Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng internet và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 70 trang )

Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 1 -

MỤC LỤC
Mục lục 1
Lời nói đầu 3
Lời cảm ơn 4
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 5
Danh mục từ viết tắt 6
Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ MẠNG 7
1.1 Giao thức TCP/IP 7
1.2 Cấu trúc địa chỉ IP 8
1.2.1 Địa chỉ lớp A 10
1.2.2 Địa chỉ lớp B 12
1.2.3 Địa chỉ lớp C 14
1.3 Địa chỉ mạng con IP 15
1.3.1 Default Mask 16
1.3.2 Subnet Mask 16
1.3.3 Nguyên tắc chung khi chia subnet 16
1.4 VLSM 18
1.4.1 Khái niệm VLSM 18
1.4.2 Tổng hợp địa chỉ với VLSM 19
1.4.3 Thiết kế mạng với VLSM 20
Chương 2 CÁC KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN 22
2.1 Khái niệm định tuyến 22
2.2 Định tuyến tĩnh 22
2.3 Định tuyến động 24
2.4 Định tuyến tĩnh với giá trị AD thay đổi (floating static route) 25
2.5 Định tuyến theo yêu cầu (On Demand Routing) 25
Chương 3 BẢNG ĐỊNH TUYẾN 27
3.1 Cấu trúc bảng định tuyến 27


3.2 Quá trình tìm kiếm đường đi trong bảng định tuyến 28
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 2 -

3.2.1 Các bước để tìm kiếm đường đi trong bảng định tuyến 28
3.2.2 Tiến trình tìm kiếm đường đi và đường đi con 30
3.2.3 Định tuyến Classful và câu lệnh no IP classless 31
3.2.4 Định tuyến Classless và câu lệnh IP classless 33
3.2.5 Định tuyến Classless và đường đi Supernet 34
3.2.6 Một đường đi Classful và một đường đi Child 37
Chương 4 GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN 39
4.1 Khái niệm 39
4.2 Mục đích của giao thức định tuyến 39
4.3 Phân loại giao thức định tuyến 40
4.3.1 Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách 40
4.3.2 Đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết 43
Chương 5 GIỚI THIỆU CÔNG CỤ GIẢ LẬP DYNAMIPS/DYNAGEN 48
5.1 Giới thiệu 48
5.2 Cách cài đặt 48
5.3 Cách sử dụng 49
Chương 6 CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN 51
6.1 Cấu hình định tuyến tĩnh 51
6.2 Cấu hình định tuyến động 54
6.2.1 Giao thức định tuyến RIP 54
6.2.2 Cấu hình RIP với mạng không liên tục 56
6.2.3 Cấu hình passive interface 59
6.2.4 Cấu hình đường cố định với RIP 59
6.2.5 Giao thức RIPv2 60
6.2.6 Cấu hình RIPv2 với mạng không liên tục 62
6.2.7 Giao thức định tuyến OSPF 62

6.2.8 Cấu hình với nhiều giao thức 64
6.2.9 Một số kết quả 66
Kết luận 68
Tài liệu tham khảo 70
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 3 -


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng trên toàn cầu làm cho
việc trao đổi thông tin trên mạng được dễ dàng hơn. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là làm
thế nào để chuyển các gói dữ liệu theo đúng hướng đến đích cuối cùng một cách tối ưu
nhất, có một kỹ thuật thực hiên được điều đó là kỹ thuật định tuyến.
Định tuyến là quá trình mà router thực hiện để chuyển gói dữ liệu đến mạng đích,
tấc cả các router dọc theo đường đi đều dựa vào địa chỉ IP đích của gói dữ liệu để chuyển
gói. Đề tài tìm hiểu về các kỹ thuật định tuyến giúp chúng ta hiểu rõ cách thức các gói tin
di chuyển trên mạng như thế nào để từ đó có thể dễ dàng trong việc cấu hình, quản trị, và
khắc phục lỗi trên hệ thống mạng.
Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy Phạm Văn Nam tôi đã hoàn thành đề tài
“Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Internet và ứng dụng”.
Bố cục của bài báo cáo gồm có: Chương 1, 2, 3, 4 trình bày các khái niệm về mạng
như giao thức TCP/IP, địa chỉ IP, VLSM, các kỹ thuật định tuyến, bảng định tuyến, các
giao thức định tuyến …, Chương 5, 6 mô tả công cụ giả lập dynamips/dynagen để cấu
hình router, đồng thời trình bày những ứng dụng các kỹ thuật định tuyến vào các mô hình
mạng khác nhau, phần cuối tình bày những đánh giá về đề tài và hướng phát triển của đề
tài trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên quyển báo cáo và
chương trình còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô

cũng như những ý kiến từ các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.


Nha trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Văn Bông






Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 4 -





LỜI CẢM ƠN

Sau một quá trình học tập và nghiên cứu ở trường Đại học Nha trang với sự chỉ
dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, cùng bạn bè tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức có
ích cho bản thân, làm nền tảng vững chắc và tự tin bước vào cuộc sống.
Nhân đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong trường và đặc biệt là thầy
cô trong khoa Công nghệ thông tin những người đã cung cấp những kiến thức cho tôi
trong những năm học ở trường.

Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Nam đã hướng dẫn và trực tiếp giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Xin bày tỏ lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, xin gửi đến quý thầy cô trong trường lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và
thành đat.

