Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tập nhóm Quản Lý Công Nghệ và Đổi Mới Tranh Chấp Thương Hiệu Vang Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.71 KB, 21 trang )

Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
Bài tập nhóm
Môn học: Quản Lý Công Nghệ và Đổi Mới
Đề tài: Tranh Chấp Thương Hiệu Vang Đà Lạt
Giảng viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Thu Hằng
Học viên thực hiện : Nhóm 7
1.Trần Khả Tuấn 12170988
2. Phạm Đình Vũ 12170997
3. Nguyễn Thanh Tú 12170986
4. Nguyễn Thị Triều My 12170923
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 1
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
MỤC LỤC
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 2
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ hoạt
động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật
chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Đó là các tác phẩm
văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi,
hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động thương mại.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ
do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người
hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của
một sản phẩm sáng tạo.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) Quyền tác giả các tác phẩm văn


học và nghệ thuật; (ii) Sáng chế, giải pháp hữu ích; (iii) bí mật kinh doanh; (iv) kiểu dáng
công nghiệp; (v) nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ; (vi) chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất
xứ hàng hoá; (vii) tên thương mại; (viii) giống cây trồng mới; (ix) thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn; (x) quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu
công nghiệp.
1.
Quyềntác giả
Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên
gốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm.
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức
nhất định. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 3
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký
quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có
tranh chấp xảy ra.
2.
Sáng chế, giải pháp hữu ích
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ
sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có
khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Người muốn được hưởng quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích phải làm đơn
xin cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn
phải thể hiện đầy đủ bản chất của giải pháp kỹ thuật xin bảo hộ theo những hình thức
được quy định chặt chẽ bởi pháp luật về sáng chế/giải pháp hữu ích. Đơn sẽ được xét
nghiệm theo trình tự và thủ tục luật định. Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích
được cấp nếu đơn được trình bày theo đúng quy định, sáng chế/giải pháp hữu ích trong

đơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy
định. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích được
xác định theo Bằng độc quyền được cấp.
Quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời hạn Bằng độc
quyền có hiệu lực. Bằng độc quyền sáng chế, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính
từ ngày nộp đơn hợp lệ; Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có hiệu lực từ ngày cấp đến
hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
3.
Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng
đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế
giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Người muốn được hưởng quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp phải làm đơn xin
cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ . Đơn phải thể
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 4
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
hiện đầy đủ bản chất của Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ theo những hình thức được
quy định chặt chẽ bởi pháp luật về Kiểu dáng công nghiệp. Đơn sẽ được xét nghiệm theo
trình tự và thủ tục luật định. Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp được cấp nếu đơn
được trình bày theo đúng quy định, Kiểu dáng công nghiệp trong đơn thỏa mãn các tiêu
chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy định. Phạm vi, nội dung,
thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền
được cấp.
Thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp là thời hạn Bằng độc quyền
Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực. Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ
ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp 2
lần, mỗi lần 5 năm.
4.
Nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một

cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh
doanh khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là chữ cái hoặc chữ số, từ, hình ảnh hoặc hình vẽ,
hình khối (03 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố này. Nhãn hiệu hàng hoá được hiểu bao
gồm cả nhãn hiệu dịch vụ.
Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các
thành viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là
thành viên.
Nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu hàng hóa đã được người tiêu dùng biết đến
một cách rộng rãi.
Người muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phải làm đơn xin cấp
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn phải
tuân theo những hình thức được quy định chặt chẽ bởi pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá
Đơn sẽ được xét nghiệm theo trình tự và thủ tục luật định. Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá được cấp nếu đơn được trình bày theo đúng quy định, nhãn hiệu
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 5
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
hàng hoá trong đơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các
khoản lệ phí quy định. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng
hoá được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10
năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10
năm. Thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở đăng ký
quốc tế theo Thoả ước madrid được Nhà nước bảo hộ từ ngày đăng ký quốc tế được công
bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hoá quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đến hết
thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid. Quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận
là nổi tiếng ghi trong Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
5.
Chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa
Chỉ dẫn địa lý là những từ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng để

chỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc
trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có
được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ
của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính
chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố
tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
Tóm lại, chỉ dẫn địa lý không chỉ là tên gọi mà còn là những từ, dấu hiệu, biểu
tượng, hình ảnh trong khi đó tên gọi xuất xứ chỉ là tên địa lý.
Chỉ dẫn địa lý (không bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá) được bảo hộ mà không
cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ
được bảo hộ thông qua việc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Giấy chứng nhận đăng ký tên
gọi xuất xứ hàng hoá có hiệu lực vô thời hạn.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 6
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
Tên địa lý nước ngoài chỉ được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam nếu đang được bảo
hộ tại nước mang tên hoặc có địa phương mang tên đó.
6.
Tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Để được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại thì tên gọi đó phải là tập hợp các
chữ cái (có thể kèm theo chữ số) phát âm được; và có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với các chủ thể khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu gây nhầm lẫn với tên thương mại của
người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực
kinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ
từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó, hoặc thuộc các đối tượng không hộ,
như tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Tên thương mại được tự động bảo hộ (không cần phải đăng ký) khi đáp ứng các yêu
cầu nêu trên. Tên thương mại được bảo hộ chừng nào chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạt

động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên
thương mại của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ
tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh
dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại.
7.
Bí mật kinh doanh
Để được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh, thông tin phải có đủ các điều
kiện sau đây: (i) Không phải là hiểu biết thông thường; (ii) Có giá trị thương mại đối với
người nắm giữ thông tin đó và đem lại cho chủ sở hữu lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh
tranh những người không nắm giữ thông tin đó; (iii) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các
biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 7
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
Bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần phải nộp đơn đăng ký, và được bảo
hộ khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ như đã nêu trên.
8.
Giống cây trồng mới
Theo Pháp lệnh về giống cây trồng mới, Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được
cấp cho người chọn tạo giống cây trồng mới bao gồm giống cây nông nghiệp và giống
cây lâm nghiệp.
Để được bảo hộ thì giống cây trồng mới phải thuộc các chi, loài cây trồng trong
danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, phải có tính
khác biệt; có tính đồng nhất; có tính ổn định; có tính mới về mặt thương mại và có tên gọi
phù hợp.
Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
cấp. Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có quyền cho phép hay không cho phép người khác sử
dụng vật liệu nhân của giống được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việc gieo
trồng vật liệu nhân của giống được bảo hộ trong các hoạt động kinh doanh hoặc nhằm

mục đích kinh doanh.
Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới là 20 năm, đối với cây thân gỗ và nho là 25 năm.
Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây
trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơ hợp lệ.
9.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch
và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Để được bảo hộ thì Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phải có tính nguyên gốc
-Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chưa được biết đến rộng rãi trong giới những
người sáng tạo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những nhà sản xuất mạch tích
hợp bán dẫn tại thời điểm được tạo ra.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 8
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
Để được hưởng quyền đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thì phải làm
đơn xin cấp Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nộp cho Cục Sở
hữu trí tuệ. Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp nếu đơn
được trình bày theo đúng quy định, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đáp ứng các
tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy định.
Chủ sở hữu công nghiệp đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có quyền thực
hiện hoặc ngăn cấm người khác thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây đối với Thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh: (i) Sao chép Thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ, sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo Thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ; (ii) Phân phối, nhập khẩu bản sao Thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo Thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản
xuất theo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ.
Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Thời hạn bảo hộ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bắt đầu từ ngày cấp

Văn bằng bảo hộ và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau: (i) Ngày kết
thúc 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng; (ii) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày Thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn được người có quyền nộp đơn hoặc người được người đó cho
phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; (iii) Ngày kết
thúc 15 năm, kể từ ngày tạo ra Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
II. THƯƠNG HIỆU VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU
1. Thương hiệu
a. Các cách tiếp cận của thương hiệu
- Thương hiệu chính là nhãn hiệu hàng hóa.
- Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.
- Nhãn hiệu là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của từ ngữ, hình ảnh được thể hiện bằng
màu sắc.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 9
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
- Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ và đã nổi tiếng.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh
thổ Việt Nam.
- Thương hiệu dành cho doanh nghiệp còn nhãn hiệu dành cho hàng hóa.
- Thương hiệu là tên gộp chung của nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
và xuất xứ hàng hóa.
- Một nhãn hiệu cũng bao gồm các yếu tố trên.
- Thường có sự nhầm lẫn giữa tên thương mại và thương hiệu.
Tên thương mại( tradename) nếu đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật sẽ
đương nhiên được bảo hộ mà không cần bất kỳ một thủ tục xác lập nào – tức là được cấp
đăng ký kinh doanh thì quyền được bảo hộ đối với tên thương mại đã được xác lập=> Có
rất nhiều các cách tiếp cận để nhận biết một thương hiệu nhưng ta có hiểu thương hiệu
một cách tổng quát đó là: một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm,
doanh nghiệp,và là hình tượng trong tâm trí công chúng.
b. Các thành tố của thương hiệu

