Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.71 KB, 61 trang )

SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
-Ngày nay, thị trường cạnh tranh ngày một khốc liệt, các doanh nghiệp sản xuất cần
có những chính sách cụ thể đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình thông qua chất
lượng sản phẩm, giá thành và mẫu mã.
-Công ty cần phải tổ chức quản lý từ khâu sản xuất nhằm tăng năng suất lao động,
giảm giá thành sản phẩm.
-Muốn vậy, công tác định mức lao động phải được xây dựng ngay từ khi Doanh
nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất hay khi có sự thay đổi lĩnh vực kinh doanh, thay đổi
dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị. Xây dựng công tác định mức lao động
khoa học thì mới có đủ điều kiện để tổ chức hoạt động sản xuất, để tính năng suất
lao động và đó chính là cơ sở để biết được năng suất lao động của doanh nghiệp
tăng hay giảm.
-Khi công tác định mức được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học sẽ là nền tảng
cho việc đảm bảo hoàn thành kế hoạch và tăng năng suất lao động.
-Hơn nữa, việc xây dựng mức lao động khoa học, hợp lý sẽ làm cơ sở để đánh giá
mức độ hoàn thành công việc của người lao động và là cơ sở trong việc xây dựng
đơn giá tiền lương chi trả cho người lao động, đồng thời có thể loại trừ được những
lãng phí về thời gian lao động. Với ý nghĩa đó nên công tác định mức lao động là
một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
tuy nhiên nhiều năm nay công ty vẫn sử dụng một hệ thống định mức lao động
được xây dựng năm 2004 và điều chỉnh theo từng năm.
-Xuất phát từ thực trạng của Công ty cùng với tầm quan trọng về công tác định mức
lao động nên trong quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “
Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu”
2.Mục đích nghiên cứu.
-Tìm hiểu cơ sở lý luận về định mức lao động trong Doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng về công tác định mức lao động tại công ty nhằm rút ra giải
pháp
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Công ty.


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
-Đối tượng nghiên cứu là công tác định mức tại Công ty.
-Những số liệu và thông tin sử dụng để nghiên cứu đề tài từ năm 2008 đến năm
2010.
-Phạm vi nghiên cứu là Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
4.Phương pháp nghiên cứu.
-Bằng các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.
5.Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về định mức lao động trong Doanh nghiệp
+ Chương 2: Phân tích thực công tác định mức tại Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu.
+ Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức tại Công ty
cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của cô Vũ Thị Uyên cùng các cô chú, anh chị trong công ty. Do thời gian có
hạn, những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề tốt
nghiệp của em sẽ không tránh được những thiếu sót. Em xin nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2011

Sinh viên thực hiện: Thiều Đình Tính
2
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1. Vai trò của công tác định mức lao động.
1.1.1. Các khái niệm về mức và định mức lao động.
-Mức lao động là lượng lao động hao phí hợp lý nhất định được quy định để hoàn
thành 1 đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định đúng
tiêu chuẩn và chất lượng trong những điều kiện về tổ chức – kỹ thuật nhất định.
-Định mức lao động là một quá trình nhằm xác định mức lao động, đó là sự quy
định về các mức hao phí cần thiết cho việc tạo ra một số lượng sản phẩm hay công
việc nhất định.
-Trong các Doanh nghiệp, thông thường mức lao động được phân thành 1 số loại
chủ yếu sau:
+ Mức thời gian: Là lượng thời gian hao phí cần thiết được quy định cho một hay
một nhóm ngườilao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định để hoàn
thành 1 đơn vị sản phẩm hay 1 khối lượng công việc cụ thể theo đúng tiêu chuẩn
chất lượng trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định.
+ Mức sản lượng: Là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được
quy định cho 1 hay 1 nhóm người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất
định hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian theo đúng tiêu chuẩn chất lượng trong
những điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định.
+ Mức phục vụ: Là số lượng nơi làm việc, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất, …
trong doanh nghiệp được quy định cho 1 hay 1 nhóm người lao động có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức, kỹ
thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có tính chu kỳ.
+ Mức biên chế: Là số lượng người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
nhất định được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể
trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định. .
1.1.2. Các phương pháp định mức lao động.
-Trong thực tế sản xuất, công tác định mức lao động là rất cần thiết để đưa ra các
mức yêu cầu người lao động thực hiện. Người ta thường sử dụng nhiều phương
pháp để định mức lao động mà tuỳ theo quy mô và loại hình sản xuất để lựa chọn
3

SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
phương pháp hợp lý, hiệu quả nhất. Các phương pháp định mức lao động thường
được áp dụng có thể chia thành 2 nhóm cơ bản sau: + Nhóm phương pháp tổng hợp
+ Nhóm phương pháp phân tích
• Trong đó:
- Nhóm phương pháp tổng hợp là nhóm phương pháp xây dựng mức lao động
không dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các bộ phận của bước công việc và các
điều kiện tổ chức kỹ thuật để hình thành nó mà chủ yếu dựa vào kết quả nghiệm thu
sản phẩm hoặc kinh nghiệm để xác định mức lao động cho toàn bộ bước công việc
- Nhóm phương pháp này bao gồm 3phương pháp định mức cụ thể sau:
+ Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức lao động dựa trên cơ sở
các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để tạo ra các sản phẩm cũng như các công
việc tương tự đã làm ở thời kỳ trước đó.
+ Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức lao động chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của các cán bộ định mức hay những công
nhân lành nghề trong quá trình sản xuất các sản phẩm hoặc công việc tương tự.
+Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp được xác định bằng cách cán
bộ định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa cho công nhân cùng
thảo luận để quyết định
- Phương pháp định mức tổng hợp có những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm: Đơn giản, ít tốn kem về thời gian, công sức, có thể xây dựng mức
trong khoảng thời gian ngắn
* Nhược điểm: Không phân tích được tỷ mỉ về năng lực sản xuất, các điều
kiện tổ chức kỷ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng tốt được những phương
pháp sản xuất tiên tiến của người lao động. Không xây dựng được các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, không khai thác được các khả năng tiềm tàng trong sản xuất.
- Nhóm phương pháp phân tích là các phương pháp định mức lao động dựa trên cơ
sở phân tích quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc cần định
mức, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để xác định lượng hao phí thời
gian cần thiết cho mỗi yếu tố và xác định mức lao động cho cả bước công việc.

