BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
ẾCH THÁI LAN (Rana tigrina Boulener, 1920) TẠI KHÁNH HÒA
Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa học 2003 – 2008
Sinh viên thực hiện:
PHẠM ANH BÌNH
MSSV: 45DN011
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. VÕ NGỌC THÁM
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của thầy cô trong khoa Nuôi trồng Thủy sản - trường Đại học Nha Trang.
Sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của người thân và bạn bè. Qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn đến:
ThS. Võ Ngọc Thám là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Gia đình anh Phạm Tiến Định: thôn Ninh Ích – xã Ninh An – Ninh Hòa – Khánh
Hòa; Gia đình anh Nguyễn Quang Tỉnh: thôn Điềm Tĩnh – xã Ninh Phụng – Ninh Hòa
– Khánh Hòa đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này.
Gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần trong suốt 4
năm học tại trường Đại học Nha Trang.
Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy cô, người thân và các bạn luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Nha Trang, ngày 10 tháng 11 năm 2007
Sinh viên
Phạm Anh Bình
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I
TỔNG LUẬN 3
1. TÌNH HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
3
1.1. Tình hình nuôi 3
1.2. Các mô hình nuôi ếch Thái Lan 4
1.2.1. Nuôi ếch trong bể ciment 4
1.2.2. Nuôi ếch trong ao đất 5
1.2.3. Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng 5
2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ẾCH THÁI LAN 6
2.1. Đặc điểm phân loại. 6
2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo. 6
2.3. Đặc điểm phân bố. 7
2.3.1. Phân bố theo vùng địa lý 7
2.3.2. Phân bố theo vùng sinh thái. 7
2.4. Đặc điểm dinh dưỡng 8
2.5. Đặc điểm sinh trưởng 8
2.6. Đặc điểm sinh sản 8
3. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA VIỆC SINH SẢN NHÂN TẠO ẾCH
THÁI LAN. 9
4. MỘT SỐ LOẠI KÍCH DỤC TỐ DÙNG TRONG SINH SẢN NHÂN
TẠO ẾCH THÁI LAN 10
4.1. HCG (Human Chorionic Gonadotropine) 10
4.2. LH_RHa (Luteinizing Hormone _ Releasing Hormone analog) 10
5. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH 10
iii
Phần II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 13
2. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
3. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ THU THẬP SỐ LIỆU. . 14
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 14
3.1.1. Phương pháp tiến hành nuôi vỗ ếch bố mẹ 14
3.1.2. Phương pháp tiến hành cho ếch đẻ. 14
3.1.3. Phương pháp tiến hành ương nuôi ếch con 14
3.2. Phương pháp thu thập số liệu 14
3.2.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập. 14
3.2.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 15
3.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng của ếch 15
3.3. Phương pháp xử lý số liệu. 17
Phần III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
1. GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ ẾCH THÁI LAN VÀ TÌNH HÌNH NUÔI ẾCH
TẠI KHÁNH HÒA 18
2. KỸ THUẬT NUÔI VỖ ẾCH BỐ MẸ. 19
2.1. Công trình và thiết bị nuôi vỗ ếch bố mẹ 19
2.2. Tuyển chọn ếch đưa vào nuôi vỗ 20
2.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 21
2.3.1. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. 21
2.3.2. Quản lý môi trường nước 22
2.3.3. Quản lý sức khỏe của ếch 24
2.3.4. Kiểm tra sự thành thục của ếch 26
3. KỸ THUẬT CHO ẾCH ĐẺ VÀ ẤP NỞ TRỨNG ẾCH 27
3.1. Công trình, thiết bị và chuẩn bị cho ếch đẻ. 27
3.2. Chọn ếch cho đẻ 28
iv
3.3. Kích thích cho ếch đẻ 29
3.3.1. Tác động vào yếu tố sinh lý. 29
3.3.2. Tác động vào yếu tố sinh thái. 30
3.4. Kỹ thuật cho ếch đẻ. 31
3.5. Kỹ thuật ấp nở trứng ếch. 33
3.5.1. Thiết bị ấp. 33
3.5.2. Chăm sóc và quản lý. 34
3.5.3. Kết quả ấp nở trứng ếch. 35
4. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI NÒNG NỌC THÀNH ẾCH CON 36
4.1. Công trình, thiết bị và kỹ thuật chuẩn bị ương nuôi. 36
4.2. Chăm sóc và quản lý 36
4.2.1. Mật độ nòng nọc ương nuôi. 36
4.2.2. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. 36
4.2.3. Quản lý môi trường nước 38
4.2.4. Quản lý sức khỏe 39
4.2.5. Theo dõi quá trình biến thái và tốc độ sinh trưởng của nòng nọc 39
4.1.6. Tỷ lệ sống của nòng nọc và ếch con qua các giai đoạn biến thái. 41
Phần IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43
1. KẾT LUẬN 43
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Phân biệt ếch đực và ếch cái
20
Bảng 2: Số lượng và khối lượng ếch bố mẹ đưa vào nuôi vỗ
21
Bảng 3: Thức ăn và kỹ thuật cho ăn.