- Tên thương hiệu( brandname): là phần phát âm được.
Ví dụ: Samsung, Honda, LG …
- Biểu tượng( symbol): là phần không phát âm được, thông qua biểu tượng truyền tải
thông điệp tới khách hàng, có thể sử dụng hình ảnh của nhân vật là người thật.
Ví dụ: Hình ảnh ông già cầm cây gậy của dầu ăn Neptune, hình con hổ của Tiger
- Biểu trưng( logo):
- Khẩu hiệu( slogan)
Ví dụ: Bitis: nâng niu bàn chân Việt
Bia Hà Nội: bia của những khát khao
Prudental: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.
- Kiểu dáng cá biệt của hàng hóa: tự bản thân hàng hóa, sản phẩm có kiểu dáng cá
biệt khiến người tiêu dùng nhớ đến nó.
Vídụ: Iphone, Vespa,
- Nhạchiệu
Vídụ: nhạchiệucủa Knorr, izzi…
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 10
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
- Cácyếutốkhácnhưmùi, vị, màusắc :
Vídụ : màuvàngcủa Kodak, màuxanhcủa Konica,…
2. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ có lợi ích gì?
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi hàng hóa được sản xuất ra ngày càng
nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng quyết liệt thì người ta càng nhận
ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu. Do đó các doanh nghiệp đều muốn xây
dựng một thương hiệu mạnh cho riêng mình.Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến
cho doanh nghiệp những lợi ích rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm
và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm mới,
thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các
cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư,
thu hút nhân tài

Một thương hiệu mạnh không chỉ đơn thuần là một giá trị qui ra tiền. Sức mạnh của
thương hiệu giúp ích cho doanh nghiệp ở rất nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số
lợi ích chính của việc xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp:
a. Phương tiện định dạng để đơn giản hóa việc mô tả hay phân biệt sản
phẩm:
Thương hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, là hình tượng về
hàng hóa và về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Do đó, chỉ nhìn vào những đặc
điểm nhận biết của từng thương hiệu mà khách hàng cóthể dễ dàng nhận ra sản phẩm
mình cần, họ cũng có thể so sánh được các sản phẩm cùng loại đối với nhiều thương hiệu
khác nhau.
Một sản phẩm khác biệt với các sản phẩm khác bởi các tính năng, công dụng, cũng
như các dịch vụ kèm theo mà theo đó tạo ra giá trị gia tăng của giá trị sử dụng. Tuy
nhiên, thương hiệu là giá trị bên ngoài để nhận dạng sự khác biệt đó. Thường thì mỗi loại
hàng hóa hoặc mỗi tập hợp hàng hóa được định vị cụ thể sẽ có những khác biệt cơ bản về
công dụng hoặc tính năng chủ yếu và chúng thường mang những thương hiệu nhất định
phụ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế chính thương hiệu đã tạo ra sự khác
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 11
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
biệt dễ nhận thấy trong quá trình phát triển của một tập hoặc một dòng sản phẩm.Xây
dựng thương hiệu giúp cho khách hàng nhanh chóng định dạng được sản phẩm và đơn
giản hóa việc mô tả sản phẩm hay phân biệt nhiều sản phẩm với nhau.
b. Phương tiện hợp pháp để bảo vệ những đặc tính độc đáo của sản phẩm:
Xây dựng thương hiệu tức là doanh nghiệp đã phải đi đăng kí để xác lập quyền bảo
hộ hợp pháp cho thương hiệu của mình. Xác lập quyền bảo hộ không phải là cho thương
hiệu mà là cho các thành tố của thương hiệu như là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công
nghiệp.Để thương hiệu được bảo hộ thì nó phải có tính mới, độc đáo, khác biệt hẳn với
những đặc tính của các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại trên thị trường. Và khi đã xây
dựng được thương hiệu thì các tính năng độc đáo của sản phẩm/dịch vụ sẽ luôn được
pháp luật bảo vệ trước hàng nhái, hàng kém chất lượng khác.
c. Dấu hiệu về cấp độ chất lượng đối với người tiêu dùng:

Tùy vào từng thương hiệu mà người tiêu dùng có thể đánh giá được chất lượng hay
tính năng của sản phẩm mà họ định tiêu dùng. Có người thì có khả năng tiêu xài những
đồ xa xỉ nhưng có người thì tiêu dùng hàng giá rẻ với chất lượng kém hơn.
Ví dụ như có những người sành điệu chỉ thích dùng điện thoại đắt tiền thì tìm đến
Apple, Vertu, Sony Ericsion, Hitech…Hay có những người chỉ dùng loại bình dân thì tìm
Nokia, Samsung, LG, Và nhiều người chỉ dùng điện thoại giá rẻ thì tìm đến các thương
hiệu như F-mobile, JVJ, Mobell…
Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân
đoạn thị trường. Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt, doanh nghiệp đã thu hút
được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng
hóa. Và như thế, với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ
tương ứng với những tập khách hàng nhất định. Thật ra thì thương hiệu không trực tiếp
phân đoạn thị trường mà chính quá trình phân đoạn thị trường đã đòi hỏi cần có thương
hiệu phù hợp với từng phân đoạn để định hình một giá trị cá nhân nào đó của
người tiêu dùng, thông qua thương hiệu để nhận biết các phân đoạn của thị
trường.
d. Phương tiện cung cấp cho sản phẩm những liên kết độc đáo:
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 12
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
Mỗi thương hiệu đều có vị trí riêng trong tâm trí khách hàng, nó sẽ tạo nên một liên
kết là những dòng sản phẩm riêng biệt cho khách hàng. Sản phẩm này phát triển mạnh,
được đánh giá cao thì sẽ kéo theo niềm tin vào những sản phẩm đi kèm theo sau
nó.Thương hiệu còn thể hiện cá tính, địa vị, phong cách sống của người sử dụng, giúp
thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của họ, là thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm
một khoản tiền xứng đáng để có được thương hiệu mong muốn.
e. Nguồn lợi thế cạnh tranh:
Xây dựng được một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được
nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, các chương trình bán hàng hoặc các hoạt động
kinh doanh khác. Tạo được các thế mạnh khi tiến hành thương lượng với các nhà cung
ứng, nhà phân phối về mặt giá cả, về phương thức thanh toán, vận tải,

Thương hiệu mạnh chắc chắn sẽ tạo ra nội lực cao, mang lại nhiều lợi nhuận và
không bị tồn hàng. Do đó thương hiệu mạnh giúp tạo uy tín cho nhà phân phối. Hơn thế
nữa, thương hiệu mạnh giúp nhà phân phối dễ dàng bán kèm các loại hàng hóa khác cho
các đại lý hay điểm bán lẻ. Cho nên, khi doanh nghiệp chú ý vào việc xây dựng thương
hiệu thì cũng chính là doanh nghiệp đang thu hút các nhà phân phối cho sản phẩm của
doanh nghiệp mình, tạo được niềm tin cùng hợp tác phát triển với các nhà phân phối sản
phẩm.
Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh với thị phần lớn, mức độ hiện diện
lớn sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, giúp giảm chi phí tiếp thị trên mỗi
sản phẩm. Thương hiệu mạnh sẽ dễ dàng được hưởng các ưu đãi từ các kênh truyền
thông đại chúng bởi vì họ đã xem doanh nghiệp là có tiềm năng hợp tác lâu dài và có thể
đạt lợi ích cao ở hiện tại và trong tương lai.
f. Nguồn hoàn vốn tài chính :
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Xây dựng được
thương hiệu mạnh cũng chính là giúp nâng cao giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp
không chỉ đơn thuần từ giá trị của thương hiệu. Thực tế đã chứng minh, giá của thương
hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình mà doanh
nghiệp đang sở hữu. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi
nhuận tiềm năng của doanh nghiệp.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 13
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
Khi một doanh nghiệp sở hữu các thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu
hút và giữ nhân tài, dễ dàng thiết lập một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, dễ dàng đầu
tư vào các công nghệ tiên tiến hoặc nghiên cứu phát triển những sản phẩm tiềm năng, dễ
dàng xây dựng được các mối quan hệ giá trị với doanh nghiệp cũng như chính quyền. Khi
có một thương hiệu mạnh doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt và tạo các ưu thế trong tất
cả các hoạt động kinh doanh và phát triển công ty.
Xây dựng được thương hiệu mạnh doanh nghiệp sẽ tạo cho cổ đông niềm tin và dễ
dàng gọi vốn đầu tư thông qua việc phát hàng cổ phiếu. Khi đó các nhà đầu tư cũng
không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được các