- Nhóm phương pháp phân tích gồm 3 phương pháp cụ thể sau:
4
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
+ Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức lao động dựa trên
cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời
gian, các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho
từng bước công việc.
*Ưu điểm: Phương pháp nay cho phép xác định mức nhanh và chính xác
*Nhược điểm: Phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn về thơi gian và cán bộ định
mức phải nắm vững nghiệp vụ, thành thạo nghề kỹ thuật. Phương pháp này chỉ phù
hợp với những bước công việc thuộc loại hình sản xuất vừa và hang loạt lớn
+ Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động dựa trên
cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời
gian, các tài liệu kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao
động ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho từng bước công việc.
*Ưu điểm: Phương pháp này có mức lao động được xây dựng một cách chính
xác, đồng thời có thể tổng kết được kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao
động, cung cấp tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các tiêu chuẩn định
mức lao động kỹ thuật đúng đắn.
*Nhược điểm: Phương pháp này khá tốn thời gian, can bộ định mức phải
thành thạo nghiệp vụ. chỉ áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hang khối.
+ Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa trên
những hao phí của mức điển hình và các nhân tố ảnh hưởng.
*Ưu điểm: Mức được xây dựng nhanh và ít tốn công sức.
*Nhược điểm: Phương pháp này có độ chính xác không cao, chỉ áp dụng xây
dựng cho bước công việc thuộc loại hình sản xuất nhỏ và đơn chiếc
1.1.3. Vai trò của công tác định mức lao động.
Định mức lao động là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức lao động,
tổ chức sản xuất và quản lý lao động trong doanh nghiệp. việc xây dựng một mức
lao động chính xác và hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo ra khả năng kế

hoạch hoá tốt hơn trong quá trình sản xuất, xác định đúng số lượng lao động cần
thiết trong năm, khuyến khích sử dụng nguồn dự trữ trong sản xuất. Nó còn là cơ sở
5
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện đời sống cả về vật chất
lẫn tinh thần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.1.3.1. Định mức lao động là cơ sở để phân phối theo lao động.
-Định mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng
công việc nhất định. Vì vậy, mức lao động là căn cứ để tiến hành trả công theo hao
phí lao động trong sản xuất trong đó đơn giá tiền lương được tính theo công thức
sau:
• Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
ĐG = L/Q ( hay ĐG = L x T )
Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tiền lương
+ L : Mức lương cấp bậc công việc
+ Q : Mức sản lượng
+ T : Mức thời gian
Với tiền lương thực lĩnh là:
LT = ĐG x Qtt
Trong đó:
Qtt: Là sản lượng thực tế người công nhân làm ra
• Đới với hình thức trả lương theo sản phẩm của cả tổ:
n
ĐG = ∑ Li x Ti
i=1
Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tiền lương
+ Li: Mứclương cấp bậc công việc vủa công nhân i
+ Ti: Mức thời gian của công nhân i

Tiền lương của cả tổ được tính theo công thức:
L = ĐG x Qtt
Trong đó: Qtt: Là tổng sản lượng thực tế của cả tổ
-Điều kiện cơ bản để thực hiện tốt việc phân phối theo lao động là phải định mức
lao động theo phương pháp có căn cứ khoa học mới đánh giá đúng kết quả của
6
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
người lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo số lượng cũng
như chất lượng sản phẩm làm ra của mỗi người lao động. mức lao động hợp lý chỉ
có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức lao động, kỹ thuật hợp lý. Đó là điều
kiện không cho phép công nhân lao động một cách tuỳ tiện.
1.1.3.2. Định mức lao động là cơ sở để tăng năng suất lao động.
- Tăng năng suất lao động là quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã
hội. Nó vừa là động lực cho sự phát triển chung của công ty vừa là động lực cho
người lao động làm việc đồng thời góp phần làm tăng sản phẩm xã hội và tăng thu
nhập quốc dân.
- Định mức lao động là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng trong
sản xuất. Quá trình xây dựng và áp dụng mức lao động vào sản xuất là quá trình
nghiên cứu tính toán và giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật, về việc sắp xếp nơi làm
việc cũng như các yếu tố nhằm đảm bảo sức khoẻ cho ngươi lao động. Đó là điều
kiện thuận lợi để người lao động sử dụng các thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật và
thời gian lao động một cách hợp lý nhất. Từ đó tiến hành áp dụng các kinh nghiệm
và phương pháp lao động tiên tiến nhất nhằm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
và sản phẩm trong quá trình sản xuất.
1.1.3.3. Định mức lao động là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Trong cơ chế thị trường, để hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải dựa
vao nhu cầu của thị trường để xác định số lượng sản phẩm và giá cả trong năm kế
hoạch để từ đó dựa vào mức lao động để tính ra số lượng lao động cần thiết cho
năm kế hoạch theo công thức sau:
CNsp = SLi x Ti x Km / Tn

