Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích quy trình công nghệ lắp ráp và hàn tổng đoạn của tàu 5.500 DWT tại Công ty CNTT Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 90 trang )

- 1 -

LỜI CẢM ƠN
Sau bao năm ngồi ghế nhà trường, với những cố gắng rèn luyện học tập
cùng bạn bè. Trong đó, có những niềm vui khi thi đạt, nỗi buồn khi bị điểm kém. Rồi
những khó khăn đó cũng qua đi nhờ sự lo lắng, động viên của cha mẹ, người thân,
nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô và còn nhờ bè bạn cùng khóa đã giúp
nhau để vượt qua gian khó. Đến hôm nay em đã kết thúc khoá học 2003

2008,
ngành Kỹ Thuật Tàu Thủy tại Trường Đại Học Nha Trang và được nhận đề tài tốt
nghiệp. Đây cũng là thử thách cuối cùng trong quãng đời sinh viên.
Suốt khoảng thời gian học tập vừa qua, em đã được sự giúp đỡ của bạn bè,
các anh chị, quý Thầy Cô tại trường và các Kỹ Sư ở nhà máy Đóng Tàu Sài Gòn nơi
em thực tập. Đặc biệt là sự quan tâm dìu dắt của quý Thầy Cô thuộc Khoa Kỹ Thuật
Tàu Thủy đã giúp em hoàn thành khóa học và đủ điều kiện để thực hiện Đề tài tốt
nghiệp. Nay thời gian ngồi ghế nhà trường cũng sắp qua đi, em sẽ học tập và làm
việc trong môi trường mới, đó là các nhà máy, xí nghiệp.
Trong quá trình thực hiện Đề tài tốt nghiệp, em đã gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên nhờ sự chỉ dẫn tận tình của thầy Huỳnh Văn Vũ cũng như các Thầy Cô,
các anh chị trong khoa, các bạn cùng khóa 45, và Xí Nghiệp Đóng Tàu Sài Gòn
đã giúp em hoàn thành bài tốt nghiệp này. Nay em không biết nói gì hơn là gởi lời
cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn Huỳnh Văn Vũ và các Thầy Cô, các anh chị
trong khoa, các bạn cùng khóa 45, và Xí Nghiệp Đóng Tàu Sài Gòn Em hứa sẽ cố
gắng học hỏi nhiều hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của Cha mẹ, Thầy Cô,
các anh chị và bạn bè.
Do thời gian làm đề tài có hạn, kinh nghiệm chưa có và trình độ bản thân còn
hạn chế nên bài đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót mà bản thân
em chưa nhìn thấy được. Do vậy, em kính mong các thầy chỉ bảo thêm để bài tốt
nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!.


- 2 -
MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………… … 4
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………… … 6
1.1 TỔNG QUAN …………………………………………………………… … 6
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP RÁP VÀ
HÀN TÀU VỎ THÉP…………………………………………………… 7
1.2.1 Công nghệ lắp ráp tàu trên thiết bị hạ thủy………………………… … 7
A) Quy trình công nghệ đóng tàu vỏ thép………………………………… …… 7
B) Một số vấn đề về lắp ráp tàu trên triền đà………………………………… 7
1.2.2 Công tác kiểm tra khi lắp ráp tàu trên thiết bị hạ thủy ……………… …….10
1.2.3 Công nghệ hàn tàu vỏ thép………………………………………… …… 12
1.3 GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU… … … 14
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP VÀ HÀN TỔNG ĐOẠN TÀU
HÀNG KHÔ 5.500DWT TẠI CÔNG TY CNTT SÀI GÒN……………… …….15
2.1 ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CỦA NHÀ MÁY….……………………… …… 15
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty CNTT Sài Gòn ……………………… ………15
2.2 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT….…… ……18
2.2.1 Giới thiệu chung… ………………………………………………… … 18
2.2.2 Các thông số cơ bản của tàu. ……………………………………… 18
2.2.3 Hệ thống kết cấu và phân khoang.…………… ………………………… 18
2.3 PHƯƠNG ÁN THI CÔNG ….………………………………………… …… 19
2.3.1 Cơ sở thực hiện phương án thi công….………………………………… ….19
2.3.2 Phân tích lựa chọn phương án 23
2.3.3 Kết luận….…………………………………………………………… …….28
2.3.4 Công tác chuẩn bị để thực hiện phương án thi công được lựa chọn…… 28