Sinh viên thực hiện




















Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 5 -








NHẬT XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





































Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 6 -


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AD Administrative Distance
AS Autonomous System
BGP Border Gateway Protocol
CDP Cisco Discovery Protocol
CIDR Classless Inter-Domain Routing
EIGRP Enhance Interior Gateway Routing Protocol
IGP Interior Gateway Protocol
IP Internet Protocol
IS-IS Intermediate System- Intermediate System
IPX Internetwork Packet Exchange
IETF Internet Engineering Task Force

LSA Link State Advertisment
NIC Network Information Center
ODR On Demand Routing
OSPF Open Shotest Path First
OSI Open Systems Interconnection
RIP Routing Information Protocol
TCP/IP Tran Control Protocol/ Internet Protocol
VLSM Variable Length Subnet Mask















Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 7 -

Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ MẠNG
1.1 Giao thức TCP/IP
TCP/IP có cấu trúc tương tự như mô hình OSI, tuy nhiên để đảm bảo tính tương
thích giữa các mạng và sự tin cậy của việc truyền thông tin trên mạng, bộ giao thức

TCP/IP được chia thành 2 phần riêng biệt: giao thức IP sử dụng cho việc kết nối mạng và
giao thức TCP để đảm bảo việc truyền dữ liệu một cách tin cậy.
Hình 5 bên dưới cho thấy sự giống và khác nhau giữa 2 mô hình OSI và TCP/IP.

Hình 5
Lớp ứng dụng: Tại mức cao nhất này, người sử dụng thực hiện các chương trình
ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ hiện hữu trên TCP/IP Internet. Một ứng dụng tương
tác với một trong những protocol ở mức giao vận (transport) để gửi hoặc nhận dữ liệu.
Mỗi chương trình ứng dụng chọn một kiểu giao vận mà nó cần, có thể là một dãy tuần tự
từng thông điệp hoặc một chuỗi các byte liên tục. Chương trình ứng dụng sẽ gửi dữ liệu đi
dưới dạng nào đó mà nó yêu cầu đến lớp giao vận.
Lớp giao vận: Nhiệm vụ cơ bản của lớp giao vận là cung cấp phương tiện liên lạc
từ một chương trình ứng dụng này đến một chương trình ứng dụng khác. Việc thông tin
liên lạc đó thường được gọi là end-to-end. Mức chuyên chở có thể điều khiển luồng thông
tin. Nó cũng có thể cung cấp sự giao vận có độ tin cậy, bảo đảm dữ liệu đến nơi mà không
có lỗi và theo đúng thứ tự. Để làm được điều đó, phần mềm protocol lớp giao vận cung
cấp giao thức TCP, trong quá trình trao đổi thông tin nơi nhận sẽ gửi ngược trở lại một
xác nhận (ACK) và nơi gửi sẽ truyền lại những gói dữ liệu bị mất. Tuy nhiên trong những
môi trường truyền dẫn tốt như cáp quang chẳng hạn thì việc xảy ra lỗi là rất nhỏ. Lớp giao
vận có cung cấp một giao thức khác đó là UDP.
Lớp Internet: Nhiệm vụ cơ bản của lớp này là xử lý việc liên lạc của các thiết bị
trên mạng. Nó nhận được một yêu cầu để gửi gói dữ liệu từ lớp cuối cùng với một định
danh của máy mà gói dữ liệu khi được gửi đến. Nó đóng segment vào trong một packet,
điền vào phần đầu của packet, sau đó sử dụng các giao thức định tuyến để chuyển gói tin
đến được đích của nó hoặc trạm kế tiếp. Khi đó tại nơi nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 8 -

chúng, và sử dụng tiếp các giao thức định tuyến để xử lý gói tin. Đối với những packet
được xác định thuộc cùng mạng cục bộ, phần mềm Internet sẽ cắt bỏ phần đầu của packet,

và chọn một trong các giao thức lớp chuyên chở thích hợp để xử lý chúng. Cuối cùng, lớp
Internet gửi và nhận các thông điệp kiểm soát và sử lý lỗi ICMP.
Lớp giao tiếp mạng: Lớp thấp nhất của mô hình TCP/IP chính là lớp giao tiếp
mạng, có trách nhiệm nhận các IP datagram và truyền chúng trên một mạng nhất định.
Người ta lại chia lớp giao tiếp mạng thành 2 lớp con là:
 Lớp vật lý: Lớp vật lý làm việc với các thiết bị vật lý, truyền tới dòng bit 0, 1 từ
nơi gửi đến nơi nhận
 Lớp liên kết dữ liệu: Tại đây dữ liệu được tổ chức thành các khung (frame).
Phần đầu khung chứa địa chỉ và thông tin điều khiển, phần cuối khung dành
cho viêc phát hiện lỗi.
Kiến trúc của mô hình TCP/IP.

1.2 Cấu trúc địa chỉ IP
Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng
máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên
tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức
chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với
nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc
biệt, trong khi cách đánh địa chỉ đối với mạng viễn thông lại đơn giản hơn nhiều.
Đối với mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, khách hàng ở các vùng khác
nhau hoàn toàn có thể có cùng số điện thoại, phân biệt với nhau bằng mã vùng, mã tỉnh
hay mã quốc tế. Đối với mạng Internet, do cách tổ chức chỉ có một cấp nên mỗi một
khách hàng hay một máy chủ ( Host ) hoặc Router đều có một địa chỉ Internet duy nhất
mà không được phép trùng với bất kỳ ai. Do vậy mà địa chỉ trên Internet thực sự là một
tài nguyên.
Hàng chục triệu máy chủ trên hàng trăm nghìn mạng. Để địa chỉ không được trùng
nhau cần phải có cấu trúc địa chỉ đặc biệt quản lý thống nhất và một Tổ chức của Internet
Hình 6

Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng

- 9 -

gọi là Trung tâm thông tin mạng Internet - Network Information Center ( NIC ) chủ trì
phân phối, NIC chỉ phân địa chỉ mạng ( Net ID ) còn địa chỉ máy chủ trên mạng đó ( Host
ID ) do các Tổ chức quản lý Internet của từng quốc gia một tự phân phối. (Trong thực tế
để có thể định tuyến (routing ) trên mạng Internet ngoài địa chỉ IP còn cần đến tên riêng
của các máy chủ (Host) - Domain Name ).
Địa chỉ IP được sử dụng hiện tại có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit)
cách đếm từ trái qua phải bit thứ 1 cho đến bit thứ 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu
chấm, bao gồm 3 thành phần chính:


Bit 1…………………………………………………….32
 Class bit: Bit nhận dạng lớp để phân biệt địa chỉ ở lớp nào
 Net ID : Địa chỉ mạng
 Host ID : Địa chỉ của máy chủ, trạm, host…
Địa chỉ IP chia thành 5 lớp A,B,C,D,E. Hiện tại dùng hết lớp A,B và gần hết lớp C,
còn lớp D, E tổ chức Internet đang để dành cho mục đích khác không phân phối.





