Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Slide môn lịch sử kinh tế quốc dân: Chương 5: Kinh tế Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.66 KB, 15 trang )

1
Chương 6 - KINH TẾ TRUNG QUỐC
Kết cấu chương
I.
Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc trước ngày
thành lập nước (01.10.1949)
II.
Thời kỳ 1949 – 1978
III.
Thời kỳ cải cách và mở cửa (1978 – nay)
2
Thời kỳ 1949 – 1978

Giai đoạn 1949 – 1952: Khôi phục kinh tế

Giai đoạn 1953 – 1957: Kế hoạch 5 năm lần 1

Giai đoạn 1958 – 1965: Đại nhảy vọt

Giai đoạn 1966 – 1976: Đại cách mạng văn hoá

Giai đoạn 1976 – 1978: Bốn hiện đại hoá

Nhận xét chung về mô hình kinh tế Trung Quốc thời kỳ 1949 – 1978: về
quan hệ sở hữu, về cơ chế quản lý kinh tế, về bố trí cơ cấu kinh tế, về
kinh tế đối ngoại
3
Thời kỳ cải cách và mở cửa (1978 – nay)

Nguyên nhân


Nội dung chủ yếu của cải cách và mở cửa ở Trung Quốc

Thành tựu và hạn chế

Bài học kinh nghiệm
4
Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc: Nguyên nhân

Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội: nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, trình độ lạc
hậu…

Xem xét việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác vào điều kiện Trung Quốc, xác
định vị trí hiện tại của Trung Quốc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội

Chỉ ra những hạn chế của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung

Khẳng định chính sách đóng cửa là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ và tụt hậu của
nền kinh tế
5
Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc: Nội dung

Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế

Về cơ chế quản lý kinh tế

Về điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Về chính sách mở cửa (kinh tế đối ngoại)

Về cải cách thể chế chính trị

6
Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế

Quan điểm

Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải thuần khiết công hữu

Thực hiện đa dạng hoá các loại hình sở hữu: công hữu, tư hữu, sở hữu hỗn hợp; nền kinh tế
nhiều thành phần (hình thức sở hữu do trình độ của lực lượng sản xuất quyết định)

Kinh tế công hữu là chủ thể, kinh tế quốc hữu là chủ đạo

Cho rằng quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau

Chính sách, biện pháp

Thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác

Cải cách khu vực kinh tế quốc doanh (khu vực kinh tế nhà nước)

Khuyến khích kinh tế tư nhân

Kêu gọi đầu tư nước ngoài
7
Về cơ chế quản lý kinh tế

Quan điểm

Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải dựa trên cơ chế kế hoạch hoá tập trung


Có thể kết hợp sử dụng hai công cụ, phương tiện là kế hoạch và thị trường để điều tiết kinh tế

Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá XHCN, từ 1992, xây dựng nền kinh tế thị trường
XHCN (hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước)

Chính sách, biện pháp

Giảm dần vai trò can thiệp trực tiếp bằng kế hoạch của nhà nước

Cải cách các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô: thuế, giá cả…

Hình thành các loại thị trường

Cải cách hệ thống bộ máy quản lý kinh tế
8
Về điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Chủ trương điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế để khắc phục tình trạng mất cân
đối

Chuyển thứ tự ưu tiên phát triển từ công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ -
nông nghiệp sang nông nghiệp – công nghiệp nhẹ - công nghiệp nặng

Coi nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân

Khai thác, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh

Coi trọng hiện đại hoá cơ cấu kinh tế: năng động, có thể điều chỉnh linh hoạt

Xu hướng: giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp,

dịch vụ
9
Về chính sách mở cửa

Chính sách mở cửa được coi là đường lối chiến lược không thay đổi, là điều kiện để
hiện đại hoá

Chủ trương đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại

Mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, không phân biệt về thể chế
chính trị, về trình độ phát triển nhưng phải đem lại lợi ích cho Trung Quốc

Thực hiện mở cửa từng bước: trước tiên xây dựng các đặc khu kinh tế, tiếp đến mở
cửa các thành phố ven biển và sau đó là các khu vực khác

Biện pháp: cải cách ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài (đặc biệt là FDI)…
10
Nhận xét tổng quát

Thực chất của cải cách và mở cửa ở Trung quốc là chuyển đổi mô hình kinh
tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế
thị trường XHCN mang màu sắc Trung quốc. Đó là quá trình cấu trúc lại nền
kinh tế và thay đổi phương pháp vận hành nền kinh tế:

Từ nền kinh tế thuần nhất công hữu sang nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu, nhiều
thành phần

Từ vận hành nền kinh tế bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước


Từ nền kinh tế mang nặng tính hiện vật sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá

Từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế
11
Nhận xét tổng quát

Phương pháp cải cách là “dò đá qua sông”:

Cải cách mở cửa diễn ra thận trọng, tự do hóa giá cả được tiến hành từng bước và không sử
dụng “liệu pháp sốc” trong cải cách.

Chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa cải cách cục bộ và cải cách chỉnh thể

Áp dụng các phương pháp vừa mạnh dạn vừa chắc chắn như kết hợp đột phá trọng điểm với đẩy
mạnh toàn diện, thí điểm trước mở rộng sau.

Mở rộng cải cách dần dần có trình tự và nhờ đó đã tránh được những xáo trộn xã hội không cần
thiết, hạn chế và ngăn chặn một cách hữu hiệu những rủi ro trong cải cách.
12
Cải cách và mở cửa: Thành tựu và hạn chế

Thành tựu

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh:

Bình quân 9,8%/năm.

GDP năm 2007: 3.580 tỷ USD


Chiếm 6% GDP toàn cầu (1978 chiếm 1,8%)

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Trung Quốc
hiện là “công xưởng của thế giới”

Kinh tế đối ngoại mở rộng và phát triển nhanh

Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư

Những hạn chế
13
Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc

7,8
9,1
15,2
13,5
8,8
11,6
9,2
14,2
7,4
7
7,8
8,8
10,5
9,6
12,6
13,5
3,8

4,1
11,3
10,9
5,2
7,6
11,7
0
2
4
6
8
10
12
14
16
1978
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92

93
94
95
96
97
98
99
2000
(% )
14
Bài học kinh nghiệm

Xác định nông nghiệp là khâu đột phá trong cải cách. Những kết quả đạt
được trong cải cách nông nghiệp và nông thôn đã tạo tiền đề để mở rộng cải
cách toàn bộ

Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách - phát triển - ổn định. Cải cách là
biện pháp, là động lực; phát triển là mục đích, là mục tiêu; ổn định là tiền
đề, là điều kiện tất yếu

Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận cải cách, coi trọng
phương pháp và phương thức của cải cách

Kiên trì tiêu chuẩn phát triển lực lượng sản xuất, xử lý chính xác mối quan
hệ giữa hiệu suất với công bằng

Xử lý chính xác mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, “lấy
xây dựng kinh tế làm trung tâm”

Cần chú ý học tập kinh nghiệm của nước ngoài

15
Câu hỏi thảo luận

So sánh sự khác biệt hai mô hình kinh tế của hai thời kỳ 1949 – 1978 và
1978 – nay

Quan niệm về chế độ sở hữu

Về cơ chế quản lý kinh tế

Về bố trí cơ cấu kinh tế

Về kinh tế đối ngoại

×