- 3 -
2.4 QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ HÀN TỔNG THÀNH TÀU HÀNG KHÔ 5.500
DWT TẠI CÔNG TY CNTT - SÀI GÒN… ……………………………… … 31
2.4.1 Mô tả chung…………………………………………………………… … 31
2.4.2 Phương án công nghệ ………………………………………………… … 31
2.4.3 Thực hiện phương án công nghệ lắp ráp các phân đoạn trên bệ phẳng
trước khi đấu tổng thành …………………………………………………… 33
A- Lắp ráp và hàn các phân đoạn đáy: ….……………… …………… …… 33
B- Lắp ráp và hàn các phân đoạn mạn: ……………………………… ………38
C- Lắp ráp và hàn nối các phân đoạn khác trước khi cẩu lên đà: ……… …… 43
2.4.4 Quy trình lắp ráp và hàn tổng thành…………………………………… … 50
A- Chuẩn bị trên triền đà và kê căn…………………………………… ………50
B- Thứ tự lắp ráp và hàn các phân đoạn trên triền đà… ……………… …… 53
C- Lắp ráp phân tổng đoạn trên đà. …………………………………… …… 54
2.5 NGHIỆM THU SAU KHI LẮP RÁP VÀ HÀN TRÊN ĐÀ67 69
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP VÀ HÀN TỔNG THÀNH
TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT TẠI CÔNG TY CNTT SÀI GÒN……… …… 71
3.1 ƯU ĐIỂM… ………………………………………………………… …… 71
3.1.1 Tiết kiệm được thời gian….……………………………………….… … …71
3.1.2 Sơ đồ hàn có hiệu quả kinh tế cao……………………………….… …… 72
3.1.3 Chọn phân đoạn chuẩn thích hợp………………………………… ….… 73
3.1.4 Quá trình lắp ráp thuận lợi….……………………………………… …… 73
3.2 NHƯỢC ĐIỂM………………………………………………………… … 75
3.2.1 Một số công tác cân chỉnh chưa hợp lý……………………………… 75
3.2.2 Một số công đoạn lắp ráp chưa hợp lý…………………………… ……… 78
3.2.3 Các quy trình lắp ráp chưa đồng nhất……………………………… ………78
3.2.4 Quy trình này không thuận lợi cho những người chưa có kinh nghiệm… …80
CHƯƠNG 4:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN……………………………………… ……81

- 4 -

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghiệp đóng mới tàu thủy là một ngành rất quan trọng đối với
các quốc gia nhất là đối với một quốc gia có biển và mạng lưới sông ngòi
chằng chịt như nước ta. Nó tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội,
đặc biệt là kinh tế biển, đồng thời phục vụ đắc lực cho cho sự nghiệp an ninh
quốc phòng của đất nước. Chính vì vậy mà nước ta đã chọn ngành công
nghiệp đóng tàu thủy lên ưu tiên hàng đầu và đóng vai trò tiên phong trong
chiến lượt phát triển kinh tế đất nước.
Để đáp ứng kịp thời sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu ở
nước ta hiện nay, trước hết cần phải có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật,
công nhân. v.v . mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Nên trong lúc này công
tác giáo dục và trang bị kiến thức cho sinh viên đang theo học ngành đóng
tàu sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong tiến trình phát triển ngành công nghiệp
đóng tàu.
Nắm bắt được tầm quan trọng đó theo tôi sự ra đời của đề tài: “Phân
tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT
Sài Gòn” hy vọng sẽ đóng góp một phần vào chương trình giáo dục tại
Trường ĐH Nha Trang nói riêng và sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp
tàu thủy nước nhà nói chung.
Đề tài: “Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT
tại Công Ty CNTT Sài Gòn” sẽ đi phân tích ưu nhược điểm của một quy
trình lắp ráp tổng thành cụ thể tại Xí nghiệp đóng tàu Sài Gòn. Cơ sở để phân
tích ưu- nhược điểm là dựa vào điều kiện thi công của Xí nghiệp và đặc điểm
kết cấu của con tàu. Đề tài thực hiện theo bốn chương các với nội dung chính
sau:



- 5 -
Chương 1: đặt vấn đề
Chương 2: Quy trình công nghệ lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng
khô 5.500DWT tại công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
Chương 3: Phân tích quy trình công nghệ lắp ráp và hàn tổng thành
tàu hàng khô 5.500DWT tại công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
Chương 4: Thảo luận kết quả và đề xuất ý kiến
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn
hạn chế vậy nên sẽ không tránh khỏi thiết sót. Rất mong sự đóng góp của các thầy
và các bạn sinh viên.
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Võ Phúc Sinh














- 6 -
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1 TỔNG QUAN
Tàu thủy là một công trình kỹ thuật phức tạp từ khâu thiết kế đến khâu thi
công lắp ráp yêu cầu và quy định rất nghiêm ngặt, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và
trình độ công nghệ cao trong quá trình thiết kế, sửa chữa và đóng mới. Chính vì thế,
trong những năm gần đây, nước ta đã không ngừng học hỏi, liên tục thay đổi công
nghệ và tăng cường nâng cao đội ngũ nhân lực với chất lượng cao. Kết quả ngành
công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã phát triển một cách vượt bậc trên tấc cả các lĩnh
vực: đóng mới, sửa chữa, vận tải, du lịch và dịch vụ; hàng loạt đơn đặt hàng được
thực hiện trong thời gian qua đã đem lại thu nhập khổng lồ cho quốc gia, đồng thời
tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn trong nước.
Với xu hướng phát triển nền công nghiệp tàu thủy như hiện nay thì những
người làm việc trong ngành đóng tàu đã thực sự bước vào một sân chơi mới, một
sân chơi cạnh tranh trí tuệ. Đối với các sinh viên thì đây cũng là cơ hội lớn và cũng
là một thách thức lớn trong quá trình tìm hiểu nâng cao kiến thức của mình để
nhanh chóng thích nghi với xu thế phát triển của thời đại và có thể làm tốt công việc
của mình khi đối diện với thực tế.
Nằm trong chiến lược chung của cả nước về phát triển ngành công nghiệp
tàu thủy, trong thời gian qua, trường đại học Nha Trang, mà đi đầu là Bộ môn Đóng
tàu, Khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy là một trong những trung tâm đào tạo kỹ sư ngành
đóng tàu đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ về mọi mặt giúp cho
sinh viên nâng cao kiến thức, sinh viên sau khi ra trường không còn bỡ ngỡ và có
thể bắt tay ngay vào công việc tại các nhà máy. Với ý nghĩa quan trọng ấy, chúng
tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu
5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn” với mục tiêu tìm hiểu quy trình lắp ráp và
hàn tổng đoạn một con tàu cụ thể. Qua đó, phân tích các ưu nhược điểm của quy
trình, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công nghệ đóng tàu tại một nhà máy
- 7 -
đồng thời cũng giúp cho các bạn sinh viên hiểu và nắm bắt được các bước tiến hành
lắp ráp và hàn tổng đoạn, qua đó dễ hình dung hơn, góp phần học tốt các môn học