Bit nhận dạng lớp
- Lớp A là 0
Class bit Net ID Host ID
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 10 -

- Lớp B là 10

- Lớp C là 110
- Lớp D là 1110
- Lớp E là 11110
Địa chỉ lớp A: Địa chỉ mạng ít và địa chỉ máy chủ trên từng mạng nhiều
Địa chỉ lớp B: Địa chỉ mạng vừa phải và địa chỉ máy chủ trên từng mạng vừa phải
Địa chỉ lớp C: Địa chỉ mạng nhiều và địa chỉ máy chủ trên từng mạng ít









Địa chỉ
lớp
Vùng địa chỉ sử dụng Bit nhận dạng Số bit dùng để
phân cho
mạng
A Từ 1 đến 127 0 7
B Từ 128.1 đến 191.254 10 14
C Từ 192.0.1 đến
223.255.254
110 21
D 1110
E 11110






1.2.1 Địa chỉ lớp A:
 Bit thứ nhất là bit nhận dạng lớp A = 0
 7 bit còn lại trong Octet thứ nhất dành cho địa chỉ mạng
 3 Octet còn lại có 24 bit dành cho địa chỉ của máy chủ
Class A : (0 - 126)

Vùng địa chỉ lý thuyết Số mạng tối đa
sử dụng
Số máy chủ tối
đa trên từng
mạng
A Từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 126 2
24
=
16777214
B Từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0 16382 65534
C Từ 192.0.0.0 đến
223.255.255.0
2097150 254
D Từ 224.0.0.0 đến 239.0.0.0 Không phân
E Từ 240.0.0.0 đến 255.0.0.0 Không phân
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 11 -

- Net ID : 126 mạng
- Host ID : 2
24
= 16.777.214 máy chủ trên một mạng


1.2.1.1 Địa chỉ mạng (Net ID)
Khi đếm số bit chúng ta đếm từ trái qua phải, nhưng khi tính giá trị thập phân 2
n

của bit lại tính từ phải qua trái bắt đầu từ bit 0. Octet thứ nhất dành cho địa chỉ mạng, bit
thứ 7 = 0 là bit nhận dạng lớp A, 7 bit còn lại từ bit 0 đến bit 6 dành cho địa chỉ mạng.
Khi giá trị các bit đều bằng 0 hoặc bằng 1 đều không phân cho mạng. Khi giá trị các bit
đều bằng 1 dùng để thông báo nội bộ, nên thực tế còn lại 126 mạng

Octet

Biểu hiệu địa chỉ trên thực tế: Từ 001 đến 126

1.2.1.2 Địa chỉ của các máy chủ trên một mạng
Ba Octet sau gồm 24 bit được tính từ bit 0 đến bit 23 dành cho địa chỉ máy chủ
trên từng mạng.

Địa chỉ khi các bit đều bằng 0 hay bằng 1 bỏ ra. Trên thực tế còn lại 2^24-2 = 16
777 214. Như vậy khả năng phân địa chỉ cho 16 777 214 máy chủ.

Octet 2 Octet 3 Octet 4

Octet 2
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 12 -


Giá trị thập phân ở Octet 2 tính từ 000 tới 255.
Octet 3


Giá trị thập phân ở Octet 3 tính từ 000 tới 255.
Octet 4

Giá trị thập phân ở Octet 4 tính từ 001 tới 254.
Tổng quát lại tại địa chỉ của một mạng, khi lần lượt thay đổi các giá trị của các
Octet 2, 3, 4.ta sẽ có 16 777 216 khả năng thay đổi mà các con số không trùng lặp nhau có
nghĩa là 16 777 216 địa chỉ của máy chủ trên mạng, nhưng thực tế phân chỉ là: 2
24
– 2 =
16777214
Biểu hiện trên thực tế là ba số thập phân trong 3 Octet cách nhau dấu chấm Từ
000. 000. 0001 đến 255. 255. 254
Kết luận: Địa chỉ lớp A có thể phân cho 126 mạng và mỗi một mạng có 16 777
214 máy chủ. Nói cách khác địa chỉ thực tế sẽ từ 001.000.000.001 đến 126.255.255.254
1.2.2 Địa chỉ lớp B
 2 bit đầu tiên để nhận dạng lớp B là 1 và 0.
 14 bit còn lại trong 2 Octet đầu tiên dành cho địa chỉ mạng.
 2 Octet còn lại gồm 16 bit dành cho địa chỉ máy Chủ.

o Net ID: 16.382 mạng
o Host ID: 65.534 máy chủ trên một mạn
1.2.2.1 Địa chỉ mạng:
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 13 -

Octet 1 Octet 2

Hai Octet đầu tiên có 16 bit để phân cho địa chỉ mạng, 2 bit ( bit 1 và bit 2 ) kể từ
trái sang có giá trị lần lượt là 1 và 0 dùng để nhận dạng địa chỉ lớp B. Như vậy còn lại 14

bit để cho Net ID - địa chỉ mạng.