Trong đó:
CNsp: Là số công nhân làm theo sản phẩm
SLi : Số lượng sản phẩm loại i
Ti : Lượng lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm loại i
Tn : Quỹ thời gian làm việc bình quân của một công nhân làm theo
sản phẩm ở kỳ kế hoạch
Km : Hệ số hoàn thành mức
7
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
-Ngoài các yếu tố về sản lượng, công tác định mức lao động có vai trò vô cùng quan
trọng trong công cuộc kế hoạch hoá nguồn nhân lực để từ đó doanh nghiệp có thể
tiến hành xây dựng các kế hoạch như kế hoạch về quỹ lương, kế hoạch về giá thành,
giá cả.
1.1.3.4. Định mức lao động đối với tổ chức lao động khoa học.
- Định mức lao động với phân công hiệp tác lao động, trong đó:
+ Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của quá trình sản xuất
trong doanh nghiệp để giao cho từng cá nhân hoặc nhóm người thực hiện.
+ Hiệp tác lao động là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của quá trình sản xuất
trong doanh nghiệp để giao cho từng cá nhân hay nhóm người thực hiện.
- Định mức lao động đối với tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Định mức lao động nghiên cứu và phân tích tỷ mỉ khả năng sản xuất ở nơi làm việc.
Trong đó tổ chức phục vụ nơi làm việc bao gồm 3 nội dung chủ yếu là:
+ Thiết kế nơi làm việc một cách khoa học và hợp lý.
+ Trang trí và bố trí nơi làm việc
+ Cung cấp những vật liệu cần thiết để tiến hành tốt công việc.
Chính vì thế tổ chức phục vụ nơi làm việc là điều kiện không thể thiếu được của bất
kỳ một quá trình sản xuất nào. Nếu hoạt động này được tiến hành một cách chu đáo
sẽ tạo điều kiện cho người công nhân sử dụng tốt thời gian lao động và công suất
của máy móc thiết bị nhằm góp phần cải tiến các phương pháp lao động và đẩy
mạnh thi đua trong sản xuất, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các mức đã đề ra của

người lao động.
- Định mức lao động là cơ sở của khen thưởng và kỹ luật.
Mức lao động là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được
giao của người lao động ( Đối với những công việc có áp dụng mức ). Nó là tiêu
chuẩn thực hiện công việc mà người lao động có nghĩa vụ phải đạt được bằng cách
lao động có kỹ luật, tuân theo các quy định về quy trình công nghệ, quy trình lao
động.
• Qua đó cho thấy vai trò của công tác định mức.
- Định mức lao động là cơ sở để phân phối lao động.
- Định mức lao động là cơ sở để tăng năng suất lao động.
8
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
- Định mức lao động là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Định mức lao động có vai trò trong việc phân công, hiệp tác lao động.
- Định mức lao động có vai trò đối với tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
- Định mức lao động là cơ sở của việc khen thưởng và kỷ luật.
- Ngoài ra định mức lao động còn có vai trò đối với người lao động cũng như
đối với xã hội.
1.2. Quy trình định mức lao động.
• Công tác định mức lao động thực hiện thông qua 6 bước cơ bản sau:
• Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn về mức lao động dựa vào việc:
- Thống kê tình hình thực hiện mức: Căn cứ vào phiếu giao việc cho người lao
động, phiếu tăng, phiếu giảm mức lao động. ngoài ra có thể căn cứ vào số liệu
thống kê, cán bộ định mức báo cáo tình hình thực hiện mức lao động hàng tháng,
quý và cả năm cũng như tình hình áp dụng mức
- Phân tích tình hình thực hiện mức: Dựa vào số liệu thống kê được, tiến hành phân
tích theo các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng mức.
+ Chỉ tiêu phản ánh việc áp dụng mức trong sản xuất.
+ Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoàn thành mức lao động.

• Bước 2: Xét duyệt mức:
- Đưa tiêu chuẩn vào áp dụng trong sản xuất để có phương án tác chiến nhanh chóng,
kịp thời.
- Xác định hình thức lao động phù hợp với điều kiện sản xuất đặt ra trong tiêu chuẩn.
- Xác định mức lao động chính xác phù hợp với yêu cầu sản xuất của tiêu chuẩn.
- Đánh giá được mức độ chính xác của tiêu chuẩn.
- Phân tích những điều kiện sản xuất hiện có và đề ra biện pháp tổ chức kỹ thuật mới.
• Bước 3: Ban hành mức
Sauk hi xây dựng mức lao động, doanh nghiệp báo cáo với hội đồng quản trị ( nếu
có ) hoặc cơ quan quản lý cấp trên xem xét để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
theo quy định.
• Bước 4: Áp dụng định mức mới.
9
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
- Hiện tại công ty chỉ mới xây dựng mức lao động cho công nhân sản xuất và cán bộ
quản lý, chưa có mức dành cho công nhân phục vụ. Mức được xây dựng chỉ có một
loại là mức thời gian, trong đó mức dành cho lao động quản lý được tính một cách
đơn giản là bằng 8-12% mức dành cho lao động sản xuất.
- Với tính chất sản phẩm đa dạng, các sản phẩm lại mang tính tổng hợp nên số lượng
đầu công việc là rất lớn. Mức vẫn là mức tổng hợp cho cả tổ thay vì cho từng công
nhân. Theo đó, với một lượng sản phẩm được giao các thành viên trong tổ tự phân
chia bố trí thời gian sao cho tổng thời gian làm việcđạt mức của sản phẩm. Với số
mức đó, tương ứng có khoảng 375 công nhân tức khoảng 60% tổng số công nhân
làm việc có mức cụ thể.
• Bước 5: Quản lý mức.
• Bước 6: Sửa đổi mức.
Mức lao động để giao cho người lao động là mức lao động rất cụ thể gắn liền với
điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định. Trong quá trình sản xuất, quá trình lao động,
điều kiện tổ chức – kỹ thuật luôn luôn thay đổi nên mức lao động cũng phải thường
xuyên được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Sửa đổi mức sẽ tăng dần tỷ