tại nhà trường. Hy vọng rằng qua đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào chương
trình đào tạo cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp tàu
thủy nước nhà.
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP RÁP VÀ HÀN TÀU
VỎ THÉP
1.2.1 Công nghệ lắp ráp tàu trên thiết bị hạ thủy.
A) Quy trình công nghệ đóng tàu vỏ thép.
Công nghệ đóng tàu vỏ thép thường tuân theo một quy trình công nghệ sau:
1) Tiếp nhận hồ sơ thiết kế
2) Chuẩn bị:
- Chuẩn bị công nghệ
- Chuẩn bị nguyên vật liệu.
- Chuẩn bị nhân lực.
3) Phóng dạng, chế tạo dưỡng mẫu.
4) Lấy dấu, hạ liệu.
5) Chế tạo chi tiết.
6) Chế tạo chi tiết, cụm chi tiết.
7) Lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn.
8) Lắp ráp tổng thành (trên thiết bị hạ thủy).
9) Hạ thủy.
10) Trang trí tại bến.
11) Kiểm tra, bàn giao.
B) Một số vấn đề về lắp ráp tàu trên triền đà
1) Các pương pháp lắp ráp tàu vỏ thép trên triền đà.
- Để đóng mới một con tàu thì người ta căn cứ vào cơ sở vật chất, các trang
thiết bị hiện có tại Xí nghiệp và đặc điểm con tàu để xây dựng một phương pháp
- 8 -
thích hợp. Hiện nay người ta thường sử dụng các phương pháp sau: Liên khớp, phân
đoạn, tổng đoạn.
- Lắp ráp tàu theo phương pháp liên khớp là người ta lắp ráp trình tự từ

trong ra ngoài từ dưới lên trên trên cả chiều dài con tàu từ mũi đến lái.
- Lắp ráp tàu theo phương pháp phân đoạn: ta chia tàu thành nhiều phân
đoạn nhỏ như phân đoạn đáy, phân đoạn mạn, phân đoạn boong, phân
đoạn vách ngang sau đó dùng cẩu đưa lên bệ lắp ráp.
- Lắp ráp tàu theo phương pháp tổng đoạn: Việc phân chia thân tàu thành
các tổng đoạn căn cứ vào kết cấu tàu cũng như thiết bị thi công của nhà
máy, chủ yếu là sức nâng của cẩu do đó phải phân chia tổng đoạn phù
hợp với sức nâng của cẩu.
2) Công tác chuẩn bị khi lắp ráp tàu trên triền đà
a) Khái niệm:
Triền đà là vị trí chuyên dùng với các thiết bị đặc biệt phục vụ cho công tác
tác lắp ráp. Triền đà có hai loại: triền dọc và triền ngang.
- Triền ngang: Phục vụ cho công tác lắp ráp và hạ thuỷ tàu theo chiều
ngang thân tàu. Đặc điểm của triền ngang là có số lượng đường trượt
nhiều, góc nghiêng tương đối lớn.
- Triền dọc: Phục vụ cho công tác lắp ráp và hạ thuỷ tàu theo chiều dọc
của thân tàu. Góc nghiêng của triền tùy thuộc vào độ lớn của con tàu
được lắp ráp trên triền. Thân triền được làm bằng bê tông cốt thép. Dọc
theo toàn bộ chiều dài của triền có những đường trượt. Chiều rộng những
đường trượt này được xác định từ điều kiện ứng suất nén riêng cho phép
từ 1.5 ÷ 3.0 Kg/cm
2

- 9 -

Hình 1.1: Mặt cắt của một triền dọc
b) Chuẩn bị triền đà và căn kê:
- Dọn vệ sinh sạch sẽ triền đà.
- Kẻ đường tâm đà.
- Trồng cột mốc, xác định chiều cao đường nước, chiều cao đường tâm trục

và các đường kiểm nghiệm khác trên cột mốc.
- Vạch dấu các đường kiểm tra.
- Kiểm tra lại chất lượng căn gỗ, căn bê tông và số lượng căn.
- Đặt căn vào vị trí quy định theo bảng bố trí căn kê.

