Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp Tình hình kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần công nghệ Gia Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.7 KB, 43 trang )


MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GIA LINH 2
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty 4
1.3.Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2007 – 2009 7
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CP CÔNG
NGHỆ GIA LINH 12
2.1. Mặt hàng nhập khẩu 12
2.2. Thị trường nhập khẩu 14
2.3. Giá cả và kim ngạch nhập khẩu 19
2.4. Phương thức nhập khẩu của Công ty Cổ phần công nghệ Gia Linh 22
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ GIA LINH 25
3.1. Đánh giá tình hình hoạt động 25
3.2. Phương hướng phát triển của Công ty Công nghệ Gia Linh trong giai đoạn 2010
-2015 27
3.3. Kiến nghị để hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Công nghệ
Gia Linh 29
KẾT LUẬN 38
Danh mục tài liệu tham khảo 39
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 40
NHẬN XÉT BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 41
MỞ ĐẦU
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực cần thiết không thể thiếu được đối với bất
kỳ quốc gia nào. Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng các quốc gia buộc phải
đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế
trong nước còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, có
hiệu quả góp phần mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, từng bước ổn


định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
cổ phần công nghệ Gia Linh không những có ý nghĩa hết sức to lớn và có
quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty mà còn rất quan
trong đến công cuộc phát triển và đổi mới của nền kinh tế nước nhà. Chính vì
thế, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của Công ty cổ phần công nghệ Gia Linh em đã quyết định lựa chọn đề
tài: “ Tình hình kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần công nghệ Gia
Linh”
Đây là một vấn đề lớn, trong khi thời gian tìm hiểu chưa được lâu nên
bản thân em khó có thể tìm hiểu kỹ càng và không thể nêu rõ hết được những
thuận lợi và khó khăn mà Công ty CP công nghệ Gia Linh gặp phải. Chính vì
vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy các cô trong khoa, của
các anh các chị trong Công ty và của các bạn để bài viết của em được hoàn
chỉnh hơn.
1
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ GIA LINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Công nghệ Gia Linh được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp phép đăng ký kinh doanh số 0103022666 cấp ngày 6/03/2006.
Tên giao dịch: GIA LINH TECHNOLOGY JOIT STOCT COMPANY
Tên viết tắt: GLTECH.,JSC
Mã số thuế: 0102669449
Tài khoản: 10320796644012 – Techcombank Bách Khoa – Hà Nội
VPĐD: 162 Lê Thanh Nghị - Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: 04.39950601 Fax: 04.36288713
Trụ sở: Số 2 ngõ 392 Bạch Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: 04.38635860 Fax: 04.38635861
Website: www.gltech.vn

Email:
Kể từ khi thành lập đến nay – Công ty Cổ phần Công nghệ Gia Linh
(sau đây viết tắt là Công ty) đã không ngừng phấn đấu để trở thành nhà sản
xuất, nhập khẩu, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về công nghệ thông tin
một cách chuyên nghiệp nhất, uy tín nhất. Cộng với đội ngũ nhân viên trẻ,
trình độ cao, năng động và đầy nhiệt tình, Công ty đã thực hiện nhiều dịch vụ
và dự án khác nhau, dành được sự ưu ái của nhiều khách hàng và những thành
tựu đạt được phần nào khẳng định quyết tâm đó.
2
Ngày 8/3/2008 – Công ty chính thức đi vào hoạt động với công việc
đầu tiên là làm lễ khai trương– khởi đầu với 08 nhân viên (02 nhân viên kinh
doanh, 02 nhân viên kế toán, 03 nhân viên kỹ thuật, 01 nhân viên giao nhận).
Thời gian đầu mới hoạt động Công ty mới chỉ tập trung vào hoạt động
thương mại đơn thuần là kinh doanh thiết bị phần cứng tin học như máy tính,
máy in, tổng đài điện thoại, và thăm dò các sản phẩm mới khác
Tháng 1/2009 – sau một năm hoạt động khả quan – từ 08 nhân viên nay
đã tăng lên 15 nhân viên, ngoài các sản phẩm đã kinh doanh như máy tính,
máy in, tổng đài điện thoại – nay đã kinh doanh thêm các sản phẩm mới như:
hệ thống chấm công, kiểm soát cửa ra vào, camera giám sát, hệ thống báo
cháy, báo trộm – và chính thức nhập khẩu các sản phẩm đó, đồng thời thành
lập bộ phận phát triển phần mềm, phòng dự án để nhắm hướng tới các hợp
đồng lớn và đáp ứng tối đa các yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Tháng 1/2010 – từ con số 8 nhân viên lúc thành lập đến nay đã tăng lên
con số 23. Các sản phẩm dịch vụ cũng đa dạng hơn, đáp ứng hầu hết các sản
phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp.
Nhận thức rất rõ vài trò và tính chất quan trọng của việc tư vấn, gia
công, phát triển các phần mềm quản lý doanh nghiệp, phân phối các sản phẩm
CNTT, tạo nên các trung tâm cung cấp các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp.
Sự cố gắng nỗ lực của Công ty luôn nhằm mục đích cung cấp các giải
pháp phần mềm, phần cứng, cơ sở hạ tầng CNTT tới các nhà sản xuất, các tổ

