Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài thu hoạch thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.51 KB, 13 trang )

đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh
Chi bộ Trung tâm chuyển giao TBKT NLN
Bài thu hoạch
Tổng kết 4 năm thực hiện học tập và làm theo
Tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh (2007 - 2010)
Ngời thực hiện: Bùi Huy Tờng
Sinh hoạt tại chi bộ: Trung tâm chuyển giao TBKT NLN tỉnh Quảng Ninh
Đảng bộ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh
Móng Cái, tháng 10 năm 2010
đảng bộ Sở nông nghiệp và ptnt qn
Chi bộ 21
đảng cộng sản Việt Nam
Móng Cái, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Bài thu hoạch
Tổng kết 4 năm thực hiện học tập và làm theo
tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh (2007 - 2010)
Họ và tên: Bùi Huy Tờng
Sinh hoạt tại chi bộ: Trung tâm chuyển giao TBKT NLN (chi bộ 21)
phần i: Nội dung thu hoạch cá nhân
1. Nhận thức của bản thân về t tơng, đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa của cuộc
vận động
Qua 4 năm hởng ứng thực hiện cuộc vận động học tập và làm việc theo tấm g-
ơng đạo đức Hồ Chí Minh; qua quá trình tìm hiểu kiến thức về Bác hồ và quá trình
thực hiện công việc noi theo t tởng, đạo đức của Bác; sự chuyển biến t tởng, nhận
thức trong mỗi đảng viên ngày càng tích cực.
Là một đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ 21 thuộc Đảng bộ Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Quảng Ninh, đợc tham gia cuộc vận động học tập và làm việc theo tấm g-
ơng đạo đức Hồ Chí Minh, tôi đã trau dồi cho mình những kiến thức về t tởng, đạo
đức Hồ Chí Minh nh sau:
1.1. Nhận thức về t tởng, tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh
a. T t ởng Hồ Chí Minh


T tởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến
cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh
hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con ngời.
T tởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế T tởng Hồ Chí Minh đã trở
thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng CSVN và của dân tộc Việt Nam.
Các giai đoạn hình thành và phát triển của t tởng Hồ Chí Minh:
- Từ 1890 - 1911: giai đoạn hình thành t tởng yêu nớc và chí hớng cách mạng;
- Từ 1911 - 1920: giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm;
- Từ 1921 - 1930: giai đoạn hình thành cơ bản t tởng về con đờng cách mạng
Việt Nam;
- Từ 1930 - 1945: giai đoạn vợt qua thử thách, kiên trì con đờng đã xác định
cho cách mạng Việt Nam;
- Từ 1945 - 1969: giai đoạn phát triển và thắng lợi của T tởng HCM.
T tởng Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm cơ bản về giải phóng dân tộc,
giai cấp và con ngời, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết
dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nớc thật sự của dân, do dân,
vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lợng vũ trang nhân dân; t tởng về phát
triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân; t tởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô t; t tởng
về chăm lo bồi dỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; t tởng về xây dựng Đảng Cộng
Sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là ngời lãnh đạo, vừa là
ngời công bộc thật trung thành của nhân dân.
1.1.1. Về vấn đề dân tộc
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. "Tất
cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có

quyền sống, quyền sung sớng và quyền tự do". - Hồ Chí Minh.
Một trong những hành động chứng minh cho luật điểm này; ngày 19 tháng 6
năm 1919, thay mặt Hội những ngời An Nam yêu nớc, Hồ Chí Minh đã mang tới Hội
nghị Hòa bình Versailles bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi
lãnh đạo các nớc Đồng Minh áp dụng các lí tởng của Tổng thống Hoa Kì Woodrow
Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam á, trao tận tay tổng thống
Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị.
Hồ Chí Minh quan điểm chủ nghĩa yêu nớc và tinh thần dân tộc là một động
lực to lớn của đất nớc; Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc phải biết kết hợp
nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
yêu n ớc với chủ nghĩa quốc tế.
1.1.2. Về cách mạng giải phóng dân tộc
- Bác nói: "Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đ-
ờng của cách mạng vô sản, tức là phải theo đờng lối Mác-Lênin" và Cách mạng giải
phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Ngày 03 tháng 02 năm 1930, tại Hồng Kông, Hồ Chí Minh thống nhất ba tổ
chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng
sản Đông Dơng", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng
sản Việt Nam").
- Lực lợng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc. "Cuộc kháng
chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân" - Hồ Chí Minh
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải đợc tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trớc cách mạng vô sản ở chính quốc.
Trong Luận cơng về phong trào cách mạng ở các nớc thuộc địa và nửa thuộc
địa nêu ở Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928), Hồ Chủ Tịch viết: "chỉ có thể thực
hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành đợc
thắng lợi ở các nớc t bản tiên tiến". Nhng ngay từ Đại hội V, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
"vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở
các nớc đi xâm lợc thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
thuộc địa". "Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô

sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trớc" - Hồ Chí Minh.
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải đợc thực hiện bằng con đờng cách mạng
bạo lực. "Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền
và bảo vệ chính quyền" - Hồ Chí Minh.
1.1.3. Về Chủ nghĩa xã hội
- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền
với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn ngời bóc lột ngời.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Mục đích của chủ nghĩa xã hội, nói một cách đơn giản và dễ hiểu (theo quan
điểm của Bác) là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, trớc hết là nhân dân lao động". "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng
nâng cao mức sống của nhân dân", "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn,
đủ mặc, ngày càng sung sớng, ai nấy đợc đi học, ốm đau có thuốc, già không lao
động đợc thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần đợc xóa bỏ Tóm
lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ
nghĩa xã hội".
1.1.4. Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Hồ Chí Minh đã khẳng định con đờng cách mạng Việt Nam là tiến hành giải
phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ
nghĩa xã hội. Con đờng quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng con
đờng gián tiếp. Phải thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc trớc, sau đó mới từng b-
ớc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Về thời gian của thời kỳ quá độ: xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh
cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.
- Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
+ Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây
dựng tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, t tởng cho chủ nghĩa xã hội.

+ Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trong đó xây dựng là trọng
tâm, là nội dung cốt lõi, lâu dài.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong
thời kỳ quá độ gồm các nội dung sau:
+ Chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Củng cố và
mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và
trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố
hệ thống thơng nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội. Hồ Chí
Minh là ngời đầu tiên chủ trơng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Văn hóa - xã hội: nhấn mạnh vấn đề xây dựng con ngời mới.
1.1.5. Về đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lợc quyết định thành công
của cách mạng.
- Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
- Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lợng vật chất có tổ
chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dới sự lãnh
đạo của Đảng.
1.1.6. Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
- Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nớc chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
- Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của
các nớc xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên
nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
- Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi n-
ớc dân chủ.
1.1.7. Về nông dân

Hồ Chí Minh xem giai cấp nông dân là lực lợng đông đảo nhất của phong trào
dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó máu thịt với
giai cấp công nhân, chịu áp bức bởi thực dân Pháp và tay sai (phong kiến và địa chủ),
sẵn sàng đứng lên cùng công nhân trong cuộc cách mạng vô sản đang phát triển.
Trong Sách lợc cách mạng của Đảng, Bác viết: Đảng phải thu phục cho đợc đại bộ
phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc
bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân
cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dới quyền lực và ảnh hởng của bọn t bản quốc gia.
Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu t sản, trí thức, trung nông,. Tổng kết quá trình
lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã
nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố đợc liên minh công
nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hớng hữu khuynh và tả khuynh đánh
giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ
yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lợng cơ bản cùng với giai cấp công
nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.1.8. Về công nhân
Hồ Chí Minh xem giai cấp công nhân nh là động lực mạnh mẽ của phong trào
dân tộc theo khuynh hớng tiến bộ, có gắn bó máu thịt với giai cấp nông dân, chịu áp
bức bởi thực dân Pháp và t sản, chịu nhiều ảnh hởng của trào lu cách mạng vô sản
đang phát triển và cho rằng Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm
đợc gì. Trong Chơng trình vắn tắt của Đảng, Bác viết: Đảng là đội tiên phong của
đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng
lực lãnh đạo quần chúng và Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp
công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác. Trong Sách lợc cách mạng của
Đảng Bác cũng viết: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho
đợc đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo đợc dân chúng.
1.1.9. Về quân sự
T tởng quân sự Hồ Chí Minh là quan điểm và lý thuyết về việc xây dựng nền
quốc phòng, lực lợng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. Đó là sự áp dụng lý thuyết

quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp truyền thống
quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học
quân sự cổ kim của nhân loại.
Một trong các cơ sở quân sự của t tởng Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc theo
phơng châm "quân với dân nh cá với nớc", tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra. Cơ sở
tiếp theo của quân sự là chính trị. Theo t tởng Hồ Chí Minh, quân sự phục vụ cho
chính trị là một quan điểm cơ bản, đấu tranh chính trị và chiến tranh quân sự luôn
gắn bó với nhau. Do đó, trong Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn có những chính trị
viên và chính ủy, họ có nhiệm vụ giáo dục chính trị trong quân đội.
Theo t tởng Hồ Chí Minh, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến của toàn dân
chống ngoại xâm, bao gồm cả ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phơng và dân
quân tự vệ. Nguyên tắc "ba thứ quân" này là kế thừa từ truyền thống tổ chức quân sự
cổ truyền trong lịch sử Việt Nam, khi đó các thành phần hơng binh, quân các lộ và
quân triều đình đều tham gia chiến sự. Chiến tranh du kích là nền tảng, kết hợp với
chiến tranh chính quy, lấy nhỏ quấy phá lớn, lấy thế thắng lực, áp dụng cơ sở tinh
thần chính trị khi cần, ứng dụng quân sự tiên tiến.
Chiến lợc cơ bản chống đối phơng xâm lợc là bớc đầu tiến hành quấy rối, làm
hao mòn lực lợng, đánh vào tâm lý, sau đó gây sức ép chính trị để đối phơng tự rút
quân. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu về Chiến tranh Đông D ơng nh sau: Nó sẽ là
một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhng hổ
không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ
nhảy lên lng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và
dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dơng sẽ nh vậy.
Phơng pháp chiến tranh của t tởng này nhấn mạnh vào việc vận dụng hợp lý việc xây
dựng lực lợng và đánh tiêu hao đối phơng, trong đó việc xây dựng lực lợng, tích trữ l-
ơng thảo, vũ khí, và trờng kỳ mai phục vào mùa khô, ẩn nấp vào ban ngày, đánh tiêu
hao địch vào mùa m a và ban đêm.
b. Đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đa ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam,
tạo cơ sở thế giới quan và phơng pháp luận cho việc xây dựng một nền văn hóa mới

và một nền đạo đức mới Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, Ngời đã cổ
vũ, động viên tinh thần truyền thống Việt Nam để tạo ra một xã hội nhân cách mới.
Xã hội nhân cách đó đợc tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nớc của dân tộc kết hợp
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, từ đó đã sản sinh ra hàng triệu, hàng triệu
ngời con anh hùng của đất nớc - những chiến sĩ cách mạng kiểu mới của thời đại Hồ
Chí Minh: trung với nớc, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô t
Những cán bộ, đảng viên u tú của Đảng đã gơng mẫu đi tiên phong trong cuộc đấu
tranh anh hùng đó và chính họ đã cùng với nhân dân làm nên hiện tợng "kỳ diệu Việt
Nam" trong thế kỷ 20, tiêu biểu cho lơng tâm, vinh dự và phẩm giá con ngời.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền
văn hóa mới, đạo đức mới trong lịch sử dân tộc. Ngời đã làm rạng rỡ Tổ quốc, nhân
dân Việt Nam, truyền thống quang vinh của Đảng. Ngời nói: "Đảng ta là đạo đức, là
văn minh" và chính Ngời là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách
mạng vẻ vang cha từng có trong lịch sử dân tộc, Ngời còn để lại cho chúng ta một di
sản vĩ đại, đó là tấm gơng sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tợng trng cho những gì
cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài ngời.
Tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gơng đạo đức của một vĩ nhân -
một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một ngời cộng sản vĩ đại, nhng đó đồng thời cũng là
tấm gơng đạo đức của một ngời bình thờng, ai cũng có thể học theo để làm một ngời
cách mạng, một ngời công dân tốt hơn.
Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng nh của một ngời bình th-
ờng - là vấn đề lý tởng, vấn đề lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì
quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị -
đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Ngời là
làm sao cho đất nớc đợc hoàn toàn độc lập, nhân dân đợc hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đợc học hành.
Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Ngời một ý chí, một nghị lực phi th-
ờng để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ

không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới, điều luyến tiếc duy nhất
của Ngời vẫn chỉ là "không đợc phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại dũng, hy sinh chẳng
quản, gian nguy không sờn. ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa
trông rộng của một "phợng hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm
đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Ngời chỉ
thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trờng Sơn cũng phải giành cho đợc độc lập". Vào
giữa những năm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có
xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào
miền nam Việt Nam và tăng cờng cho không quân, hải quân ném bom, bắn phá dữ
dội miền bắc, hòng đa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá! Trớc tình thế đó, Ngời vẫn thể
hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toàn dân: "Dù nó ném hóa biển cũng
phải giải phóng miền nam cho kỳ đợc!". Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong
những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị
và dũng cảm một cách phi thờng nh vậy".
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không
nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần
ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, đợc đánh giá cao,
có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "nh là sống ở bên lề, ở bên ngoài
của Đảng. Vợt qua đợc thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhng vợt qua đợc thử
thách do bị hiểu lầm, nghi kỵ còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững
quan điểm độc lập, tự chủ, Ngời đã bình tĩnh, chủ động vợt qua những năm tháng
khó khăn đó. Lênin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng
đợc phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Ngời vẫn luôn luôn "tự khuyên
mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao! Dù có lúc phải "hòa lệ
thành thơ" thì điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ
cá nhân.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thơng yêu, quý
trọng đối với nhân dân, luôn luôn tin tởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho
nên mọi chủ trơng, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn

luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Ngời giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần
phục vụ, tinh thần trách nhiệm trớc nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, bởi "nếu nớc đợc độc lập mà dân không đợc hởng hạnh phúc, tự
do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì".
Để làm tròn trách nhiệm là ngời đầy tớ trung thành của nhân dân, Ngời dạy
cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân,
của "những ngời không quan trọng", không đợc lên mặt "quan cách mạng", cậy
quyền cậy thế, đè đầu cỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, đợc
toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc", nhng không bao giờ Ngời xem mình đứng
cao hơn nhân dân. Ngời coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng nh việc "ngời lính
vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận". Nhận đợc th, quà chúc mừng của nhân dân,
dù bận trăm công nghìn việc, Ngời vẫn tự tay viết th trả lời, cảm ơn một cách thân
tình, chu đáo, nêu một tấm gơng ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhờng và kính trọng
đối với nhân dân.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết
mực. Ngời là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu
thơng đó, có chỗ cho mọi ngời, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh
mông của Ngời ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Ngời nói một cách cảm
động: "Mỗi ngời, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ
riêng của mỗi ngời, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thơng yêu
đó đợc mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những ngời lầm lạc,
ngay cả đối với những ngời chống đối hay kẻ thù, Ngời cũng thể hiện một lòng
khoan dung, độ lợng hiếm có. Kẻ thù xâm lợc đã gây nên bao tội ác man rợ đối với
nhân dân ta, nhng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Ngời luôn luôn nhắc
nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới
biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết ngời, cớp nớc".
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô t, đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thờng. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất,
đó là "t cách của ngời cách mạng". Ngời đề ra và tự mình gơng mẫu thực hiện. Cũng
nh Lênin, Ngời coi khinh mọi sự xa hoa, không a chuộng những nghi thức trang

trọng. Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Ngời, từ một thợ ảnh
bình thờng ở ngõ hẻm Compoint ở Paris đến khi làm Chủ tịch nớc, sống giữa thủ đô
Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Khách nớc ngoài vào thăm
nhà sàn của Ngời đã rất xúc động khi đợc biết Ngời không hề có một chút của riêng.
Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính.
Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thờng. Mặc dù có
công lao rất lớn, Ngời không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự
nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Ngời nói: Quần chúng mới là
ngời làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phải của một cá
nhân anh hùng nào.
Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con ngời đã làm cho tấm g-
ơng đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vợt hơn. Nhng
với sự kết hợp những đức tính đó, Ngời cũng là tấm gơng mà nhiều ngời khác có thể
noi theo".
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gơng đạo đức của Lênin. Rèn
luyện theo tấm gơng đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm g-
ơng trọn vẹn, mời phân vẹn mời. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống
nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời t, giữa đạo đức cách mạng và đạo
đức đời thờng. Do đó, Ngời đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lơng tâm và vinh
dự", thành biểu tợng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng, dân tộc, mà
còn là biểu tợng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng nh bạn bè quốc tế đã đánh
giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tợng
trng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế
quốc và chủ nghĩa xã hội Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút đợc lòng yêu
mến của hàng trăm triệu ngời trên thế giới, chính là vì nó đợc tiêu biểu bởi nhân vật
phi thờng đó".
Tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lơng tâm của dân tộc
và của loài ngời.
1.2. Tầm quan trọng của cuộc vận động
Quá trình thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ

Chí Minh, trong toàn Đảng, toàn Dân triển khai học tập chuyên đề về xây dựng
đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh nhằm đẩy mạnh việc
xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên,
viên chức thật sự có phẩm chất đạo đức cách mạng, đủ năng lực hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng giai đoạn mới cả về chính trị, t tởng và trách nhiệm của mình trớc Tổ
quốc, nhân dân là một giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, hoàn thành trách nhiệm, tạo
niềm tin của nhân dân vào Đảng và là dịp để các tổ chức Đảng, đoàn thể và mỗi cán
bộ, đảng viên, đoàn viên góp phần tích cực vào thành công của Đại hội Đảng các cấp
và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Đất nớc ta đang đứng trớc thời cơ lớn và thách thức lớn của sự phát triển. Để
lãnh đạo đất nớc trong điều kiện mới, đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn,
nâng cao năng lực và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vợt qua thách
thức, nguy cơ nâng cao tầm trí tuệ. Mỗi cán bộ đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp ủy
đảng phải quán triệt t tởng Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung các
nội dung và công việc chính sau::
- Nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng hoàn thiện đờng lối đổi mới,
đề ra các chủ trơng, giải pháp phù hợp cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của
Chi bộ, Đảng bộ.
- Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt ở tất cả các ngành, các cấp và của chi bộ thông qua việc nâng cao chất
lợng sinh hoạt chi bộ, mỗi cán bộ đảng viên phải chấp hành nghiêm túc nguyên tắc
tổ chức của Đảng, thực hiện tốt nhiệm vụ của cá nhân đối với nhiệm vụ chính trị của
chi bộ, góp phần xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, phờng xuất sắc.
- Tiếp tục đổi mới phơng thức lãnh đạo của Đảng: đổi mới phơng thức lãnh
đạo của Đảng đối với chính quyền một cách mềm dẻo; tăng cờng sự lãnh đạo của
Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội của địa
phơng nhằm tạo đợc sức mạnh tổng lực chung quanh Đảng bộ chăm lo công việc của
nhân dân ở địạ phơng.
- Xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân; các quyết định chủ trơng

đợc thông qua phải lấy lợi ích đa số nhân dân làm mục đích, các chính sách ban
hành phải có mục tiêu vì dân; cán bộ, Đảng viên, công chức phải là công bộc của
dân. Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên thực sự có năng lực làm tròn
chức năng ngời lãnh đạo, ngời đầy tớ của nhân dân; tạo mọi điều kiện để nâng cao
dân trí; thực hiện triệt để phơng tram Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Đồng thời, trong nội bộ Đảng cần tích cực chống tệ quan liêu, xa rời quần chúng.
Phải dựa vào quần chúng, tạo mọi điều kiện để quần chúng tham gia có hiệu quả
công tác xây dựng Đảng.
- Trong năm 2010, tham gia tổ chức tốt Đại hội Chi bộ, Đảng bộ 2010 - 2015,
các đảng viên, cán bộ tham gia thảo luận các báo cáo, văn kiện đại hội Đảng bộ các
cấp đạt kết quả tốt.
Nâng cao tinh thần phê và tự phê, đánh giá đúng mức u khuyết điểm, kết quả
lãnh đạo của cấp uỷ trong thực hiện nhiệm vụ, chỉ rõ nguyên nhân.
Việc lựa chọn giới thiệu nhân sự bầu vào cấp uỷ phải căn cứ vào tiêu chuẩn
chung. Chú trọng tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hoàn
thành nhiệm vụ đợc giao, uy tín trong Đảng, trong xã hội, có t duy đổi mới, khả năng
tiếp cận, nắm bắt xử lý các vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh, khả năng đoàn kết qui tụ,
vận dụng tốt t tởng tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch
vững mạnh là đạo đức, là văn minh.
2. Những kết quả cụ thể trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gơng đạo
đức Hồ Chí Minh
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ
Chí Minh, bản thân tôi đã đạt đợc một số kết quả cụ thể sau:
- Về ý thức rèn luyện, tu dỡng đạo đức thờng xuyên: Là một đảng viên đợc
giao giữ chức vụ phó giám đốc Trung tâm, tôi luôn luôn gơng mẫu rèn luyện phẩm
chất t cách của một đảng viên, làm tròn nhiệm vụ đợc Đảng và chính quyền giao
phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô t, hoà nhã thân ái với đồng nghiệp. Tự
rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên. Không
ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ đợc giao.

- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc:
+ Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng
suất, chất lợng, hiệu quả cao; Biết quý trọng công sức lao động và tài sản tập thể, của
nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trơng hình thức.
+ Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; thẳng thắn, trung
thực, bảo vệ đờng lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ ngời tốt; chân thành, khiêm tốn,
không chạy theo chủ nghĩa thaàn tích, không bao che, giấu khuyết điểm
+ Kiên quyết chống bệnh lời biếng, lối sống hởng thụ, nói không đi đôi với
làm, nói nhiều làm ít.
+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan.
- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bin và phê bình theo tấm gơng
đạo đức Hồ Chí Minh:
+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng
nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn kỷ cơng.
+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những
biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những ngời thân
trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
Ngoài những kết quả đạt đợc, bản thân tôi tự nhận thấy còn những việc cha
làm đợc: trong đấu tranh tự phê bình và phê bình đôi khi còn cha đạt đợc kết quả nh
mong muốn do tính cả nể.
3. Những nội dung tiếp tục thực hiện làm theo tấm gơng đạo đức của Bác
Thứ nhất, cần quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác: Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng.
Mỗi cán bộ, đảng viên, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Thật sự
nghĩa là phải nắm vững nội dung thực chất của đạo đức cách mạng - đạo đức vĩ đại,
không phải vì danh vọng cá nhân, mà phải: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng,
cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ
luật của Đảng, thực hiện tốt đờng lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và
của nhân dân lao động lên trên, lên trớc lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết
sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gơng mẫu trong

mọi việc; đó là tiêu chuẩn số một của ngời cách mạng. Thấm nhuần đạo đức
cách mạng là có lẽ sống, niềm tin, luôn trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài ngời.
Thứ hai, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thật sự cầm kiệm liêm chính, chí
công vô t.
Sự gơng mẫu của cán bộ, đảng viên có tác động mạnh mẽ tới quần chúng
trong thực hiện đờng lối, chủ trơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nớc.
Trong công việc, thực hiện đảng viên đi trớc, làng nớc theo sau. Theo Hồ Chí
Minh, đây là điểm khác nhau căn bản giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, nh: Bọn
phong kiến, ngày xa nêu cần, kiệm, liêm, chính, nhng không bao giờ làm, mà lại bắt
nhân dân ta phải tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng. Ngày nay ta đề ra cần,
kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gơng cho nhân dân theo để lợi cho nớc
cho dân.
Thứ ba, Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngời
lãnh đạo, là ngời đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Để xây dựng Đảng vững mạnh, thực sự là đạo đức, là văn minh, mỗi đảng
viên có đầy đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Muốn vậy, cần nhận rõ phận
sự của đảng viên và cán bộ: Trọng lợi ích của Đảng hơn hết. Ngoài lợi ích của dân
tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng viên và cán bộ
phải đặt lợi ích của Đảng ra trớc, lợi ích của cá nhân lại sau. Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô t. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngời lãnh đạo, là
ngời đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
4. Những đề xuất, kiến nghị
Qua 4 năm hởng ứng cuộc vận động học tập và làm việc theo tấm gơng đạo
đức Hồ Chí Minh; tôi nhận thấy, để cho các cuộc vận động đạt hiệu quả cao và đợc
đông đảo các đối tợng hởng ứng, chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, luôn có đợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, nghiêm túc và kịp
thời của cấp uỷ các cấp đối với Cuộc vận động. Tập trung sự lãnh đạo của cấp uỷ
trên các mặt: Xây dựng Ban chỉ đạo cuộc vận động; xây dựng kế hoạch, kiện toàn,

nâng cao chất lợng hoạt động của Ban chỉ đạo; tăng cờng đôn đốc, kiểm tra, giám
sát, biểu dơng, khen thởng kịp thời.
Thứ hai, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo và cấp uỷ trong việc thực hiện các
nội dung Cuộc vận động. Trên cơ sở bám sát định hớng chỉ đạo của cấp trên, chủ
động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nội dung cho phù hợp với điều kiện
thực tiễn của từng loại hình cơ sở, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo;
đa ra các hình thức cụ thể, triển khai đồng bộ trong toàn tập thể và phải chỉ đạo cơng
quyết, dứt điểm.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Cuộc vận động, phát huy tốt vai
trò của các cơ quan tuyên truyền, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền nh: Tuyên
truyền miệng thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thể hoặc lồng ghép
trong các cuộc họp chuyên môn.
Thứ t, hàng năm có sơ kết, tổng kết, lấy kết quả thực hiện Cuộc vận động là
một trong các tiêu chí đánh giá xếp loại tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh,
xếp loại đảng viên, xếp loại cơ quan văn hoá.
Ngời thực hiện
PhÇn ii: nhËn xÐt cña Chi bé
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Mãng C¸i, ngµy th¸ng 10 n¨m 2010
Tm chi bé
BÝ th

×