22
Bảng 4: Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ ếch bố mẹ.
23
Bảng 5: Kết quả sự thành thục của ếch.
26
Bảng 6: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của ếch cái.
27
Bảng 7: Các yếu tố môi trường trong bể đẻ
28
Bảng 8: Kết quả chọn ếch cho đẻ
29
Bảng 9: Liều lượng kích dục tố sử dụng
30
Bảng 10: Kết quả cho ếch đẻ
32
Bảng 11: Các yếu tố môi trường trong bể ấp.
35
Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh sản
35
Bảng 13: Mật độ nòng nọc ương nuôi ở cá đợt cho đẻ.
36
Bảng 14: Các yếu tố môi trường bể ương
38
Bảng 15: Các chỉ tiêu sinh trưởng của nòng nọc.
40
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của việc sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan
9
Hình 2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
13
Hình 3: Dụng cụ xác định các yếu tố môi trường
15
Hình 4: Sơ đồ mặt bằng hệ thống nuôi vỗ ếch bố mẹ
19
Hình 5: Bể nuôi vỗ ếch bố mẹ
19
Hình 6: Phân biệt ếch đực và ếch cái
20
Hinh 7: Bệnh mù mắt ở ếch bố mẹ.
25
Hình 8: Bệnh lở loét đỏ chân ở ếch
25
Hình 9: Kiểm tra buồng trứng ếch cái
26
Hình 10: Sơ đồ hệ thống bể cho đẻ
27
Hình 11: Kích dục tố và các dụng cụ sử dụng để tiêm cho ếch.
30
Hình 12: Sơ đồ hệ thống bể ấp nở và ương nuôi ếch con
33
Hình 13: Trứng ếch trong quá trình ấp
34
Hình 14: Bể ương nuôi nòng nọc
36
Hình 15: Xác định chiều dài của nòng nọc.
40
Hình 16: Tỷ lệ sống của nòng nọc qua các giai đoạn
42
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta đã đạt được những
thành tựu rất khả quan trong việc đã thuần dưỡng và tiến hành cho sinh sản nhân tạo
thành công nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá Tra, cá Ba sa, cá Trê lai, cá
lóc, cá bống tượng, ếch Thái Lan. Trong đó ếch Thái Lan (Rana tigrina) được xem là
đối tượng thủy đặc sản dễ nuôi và có thể phát triển với quy mô lớn.
Ếch Thái Lan là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới, chúng
sống khắp các thủy vực như: sông, hồ, đầm, mương vườn, ruộng lúa,… Khả năng
thích nghi với môi trường sống của nó là rất cao, ếch có hai cơ quan hô hấp là phổi và
da nên chúng có thể sống dưới nước và trên cạn.
Ếch Thái Lan có đặc điểm sinh trưởng nhanh, khối lượng lớn hơn so với ếch đồng
Việt Nam. Đặc biệt ếch Thái Lan rất dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt, chủ động
được nguồn thức ăn. Hiện nay ở nước ta đã có nhiều địa phương sản xuất được con
giống nhân tạo và nuôi thương phẩm. Nhưng nguồn ếch giống và ếch thương phẩm
vẫn chưa cung cấp đủ cho thị trường. Vì vậy để phát triển nghề nuôi ếch cần phải
chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất giống đến người nuôi, nhằm cung cấp đủ
nguồn giống cho thị trường.
Tại Khánh Hòa nghề nuôi ếch tuy chưa được phát triển, nhưng điều kiện tự nhiên
của tỉnh rất thuận lợi cho việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Do đó việc phát
triển quy trình sản xuất giống ếch Thái Lan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi
trong khu vực như: chất lượng con giống được đảm bảo, giảm chi phí vận chuyển, con
giống dễ thích nghi với điều kiện môi trường khi nuôi thương phẩm, giảm sự hao hụt
do quá trình vận chuyển. Nghề nuôi ếch của tỉnh phát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu
của thị trường trong tỉnh và nhiều khu vực khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất và theo nguyện vọng của bản thân, để
hoàn thành khóa học tôi đã được bộ môn Nuôi cá nước ngọt – Khoa nuôi trồng Thủy
Sản – trường đại học Nha Trang giao cho thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình kỹ
thuật sản xuất giống ếch Thái Lan tại Khánh Hòa” với nội dung:
- Kỹ thuật nuôi vỗ ếch bố mẹ.
- Kỹ thuật cho đẻ ếch nhân tạo và ấp trứng.
2
- Kỹ thuật ương nuôi ếch giống.
Đề tài thực hiện với mục tiêu: nhằm làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa
học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, đồng thời góp phần hoàn thiện
quy trình sản xuất giống ếch Thái Lan phù hợp với điều kiện địa phương. Do thời gian
thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế nên kết quả đạt được sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn.
