Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.43 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAN NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP công nghệ San Nam
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty : Công ty cổ phần công nghệ San Nam.
Tên giao dịch quốc tế : San Nam technology joint stock company.
Địa chỉ : Tòa nhà San Nam, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại : 0438 374 802 Fax : 0438 374 485
Mã số thuế : 0101948142
Vốn điều lệ : 30 tỷ đồng
Số cổ phần đang lưu hành : 3,000,000 cổ phần
Công ty cổ phần công nghệ Sannam (Sannamtek), tiền thân là công ty
TNHH Sannam, được thành lập từ năm 1994.
Năm 1995- 1997 công ty kinh doanh thuận lợi và phát triển nhanh chóng.
Năm 2002 công ty nhận được giải thưởng Sao Đỏ dành cho một trong 10
doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất tại Việt Nam
Năm 2004 nhờ năng lực công nghệ nổi trội trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, các nhà máy cột điện truyền tải 500 kV từ Bắc vào Nam như PCC1,
PCC4, PCC3 đang dùng các thiết bị công nghệ mạ kẽm nhúng nóng do công
ty mua thiết kế sơ bộ của Đức và chế tạo nội địa hóa khoảng 60%. Một số nhà
máy đóng tàu đang sử dụng các dây chuyền công nghệ do các Liên Doanh
San Nam tư vấn và chế tạo nội địa hóa theo công nghệ Châu Âu.
Năm 2006: Đa số các thiết bị công nghệ chế biến hoa quả thực phẩm tại
Nhà máy thực phẩm San Nam Ba Vì và Hòa Bình đều do các chuyên gia của
công ty thiết kế, chế tao, lắp đặt. Cho đến nay các thiết bị công nghệ này vẫn
còn là thách thức đối với các đối thủ cạnh tranh cùng loại.
1
1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty.
a) Đặc điểm về kinh doanh.


Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
•Tư vấn chuyển giao công nghệ gắn liền với chuyên gia nước ngoài, các nhà
khoa học trong nước, các viện nghiên cứu… Có thể chuyển giao toàn bộ công
nghệ hay 1 phần của quy trình công nghệ tùy theo yêu cầu của khách hàng.
•Khai thác bán hàng máy công cụ
•Thiết kế các dây chuyền chế tạo cơ khí, chế biến sản phẩm, gắn với
việc chuyển giao công nghệ với sản xuất cơ khí, bảo hành sản phẩm…
•Tăng cường các dịch vụ kỹ thuật như thiết kế công nghiệp, quy trình
sản xuất, quy trình vận hành sử dụng máy móc thiết bị đặc biệt là các máy
điều khiển CNC.
•Xưởng sản xuất cơ khí kết hợp với gia công bên ngoài để chế tạo sản
phẩm hoặc chi tiết sản phẩm, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị theo yêu
cầu của khách hàng.
b) Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Diện tích mặt bằng hiện nay : 1000m
2
trong đó :
- Diện tích làm việc : 400m
2
- Diện tích kho : 600m
2
Hiện nay, tất cả các phòng ban của công ty đều được trang bị hiện đại để
thuận lợi cho việc làm việc của các nhân viên. Hệ thống kho bãi chứa hàng
trăm máy móc thiết bị với giá trị lớn như máy đo khí độc, máy đo bụi, máy
hàn, kích thủy lực, máy sấy tôn, máy phay, tiện vạn năng, máy uốn thủy lực…
c) Yếu tố đầu vào và thị trường đầu vào.
Thị trường các yếu tố đầu vào rộng và phong phú. Công ty đã phát triển
quan hệ hợp tác thương mại và khoa học công nghệ với các Viện nghiên cứu,
hãng chế tạo thiết bị công nghệ sản xuất hàng đầu trên thế giới như : LOECO
2

