Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ (Tripneustes gratilla Linnaeus, 1758) tại Vũng Ngán, Nha Trang, Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.23 KB, 40 trang )

Lời cảm Ơn

Trong suốt 4 năm học đại học và 3 tháng làm luận văn tốt nghiệp vừa qua, cùng
với sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên, chia sẻ
rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và quý thầy cô. Đó chính là động lực lớn lao giúp tôi
hoàn thành tốt chương trình đại học và cuốn luận văn tốt nghiệp này. Qua đây, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
+ Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng
Thủy Sản
+ Các thầy giáo, cô giáo bộ môn
+ Thầy giáo ThS. Võ Ngọc Thám
+ KS. Nguyễn Văn Giang - Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III
+ Bác Nguyễn Đảm, anh Nguyễn Thanh - Chủ bè nuôi nơi thực hiện đề tài
+ Các cán bộ thư viện trường Đại học Nha Trang, Viện Hải Dương học Nha
Trang, Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III
Cùng gia đình và bạn bè, đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt cuốn luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành!














Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên


Lâm Văn Trình

Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Phần 1: Tổng luận 3
1. Đặc điểm sinh học của nhum sọ (Tripneustes gratilla) 3
1.1. Hệ thống phân loại 3
1.2. Đặc điểm hình thái 3
1.3. Đặc điểm phân bố 4
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5
1.6. Đặc điểm sinh sản 6
1.6.1. Hình thái tuyến sinh dục 6
1.6.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục 7
1.6.3. Mùa vụ sinh sản 7
1.6.4. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu 8
1.6.5. Hoạt động sinh sản 8
2. Hiện trạng nghề nuôi nhum sọ (Tripneustes gratilla) 8
2.1. Trên thế giới

8
2.2. ở Việt Nam 9
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa 10
3.1. Điều kiện tự nhiên 10
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 10

3.1.2. Khí tượng thuỷ văn 10
3.1.3. Nguồn lợi thuỷ sản 11
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 11
3.2.1. Điều kiện kinh tế 11
3.2.2. Điều kiện xã hội 12
3.3. Vài nét về vùng nuôi thí nghiệm nhum sọ 12
Phần 2: Phương pháp nghiên cứu 14
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 14
2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 14
3. Phương pháp nghiên cứu 15
3.1. Một số đặc điểm sinh học của nhum sọ 15
3.2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ 15
3.2.1. Chuẩn bị lồng nuôi 15
3.2.2. Thả giống 15
3.2.3. Chăm sóc và quản lý 15
3.2.4. Theo dõi tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng 16
3.2.5. Phòng và trị bệnh 17
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 17
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp 17
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp 17
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 17
Phần 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 18
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 18
2. Một số đặc điểm sinh học của nhum sọ 18
2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 18
2.1.1. Hình thái cấu tạo ngoài 18
2.1.2. Hình thái cấu tạo trong 19
2.2. Đặc điểm phân bố 20
2.3. Đặc điểm dinh dưỡng 21
2.4. Đặc điểm sinh trưởng 21

3. Kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ 21
3.1. Kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi 21
3.2. Kỹ thuật tuyển chọn, vận chuyển và thả giống 22
3.2.1. Nguồn giống 22
3.2.2. Cách tuyển chọn 22
3.2.3. Kỹ thuật vận chuyển 23
3.2.4. Kỹ thuật thả giống 24
3.2.5. Mật độ giống thả 24
3.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 24
3.3.1. Thức ăn và quản lý thức ăn 24
3.3.2. Theo dõi biến động của các yếu tố môi trường 26
3.3.3. Quản lý sức khỏe 28
3.3.4. Theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của nhum sọ 29
Phần 4: Kết luận và đề xuất ý kiến 34
1. Kết luận 34
2. Đề xuất ý kiến 35
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
1

Mở đầu

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Minh chứng cho kết luận trên là kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 2 nhiều năm liền trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, trong đó xuất khẩu các sản phẩm từ nuôi trồng thuỷ sản chiếm một tỷ trọng đáng
kể.
Hiện nay, ngoài việc chú trọng vào các đối tượng truyền thống, có giá trị xuất
khẩu như: tôm sú, tôm càng xanh, cá tra, cá basa, cá mú, cá chẽm… Nuôi trồng thuỷ
sản đã và đang hướng tới việc đa dạng hoá các đối tượng nuôi, chú trọng những đối

tượng mới có trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, đồng thời giảm thiểu
các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Với các tiêu chí trên, cầu gai sọ dừa (Tripneustes
gratilla) hay nhum sọ đang được xem là đối tượng nuôi mới, có nhiều triển vọng.
Ngoài khả năng đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhum sọ
còn mang nhiều ý nghĩa về mặt Y học, Nông nghiệp, Sinh học và Môi trường. Nhum
sọ (Tripneustes gratilla) là loài lớn nhanh nhất trong các loài nhum sọ thuộc giống
Tripneustes có giá trị kinh tế (Shimabukuro, 1982, 1983). Trứng nhum sọ có hàm
lượng Protein cao (15.8%), bổ dưỡng, dùng để chế biến các món Ukino Kenten,
Echizen Uni, Simonoseki Uni, Kayaki Uni của người Nhật Bản (Lawrence, 2001),
và có nhiều acid amin không thay thế (Lâm Ngọc Trâm và cộng tác viên, 1993). ở Việt
Nam, trứng nhum sọ được nấu cháo hoặc ăn sống với chanh và mù tạt là món ăn hấp
dẫn tại các nhà hàng biển.
Ngoài việc sử dụng trứng làm thức ăn giàu dinh dưỡng, vỏ nhum sọ có thể làm
thuốc bắc có tác dụng chữa mỏi mệt và đau nhức, giải nhiệt chống viêm. Bột vỏ nhum
sọ làm phân bón rất tốt (Ngô Trọng Lư, 1998). Hiện nay, nhum sọ còn được xem là
mô hình sống lý tưởng để nghiên cứu về tác động của các chất nhiễm bẩn môi trường
như: kim loại nặng, dầu, chất thải công nghiệp đến sự phát triển dị dạng của phôi. ở
góc độ này, nhum sọ được xem là sinh vật chỉ thị cho sự ô nhiễm của môi trường nước
biển. Về phương diện quá trình phát sinh và phát triển của tế bào, mô tế bào thì nhum
sọ được xem là mô hình nghiên cứu sự tiến hoá của giới sinh vật (Naikendo, 1997).
2

Trong những năm gần đây, nguồn nhum sọ tự nhiên ở nước ta hầu như bị cạn
kiệt do khai thác quá mức để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Nếu như so sánh với
trước 1995, nhum sọ rất phổ biến ở vịnh Nha Trang, chúng thường sống ở trong các
rạn phẳng hoặc bãi đá ngầm, nước sâu khoảng từ 4