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên
Phạm Anh Bình
3
Phần I
TỔNG LUẬN
1. TÌNH HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.1. Tình hình nuôi.
Thái Lan là một nước có nghề nuôi ếch phát triển, với loài ếch nuôi chủ yếu là
ếch Thái Lan (Rana tigrina). Trong năm 1995 Thái Lan đã có trên 300 trại nuôi ếch
với quy mô công nghiệp. Ếch được nuôi chủ yếu trong các bể ciment, mật độ 60 – 80
con/m
2
. Thức ăn viên nổi được sử dụng có hàm lượng Protein từ 40% (nòng nọc) đến
25% (ếch lớn). Sau 4 – 5 tháng nuôi khối lượng một con có thể đạt 300 – 400 gam.
Ngoài ếch nội địa kể trên, Thái Lan cũng nhập giống ếch bò từ Nam Mỹ (Rana
catesbeiana) để nuôi. Qua thực tế sản xuất tại Thái Lan, ếch bò Nam Mỹ lớn nhanh
trong 1 – 2 tháng đầu nhưng sau đó tăng trọng giảm xuống và ếch phải nuôi 6 – 8
tháng để đạt kích cỡ 300 – 500 gam. Hệ số thức ăn trung bình 1,2 – 1,5 (Putsatee và
ctv., 1995). [11]
Hiện nay ngoài Thái Lan còn có một số nước khác cũng nhập giống ếch này về
nuôi như: Đài Loan, Ấn Độ, Cu Ba,…
Từ lâu ở nước ta đã phát triển nghề nuôi ếch, nhưng chủ yếu tập trung ở các
tỉnh phía Bắc và phía Nam. Thông thường người nông dân nuôi theo hình thức quảng
canh, nguồn giống chủ yếu bắt từ tự nhiên. Sử dụng thức ăn là những loại côn trùng
như: sâu bọ, giun, bướm đêm và các loại cá tạp. Tuy nhiên, trên thực tế lượng ếch nuôi
vẫn không cung cấp đủ cho thị trường và chủ yếu là bắt từ tự nhiên. Việc nuôi ếch
thường không đem lại hiệu quả kinh tế cao do tỷ lệ sống thấp, sản lượng thấp và đặc
biệt là vấn đề thức ăn của ếch.[5]
Từ năm 2003, nước ta đã nhập nội giống ếch Thái Lan về nuôi, đến năm 2004
nhiều địa phương trong nước đã sản xuất được con giống nhân tạo như: TP. Hồ Chí
Minh, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây,
Hải Dương. Giống ếch Thái Lan thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, có tốc độ tăng
trưởng nhanh, khối lượng lớn, đặc biệt là chúng có thể sử dụng mồi tĩnh do quá trình
nuôi đã thuần hóa chúng.[13]
4
Nguồn nước nuôi ếch Thái Lan: nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và
nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, sông, ao, hồ, nước sử dụng phải là
nước ngọt hoặc độ mặn không quá 5‰, pH nước trong khoảng 6,5 đến 8,5. Nước quá
phèn phải xử lý trước khi đưa vào nuôi. Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25 –
32
o
C, không duy trì nhiệt độ quá cao hay quá thấp Nếu nhiệt độ quá cao thì phải tạo
bóng mát cho ếch trú ẩn.[3]
1.2. Các mô hình nuôi ếch Thái Lan. [13]
1.2.1. Nuôi ếch trong bể ciment
Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đất giới hạn (tận dụng chuồng trại cũ
hay bể ciment bỏ không).
Bể có diện tích trung bình 6 – 30 m
2
(2x3, 2x5, 3x5, 4x6, 5x6 m), độ cao 1,2 m
đến 1,5 m để tránh ếch nhảy ra. Đáy bể nên có độ nghiêng khoảng 5
o
để dễ thay nước.
Bể được che lưới nylon trên bể để tránh ánh nắng trực tiếp làm tăng nhiệt độ nước
trong bể (có thể sử dụng lưới che phong lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi.
Mực nước trong bể khống chế ngập 1/2 đến 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun
nước tưới cho ếch nhất là vào lúc trưa nắng.
Mật độ thả nuôi: + Tháng thứ nhất: 150 – 200 con/m
2
+ Tháng thứ hai: 100 – 150 con/m
2
+ Tháng thứ ba: 80 – 100 con/m
2
Sau khi thả nuôi 7 – 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn
vượt đàn để tránh sự ăn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 - 60 gam thì sự ăn nhau giảm.
Do đến giai đoạn này sự phân đàn của ếch giảm. Thường xuyên thay nước, nước thay
có thể là nước sông, nước giếng, nước ao nhưng phải đảm bảo sạch.
Cho ăn nhiều lần trong ngày:
- Ếch giống (5 – 100 gam): cho ăn 3 – 4 lần/ngày, lượng thức ăn 7 – 10% khối
lượng thân.
- Ếch lớn (>100 gam): cho ăn 2 – 3 lần/ngày, lượng thức ăn 3 – 5% khối
lượng thân.
Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều
tối và ban đêm gấp 2 – 3 lần lượng thức ăn vào ban ngày). Định kỳ bổ sung vitamine C
5
và men tiêu hóa vào thức ăn để giúp ếch tăng cường sức khỏe và tiêu hóa thức ăn tốt
hơn.
