Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 176 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP





BÙI THỊ HUYỀN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC THÂM CANH
RỪNG LUỒNG Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li
TẠI THANH HÓA










LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP










Hà Nội, 2015


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP





BÙI THỊ HUYỀN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC THÂM CANH
RỪNG LUỒNG Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li
TẠI THANH HÓA




Chuyên ngành: LÂM SINH
Mã số: 62.62.02.05





LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM VĂN ĐIỂN



Hà Nội, 2015


i
LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
theo Chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 19, năm 2009 -2014.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm học,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Lâm sinh và các phòng, ban chức năng của
Trường Đại học Lâm nghiệp; Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Nông lâm ngư
nghiệp - Trường Đại học Hồng Đức. Đồng thời tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ
tận tình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, Chi cục Kiểm lâm
Thanh Hóa, Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, Chính quyền và nhân dân các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã cung cấp những thông tin cần
thiết, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả triển khai thu thập số liệu ngoài hiện trường.

Xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS.TS
Phạm Văn Điển với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian,
công sức hướng dẫn tận tình và có những góp ý quý báu, giúp tác giả hoàn thành
luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, góp ý của GS.TS Nguyễn
Xuân Quát, PGS.TS Phạm Xuân Hoàn và một số nhà khoa học khác trong quá trình
thực hiện luận án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 3 năm 2015
Tác giả


Bùi Thị Huyền

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2009 đến 2015 dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Phạm Văn Điển. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 3 năm 2015
Tác giả


Bùi Thị Huyền

iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt vi
Danh các mục bảng vii
Danh các mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Đặc điểm của cây Luồng 5
1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước 6
1.2.1. Về thâm canh rừng 6
1.2.2. Về thâm canh tre trúc 9
1.2.3. Về chi Luồng (Dendrocalamus) 11
1.3. Những nghiên cứu ở trong nước 17
1.3.1. Về thâm canh rừng 17
1.3.2. Về thâm canh rừng tre trúc 21
1.3.3. Thâm canh rừng Luồng 26
1.4. Thảo luận 37
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Nội dung nghiên cứu 40
2.1.1. Đánh giá hiện trạng phát triển rừng Luồng ở huyện Quan Hóa 40
2.1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học chọn điều kiện lập địa trồng Luồng 40
2.1.3. Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học chọn giống và nhân giống Luồng 40
2.1.4. Cơ sở khoa học cho một số kỹ thuật tác động vào rừng Luồng 40
iv

2.1.5. Đề xuất một số kỹ thuật trong thâm canh rừng Luồng 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Phương pháp luận vấn đề nghiên cứu 40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 43
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 52
3.1. Điều kiện tự nhiên 52
3.1.1. Vị trí địa lý 52
3.1.2. Địa hình địa thế 52
3.1.3. Khí hậu - thủy văn 53
3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng 55
3.1.5. Tài nguyên đât và rừng 55
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 56
3.2.1. Đặc điểm dân cư 56
3.2.2. Đặc điểm kinh tế 56
3.2.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội 57
3.3. Nhận xét và đánh giá chung 58
3.3.1. Những thuận lợi và cơ hội cho thâm canh rừng Luồng 58
3.3.2. Khó khăn, hạn chế cho thâm canh rừng Luồng 59
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1. Nghiên cứu hiện trạng phát triển rừng Luồng ở huyện Quan Hóa 61
4.1.1. Hiện trạng trồng và phát triển rừng Luồng ở Quan Hóa 61
4.1.2. Chất lượng rừng Luồng tại Quan Hóa 64
4.1.3. Những kỹ thuật đã áp dụng đối với rừng Luồng Quan Hóa 72
4.1.4. Thảo luận 79
4.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc chọn điều kiện lập địa trồng Luồng81
4.2.1. Đặc điểm điều kiện lập địa của rừng Luồng 81
4.2.2. Tiêu chuẩn phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho trồng
Luồng 84
v

4.3. Cơ sở khoa học chọn và nhân giống Luồng 91

4.3.1. Chọn lọc cây Luồng tốt để làm giống 91
4.3.2. Lựa chọn khóm Luồng tốt làm giống 93
4.3.3. Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho nhân giống Luồng 96
4.4. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho một số biện pháp kỹ thuật tác động vào
rừng Luồng 100
4.4.1. Cơ sở xác định biện pháp kỹ thuật tác động sinh măng 100
4.4.2. Đặc điểm sinh trưởng của măng Luồng 103
4.4.3. Mô hình rừng Luồng mong muốn 106
4.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong thâm canh rừng Luồng. 117
4.5.1. Về điều kiện lập địa trồng Luồng 117
4.5.2. Chọn cây lấy giống và sử dụng chất kích thích ra rễ nhân giống Luồng
bằng hom 118
4.5.3. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Luồng trên 5 năm 119
KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 120
1. Kết luận 120
2. Tồn tại 122
3. Khuyến nghị 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Viết đầy đủ
C Khóm
CT Công thức
CTTN Công thức thí nghiệm
D
1,3m
, DBH Đường kính ở vị trí 1,3m (cm)

