ĐẢNG BỘ XÃ TAM NGHĨA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi Bộ Trường TH Hùng Vương
Tam Nghĩa, ngày 27 tháng 09 năm 2010
BÀI THU HOẠCH
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”
----------------------------
Họ và tên: Trần Quang Mai
Sinh hoạt Đảng tại Chi Bộ Trường TH Hùng Vương
Qua 4 năm học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh và thực hành làm theo tâ,s gương của Bác, tôi xin trình bày những nhận thức,
những kết quả thực hiện cụ thể của bản thân như sau :
1. Nhận thức của cá nhân về tư tưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động
học tập và làm theo tấm gương Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã làm cho toàn Đảng,
toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn
của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu đã tạo được sự
chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hóa và đổi mới
đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập, rèn
luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một việc
làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một
nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó
học tập và làm theo tấm gương đao đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng
đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy
thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ
vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo của Đảng.
- Những phẩm chất đạo đức của người cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Nhìn chung, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể khái quát
thành bốn nội dung cơ bản, là : Trung với nước, hiếu với dân ; Yêu thương con người;
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Theo tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng, thì tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc không
thể thiếu được trong xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ...
Không phê bình tức là bỏ mất một quyền dân chủ của mình. Song phê bình phải đường
hoàng, chính đáng, tuyệt không nên "thầm thì thầm thụt”.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô
cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực
1
tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát
triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ của đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Những tư liệu gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là những di sản vật chất quí báu để góp phần nghiên cứu
tư tưởng của Người.
2. Những nhận thức của bản thân về tư tưởng, tấm gương đậo đức Hồ Chí Minh
qua các chuyên đề đã được học tập tại Đảng bộ trong 4 năm qua.
Nội dung cơ bản tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ đảng viên,công chức,
phải thường xuyên học tập và noi theo là:
Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần quán
triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; Phát huy sức mạnh
đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá con
người Việt Nam trong thời kỳ mới Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân
dân, vì nhân dân phục vụ.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước
gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong
điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham
ô, lãng phí, quan liêu:
* Trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiết kiệm là vì nước, vì dân, tiết kiệm vì sự
nghiệpchung.
Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 điểm:
Thứ nhất, tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
Thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào
đúng mục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi.
Thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực.
* Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan
liêu:
+ Là một cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tốt và cái xấu, cuộc
cách mạng này là trong tư tưởng của mỗi người, trong tổ chức thực hiện của toàn xã
hội.
+ Là thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo quyền dân chủ của dân, đảm
bảo xã hội ta thực sự là xã hội của dân, huy động được nhân dân tham gia.
+ Là để hoàn thành đầy đủ các kế hoạch, các mục tiêu của cách mạng trong từng thời
kỳ.
c. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản
thân theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh :
Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người
gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận
dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo
đức, giữ vững lập trường.
Rèn luyện kỹ năng trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, mạnh dạn góp ý cho
đồng nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ.
2
Với truyền thống, kinh nghiệm và bản lĩnh suốt 80 năm qua, dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay nhất định Đảng ta sẽ tiếp tục xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, như mong ước của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt tư
tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người.
Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình, bản thân tôi cũng
luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích
ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các Nguyên tắc của Người
tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật
nghiêm minh tự giác, trong cơ quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng, gia đình, lối
xóm,...
III. Những kiến nghị, đề xuất.
Mỗi cán bộ, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. “Thật sự” nghĩa là phải nắm
vững nội dung thực chất của đạo đức cách mạng – đạo đức vĩ đại, không phải vì danh
vọng cá nhân, mà phải: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là
điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt
đường lối, chính sách của Đảng.
Thứ nhất, cần quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác: “Mỗi cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng”.
Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá
nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên
mình, gương mẫu trong mọi việc”; đó là “tiêu chuẩn số một của người cách mạng”.
“Thấm nhuần” đạo đức cách mạng là có lẽ sống, niềm tin, luôn “… trau dồi đạo đức
cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải
phóng loài người.
Thứ hai, mỗi cán bộ, “thật sự cầm kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
Sự gương mẫu của cán bộ, có tác động mạnh mẽ tới quần chúng trong thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong công
việc, thực hiện “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Theo Hồ Chí Minh, đây là
điểm khác nhau căn bản giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, như: “Bọn phong kiến, ngày
xưa nêu cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm, mà lại bắt nhân dân ta phải
tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho
cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”.
Thứ ba, “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Để xây dựng Đảng vững mạnh, mỗi đảng viên có đầy đủ cả đức và tài, trong đó
đức phải là “gốc”. Muốn vậy, cần nhận rõ phận sự của đảng viên và cán bộ: “Trọng lợi
ích của Đảng hơn hết. Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích
gì khác. Cho nên Đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá
nhân lại sau”. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
3
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Bản thân tôi là một Đảng viên sinh hoạt tạo Chi Bộ Tiểu Khu Tam Đồng. Ngoài việc
phải luôn luôn tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về mọi
mặt trong cuộc sống, qua tìm hiểu học tập tôi nhận thấy rằng những nội dung mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đó nêu không những có tầm nhìn chiến lược và thời đại sâu sắc mà
cũng mang ý nghĩa triết học sâu sắc, nếu như áp dụng vào việc tổ chức, phát triển cuộc
sống của mỗi cá nhân là quan trọng.
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí
Minh” đã bổ sung thêm cho tôi những kiến thức nhuần nhuyễn hơn về Đảng quang vinh
và Bác Hồ vĩ đại. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải không ngừng nâng cao việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tạo nên những nguồn động lực mạnh mẽ,
nhất là nguồn lực về con người để đi theo con đường mà Đảng và Bác đã chọn.
Người viết
Trần Quang Mai
4