Hình 1.2: Cách bố trí các đường kiểm tra trên triền đà

- 10 -

Hình 1.3: Kẻ đường tâm đà bằng phương pháp căn dây
c) Chuẩn bị các thiết bị nâng hạ, máy hàn và thiết bị cân chỉnh:
- Cần cẩu đặt dọc triền, để cẩu các phân đoạn lại đấu lắp với nhau.
- Máy hàn : máy hàn bán tự động, máy hàn điện.
- Thiết bị cân chỉnh: compa, thước lá, các đột để lấy dấu, ống thủy bình,
pa-lăng, kích, tăng-đơ, các mã răng lược phục vụ cho công tác lắp ráp.
1.2.2 Công tác kiểm tra khi lắp ráp tàu trên thiết bị hạ thủy (triền đà).
Công tác kiểm tra khi lắp ráp tàu trên triền bao gồm việc kiểm tra vị trí từng
kết cấu riêng biệt của thân tàu (các phân đoạn , tổng đoạn) và kiểm tra toàn bộ vị trí
hình dáng kích thước thân tàu. Việc kiểm tra các kết cấu riêng biệt của thân tàu
thường chỉ là xác định vị trí tương đối của các kết cấu đó đối với ba mặt phẳng cơ
bản vuông góc với nhau: Mặt phẳng đáy, mặt phẳng đối xứng và mặt phẳng đường
sườn giữa.
Đặc điểm của công tác kiểm tra cần lưu ý khi đóng tàu trên triền nghiêng là
mặt phẳng đáy (cơ bản) tạo với mặt bằng (mặt phẳng nằm ngang) một góc nhất định
cũng giống như góc của mặt phẳng đường sườn giữa tạo với mặt thẳng đứng (dây
- 11 -
dọi). Trong khi đó các dụng cụ thiết bị kiểm tra: ống thuỷ bình, dây dọi … đều chỉ
xác định vị trí mặt bằng và mặt thẳng đứng. Do đó khi kiểm tra các vị trí so với mặt
phẳng đáy và mặt phẳng đường sườn giữa ta cần phải tính cả ảnh hưởng của góc
nghiêng.



Hình 1.4: Kiểm tra thăng bằng ngang và đường tâm của phân đoạn đáy trên triền

Hình 1.5: Kiểm tra thăng bằng dọc phân đoạn đáy trên triền.

Hình 1.6: Kiểm tra thăng bằng dọc phân đoạn mạn (vách) trên triền.

- 12 -


Hình 1.7: Lắp ráp và kiểm tra phân đoạn vách ngang
1.2.3 Công nghệ hàn tàu vỏ thép.
Hàn là quá trình nối hai đầu của một chi tiết hoặc nhiều chi tiết với nhau
bằng cách nung nóng chúng đến trạng thái chảy hay dẻo. Hiên nay có rất nhiều
phương pháp hàn khác nhau, tuỳ theo yêu cầu chất lượng của mối hàn và vật liệu
hàn mà người ta sử dụng phương pháp hàn thích hợp.
Hiện nay trong ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nói chung và Xí Nghiêp
Đóng Tàu Sài Gòn nói riêng thường sử dụng phổ biến các phương pháp hàn sau:
1). Hàn hồ quang hở: Là phương pháp hàn bằng điện (xoay chiều) trong đó hồ
quang điện cháy trong không khí giữa que hàn kim loại và vật liệu hàn kim loại.
phương pháp này thông thường được gọi tắt là hàn điện và được tiến hành chủ yếu
bằng phương pháp hàn thủ công. Phương pháp này yếu sử dụng để hàn cơ cấu với
cơ cấu và hàn cơ cấu với tôn bao.
Chất lượng của mối hàn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của người công
nhân và dòng điện hàn. Thiết bị hàn là: Kìm hàn, que hàn, máy hàn.
2).Hàn điện hồ quang dưới chất trợ dung: Đây là phương pháp hàn hiện đại,
có năng suất cao, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đóng tàu vỏ thép.
- 13 -
a) Hàn bán tự động: Phương pháp này dựa trên hiện tượng hồ quang điện, người

ta sử dụng khí CO
2
để bảo vệ mối hàn trong khi hàn. Phương pháp này chủ yếu sử
dụng để hàn cơ cấu với cơ cấu
và hàn cơ cấu với tôn bao.
Chất lượng của mối hàn
phụ thuộc chủ yếu vào tay
nghề của người công nhân và
dòng điện hàn.
Hình1.8: Máy hàn bán tự động

b)Hàn tự động: Phương pháp
này dựa hiện tượng hồ quang điện nhưng được điều khiển tự động, chất bảo vệ mối
hàn là cát. Cát qua một cái phểu chảy xuống mối hàn bảo vệ không cho không khí
thâm nhập vào mối hàn. Nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối hàn là: dây hàn
và chất trợ dung. Việc lựa chọn loại dây hàn phụ thuộc vào thành phần hóa học của
kim loại cơ bản, thành phần hóa học của chất trợ dung và điều kiện hàn.
Máy hàn tự động áp dụng hàn tôn với tôn và hàn tôn với cơ cấu và chỉ sử
dụng nơi bằng phẳng rộng
rãi.