D
o
Đường kính gốc (cm)
Fa Đất đỏ vàng trên đá mácma axít
Fe Đất nâu tím trên đá sa phiến thạch màu tím
H
vn
Chiều cao vút ngọn (m)
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
IBA Indo-ibutyric acid
Mu Hàm lượng mùn (%)
NAA Naphthylacetic Acid
NC Nghiên cứu
OTC Ô tiêu chuẩn
RAPD Random Amplified Polymorphic DNA
S Sai tiêu chuẩn
S% Hệ số biến động
SD Độ dày tầng đất (cm)
Sh Số măng
Sl Độ dốc mặt đất (độ)
SP Độ xốp tầng đất (%)
SPSS Statistical Products for Social Services
Stem Số cây
Stem.C Số cây/khóm
TB Trung bình
TH Thanh Hóa
TN Thí nghiệm
V Trữ lượng rừng (tấn/ha)

vii

DANH CÁC MỤC BẢNG
STT

Tên bảng Trang

1.1
Cách hiểu về mô hình cấu trúc rừng mong muốn theo mục đích
kinh doanh rừng
20
2.1 Phân bố ô tiêu chuẩn theo 9 xã của huyện Quan Hóa 43
2.2 Các công thức thí nghiệm nhân giống Luồng 47
4.1
Diện tích, phân bố và độ che phủ của rừng Luồng tại huyện
Quan Hóa
62
4.2 Mật độ của rừng Luồng ở Quan Hóa 64
4.3 Một số đại lượng sinh trưởng và trữ lượng của rừng Luồng 65
4.4 Hiện trạng tuổi cây trong rừng Luồng tại Quan Hóa 67
4.5 Chất lượng rừng Luồng theo tiêu chuẩn thương phẩm 69
4.6 Chất lượng thương phẩm của cây Luồng theo tuổi 70
4.7 Các biện pháp kỹ thuật trồng Luồng đã áp dụng ở Quan Hóa 72
4.8 Một số nhân tố khí hậu khu vực nghiên cứu trong 3 năm 2010 - 2012 81
4.9 Đặc điểm địa hình rừng Luồng Quan Hóa 82
4.10 Đặc điểm đất trồng rừng Luồng ở Quan Hóa 83
4.11
Tiêu chuẩn phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp
cho rừng Luồng
89
4.12 Xác định mức độ thích hợp cho các lô rừng Luồng 90
4.13 Sinh trưởng rừng Luồng trên các dạng lập địa 91

4.14 Phân bố cây Luồng tốt trong rừng Luồng Quan Hóa 92
4.15 Khả năng sinh và nuôi măng của khóm Luồng có cây tốt 93
4.16 Ảnh hưởng của các loại hormon đến sự ra rễ của hom Luồng 96
4.17 Kết quả kiểm tra sự khác nhau của công thức thí nghiệm 99
4.18 Mức độ nâng cao của gốc Luồng theo các thế hệ măng 100
4.19 Thời vụ măng mọc tại huyện Quan Hóa 102
4.20 Sinh trưởng của măng Luồng tại các lập địa khác nhau 104
4.21 Thực trạng chỉ tiêu cấu trúc và sinh trưởng của rừng Luồng 107
4.22 Số cây mong muốn theo cấp tuổi /khóm của rừng Luồng 116

viii
DANH CÁC MỤC HÌNH
STT

Tên hình Trang

2.1 Mối quan hệ giữa các nội dung trong thâm canh rừng 41
2.2 Cách tiếp cận và giải quyết các nội dung của luận án 42
4.1 Rừng Luồng ở xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa năm 2012 61
4.2 Mật độ theo tuổi cây trong rừng Luồng Quan Hóa 67
4.3

Hi
ện trạng chất l
ư
ợng rừng Luồng theo th
ương ph
ẩm

69


4.4 Biểu đồ tán xạ các nhân tố cấu trúc và sinh trưởng của rừng Luồng 85
4.5
Biểu đồ tán xạ phản ánh mối liên hệ của DBH, H với các nhân
tố địa hình và thổ nhưỡng
87
4.6 Khóm Luồng tốt ở Huyện Quan Hóa 95
4.7 Hom Luồng trước khi xử lý Hooc mon 97
4.8 Hom Luồng giống sau 30 ngày giâm 97
4.9 Hiện tượng nâng gốc khi sinh măng của cây Luồng 101
4.10 Sinh trưởng đường kính của măng Luồng trên các dạng lập địa 105
4.11 Sinh trưởng chiều cao của măng Luồng trên các dạng lập địa 105
4.12 Sơ đồ nhánh rừng Luồng với 10 nhân tố cấu trúc và sinh trưởng

109
4.13 Sơ đồ nhánh rừng Luồng với 3 nhân tố cấu trúc 111
4.14
Biểu đồ tán xạ các nhân tố cấu trúc và sinh trưởng rừng Luồng
ở Quan Hóa
112
4.15
Biểu đồ tán xạ các cặp nhân tố cấu trúc và sinh trưởng của rừng
Luồng
114