Tương tự như địa chỉ Lớp A, các bit đều bằng 0 và các bit đều bằng 1 được bỏ ra,
nên thực tế giá trị thập phân chỉ từ 1 đến 16 382 có nghĩa phân được cho 16 382 mạng.
Biểu hiện địa chỉ trên thực tế thể hiện số thập phân trong 2 Octet cách nhau bằng
dấu chấm (. ). Cách tính số thập phân cho từng Octet một.
Octet 1

Địa chỉ mạng của Lớp A từ 001 đến 126. ( không phân 127 ). Như vậy địa chỉ
mạng của Lớp B ở Octet thứ nhất sẽ từ 128 cho đến 191.
Giá trị thập phân của Octet 1 từ 128 đến 191.
Octet 2

Giá trị thập phân của Octet 2 từ 001 đến 254.
Như vậy: Địa chỉ mạng lớp B biểu hiện trên thực tế gồm 2 Octet từ 128.001 cho
đến 191. 254 có nghĩa phân được cho 16 382 mạng ( 214 - 2 )
1.2.2.2 Địa chỉ các máy chủ trên một mạng
Octet 3 và 4 gồm 16 bit để dành cho địa chỉ của các máy chủ trên từng mạng.
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 14 -


Địa chỉ của các bit bằng 0 và bằng 1 bỏ ra, Khả năng thực tế còn lại 65534 địa chỉ
( 2
16
- 2) để phân cho các máy chủ trên một mạng.
Octet 3

Giá trị thập phân của Octet 3 từ 000 đến 255.
Octet 4


Giá trị thập phân của Octet 4 từ 001 đến 254.
Biểu hiện địa chỉ máy chủ trên thực tế của Lớp B là từ 000. 001 đến 255. 254
Kết luận: Địa chỉ Lớp B có thể phân cho 16 382 mạng và mỗi mạng có đến 65 534
máy chủ. Nói cách khác địa chỉ phân trong thực tế sẽ từ 128. 001. 000. 001 đến 191. 254.
255. 254
1.2.3 Địa chỉ Lớp C
 3 bit đầu tiên để nhận dạng lớp C là 1,1,0.
 21 bit còn lại trong 3 Octet đầu dành cho địa chỉ mạng.
 Octet cuối cùng có 8 bit dành cho địa chỉ máy chủ.

- Net ID: 2.097.150 mạng
- Host ID: 254 máychủ/1 mạng
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 15 -

1.2.3.1 Địa chỉ mạng
21 bit còn lại của 3 Octet đầu dành cho địa chỉ mạng. Các bit đều bằng 0 hay bằng
1 không phân, nên khả năng phân địa chỉ cho mạng ở lớp C là 2 097 150 hoặc bằng 2
21
-
2.
Octet 1

Giá trị thập phân của Octet 1 từ 192 đến 223.
Octet 2

Giá trị thập phân của Octet 2 từ 000 đến 255.
Octet 3


Giá trị thập phân của Octet 3 từ 001 đến 254.
Kết luận: Địa chỉ dành cho mạng của lớp C có khả năng phân cho 2097150 mạng,
nói cách khác trên thực tế sẽ từ 192. 000. 001 đến 223. 255. 254
1.2.3.2 Địa chỉ máy chủ trên từng mạng
Octet 4 có 8 bit để phân địa chỉ cho các máy chủ trên một mạng.
Octet 4

Giá trị thập phân của Octet 4 từ 001 đến 254.Như vậy khả năng cho máy chủ trên
từng mạng của địa chỉ lớp C là 254 hay 2
8
- 2.
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 16 -


Kết luận: Địa chỉ lớp C có thể phân cho 2 097 150 mạng và mỗi một mạng có 254
máy chủ. Nói cách khác sẽ từ 192. 000. 001. 001 đến 223. 255. 254.254
1.3 Địa chỉ mạng con của Internet (IP subnetting)
Như đã nêu trên, địa chỉ trên Internet thực sự là một tài nguyên, một mạng khi gia
nhập Internet được Trung tâm thông tin mạng Internet ( NIC) phân cho một số địa chỉ vừa
đủ dùng với yêu cầu lúc đó, sau này nếu mạng phát triển thêm lại phải xin NIC thêm, đó
là điều không thuận tiện cho các nhà khai thác mạng.
Hơn nữa các lớp địa chỉ của Internet không phải hoàn toàn phù hợp với yêu cầu
thực tế, địa chỉ lớp B chẳng hạn, mỗi một địa chỉ mạng có thể cấp cho 65534 máy chủ,
Thực tế có mạng nhỏ chỉ có vài chục máy chủ thì sẽ lãng phí rất nhiều địa chỉ còn lại mà
không ai dùng được . Để khắc phục vấn đề này và tận dụng tối đa địa chỉ được NIC phân,
bắt đầu từ năm 1985 người ta nghĩ đến Địa chỉ mạng con.
Như vậy phân địa chỉ mạng con là mở rộng địa chỉ cho nhiều mạng trên cơ sở một
địa chỉ mạng mà NIC phân cho, phù hợp với số lượng thực tế máy chủ có trên từng
mạng.

1.3.1 Default Mask: (Giá trị trần địa chỉ mạng) được định nghĩa trước cho từng lớp địa
chỉ A,B,C. Thực chất là giá trị thập phân cao nhất (khi tất cả 8 bit đều bằng 1) trong các
Octet dành cho địa chỉ mạng - Net ID.
Default Mask:
Lớp A 255.0.0.0
Lớp B 255.255.0.0
Lớp C 255.255.255.0
1.3.2 Subnet Mask(Giá trị trần của từng mạng con)
Subnet Mask là kết hợp của Default Mask với giá trị thập phân cao nhất của các bit
lấy từ các Octet của địa chỉ máy chủ sang phần địa chỉ mạng để tạo địa chỉ mạng con.
Subnet Mask bao giờ cũng đi kèm với địa chỉ mạng tiêu chuẩn để cho người đọc
biết địa chỉ mạng tiêu chuẩn này dùng cả cho 254 máy chủ hay chia ra thành các mạng
con. Mặt khác nó còn giúp Router trong việc định tuyến cuộc gọi.
1.3.3 Nguyên tắc chung khi chia subnetting
Lấy bớt một số bit của phần địa chỉ máy chủ để tạo địa chỉ mạng con.
Lấy đi bao nhiêu bit phụ thuộc vào số mạng con cần thiết (Subnet mask) mà nhà
khai thác mạng quyết định sẽ tạo ra.
Sau đây là các bước để tạo ra subnets:
1. Xác định lớp của mạng
2. Mượn phần host của địa chỉ theo số nhị phân
3. Xác định số subnets cần là bao nhiêu (số bits phải mượn)
4. Xác định số hosts (số bits 0 bên trái trong phần host của địa chỉ)
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 17 -

