựa thương phẩm
trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng kết quả chỉ dừng lại ở bước đầu. Tỷ lệ sống
không cao, không chủ động được khâu thức ăn, chưa cho cá ngựa tái phát dục trong
điều kiện nuôi nhốt, cho nên chưa nhận được thế hệ F2. Có lẽ đây là khó khăn chung

cho những ai nghiên cứu nuôi cá ngựa. Nhưng hầu như các nhà khoa học đều thống
nhất khó khăn này có thể vượt qua. Gần đây nhất, các nước Canada, Anh, Úc, Bỉ, Ấn
Độ, Nam Phi, New Zealand đang tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sản xuất
giống và nuôi thương phẩm loài cá này, nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, chỉ
thành công ở qui mô thí nghiệm. [20]
Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây nuôi cá ngựa đã trở thành một nghề, với
một số cơ sở ở Khánh Hòa, nuôi chủ yếu các loài: cá ngựa đen (H. kuda), cá ngựa ba
chấm (H. trimaculatus), cá ngựa vằn (H. comes), với hình thức nuôi chủ yếu là nuôi
trong các bể xi măng, bể composite. Kích thước cá thu hoạch thường 6 – 12 cm, và cá
chủ yếu được bán dưới dạng cá cảnh.
Năm 2006, Hồ Thị Hoa đã nuôi thành công cá ngựa bằng lồng ở vịnh Nha
Trang, mở ra một nghề mới rất có triển vọng. [15]
Thức ăn được các cơ sở nuôi cá ngựa sử dụng, giai đoạn cá con nuôi bằng động
vật phù du hoang dã vớt bằng lưới vớt động vật nổi (mắt lưới 120µ), nauplius của
artemia, động vật phù du hoang dã đông lạnh, cá lớn cho ăn chủ yếu là tôm cám và
ruốc đông lạnh.
13

Như vậy cá ngựa là một đối tượng nuôi rất có hiệu quả kinh tế, thức ăn của
chúng là những loại dễ tìm, có nhiều ở địa phương, nên việc nghiên cứu các loại thức
ăn khác nhau, nhằm chủ động được số lượng, đảm bảo được chất lượng để phục vụ
nghề nuôi cá ngựa là hết sức cần thiết.
2.4 Một số nghiên cứu về vai trò y học của cá ngựa.
Mặc dù những nghiên cứu về công dụng của cá ngựa rất ít, nhưng nhân dân ta
sử dụng cá ngựa làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian thì rất nhiều. Người ta có thể
dùng cá ngựa để chữa trị một số bệnh: các chứng đau nhức, sự nhiễm khuẩn, yếu sinh
lý và sự suy giảm chức năng cơ quan sinh dục, viêm tấy đường hô hấp, những vết
thương do té ngã, gãy xương, bệnh tim và tuần hoàn máu, bệnh gan thận, hình thành hệ
miễn dịch, chữa bệnh khó sinh…
Nghiên cứu của Đỗ Tuyết Nga và cộng sự (1991) cho thấy cá ngựa có thành

phần lipid cao nhất ở phần nội quan, chiếm 14,67 % ÷ 15,27 %; thành phần protein cao
nhất ở phần đầu, da, xương. Những acid amin không thay thế rất cần cho con người
đều có mặt: Licine, Histidin, Arginine, Threonine, Phenilanine, Valine, Methionine,
Luecine, Isoluecine. Những acid amin cần thiết cho tăng trưởng của trẻ em đều rất cao
ở cá ngựa (Histidin, Arginine, Methionine ). Do đó người ta sử dụng cá ngựa để chữa
bệnh còi xương ở trẻ em.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần phân tử các
hợp chất trong cá ngựa ở cấp độ phân tử. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá ngựa có
chứa các phân tử miễn dịch từ yếu tố di truyền bẩm sinh. Các phân tử này có thể dùng
trong quá trình chống oxy hoá và chống lão hoá cơ thể. Đặc biệt là đã phát hiện ra cá
ngựa có chứa ít nhất 5 gen kháng khối u.
Người ta còn tìm thấy trong cá ngựa tất cả các thành phần của chuỗi vận chuyển
điện tử trong tế bào. Đây là các phân tử có chứa hàm lượng nguyên tố sắt cao, sự có
mặt của chúng giải thích công dụng chống mệt mỏi, tái tạo hồng cầu của cá ngựa khi
sử dụng chúng phối hợp với một số dược liệu cổ truyền khác.
Ở Ấn Độ, cá ngựa còn dùng để trị ho gà ở trẻ em, chữa các vết thương ngoài da.
uống bột cá ngựa với mật ong chữa bệnh hen suyễn…
14