nhà đầu tư quan tâm hơn, do đó doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc nâng cao và
duy trì giá cổ phiếu Thương hiệu nổi tiếng sẽ tạo điều kiện và như một sự đảm bảo gia
tăng các quan hệ bạn hàng của doanh nghiệp, do đó họ cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh
doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp.
3. Tranh chấp thương hiệu
a. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp thương hiệu
Tranh chấp thương hiệu phát sinh từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là: do cơ
chế xử lý chưa nghiêm khắc và hiệu quả; do ý thức của doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với
việc bảo vệ tài sản trí tuệ.Các doanh nghiệp có thể tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đối
với cùng một tên thương hiệu. Ví dụ như nhãn hiệu Sữa đậu nành Trường Sinh trùng với
nhãn của Công ty sữa Vinamilk.Hay có những công ty lợi dụng sơ hở, họ là bên được
chuyển giao/ủy quyền nhưng họ lại đi đăng kí để chiếm quyền sở hữu của chủ sở hữu và
như thế lại xảy ra tranh chấp thương hiệu.Nguyên nhân của thực trạng này trước hết là
do các cơ quan thực thi chưa thực sự quyết liệt vào cuộc. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi
(quản lý thị trường, thanh tra khoa học công nghệ, công an kinh tế, thanh tra văn hóa
thông tin , hải quan, hệ thống tòa án ) nhiều nhưng chồng chéo và thiếu sự phối hợp.
Trình độ của nhiều cán bộ hiểu biết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa nhiều; việc
nhận định, xử phạt còn lúng túng.
Về phía doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ thương hiệu của mình. Khi cơ
quan quản lý thị trường, cơ quan công an phát hiện có sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 14
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
báo cho chủ thể biết nhưng không nhận được sự hợp tác của họ với lý do rất đơn giản là
ngại tốn kém hoặc ngại ảnh hưởng đến uy tín và kết quả là nhiều doanh nghiệp đã phải
trả giá cho vấn đề này.
Ví dụ: Tranh chấp giữa Vifon và Thiên hương. Công ty liên doanh Vifon Acecook đã
được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng ngày 25-5-2002 cho sản phẩm
mì ăn liền “lẩu thái”. Thế nhưng chỉ sau 3 tháng công ty đã phải chứng kiến sự ra đời sản
phẩm mì “Lẩu thái” của công ty CPTP Thiên Hương. Theo kết luận của cục sở hữu trí tuệ
thì các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng bao bì mì lẩu thái của cty Thiên Hương

đều không khác biệt cơ bản so với kiểu dáng của Công ty Vifon. Công ty Vifon đã có thông
báo đến cty Thiên Hương về sự vi phạm này. Cty Thiên Hương trả lời rằng Công ty Vifon
mới chỉ nộp đơn xin cấp văn bằng chứ chưa có văn bằng thực sự do cục sở hữu trí tuệ,
nên đây không phải là một hiện tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vẫn tiếp tục kinh
doanh mặt hàng này ở tất cả các đại lý của mình. Theo như nghị định 63-NĐ/CP, ngày 1-
2-2001 thì ngay khi đơn hợp lệ được chấp nhận thì Công ty Vifon đương nhiên đã được
bảo hộ tạm thời đối với mẫu bao bì xin đăng kí.
b. Các loại tranh chấp thương hiệu:
Có nhiều loại tranh chấp thương hiệu:
• Tranh chấp nhãn hiệu:
VD: Tranh chấp nhãn hiệu thời trang Việt Thy, tranh chấp nhãn hiệu vang Đà Lạt.
• Tranh chấp Slogan:
VD: Siêu thị Co.op Mart Cống Quỳnh (Q1- TP HCM) bị siêu thị HN lấy câu slogan :
“Bạn của mọi nhà” dùng chung. Tại Hải Phòng, siêu thị Minh Khai cũng trưng câu khẩu
hiệu này.
• Tranh chấp kiểu dáng: hiện nay có rất nhiều vụ tranh chấp thương hiệu, kiểu dáng
SHCN đối với các công ty VN ở nước ngoài.
VD: tranh chấp kiểu dáng của võng xếp Duy Lợi tại Nhật Bản
• Tranh chấp logo:
VD: Tranh chấp logo giữa tập đoàn CN tàu thủy VN (Vinashin) và công ty TNHH Đông
Long.
•Tranh chấp tên miền:
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 15
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
VD: Tranh chấp tên miền ibm.com.vn xảy ra giữa ông Lý Gia Khang tại 593 Kha Vạn Cân,
Thủ Đức, TP HCM với International Business Machine Corporation có địa chỉ Old
Orochard Road, Armonk, New York, Hoa Kỳ.
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam
thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: (i) Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để

làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ; (ii) Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác
mà không được người đó cho phép.
Tóm lại, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh quy định cơ sở pháp lý để
thực hiện việc chống lại các hành vi vi phạm nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ, các trang
trí, bao gói sản phẩm, và thông tin bí mật. Quy định về chống cạnh tranh không lành
mạnh cũng có thể áp dụng nếu một bên sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với
nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ khác với sản
phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký và việc sử dụng đó có khả năng gây
nhầm lẫn.
4. Giải pháp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp
Bên cạnh những quy định và bảo hộ của pháp luật thì doanh nghiệp cũng có thể áp
dụng các biện pháp sau đây để tự bảo vệ thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình
-
Ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng
-
Phát huy tối đa năng lực sản xuất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu, mong muốn
của thị trường vào bất cứ thời điểm nào.
-
Đa dạng hóa hình thức phục vụ khác hàng.
-
Cải tiến bao bì sản phẩm.
-
Đồng nhất vè sự hiện diện thương hiệu trên thị trường.
-
Tăng cường giao hàng đến tận địa điểm kinh doanh
-
Xây dựng hệ thống địa chỉ vàng.
-

Tăng cường kiểm tra, giám sát.
-
Đa dang hóa chủng loại bao bì.
-
Ra mắt website.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 16
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
PHẦN II :TÌNH HUỐNG “VANG ĐÀ LẠT”
"Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp" là kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với
việc đặt tên "Vang đỏ Đà Lạt" cho sản phẩm rượu vang của Cty TNHH Vĩnh Tiến (41
Phạm Ngọc Thạch, Đà Lạt). Tuy nhiên, chủ cơ sở sản xuất
này cho rằng như thế là vô lý và tuần đầu tháng 8, đơn
khiếu kiện của Vĩnh Tiến tiếp tục được gửi đến các cơ
quan chức năng.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 17
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
Định hình thương hiệu
Như Báo Lao Động đã thông tin, sau một thời gian dài củng cố, đến cuối những năm 90,
Cty thực phẩm Lâm Đồng (TP LĐ tên gọi lúc đó) mới dần lấy lại được vị thế cho những
sản phẩm rượu của mình, đặc biệt là loại rượu mang nhãn hiệu "Vang Đà Lạt".
Cụ thể, sau một thời gian đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, ngày
31.1.2001, Cty TP LĐ đã có đơn xin bảo hộ nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" đối với các sản phẩm
rượu vang của đơn vị. Cùng với đơn này là văn bản số 2093/UB của UBND TP.Đà Lạt xác
nhận: "Cty đã sản xuất và tiêu thụ rượu có nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" từ năm 1988".
Kế đến, để hoàn tất thủ tục cần thiết, Cty TP LĐ đã bổ sung công văn số 1779/UB ngày
5.9.2002 của UBND TP.Đà Lạt có nội dung: "UBND TP.Đà Lạt thống nhất cho Cty TP LĐ
được sử dụng địa danh "Đà Lạt" trong việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá và đề nghị Cục Sở hữu công nghiệp tạo điều kiện để Cty TP LĐ được cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật".
Và đến ngày 10.2.2003 thì Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục SHTT) đã ban hành Quyết