1
MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài luận án
Thâm canh rừng trồng là một xu hướng được quan tâm nhiều cả trong lý
luận lâm sinh học và thực tiễn sản xuất. Về lý luận, trong những năm gần đây
các nghiên cứu về cải thiện giống cây rừng; kỹ thuật chọn lập địa, làm đất,
bón phân; kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng trồng và kỹ thuật khai thác sử dụng
rừng trồng để tăng năng suất và chất lượng rừng đã được chú ý. Về thực tiễn
sản xuất, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng đã làm tăng
năng suất, chất lượng rừng, đồng thời duy trì và cải thiện được tiềm năng đất
đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, trong “Đề án tái cơ cấu cấu ngành
Lâm nghiệp” của Bộ NN &PTNT năm 2013, thâm canh rừng được xác định
là một trong những giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của ngành Lâm nghiệp
Việt Nam và góp phần vào quản lý rừng bền vững [15].
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều diện tích rừng Luồng được trồng tập trung.
Theo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của UBND tỉnh Thanh Hóa,
2013 [86], diện tích rừng Luồng của tỉnh Thanh Hóa năm 2012 là 70.257,08 ha,
chiếm 39,9% diện tích rừng trồng toàn tỉnh. Ngoài tác dụng phòng hộ, rừng
Luồng có tác dụng chính là: cung cấp thân cây để sử dụng trong xây dựng,
nguyên liệu giấy, ván ép, vật liệu đan lát, ; cung cấp măng sử dụng làm thức
ăn; than thân cây dùng làm than hoạt tính; mùn cưa Luồng được sử dụng để
nuôi trồng nấm… Do tính đa dạng sản phẩm mà nhu cầu thị trường đối với
Luồng ngày càng cao, nguồn thu từ rừng Luồng ngày càng có ý nghĩa đối với
đời sống của người dân địa phương. Vì vậy, cây Luồng được chọn làm cây
trồng rừng chính của tỉnh Thanh Hóa, diện tích rừng Luồng ngày càng mở
rộng.
2

Tuy nhiên, trong phát triển rừng Luồng hiện nay mới quan tâm đến mở
rộng diện tích trồng và một số kỹ thuật chăm sóc đơn giản nên năng suất, chất
lượng cây Luồng thấp, tính bền vững của rừng Luồng không cao, hiệu quả

kinh doanh rừng Luồng ngày càng thấp, nhiều diện tích rừng Luồng đã bị suy
thoái. Thực tiễn kinh doanh rừng Luồng ở Thanh Hóa còn một số tồn tại như:
- Việc chọn và nhân giống Luồng chưa được hoàn thiện.
- Chưa phân chia được điều kiện lập địa thích hợp cho trồng Luồng.
- Chưa xác định được mô hình rừng Luồng mong muốn cũng như
những giải pháp kỹ thuật phù hợp cho khai thác rừng lâu dài và liên tục.
Vì vậy, việc nghiên cứu xác định hệ thống các biện pháp kỹ thuật về
chọn giống, nhân giống, trồng, chăm sóc và khai thác rừng Luồng theo hướng
thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng của rừng Luồng trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa là rất cần thiết.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên và thúc đẩy các hoạt
động phát triển rừng Luồng ở Thanh Hóa, đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở
khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng tại Thanh Hóa” đã được thực hiện.
Phương hướng của đề tài là tập trung nghiên cứu một số cơ sở khoa học chủ
yếu làm cơ sở đề xuất kỹ thuật thâm canh rừng Luồng. Vì hạn chế về thời
gian và kinh phí, đề tài chỉ thực hiện trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Quan Hóa,
nơi diện tích rừng Luồng trồng khá tập trung, cây Luồng là loài cây truyền
thống có đóng góp quan trọng cho đời sống và thu nhập của người dân địa
phương.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
2.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung một số cơ sở khoa học cho kỹ thuật thâm canh rừng
Luồng tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá.
3

2.2. Về thực tiễn
Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật áp dụng cho thâm canh rừng
Luồng tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3. Điểm mới của luận án
- Đã phân loại lập địa rừng trồng Luồng dựa vào mối quan hệ giữa sinh

trưởng rừng Luồng với một số nhân tố lập địa trên cơ sở chú ý đến tiêu chuẩn
phân cấp chất lượng cây Luồng.
- Đã đề xuất mô hình rừng Luồng mong muốn làm cơ sở cho việc nuôi
dưỡng và khai thác rừng bền vững.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài luận án đã tiếp cận và ứng dụng một số phương pháp mô
phỏng những đặc trưng sinh trưởng cơ bản và mối quan hệ giữa các đặc
trưng này với các nhân tố cấu trúc cơ bản của rừng Luồng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài luận án đã xác định được một số cơ sở cho việc xây dựng tiêu
chuẩn phân chia lập địa trồng Luồng trên quan điểm sinh thái và kinh tế.
- Đề tài luận án đã bổ sung kỹ thuật chọn và nhân giống Luồng.
- Đề tài luận án đã xác định được mô hình cấu trúc rừng mong muốn và
đề xuất được các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng Luồng.
5. Giới hạn của đề tài luận án
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các Lâm phần Luồng được trồng
thuần loài không theo các chương trình dự án, từ năm 1975 đến năm 2004
(những lâm phần Luồng đang khai thác ổn định ở thời điểm bắt đầu nghiên
cứu) với mục đích lấy cây làm nguyên liệu. Hàng năm rừng Luồng được khai
thác những cây già, cây đến tuổi thành thục công nghệ.
4

5.2. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về phân
loại điều kiện lập địa trồng Luồng , chọn và nhân cây Luồng tốt và kỹ thuật tác
động nâng cao chất lượng rừng Luồng.
- Về địa điểm: Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại các khu rừng
Luồng tập trung thuộc 08 xã và 01 thị trấn của huyện Quan Hóa bao gồm: Thị

trấn Hồi Xuân, xã Xuân Phú, xã Hồi Xuân, xã Phú Nghiêm, xã Nam Xuân, xã
Phú Xuân, xã Nam Động, xã Nam Tiến và xã Thanh Xuân.
5