Hình 1.9: Máy hàn tự động





3) Hàn bằng khí C
2
H

2
: Người ta thương sử dụng phương pháp này để cắt tôn cắt
thép. Nó sử dụng khí O
2
và C
2
H
2
được đốt cháy ở nhiệt độ cao làm nóng chảy kim
loại.
- 14 -


Hình 1.10: Máy cắt rùa
1.3 GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là đi tìm hiểu quy trình lắp ráp và hàn
tổng thành tàu hàng khô 5.500DWT do Trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế - CNTT Sài
Gòn thiết kế thi công, sau đó kết hợp với những hiểu biết về điều kiện cơ sở vật
chất, kinh nghiệm thi công của công nhân tại Xí nghiệp và thực tế áp dụng quy trình
vào quá trình thi công tại Xí Nghiệp Đóng Tàu Sài Gòn từ đó làm cơ sở đễ phân
tích ưu nhược điểm của quy trình.
Với phương pháp nghiên cứu như vậy đề tài này đi vào giải quyết các nội
dung chính sau:
- Một số vấn đề chung về công nghệ lắp ráp tàu biển vỏ thép.
- Quy trình công nghệ lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 5.500DWT tại
Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
- Phân tích ưu nhược điểm của quy trình.






- 15 -
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP VÀ HÀN
TỔNG ĐOẠN TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT TẠI
CÔNG TY CNTT SÀI GÒN

2.1 ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CỦA NHÀ MÁY
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty CNTT Sài Gòn
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÀI GÒN
Địa chỉ: 1027 Phạm Thế Hiển, phường 5, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 8504737; 08 8504514 – Fax: 8488504914; 8721954

Công ty công nghiệp tàu thủy Sài-Gòn (Saigon Shipbuilding Industry
Company) là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên của Tổng công ty công
nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN).
1) Ngành nghề kinh doanh
- Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, thiết bị và cẩu kiện
nổi trên biển.
- Thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ phục vụ thi công các loại phương
tiện thủy, phương tiện GTVT khác, thiết bị công trình biển và các sản
phẩm công nghiệp.
- Thiết kế, sửa chữa, hoán cải các loại thiết bị có yêu cầu về kỹ thuật và an
toàn cao.
- Tư vấn cho các chủ đầu tư trong lĩnh vực thiết kế hoán cải, giám sát thi
công, lập dự án đầu tư, kiểm định chất lượng các loại phương tiện GTVT.
- Xuất – nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị hàng hoá.
- Dịch vụ và môi giới hàng hải, vận tải và bốc dỡ hàng hoá.
- Phá dỡ tàu cũ.

- 16 -
- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, chế tạo phục
hồi các loại phương tiện giao thông vận tải.
- Thiết kế và tổ chức thi công các công trình giao thông, công trình kỹ
thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; các công trình thủy lợi, kênh
mương, đê kè; các công trình dân dụng và phần bao che công trình công
nghiệp, san lắp mặt bằng.
- Kinh doanh và vận tải nhiên liệu.
- Kiểm tra không phá hủy, đo chiều dày đường hàn bằng siêu âm và các
dịch vụ kỹ thuật khác có liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
- Lập dự án đầu tư các công trình, kinh doanh bất động sản.
- Tổ chức, kinh doanh vận tải thủy bộ; kinh doanh và vận tải dầu khí, nhiên
liệu.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ hàng hải: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại
lý vận tải đường biển, dịch vụ môi giới hàng hải, dịch vụ lai dắt tàu biển,
dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ kiểm đếm hàng hoá, dịch vụ bốc dỡ
hàng hóa tại cảng biển và cảng sông.
- Thực hiện các dịch vụ về công nghệ thông tin: tư vấn và cung cấp các
giải pháp về phần mềm trong quản lý sản xuất; tư vấn và cung cấp các
giải pháp về phần cứng, máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề
và quy định của pháp luật. Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải
thủy, thiết bị và cấu kiện nổi trên biển.
2) Các phòng ban của công ty
a. Công ty tư vấn thiết kế: có trách nhiệm
- Tổ chức khảo sát, thiết kế đóng mới hoán cải hoặc phục hồi các loại
phương tiện giao thông vận tải và các sản phẩm phục vụ nội bộ Công ty.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, thiết kế chế tạo thử và chuyển giao các
thiết bị có ứng dụng công nghệ mới.

- 17 -
- Tư vấn cho các chủ đầu tư trong lĩnh vực thiết kế, hoán cải hoặc phục hồi
các loại phương tiện giao thông vận tải.
- Tư vấn cho các chủ đầu tư về các lĩnh vực thuộc chức năng của công ty.
- Giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư và giám sát kỹ thuật quyền
tác giả.
- Tổ chức giải quyết các trường hợp có tranh chấp hoặc xử lý các vấn đề
thuộc chức năng nhiệm vụ của công ty.
- Tổ chức thiết kế chế tạo mới, hoán cải hoặc phục hồi các máy móc thiết
bị, tài sản khác phục vụ nội bộ Công ty.
- Tư vấn cho các đơn vị trong công ty tham gia đấu thầu.
b. Phòng quản lý thiết bị: có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện đầu tư thiết bị, phương tiện, dụng cụ đồ nghề, hệ thống
thông tin, thiết bị văn phòng theo dự án đầu tư xây dựng Công ty.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư và mua sắm thiết bị hàng năm, theo dõi thực
hiện và thống kê báo cáo theo quy định .
- Công tác bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, dụng cụ đồ nghề đảm bảo sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật của các thiết bị do phòng phụ
trách.
c. Phòng KCS: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của nhà máy.
Kiểm soát quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9000.
3) Các cơ sở sản xuất của công ty.
Công ty có hai cơ sở: Xí nghiệp đóng tàu Hiệp Ân và Xí nghiệp đóng tàu Sài
Gòn.
- Xí nghiệp đóng tàu Hiệp Ân là văn phòng chính của Công Ty Công
Nghiệp Tàu Thủy Sài Gòn, là cơ sở đóng mới, sửa chữa các phương tiện
vận tải thủy. Địa chỉ: 1027 – Đường Phạm Thế Hiển – Phường 5 – Quận
8 – Tp.HCM.
- 18 -