5. Viết ra default subnet mask.
6. Tìm subnet mask. (trên cơ sở số bit đã mượn)
7. Xác định dãy hosts. (trên sơ sở bits 0 bên trái trong octet đã mượn )
 Địa chỉ mạng con của địa chỉ lớp C
Địa chỉ lớp C có 3 octet cho địa chỉ mạng và 1 octet cuối cho địa chỉ máy chủ vì

vậy chỉ có 8 bit lý thuyết để tạo mạng con, thực tế nếu dùng 1 bit để mở mạng con và 7
bit cho địa chỉ máy chủ thì vẫn chỉ là một mạng và ngược lại 7 bit để cho mạng và 1 bit
cho địa chỉ máy chủ thì một mạng chỉ được một máy, như vậy không logic, ít nhất phải
dùng 2 bit để mở rộng địa chỉ và 2 bit cho địa chỉ máy chủ trên từng mạng. Do vậy trên
thực tế chỉ dùng như bảng sau…
Default Mask của lớp C : 255.255.255.0
255.255.255. 1 1 0 0 0 0 0 0; 192 (2 bit địa chỉ mạng con, 6 bit địa chỉ máy chủ)
255.255.255. 1 1 1 0 0 0 0 0; 192 (3 bit địa chỉ mạng con, 5 bit địa chỉ máy chủ)
255.255.255. 1 1 1 1 0 0 0 0; 192 (4 bit địa chỉ mạng con, 4 bit địa chỉ máy chủ)
255.255.255. 1 1 1 1 1 0 0 0; 192 (5 bit địa chỉ mạng con, 3 bit địa chỉ máy chủ)
255.255.255. 1 1 1 1 1 1 0 0; 192 (6 bit địa chỉ mạng con, 2 bit địa chỉ máy chủ)

Defautl Mask
Trường Subnetmask Số lượng Số máy chủ trên
hợp mạng con từng mạng

1 255.255.255.192 2 62
2 255.255.255.224 6 30
3 255.255.255.240 14 14
4 255.255.255.248 30 6
5 255.255.255.252 62 2

Bảng 1: Khả năng chia mạng con của địa chỉ Lớp C
Như vậy một địa chỉ mạng ở lớp C chỉ có 5 trường hợp lựa chọn trên (Hay 5
Subnet Mask khác nhau), tuỳ từng trường hợp cụ thể để quyết định số mạng con.
 Địa chỉ mạng con từ địa chỉ lớp B
Default Mask của lớp B là 255.255.0.0
Địa chỉ lớp B có 2 Octet thứ 3 và thứ 4 dành cho địa chỉ máy chủ nên về nguyên lý
có thể lấy được cả 16 bit để tạo địa chỉ mạng . Nếu từ một địa chỉ mạng được NIC phân
chúng ta định mở rộng lên 254 mạng và mỗi mạng sẽ có 254 máy chủ. Trường hợp này sẽ

lấy hết 8 bit của octet thứ 3 bổ sung vào địa chỉ mạng và chỉ còn lại 8 bit thực tế cho địa
chỉ máy chủ.
Địa chỉ lớp B về lý thuyết có 2 octet đầu cho địa chỉ mạng, khi chia mạng con theo
phương pháp sử dụng tất cả 8 bit trong 3 octet cho địa chỉ mạng, trên thực tế tương ứng
với lớp C, như vậy về địa chỉ NIC phân là lớp B nhưng cách tổ chức địa chỉ lại ở lớp C
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 18 -

Tóm lại chia địa chỉ mạng con cũng phải theo một quy luật nhất định ngoài ý muốn
của chúng ta, khi chia mạng con cũng bị mất khá nhiều địa chỉ, mất ít hay nhiều tuỳ thuộc
vào các trường hợp cụ thể.



1.4 VLSM
1.4.1 Khái niệm VLSM
Khi mạng IP phát triển lớn hơn, người quản trị mạng phải có cách sử dụng không
gian địa chỉ của mình một cách có hiệu quả hơn. Một trong những kỹ thuật thường được
sử dụng là VLSM (Varible Length Subnet Mask). Với VLSM người quản trị mạng có thể
chia địa chỉ mạng có subnet dài cho mạng có ít host và địa chỉ mạng có subnet mask ngắn
cho mạng có nhiều host.
Khi sử dụng VLSM thì hệ thống mạng phải chạy giao thức định tuyến có hỗ trợ
VLSM như OSPF (Open Shortest Path First), IS-IS (Intermediate System to Intermediate
System), EIGRP (Enhance Interior Gateway Routing Protocol), RIPv2 và định tuyến cố
định
VLSM cho phép một tổ chức sử dụng chiều dài subnet mask khác nhau trong một
mạng địa chỉ mạng lớn. VLSM còn gọi là “chia subnet trong một subnet lớn hơn”giúp tận
dụng tối đa không gian địa chỉ
Giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ thì đòi hỏi toàn bộ hệ thống mạng có cùng
subnet mask.

Với VLSM thì chúng ta có thể chia một địa chỉ mạng lớn thành nhiều địa chỉ mạng
con có kích thước khác nhau như: địa chỉ mạng có 30 bit subnet mask 255.255.255.252
dành cho các kết nối mạng, địa chỉ mạng có 24 bit subnet mask 255.255.255.0 để dành
cho các mạng có dưới 254 hosts, các địa chỉ mạng có 22 bit subnet mask 255.255.252
dành cho các mạng có dưới 1000 hosts.
Trước đây, khi chia subnet cho địa chỉ mạng IP, subnet đầu tiên và subnet cuối
cùng được khuyến cáo là không sử dụng. Với VLSM chúng ta có thể tận dụng subnet đầu
tiên và subnet cuối cùng.
Như chúng ta đã biết RIPv1 chỉ là giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ, subnet
mask có tiền tố mạng không thay đổi, RIPv1 chỉ cho phép dùng một subnet mask trong
mỗi một mạng bởi vì nó không cung cấp thông tin về subnet mask trong thông điệp
update trong bảng định tuyến của nó. Trong khi đó có nhiều subnet mask cho phép một tổ
chức sử dụng không gian địa chỉ của mình một cách hiệu quả hơn, đồng thời cho phép
tóm tắt đường đi từ đó làm giảm dung lượng của bảng định tuyến tại backbone level trong
một miền định tuyến của tổ chức.
VLSM tận dụng không gian địa chỉ tốt hơn. Những giới hạn ban đầu của việc chỉ
hỗ trợ một subnet mask đơn làm cho kích thước của subnet có kích thước cố định
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 19 -

Ví dụ một người quản trị mạng cấu hình mạng 130.5.0.0/16 với một tiền tố mạng
mở rộng là /22. Một mạng /16 với một tiền tố mạng mở rộng cho phép có 2
6
= 64 subnets,
mỗi subnet hỗ trợ tối đa là 2
10
-2 = 1022 host.