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Đặc điểm của cây Luồng
Cây Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus barbatus Hsueh et
D.Z.Li, thuộc chi Luồng Dendrocalamus; Họ Hòa thảo Poaceae, Bộ hòa thảo
Graminales.
Luồng phân bố tự nhiên ở vùng Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa và các vùng
khác như Nghệ An (với tên địa phương là Mét) và Sơn La (Mạy sang mú).
Luồng là loại tre đã được trồng ở nhiều tỉnh như Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Thái Nguyên… và một số tỉnh Nam Trung bộ, đồng bằng sông
Cửu Long với giống Luồng chủ yếu được lấy từ Thanh Hóa (Ngô Quang Đê và
cs,1994) [21], (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [55], (Lê Nguyên và cs, 1971) [56].
Luồng là loài tre mọc cụm, thân thẳng, tròn, đường kính cây đạt tới 10 –
12cm, cây cao 15 – 20m, vách thân dày 2cm trở lên. Phía trên và phía dưới
vòng đốt có lớp phấn trắng. Mỗi đốt có một cành chính to, dài và 2 - 5 cành
nhỏ hơn, gốc cành chính phình to (gọi là đùi gà) là nơi có khả năng sinh mầm
và rễ trong nhân giống hom và chiết cành. Rễ Luồng là loại rễ chùm, mọc ra từ
thân ngầm và các đốt sát gốc. Rễ Luồng ăn rộng xung quanh gốc tới 10 m, tập
trung chủ yếu ở độ sâu 10 – 30cm. Thân Luồng chia làm nhiều lóng, mỗi lóng
dài từ 15 – 40cm. Các lóng ở gốc ngắn, các lóng ở giữa thân dài hơn. Thân có
màu xanh từ nhạt đến thẫm tùy theo mỗi tuổi của cây. Hoa Luồng mọc từ đốt
cành, mỗi hoa có nhiều chùy, các bông chét tập hợp thành cụm hình cầu ở các
đốt trục hoa. Khi cây Luồng ra hoa thì thân mềm, nhiều nước nên dễ đổ gẫy,
giá trị kinh tế thấp. Thường những cây trong một bụi ra hoa cùng nhau, sau đó
chết đồng loạt (Ngô Quang Đê và cs,1994) [21], (Nguyễn Thế Nhã, 2003)

[53], (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [55], (Lê Nguyên và cs, 1971) [56].
6

Sau khi trồng 5 năm, rừng Luồng có thể đưa vào khai thác, sau 8-10
năm sản lượng sẽ ổn định. Phương thức khai thác là: chặt chọn từng cây theo
cấp tuổi trong khóm. Chỉ khai thác cả khóm với những khóm ra hoa.
1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1. Về thâm canh rừng
Trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng là một hệ thống các
biện pháp kỹ thuật bao gồm từ khâu chọn giống đến trồng rừng, chăm sóc
rừng trồng, quản lý bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác sử dụng. Hệ
thống các biện pháp sử dụng này đã được các nhà khoa học nhiều nước trên
thế giới quan tâm nghiên cứu, có thể chia thành các giai đoạn sau:
Trước năm 1890, trên thế giới chưa có nhu cầu trồng rừng thâm canh
với mục đích công nghiệp, mặc dù đã có một số nước quan tâm do lượng gỗ
từ rừng tự nhiên thiếu. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh có ý nghĩa thâm canh
trong giai đoạn này mới dừng lại ở việc trồng thử nghiệm các loài cây ngoại
lai như Tectona grandis và một số loài Eucalyptus tereticornis, Eucalyptus
robusta; ứng dụng trồng thử nghiệm hệ thống trồng “Taungya” (Mac
Gillivray, 1990 - dẫn theo Julian Evans, 1992) [100].
Giai đoạn 1890 - 1945, việc trồng rừng đã được nhiều nước trên thế giới
tiến hành với nhiều loài cây trồng. Xu hướng trồng rừng bán thâm canh đã được
áp dụng ở một số nước như Brazil vào những năm 20 và 30 của thế kỷ XX với
việc trồng hàng trăm ngàn ha rừng Eucalyptus saligna; E.camaldulensis;
E.tereticornis, (Penfold and Willis 1961) [102]. Nhiều tiến bộ về kỹ thuật lâm sinh
đã được áp dụng trong trồng rừng trong thời kỳ này, như nghiên cứu của Craib ở
Nam Phi về tỉa thưa và tỉa cành (Craib 1934, 1939, 1947); hệ thống trồng rừng
theo kiểu “Taungya” được sử dụng rộng rãi ở Kenya vào những năm 1910 (FAO,
1967 - dẫn theo Julian Evans, 1992) [100].
7