Có thể tận dụng các bể ciment cũ để nuôi ếch Thái Lan, trong thời gian nuôi
khống chế độ sâu nước trong bể khoảng 10 – 20 cm (không để mức nước quá cao ếch
sẽ ngợp nếu không lên cạn được), phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú. Giá thể
cho ếch lên cạn là: tấm gỗ, tấm xốp, tấm nhựa nổi, bè tre. Phải bố trí đủ giá thể để cho
tất cả ếch có thể lên cạn (1/3 – 1/2 diện tích bể).
1.2.2. Nuôi ếch trong ao đất
Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn.
Ao có diện tích trong khoảng 30 – 300 m
2
, ao không quá lớn vì khó quản lý. Có
thể trải bạt nylon nơi ao không giữ nước. Rào xung quanh ao để tránh ếch nhảy ra, có
thể dùng lưới, tôn fibro ciment, phên tre để rào, chiều cao bờ rào 1 – 1,2 m. Mức nước
trong ao khống chế khoảng 20 – 30 cm, ao có ống thoát nước để tránh nước chảy tràn
bờ.
Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể ciment 60 – 80 con/m
2
là tối
ưu trong tháng đầu. Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở, giá thể có thể là: tấm gỗ, tấm xốp,
tấm nhựa nổi, bè tre, hoặc bèo lục bình. Diện tích giá thể chiếm 50% diện tích ao nuôi
(khi ao không có bờ để ếch lên cạn). Thường xuyên thay nước để tránh nước dơ ếch sẽ
bị nhiễm bệnh, thay nước 2 – 3 ngày/lần, chỉ thay nước1/3 – 1/4 tránh thay hết nước.
Cho ăn:
- Ếch giống: cho ăn 3 – 4 lần/ngày, lượng thức ăn 7 – 10% khối lượng thân.
- Ếch lớn: cho ăn 2 – 3 lần/ngày, lượng cho ăn 3 – 5% khối lượng thân.
Thức ăn được rải trực tiếp trên giá thể hay trên cạn.
Nuôi ếch trong ao đất ít tốn công chăm sóc hơn nuôi trong bể ciment và chi phí
đầu tư thấp hơn, nhưng có nhược điểm: tỷ lệ sống thấp hơn nuôi trong bể ciment do
nuôi trong ao đất khó kiểm soát dịch bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn. Ao đất còn có
nhược điểm dễ bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn.
1.2.3. Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng
Thích hợp vùng có ao hồ lớn, có thể vừa nuôi ếch kết hợp với nuôi cá.
Giai có kích thước 6 – 50 m
2
, chiều cao khoảng 1 – 1,2 m. Giai có đáy, có nắp
đậy để tránh ếch nhảy ra và chim ăn. Giai được làm bằng lưới nylon.
6
Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú, giá thể là: tấm gỗ, tấm xốp, tấm nhựa nổi có
đục lỗ, bè tre hoặc thả bèo lục bình cho ếch trú ẩn. Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 –
3/4 diện tích giai.
Mật độ nuôi trong giai tương đương với nuôi trong bể ciment.
Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 – 500 m
2
). Dùng lưới nylon hay đăng tre
bao quanh một diện tích trong ao. Mật độ thả nuôi trong đăng quầng 20 – 40 con/m
2
. Thả bèo
lục bình, bè tre, tấm gỗ, tấm nhựa nổi cho ếch lên cạn cư trú, diện tích giá thể chiếm
3/4 diện tích đăng quầng.
2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ẾCH THÁI LAN.
2.1. Đặc điểm phân loại.
Ếch Thái Lan là loài thuộc lớp lưỡng cư. Họ ếch là họ lớn nhất trong bộ ếch
nhái, gồm 46 giống và 555 loài (Ngô Trọng Lư, 1999). Ếch phân bố khá rộng, từ vùng
ngập nước đến những vùng cao, từ vùng nhiệt đới đến vùng bán nhiệt đới. [6]
Hiện nay, ếch Thái Lan được nhiều nhà khoa học phân theo nhiều cách khác
nhau và chưa có sự thống nhất.
Hệ thống phân loại của ếch Thái Lan theo Bolkay, 1915 và Boulener, 1920 như
sau.
Ngành : Chordata
Lớp : Amphibia
Bộ : Anura
Bộ phụ : Phaneroglossa
Họ : Ranidae
Giống : Rana
Loài : Rana tigrina [12]
2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo.
Ếch có thân ngắn và rộng, cổ không rõ ràng, nhìn chung cơ thể ếch có thể chia
làm 3 phần: đầu, thân, và tứ chi (2 chi trước và 2 chi sau).
- Thân: toàn thân ếch phủ một lớp da trần thường xuyên ẩm ướt. Da ếch dày và
sần sùi, ở mặt lưng có màu nâu vàng, xám đen, da bụng có màu trắng. Lớp da ếch
không dính liền với cơ thể bên dưới. Da chỉ gắn với lớp cơ bên dưới theo một vài
đường tạo thành những xoang chứa đầy bạch huyết, góp phần làm da ếch ẩm ướt thích
7
ứng với sự vận chuyển và hô hấp. Cuối thân có một lỗ huyệt (nơi bài tiết phân, nước
tiểu và sản phẩm sinh dục).