5 m, nơi có nhiều rong lớn phát
triển tốt và tập trung nhiều nhất ở phía Bắc vịnh (Rạn chắn lớn) và ở phía Nam vịnh
(Rạn cát) thì hiện nay, nhum sọ chỉ còn phân bố rải rác ở những nơi xa bờ (Phạm Thị

Dự, 2001). Hay chỉ riêng trong năm 1993 ở Nha Trang, nhum sọ được khai thác
khoảng 500 tấn cả vỏ, trong đó xuất khẩu 30 tấn trứng (Ngô Trọng Lư, 1998) thì con
số này hiện nay đã bị suy giảm nghiêm trọng. Do tuyến sinh dục của nhum sọ là nguồn
sử dụng chính cho nên để bảo vệ nguồn lợi nhum sọ và tăng cường xuất khẩu thì việc
nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ đang là
việc làm cấp thiết.
Với tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu nuôi thương phẩm nhum sọ nêu trên,
được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thuỷ Sản, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ (Tripneustes gratilla Linnaeus,
1758) tại Vũng Ngán - Nha Trang - Khánh Hoà”
 Nội dung của đề tài này bao gồm:
(i) Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của nhum sọ
(ii) Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ
 Kết quả của đề tài
Góp phần xây dựng nên quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ,
làm tiền đề cho việc phát triển nghề nuôi nhum sọ trong nhân dân vùng biển
và các đảo xa, bảo vệ nguồn lợi nhum sọ tránh bị cạn kiệt.
Vì thời gian thực hiện đề tài rất ngắn so với thời gian nuôi thương phẩm, đối
tượng nghiên cứu mới, kiến thức cơ bản còn hạn chế, tài liệu tham khảo về nuôi
thương phẩm nhum sọ chưa có nên luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các bạn quan tâm đóng
góp ý kiến để luận văn của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!



3



Phần 1: Tổng luận


1. Đặc điểm sinh học của nhum sọ
1.1. Hệ thống phân loại
Theo hệ thống phân loại của Lawrence (2001), nhum sọ thuộc:
Ngành: Echinodermata
Lớp: Echinoidea
Bộ: Echinoida
Họ: Toxopneustidae
Giống: Tripneustes
Loài: Tripneustes gratilla Linnaeus, 1758
Tên thường gọi: nhum sọ, cầu gai sọ dừa, nhím biển, cà ghim.
Tên tiếng Anh: sea urchin
Trong báo cáo này: nhum sọ
1.2. Đặc điểm hình thái
Nhum sọ (Tripneustes gratilla) là loài có kích thước lớn nhất trong giống
Tripneustes, đường kính đạt tới 10 cm và chiều cao 6 cm. Nhum sọ có hình dạng ngũ
giác tròn, hơi dẹp theo hướng lưng bụng, mặt dưới vỏ bằng phẳng và mặt trên vỏ có
dạng bán cầu, khi di chuyển miệng nhum sọ nằm phía dưới. Phần miệng tiếp xúc với
giá thể gọi là cực miệng, miệng nằm trong một màng da giữa cực miệng, bên trong
miệng có cơ quan nghiền rất đặc biệt gọi là đèn Aristotle. Phần phía trên là cực đối
miệng, có lỗ hậu môn nhưng khó thấy vì bị màng hậu môn che khuất. Hơn nữa, hậu
môn lại nhỏ và nằm lệch về một phía trên màng hậu môn (Phạm Thị Dự, 2001).
Vỏ nhum sọ có cấu tạo bằng đá vôi, là bộ xương cứng nâng đỡ cơ thể. Các tấm
đá vôi kết hợp với nhau theo kiểu 5 cạnh, 5 gian. Từ cực miệng về cực đối miệng có
10 dãy đôi tấm, xếp phóng xạ với hai loại xen kẽ nhau: 5 dãy gồm hai hàng tấm lớn
không có lỗ gọi là gian phóng xạ, 5 dãy gồm hai hàng tấm nhỏ mỗi tấm có 2 lỗ để chân
bám thò ra. Bên ngoài vỏ được phủ một lớp biểu bì có màu đen hơi đỏ tía, có nhiều gai
nhỏ, ngắn xen kẽ với gai dài. Các gai này có cấu tạo từ đá vôi, đầu mút nhọn nhưng
4


giòn, dễ gãy, đa dạng về màu sắc, thay đổi từ màu đen đến nâu đồng. Nhum sọ có 5
đôi chân bám quanh miệng, cùng với các gai thực hiện chức năng di chuyển, bám dính
và quấn lấy rong tảo để dinh dưỡng đồng thời cũng là cơ quan tự vệ nhờ chất độc có
trong gai (Đặng Ngọc Thanh & Trương Quang Ngọc và cộng sự, 2001).
Bảng 1: Các đặc điểm hình thái cơ bản của nhum sọ (Tripneustes gratilla) giai
đoạn trưởng thành ở vịnh Nha Trang theo tài liệu của Lê Minh Đức và cộng sự,
2005.
Đặc điểm Con đực Con cái
Đường kính vỏ trung bình (mm) 95.6 96.8
Chiều cao vỏ trung bình (mm) 52.32 51.69
Khối lượng trung bình toàn phần (g) 149.4 159.2
Khối lượng trung bình tuyến sinh dục (g) 22.85 27.6

1.3. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới, giống nhum sọ Tripneustes có 3 loài: Tripneustes gratilla
Linnaeus, 1758; Tripneustes venticocus Lamack, 1816 và Tripneustes depressus
A.Agassis, 1863. Theo Mortesen (1943), Tripneustes gratilla phân bố chủ yếu ở vùng
biển ấn Độ - Tây Thái Bình Dương; T. venticocus phân bố từ tam giác Bermuda, vùng
biển phía nam Florida của Mỹ đến Brazil; T. depressus phân bố từ vịnh Califonia của
Mỹ đến bờ tây Mexico và các đảo Galapapgos, Clarion.
ở Việt Nam, nhum sọ (Tripneustes gratilla) thường phân bố dọc theo các vùng
biển, nhưng tập trung chủ yếu ở ven biển miền trung như: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận và Côn Đảo (Phạm Thị Dự, 2001). Nhum sọ (T. gratilla) có thể
sống ở độ sâu 75 m nước. Nơi sinh sống của nhum sọ thường có cỏ biển, rong, đá tảng
và san hô (Mortesen, 1943). Mukai và cộng sự (1987) thấy rằng nhum sọ thường sống
tập trung thành từng đám với mật độ rất cao trong các bãi cỏ dưới đáy biển.
Theo nghiên cứu của Shokita (1991) thì những con nhum sọ giống có đường
kính nhỏ hơn 2 cm thường ẩn dưới các tảng đá, đá sỏi và các bụi rong tảo, vì vậy mà
khó có thể tìm thấy chúng trên bề mặt. Nhum sọ không chịu được độ mặn thấp vì vậy
5


chúng không sống được ở vùng cửa sông mà thường phân bố ở những vùng dưới triều
bên ngoài các rạn đá ngầm, hoặc trên các hốc đá, nơi có độ mặn cao từ 30