Giai đoạn (1945 - 1965), trồng rừng thâm canh bắt đầu được quan tâm,
việc sử dụng giống cây ngoại lai trồng ở các nước nhiệt đới đã được đề xuất
(Hội nghị lâm nghiệp thế giới, 1954) trong các chương trình trồng rừng thương
mại ở FiJi, Papua New Guinea. Đến giai đoạn 1966 - 1980 các diện tích trồng
thâm canh được mở rộng nhanh chóng để phục vụ cho công nghiệp chế biến
và các nhu cầu khác, các kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng vào sản xuất
được quan tâm, như ở Brazil có nơi đã chuyển đổi hơn 400.000 ha rừng kém
chất lượng thành rừng trồng các loài cây Thông Caribeae (Pinus caribaea) và
Bạch đàn (E. saligna) (dẫn theo Julian Evans 1992) [100].
Từ sau năm 1980, diện tích rừng trồng công nghiệp ngày càng được mở
rộng, hơn 14 triệu ha rừng đã được trồng trong 15 năm, Sedio (1978) đã ước
lượng diện tích rừng trồng ở châu Mỹ La tinh giai đoạn 1980 - 1990 tăng gấp 3
lần, sản lượng gỗ công nghiệp tăng gấp 4 lần từ trồng rừng và có thể thỏa mãn
50% tổng yêu cầu gỗ của khu vực; Touzet (1985) khẳng định rằng “rừng trồng
cần được phát triển và sẽ là nguồn gỗ chủ yếu cho tất cả các ngành công nghiệp
sử dụng gỗ”. Tầm quan trọng đặc biệt và là bước đột phá trồng rừng trong giai
đoạn này là việc nghiên cứu thử nghiệm thành công kỹ thuật nhân giống bằng
con đường nuôi cấy mô và giâm hom (dẫn theo Julian Evans, 1992) [100].
Như vậy, lịch sử phát triển rừng theo hướng trồng thâm canh đã
được quan tâm từ lâu, đặc biệt trong vài thập kỷ trở lại đây. Nhiều quốc
gia đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu cải thiện giống và nhân giống
cây rừng, vì vậy năng suất rừng trồng một số loài cây mọc nhanh như
Keo, Bạch đàn và một số cây trồng khác ở Trung Quốc và Công Gô đã đạt
năng suất từ 40 - 50m
3
/ha/năm; Cộng hoà Nam Phi cũng đã tuyển chọn
được dòng E. grandis năng suất đạt trên 40m
3
/ha/năm; Bồ Đào Nha, Tây

Ban Nha, Brazil thông qua con đường lai tạo giữa các loài Bạch đàn, đã
tuyển chọn được một số tổ hợp lai cho năng suất từ 40 - 60m
3
/ha/năm
8

(Zebel et al, 1993), một số rừng Bạch đàn thí nghiệm bình quân đạt 100m
3
/ha/năm
(dẫn theo Goncalves và cộng sự, 2004) [98].
Nghiên cứu chọn lập địa trong trồng rừng thâm canh cũng được nhiều
nước quan tâm. Kết quả nghiên cứu của tổ chức Nông - Lương Quốc tế (FAO,
1994) [95] ở các nước vùng nhiệt đới chỉ ra rằng: khả năng sinh trưởng của rừng
trồng phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là:
khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng trạng thực bì. Nghiên cứu của Laurie
(1974) đã cho thấy đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về nguồn gốc và lịch
sử phát triển, điều này được thể hiện ở sự khác nhau về đặc điểm của các phẫu
diện đất, cấu trúc vật lý, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của
đất (độ pH) và nồng độ muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh
trưởng khác nhau của rừng trồng trên các loại đất khác nhau. Khi đánh giá khả
năng sinh trưởng của loài Thông Pinus patula ở Swziland, Julian Evans
(1992), đã kết luận khí hậu có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng, đặc
biệt là sự ảnh hưởng của tổng lượng mưa bình quân hàng năm, sự phân bố
lượng mưa trong năm, lượng bốc hơi và nhiệt độ không khí. Kết quả nghiên
cứu của Pandey (1983) [101] về loài Bạch đàn Eucalyptus camadulensis đã cho
thấy, nếu trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10 - 20 năm, năng
suất chỉ đạt từ 5 - 10m
3
/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm, năng suất có
thể đạt tới 30m

3
/ha/năm. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định điều kiện lập
địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau.
Kết hợp với công tác cải thiện giống và chọn điều kiện lập địa, nhiều nước
đã có các công trình nghiên cứu đồng bộ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh hiện đại trong trồng rừng thâm canh như chọn lập địa, làm đất, bón phân và
chăm sóc rừng…. Vì vậy, năng suất của rừng cũng được tăng lên rõ rệt. Những
kết quả nghiên cứu này cũng làm nổi bật quan điểm về thâm canh, không chỉ
là bón phân hay tưới nước, mà là liên hoàn các biện pháp kỹ thuật ở tất cả các
khâu trong kinh doanh rừng.
9