- Xí nghiệp đóng tàu Sài Gòn: Là cơ sở đóng mới và sửa chữa các phương
tiện vận tải biển. Địa chỉ : 10E – đường Bùi Văn Ba – Phường Tân Thuận
Đông – Quận 7 – Tp.HCM.
2.2 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT.
2.2.1 Giới thiệu chung.
Tàu hàng khô 5.500 DWT thuộc loại tàu Universal Dry – Cargo Ship có một
số đặc điểm chung như sau:
- Trọng tải 5500 DWT
- Tàu vỏ thép lắp đặt động cơ 2 máy lai 2 chân vịt, hoạt động trên tuyến
quốc tế, dùng để chở hàng khô
- Tàu có tuyến hình dạng mũi quả lê, đuôi vát, có một boong chính liên tục,
đáy đôi và mạn kép
- Tàu có 3 khoang hàng, buồng máy và thượng tầng đặt ở đuôi. Tàu do Nga
thiết kế.
- Chủ tàu: MIDLAND SHIPPING COMPANY.
2.2.2 Các thông số cơ bản của tàu.
- Chiều dài thiết kế :L = 122,8 m
- Chiều rộng thiết kế : B = 16,5 m
- Chiều cao mạn : D = 6,1m
- Chiều chìm : d = 4,2m
2.2.3 Hệ thống kết cấu và phân khoang
- Hệ thống kết cấu: tàu được thiết kế với kết cấu theo hệ thống hỗn hợp.
 Mạn vùng giữa tàu: kết cấu theo hệ thống ngang
 Đáy, boong vùng giữa tàu: kết cấu theo hệ thống dọc
 Khoang máy, mũi, đuôi: kết cấu theo hệ thống ngang
 Từ sườn 31 về lái có khoảng sườn: 600 mm.
 Từ sườn 31 đến sườn 144 có khoảng sườn: 710 mm.
 Từ sườn 144 đến sườn156 có khoảng sườn: 610 mm.
 Từ sườn 156 về đến cuối mũi tàu có khoảng sườn: 600 mm.
- 19 -

- Phân khoang: tàu được chia làm 11 khoang với 184 khoảng sườn
 Từ sau trụ lái đến sườn thứ 17 : khoang lái
 Từ sườn thứ 17 đến sườn thứ 31 : khoang máy
 Từ sườn thứ 31 đến sườn thứ 36 : khoang chứa nhiên liệu
 Từ sườn thứ 36 đến sườn thứ 38 : khoang dự trữ tính nổi
 Từ sườn thứ 38 đến sườn thứ 76 : khoang hàng III
 Từ sườn thứ 76 đến sườn thứ 78 : khoang cách ly
 Từ sườn thứ 78 đến sườn thứ 116 : khoang hàng II
 Từ sườn thứ 116 đến sườn thứ 118: khoang cách ly
 Từ sườn thứ 118 đến sườn thứ 153: khoang hàng I
 Từ sườn thứ 153 đến sườn thứ 165: két ballast
 Từ sườn thứ 165 đến sườn thứ 184: khoang mũi.

2.3 PHƯƠNG ÁN THI CÔNG
2.3.1 Cơ sở thực hiện phương án thi công.
Tàu hàng khô vỏ thép 5.500DWT được Tổng công ty CNTT Sài Gòn chọn
Xí nghiệp Đóng tàu Sài Gòn làm cơ sở để đóng mới. Vì vậy, cơ sở để thực hiện
phương án phải dựa vào điều kiện thi công của Xí nghiệp và đặc tính kỹ thuật của
tàu.
1) Về các trang thiết bị của Xí nghiệp:
a) Các thiết bị gia công tole vỏ:
- Máy dập thủy lực: 400 T
- Máy cắt tole có thể cắt được tole với chiều dày 25 mm
- Máy uốn tole 3 trục: uốn tole 25 mm.
- Thiết bị cắt oxy – gas bán tự động
- Máy cắt CNC: các thông số và tính năng của máy được trình bày dưới
đây
Thông số máy cắt CNC:
 Vật liệu cắt: thép cacbon, thép hợp kim, đồng nhôm, inox .
- 20 -

 Chiều rộng cắt: 2500 mm
 Chiều dài cắt: 8000 mm
 Chiều dầy cắt: 5 mm đến 50 mm
 Tốc độ dịch chuyển vô cấp: 1