chức, các doanh nghiệp, trường học, Đại học và các tổ chức khác ở Việt Nam.
Với quyết tâm đó – Công ty phất đấu trở thành nhà cung cấp uy tín
hàng đầu ở Việt Nam về:
 Tư vấn, gia công và phát triển các phần mềm quản lý doanh nghiệp
3
 Tư vấn, cung cấp, triển khai lắp đặt hệ thống mạng, máy chủ,
camera giám sát, hệ thống chấm công, kiểm soát ra vào.
 Cam kết mang đến cho khách hàng các thiết bị phần cứng đã được
chứng nhận của các hãng nổi tiếng.
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Tính đến nay tổng số nhân viên của công ty là 23 người, trong đó 01
nhân viên có trình độ thạc sĩ, 15 nhân viên có trình độ đại học, còn lại là cao
đẳng và trung cấp, hầu hết các nhân viên được đào tạo và trải nghiệm qua các
công ty khác có uy tín trong lĩnh vực CNTT. Với cơ cấu và tổ chức dành cho
công ty vừa và nhỏ, công ty tổ chức bộ máy nhân sự của mình theo mô hình
trực tuyến – chức năng, cụ thể sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
4
GIÁM ĐỐC
(01 Người)
P. Giám Đốc
(01 Người)
Phòng
phát triển
phần mềm,
(06 người)
Phòng
Kinh
doanh (03
Người)

Phòng kỹ
thuật/Bả
o hành
(05
Người)
Phòng
hành
chính
(01
Người)
Phòng
Dự Án
(02
Người)
Phòng kế
toán (02
Người)
Phòng
nhập
khẩu (02
Người)
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
1.2.1. Giám đốc
 Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp cũng
như các kế hoạch dại hạn và ngắn hạn. Hàng năm tổ chức thực hiện kế
hoạch, các phương án kinh doanh.
 Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh của toàn công ty.
1.2.2. Phó Giám đốc
 Hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động kinh doanh

và tổ chức nhân sự của Công ty.
 Thay thế Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty khi
Giám đốc đi công tác.
1.2.3. Phòng phát triển phần mềm
 Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tư vấn, sản xuất, gia công
tích hợp, triển khai phần mềm.
 Đề ra những phương án mới nhất, hợp thời dành cho từng sản
phẩm và từng đối tượng khách hàng.
 Hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, tiếp nhận
và khắc phục các lỗi liên quan đến sản phẩm phầm mềm.
1.2.4. Phòng nhập khẩu
 Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc nhẩu khẩu hàng hóa như
tìm kiếm đối tác, lên kế hoạch, thực hiện các công việc liên quan đến
nhập khẩu.
1.2.5. Phòng dự án
5
 Chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, tìm kiếm các dự án chính và
dài hạn.
1.2.6. Phòng kinh doanh
 Tham mưu các mặt cơ chế hoạt động, định hướng chủ lực kinh
doanh, thúc đẩy các chiến lược Marketing.
 Củng cố xây dựng thương hiệu của Công ty.
 Chủ động xây dựng và giao kế hoạch cho các đơn vị có liên quan
xây dựng các quy định cụ thể thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
 Trực tiếp khai thác thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm đối
tác hướng dẫn đơn vị kinh doanh chủ động tìm kiếm thị trường
 Nghiên cứu xây dựng giá cả những mặt hàng Công ty kinh doanh
và giúp giám đốc duyệt phương án kinh doanh.
1.2.7. Phòng kỹ thuật, bảo hành
 Chịu trách nhiệm tư vấn, sản xuất, lắp đặt, triển khai các hệ