1.2.2. Về thâm canh tre trúc
Tre trúc bao gồm những loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae),
họ Cỏ (Poaceae), trên thế giới có khoảng 500 loài (Dai Qihui, 1998) [94]. Tre
trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong tài nguyên
rừng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng phía Nam và Đông
Nam Á. Ở các nước này người dân đã biết sử dụng tre trúc từ lâu đời để tạo ra
hàng trăm sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày. Nhiều loài tre
trúc là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp
chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo.
Tre trúc cũng là vật liệu trong xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải, Một số
loài tre trúc cho măng ăn ngon, đã trở thành đối tượng cung cấp nguồn thực
phẩm có giá trị. Các sản phẩm từ tre trúc không còn bó hẹp trong biên giới của
một số quốc gia mà đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và được
nhiều nước châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng.
Chính vì vị trí quan trọng của nguồn tài nguyên này, tre trúc, đã được
nghiên cứu từ lâu đời về nhiều mặt như: chọn giống, trồng, khai thác, sử
dụng. Gần đây có nhiều nghiên cứu nhằm phát triển gây trồng một số loài tre
trúc theo mô hình rừng công nghiệp thâm canh với năng suất, chất lượng cao,

hướng theo mục đích sử dụng nhất định. Trung Quốc có khoảng 100.000 ha
rừng tre trúc trồng lấy măng với năng suất trung bình 10 - 20 tấn/ha/năm và
cao nhất đạt 30 - 35 tấn/ha/năm. Trung Quốc cũng có khoảng 3 triệu ha vừa
sản xuất măng lại vừa sản xuất thân tre. Tổng sản lượng măng của Trung
Quốc khoảng 1 triệu tấn/năm (Fu Maoyi, Xiao Jianghua, 1996) [96].
Những nghiên cứu đầu tiên về tre trúc là các nghiên cứu về mặt phân
loại, hình thái và sinh thái học công trình "Các loài tre trúc" của Gamble
(1896) [97] đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc
điểm sinh thái của 151 loài tre trúc có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Mianmar,
10
Malayxia và Inđônexia. Đến đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghiên cứu tre
trúc về các mặt như: lâm học, tái sinh, khai thác…. Sau 10 năm tập trung
nghiên cứu, năm 1960 công trình "Nghiên cứu sinh lý tre trúc" của Koichiro
Ueda [41] đã tiến hành thống kê số măng bị thui hàng năm ở rừng Trúc sào
(Phyllostachys edulis) chiếm 60 - 80%, Phyllostachys reticulata 30-50% từ
đó đề cập đến vấn đề khai thác tận dụng măng và áp dụng biện pháp bón phân
để tăng số lượng và kích thước của thân khí sinh.
Công trình “Bamboo rediscovered” của Victor Cusack (1997) [107] đề
cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to,
nhưng phải bón một cách hợp lý tùy thuộc vào loài nhất định. Theo Alrasjid
(2003) [91] tre được coi là một trong những loài cây sử dụng “tham lam”
dinh dưỡng của đất. Vì vậy, không sử dụng phân bón trong trồng tre sẽ làm
giảm sút nhanh chóng sức sản xuất của đất, dẫn đến đất rừng trồng tre sẽ
nhanh chóng bị suy thoái.
Fu Maoyi, Xiao Jianghua (1996) [96] với tác phẩm “Cultivation &
Utilization on Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt
độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những
nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng
năng suất măng và thân khí sinh.

Tre trúc được gây trồng ở nhiều nước với 3 mục đích kinh doanh:
chuyên cung cấp măng, chuyên khai thác thân khí sinh hoặc kết hợp cả lấy
măng và chuyên khai thác thân ký sinh. Các biện pháp thâm canh tăng năng
suất chất lượng được nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu là: Bón phân, điều
chỉnh mật độ khóm trên hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi
khóm và mỗi thế hệ, phòng trừ sâu bệnh cho từng loài cụ thể. Ngoài ra, các
điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, độ cao, điều kiện thổ nhưỡng cũng
11
là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển
của rừng tre trúc và được chọn làm tiêu chí khi tuyển chọn loài và biện pháp
thâm canh. Kết quả nghiên cứu của nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo rất
có giá trị, đặc biệt đối với những loài có quan hệ thân thuộc cây Luồng của Việt
Nam được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.2.3. Về chi Luồng (Dendrocalamus)
Chi Luồng (Dendrocalamus) có khoảng 35 loài trên thế giới, riêng
Trung Quốc có 30 loài (ở Vân Nam có 24 loài) (Yang et al., 1999) [110];
Trung Quốc cũng đã ghi nhận tới 410 loài, chủng và giống (Pei et al., 1999); Ấn
Độ có 20 loài (Seethalakshmi và Kumar, 1998) [103].
Những nghiên cứu về thâm canh các loài cây thuộc chi Dendrocalamus
được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó chủ yếu là các công trình
nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng. Có thể
tóm tắt theo các vấn đề sau:
- Về chọn giống, nhân giống
Chi Dendrocalamus có thể thực hiện nhân giống bằng phương pháp hữu tính
hoặc sinh dưỡng nhưng chủ yếu là bằng phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
Tại Kenya, Bernard Kingomo (2007) [92] đã đề cập đến nhân giống
bằng cách dùng thân và gốc để tạo cây con. Nếu dùng hom thân nên lấy thân
cây có độ tuổi từ 2 - 3 năm, cắt một đoạn có 2 đến 3 mắt để làm vật liệu, đục
lỗ cách các mắt từ 5 – 7 cm, sau đó vùi sâu 6 – 10 cm theo hướng nằm ngang
vào đất trộn cát, sau đó dùng axít 1-Naphthalene acetic (NAA) đổ vào lỗ đã