6000 mm/phút
 Tốc độ dịch chuyển nhanh: 6000 mm/phút
 Độ chính xác định vị:  0,2 mm
 Độ chính xác lặp lại:  0,15 mm
 Số lượng đầu cắt: 2 đầu
 Truyền dẫn bằng động cơ: SERVOMOTOR
 Kích thước máy: Dài x Rộng x Cao: 9000mm x 3500mm x 1300mm
Tính năng của máy cắt CNC:
 Tự động cắt tấm theo biên dạng được lập trình, mặt cắt phẳng đẹp
 Máy có khả năng gắn các đầu cắt Gas, Plasma, Laser, Axetylen
 Tự động điều chỉnh chiều cao khi cắt bằng cơ khí
 Tự động mồi lửa
b) Các thiết bị gia công cơ khí:
- Máy tiện băng dài 8 m
- 6 máy tiện băng dài dưới 8m
- Máy tiện đứng đường kính gia công 3200 mm
- Máy khoan đường kính 80 mm
- Máy bào hành trình 1 m
- Máy phay kích thước bàn tới 2500x 800
- Máy dập thủy lực
- Thiết bị cắt oxy – gas bán tự động
c) Thiết bị nâng hạ:
- Cẩu di động sức nâng 50 T được bố trí trong các nhà xưởng phục vụ cho
công tác sản xuất
- Cẩu di động sức nâng trên 75 T

- Cẩu di động sức nâng dưới 75T
- 21 -
- Cẩu di động sức nâng trên 100 T
- Xe nâng có sức nâng 15 T
- Cẩu chân đế sức nâng 100 T chạy dọc đường triền.
- Cầu trục trên 15 T
- Cẩu có sức nâng 150 T đặt dọc theo ụ khô.
- Một cầu tàu 10.000 T, kích thước: 123m x 20m x 13,8m
d) Thiết bị hàn:
- Máy hàn điện xoay chiều
- Máy hàn điện một chiều
- Máy hàn tự động
- Máy hàn bán tự động
- Thiết bị kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm
e) Máy phun sơn dùng để sơn bề mặt tấm thép và sơn vỏ bao tàu
f) Hệ thống máy tính với các chương trình phục vụ cho công việc thiết kế và
phóng dạng
g) Phương tiện vận chuyển:
- Tàu tải trọng 350 T
- Cần cẩu nổi sức nâng 110 T
- Xe vận chuyển phân tổng đoạn 100 T
- Tàu kéo 400 mã lực
- Đầu kéo bộ
h) Thiết bị hạ thủy:
- Một đường triền phục vụ đóng mới tàu có trọng tải cỡ 6500 T với kích
thước: 118,84m x 27m, độ dốc: 1/18.
- Một ụ khô với kích thước: 180m x 30m x 8,1m để sửa chữa và đóng mới
tàu có trọng tải tới 25.000 DWT.
2) Năng lực của công ty: Công ty hiện có trên 800 nhân viên bao gồm:
- Các cán bộ khoa học kỹ thuật đang học tập nghiên cứu sau đại học

- 22 -
- Các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các kỹ sư chuyên ngành về
vỏ tàu thủy (41 người), máy tàu (34 người), điện cơ khí và các ngành
nghề khác (39 người)
- Công nhân kỹ thuật ngành hàn tàu (342 người), trong đó đã được Đăng
kiểm Việt Nam (VR) và Đăng kiểm Pháp (BV) cấp giấy chứng nhận là 92
người. Công ty đang xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong công tác thiết kế, đóng mới và sửa chữa
tàu thủy.
Hiện nay, tuy trang thiết bị cần thiết cho một xưởng đóng mới và sửa chữa
tàu thủy còn nhiều hạn chế, Công ty đã có nhiều cố gắng trong đóng mới, hoán cải,
sửa chữa được nhiều tàu cho nhiều đơn vị như: Công Ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển
(Vitranschart), Công Ty Vận Tải Xăng Dầu (Vitaco), Công Ty Dịch Vụ Kỹ Thuật
Dầu Khí (PTSC), Công ty T.S.T
3) Kinh nghiệm thi công:
Trong thời gian qua, Công ty đã đóng mới, hoán cải và sửa chữa một số sản
phẩm tiêu biểu như:
- Hoán cải, đại tu nâng trọng tải tàu dầu Ấp Bắc 3 từ 600 tấn lên 1200 tấn
của Công Ty Vận Tải Xăng Dầu Miền Nam (Vitaco)
- Hoán cải đại tu tàu hàng khô thành tàu chở dầu Bình Minh từ 1000 tấn
lên 1600 tấn của Công Ty Vận Tải Biển Hải Âu.
- Đóng mới sà lan chuyên dùng cho Công ty Gemardep
- Đóng mới phà 200 tấn (Việt Đan 01, 02) phục vụ cho dự án nâng cấp
quốc lộ I (PMU) do chính phủ Đan Mạch tài trợ cho Việt Nam .
- Thiết kế đóng mới 2 tàu kéo 600 CV, cabin có thể nâng hạ cho Công Ty
Chambon (Pháp) tại Viêt Nam
- Đóng mới Sà Lan Việt Gas – D01 dùng chuyên chở gas lỏng cho Công
Ty TNHH vận tải ven biển & Viễn thông T.S.T
- 23 -
- Sửa chữa hàng năm và định kỳ các phương tiện thuy của các đơn vị trong

nước như: Vitranchatst, Vosco, PTSC, Sài Gòn Ship, VITACO, Cửu
Long, Fancol, Công ty Công Trình 86
- Sửa chữa hàng năm và định kỳ các phương tiện thủy thuộc đội tàu của Xí
Nghiệp Liên Doanh Vietxopetrol như: NPK Côn Sơn, Long Sơn 01, Kỳ
Vân 01, Kỳ Vân 02, Long Hải 01, Vũng Tàu 01
- Đóng mới tàu hàng 4000 DWT và 6500 DWT