trọng mức có căn cứ đảm bảo mức lao động luôn mang tính chất tiên tiến hiện thực
nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động.
1.3. Sự cần thiết hoàn thiện công tác định mức tại Công ty.
-Trong mỗi doanh nghiệp để thực hiện bất kỳ một chiến lược sản xuất kinh doanh
nào của mình thì họ cũng đều phải có những nguồn lực nhất định như:
+ Nguồn lực về nguyên vật liệu
+ Nguồn lực về máy móc thiết bị.
+ Nguồn lực về con người
-Muốn tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp đạt được hiệu quả thì mỗi Doanh
nghiệp cần phải hoạch định, tổ chức triển khai điều hành, kiểm tra, kiểm soát và
quyết định các hoạt động của Doanh nghiệp về mọi mặt trong đó vấn đề về lao động
là vô cùng quan trọng.
-Trong lĩnh vực quản lý nguồn lực nhân lực, để sử dụng nguồn nhân lực một cách
hiệu quả thì bản thân Doanh nghiệp phải dự tính năng suất lao động của mình và
10
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
khả năng đạt được năng suất lao động là bao nhiêu để từ đó có cơ sở nhằm thực
hiện các biện pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để tăng năng suất lao động.
-Muốn vậy, nhà quản lý cần phải xác định chính xác lượng lao động cần thiết để
hoàn thành một công việc nào đó qua công tác định mức lao động mà nó được biểu
hiện qua các mức lao động.
-Mức lao động là một căn cứ quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, quản lý
lao động. Nó vừa là cơ sở lao động khoa học trong Doanh nghiệp, vừa là cơ sở để
hoạch toán chi phí tiền lương với phương thức trả lương theo sản phẩm mà hiện nay
Công ty đang áp dụng.
-Hiện nay, Công ty đang áp dụng tổng hợp các phương pháp định mức như: phân
tích khảo sát, thống kê kinh nghiệm, chụp ảnh, bấm giờ,… Tuy nhiên, để xây dựng
được mức lao động hợp lý và chính xác là vô cùng khó khăn, do đó song song với
việc xây đựng mức thì công tác theo dõi việc thực hiện và sửa đổi mức luôn được
đề cao để nhằm hoàn thiện công tác định mức.

-Công tác định mức của Công ty chủ yếu dựa trên quá trình thống kê và kinh
nghiệm, việc xây dựng mức một cách khoa học là công việc cấp bách để phục vụ
cho kế hoạch sản xuất, tiền lương, giá thành sản phẩm cũng như quyền lợi của
người lao động. Do đó cần phải sớm hoàn thiện.
-Do tính chất của công việc khó định mức, việc xác định mức lao động phụ thuộc
vào quy trình công nghệ trong dây chuyền sản xuất và trình độ tay nghề của người
lao động. Nếu xây dựng hợp lý sẽ đảm bảo an toàn trong sản xuất, làm việc có hiệu
quả, đạt năng suất cao, đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu mà công ty đề ra. Từ đó
tạo cơ sở cho việc trả lương, thưởng cho công nhân được thuận lợi. Vì vậy, định
mức lao động là một điều kiện không thể thiếu được đối với công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Châu
11
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH
MỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU.
2.1 Một số đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng đến công tác định mức lao động.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
* Tên Công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
- Tên giao dịch: Hai Chau confectionary Joint Stock Company
- Tên viết tắt: Hachaco.JSC
- Trụ sở chính: 15 Mạc Thị Bưởi – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Điện thoại: 04.38624826 - 04.38621664
- Fax: 04.38651520
- Email:
- Website:
* Thời điểm thành lập, quy mô và các mốc quan trọng
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là một Công ty cổ phần trực thuộc Tổng
công ty Mía đường I - của Bộ nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Công ty được
thành lập vào ngày 02/09/1965 theo quyết định 305/QĐBT của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp nhẹ về việc điều tách ban kiến thiết cơ bản ra khỏi nhà máy miến Hoàng Mai

và thành lập ban kiến thiết chuẩn bị sản xuất cho nhà máy Hải Châu.
- Theo quyết định số: 1355NN – TCCB ngày 29/09/1994 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp và công nghệ thực phẩm, nhà máy Hải Châu đã được bổ sung ngành nghề
kinh doanh và được đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Châu. Căn cứ theo quyết
định số: 36556/QĐ/BNN – TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ
phần. Ngày 30/12/2004 Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức Đại hội đồng cổ
đông sáng lập và thống nhất đổi tên Công ty bánh kẹo Hải Châu thành Công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Châu.
* Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp.
- Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với quy mô lớn trong đó số vốn pháp định
của Công ty là 30 tỷ đồng với tổng sản lượng các loại sản phẩm hàng năm đạt trên
12
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
23.000 tấn, doanh thu trên 230 tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người đầu người
đạt mức 2.000.000 đ/tháng.
- Công ty đã không ngừng phát triển và liên tục đổi mới trong sản xuất kinh doanh,
liên tục đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại với các dây chuyền công nghệ tiên tiến và
thiết bị hiện đại của CHLB Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc,…. Bên cạnh đó,
với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế chiếm khoảng 10% lực
lượng lao động, công nhân kỹ thuật lành nghề đã đưa qui mô sản xuất kinh doanh
của Công ty tăng trưởng bình quân hàng năm với tốc độ từ 15 – 20%.
* Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty cổ phần Hải Châu.
- Thời kỳ đầu thành lập từ 1965 – 1975: Công ty được mang tên là nhà máy Hải
Châu với sản phẩm chủ yếu chỉ là mỳ sợi, mỳ thanh, mỳ hoa. Sau đó có đầu tư thêm
dây chuyền sản xuất bánh quy và máy ép lương khô với công suất chỉ đạt khoảng 1
– 2 tấn/ca.
- Thời kỳ 1976 – 1985: Đây là thời kỳ đầu sau chiến tranh được sự đồng ý của Bộ
Công nghiệp thực phẩm, nhà máy đã thành lập thêm phân xưởng sản xuất hai mặt
hàng là sữa đậu nành và bột canh với công suất khoảng 2,5 – 3,5 tấn/ca. Năm 1978