36 ppm.
Giới hạn di chuyển và di trú của nó chỉ nằm trong vùng vịnh, trong một rạn đá hoặc
trong giới hạn khoảng cách chỉ vài kilomet. Nhum sọ trưởng thành có thể bắt gặp ở
những vùng nước cạn có độ sâu 0,5 m hoặc ở độ sâu đến 75 m nước.
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Nhum sọ nói chung thường tập trung chủ yếu ở vùng có nhiều cỏ biển, rong, đá
tảng và các rạn san hô, đây là nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng,
sinh sản và phát triển của nhum sọ. Thức ăn của nhum sọ thay đổi theo từng giai đoạn
phát triển: ấu trùng ở giai đoạn sống trôi nổi ăn tảo phù du đơn bào như Isochrysis
galbana, Chaetoceros sp, Dunaliella tertiolecta… ở giai đoạn ấu trùng sống đáy ăn tảo
đáy như Navicula sp, Nitszchia sp, Cocconeis. Khi lớn lên chúng ăn các loại rong biển
như Sargassum sp, Padina sp, Hypnea, Hydroclathrus clathratus, Kappaphycus sp,
Gracilaria sp… (Shimabukuro, 1982). Ngoài các loại thức ăn phổ biến trên, nhum sọ
T. gratilla sống ở rạn san hô thuộc quần đảo Madagascar còn ăn các loại sinh vật nổi,
chất thối rữa, thịt cá do gai trên cơ thể quấn lại và bắt được (Maharavo, 1993).
1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Chu kỳ sống của nhum sọ gồm 2 giai đoạn: giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi và
giai đoạn sống đáy (Uehata, 1986; Shokita, 1991).
(i) Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi: ấu trùng mới nở Pyramid có kích thước
trung bình là 130
m

. Sau 5 ngày phát triển chuyển thành ấu trùng 4 tay với
chiều dài từ 350

600

m

và ăn tảo nổi đơn bào, sau đó phát triển thành ấu
trùng 6 tay, chiều dài từ 600

800
m

. Sau 20 ngày từ khi trứng được thụ
tinh, ấu trùng phát triển thành ấu trùng 8 tay, chiều dài từ 800

1200
m

.
Nhum sọ con (Juvenile) có kích thước đường kính vỏ 2

3 mm xuất hiện
sau 40

60 ngày.
(ii) Giai đoạn sống đáy: Sau khi ấu trùng 8 tay biến thái thành nhum sọ con,
chúng chuyển sống đáy và ăn tảo đáy. Khi kích thước đạt 2

3 mm, nhum sọ
con bắt đầu ăn rong biển.
6

Tốc độ sinh trưởng của nhum sọ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển và điều
kiện sống. Theo kết quả điều tra ở môi trường tự nhiên của nhum sọ cho thấy tốc độ

tăng trưởng từ con giống 5

10 mm có thể đạt từ 50

70 mm đường kính vỏ trong năm
đầu tiên (Maharavo, 1993). Theo kết quả nghiên cứu của Shokita (1991), nhum sọ lớn
nhanh ở giai đoạn từ 0

1 tuổi. Nuôi từ giai đoạn con giống trong vòng 10 tháng có thể
đạt kích cỡ 82,4 mm, qua năm thứ 2 thì tốc độ sinh trưởng chậm lại, khi trưởng thành
có thể đạt tới 100 mm. Nhum sọ đạt kích thước đường kích tối đa 101,5 mm, và nặng
444,8 g. Shokita tiến hành thu mẫu ngoài tự nhiên, sau đó đem về nuôi ở các bể xi
măng thì thấy chúng sinh trưởng nhanh hơn và đạt kích thước lớn hơn so với những cá
thể sống ngoài tự nhiên. Cá thể lớn nhất đạt tới đường kính 138,5 mm, chiều cao 86,2
mm và nặng 1021 g.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Shimabukuro (1987), nhum sọ con tăng
trưởng nhanh khi chuyển đổi từ thức ăn tảo đáy sang ăn rong biển. Chúng đạt kích
thước đường kính 10 mm vào tháng 5, 6 khi ăn tảo đáy và đạt 60

70 mm vào tháng
11 khi ăn rong biển. Theo Lê Đức Minh và cộng sự (2005), nhum sọ sinh trưởng thuận
lợi trong điều kiện độ mặn từ 30

35%; pH từ 7,5

8,5; nhiệt độ từ 27

30
oC
.

1.6. Đặc điểm sinh sản
1.6.1. Hình thái tuyến sinh dục
Nhum sọ là loài đơn tính. Về hình dạng bên ngoài, nhum sọ đực, cái rất giống
nhau nên chỉ phân biệt được con đực và con cái qua tuyến sinh dục dưới kính hiển vi.
Tuyến sinh dục của nhum sọ gồm 5 nhánh, các nhánh có nhiều thùy và dính vào vách
miền trung gian ở mặt trong của vỏ. Mỗi nhánh ăn thông ra bên ngoài qua lỗ sinh dục.
Tuyến sinh dục cái có màu vàng, tuyến sinh dục đực có màu hồng nhạt (Lê Đức Minh
và cộng sự, 2005). Theo kết quả nghiên cứu của Tuason và Gonmez (1979) thì nhum
sọ T. gratilla dưới một năm tuổi ở điều kiện tự nhiên có kích thước tuyến sinh dục cực
đại khoảng 10

15% khối lượng tươi của cơ thể, và chiếm khoảng 20% thể tích vỏ
(Kobayashi, 1969).