( Đức); VERNET BERINGER (Pháp); SAPORITY, IMCAR, RIMEX,
SICMI… (Italy); LDC( Mỹ)…
d) Yếu tố đầu ra và vị thế cạnh tranh của công ty.
Trong 15 năm qua, đội ngũ các chuyên gia và kỹ sư của Sannam đã thực
hiện thành công hàng trăm dự án chuyển giao công nghệ sản xuất cơ khí tại
Việt Nam như:
•Dây chuyền công nghệ sản xuất cột điện truyền tải cho công ty Xây
Lắp Điện 3 ( PCC3)
•Dây chuyền sản xuất cột điện và kết cấu thép cho công ty Xây Lắp điện
1, Nam ( VINAINCON).
•Thiết bị công nghệ cho các nhà máy đóng tàu, thuộc Tổng công ty
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam ( VINASHIN).
•Thiết bị công nghệ sản xuất cho nhiều nhà máy thuộc Bộ Công Nghiệp,
Bộ Quốc Phòng, Bộ Xây Dựng…
2Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Dựa vào số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các
năm 2009, 2010 ta có bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
( Phụ lục 01). Nhìn vào bảng phân tích ta thấy :
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 81,713,944,538
đồng tăng 6.86% ( tương đương với 5,245,959,951 đồng ) so với năm 2009.
+ Trong giai đoạn 2009 và 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng
632.87% ( từ 51,838,810 đồng năm 2009 lên 379,909,890 đồng năm 2010,
tăng 328,071,080 đồng ).
Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy lợi
nhuận tăng với tốc độ nhanh và cao hơn rất nhiều so với mức tăng của doanh
thu, cho thấy năm 2010 công ty làm ăn hiệu quả hơn so với năm 2009 mặc dù
tình hình lạm phát tăng cao và nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.
3
3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản
lý kinh doanh

3.1 Đặc điểm tổ chức HĐKD
Hiện tại công ty là thành viên của Tập đoàn San Nam. Đứng đầu công
ty là chủ tịch công ty là người đồng sáng lập và chịu trách nhiệm hoạch định
chiến lược cũng như phối hợp điều hành các công việc. Công ty có các đại lý
là các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ bán sản phẩm của công ty, thăm dò thị
trường, giới thiệu sản phẩm mới của Công ty. Công ty hiện chưa có chi nhánh
trên toàn quốc.
3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy nhân sự và bộ máy quản lý
a. Tổ chức nhân sự.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 52 người, trong đó:
- Chuyên gia, kỹ sư trình độ đại học: 35 người
- Chuyên viên trình độ trên đại học: 3 người
- Cao đẳng, kỹ thuật: 14 người
b. Bộ máy quản lý
Do đặc điểm về loại hình kinh doanh, quy mô sản xuất và đặc điểm để
quản lý tốt hoạt động kinh doanh. Bộ máy quản lý được tổ chức theo một cơ
cấu khoa học và phù hợp. ( Phụ lục 02)
• Hội đồng quản trị: Có chức năng điều hành mọi hoạt động của công
ty, ra quyết định quản trị thống nhất, hoạch định các chiến lược kinh doanh
cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp…
• Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, là
nơi đưa ra những chính sách về chiến lược phát triển công ty và bầu ra bộ
máy quản lý cao nhất của công ty là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
• Ban kiểm soát: Thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá
công tác điều hành, quản lý của hội đồng quản trị theo đúng các quy định
trong điều lệ công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại Hội đồng cổ đông.
4
• Ban giám đốc: gồm 1 tổng giám đốc và 1 phó tổng giám đốc, điều
hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về

toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
- Phó tổng giám đốc: Cố vấn, giúp việc cho Tổng giám đốc.
• Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phòng kế toán: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc thực hiện quản
lý về mặt tài chính, kế toán của công ty theo Quy định của Nhà Nước và quy
định của tập đoàn.
- Phòng công nghệ: Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thiết bị
gia công cơ khí và sản xuất công nghiệp.
- Phòng tổ chức hành chính: Giúp việc cho giám đốc công ty thực hiện
về công tác cán bộ, quy hoạch tổ chức cán bộ đào tạo.
- Phòng kỹ thuật bảo hành: Cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật lắp
đặt, đào tạo sử dụng, sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo trì công nghiệp.
- Phòng xuất nhập khẩu: Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: Kinh doanh máy móc, phụ tùng, vật tư, và thiết bị
công nghệ phục vụ ngành công nghiệp.
5
PHẦN 2
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và tổng hợp báo cáo công ty. Do địa bàn hoạt động rộng nên
công ty tổ chức hạch toán vừa tập trung, vừa phân tán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ( Phụ lục 03)
Xuất phát từ hình thức tổ chức bộ máy kế toán, bộ máy kế toán của công
ty tổ chức theo kiểu trực tuyến. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành thong qua
khâu trung gian nhận lệnh.
Kế toán trưởng ( Kiêm trưởng phòng tài chính – kế toán ): chỉ đạo kiểm
tra công tác hạch toán chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính – kế toán
của công ty.