đục để kích thích ra rễ. Nếu dùng gốc để trồng, chọn cây có độ tuổi 1 - 2 năm,
đào sâu 30 - 60 cm và cắt toàn bộ gốc mang đi trồng ngay.
Verma và Arya (1998) [108] đã nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần
ruột bầu đến sinh trưởng, sinh khối và khả năng hút dinh dưỡng của cây
Dendrocalamus asper nuôi cấy mô, tác giả đã kết luận, sau 12 tháng thí
nghiệm, thành phần ruột bầu với tỷ lệ 1 cát: 1 đất (về thể tích) làm giảm khả
12
năng ra rễ và hàm lượng P trong rễ. Trong khi ở các thí nghiệm bón bổ sung
phân hữu cơ thì các chỉ tiêu nghiên cứu như chiều cao, sinh khối khô và khả
năng ra rễ của Dendrocalamus asper đều tốt hơn.
Ngoài phương pháp nhân giống sinh dưỡng, ở một số nơi trên thế giới,
các loài tre Luồng cũng được nhân giống từ hạt. Tại Thái Lan và Ấn Độ, việc
nhân giống bằng hạt đã được thực hiện cho các loài cây như Dendrocalamus
brandisii, Dendrocalamus membranaceus, Dendrocalamus strictus và
Dendrocalamus (Bernard, 2007 và Dai Qihui, 1998) [92], [94]. Tuy nhiên, do
cây con được tạo bằng hạt không đạt được những ưu điểm vượt trội so với cây
con được tạo bằng thân, gốc hoặc cành. Do vậy, đến nay phần lớn cây con của
các loài tre Luồng đều được tạo bằng phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
- Về điều kiện lập địa trồng rừng
Một trong những biện pháp quan trọng của kỹ thuật trồng rừng là chọn
được lập địa phù hợp. Việc chọn đúng lập địa sẽ nâng cao năng suất và duy trì
lâu dài sức sản xuất của rừng. Theo kết quả nghiên cứu Bernard Kingomo (2007)
[92] cho thấy các loài chi Luồng thường ưa thích các loại đất sét và sét pha cát.
Tuy nhiên, dù loại đất nào thì cũng phải thoát nước tốt vì măng Luồng không
chịu được ngập nước. Độ pH thích hợp cho Luồng là từ 4,5 - 6. Theo tác giả Dai
Qihui (1998) [94] đã khuyến nghị nên chọn nơi có độ dày tầng đất cao, đất còn
tốt, ẩm và thoát nước tốt để trồng các cây thuộc chi Dendrocalamus. Trồng ở các
thung lũng, dọc bờ sông, suối và cũng có thể trồng ở chân và sườn đồi thường
sinh trưởng tốt. Nếu trồng nơi đất khô xấu thì có thể sống nhưng măng và thân
cây sẽ nhỏ, không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây có thể coi là kinh nghiệm

có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lập địa phù hợp để kinh doanh rừng
Luồng theo hướng bền vững.
Tại Indonesia, Sutiyono (2004) [105] đã tiến hành nghiên cứu dinh
dưỡng đất của rừng Dendrocalamus asper Back. Kết quả nghiên cứu dinh
13
dưỡng của đất ở các tầng từ 0 – 20cm và 20 – 40cm dưới tán rừng, tác giả chỉ
ra độ chua, hàm lượng mùn, ni tơ, kali, các ion K
+
, Na
+
, Ca
+
, Mg
+
và các
cation trao đổi đều rất thấp ở cả 2 tầng đất. Nhìn chung hàm lượng các chất
dinh dưỡng đều rất thấp, riêng phốt pho tổng số là cao ở cả 2 tầng. Về thành
phần cơ giới của đất, ở tầng từ 0 – 20cm thành phần cơ giới là sét với hơn
45% là sét và 34% là cát. Silicate (Si) ở tầng 0 - 20cm cao hơn so với tầng từ
20 – 40cm. Nguyên nhân là do quá trình phân huỷ lá ở tầng đất mặt nhanh
hơn so với tầng đất sâu.
- Về biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng
+ Về xử lý đất và thực bì, Bernard (2007) [92] trước khi làm đất trồng
rừng Dendrocalamus nên xử lý thực bì bằng cách phát dọn cỏ, cây khóm.
Kích thước và cự ly hố tùy thuộc vào phương pháp và loài cây trồng. Đối với
các loài cây có kích thước to thì hố đào thường có kích thước là 60cm x 60cm
x 60cm. Nơi có lượng mưa trung bình thấp, nên đào hố to hơn so với nơi có
lượng mưa cao. Hố sau khi đào được lấp gần đầy, thấp hơn miệng hố khoảng
10 cm, có thể trộn 2kg phân lân hoặc phân chuồng cho mỗi hố. Đất được lấp
trước khi trồng 1 tháng. Theo Dai Qihui (1998) [94] có 3 phương pháp làm