thành lập thêm phân xưởng mỳ ăn liền với công suất 2,5 tấn/ca. Đầu năm 1982 nhà
máy đầu tư thêm lò sản xuất bánh kem xốp thủ công và công suất chỉ đạt 240 kg/ca.
- Thời kỳ 1986 – 1993: Giai đoạn này nhà máy bắt đầu chuểyn sang sản xuất kinh
doanh các mặt hàng chủ yếu như mỳ ăn liền, bột canh và bánh các loại. Năm 1989,
tận dụng mặt bằng của phân xưởng sấy phun, nhà máy đã lắp đặt thêm dây chuyền
sản xuất bia với công suất 2.000 lít/ngày. Đến năm 1991 nhà máy đã đầu tư dây
chuyền bánh quy Đài Loan với công suất 2,8 tấn/ca rất hiện đại và sản phẩm phù
hợp với thị hiếu lúc bấy giờ.
- Thời kỳ 1994 đến nay: Nhà máy đã chính thức đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải
Châu vào ngày 29/09/1994 và thời kỳ này mặt hàng truyền thống của Công ty là
bánh, kẹo và bột canh các loại. Tiếp theo đó Công ty đã đầu tư thêm một số dây
chuyền sản xuất bánh kem xốp, máy phủ sôcôla, dây chuyền sản xuất kẹo, bánh
quy, bánh mềm,…và cuối năm 2004 Công ty đã chính thức cổ phần hoá chuyển từ
doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
13
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
- Ngày 30/12/2004 Công ty đã tổ chức đại hội đồng cổ đông và mang tên Công ty
cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
- Số vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng Việt Nam.
- Tổng diện tích: 55.000m2
- Trong đó:
+ Khu A: 18.000 m2
+ khu B: 15.000 m2
+ Khu C: 22.000 m2
- Tổng số lao động: 804 người
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất các loại bánh kẹo, bột canh, gia vị, mỳ ăn
liền,…
*Tiền thân của Công ty là một Doanh nghiệp Nhà nước, qua 39 năm hình thành và
phát triển đến năm 2004 Doanh nghiệp chuểyn đổi thành Công ty cổ phần.
-Những năm gần đầu Công ty cổ phần cần phải giải quyết những hậu quả để lại từ

cơ chế bao cấp và ít nhiều chịu nhiều ảnh hưởng bởi cơ chế đó nên công tác định
mức chỉ vài năm gần đây mới được quan tâm.
-Việc định mức cũng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính chưa có căn cứ khoa
học.
2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức.
* Như ta đã biết, ở bất kỳ một công ty hay một doanh nghiệp nào thì con người là
yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp mình. Đặc biệt việc
cơ cấu bộ máy tổ chức cũng như việc sắp xếp lao động, các phòng ban một cách
khoa học và hợp lý là việc cấp thiết trong mọi tổ chức. Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu cũng không ngoài quy luật đó.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng được chia thành
2 cấp:
+ Cấp Công ty: gồm có ban lãnh đạo công ty và các phòng ban trực thuộc.
+ Cấp phân xưởng: gồm có các phân xưởng trực tiếp sản xuất.


14
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
Hình 2.1: cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban điều hành
Bộ phận quản lý, phục vụ Bộ phận trực tiếp sản xuất
Đại hội đồng cổ đông
Các chi nhánh trực thuộc
Chi nhánh
Hà Nội
Chi
nhánh
Hà Nam

Chi
nhánh
Hải
Dương
Chi
nhánh
Nghệ An
Chi
nhánh
Đà Nẵng
Chi
nhánh
Việt Trì
Phú Thọ
Chi
nhánh
TP Hồ
Chí
Minh
Phòng
tổ
chức
P.hành
chính
P.tài
vụ
P.kỹ
thuật
P.kế
hoạch

vật tư
P.kinh
doanh
thị
trường
P. đầu

XDCB
XN
bánh
cao
cấp
XN
kẹo
XN gia
vị
XN
bánh
mỳ
XN
quy
kem
xốp
15
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
*Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban bao gồm:
+ Hội đồng quản trị: Điều hành mọi hoạt động của Công ty, ra các quyết định
quản trị, hoạch định nên các chiến lược trong kinh doanh cũng như sự phát triển lâu
dài của doanh nghiệp mà người đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Ban điều hành: Phụ trách quản lý chung, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ trước cấp trên về mọi hoạt động của
Công ty.
+ Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra sổ sách, chứng từ và tài sản của Công
ty đồng thời có trách nhiệm báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài
chính bất thường xảy ra, những ưu và khuyết điểm trong quá trình quản lý tài chính
của hội đồng quản trị.
+ Phòng tổ chức: Phụ trách các công tác về nhân sự, kế hoạch tiền lương để
giúp tổng giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý đồng
thời đưa ra các giải pháp liên quan đến lao động, tiền lương.
+ Phòng hành chính bảo vệ: Quản lý các công tác về hành chính quản trị để
tham mưu cho tổng giám đốc về một số lĩnh vực như công tác nội bộ, tài sản công
ty, tuần tra canh gác ra vào Công ty,….
+ Phòng kỹ thuật: Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu và thiết kế sản
phẩm, cải tiến bao bì mẫu mã. Đồng thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong
Công ty nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất hoạt động liên tục.
+ Phòng tài chính: Có trách nhiệm quản lý công tác kế toán thống kê tài chính,
tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính. Tổ chức
thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm, lập các sổ sách chứng từ về thu – chi với khách hàng, trong nội bộ Công ty.
Theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của Công ty để báo cáo về kết quả hoạt động kinh
doanh đồng thời đề xuất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất
tác nghiệp cũng như các kế hoạch về giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây
dựng các định mức về kinh tế, kỹ thuật đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp các
loại vật tư, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế…
16
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
+ Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ thực hiện công tác thiết kế để
xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời tiếp nhận máy móc thiết bị mới, nâng cấp sửa
chữa máy móc thiết bị cũ,….