2.3.2 Phân tích lựa chọn phương án.
Thông thường lắp ráp thân tàu trên triền đà có thể thực hiện theo các phương
pháp: lắp ráp từ các chi tiết liên khớp, lắp ráp từ các phân đoạn, lắp ráp từ các tổng
đoạn. Để thấy được sự hợp lý khi áp dụng một phương pháp nào ứng với hoàn cảnh
thực tế thì ta cần phải nghiên cứu và phân tích cụ thể cho từng phương pháp.
1) Phương pháp lắp ráp từ các chi tiết liên khớp
Ta tiến hành lắp ráp tàu trên một bệ lắp ráp và lắp từ các chi tiết liên khớp.
Quy trình lắp ráp các chi tiết theo phương pháp liên khớp thông thường được thực
hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Phóng dạng trên sàn phóng dạng, sau đó lấy số liệu để gia công
các chi tiết liên khớp, tôn vỏ, dưỡng mẫu.
 Bước 2: Gia công toàn bộ khung xương, khung sườn, vách phẳng
 Bước 3: Lắp ráp thân tàu từ các chi tiết liên khớp :
- Tiến hành trải bệ lắp ráp.
- Trải tole đáy ngoài: hàn đính, hàn chính thức bằng máy hàn bán tự động
- Lắp đặt sống chính đáy.
- Lắp đặt đà ngang đáy.
- Hàn khung xương dàn đáy với tole đáy ngoài.
- Trải tole đáy trên và hàn khung xương đáy.
- Lắp đặt vách ngang.
- Lắp đặt vách dọc.
- Lắp đặt các khung xương ngang.
- 24 -

- Lắp đặt sống chính boong, sống phụ boong, sống mạn.
- Trải tole mạn.
- Trải tole boong.
- Lắp ráp thượng tầng lên tole boong:
 Đặt vách thượng tầng gồm vách dọc và vách ngang lên tole boong
 Đặt và hàn đính boong thượng tầng với các vách thượng tầng
- Lắp ráp lầu lái lên boong thượng tầng:
 Dựng và hàn đính các vách của lầu lái với tole boong thượng tầng
 Đặt và hàn đính boong lầu lái với các vách của lầu lái
 Bước 3: Hàn hoàn chỉnh các cơ cấu theo thứ tự sau :
- Hàn cơ cấu với cơ cấu
- Hàn cơ cấu với tole
- Hàn tole với tole.
 Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu.
 Bước 5: Hạ thủy.
 Bước 6: Hoàn thiện tàu tại bến.
 Bước 6: Thử tàu, bàn giao.
a) Ưu điểm của phương án này
- Tiết kiệm diện tích làm việc vì chỉ lắp ráp ở một bệ lắp ráp
- Sử dụng ít phương tiện vận chuyển
- Không cần trang bị cẩu có sức nâng lớn
- Không cần cẩu lật (dễ gây biến dạng)
- Có thể thực hiện việc lắp ráp tại các nhà máy vừa và nhỏ
b. Nhược điểm:
- Thời gian tàu nằm trên triền lâu, tiến độ thi công chậm.
- Hầu hết công việc lắp ráp đều thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của
thời tiết nên ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.

- 25 -
2) Lắp ráp thân tàu theo phương pháp phân đoạn:

Khi lắp ráp theo phương pháp này thì tàu được chia thành nhiều phân đoạn
để lắp ráp chẳng hạn phân đoạn đáy, phân đoạn mạn, phân đoạn boong, phân đoạn
vách ngang, .v.v.
a. Quy trình lắp ráp từ các phân đoạn:
 Bước 1: Phóng dạng trên sàn, sau đó lấy số liệu để chế tạo dưỡng mẫu,
gia công các chi tiết, tôn vỏ…
 Bước 2:
- Chế tạo các cụm chi tiết.
- Chế tạo phân đoạn mạn.
- Chế tạo phân đoạn boong.
- Chế tạo phân đoạn đáy.
 Bước 3: Lắp ráp các phân đoạn bằng phương pháp hình chóp
- Trải bệ.
- Đặt phân đoạn đáy chuẩn: canh chỉnh vị trí và cố định xuống bệ
- Đặt phân đoạn đáy tiếp theo về hai phía của phân đoạn đáy chuẩn.
- Hàn đính và hàn chính thức với phân đoạn đáy chuẩn.
- Đặt các phân đoạn vách ngang, vách dọc.
- Hàn đính và hàn chính thức các phân đoạn vách xuống tole đáy trên.
- Đặt phân đoạn mạn.
- Vạch, cắt lượng dư của phân đoạn mạn, tiến hành hàn đính, sau đó kiểm
tra và hàn chính thức.
- Lắp đặt máy móc, thiết bị dưới boong chính.
- Lắp đặt và hàn phân đoạn boong.
- Lắp ráp tổng đoạn thượng tầng lên boong.
 Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu.
 Bước 5: Hạ thủy.
 Bước 6: Hoàn thiện tại bến.
 Bước 7: Thử tàu, bàn giao.

×