1.6.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
7

Theo Lê Đức Minh và cộng sự (2005), quá trình phát triển tuyến sinh dục của
nhum sọ ở vịnh Nha Trang- Khánh Hòa được chia thành 4 giai đoạn:
(i) Giai đoạn nghỉ: ở giai đoạn này, tuyến sinh dục chưa phát triển, là một dải
mỏng màu nâu sẫm. Vách của các thùy nhăn nheo chứa các noãn bào, tinh
bào có kích thước rất nhỏ (< 5
m

). Các cá thể ở giai đoạn này thường là
nhum sọ chưa trưởng thành. Đối với những cá thể mới tham gia sinh sản
xong, tuyến sinh dục còn chứa một số tế bào trứng, tinh trùng giai đoạn IV
còn sót lại. Các tế bào này sẽ được hấp thụ bởi các thực bào.
(ii) Giai đoạn phục hồi và bắt đầu phát triển: Các thùy bên trong của tuyến

sinh dục bắt đầu kéo dài về phía 2 cực, vẫn còn nhăn nheo. ở giai đoạn
này, một số tế bào trứng, tinh trùng đã xuất hiện ở ngoại vi của thùy chứa
noãn bào hay tinh bào.
(iii) Giai đoạn thành thục: Tuyến sinh dục của nhum sọ đực và cái dày lên, kéo
dài về hai cực, có màu vàng nhạt, mềm nhão. Các thùy của tuyến sinh dục
chứa các noãn bào có nhân và hạt nhiễm sắc bắt màu rõ. Kích thước trung
bình của noãn bào đạt 26,3
m

, tinh trùng bắt đầu hoạt hóa.
(iv) Giai đoạn chín muồi sinh dục: Tuyến sinh dục căng mọng, chắc, dày như
múi cam kéo dài đến hai cực. Tuyến sinh dục con cái màu cam tươi, con
đực có màu vàng kem. Các thùy của tuyến sinh dục chứa tế bào trứng và
tinh trùng thành thục có kích thước dao động từ 30- 60
m

, trung bình
50
m

. Tinh trùng hoạt động và lấp đầy các xoang.
1.6.3. Mùa vụ sinh sản
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Dự (2001) thì mùa sinh sản của nhum
sọ ở vịnh Nha Trang - Khánh Hòa bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 1, sinh sản
rộ vào tháng 12. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Lê Đức Minh và cộng sự
(2005) thì cho rằng: mùa sinh sản của nhum sọ ở vịnh Nha Trang kéo dài từ tháng 8
đến tháng 1 năm sau, rộ nhất vào tháng 10. Nhum sọ ở Madagascar lại có mùa vụ sinh
sản quanh năm (Maharavo, 1993). Như vậy, vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm để
đưa ra những kết luận thống nhất.


8

1.6.4. Kích thước thành thục lần đầu
Fouda và Hellal (1990) đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản của nhum sọ ở vịnh
Aqoda và vùng phía bắc của biển Đỏ thấy rằng: tỷ lệ đực cái trong quần đàn tự nhiên
là 1: 1, kích thước thành thục sinh dục lần đầu ở những cá thể có đường kính khoảng
50 mm, dưới 1 năm tuổi. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đức Minh và cộng tác viên
(2005) đối với 348 cá thể thu từ vịnh Nha Trang theo nhóm đường kính vỏ thấy rằng:
con đực và con cái bắt đầu thành thục ở nhóm đường kính vỏ 70

80 mm, số cá thể có
đường kính vỏ từ 81

110 mm thành thục chiếm đa số trong các mẫu thu được. Quần
thể nhum sọ ở vịnh Nha Trang có sức sinh sản tuyệt đối rất lớn, dao động từ 42 đến
101 triệu trứng trên một cá thể, trung bình 64 triệu trứng, tỷ lệ đực : cái trong quần thể
là 1,3 : 1. Điều đó chứng tỏ nhum sọ có khả năng phục hồi quần đàn nhanh, có ý nghĩa
trong việc tái tạo nguồn lợi này trong tự nhiên.
1.6.5. Hoạt động sinh sản
Hoạt động sinh sản của nhum sọ đực và cái tương tự nhau. Nhờ sự co cơ xoang
liên tục mà trứng và tinh trùng được đẩy ra ngoài môi trường nước thông qua lỗ sinh
dục. Thời gian bị kích thích ở con đực và con cái gần như nhau, con đực thường phóng
tinh sớm hơn, tiếp theo là con cái đẻ trứng. Tinh trùng và trứng khi được phóng ra môi
trường có dạng như vệt khói, lan tỏa dần ra môi trường. Tinh trùng có màu trắng đục,
trứng có màu vàng cam. Sau khi trứng và tinh trùng được phóng ra, quá trình thụ tinh
xảy ra trong môi trường nước. Trứng sau khi được thụ tinh xuất hiện màng bao bọc
xung quanh gọi là màng thụ tinh (Lê Đức Minh và cộng sự, 2005).
2. Hiện trạng nghề nuôi nhum sọ
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, nhum sọ đã được nghiên cứu từ lâu: Shimabukuro (1987), đã

nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống nhum sọ thành công với tỷ lệ sống đến giai đoạn
con giống kích cỡ 3 mm là 10%; Shokita và Kakaru (1991) đã cho sinh sản nhân tạo
nhum sọ với tỷ lệ sống đến cỡ con giống đạt 10,5%. Tuy nhiên, vấn đề nuôi thương
phẩm nhum sọ cũng mới được thực hiện ở một vài nước có trình độ khoa học và nghề
nuôi trồng thủy sản phát triển. Chúng đã được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và
nuôi thương phẩm thành công theo quy mô công nghiệp ở Trung Quốc và Nhật Bản
nhưng các kết quả nghiên cứu vẫn chưa được công bố rộng rãi. Hiện nay, nhu cầu tiêu
9

thụ nhum sọ ở hai quốc gia này ngày càng tăng, đặc biệt là Nhật Bản. Riêng Chile mỗi
năm xuất khẩu sang quốc gia này vào khoảng 34,8 tấn trứng nhum sọ đóng hộp
().
2.2. ở Việt Nam
ở nước ta, nhum sọ đã được biết đến và khai thác từ lâu nhưng chưa được quan
tâm nghiên cứu. Ngoài một số tài liệu về phân loại của Dawydoff (1952), Trần Ngọc
Lợi (1967), Đào Tấn Hổ (1994), về sinh hoá của Lâm Ngọc Trâm (1992), về sinh học
sinh sản của Phạm Thị Dự (2001), và gần đây nhất về sinh sản nhân tạo của Lê Đức
Minh (2005) thì chưa có công trình nghiên cứu cơ bản nào về nuôi thương phẩm nhum
sọ được công bố.
Hiện nay, nhum sọ chưa được nuôi thương phẩm ở Việt Nam, nguyên nhân chủ
yếu do hiểu biết về đối tượng này còn hạn chế, chưa có nguồn giống phục vụ cho nuôi
thương phẩm và chưa xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ.
Trong thời gian gần đây, nguồn nhum sọ tự nhiên hầu như bị cạn kiệt, do vậy
các đề tài nghiên cứu đã được thực hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở kỹ thuật sản xuất
giống nhân tạo. Gần đây nhất, đề tài nghiên cứu về sinh sản nhân tạo của tác giả Lê
Đức Minh và cộng sự (2005) bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, nhưng tỷ
lệ sống của ấu trùng nhum sọ đến giai đoạn con giống vẫn còn thấp (1,98%).
Năm 2003, đề tài nuôi thử nghiệm nhum sọ cỡ thương phẩm trong bể xi măng
được tác giả Lê Đức Minh và Hoàng Thị Thảo tiến hành tại Viện nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy Sản III. Kết quả thu được qua bảng:

Bảng 2: Kết quả nuôi thử nghiệm nhum sọ cỡ thương phẩm trong bể xi măng
(nguồn: Diễn đàn N/c KHCN NTTS lần thứ 3 - Nha Trang tháng 8/2003)
Chỉ tiêu Kết quả
Kích thước trung bình giống thả (g) 307,21
Mật độ nuôi (con/m
2
) 8,25
Thời gian nuôi (tháng) 2
Tỷ lệ tăng trưởng đường kính trung bình (%) 0,71
Tỷ lệ tăng trưởng chiều cao trung bình (%) 0,94
Tỷ lệ tăng trưởng khối lượng trung bình (%) 1,94
10

Tỷ lệ sống (%) 84,48

Theo 2 tác giả: tốc độ tăng trưởng kích thước và khối lượng của nhum sọ trong
điều kiện bể xi măng là rất chậm, nguyên nhân có thể do kích thước của nhum sọ khi
nuôi quá lớn và đã đạt kích thước thành thục sinh dục, cộng với sự biến động của các
yếu tố môi trường trong bể xi măng lớn nên tốc độ sinh trưởng của nhum sọ bị chậm
lại chỉ đạt chưa tới 1%. Tuy nhiên, những kết quả ban đầu thu được cũng đang làm
tiền đề cho sự phát triển của nghề nuôi nhum sọ trong thời gian không xa.
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Khánh Hoà là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên vào
khoảng 5.179 km
2
, với hơn 250 km đường bờ biển và 135 km đường ven đảo. Điểm
cực đông của Khánh Hoà cũng là điểm cực đông của tổ quốc, vì vậy rất thuận lợi cho
việc phát triển nghề cá vùng khơi. Khánh Hoà có hơn 72 hòn đảo lớn nhỏ, có khoảng

1.000 km
2
vịnh, đầm phá; vùng biển nông (độ sâu nhỏ hơn 30m) rộng 2.432 km
2
, có
hơn 10.000 km
2
thềm lục địa. Đây là quỹ mặt nước tiềm năng to lớn cho sự phát triển
của nghề cá vùng ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới. Ngoài ra, Khánh Hoà còn
có các vùng san hô đa dạng với hơn 350 loài khác nhau, là một ngư trường thuận lợi
cho các loài cá phát triển. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều núi nhô ra biển và các
bãi nhỏ tạo nên các đầm vịnh kín gió, kết hợp với các dòng hải lưu thay đổi theo mùa
đã tạo nên những vùng nước có nguồn thức ăn phong phú cho các đàn cá hội tụ (Thuỷ
sản Khánh Hoà tiềm năng và triển vọng).
3.1.2. Khí tượng thuỷ văn
Nha Trang - Khánh Hoà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương và hơi thiên về khí hậu xích đạo. Nhiệt độ không khí
trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch không nhiều. Nhiệt độ thấp nhất vào
tháng 1 và tháng 2, phổ biến từ 17

19
oC
. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và tháng 8,
phổ biến từ 35

37
oC
. Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 27
oC
, khí hậu ôn hoà.

Khánh Hoà một năm có hai mùa: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.737 mm, bằng
11

70

80% lượng mưa trung bình của cả nước. Mùa mưa thường trùng với mùa bão, gió
nhưng tần suất bão ở đây thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trong nước. ở vùng
biển Nha Trang - Khánh Hoà, bình quân hàng năm có từ 100

140 cơn giông xuất hiện
trong mùa mưa.
Vùng biển Nha Trang có chế độ nhật triều không đều. Trong tháng có khoảng
18

22 ngày quan trắc thấy 1 lần nước lên, 1 lần nước xuống. Biên độ triều biến động
trong khoảng 1,2

2,0 m. Độ mặn có sự khác biệt giữa hai mùa, giữa vùng nước ven
bờ và vùng biển sâu ngoài khơi. Vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, ở
vùng ven bờ độ mặn tương đối cao và ổn định từ 33

36 ppm. Đến mùa mưa, do ảnh
hưởng của nước từ các sông đổ ra nên độ mặn vùng nước ven bờ có thể giảm 5

8
ppm so với mùa khô. ở vùng nước sâu, ngoài khơi độ mặn ổn định hơn và dao động
trong khoảng 34

36 ppm.

Chế độ dòng chảy: Dòng chảy đặc trưng tầng mặt nước biển Khánh Hoà theo
mùa, mùa mưa chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và mùa khô theo hướng ngược
lại Tây Nam - Đông Bắc. Dòng chảy tầng mặt tại vùng nước từ bờ ra khơi tới độ sâu
50

100 m có xu hướng về phía đông với tốc độ trung bình 10

20 cm/s, cực đại là
30

40 cm/s. Dòng chảy theo hướng Đông Nam, với tốc độ trung bình ở tầng mặt là
20

30 cm/s, phù hợp với chế độ gió mùa (Đài khí tượng - thuỷ văn Nam Bộ).
3.1.3. Nguồn lợi thuỷ sản
Vùng biển Khánh Hoà có dòng hải lưu Bắc - Nam chảy qua, là vùng biển giàu
tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Đây là một trong 4 ngư trường trọng điểm
của cả nước. Tổng trữ lượng hải sản của Khánh Hoà khoảng 1.500.000 tấn, trong đó
chủ yếu là cá nổi, chiếm 70%. Khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng 85.000
tấn. Ngoài nguồn lợi cá biển, vùng biển Khánh Hoà còn có các loại giáp xác như tôm
hùm, tôm mũ ni, các loại cua, các loại thân mềm như: mực, ốc, bào ngư , nhum sọ và
các loại rong, tảo có giá trị khác.
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1. Điều kiện kinh tế
Khánh Hoà là một tỉnh có tiềm năng về du lịch với hệ thống biển và đảo đẹp.
Bên cạnh đó, Khánh Hoà còn có tiềm năng về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản bởi
diện tích mặt nước và thềm lục địa rộng lớn. Các hình thức nuôi nước mặn, ngọt, lợ
12