- Đầu: Đầu ếch tương đối hẹp và rộng. Miệng là một khe rộng lên đến mang tai
nên ếch đớp và giữ mồi được dễ dàng. Trước đầu mõm ở mặt lưng có một đôi lỗ mũi
ngoài, khoảng cách từ mũi đến đầu mõm dài hơn đến hốc mắt. Mắt lớn và lồi ra, mắt
có 3 mí: mí trên phát triển, mí dưới không cử động, mí thứ 3 là một màng nhầy ở góc
mắt rất linh hoạt có thể phủ kín cả mắt. Sau mắt là màng nhĩ tròn. Ở cá thể đực thềm
miệng có hai túi âm thanh được cấu tạo bằng một màng mỏng có màu đen. Khi ếch
kêu hai túi âm thanh phồng lên, có tác dụng như bộ phận cộng hưởng làm tăng cường
độ âm thanh.
- Chi: chi trước có 4 ngón, chi sau có 5 ngón, gốc ngón 1 của chi trước (ngón
hướng vào trong cơ thể ếch) có một mấu lồi gọi là chai sinh dục. Chai sinh dục phát
triển to trong mùa sinh sản có vai trò như cái mấu, do đó khi con đực bắt cặp với con
cái để sinh sản mấu sinh dục sẽ giúp cho con đực có thể giữ chặt con cái hơn. Các chi
sau được nối với nhau bởi một màng bơi phát triển, nhờ đó chúng có thể bơi lội giỏi
trong nước. [4]
2.3. Đặc điểm phân bố.
2.3.1. Phân bố theo vùng địa lý.
- Ếch Thái Lan có đặc điểm thích nghi rộng với các điều kiện sống của môi
trường. Nhưng chúng sống và thích nghi tốt ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiệt độ và độ ẩm
cao. Ở vùng ôn đới, nơi có nhiệt độ thấp ếch Thái Lan gần như không phát triển. [1]
- Ếch Thái Lan phân bố ở nhiều nước trên thớ giới như: Thái Lan, Cu Ba, Đài
Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,…Hiện nay nhiều nước đã tiến hành nuôi ếch
Thái Lan với quy mô công nghiệp như: Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ. [10]
2.3.2. Phân bố theo vùng sinh thái.
Ếch thích sống ở nơi đồng ruộng, đầm, ao, hồ, ven sông suối, đặc biệt thích nơi
yên tĩnh, ẩm ướt. Do ếch có hai cơ quan để hô hấp là phổi và da, nên chúng có thể
sống được dưới nước và trên cạn.
Da ếch mỏng, dưới da có màng lưới các mao mạch, giúp cho nó có thể hô hấp
qua da. Trên da ếch có tuyến nhầy để giữ ẩm, khi mất nước, khô da, ếch có thể bị chết.
8
Ếch có thể làm cho da mình thay đổi màu sắc để thích nghi với môi trường sống
của nó. Sự thay đổi màu sắc đó có thể theo ngày hoặc theo độ tuổi. Đây là cách chúng
ngụy trang để tránh kẻ thù và có thể săn mồi dễ dàng hơn.
Ếch bơi nhanh, nhảy xa có thể tới 1 m. Ngoài tự nhiên, ếch thường đào hang để
trú ẩn. Ếch không thích sống ở những nơi nước chua hoặc nhiễm mặn. [7]
2.4. Đặc điểm dinh dưỡng.
Nòng nọc mới nở ra sống bằng chất dinh dưỡng dự trữ “noãn hoàng”, ba ngày
sau noãn hoàng tiêu hết nòng nọc ăn động vật phù du như: thủy trần (Daphnia sp.), bọ
đỏ (Moina),… Trong điều kiện ương nuôi nhân tạo chúng có thể ăn thức ăn tổng hợp.
Khi nòng nọc biến thái thành ếch con, chúng bắt đầu ăn các loại động vật sống
như: giun, tép, ốc, cua, cá con, châu chấu, cào cào. Lúc thiếu thức ăn, nòng nọc ếch ăn
lẫn nhau.
Ếch là động vật ăn tạp, thiên về tính ăn động vật. Cấu tạo của mắt ếch là mắt
kép, nên chúng chỉ quan sát rõ những con mồi di động. Ếch thường ngồi một chỗ quan
sát con mồi di chuyển để tấn công con mồi. Quá trình nuôi nhân tạo đã luyện cho
chúng có thể ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác. [9]
2.5. Đặc điểm sinh trưởng.
Ếch Thái Lan trứng thụ tinh sẽ nở sau 18 – 38 giờ, nòng nọc biến thái trong
khoảng 28 – 36 ngày thành ếch con.
Ếch con nuôi sau một tháng đạt ếch giống cỡ 3 – 5 gam/con.
Ếch đạt cỡ thương phẩm 300 - 400 gam/con sau bốn đến năm tháng nuôi
(Putsatee và ctv., 1995). [3]
2.6. Đặc điểm sinh sản. [8]
Ếch cái 8 tháng tuổi bắt đầu tham gia sinh sản, 2 – 3 tuổi có sức sinh sản cao và
tỷ lệ nở tốt, đến 5 tuổi ếch vẫn còn khả năng sinh sản.