+ Phòng kinh doanh thị trường: Có chức năng tham mưu và giúp cho Tổng giám
đốc trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường để từng bước hoàn thành
các kế hoạch trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng thị phần và giúp
Công ty đưa ra những chính sách về sản phẩm vừa mang tính cạnh tranh vừa phù
hợp với thị hiếu và túi tiền của người tiêu dung nhằm chiếm lĩnh thị trường, xây
dựng và củng cố thương hiệu của Công ty ngày một vững mạnh.
+ Các xí nghiệp: Có nhiệm vụ sản xuất, gia công và chế biến các mặt hàng theo
kế hoạch của Công ty cả về số lượng và chủng loại.
* Với sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý có nhiều phòng ban phân chia chức năng nhiệm
vụ rõ ràng, không chồng chéo. Tuy nhiên bộ phận đảm nhiện công tác định mức lại
không được tách bạch rõ ràng, không đảmbảo tính chính xác và khoa học
2.1.3. Đặc điểm về lao động
- Tại thời điểm 20/12/2010 tổng số lao động mà Công ty hiện có là 804 người, lực
lượng này được chia làm hai bộ phận đó là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
- Với đặc thù là Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo, do yêu
cầu của thị trường nên tính chất mùa vụ là khá phổ biến ở Công ty vào các dịp như
lễ Tết, mùa cưới xin,….thị trường đòi hỏi cần có nhiều sản phẩm nên Công ty phải
tăng năng lực sản xuất, cần thêm lao động. Do đó, Công ty phải tuyển thêm lao
động thời vụ, số lao động hợp đồng này có tay nghề không cao, không đủ để đảm
bảo sản xuất cũng như đáp ứng về chất lượng của sản phẩm nên đã ảnh hưởng ít
nhiều tới chất lượng sản phẩm. Đây là đặc trưng chung của không riêng gì ở Công
ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu mà của toàn ngành sản xuất bánh kẹo trong cả nước,
tuy nhiên biện pháp này đã góp phần hữu hiệu trong việc tiết kiệm chi phí nhân
công trực tiếp đồng thời đảm bảo năng lực sản xuất theo nhu cầu của thị trường
- Bên cạnh các yếu tố về vốn máy móc thiết bị, nhà xưởng thì yếu tố về lao động
đóng vai trò vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác định mức lao
động.
17
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
- Để phù hợp với tình hình sản xuất, với trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, Công

ty đã hết sức chú trọng tới nguồn nhân lực cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
- Hầu hết các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên trách đều có trình từ
cao đẳng trở lên, các công nhân sản xuất trực tiếp đều được qua đào tạo với trình độ
tay nghề cao, bậc thợ trung bình là 4/6.
- Cơ cấu lao động trong Công ty được thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Phân loại Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng
( người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
( người)
Tỷ trọng
( % )
Số lượng
( người )
Tỷ trọng
( % )
Tổng số lao động 779 100 826 100 804 100
Phân theo giới tính
Nam 230 29,53 256 30,99 267 33,21
Nữ 549 70,47 570 69,01 537 66,79
Phân theo hình thức
làm việc
Lao động gián tiếp 166 21,31 180 21,79 173 21,52
Lao động trực tiếp 613 78,69 646 78,21 631 78,48
Phân theo trình độ
Đại học trở lên 140 17,97 150 18,16 148 18,41
Cao đẳng, trung cấp 16 2,05 20 2,42 25 3,12

Công nhân kỹ thuật 623 79,98 656 79,42 631 78,47
(Nguồn: Phòng tổ chức)
* Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
+ Lực lượng lao động gián tiếp: chiếm khoảng 21% toàn bộ lực lượng lao động
của Công ty và tương đối ổn định. Do đặc thù của ngành sản xuất bánh kẹo nên lực
lượng lao động trực tiếp chiếm khoảng 79%, trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật
và lao động phổ thông.
+ Về trình độ lao động: Công ty có trình độ ngày một cao hơn, nó vừa phản
ánh chính sách phát triển con người là hoàn toàn hợp lý, vừa thể hiện kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một đổi mới cả về số lượng cũng như
chất lượng.
18
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
+ Trong tổng số lao động của Công ty thì nữ giới chiếm khoảng 66 – 70% tức
là lao động nữ giới gấp khoảng 2,1 – 2,5 lần lực lượng lao động nam. Đây cũng là
một đặc thù riêng của Công ty nói riêng và ngành sản xuất bánh kẹoc nói chung đó
là khả năng kiên trì tỉ mỉ kết hợp sự khéo léo mà ở nữ giới là phù hợp nhất.
+ Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển tay nghề của
công nhân chính là trình độ, năng lực quản lý của các nhà quản lý trong Công ty.
Năng lực đó một phần được thể hiện qua các phòng ban một phần được thể hiện qua
trình độ học vấn của người lao động.
+ Tính đến thời điểm cuối năm 2010, tổng số cán bộ công nhân viên của
Công ty là 804 người.
2.1.4. Đặc điểm về sản xuất và quy trình công nghệ.
2.1.1.1. Đặc điểm về sản xuất.
- Sản phẩm chính của Công ty là các loại bánh kẹo, bột canh, gia vị đều được chế
biến từ những nguyên vật liệu khó bảo quản như đường, sữa, bơ, trứng, và các loại
phụ gia khác.
- Trong đó bánh kẹo là dòng sản phẩm chủ đạo của Công ty nhưng lại mang tính
thời vụ, được tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ Tết, đầu và cuối năm.