thống về phần cứng.
 Nhận trách nhiệm bảo hành, bảo trì cho các hệ thống về phần
cứng.
 Kiểm tra, kiểm định các mặt hàng về mặt kỹ thuật mà công ty
thực hiện hoạt động sản xuất,kinh doanh, nhập khẩu.
1.2.8. Phòng kế toán
 Có chức năng quản lý, tổ chức và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ
tài chính kế toán trong toàn công ty. Giám sát các hoạt động tài chính
diễn ra trong các phòng ban. Báo cáo tái chính, báo cáo thuế, quản lý
nhập xuất kho hàng hoá.
1.2.9. Phòng hành chính
6
 Quản lý các hoạt động chính như: quản lý các thủ tục giấy tờ,
công văn đi đến. Quản lý nhân sự và tuyển dụng, theo dõi đôn đốc kiểm
tra giám sát thực hiện các hợp đồng, các mục tiêu của công ty đã đề ra.
 Với mô hình này đã giúp cho cơ cấu của Công ty không bị rườm
rà, mặt khác làm cho các thành viên của các phòng ban có thể sử dụng
đúng chuyên môn của mình vào công việc một cách tối ưu nhất.
1.3. Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2007 – 2009
1.3.1. Ngành nghề hoạt động
 Tư vấn, Gia công, phát triển phần mềm:
 Phần mềm kế toán: Công ty chúng tôi là một nhà cung cấp giải
pháp về phần mềm quản lý doanh nghiệp ACCPAC International Inc
Đây là gói phần mềm quản lý kế toán-tài chính doanh nghiệp, quản lý
kho hàng, quản lý tài sản cố định,quản lý khách hàng (CRM), thương
mại điện tử (E-Commerce)…
 Giải pháp ERP: Công ty chúng tôi là nhà cung cấp chính thức
giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp của tập đoàn phần mềm lớn
trên thế giới. Phần mềm này rất phù hợp cho các đơn vị sản xuất.
 Phần mềm Quản lý nhân sự: Dựa trên các yêu cầu ngày càng cao

của các doanh nghiệp, kết hợp với sự cập nhật về các thông tin mới
nhất của Luật Lao động Việt nam, công ty chúng tôi cho ra đời các sản
phẩm phần mềm phục vụ mục đích quản lý nhân sự rất linh hoạt và
hiệu quả.
 Phần mềm quản lý chấm công: Phần mềm này quản lý các dữ
liệu chấm công từ các thiết bị, hệ thống thẻ chấm công.
7
 Phần mềm quản lý nhân sự: Lưu trữ các thông tin cần thiết của
từng nhân viên trong công ty theo các chuẩn mực cụ thể.
 Phần mềm tính lương: Phần mềm này dựa vào các thông tin từ
bảng chấm công đầy đủ do phần mềm quản lý chấm công chuyển sang
kết hợp với những thông tin liên quan lấy từ cơ sở dữ liệu của hệ thống
quản lý nhân sự để tính lương cho toàn bộ công nhân viên trong công
ty.
 Hệ thống quản lý khách sạn, nhà hàng (Hospitality):
 Hotellinx: Phần mềm quản lý khách sạn
 Compuwave: phần mềm quản lý nhà hàng
 SHARP: Máy tính tiền chuyên dụng ECR
 Tư vấn cung cấp triển khai lắp đặt hệ thống mạng, máy chủ, hệ
thống tổng đài điện thoại, camera giám sát, hệ thống chấm công, kiểm
soát ra vào.
 Tư vấn và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho các khách hàng khi
khách hàng có nhu cầu sử dụng mới, nâng cấp, thay đổi hệ thống cũ với
các sản phẩm trên.
 Lắp đặt hệ thống mạng nội bộ LAN, cài đặt máy chủ: xây dựng
giải pháp và thi công lắp đặt cable mạng, đấu nối. Cài đặt phần mềm
ứng dụng trên mạng LAN, WAN, cài đặt Server theo các yêu cầu của
khách hàng.
 Lắp đặt hệ thống tổng đài điện thoại: Xây dựng giải pháp dựa
trên nhu cầu sửa dụng, lắp đặt hệ thống mạng cable điện thoại nội bộ,

lập trình cho tổng đài hoạt động theo các yêu cầu của khách hàng.
8
 Lắp đặt hệ thống camera giám sát : Xây dựng giải pháp, vẽ sơ
đồ, lắp đặt thi công hệ thống, cài đặt cấu hình theo các yêu cầu như truy
cập xem camera từ xa qua internet, các tính năng cao cấp phục vụ cho
công tác quản lý, sử dụng.
 Lắp đặt hệ thống chấm công, kiểm soát ra vào: Khảo sát, tư vấn,
xây dựng giải pháp và lắp đặt thi công hệ thống.
 Nhà phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin
 Máy chủ/Hệ thống mạng nội bộ LAN, mạng WAN, các thiết bị
CNTT.
 Máy in chuyên dụng: Máy in Laser, máy in sổ tiền gửi ngân
hàng, máy in phiếu thu, máy in tốc độ cao - in dòng.
 Các giải pháp an ninh: Camera giám sát, thiết bị siêu thị, thiết bị
báo trộm, báo cháy, báo rò rỉ gas, chuông cửa có hình.
 Các giải pháp thẻ: Thẻ từ, mã vạch, thẻ cảm ứng, thẻ thông minh,
nhận dạng sinh trắc.
 Máy chiếu đa năng: IEIKI, Panasonic,…
 Các thiết bị viễn thông: Máy Fax, Tổng đài, máy thu phát vệ
tinh…
 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành:
 Dịch vụ phần cứng
 Dịch vụ tư vấn các giải pháp phần cứng
 Dịch vụ bảo hành
 Dịch vụ bảo trì
 Dịch vụ sửa chữa
9
 Dịch vụ phầm mềm
 Tư vấn các giải pháp phần mềm quản lý doah nghiệp
 Cài đặt phấm mềm, tích hợp hệ thống.