Chính vì công dụng chữa bệnh hữu hiệu của cá ngựa, nên hiện nay nguồn này
đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Do đó việc sản xuất giống cá ngựa thành
công có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ nguồn lợi, và đáp ứng được nhu cầu của con
người.
2.5 Dinh dưỡng và thức ăn cá
2.5.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cá.
Dinh dưỡng là bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa thức ăn với cơ
thể, đó là quá trình cơ thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, tăng trưởng, các chức
phận bình thường của các cơ quan, các mô và để sinh năng lượng, cũng như phản ứng
của cơ thể đối với ăn uống.
Ở động vật thuỷ sản có những đặc điểm dinh dưỡng rất riêng biệt và rất khác so

với động vật trên cạn:
- Cá có nhiều thay đổi cấu trúc ống tiêu hoá và đa số động vật thuỷ sản phải trải
qua giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng thay đổi
rất lớn nên nghiên cứu dinh dưỡng sẽ khó khăn hơn so với động vật trên cạn.
- Cá là động vật biến nhiệt yêu cầu năng lượng thấp hơn và phụ thuộc vào nhiệt
độ môi trường sống. Do đó tỷ lệ ( năng lượng/protein) thay đổi rất nhiều. Sự bài tiết
Ure, Uric acid của cá rất khác với các sinh vật khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
giá trị sử dụng năng lượng của protein.
- Môi trường sống của cá dưới nước, do đó cá có nhhững kiểu thích nghi như
khả năng biến dưỡng ở điều kiện oxy thấp, tiêu hao năng lượng thấp hơn, thường chỉ
bằng 1/4 so với động vật trên cạn.
Từ những đặc điểm trên nên nhu cầu năng lượng của cá thấp hơn so với động
vật trên cạn dẫn đến tỷ lệ protein/năng lượng của cá cao hơn so với động vật trên cạn.
Động vật thuỷ sản có một số nhu cầu các dưỡng chất khác với động vật trên cạn như
nhu cầu acid béo không no họ (n- 3) chứa nhiều nối đôi như PUFA (Polyunsaturated
fatty acid). Cá có khả năng tổng hợp giới hạn vitamin nên chúng lệ thuộc rất nhiều vào
nguồn cung cấp từ thức ăn.


15

 Nhu cầu năng lượng của cá.
Năng lượng được định nghĩa như một khả năng để làm việc. Động vật có nhu
cầu năng lượng cho tất cả các giai đoạn trong chu trình sống. Số lượng năng lượng yêu
cầu phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, vào hoạt động, giai đoạn phát triển và
điều kiện khí hậu môi trường.
Năng lượng tiêu hao hàng ngày của cá gồm những năng lượng chuyển hoá cơ
bản cho tiêu hoá, hấp thụ thức ăn và cho các hoạt động cơ. Giống loài, giới tính và giai
đoạn trưởng thành của cá cũng ảnh hưởng đến chuyển hoá cơ bản: ở con đực cao hơn
con cái, còn nhỏ thì chuyển hoá cơ bản càng cao và thấp dần đến thời kỳ trưởng thành.

Chuyển hoá cơ bản còn thay đổi theo tình trạng sức khoẻ của cá: Giảm khi nhịn đói
hay thiếu thức ăn và có thể giảm đến 50%. Nếu tình trạng này kéo dài thì cá không lớn,
sức khoẻ yếu, nhưng đó là sự thích nghi để duy trì sự sống. Vì vậy năng lượng chuyển
hoá cơ bản không thể tính theo trọng lượng của cá mà phải tính theo giai đoạn trưởng
thành. Việc tính toán năng lượng chuyển hoá cơ bản đang còn nghiên cứu dùng cho
hợp lý. Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhu cầu năng lượng chuyển
hoá cơ bản khoảng 230 Kcal/kg thể trọng đối với cá đang lớn, và 68 Kcal/kg thể trọng
đối với cá hết lớn.
Thức ăn có tác dụng là động lực đặc hiệu làm tăng chuyển hoá cơ bản, trung
bình là 10% vì nó cần thiết cho tiêu hoá, hấp thụ, tiết dịch và bài tiết. Năng lượng cho
các hoạt động bơi lội bình thường hàng ngày khoảng 25% so với năng lượng chuyển
hoá cơ bản. Năng lượng cho một số hoạt động bất thường khoảng 20% so với năng
lượng chuyển hoá cơ bản.
Như vậy năng lượng tiêu hao tổng thể cả ngày khoảng 145% so với năng lượng
chuyển hoá cơ bản. Từ năng lượng chuyển hoá cơ bản có thể tính ra năng lượng tổng
thể. Những con số về nhu cầu năng lượng cơ bản trên đây là ở những điều kiện khá
chuẩn, trong thực tế còn nhiều yếu tố gây ra sự sai khác như điều kiện môi trường, tình
trạng sức khoẻ và các yếu tố khác thuộc về kỹ thuật.
 Nhu cầu protein
Protein là một chất hữu cơ cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Trong khẩu phần thức ăn thiếu protein làm cho cá dễ nhạy cảm với sự nhiễm trùng
16