- Hiện tại, Công ty sản xuất và tung ra thị trường 4 nhóm sản phẩm là:
+ Các loại bánh quy thương hiệu Hải Châu, bánh quy hương thảo, bánh quy hoa
quả, quy marie,…
+ Bánh kem xốp được ưa chuộng hơn cả với đủ chủng loại như kem xốp vừng,
xốp trắng, xốp sôcôla,…
+ Dòng kẹo cũng đa dạng về mẫu mã, chủng loại như kẹo cứng, mềm với đủ
hương dâu, táo, nho,…
-Với sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tới gần 200 mặt hàng tất cả nên
đòi hỏi Công ty phải xây dựng các mức cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đảm
bảo cho công việc sản xuất cũng như công tác quản lý của Công ty. Trong đó tất cả
các sản phẩm, các chủng loại bánh kẹo đang sản xuất đều được xây dựng mức, hang
năm số lượng các chủng loại bánh kẹo tăng lên thì số lượng các mức này cũng tăng
lên tương ứng.
19
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
Bảng 2.2: Bảng các mặt hàng sản xuất và số lượng mức lao động những năm
qua.
Năm Số lượng XN, phân xưởng Tổng các loại mặt hàng Các loại mặt hàng có
mức
2008 8 185 185
2009 10 192 192
2010 10 197 197
( Nguồn: Phòng tổ chức)
- Qua bảng trên cho thấy, các mức được xây dựng cho toàn bộ các sản phẩm, đó là
sự thay đổi lớn trong sản xuất của công ty những năm qua. Tuy nhiên về chất lượng
thực hiện mức lại chưa được hiệu quả, có những mức còn quá thấp cũng như có
mức lại chưa thể đạt được. Do đó cần phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện
thực tế của công ty.
Bảng 2.3: Chất lượng hoàn thành mức một số mặt hàng trong năm 2010
Tên sản phẩm Mức đặt ra (kg/ca) Kết quả đạt mức (kg/ca)

Kẹo cứng loại 250g/hộp 50 48
Kẹo cứng loại 500g/hộp 52 60
Kẹo cứng loại 300g/hộp 52 56
Kẹo cứng loại 350g/hộp 45 40
Kẹo cứng loại 150g/hộp 40 40
Kẹo cứng loại 200g/hộp 35 35
( Nguồn: Phòng tổ chức)
- Qua bảng trên cho thấy, việc xây dựng và điều chỉnh mức một cách khoa học,
hợp lý là vô cùng cần thiết để phù hợp với sự cải tiến về máy móc thiết bị cũng như
trình độ tay nghề của người lao động.
20
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
2.1.4.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản xuất sản phẩm đã được cải
thiện một cách rõ rệt do Công ty đã quan tâm đầu tư đổi mới một số trang thiết bị
cũng như các dây chuyền sản xuất hiện đại. Hiện nay Công ty đã có 6 dây chuyền
sản xuất chính trong đó có 2 dây chuyền sản xuất kẹo và 1 dây chuyền sản xuất bột
canh. Dưới đây là một số sơ đồ về quy trình công nghệ sản xuất của một số mặt
hàng chủ yếu tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu.

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bánh.
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất kẹo.
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột canh.
( Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Trộn NVL Cán thành hình Nướng Chọn Bao gói
Phối trộn NVL Nấu Trộn hương liệu
Vuốt kẹo
Làm nguội
Đóng gói
Quật kẹoCắt và bao gói

Rang muối Xay nghiền
Bao gói
đóng hộp
Sàng lọc
Trộn với
phụ gia
Trộn
với Iốt
Trộn với
phụ gia
Bao gói
đóng hộp
21
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm qua
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008-2010
STT Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tươn
g
đối

(%)
1 DT thuần bán hàng 172.316 180.450 195.788
8.134 4.72 15.338 8,5
2 Giá vốn hàng bán 140.692 146.250 157.219
5.558 3.95 10.969 7,5
3 LN gộp bán hàng [=(1) – (2)] 31.624 34.200 38.569
2.576 8.15 4.369 12,77
4 DT từ hoạt động tài chính 14.559 15.145 15.773
586 4.03 6.28 4,15
5 Chi phí tài chính 8.252 9.522 11.253
1.270 15.39 1.731 18,18
6 Chi phí bán hàng 19.278 20.443 21.830
1.165 6.04 1.387 6,78
7 Chi phí QLDN 16.234 16.620 16.920
386 2.38 300 1,81
8 LN từ hoạt động kinh doanh
[=(3) + (4) – (5) – (6) – (7)]
2.419 2.760 4.339
341 14.10 1.579 57,61
9 Lợi nhuận khác 90 103 116
13 14.44 13 12,62
10 Tổng lợi nhuận trước
thuế=[(8) + (9)]
2.509 2.863 4.455
354 14.11 1.592 55,61
11 Thuế TNDN 702,52 801,64 1.113,15
99.12 14.11 312.11 38,93
12 Lợi nhuận sau thuế 1.806,48 2.061,36 3.341,25
254,88 14.14 1.297,89 62,09
13 Tổng số lao động (người) 779 826 804

14 Thu nhập bình quân
(ng/tháng)
1,65 1,8 2,0
(Nguồn: Phòng TCKT)
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu ta thấy:
Doanh thu thuần năm 2010 tăng mạnh, tăng 15,338 tỷ tương ứng 8,5% so với
năm 2009 trong khi năm 2009 chỉ tăng 8,13 tỷ tương ứng 4,72% so với năm 2008.
22
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 10,97 tỷ so với năm 2009 trong khi giá vốn
hàng bán năm 2009 tăng 5,56 tỷ so với năm 2008. điều đó dẫn đến mức độ tăng lợi
nhuận gộp năm 2010 so với năm 2009 lớn hơn mức độ tăng lợi nhuận gộp của năm
2009 so với năm 2008.
Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2010 là 4,455 tỷ, của năm 2009 là 2,863
tỷ và năm 2008 là 2,509 tỷ. Nguyên nhân của việc tăng trưởng lợi nhuận trước thuế
năm 2010 với năm 2009 lớn hơn năm 2009 so với năm 2008 là do tốc độ tăng lợi
nhuận gộp của năm 2010 so với năm 2009 lơn hơn nhiều so với tốc độ tăng lợi
nhuận gộp năm 2009 so với năm 2008. Bên cạnh đó tốc độ tăng các khoản chi phí
năm 2010 so với năm 2009là không lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng chi phí năm
2009 so với năm 2008.
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty để từ đó xây
dựng nên kế hoạch quỹ lương, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời
Công ty cần phải quan tâm hơn tới người lao động và các hoạt động quản lý họ sao
cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt mục tiêu cao nhất
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác định mức
2.1.6.1. Nhân tố thuộc về tổ chức.
- Hiện nay, bộ máy tổ chức thực hiện công tác định mức lao động trong Công ty bao
gồm:
• Hội đồng định mức:

+ Giúp giám đốc lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạchđịnh mức lao động.
+ Tham gia xét duyệt mức lao động và đề ra các phương hướng, biện pháp thực
hiện nhằm đẩy mạnh công tác định mức lao động trong doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các bộ phận có lien quan, tạo điều kiện cho người lao động hoàn
thành các mức lao động để nâng cao năng suất lao động.
+ Phân tích tình hình thực hiện mức ở các bộ phận, các phân xưởng làm căn cứ xét
khen thưởng đối với người lao động có nhiều thành tích.
• Phòng tổ chức ( phòng lao động tiền lương ).
+ Nghiên cứu quá trình sản xuất và tổ chức lao động ở các bộ phận, các phân xưởng
trong doanh nghiệp.
23
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
+ Phát hiện các tổn thất thời gian làm việc trong từng bộ phận.
+ Tổng kết các phương pháp lao động, các kinh nghiệm lao động tiên tiến để phổ
biến và áp dụng rộng rãi.
+ Nghiên cứu vận dụng các phương pháp định mức lao động trong điều kiện cụ thể
của doanh nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả.
+ Phân tích tình hình thực hiện mức, tổ chức kịp thời sửa đổi các mức sai.
+ Xác định nhiệm vụ giảm lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm cho các bộ
phận và các phân xưởng.
• Cán bộ định mức lao động:
+ Khảo sát nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động
nhằm thu thập tài liệu tổ chức lao động.
+ Xây dựng mức lao động, thống kê phân tích tình hình thực hiện mức nhằm kịp
thời sửa đổi nếu có sai sót.
+ Tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra và xem xét chất lượng mức đang thực hiện
để có các biện pháp cải tiến.
+ Tổng hợp tình hình định mức lao động ở các bộ phận để báo cáo phòng lao động
tiền lương.
- Với lịch sử hình thành và phát triển 45 năm qua, đặc biệt là từ sau cổ phần hoá đến

bây giờ, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã từng bước khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường với các chủng loại sản phẩm cả về chất lượng lẫn số lượng.
- Ngay sau khi cổ phần hoá, Công ty đặc biệt quan tâm tới công tác định mức lao
động, nó là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức lao động, tổ chức sản
xuất và quản lý nguồn nhân lực, do đó Công ty đã luôn chú trọng và xác định rõ
mục tiêu.
- Công tác định mức lao động là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức
lao động, tổ chức sản xuất và quản lý lao động. Đồng thời lien quan đến việc phân
công hiệp tác lao động, tổ chức và phục vụ nơi lam việc, lien quan tới nghiên cứu
các thao tác và trả lương cho công nhân. Nó thuộc trách nhiệm chính của phòng lao
động tiền lương cùng với sự phối hợp của phòng kỹ thuật và các phân xưởng sản
xuất, trong đó:
24
SV: Thiều Đinh Tính Lớp: Quản trị nhân lực K10
+ Phòng kỹ thuật là phòng có chức năng nhiệm vụ hỗ trợ cho phòng lao động
tiền lương trong hoạt động này vì đây là bộ phận am hiểu nhất về quy trình sản xuất
và là bộ phận trực tiếp quản lý yêu cầu về kỹ thuật sản xuất, về máy móc thiết bị.
Do vậy để công tác định mức được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí
và đạt hiệu quả thì phòng kỹ thuật phải có vai trò cung cấp thông tin về quy trình
sản xuất, định biên lao động của máy móc thiết bị cho bộ phận lao động tiền lương,
cùng hợp tác chặt chẽ để đưa ra mức chính xác.
+ Các phân xưởng sản xuất là nơi trực tiếp tổ chức quá trình sản xuất và diễn ra
các hoạt động của người lao động. Do đó các trưởng bộ phận, quản đốc là những
người am hiểu về về tổ chức nơi làm việc của phân xưởng mình nên cần phải theo
dõi tình hình sản xuất thực tế, nắm bắt và phối hợp với các phòng ban.
- Tuy nhiên để xây dựng nên các mức lao động chính xác cần đòi hỏi sự phối hợp
chặt chẽ từ các cấp trong tổ chức. Lãnh đạo các phòng ban phải có trách nhiệm đôn
đốc xuống các bộ phận và trực tiếp là người lao động để kịp thời nắm bắt nhằm xây
dựng và điều chỉnh mức một cách hợp lý.
2.1.6.2. Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị

- Như ta đã biết, máy móc thiết bị là công cụ, phương tiện cho con người làm việc.
Ngày nay, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều không thể thiếu được các loại
máy móc thiết bị đặc biệt là những thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
- Máy móc thiết bị hiện đại đã dần thay thế một phần nào đó lượng lao động thủ
công do đó công tác định mức cũng cần phải hoạch định lại trên cơ sở xây dựng
mức lao động mới sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
- Dưới đây là một số dây chuyền sản xuất cũng như năng suất đạt được trong năm
qua
Bảng 2.5. Dây chuyền máy móc thiết bị
Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Công suất
25

×