 Áp dụng, triển khai các phầm mềm theo yêu cầu của từng doanh
nghiệp.
1.3.2. Kết quả kinh doanh chung
Sau 2 năm thành lập và phát triển Công ty Cổ Phần Công nghệ Gia
Linh đã đạt được rất nhiều kết quả tốt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và
nhập khẩu.
Từ năm 2009- 2010, công ty không ngừng tăng mạnh số lượng nhập
khẩu phần cứng thiết bị CNTT, có thể nói đó là kết quả khả quan với một
công ty còn non trẻ. Doanh thu, kim ngạch nhập khẩu, lợi nhuận, nguồn thu
cho NSNN không ngừng tăng. Điều đó có thể thấy được thông qua bảng sau:
Bảng số 1. Tình hình kết quả kinh doanh của
Công ty cổ phần công nghệ Gia Linh từ năm 2008 - 2009
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu 2008 2009
1 Doanh thu 7.924 11.622
2 Nộp ngân sách 302 415
3 Lợi nhuận 590 834
4 Thu nhập bình quân 2.5 3.3
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
1.3.3. Đánh giá kết quả về Doanh thu
10
Doanh thu năm 2009/2008: Tổng doanh thu năm 2009 tăng tương ứng
41% với số tiền là: 3.698 triệu đồng.
Doanh thu bán hàng liên tục tăng trong 2 năm qua, điều này chứng tỏ
tình hình kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, mặt hàng kinh
doanh phong phú hơn, số lượng hàng hóa bán được nhiều hơn.
1.3.4. Đánh giá kết quả về Lợi nhuận
Nhìn chung lợi nhuận của công ty đã được tăng lên hàng năm, cụ thể
lợi nhuận năm 2009/2008 cũng tăng 42% tương ứng là: 2.44 triệu đồng.
1.3.5. Ðánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của Công ty khá là hợp lý, vốn
không bị ứ đọng, thu hồi vốn nhanh dẫn đến lợi nhuận tăng theo từng năm.

11
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ GIA LINH
2.1. Mặt hàng nhập khẩu
Với sự nhanh nhậy thương trường, sự hiểu biết chắc chắn về sự phát
triển bùng nổ, cũng như yêu cầu cấp thiết của các tổ chức xã hội về sản phẩm
CNTT nói chung và về các sản phẩm của Công ty sản xuất, nhập khẩu kinh
doanh nói riêng – Công ty đã không ngừng tìm hiểu kỹ về thị trường để mở
rộng các sản phẩm nhập khẩu của mình để đáp ứng tối đa, đầy đủ các nhu cầu
của khách hàng.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty chiếm thị phần chủ yếu là
thiết bị tin học như máy tính nguyên chiếc, máy in, Camera giám sát, hệ thống
chấm công, kiểm soát cửa ra vào.v.v Hoạt động nhập khẩu trên đã liên tục
phát triển với những bước đột phá mạnh.
Bảng số 2. Mặt hàng và kim ngạch nhập khẩu từ năm 2008 – 2009
(Đơn vị tính: USD)
DVT
Năm 2008 Năm 2009
NHẬP KHẨU Số
lượng
Trị giá Số
lượng
Trị giá
Loại hàng nhập khẩu
Máy tính nguyên chiếc để
bàn
Bộ 150 63,600 50 19,000