đường ruột, đường hô hấp, chậm lớn và dễ bị bệnh. Vì vậy hàm lượng Protein là yếu tố
hàng đầu trong khẩu phần thức ăn của cá
Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thoả mãn nhu
cầu các amino acid để đạt tăng trưởng tối đa. Nhu cầu protein tương đối tính theo mức
% protein trong thức ăn. Nhu cầu protein tuyệt đối được định nghĩa như lượng protein
cá lấy vào từ thức ăn trên một đơn vị thể trọng cá (tính theo gram protein trong thức ăn
trên kg cá). Các loại cá thường có nhu cầu protein rất cao so với gia súc và gia cầm,

nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng 24 ÷ 54% thức ăn
 Nhu cầu lipid
Cùng với hydrat cacbon, lipid trong thức ăn hình thành nguồn cung cấp năng
lượng quan trọng. Nếu năng lượng thức ăn quá thấp cá sử dụng những dưỡng chất như
protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng. Tuy nhiên, sử dụng protein cho mục đích
năng lượng làm tăng giá thành thức ăn. Ngược lại nếu năng lượng trong thức ăn quá
cao sẽ làm giảm sự hấp thụ thức ăn.
Về phương diện dinh dưỡng lipid thuộc nhóm chính. Lipid cung cấp năng lượng
gấp 2,25 lần gluxit hay protein. Lipid là dung môi tốt cho các vitamin A, D là nguồn
quan trọng của nhiều chất cần thiết đối với cơ thể cá như: các phospholipid, các acid
béo chưa no cần thiết… và nhiều chất hoạt động sinh học khác.
Nhu cầu của các acid béo thiết yếu đối với cá còn nhỏ cao hơn so với cá trưởng
thành. Do đó cho cá ăn thức ăn giàu dinh dưỡng ở giai đoạn còn nhỏ là rất cần thiết.
 Nhu cầu carbohydrate (gluxit)
Trong thức ăn cá, vai trò chính của gluxit là sinh năng lượng, tuỳ theo giống loài
cá, mà có khi hơn nửa phần năng lượng của phần là do gluxit cung cấp. Ngoài vai trò
sinh năng lượng ở một mức độ nhất định, gluxit có cả vai trò tạo hình vì nó có mặt
trong tế bào và tổ chức cơ thịt của cá. Chuyển hoá gluxit có liên quan chặt chẽ với
chuyển hoá của protein và lipid. Cung cấp đủ gluxit trong khẩu khần thức ăn sẽ làm
giảm phân huỷ protein đến mức tối thiểu. Khả năng tích trữ gluxit trong cơ thể cá rất có
giới hạn, lượng gluxit thừa dễ dàng chuyển thành lipid tích trữ trong các tổ chức mỡ dự
trữ của cơ thể.
17

Nói chung khả năng sử dụng gluxit của động vật thuỷ sản kém, cho nên nếu
thức ăn có hàm lượng gluxit nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá đạm trong thức ăn, giảm
tính thèm ăn, ảnh hưởng tới sinh trưởng. Đồng thời do quá nhiều gluxit sẽ chuyển hoá
thành mỡ tích luỹ trong cơ thể làm giảm chức năng hoạt động của gan, làm cho gan bị
nhiễm mỡ. Vì vậy hàm lượng gluxit trong thức ăn khoảng 20 ÷ 30% là thích hợp.
 Nhu cầu vitamin

Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hoá học khác nhau, cơ thể động vật
có một nhu cầu với số lượng rất nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sinh trưởng, phát triển
bình thường. Như vậy về mặt số lượng vitamin không phải là một hợp phần quan trọng
của cơ thể như Protein, lipid, gluxit mà nó có vai trò như là chất bổ dưỡng, giữ gìn sức
khoẻ cho động vật.[6]
Hầu hết vitamin có vai trò như một co-enzyme hoặc các tác nhân hỗ trợ. Các
enzyme thực hiện các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Do đó nó làm tăng cường quá
trình trao đổi chất trong cơ thể, làm cho quá trình tiêu hoá hấp thu triệt để hơn, nó tăng
cường sức khoẻ cũng như sức đề kháng với điều kiện bất lợi của môi trường. Vitamin
được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản khi nghề nuôi thâm canh phát triển, lúc đó mật
độ nuôi tăng lên cùng với việc sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự nhiên trong ao
không đủ đáp ứng được nhu cầu vitamin cho đối tượng nuôi, vì vậy người ta phải bbỏ
sung vitamin vào thức ăn.
Dựa vào tính chất vật lý có thể phân vitamin làm hai loại: vitamin tan trong chất
béo gồm có A, D, K, E và vitamin tan trong nước: B, C, H…. Hàm lượng và chức năng
của mỗi loại vitamin trong khẩu phần thức ăn sẽ khác nhau, và nhu cầu của cá đối với
mỗi loại vitamin cũng khác nhau.
Trong những loại vitamin trên thì vitamin C tham gia vào nhiều quá trình quan
trọng trong cơ thể sống như: quá trình hydroxyl hoá các amino acid, quá trình hydroxyl
hoá prolin, lysine trong phân tử colagen.
Vitamin tồn tại trong tinh thể, màu trắng tan trong nước, không mùi. Vitamin C
dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ và ánh sáng. Trong quá trình bảo quản thức ăn vitamin C
thường bị mất rất nhiều. Việc nghiên cứu bổ sung vitamin C vào trong thức ăn đáp ứng
đủ nhu cầu vitamin C của cá là điều cần thiết.

×