Kế toán tổng hợp ( kiêm phó phòng ): Tổng hợp số liệu các kế toán của
các bộ phận, lập biểu báo cáo tài chính.
Kế toán thanh toán: Thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt, cập nhật
chứng từ, giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền vay, tiền gửi… nhập số
liệu vào máy.
Kế toán vật tư, hàng hóa: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư hàng
hóa trong kỳ, nhập số liệu vào máy tính.
Kế toán tài sản cố định: Cơ cấu về TSCĐ, tình hình tăng, giảm TSCĐ
trong toàn công ty để đối chiếu với thủ kho, trích khấu hao TSCĐ
Kế toán thuế: Căn cứ vào hóa đơn thuế giá trị gia tăng, hạch toán các hóa
đơn mua, bán hàng hóa và lập bảng kê chi tiết, tờ khai thuế.
Kế toán tiền lương tạm ứng: Thanh toán tiền lương cho nhân viên công ty.
6
Thủ quỹ: Quản lý các loại tiền hiện có tại công ty và thực hiện lệnh nhập
xuất quỹ của giám đốc.
2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần công nghệ
San Nam.
• Hệ thống tài khoản kế toán của công ty: hiện nay công ty đang áp
dụng chế độ kế toán theo quyết định 15 của Bộ tài chính ban hành ngày
20/3/2006.
• Niên độ kế toán: áp dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước bắt
đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
• Hình thức kế toán (ghi sổ kế toán): Chứng từ ghi sổ và được cập nhật
hàng ngày trên máy vi tính.
• Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
• Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng.
• Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
• Phương pháp xác định giá trị vật tư, hàng hóa: Phương pháp bình
quân gia quyền.

• Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
3.Tổ chức công tác kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu.
3.1: Kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty bao gồm trụ sở văn phòng làm việc, máy
móc thiết bị, phương tiện, dụng cụ quản lý… Ngoài ra công ty còn có TSCĐ
vô hình như các loại giấy phép…
Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ là cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho
công tác quản lý trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý TSCĐ, hạch toán
phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:
7
+ Phản ánh, ghi chép, tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ
hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong từng bộ phận sử dụng
TSCĐ, cung cấp cho nhà quản lý những thông tin cần thiết để kiểm tra, giám
sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ.
+ Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp và phân bổ
chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Khi hạch toán phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá chung giá trị hao mòn
và giá trị còn lại. Giá trị hao mòn của TSCĐ được đánh giá theo phương pháp
đường thẳng ( số dư khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian
sử dụng hữu ích tài sản ) được tính theo công thức:
Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 214
Tài khoản liên quan : TK 111, TK 112, TK 311, TK411, TK 641
Chứng từ liên quan: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại
TSCĐ, báo cáo xin thanh lý, biên bản thanh lý TSCĐ…
Sổ sách sử dụng: Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ, bảng chi tiết TSCĐ, sổ
cái tài khoản 211, 214…
Ví dụ : Quý 2/2010 Công ty mua 1 lô gồm 10 máy tính mới. Tổng giá trị
thanh toán theo hóa đơn GTGT là 148,500,000 đồng, Thuế VAT 10% Công
ty thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán căn cứ vào chứng từ nêu trên.
Định khoản tăng TSCĐ:

Mức khấu hao
Năm
= Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng ( năm )
8
Nợ TK 211 : 135,000,000đ
Nợ TK 133 : 13,500,000đ
Có TK 112 : 148,500,000đ
3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty cổ phần công nghệ Sannam là một doanh nghiệp có quy mô
lớn và nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, công ty đang sử dụng một số
lượng lao động tuy không nhiều nhưng có trình độ chuyên môn cao. Việc
quản lý được thực hiện trên sổ lao động, bao gồm toàn bộ số nhân viên theo
dõi theo thứ tự họ tên cụ thể của từng nhân viên, chức vụ, cấp bậc, hệ số
lương của từng người. Ngoài ra mỗi nhân viên đều có phụ cấp tương ứng với
nhiệm vụ và trách nhiệm của họ. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo
thời gian làm việc, cấp bậc, chức vụ.
Tiền lương theo thời gian = Thời gian làm việc thực tế * Đơn giá tiền lương
Lương thời gian giản đơn là tiền lương được tính theo thời gian làm việc
và đơn giá lương thời gian. Lương thời gian được chia thành:
Lương tháng = Mức lương tối thiểu * Hệ số lương theo cấp bậc, chức vụ + phụ cấp (nếu có)
Lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc.
Lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc.
Các chứng từ liên quan: Bảng chấm công, hợp đồng lao động, bảng thanh
toán lương, BHXH, các phiếu chi và các chứng từ tài liệu khác liên quan.
Trình tự luân chuyển chứng từ: các phòng ban lập bảng chấm công, sau
đó chuyển cho phòng kế toán để lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán
BHXH trình kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt. Sau đó kế toán thanh toán
viết phiếu chi lương, lập bảng tổng hợp phân bổ “ Bảng phân bổ tiền lương và
BHXH”.