12
Máy tính xách tay Bộ 130 88,790 180 98,100
Máy in cái 120 25,200 90 16,200
Camera bán cầu cái 420 25,620 830 34,030
Camera thân vuông cái 250 16,000 560 25,760
Camera bán cầu hồng ngoại cái 350 10,800 1,050 60,900
Camera hình trụ cái 230 16,100 450 25,200
Camera PTZ cái 35 22,750 50 31,000
Đầu đọc chấm công thẻ nhớ cái 50 6,000 150 18,000
Đầu đọc chấm công vân tay cái 50 5,600 200 32,000
Thẻ nhớ cái 20,000 4,000 50,000 8,000
Đầu đọc kiểm soát 01 cửa cái 30 3,900 150 22,500
Đầu đọc kiểm soát 02 cửa cái 40 9,600 200 42,000
Đầu đọc phụ kiểm soát cửa cái 50 2,550 300 13,500
Khóa chốt rơi cái 50 3,750 250 16,250
Khóa từ cái 50 2,100 200 13,000
Bộ gá khóa cái 50 1,050 500 10,000
Adapter cái 1,000 1,800 5,000 7,400
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Qua bảng kim ngạch nhập khẩu thiết bị như trên, ta thấy nếu như vào
năm 2008, do Công ty mới thành lập và đang giai đoạn thử nghiệm và thăm
dò thị trường nên kim ngạch nhập khẩu của Công ty đã đạt 309,210 USD, thì
đến năm 2009 cả số lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu của Công ty tăng với
giá trị lên tới 492,840 USD tương ứng tăng 59.4%.
Như vậy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là máy tính nguyên
chiếc, máy in, thiết bị an ninh như Camera giám sát, thiết bị chấm công, kiểm
soát ra vào
13
Tình hình biến động về giá khá ổn định và có xu thế giảm so với năm
trước, Công ty cũng chỉ nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu thực sự và

được tiêu thụ nhanh, các linh kiện phụ kiện khác Công ty nhập qua các công
ty ở trong nước.
Nói chung với tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động –
Công ty không ngừng tìm ra những mặt hàng chủ đạo, những sản phẩm thực
sự cần thiết cho sự phát triển của nên kinh tế và nhu cầu thực tiễn, do đó kim
ngạch nhập khẩu và doanh số bán hàng của Công ty không ngừng được phát
triển.
2.2. Thị trường nhập khẩu
Đối với người xuất nhập khẩu, việc tìm hiểu dung lượng thị trường
hàng hoá cần nhập là rất quan trọng. Có thể hiểu dung lượng thị trường của
một hàng hoá là một khối hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị
trường nhất định (thế giới, khu vực, quốc gia) trong một thời kỳ nhất định,
thường là một năm. Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu
thật của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu
trong từng thời điểm, các khu vực trên từng lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
Cùng với việc xác định nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp
của thị trường, bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất
hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán.
Dung lượng thị trường là không cố định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biến
của tình hình tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất
định. Có thể chia làm 3 loại nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường căn
cứ vào thời gian ảnh hưởng của chúng:
14
Các nhân tố làm dung lượng thị trường biến động có tính chất chu kỳ.
Đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ
trong sản xuất lưu thông và phân phối hàng hoá. Sự vận động của tình hình
kinh tế TBCN có tính chất quan trọng ảnh hưởng đến tất cả thị trường hàng
hoá trên thế giới. Có thể nói như vậy vì hầu hết hàng hoá trên thế giới đều
được sản xuất ở các nước TBCN. Nắm vững tình hình kinh tế TBCN đối với
thị trường hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng kết quả nghiên

cứu về thị trường và giá cả để lựa chọn thời gian giao dịch nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất.
Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường: bao
gồm những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp chính sách của Nhà nước
và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu tập quán của người tiêu dùng, ảnh
hưởng của khả năng sản xuất hàng hoá thay thế hoặc bổ sung.
Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường như hiện
tượng gây đầu cơ đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn
hán, động đất và các yếu tố chính trị xã hội.
Nắm được dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó giúp
các nhà kinh doanh cân nhắc để đề ra quyết định kịp thời, chính xác, nhanh
chóng chớp thời cơ giao dịch. Cùng với việc nghiên cứu dung lượng thị
trường các nhà kinh doanh phải nắm được tình hình kinh doanh mặt hàng đó
trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các dấu hiệu về chính trị, thương
mại, luật pháp, tập quán buôn bán quốc tế để hoà nhập nhanh chóng với thị
trường.
Trong kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, thì
việc tìm kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sống còn và tồn tại của Công ty. Chính vì thế Công ty Gia Linh luôn thăm dò,
15
cân nhắc chặt chẽ và có chiến lược cụ thể trong việc tìm kiếm và lựa chọn thị
trường.
Thị trường nhập khẩu của Công ty Gia Linh là khá rộng dãi, có thể kể
đến một số thị trường như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapor v.v với mỗi nước đều có một số sản phẩm mạnh phù hợp với sự
lựa chọn của Công ty, trong đó Đài Loan là thị trường nhập khẩu chính.
2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường
Ta có bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty theo thị trường qua các
năm 2008, 2009 như sau:
Bảng số 3: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường

(Đơn vị tính: USD)
2008 2009
Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%)
Đài loan 231,620 75% 285,564 57,9%
Trung
Quốc
77,590 25% 184,360 37,4%
Hàn Quốc - - 22,916 4,7%
Tổng 309,210 100% 492,840 100%
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
2.2.1.1. Thị trường Đài Loan
Đài Loan là một thị trường lý tưởng với các sản phẩm nhập khẩu của
Công ty, vừa đáp ứng được chất lượng sản phẩm vừa phù hợp về giá cả vừa
phù hợp với các đòi hỏi phổ thông nhất của khách hàng Việt Nam. Mặt khác
với thị trường nhập khẩu Đài Loan, Công ty cũng có những quan hệ nhất
định, rất thuận lợi cho việc giao thương, tác nghiệp và hỗ trợ nhau về thanh
toán, giao nhận và kỹ thuật.
16
Bảng số 4: Kim ngạch nhập khẩu thị trường Đài Loan năm 2008-2009
(Đơn vị tính: USD)
Năm Tổng KNNK
Giá trị nhập
khẩu Đài Loan
Tỉ trọng
(%)
Tỉ lệ tăng
giảm (%)
2008 309,210 231,620 74,9
2009 492,840 285,564 57,9 -22,8
Tổng 802,050 517,184 64,5

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Qua bảng trên ta thấy năm 2008 Công ty nhập khẩu tại thị trường này
với tỉ trọng 75%. Đến năm 2009 tỉ trọng nhập khẩu tại thị trường này vẫn
chiếm ưu thế là: 57,9% dành lại khoảng 40% cho thị trường khác. Ta thấy tỉ
lệ nhập khẩu giảm 22,8% so với năm trước do năm 2009 Công ty mở rộng
thêm các thị trường nhập khẩu khác.
2.2.1.2. Thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là thị trường mới của Công ty, đến năm 2009 Công ty mới
bắt đầu nhập khẩu từ thị trường này. Hàn Quốc là một nước có trình độ sản
xuất hàng hóa khá cao, chất lượng sản phẩm khá tốt, tuy nhiên giá cả ở đây
cũng tỉ lệ thuận với chất lượng sản phẩm, chi phí vận tải cho việc nhập khẩu
là khá cao.
Bảng số 5: Kim ngạch nhập khẩu thị trường Hàn Quốc năm 2008-2009
(Đơn vị tính: USD)
Năm Tổng KNNK
Giá trị nhập
khẩu Hàn Quốc
Tỉ trọng
(%)
Tỉ lệ tăng
giảm (%)
2008 309,210 0 0
2009 492,840 22,916 4,7
Tổng 802,050 517,184 2,85
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
17
Qua bảng trên ta thấy tỉ trọng nhập khẩu năm 2009 chỉ đạt 4,7%, nhưng
với thị trường này cũng hứa hẹn sẽ đáp ứng cho công ty về các sản phẩm có
chất lượng cao.
2.2.1.3. Thị trường Trung Quốc

Có thể nói, Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu lớn, sản phẩm
phong phú với nhiều kiểu dáng, chủng loại khác nhau. Trung Quốc và Việt
Nam gần nhau về địa lý nên chi phí cho hoạt động vận tải nhập khẩu từ Trung
Quốc là khá nhỏ, tuy nhiên chất lượng sản phẩm ở đây lại thường không cao
như các nước khác.
Bảng số 6: Kim ngạch nhập khẩu thị trường Trung Quốc năm 2008-2009
(Đơn vị tính: USD)
Năm Tổng KNNK
Giá trị nhập
khẩu Trung
Quốc
Tỉ trọng
(%)
Tỉ lệ tăng
giảm (%)
2008 309,210 77,590 25
2009 492,840 184,360 37,4 49,6
Tổng 802,050 261,950 32,7
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Qua bảng trên ta thấy Năm 2008 tỉ trọng nhập khẩu của Công ty là
25%, đến năm 2009 tỉ trọng nhập khẩu của Công ty đã đặt con số 37,4%. Tỉ lệ
tăng trưởng đạt 49.6%, tỉ trọng chung cho cả 2 năm 2008 và 2009 là 32,7%.
Với các số liệu trên ta thấy Trung Quốc là một thị trường tiềm năng của các
sản phẩm về CNTT.
2.2.1.4. Thị trường khác
Ngoài những thị trường như đã nêu ở trên, Công ty cũng không ngừng
thăm do, tìm hiểu, nhập khẩu thử sản phẩm để kiểm tra chất lượng, tính năng
kỹ thuật từ các nước khác như nhật bản, Balan, Mỹ, Đức.v.v. và nhắm tới sẽ
18
nhập khẩu chính thức từ năm 2010 để làm cho các sản phẩm của Công ty