đất như sau: (i) làm đất toàn diện: cuốc sâu 20cm, sau đó đào hố theo kích
thước và cự li đã thiết kế. (ii) Làm đất theo băng: cày đất theo băng có chiều
rộng 1-2m và sâu 20cm, cự li giữa các băng cày 1-2m. (iii) Làm đất cục bộ
theo hố: đào các hố theo cự li mong muốn, kích thước hố chiều dài x chiều
rộng x chiều sâu tương ứng là 50cm x 50cm x 40cm hoặc 100cm x 50cm x
40cm, mật độ trồng với các loài Dendrocalamus có đường kính thân cây nhỏ
hơn 6cm là 1.660 cụm/ha, đối với những loài có đường kính thân cây to hơn
thì mật độ trồng khoảng 830 cụm/ha (3m x 4m) hoặc 625 cụm/ha (4m x 4m).
Với một số loài cây to như Dendrocalamus giganteus cự li giữa các cụm là
10m x 10m (tương đương 100 cụm/ha) hoặc Dendrocalamus hamiltonii thì cự
14
li giữa các cụm là 7m x 7m (tương đương 205 cụm/ha). Ngoài biện pháp làm
đất như đã nêu trên, TIFAC (2004) [106] đã khuyến cáo nên đào rãnh và lên
líp để trồng, Luồng trồng trên líp do đất xốp nên sẽ phát triển nhanh, trong các
năm sau có thể đào thêm đất trong rãnh và bổ sung vào líp. Kích thước hố có
thể là 60cm x 60cm x 60cm. Bón 5kg phân chuồng, 0,1kg urê, 0,1kg super lân
và 0,05kg kli.
+ Về phương thức trồng, Fu Maoyi (1996) [96] cho thấy có thể trồng
Dendrocalamus thuần loài hoặc hỗn loài với các loài cây lá rộng hoặc trồng
theo phương thức nông lâm kết hợp. Tác giả cho biết, tại Trung Quốc
Dendrocalamus có thể trồng xen với cây chè, trong đó cự li trồng của
Dendrocalamus là 6m x 4m và cự li trồng chè là 2m x 0,5m. Với mô hình
trồng hỗn loài với cây lá rộng là 7:3 hoặc 8: 2. Mô hình trồng với các loài cây
lá kim và cây lá rộng thì tỷ lệ Dendrocalamus với cây lá kim và cây lá rộng là
6:1:3 hoặc 7:1:2. Trong mô hình trồng xen với các loài cây nông nghiệp trong
khi chưa khép tán có thể trồng xen nhiều loài cây khác nhau như: dưa hấu;
đậu tương; khoai lang; mía và các loại rau khác. Tuy nhiên, để kinh doanh
theo phương thức này được bền vững theo tác giả các cây nông nghiệp nên
trồng cách Dendrocalamus 1m để có không gian dinh dưỡng cho
Dendrocalamus phát triển. Ngoài ra còn có thể trồng Dendrocalamus xen cây

dược liệu hoặc xung quanh ao cá, đồng ruộng v.v… Như vậy, có thể trồng
hỗn loài Dendrocalamus với các loài cây khác sẽ có tác dụng hạn chế sự suy
thoái của rừng và tăng giá trị kinh tế của rừng.
+ Về kỹ thuật trồng, Dai Qihui (1998) [94] cho biết dù cây con
Dendrocalamus được tạo hạt hay từ nhân giống sinh dưỡng, trước khi trồng
nên cắt ngọn chỉ để lại 2-3 đốt. Đối với cây con được tạo từ hạt thì đặt cây con
ở tư thế thẳng đứng, lấp đất và phủ lên gốc cây 3 - 4cm. Với cây đem trồng
bằng gốc, đặt cây ở tư thế thẳng đứng, lấp đất và phủ đất cách cổ rễ 10cm.
15
+ Về kỹ thuật bón phân, Dai Qihui (1998) [94] cho biết: đối với cây
Dendrocalamus trồng lấy măng, để sản xuất 100kg măng tươi, cây cần 500 –
700g Nitơ, 100 – 150g Phốt pho và 200 – 250g Kali từ đất. Như vậy, nếu
muốn thu hoạch 15.000kg măng tươi trên ha mỗi năm cần bổ sung từ 75 –
100kg Nitơ, 15 - 22,5kg Phốt pho và 37,5kg Kali. Nếu không dùng các loại
phân hóa học nêu trên, bón 37.500kg phân chuồng cho 1ha hàng năm cũng có
thể bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết trên. Việc bón phân chia làm nhiều
lần trong năm. Đối với tre Luồng trồng lấy thân, để sản xuất 1.000 kg thân tre
Luồng cần 2,5 - 3,5kg Nitơ, 0,3 - 0,4kg Phốt pho và 3 – 4 kg Kali từ đất. Theo
Fu Maoyi, XiaoJianghua (1996) [96] đã xác định những nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là:
độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh.
Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp
thâm canh tăng năng xuất măng và thân khí sinh. Victor Cusack (1997) [107]
cho rằng biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng
to, nhưng phải bón một cách hợp lý tuỳ thuộc vào loài nhất định. Nghiên cứu
về chu trình dinh dưỡng trong rừng Bambusa bambos các tác giả
Shanmughavel và Fracis (1997) [104] cho biết lượng dinh dưỡng trong cây
đứng gia tăng theo tuổi của cây, vì vậy lượng dinh dưỡng trả lại cho đất
không đủ so với lượng dinh dưỡng mà cây đã lấy đi. Nghiên cứu của Jha và
Lalnunmawia (2004) [99] về trồng xen giữa các loài cây Dendrocalamus

hamiltonii, D.longispathus và gừng trong các công thức thí nghiệm về bón
phân đã cho thấy sản lượng của các loài trong các thí nghiệm bón phân cao
hơn rõ rệt so với công thức không bón phân. Trung tâm nghiên cứu tre trúc
Trung Quốc (2001) [93] bằng các thí nghiệm với loài Dendrocalamus
latiflorus (tre Bát độ) và Dendrocalamus oldhamii (Lục trúc) cho thấy phân
bón làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông tốt hơn,

×