Ếch Thái Lan thường đẻ 2 – 3 lứa trong 1 năm, mỗi lứa đẻ từ 3000 – 6000 trứng.
Ngoài tự nhiên mùa sinh sản của ếch từ tháng 3 đến tháng 6 – 7, nhiệt độ từ
20
o
C trở lên. Trong điều kiện nuôi, ếch có thể đẻ quanh năm nhưng sức sinh sản cao từ
tháng 2 đến tháng 9.
9
Ngoài tự nhiên, vào mùa sinh sản ếch cái thường tiết ra một chất dịch để báo
hiệu cho ếch đực. Lúc này ếch đực sẽ kêu và ếch cái tìm đến để “bắt cặp” với ếch đực.
Ếch thường đẻ tập trung sau các trận mưa rào, vào lúc yên tĩnh gần sáng.
Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngoài như cá. Trứng ếch nửa trên có màu
đen gọi là cực động vật, nửa dưới có màu trắng gọi là cực thực vật.
Ấp trứng ở nhiệt độ 25 – 30
o
C khoảng 18 – 24 giờ sau nở thành nòng nọc.
3. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA VIỆC SINH SẢN NHÂN TẠO ẾCH THÁI
LAN.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của việc sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan. [2]
Điều kiện sinh
thái
Cơ quan nhận
c
ả
m
Trung ương thần
kinh
GRIF
Tuyến sinh dục
Tuyến yên
GnR
H
HCG Máu
LH-RHa +
Dom
Máu
KDT
FSH,
LH
F
B
Trứng, tinh trùng
10
4. MỘT SỐ LOẠI KÍCH DỤC TỐ DÙNG TRONG SINH SẢN NHÂN TẠO
ẾCH THÁI LAN.
4.1. HCG (Human Chorionic Gonadotropine)
HCG có tên tiếng Việt là kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai,
được Zondec và Aschheim phát hiện từ năm 1927 trong nước tiểu của phụ nữ có thai
(Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy Sản I, 1999).
HCG là một Glycoprotein tan trong nước Đây là loại kích dục tố chuẩn, dùng
có hiệu quả cho nhiều loại cá và đã được sử dụng vào sinh sản nhân tạo ếch. Liều
lượng HCG sử dụng cho ếch phụ thuộc vào mức độ tinh khiết của chế phẩm, cũng như
mức độ thành thục của ếch. Trong sinh sản nhân tạo ếch, liều lượng HCG sử dụng
thường từ 1500 - 2000 IU/kg ếch cái, liều tiêm cho ếch đực bằng 1/2 – 1/3 liều tiêm
cho ếch cái. [2]
4.2. LH_RHa (Luteinizing Hormone _ Releasing Hormone analog).
Năm 1975, Trung Quốc đã tổng hợp thành công LH_Rha. Đây là một dạng của
GnRHa_Hormone phóng thích kích dục tố. Sau đó hàng loạt các nghiên cứu được thử
nghiệm, dùng LH_RHa để kích thích sinh sản cho một số loại cá nuôi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy việc dùng LH_RHa đơn độc để kích thích sinh sản cho cá không mang
lại hiệu quả. Nhưng khi sử dụng LH_RHa kết hợp với Domperidone (Chất chống lại
sự gây ức chế tiết kích dục tố của Dompamine) để kích thích cho nhiều loài cá sinh sản
và có hiệu quả, kỹ thuật này có tên là Linpe. Trong những năm gần đây, việc thử
nghiệm dùng LH_RHa kết hợp với Domperidone vào sinh sản nhân tạo ếch rất có hiệu
quả. Liều lượng sử dụng thường từ 25 – 60 µg/kg ếch cái, liều tiêm cho ếch đực bằng
1/2 – 1/3 liều tiêm cho ếch cái. [2]
5. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. [8]
Ếch nuôi công nghiệp, mật độ cao có thể mắc một số bệnh làm tỉ lệ sống giảm.
Có bệnh vi khuẩn, virus, dinh dưỡng, môi trường. Phổ biến những bệnh sau: Lỡ loét và
đỏ chân, sình bụng, thân có những đốm trắng, ăn lẫn nhau.
Bệnh lở loét đỏ chân:
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Aeromonas hydrophila phát triển khi môi trường nuôi dơ
và khi ếch bị shock.
11
- Triệu chứng bệnh: ếch giảm ăn, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân, chân bị
sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết. Giải phẩu nội tạng, thấy xuất huyết
trong ổ bụng.
- Cách chữa trị: chữa trị khi bệnh mới phát sẽ có tác dụng tốt. Dùng kháng sinh 5 - 7
ngày, loại kháng sinh sử dụng Norfloxaxine (5 g/kg thức ăn), hoặc Oxytetracycline (3
– 5 g/kg thức ăn). ngâm ếch trong dung dịch Iodine (PVP Iodine 350: 5 - 10 mL/m
3
nước)
- Phòng bệnh: giữ nước sạch và thường xuyên thay nước.