đều rất phổ biến với nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế. Các chính sách khuyến

khích đầu tư đang giúp Khánh Hoà có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần
đây: Kinh tế - xã hội của Khánh Hoà không ngừng phát triển, tốc độ tăng giá trị sản
phẩm tăng thêm trên 10%, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng dịch
vụ du lịch và công nghiệp, thu ngân sách đạt trên 2.900 tỷ đồng, là một trong những
tỉnh tự cân đối được ngân sách.
3.2.2. Điều kiện xã hội
Tỉnh Khánh Hoà có diện tích tự nhiên vào khoảng 5.197 km
2
, với 1,1 triệu dân;
thu nhập bình quân đầu người trên 600 USD/người/năm, có 42% dân số trong độ tuổi
lao động, trên 2,1% tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên. Có 3 trường đại học và cao
đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 3 viện nghiên cứu quốc gia và hệ thống các
loại hình đào tạo nghề. Mặt bằng dân trí và hệ thống các trường đào tạo này là cơ sở
đảm bảo nguồn nhân lực tại chỗ cho sự phát triển nhanh trong tương lai của toàn tỉnh
().
Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên, nguồn lao động dồi dào, cơ sở vật chất
được chuẩn bị sẵn, Khánh Hoà đã và đang tạo ra những cơ hội mới, chính sách cởi mở,
năng động để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu
tư và cùng hợp tác phát triển.
3.3. Vài nét về vùng nuôi thí nghiệm nhum sọ
Thí nghiệm nuôi thương phẩm nhum sọ được thực hiện tại Vũng Ngán, địa
điểm này cách cảng Nha Trang gần 9 km về phía đông. Vũng Ngán cùng với Đầm
Máy được hình thành bởi 3 hòn đảo là: đảo Hòn Tre, Hòn Một và đảo Hòn Tằm nằm
gần nhau theo dạng hình cung tạo cho khu vực này có dạng vũng kín, ít sóng gió.
Vũng Ngán có độ sâu mực nước từ 18

25 m, quanh năm không chịu sự ảnh hưởng
của nước ngọt từ các cửa sông. Do vậy, ở đây nước biển có độ mặn tương đối ổn định,
sự biến động của độ mặn thường chỉ xảy ra theo mùa: mùa mưa và mùa khô nên rất
thuận lợi cho nuôi trồng các loài hải sản.

Vũng Ngán và Đầm Máy là nơi có nghề nuôi tôm hùm lồng, nuôi cá biển khá
phát triển, có khoảng 130

150 bè nuôi tập trung tại khu vực này. Trong vài năm gần
đây, vấn đề dịch bệnh đối với các đối tượng nuôi thường xảy ra khiến cho các hộ nuôi
gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, chi phí thức ăn, con giống, công chăm sóc quản lý ngày
13

càng tăng cao, trong khi giá bán cỡ thương phẩm lại thấp, dịch bệnh hay xảy ra đã
khiến bà con bị ép giá, tổn thất đối với mỗi hộ đều rất lớn. Nhiều hộ nuôi đã chuyển từ
nuôi tôm hùm lồng sang nuôi một số loài cá biển có giá trị và sức đề kháng tốt hơn
như: cá mú, cá chẽm, bào ngư nhằm hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh.


























14

Phần 2: Phương pháp nghiên cứu

1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
(i) Địa điểm nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại Vũng Ngán - Nha Trang -
Khánh Hòa.
(ii) Thời gian nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu từ 24/7/2007 đến 5/11/2007
(iii) Đối tượng nghiên cứu: nhum sọ (Tripneustes gratilla Linnaeus, 1758),
nguồn nhum sọ nuôi được thu ngoài tự nhiên.
2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu



Tìm hi

u k

thu

t nuôi th
ươ
ng ph


m nhum s


(Tripneustes
grat
illa
)

Thi
ế
t
kế
lồng
nuôi
V


sinh,
chuẩ
n bị
lồng
nuôi

K


thuật
tuyển
chọn

giống
K


thuật
vận
chuyển
và thả
gi

ng

Th

c
ăn và
quản

thức
ă
n

Qu

n
lý các
yếu tố
môi
trường
n

ư

c

Qu

n
lý sức
khỏe
nhum
sọ
Kết luận và đề xuất ý kiến
Tìm hi

u m

t s


đặc điểm sinh học
của nhum sọ
Tìm hi

u k

thu

t
nuôi thương phẩm
nhum sọ

Đ
i

u
kiện tự
nhiên
khu
vực
nuôi

K


thuật
chuẩn
bị lồng
nuôi
K


thuật
chăm
sóc và
quản lý
K

thu

t
tuyển chọn,

vận chuyển
và thả
giống
15

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Một số đặc điểm sinh học của nhum sọ
Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của nhum sọ dựa trên cơ sở nghiên cứu các
tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, kết hợp với trực tiếp giải phẫu để quan sát, ghi
nhận và trao đổi riêng trong quá trình nuôi.
3.2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm
3.2.1. Chuẩn bị lồng nuôi
Việc chuẩn bị lồng nuôi: phỏng vấn chủ bè nuôi, quan sát thực tế
3.2.2. Thả giống
Kỹ thuật tuyển chọn, thu mua, thả giống: phỏng vấn, quan sát, trực tiếp tiến
hành.
3.2.3. Chăm sóc và quản lý
+ Thức ăn: Rong câu chỉ vàng, được mua từ Phú Yên.
+ Chế độ cho ăn: 40kg rong/3 ngày/1 lần cho ăn
+ Quản lý thức ăn: Định kỳ 3 ngày/1 lần trước mỗi lần cho ăn mới
+ Vệ sinh lồng: Vệ sinh lồng khi bị nhiều sinh vật bám, cuối vụ nuôi hoặc khi
chuyển nhum sọ sang lồng khác.
+ Theo dõi biến động các yếu tố môi trường:
Bảng 3: Phương pháp theo dõi các biến động của các yếu tố môi trường
Yếu tố Dụng cụ đo (sai số) Thời gian đo Ghi chú
Nhiệt độ Nhiệt kế thuỷ ngân (1
0
C)

6 h và 14 h đo hàng ngày

Độ mặn Tỷ trọng kế (1 ppm) đo hàng ngày
pH Phương pháp so màu đo hàng ngày
Oxy hoà tan Test O
2
đo hàng tuần
Độ trong,
màu nước
Trực quan quan sát hàng ngày


16


3.2.4. Theo dõi tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của nhum sọ
+ Tiến hành đo tốc độ sinh trưởng của nhum sọ định kỳ 2 tuần/1 lần đo, mỗi
lần đo 30 cá thể (đo đường kính sọ, chiều cao sọ của từng cá thể, cân đo khối lượng
tổng thể). Do con giống nhum sọ thu tự nhiên có kích thước không đồng đều nên 30 cá
thể được chọn là những cá thể trong số kích thước có tần xuất bắt gặp nhiều nhất, loại
bỏ các cá thể có kích thước bất thường như quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước
trung bình.
+ Tỷ lệ % tăng trưởng theo đường kính sọ trung bình tính theo công thức:



+ Tỷ lệ % tăng trưởng theo chiều cao trung bình tính theo công thức:



+ Tỷ lệ % tăng trưởng khối lượng toàn thân trung bình tính theo công thức:




+ Tỷ lệ sống % (TLS) của nhum sọ được kiểm tra bằng cách đếm số lượng cá
thể bị chết (định kỳ 1 tuần/ lần) và cuối cùng tính theo công thức:



+ Hệ số thức ăn (HSTA) xác định theo công thức:



Trong đó:
D - Đường kính sọ (cm)
H - Chiều cao sọ (cm)
W - Khối lượng tươi toàn phần (g)
W sau - W trước
* 100 (%)

W

sau

H sau - H trước
* 100 (%)
H

sau

X
TLS = * 100

(
%
)

Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ
HSTA =
Tổng khối lượng tươi toàn phần tăng lên của nhum sọ
D sau - D trước
* 100 (%)
D sau
2

X - Số lượng cá thể còn lại (con) Y - Số lượng giống thả (con)

3.2.5. Phòng và trị bệnh
Vấn đề phòng bệnh và trị bệnh được thực hiện trên cơ sở tham khảo tài liệu và
trực tiếp quan sát trong suốt quá trình nuôi.
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp
Các số liệu sơ cấp trong quá trình nuôi thương phẩm được thu thập hàng ngày
thông qua đo đạc, quan sát thực tế và ghi vào sổ ghi chép.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp
Số liệu được thu thập dựa trên việc tham khảo các tài liệu có liên quan, trên các
website, trao đổi riêng.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng máy tính bỏ túi và máy vi tính thông qua sử dụng phần
mềm MS EXCEL với phương pháp thống kê sinh học.















17


Phần 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1. Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng nuôi
Thí nghiệm nuôi thương phẩm nhum sọ được thực hiện tại Vũng Ngán, địa
điểm này cách cảng Nha Trang gần 9 km về phía đông. Vũng Ngán cùng với Đầm
Máy được hình thành bởi 3 hòn đảo là: đảo Hòn Tre, Hòn Một và đảo Hòn Tằm nằm
gần nhau theo dạng hình cung, do vậy khu vực này có dạng vũng kín, ít sóng gió.
Vũng Ngán có độ sâu mực nước từ 15

25 m, quanh năm không chịu sự ảnh
hưởng của nước ngọt từ các cửa sông. Do vậy, ở đây nước biển có độ mặn tương đối
ổn định, sự biến động của độ mặn thường chỉ xảy ra theo mùa. Vào mùa khô, độ mặn
dao động trong khoảng 33

36 ppm, vào mùa mưa độ mặn có xu hướng giảm từ 3


5
ppm. Đây là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng các đối tượng hẹp muối, ưa độ mặn
cao. Chế độ dòng chảy vừa, hướng về phía đông đã tạo cho khu vực này có sự trao đổi
nước với các khu vực lân cận.
Vũng Ngán và Đầm Máy là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng
các loài thủy sản, vì vậy nghề nuôi tôm hùm lồng, nuôi cá biển ở đây rất phát triển,
có khoảng 130

150 bè nuôi tập trung tại đây. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
hiện tượng dịch bệnh thường xảy ra, gần đây nhất là hiện tượng tôm hùm chết hàng
loạt chưa rõ nguyên nhân đã gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi. Một trong trong những
nguyên nhân ban đầu được dự đoán là do sự suy giảm của chất lượng nước cộng với
sự thay đổi bất lợi của các yếu tố thời tiết.
2. Một số đặc điểm sinh học của nhum sọ
2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
2.1.1. Hình thái, cấu tạo ngoài
Cơ thể nhum sọ có dạng khối ngũ giác hơi dẹp, đường kính ngang lớn hơn
chiều cao thân, khi di chuyển cực chứa miệng nằm ở phía dưới. Miệng của nhum sọ
nằm giữa cực miệng, cực miệng tương đối bằng phẳng. Miệng nằm trong một màng da
có độ đàn hồi tốt ở giữa cực miệng, màng da này đảm bảo cho miệng của chúng có thể
chuyển động ra vào để ăn thức ăn. Cực phía trên của vỏ (cực đỉnh) chứa lỗ hậu môn,

18

tuy nhiên rất khó thấy bởi lỗ hậu môn bị một lớp màng che khuất, ta chỉ quan sát được
ở những cá thể sắp chết khi lớp màng này bị phân hủy.
Trên vỏ của nhum sọ có rất nhiều gai, gai ngắn xếp xen kẽ với gai dài; các gai
này có cấu tạo bằng đá vôi, nhọn nhưng giòn và dễ gãy. Màu sắc của các gai trên 1 cá
thể thường đồng bộ một màu, tuy nhiên với các cá thể khác nhau thì màu sắc của gai
cũng có sự khác nhau, biến đổi từ màu trắng, đen, đỏ đến nâu đồng Lớp biểu bì trên

vỏ (màng da) của nhum sọ thường có màu đen, nâu hoặc đỏ tía, màng da này có sự co
giãn đảm bảo cho chuyển động quay của các gai trên vỏ.
Vỏ đá vôi của nhum sọ có cấu tạo dạng tấm phóng xạ, từ cực miệng về phía
đỉnh gồm 10 dãy đôi tấm xếp xen kẽ nhau, tấm lớn xếp xen kẽ với tấm nhỏ. Các gai
chỉ phân bố trên các tấm lớn, trên các tấm nhỏ không có gai; kiểu sắp xếp này tạo nên
dạng múi trên cơ thể nhum sọ.
Nhum sọ di chuyển rất chậm, sự di chuyển của chúng dựa vào các chân có dạng
ống màu đen, có cấu tạo như giác bám của một số loài sống bám. Các chân ống này có
thể co giãn, bám dính rất tốt, đảm bảo cho nhum sọ có thể di chuyển trên mặt phẳng
thẳng đứng hoặc bám ngược trên các mặt phẳng ngang. Các chân này chỉ nằm xen kẽ
với các gai trên các tấm lớn và nằm trên toàn bộ cơ thể.
2.2.2. Cấu tạo trong của nhum sọ
a) Tuyến tiêu hóa
Tuyến tiêu hóa của nhum sọ gồm có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu
môn.
(i) Miệng: miệng của nhum sọ có cấu tạo rất đặc biệt; có dạng hình chóp hơi
tròn, gồm 5 răng cửa sắc mỏng, chụm lại với nhau ở cửa miệng; 5 răng
này nằm trong 5 răng hàm phân nhánh. Mỗi răng hàm có 2 nhánh xếp lại
với nhau tạo thành dạng ống nghiền hình trụ. Sự hoạt động của các răng
này được đảm bảo bởi hệ cơ đàn hồi rất tốt bao quanh. Do có cấu tạo đặc
biệt, thức ăn được cắt ngắn bởi răng cửa sau đó bị nghiền nát bởi 10 nhánh
răng hàm, vì vậy thức ăn trong dạ dày của nhum sọ thường rất mịn và
nhuyễn.
(ii) Thực quản: Có cấu tạo dạng túi dài, mỏng, dẫn từ miệng xuống dạ dày, với
chiều dài từ 2

3 cm.