Cấu hình này phù hợp với một tổ chức muốn triển khai một số lượng subnets lớn
hơn, nhưng mỗi subnet nhỏ này chỉ cần 20 hay 30 hosts. Với một mạng đã chia subnet có
thể chỉ có một mask, người quản trị mạng chỉ yêu cầu gán 20 hay 30 hosts đến một subnet
với một tiền tố 22-bits, như vậy nó sẽ lãng phí 1000 hosts trên mỗi subnet đã triển khai.
Những giới hạn của sự kết hợp một mạng với một mask đơn không có sự linh động và
hiệu quả trong việc sử dụng không gian địa chỉ mạng. Với VLSM cho phép một mạng đã
chia subnet được gán nhiều hơn một subnet mask đã giải quyết được vấn đề trên.
Ví dụ một người quản trị mạng cấu hình mạng 130.5.0.0/16 với một tiền tố mạng
mở rộng là /26. Một mạng /16 với tiền tố mạng mở rộng /26 cho phép 1024 subnets, mỗi
subnet hỗ trợ tối đa 62 host. Tiền tố /26 thích hợp với những subnet có ít hơn 60 hosts,
trong khi đó tiền tố /22 thích hợp với những subnet lớn hơn chứa đến 1000 hosts.




1.4.2 Tổng hợp địa chỉ với VLSM
VLSM cho phép phân chia nhỏ không gian địa chỉ của một tổ chức và nó có thể
tổng hợp lại để làm giảm dung lượng của thông tin định tuyến tại top level. Dựa trên khái
niệm một mạng đầu tiên được chia thành những subnet, sau đó một vài subnets được chia
thành sub-subnets, và một vài sub-subnets được chia thành những sub-subnets. Quá trình
tổng hợp địa chỉ là bài toán đi ngược lại bài toán chia địa chỉ theo VLSM
Ví dụ: Trong Hình 3 dưới mạng 11.0.0.0/8 với một tiền tố mở rộng /16. subnet
Hình 2: 130.5.0 / 16 với tiền tố mạng / 26

Hình 1: 130.5.0.0 / 16 với một tiền tố mạng / 22

Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 20 -


11.0.0.0/16 sau đó được cấu hình với một tiền tố mạng mở rộng /24 và subnet
11.253.0.0/16 được cấu hình với một tiền tố mạng mở rộng là /19.

Hình 3

Trong Hình 4 tổng hợp địa chỉ với VLSM, nó làm giảm kích thước bảng định
tuyến của một tổ chức. Route D tóm tắt 6 subnets thành một là 11.1.253.0/24, Router B
tóm tắt thành địa chỉ mạng 11.1.0.0/16. Router C tóm tắt thành mạng 11.253.0.0/16. Cuối
cùng Router A tổng hợp thành địa chỉ mạng 11.0.00/8 là một đường đi trong bảng định
tuyến toàn cục Internet.



1.4.3 Thiết kế mạng với VLSM
Khi triển khai thiết kế VLSM thì người thiết kể mạng cần phải trả lời được những
câu hỏi
1. Có tổng số bao nhiêu subnets cần đến ở hiện tại
2. Trong tương lai cần bao nhiêu subnets
Hình 4

Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 21 -

3. Ở thời điểm hiện tại subnet có số lượng hosts lớn nhất là bao nhiêu.
4. Trong tương lai subnet có số lượng hosts lớn nhất là bao nhiêu.
Tại mỗi cấp người thiết kế mạng cần phải chắc chắn rằng chúng có đủ số bits mở
rộng để hỗ trợ số subnets trong cấp tiếp theo của sự đệ quy.
Những yêu cầu để triển khai VLSM thành công là:
1. Chọn giao thức định tuyến có hỗ trợ VLSM
2. Tấc cả các Router phải thực thi một thuật toán chuyển tiếp nhất quán

3. Để tóm tắt đường đi diễn ra địa chỉ mạng cần phải được gán theo một cấu trúc
có ý nghĩa.

Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 22 -

Chương 2 CÁC KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN
2.1 Khái niệm định tuyến
Định tuyến là chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) được đánh địa chỉ từ
mạng nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thông qua các nút trung gian, thiết bị phần
cứng chuyên dùng được gọi là router (bộ định tuyến). Tiến trình định tuyến thường chỉ
hướng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa những lộ trình tốt nhất đến các đích
khác nhau trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ
của router, trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả.
Routing khác với bridging (bắc cầu) ở chỗ trong nhiệm vụ của nó thì các cấu trúc
địa chỉ gợi nên sự gần gũi của các địa chỉ tương tự trong mạng, qua đó cho phép nhập liệu
một bảng định tuyến đơn để mô tả lộ trình đến một nhóm các địa chỉ. Vì thế, routing làm
việc tốt hơn bridging trong những mạng lớn, và nó trở thành dạng chiếm ưu thế của việc
tìm đường trên mạng Internet.
Các mạng nhỏ có thể có các bảng định tuyến được cấu hình thủ công, còn những
mạng lớn hơn có cấu trúc mạng phức tạp và thay đổi liên tục thì xây dựng thủ công các
bảng định tuyến là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết mạng điện thoại chuyển mạch
chung (public switched telephone network - PSTN) sử dụng bảng định tuyến được tính
toán trước, với những tuyến dự trữ nếu các lộ trình trực tiếp đều bị nghẽn. Định tuyến
động (dynamic routing) cố gắng giải quyết vấn đề này bằng việc xây dựng bảng định
tuyến một cách tự động, dựa vào những thông tin được giao thức định tuyến cung cấp, và
cho phép mạng hành động gần như tự trị trong việc ngăn chặn mạng bị lỗi và nghẽn.
Định tuyến động chiếm ưu thế trên Internet. Tuy nhiên, việc cấu hình các giao thức
định tuyến thường đòi hỏi nhiều kinh nghiệm.
Những mạng trong đó các gói thông tin được vận chuyển, ví dụ như Internet, chia