Bệnh sình bụng:
- Nguyên nhân: do ếch ăn thức ăn ôi thiu hay do cho ăn quá nhiều ếch không tiêu hóa
được., nguồn nước nuôi dơ do ít thay nguồn nước.
- Triệu chứng bệnh: bụng ếch trương phồng lên, ếch nằm yên một chỗ. Một số con có
hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn
- Cách chữa trị: ngưng cho ăn 1 - 2 ngày. Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi. Trộn
vào thức ăn Sulphadiazine và trimethroprim (4 – 5 g/kg thức ăn). Sử dụng liên tục 5
ngày.
- Phòng bệnh: định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch. (2 – 3
gam men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn). Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi
sạch.
Bệnh mù mắt, cổ quẹo:
- Triệu chứng : mắt bị viêm sưng, mắt đục và mù cả hai mắt. Biến dạng cột sống và cổ
quẹo, ếch thường xuyên quay cuồng và chết.
- Nguyên nhân: hiện nay chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng có tài liệu cho là do vi
khuẩn Pseudomonas sp.
- Chữa trị: loại bỏ những con có triệu chứng bệnh. Khử trùng bể bằng Iodine (PVP
Iodine) liều lượng 5 – 10 ml/m
3
nước bể.
Hiện tượng ăn nhau.
- Nguyên nhân: do nuôi với mật độ cao, thức ăn không đủ, kích cỡ nuôi không đồng
đều.
12
- Phòng chống: giảm mật độ nuôi cho phù hợp, thức ăn phải đủ chất (đủ hàm lượng
Protein) và phân bố đều và nhiều lần trong ngày. Thường xuyên lọc và phân cỡ bể
nuôi khi ếch nhỏ dưới 50 gam.
13
Phần II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 2/8/2007 đến ngày 10/11/2007
- Địa điểm nghiên cứu: xã Ninh An, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Đối tượng nghiên cứu: ếch Thái Lan (Rana tigrina)
2. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống ếch Thái Lan
(Rana tigrina Boulener, 1920) tại Khánh Hòa”.
Hình 2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
KTSX giống ếch
KT nuôi vỗ ếch bố mẹ KT ương nuôi ếch con
Điều
kiện
và KT
chuẩn
bị
công
trình
nuôi
KT
chăm
sóc và
quản
lý
Tuyển
chọn
ếch bố
mẹ
đưa
vào
nuôi
vỗ
Tuyển
chọn
ếch
cho đẻ
Kích
thích
cho
ếch đẻ
Đánh giá kết quả cho đẻ và
ấp trứng
KT cho ếch đẻ nhân tạo
KT
cho
ếch đẻ
nhân
tạo và
ấp
trứng
Thiết
bị ấp
và
chuẩn
bị
KT
ương
nòng
nọc
thành
ếch
giống
Đánh giá kết quả nuôi vỗ
ếch bố mẹ
Đánh giá kết quả ương
nuôi ếch con
Kết luận và đề xuất ý kiến
14
3. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ THU THẬP SỐ LIỆU.
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.
3.1.1. Phương pháp tiến hành nuôi vỗ ếch bố mẹ.
- Chuẩn bị bể nuôi vỗ và vệ sinh bể: bể nuôi vỗ ếch bố mẹ là bể đất lót bạt
nylon có diện tích 6 m
2
. Trước khi đưa vào nuôi vỗ ếch bố mẹ cần phải vệ sinh bể sạch
sẽ để phòng trừ bệnh và địch hại cho ếch.
- Tuyển chọn ếch đưa vào nuôi vỗ.
- Chăm sóc và quản lý.
+ Thức ăn: thức ăn để nuôi ếch bố me là thức ăn công nghiệp, cá con, tép, giun
quế, trứng gà.
+ Cho ăn: ngày cho ăn 3 lần, khẩu phần cho ăn 3 – 5% khối lượng thân.
3.1.2. Phương pháp tiến hành cho ếch đẻ.
- Chuẩn bị bể đẻ: bể đẻ là bể đất lót bạt nylon (6 m
2
), bể ciment (6 m
2
), bể nhựa
(1 m
3
). Trước khi cho đẻ cần tiến hành vệ sinh bể sạch sẽ.
- Chọn ếch cho đẻ: chọn những con ếch đực và ếch cái đã thành thục sinh dục.
- Chuẩn bị kích dục tố và tiêm kích dục tố cho ếch: kích dục tố sử dụng là
LH_RHa + Domperidone. Liều lượng sử dụng 40 µg LH_RHa + 6 mg Dom/kg ếch cái,
liều tiêm cho ếch đực bằng 1/2 liều tiêm cho ếch cái.
- Vận hành bể đẻ: tiến hành kích thích nước cho ếch đẻ.
- Thu trứng và tiến hành ấp trứng.
3.1.3. Phương pháp tiến hành ương nuôi ếch con.
- Chuẩn bị bể ương và vệ sinh bể ương: bể ương nuôi ếch con là bể đất lót bạt
nylon (6 m
2
) và bể ciment (6 m
2
).