19


(iii) Dạ dày: có cấu tạo dạng túi, phân làm 5 nhánh. Mỗi túi (nhánh) được cấu
tạo từ lớp màng mỏng có màu trắng trong, ta có thể quan sát được thức ăn
từ bên ngoài. Mỗi túi này dính vào mặt trong của vỏ nhờ 2 đoạn cơ có cấu
tạo như mô liên kết. Thức ăn sau khi qua miệng được đưa vào các túi
thông qua thực quản. Kết thúc quá trình tiêu hóa, thức ăn được đào thải
qua một ống chung (ruột) nối với lỗ hậu môn.
(iv) Ruột: ruột của nhum sọ ngắn, có cấu tạo dạng ống, dẫn thức ăn đã tiêu hóa
từ các túi dạ dày đến hậu môn.
(v) Hậu môn: có dạng lỗ tròn, đường kính từ 3

5 mm, nằm trong màng hậu
môn, phía cực đỉnh của vỏ.
b) Tuyến sinh dục
Tuyến sinh dục của nhum sọ có cấu tạo gồm 5 nhánh bám sát vào thành phía
trong của vỏ, các nhánh ăn thông với nhau ở gần cực miệng sau đó tách thành 5 nhánh
có dạng như ngôi sao và chụm về phía cực đỉnh. Mỗi nhánh được thông ra ngoài qua
các lỗ nhỏ trên vỏ (lỗ sinh dục) nằm xung quanh lỗ hậu môn. Các lỗ sinh dục này chỉ
quan sát được rõ từ phía trong của vỏ. Theo Lê Đức Minh và cộng sự (2005), tuyến
sinh dục của con cái có màu vàng cam, con đực có màu hồng nhạt.
2.2. Đặc điểm phân bố
Khác với một số loài thủy sản khác, nhum sọ chỉ sống bám trên bề mặt vật bám
và di chuyển rất chậm chạp nhờ vào các chân ống ngắn trên cơ thể. Chúng không sử
dụng không gian nước giữa lồng nuôi. Chính vì vậy nhum sọ thường phân bố ở những
nơi có vật bám và nguồn thức ăn thích, chúng rất khó khăn khi di chuyển trên nền cát,
hoặc bùn đất. Trong quá trình nuôi, nhum sọ xuất hiện ở cả mép nước và đáy lưới
nuôi, tuy nhiên chúng thường tập trung với mật độ cao ở giữa, đáy lưới và nơi ít ánh
sáng. Nhum sọ cũng tập trung rất lâu và với mật độ cao tại nguồn thức ăn. Vì vậy việc
thiết kế lồng nuôi cũng như trong quá trình nuôi cần phải chú ý các đặc điểm này.
2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Nhum sọ có tính ăn tạp. Trong quá trình nuôi, ngoài thức ăn chính là rong câu

chỉ vàng, nhum sọ còn ăn các loài rong khác như: Sargassum, Hypnea được vớt từ
biển cho vào. Chúng còn lấy các loài rong tảo bám ở lưới nuôi hay ăn cả xác những
động vật bị thối rữa trong lồng nuôi. Nhum sọ còn là loài tạp ăn và ăn liên tục bởi hệ

20

tiêu hóa ngắn và co giãn tốt. Nhum sọ lấy thức ăn thông qua các chân bám và các gai
quấn bắt được. Sau khi lấy được thức ăn, thức ăn bị nghiền nát nhờ cơ quan rất đặc
biệt trong miệng, chính vì vậy thức ăn trong dạ dày của nhum sọ rất mịn và nhuyễn.
Điều này khiến nhum sọ có thể tiêu hóa tốt thức ăn trong khi hệ tiêu hóa của chúng có
cấu tạo đơn giản. Hoạt động ăn của nhum sọ thường kéo dài, liên tục bởi chúng tập
trung rất lâu tại điểm có thức ăn, trong thời gian này chúng thường ít di chuyển đi chỗ
khác.
2.4. Đặc điểm sinh trưởng
Nhum sọ là loài có tốc độ sinh trưởng chậm so với các loài khác. Theo kết quả
điều tra ở môi trường tự nhiên cho thấy: nhum sọ giống có đường kính vỏ từ 5

10
mm có thể đạt đến đường kính 50

70 mm vỏ trong năm đầu tiên (Maharavo, 1993).
Theo kết quả nghiên cứu của Shokita (1991), nhum sọ lớn nhanh ở giai đoạn từ 0

1
tuổi. Nuôi từ giai đoạn con giống trong vòng 10 tháng có thể đạt kích cỡ 82,4 mm, qua
năm thứ 2 thì tốc độ sinh trưởng chậm lại, khi trưởng thành có thể đạt tới 100 mm.
3. Kỹ thuật nuôi thương phẩm nhum sọ
3.1. Kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi
Nhum sọ được nuôi thương phẩm bằng lồng nuôi tôm hùm, lồng nuôi là một
lồng trong hệ thống bè nổi cố định trên biển. Một bè nổi gồm nhiều ô (lồng nuôi) dạng

hình vuông, kích thước 4x4 m. Lưới làm lồng nuôi là lưới sợi nilon có kích thước mắt
lưới 2a=4 cm.
Kích thước lưới nuôi nhum sọ: 4x8x8 m, lưới được mắc vào 2 ô trên bè bằng
dây sợi. ở mặt dưới của lưới được mắc thêm khung sắt nặng, đảm bảo cho lưới được
căng và có dạng hình khối. Mặt trên lồng nuôi được che một nửa vì nhum sọ tự nhiên
có thể sống ở những vùng nước nông đến 0,5 m (nơi đây ánh sáng có thể xuyên sâu),
chúng cũng có thể sống ở những vùng nước sâu, đến 75 m nước (không có ánh sáng).
Thực tế quan sát cho thấy: nhum sọ thường tập trung từ giữa lưới xuống đáy, và những
nơi ít ánh sáng ở trong lồng. Chúng thường ít phân bố ở mặt trên, mép lưới. Đây là
điểm cần chú ý trong việc thiết kế lồng nuôi nhum sọ.
Lưới nuôi nhum sọ được vệ sinh lần đầu để loại bỏ các loại sinh vật bám trên
lưới, người ta thường dùng các dụng cụ sẵn có như búa, các vật cứng để đập vỡ,

×