được phong phú và nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
2.3. Giá cả và kim ngạch nhập khẩu
2.3.1. Giá cả
Trên thị trường thế giới, giá cả chẳng những phản ánh mà còn điều tiết
mối quan hệ cung cầu hàng hoá. việc xác định đúng đắn giá hàng hoá trong
xuất xuất nhập khẩu có một ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả thương mại quốc
tế.
Giá cả trong hoạt động xuất xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế. Giá quốc
tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế
giới. Giá cả đó phải là giá cả giao dịch thương mại thông thường, không kèm
theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
được. Dự đoán xu hướng biến động của giá cả và các nhân tố ảnh hưởng đến
xu hướng ấy. Xu hướng biến động của giá cả hàng hoá trên thế giới rất phức
tạp, có lúc theo chiều hướng tăng, có lúc theo chiều hướng giảm, có biệt có
những lúc giá cả hàng hoá có xu hướng ổn định nhưng xu hướng này chỉ là
tạm thời. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động trên thị trường thế giới
trước hết phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị trường
loại hàng hoá đó, đánh giá đúng ảnh hưởng của nhân tố tác động đến xu
hướng vận động của giá cả hàng hoá.
Các nhân tố tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới có rất
nhiều và có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Khi dự đoán xu hướng
biến động của giá cả trong thời gian dài cần phân tích đánh giá ảnh hưởng của
các nhân tố tác động lâu dài như: chu kỳ, giá trị khi dự đoán xu hướng biến
động của giá cả trong thời gian ngắn cần phân tích đánh giá ảnh hưởng trực
19
tiếp của những biến đổi về cung cầu và các nhân tố mang tính tạm thời như:
thời vụ, nhân tố tự nhiên.
2.3.2. Kim ngạch nhập khẩu
2.3.2.1. Kim ngạch nhập khẩu chung
Bảng số 7. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2008-2009

(Đơn vị tính:USD)
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009
Kim ngạch nhập khẩu 309,210 492,840
Tỉ lệ tăng trưởng (%) 62,7
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Mặc dù mới thành lập song qua số liệu trên ta thấy, tổng kim ngạch nhập
khẩu từ năm 2008 đến năm 2009 có tốc độ tăng trưởng cao. Cho dù tình hình
kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng chung bởi sự suy thoái của nền kinh tế thế
giới, nhưng kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng chứng tỏ hoạt động kinh
daonh nhập khẩu của Công ty đi đúng hướng và có sự cạnh tranh tốt trên thị
trường.
2.3.2.2. Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng
Các mặt hàng Công ty nhập khẩu xét về chủng loại sản phẩm thì rất
nhiều, trong báo cáo này chỉ chia ra làm hai mặt hàng chính có tính chất
tương đồng nhau, đó là Máy tính, máy in và thiết bị an ninh.
• Máy tính, máy in
Mặt hàng về máy tính, máy in không phải là đối tượng Công ty tập
trung nhắm tới vì trên thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và lợi nhuận
thật, xong máy tính, máy in lại là mặt hàng không thể thiếu của các tổ chức xã
hội. Vì thế Công ty vẫn nhập khẩu mặt hàng này – nhưng với mục tiêu làm dự
án là chính. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này qua các năm như sau:
Bảng số 8. Kim ngạch nhập khẩu máy tính, máy in từ năm 2008-
20
2009
(Đơn vị tính: USD)
Năm
Tổng kim
ngạch nhập

khẩu
Giá trị nhập
khẩu mặt hàng
máy tính, máy
in
Tỉ trọng
(%)
Tốc độ
tăng (%)
2008 309,210
177,590 57,4
2009 492,840
133,300 27 -47
Tổng cộng 802,050
310,890 38,7
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Qua số liệu trên ta thấy, tỉ trọng nhập khẩu mặt hàng máy tính, máy in
năm 2008 đạt 57,4%, nhưng năm sau chỉ đạt 27% giảm 47%. Điều đó chứng
tỏ mục tiêu của Công ty đạt được là mặt hàng máy tính, máy in chỉ là thứ yếu.
• Thiết bị an ninh
Thiết bị an ninh bao gồm các sản phẩm như Camera giám sát, hệ thống
kiểm soát ra vào, chấm công, báo cháy, báo trộm,… Đây là mặt hàng chủ lực
của Công ty nhắm tới, vì đó là dòng sản phẩm mới phát triển, thị trường còn
bỏ ngỏ nhiều và có lợi nhuận cao. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này qua
các năm như sau:
Bảng số 9. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị an ninh từ năm 2008-
2009
(Đơn vị tính: USD)
Năm
Tổng kim