định 03063/QĐ-ĐK cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 45073 bảo hộ
nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" cho Cty TP LĐ (nay là Cty cổ phần TP LĐ).
"Cuộc chiến" thương hiệu
Khoảng tháng 11.2003, đúng vào dịp Đà Lạt tổ chức kỷ niệm 110 năm hình thành và
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 18
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
phát triển, Cty TNHH Vĩnh Tiến (VT) đã tung ra thị trường một sản phẩm có tên là "Vang
đỏ Đà Lạt" và nhanh chóng tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt. Hơn thế, đó còn là một
mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp và đã kéo các cơ quan hữu trách vào cuộc để giải quyết,
trong đó có Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục SHTTVN.
Giải quyết tranh chấp này, về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của hai sản phẩm mang
tên "Vang Đà Lạt" và "Vang đỏ Đà Lạt", Cục SHTT đã có công văn số 912/KN ngày
11.6.2004 giải thích: Nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá số 45073 của Cty CPTP LĐ dùng cho sản phẩm rượu vang bao gồm 2 thành
phần: "Vang" và "Đà Lạt". Thành phần "Đà Lạt" chính là tên địa lý và chỉ được bảo hộ
trong thành phần nhãn hiệu khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, do đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá nên độc quyền sử dụng
nhãn hiệu hàng hoá "Vang Đà Lạt" thuộc về Cty TP LĐ (nay là Cty cổ phần TP LĐ). Bởi
thế, việc Cty TNHH VT sử dụng nhãn hiệu chứa các nội dung "Vang đỏ Đà Lạt", "Dalat red
wine" cho sản phẩm rượu vang là "dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trên và là hành vi xâm
phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ vì có cùng thành phần chủ yếu là "Đà
Lạt"; còn "vang đỏ" cũng chỉ là một loại "vang", là tên chung của sản phẩm và không tạo
thêm khả năng phân biệt cho sản phẩm".
Chấm dứt thương hiệu "Vang đỏ Đà Lạt"?
Sau khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, UBND tỉnh LĐ ngày 2.7.2004 đã ra văn bản số
2646/UB gửi Sở KH và CN LĐ nêu rõ: "Việc Cty TNHH VT sử dụng nhãn hiệu chứa nội
dung "Vang đỏ Đà Lạt" cho sản phẩm rượu vang đã tạo nên sự tương tự, gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng với nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" đã được bảo hộ, vì vậy đã vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật".
UBND tỉnh LĐ còn yêu cầu: Trên cơ sở kết luận của Cục SHTT, Sở KH và CN LĐ cần tiến

hành xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Và đến ngày 21.7.2004, Sở KH và
CN LĐ đã ban hành Quyết định số 47/QĐ-KNCN có nội dung: Chấp nhận nội dung đơn tố
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 19
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
cáo của Cty cổ phần TP LĐ đối với nhà sản xuất VT về "hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp nhãn hiệu hàng hoá "Vang Đà Lạt" của Cty cổ phần TP LĐ đã được bảo hộ
theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 45073".
Một nội dung nữa của quyết định này: "Cty TNHH VT sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ do việc sử dụng thành phần "Đà Lạt" trong "Vang
đỏ Đà Lạt" và "DALAT" trong "DALAT RED WINE" theo quy định tại Điều 805.3 Bộ luật
Dân sự được cụ thể hoá tại Điều 53.1.b Nghị định số 63/CP". Và sở này còn yêu cầu: "Cty
TNHH VT phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm nói trên, loại bỏ yếu tố vi phạm ra khỏi
nhãn hiệu cho sản phẩm rượu vang của công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ khi ký
quyết định này".
"Cuộc chiến" giữa hai đơn vị sản xuất rượu vang ở Đà Lạt là Cty cổ phần TP LĐ và Cty
TNHH VT với hai sản phẩm "Vang Đà Lạt" và "Vang đỏ Đà Lạt" đến lúc này có thể được
xem là chỉ mới tạm kết thúc và VT vẫn có quyền tiếp tục khiếu kiện. Và trong thực tế, đầu
tháng 8 này, đơn kiện của VT đã được gửi đến các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, với
người tiêu dùng thì chất lượng của sản phẩm là cái mà họ cần hơn là một cuộc khiếu
kiện kéo dài!
PHẦN III: KẾT LUẬN
Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang bùng nổ khắp nơi.
Hiệntạivàtươnglaicácdoanhnghiệpcácnướcsẽcạnhtranhvớinhaudữdộivàkhốcliệthơn. Do
đócácdoanhnghiệpViệt Nam cầnphảilưutâmđếnvấnđềđảovệthươnghiệu,
cầnphảichủđộnghơnnữatrongbảovệthươnghiệuđểtránhmấtthờigianvàtiềnbạckhôngđán
gcó.
Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 20
Quản lý công ghệ và đổi mới GVGD :NguyễnThị Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />31461/

/> />Nhóm7 :Tranhchấpthươnghiệu 21

×