dữ liệu thành các gói, rồi dán nhãn với các đích đến cụ thể và mỗi gói được lập lộ trình
riêng biệt. Các mạng xoay vòng, như mạng điện thoại, cũng thực hiện định tuyến để tìm
đường cho các vòng (ví dụ như cuộc gọi điện thoại) để chúng có thể gửi lượng dữ liệu lớn
mà không phải tiếp tục lặp lại địa chỉ đích.
Định tuyến IP truyền thống vẫn còn tương đối đơn giản vì nó dùng cách định tuyến
bước kế tiếp (next-hop routing), router chỉ xem xét nó sẽ gửi gói thông tin đến đâu, và
không quan tâm đường đi sau đó của gói trên những bước truyền còn lại. Tuy nhiên,
những chiến lược định tuyến phức tạp hơn có thể được, và thường được dùng trong những
hệ thống như MPLS, ATM hay Frame Relay, những hệ thống này đôi khi được sử dụng
như công nghệ bên dưới để hỗ trợ cho mạng IP.
2.2 Định tuyến tĩnh (Static Routes)
2.2.1 Khái niệm
Định tuyến tĩnh là định tuyến mà các thông tin về đường đi phải do người quản trị
mạng nhập vào cho router. Khi cấu trúc mạng có bất kỳ thay đổi nào thì chính người quản
trị mạng phải xóa hoặc thêm các thông tin về đường đi cho các router. Những loại đường
đi như vậy gọi là đường cố định. Đối với hệ thống mạng lớn thì công việc bảo trì bảng
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 23 -

định tuyến cho router như trên tốn rất nhiều thời gian. Còn đối với hệ thống mạng nhỏ, ít
có sự thay đổi thì công việc này đỡ mất công hơn. Chính vì định tuyến tĩnh đòi hỏi người
quản trị mạng phải cấu hình mọi thông tin về đường đi cho router nên nó không có được
tính linh hoạt như định tuyến động. Trong những hệ thống mạng lớn, định tuyến tĩnh
thường được sử dụng kết hợp với giao thức định tuyến động cho một số mục đích đặc biệt
Thông tin bảng định tuyến có được bằng một trong 3 cách
 Thông tin có thể được nhập vào trên cơ sở router biết được những subnet kết
nối trực tiếp với nó.
 Thông tin có thể được nhập vào bằng tay, theo định tuyến tĩnh
 Thông tin có thể được nhập vào tự động bằng một vài hệ thống dò tìm thông tin
tự động theo định tuyến động

Hoạt động của định tuyến động có thể chia thành 3 bước như sau:
 Đầu tiên người quản trị mạng cấu hình các đường cố định cho router
 Router cài đặt các đường đi này vào bảng định tuyến
 Gói dữ liệu được định tuyến theo các đường cố định này.
Câu lệnh cấu hình định tuyến tĩnh là ip route, sau đó tới mask, một mask được xác
định nhờ vào phần network của địa chỉ và địa chỉ interface của router kết nối trực tiếp là
bước nhảy tiếp theo hoặc là interface của chính router đó ở cửa ra.
Ví dụ 1
NT(config)# ip route 192.168.1.0 255.255.255.224 192.168.1.65
NT(config)# ip route 10.1.0.0 255.255.0.0 192.168.1.194
Ví dụ 2
NT(config)# ip route 192.168.1.0 255.255.255.224 S0
NT(config)# ip route 10.1.0.0 255.255.0.0 E0
Trong hai ví dụ trên là hai câu lệnh mà người quản trị cấu hình đường cố định cho
router đến mạng 192.168.1.0 và mạng 10.1.0.0. Trong ví dụ 1 câu lệnh này chỉ cho router
biết địa chỉ IP của router kế tiếp là gì để đến được mạng đích. Còn ở trong ví dụ 2, câu
lệnh này chỉ cho router biết đường đến mạng đích đi ra bằng cổng giao tiếp nào. Cả hai
câu lệnh trong hai ví dụ đều được cài đặt đường cố định vào bảng định tuyến của router
NT. Điểm khác nhau giữa hai ví dụ là chỉ số tin cậy của hai đường cố định tương ứng trên
bảng định tuyến của router sẽ khác.
Chỉ số tin cậy là một thông số đo lường độ tin cậy của một đường đi. Chỉ số này
càng thấp thì độ tin cậy càng cao. Do đó, nếu đến cùng môt mạng đích thì con đường nào
có chỉ số tin cậy thấp hơn thì đường đó được đặt vào bảng định tuyến trước. Trong ví dụ
trên, đường cố định sử dụng địa chỉ IP của trạm kế tiếp sẽ có chỉ số tin cậy mặc định là 1,
còn đường cố định sử dụng cổng ra thì có chỉ số tin cậy mặc định là 0. Nếu muốn chỉ định
chỉ số tin cậy thay vì sử dụng giá trị mặc định thì thêm thông số này vào sau thông số
cổng ra hay địa chỉ IP tram kế tiếp của câu lệnh. Giá trị của chỉ số này nằm trong khoảng
từ 0 đến 255.
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 24 -