ngạch nhập
khẩu
Giá trị nhập
khẩu mặt hàng
thiết bị an
ninh
Tỉ trọng
(%)
Tốc độ
tăng (%)
2008 309,210
177,590 42,6
2009 492,840
133,300 73 71,4
Tổng cộng
802,050 310,890 61,3
21
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu thiết bị an ninh năm 2008
đạt chưa đến một nửa từ 42,6% thì đến năm 2009 con số này đã chiếm già
nửa là 73% tổng kim ngạch nhập khẩu, mức độ tăng trưởng đạt 71,4%.
2.4. Phương thức nhập khẩu của Công ty Cổ phần công nghệ Gia Linh
Trong sự đòi hỏi khắt khe của khách hàng về số lượng, thời gian, chất
lượng sản phẩm – Công ty cũng phải có nhiều hình thức xuất nhập khẩu để
phù hợp và đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Công ty Cổ phần công nghệ Gia Linh
có 3 hình thức nhập khẩu là nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác, và nhập
khẩu theo đơn đặt hàng. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty chủ yếu là thương
mại, do đó Công ty chỉ nhập khẩu những mặt hàng mà công ty kinh doanh,
những mặt hàng mà khách hàng yêu cầu.
Các phương thức nhập khẩu:

2.4.1. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tự tính toán đầu tư, nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí, ký
kết và thực hiện hợp đồng sao cho đúng với luật pháp quốc gia và luật pháp
quốc tế. ở loại hình này, doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí, mọi rủi ro cũng
như phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động nhập khẩu của mình.
Hình thức nhập khẩu này đòi hỏi Công ty phải có nhiều vốn, phải có phương
án kinh doanh khả thi.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu trực tiếp, công ty tiếp tục phát huy những mặt hàng
thế mạnh là máy tính nguyên chiếc, máy in, Camera giám sát, hệ thống chấm
22
công, kiểm soát cửa với các mã hàng thông dụng nhất, khách hàng ưa chuộng
nhất và dễ bán nhất.
2.4.2. Nhập khẩu ủy thác
Là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp có nhu cầu
nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó nhưng không có quyền tham gia quan hệ
xuất nhập khẩu trực tiếp và phải uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực
tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng theo yêu cầu của mình.
Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ
tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác .
Nhập khẩu ủy thác có những đặc điểm sau:
Bên nhận ủy thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn nghạch,
không phải nghiên cứu thị trường công việc này thuộc bên ủy thác. Bên nhận
sự ủy thác chỉ đứng ra đại diện cho bên ủy thác để tìm và giao dịch với bên
đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng, thay mặt bên
ủy thác khiếu kiện, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có sự vi phạm
hợp đồng gây thiệt hại.
Quyền lợi mà bên nhận ủy thác có được từ bên ủy thác là phí ủy thác.
Thông thường doanh nghiệp nhận ủy thác được hưởng một khoản thù lao trị
giá 0,5% đến 1,5% tổng giá trị hợp đồng và phải nộp thuế thu nhập trên

nguồn thu này, khi tiến hành nhập khẩu doanh nghiệp nhận ủy thác chỉ tính
kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không tính vào doanh số và nộp thuế giá trị gia
tăng.
Việc sử dụng trung gian giúp cho doanh nghiệp giảm được mức độ rủi
ro do những người trung gian thường hiểu biết về thị trường, pháp luật và tập
quán địa phương. Do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán tránh bớt rủi
ro cho người ủy thác. Mặt khác các nhà trung gian thường có cơ sở vật chất
23
nhất định nên khi sử dụng họ, người ủy thác đó phải đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Tuy nhiên khi sử dụng doanh nghiệp ủy thác họ bị chia rẽ lợi nhuận,
mất sự liên lạc trực tiếp với thị trường.
2.4.3. Nhập khẩu theo đơn đặt hàng
Là hình thức đơn vị ngoại thương chịu mọi chi phí và rủi ro để nhập
khẩu hàng hóa cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị đặt
hàng có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.
Đơn vị ngoại thương phải kí kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài
theo đúng đơn đặt hàng về tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng điều kiện
và thời gian giao hàng.
Đối với hình thức này phương thức thanh toán thường áp dụng là: nhờ
thu có chấp nhận, có cải tiến.
Bảng 10. Bảng hình thức nhập khẩu chính của Công ty
(Đơn vị tính: USD)
Hình thức nhập khẩu
Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(USD) TT (%)
Giá trị
(USD) TT (%)
Nhập khẩu trực tiếp
198,54

8 64.2%
343,38
4 69.7%
Nhập khẩu ủy thác 87,720 28.4%
124,00
0 25.2%
Nhập khẩu theo đơn đặt hàng 22,942 7.4% 25,456 5.2%
( Nguồn: phòng kế toán Công ty Gia Linh)
24

×