- Chăm sóc và quản lý.
+ Thức ăn: lòng đỏ trứng gà, thức ăn công nghiệp dùng cho tôm Post cỡ “00”,
thức ăn công nghiệp dùng cho cá Rôphi cỡ “01”.
+ Cho ăn: ngày cho ăn 5 lần, khẩu phần cho ăn 10 – 12% khối lượng thân.
3.2. Phương pháp thu thập số liệu.
3.2.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập.
- Tham khảo tài liệu về điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và huyện Ninh
Hòa.
15
- Phỏng vấn trực tiếp những người dân tại địa phương.
3.2.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân, thang 50
o
C, độ chính xác 1
o
C
- pH: đo bằng test pH, độ chính xác 0,3
- Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước: đo bằng test DO.
Hình 3: Dụng cụ xác định các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, DO được xác định 2 lần/ngày vào lúc 7
giờ sáng và lúc 14 giờ chiều.
3.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng của ếch.
- Thời gian hiệu ứng KDT: là khoảng thời gian từ lúc tiêm KDT cho ếch đến
khi ếch bắt cặp và đẻ trứng.
- Sức sinh sản tuyệt đối: là tổng số trứng có trong buồng trứng ếch cái.
- Sức sinh sản tương đối (SSSTĐ)
Tổng số trứng có trong buồng trứng
SSSTĐ = (Trứng/g ếch cái)
Khối lượng ếch cái
- Sức sinh sản hữu hiệu (SSSHH)
Số lượng trứng ếch cái đẻ ra
SSSHH = (Trứng/g ếch cái)
Khối lượng ếch cái
16
- Tỷ lệ đẻ (TLĐ)
Số ếch đẻ trứng
TLĐ = x 100 (%)
Tổng số ếch cho đẻ
- Tỷ lệ thụ tinh (TLTT)
Tổng số trứng thụ tinh
TLTT = x 100 (%)
Tổng số trứng đem ấp
- Tỷ lệ nở (TLN)
Tổng số trứng nở ra nòng nọc
TLN = x 100 (%)
Tổng số trứng thụ tinh
- Lượng trứng sau khi ếch đẻ (A)
Số trứng có trong 100 ml
A = V
c
x Số cốc đong x (Trứng)
100 ml
- Mật độ ương (MĐƯ)
Tổng số nòng nọc thả ương
MĐƯ = (con/m
2
)
Diện tích bể
- Tỷ lệ sống qua các giai đoạn (TLS)
N
2
TLS = x 100 (%)
N
1
N
1,
N
2
là số lượng nòng nọc ở giai đoạn trước và giai đoạn sau
- Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng (DWG)
W
2
– W
1
DWG = (g/ngày)
T
2
– T
1
- Tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài (DLG)
L
2
– L
1
DLG = (cm/ngày)
T
2
– T
1
17
W
1
, W
2
: Khối lượng đầu và khối lượng sau của nòng nọc (g)
L
1,
L
2
: Chiều dài thân đầu và chiều dài thân sau của nòng nọc (cm)
T
1,
T
2
: Thời gian đầu và thời gian cuối (ngày)
3.3. Phương pháp xử lý số liệu.
Tất cả các dẫn liệu trong quá trình thực hiện được thu thập, tổng kết, phân tích,
so sánh, đánh giá thông qua phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm của Microsoft
Excel.
18
Phần III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ ẾCH THÁI LAN VÀ TÌNH HÌNH NUÔI ẾCH
TẠI KHÁNH HÒA.
Đưa giống mới có giá trị kinh tế và phù hợp với môi trường là mục tiêu quan
trọng của việc phát triển nông nghiệp ven đô thị và vùng nông thôn.
Hiện nay, nguồn cung cấp ếch cho thị trường vẫn chủ yếu dựa vào đánh bắt
ngoài tự nhiên. Trong khi đó, nước ta có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nghề nuôi
ếch nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nghề nuôi ếch ở Việt Nam chủ yếu là
nuôi quảng canh lệ thuộc vào con giống và thức ăn tự nhiên. Nuôi thâm canh sẽ tăng
khả năng cung cấp nguồn ếch thịt cho thị trường và nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến thủy sản.
Ếch Thái Lan (Rana tigrina) là loài ếch rất thích hợp cho việc nuôi nhốt, ăn mồi
tĩnh như thức ăn công nghiệp. Từ năm 2003, nước ta đã nhập giống ếch này về nuôi.
Chúng có đặc điểm dễ thích nghi với các điều kiện môi trường sống, tốc độ tăng
trưởng nhanh, chất lượng thịt cao.
Ở Khánh Hòa, nghề nuôi ếch chưa được phát triển, chủ yếu người dân nuôi theo
quy mô hộ gia đình. Một số ít cơ sở nuôi theo quy mô công nghiệp và đã chủ động
được con giống. Tuy nhiên, quy trình kỹ thuật sản xuất giống vẫn chưa được phổ biến
rộng rãi đến người nuôi. Do đó, ở nhiều vùng trong tỉnh vẫn xảy ra tình trạng thiếu con
giống để nuôi thương phẩm.