NT(config)# ip route 192.168.1.0 255.255.255.224 192.168.1.65 150
Nếu router không chuyển được gói ra cổng giao tiếp đã được cấu hình thì có nghĩa
là cổng giao tiếp đang bị đóng, đường đi tương ứng cũng sẽ không được đặt vào bảng
định tuyến.
Đôi khi người ta sử dụng đường cố định làm đường dự phòng cho đường định
tuyến động. Router sẽ chỉ sử dụng đường cố định khi đường định tuyến động bị đứt. Để
thực hiện điều này, thì ta chỉ cần đặt giá trị chỉ số tin cậy của đường cố định cao hơn chỉ
số tin cậy của giao thức định tuyến động đang được sử dụng.
2.2.2 Ưu nhược điểm
Thuận lợi của cách dùng định tuyến tĩnh là giúp tiết kiệm tài nguyên mạng. Nhược
điểm của cách dùng này là người quản trị phải chịu trách nhiệm cập nhật cho từng dòng
định tuyến tại mọi router nếu có một thay đổi trong mạng. Theo định nghĩa, các tuyến
đường tĩnh không thể tự điều chỉnh động mỗi khi có thay đổi xảy ra. Do đó các mạng sẽ
không hội tụ cho đến khi nào các router được cấu hình. Có một vài tình huống cần phải
dùng định tuyến tĩnh:
 Các đường truyền có băng thông thấp.
 Người quản trị mạng cần kiểm soát các kết nối.
 Kết nối dùng định tuyến tĩnh là dự phòng cho đường kết nối dùng các giao thức
động.
 Chỉ có một đường duy nhất đi ra mạng bên ngoài. Tình huống này gọi là mạng
stub.
 Router có rất ít tài nguyên và không thể chạy một giao thức định tuyến động.
 Người quản trị mạng cần kiểm soát bảng định tuyến và cho phép các giao thức
định tuyến classful và classless.
2.3 Định tuyến động (Dynamic Routes)
2.3.1 Khái niệm
Khác với định tuyến tĩnh các thông tin về đường đi phải do người quản trị mạng
nhập cho router, trong định tuyến động các router tự động tìm ra những thông tin này và
chia sẻ những thông tin đó với những router khác thông qua những giao thức định tuyến

động. Một giao thức định tuyến là ngôn ngữ mà một router nói chuyện với những router
khác để chia sẻ thông tin về tình trạng có thể tới được và trạng thái của các mạng.
Sử dụng một giao thức định tuyến là cách dễ dàng nhất để tạo và duy trì một bảng
định tuyến. Tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất hoặc cách hiệu quả nhất để thông
báo cho router biết về những mạng hiện có trong một AS. Nếu một router có rất ít tài
nguyên, một cách hiệu quả là định nghĩa một đường đi mặc định đến một router có đủ
thông tin về các mạng khác. Do đó ngoài cách dùng các giao thức định tuyến, còn có
những cách khác để cập nhật.
2.3.2 Ưu nhược điểm
Ưu điểm của định tuyến động là đơn giản trong việc cấu hình và tự động tìm ra
những tuyến đường thay thế nếu như mạng thay đổi. Nhược điểm của định tuyến động là
Luận văn tốt nghiệp Tìm hiểu các kỹ thuật định tuyến trên mạng Intenet và ứng dụng
- 25 -

yêu cầu xử lý của CPU của router cao hơn là static route. Tiêu tốn một phần băng thông
trên mạng để xây dựng lên bảng định tuyến.
2.4 Dùng định tuyến tĩnh với giá trị AD thay đổi (floating static route)
Cơ chế dùng định tuyến tĩnh với giá trị AD thay đổi là một cơ chế khác để đưa
thông tin vào bảng định tuyến. Giải pháp này khắc phục một số giới hạn trong thiết kế
mạng. Một floating static route cho phép một đường đi dự phòng nằm chờ cho đến khi
nào tuyến đường chính bị chết. Sau đó đường dự phòng sẽ được kích hoạt. Khi đường
chính được sửa chữa, đường backup sẽ lui về chế độ dự phòng. Một ví dụ là một đường
quay số sẽ làm đường dự phòng cho đường frame-relay .
2.5 Định tuyến theo yêu cầu (On Demand Routing)
Tất cả các vấn đề định tuyến đều quan tâm đến vấn đề phí tổn quản lý. Trong
trường hợp các routing update, dùng định tuyến tĩnh thì có chi phí quản trị cao, còn dùng
định tuyến động thì tiêu tốn tài nguyên. Thông thường, việc chọn lựa khi nào thì dùng
định tuyến tĩnh, khi nào dùng định tuyến động là một quyết định dễ dàng. Định tuyến tĩnh
thường được dùng để chia sẽ thông tin định tuyến giữa classful và classless hoặc để định
nghĩa một tuyến đường mặc định. Tuy nhiên trong một vài dạng mạng có sơ đồ phân bố

lớn, định tuyến tĩnh hay động đều không phù hợp. Trong một hệ thống mạng như vậy, các
kết nối thường có băng thông thấp và rất ít thông tin cần gửi trên các kết nối này. Trong
tình huống này, có vẻ như định tuyến tĩnh và tuyến đường mặc định default-route là các
giải pháp phù hợp. Tuy nhiên nếu có rất nhiều mạng ở xa trong mô hình hub-and-spoke,
giải pháp này có thể trở nên không thể quản lý được. Trong giải pháp dùng ODR, tất cả
các spoke router có thể có cấu hình giống nhau, mặc dù các địa chỉ IP phải là duy nhất
cho từng router.
ODR dùng CDP (Cisco Discovery Protocol) để gửi các địa chỉ mạng của các mạng
kết nối trực tiếp từ spokes hoặc từ stub về hub router. Hub router sẽ gửi các địa chỉ IP của
các kết nối chung như là một tuyến mặc định về stub router. ODR có thuận lợi là chỉ gửi
các thông tin tối thiểu, chẳng hạn như phần prefix và phần mask, mặc định là mỗi 60 giây.
Thông tin này sẽ được cập nhật vào bảng định tuyến của hub router và có thể được
redistribute vào các giao thức định tuyến. Bởi vì giá trị netmask được gửi trong cập nhật,
VLSM có thể được dùng.

×