Tài khoản sử dụng: TK 334, TK 338.
Tài khoản liên quan: TK 642, TK 622, TK 111…
9
Ví dụ: Từ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế
toán lập chứng từ ghi sổ tính lương phải trả chi tiết cho từng bộ phận như:
( phụ lục số 04, 05 )
Tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp: 112,500,000đ
Tiền lương của công nhân trực tiếp lắp ráp máy móc: 84,460,000đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 622 : 86,460,000đ
Nợ TK 642 : 112,500,000đ
Có TK 334 : 189,960,000đ
Căn cứ vào tiền phải trả CNV trong tháng, kế toán trích BHXH, BHYT,
KPCĐ là 20% của từng bộ phòng ban rồi tính vào chi phí của phòng ban đó,
sau đó tổng hợp và tính hết vào chi phí SXKD của công ty.
Từ tiền lương phải trả trong tháng của công nhân là 86,460,000đ, trích
BHXH, BHYT, KPCĐ là 20% và tính vào chi phí nhân công trực tiếp :
86,460,000 * 20% = 17,292,000đ
Từ tiên lương phải trả trong tháng của nhân viên QLDN là 112,500,000đ
trích BHXH, BHYT, KPCĐ là 20% và tính vào chi phí QLDN:
112,500,000đ * 20% = 22,500,000đ
Khoản khấu trừ vào lương CNV là 8.5% trên tổng số tiền lương phải trả
trong tháng cho CNV = 198,960,000đ * 8.5% = 16,911,600đ
Kế toán ghi: Nợ TK 622 : 17,292,000đ
Nợ TK 642 : 22,500,000đ
Nợ TK 334 : 16,911,600đ
Có TK 338 : 56,703,600đ
3.3 Kế toán bán hàng tại công ty
Nội dung của doanh thu bán hàng tại công ty
- Doanh thu bán hàng của công ty phản ánh số hàng bán thực tế tại công

10
ty và các đại lý bán ra cho khách hàng kể cả số hàng bán đó thu được tiền hay
chưa thu được tiền.
- Chứng từ kế toán sử dụng trong công tác bán hàng:
Chứng từ kế toán trong công tác bán hàng là các phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, phiếu xuất kho kiêm chuyển kho nội bộ, phiếu thu tiền, giấy báo có
ngân hàng, hóa đơn GTGT…
Tài khoản kế toán sử dụng phản ánh doanh thu:
TK 511: Doanh thu bán hàng
Ngoài ra cũng sử dụng các tài khoản liên quan để phản ánh tình hình
thanh toán của khách hàng như:
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 111: Tiền mặt
TK 131: Phải thu của khách
Trình tự kế toán bán hàng
+ Tại công ty:
Căn cứ đề nghị cấp hàng của các cửa hàng và lệnh điều hàng của phòng
kinh doanh kế toán viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. PXKNB là
chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa trên đường vận chuyển và làm căn cứ
ghi sổ xác định hàng gửi bán xuống cửa hàng. PXKNB lập làm 3 liên:
Liên 1: Lưu tại phòng kế toán cùng lệnh điều hàng.
Liên 2, 3: Giao cho bộ phận cung ứng hàng thuộc phòng kinh doanh XK
làm thủ tục chuyển hàng.
Cuối tháng khi cửa hàng bán được hàng báo cáo bảng kê bán hàng theo
từng mặt hàng về công ty.
+ Tại đại lý:
Khi nhận được hàng của công ty. Kế toán đại lý viết phiếu nhập kho và
11
theo dõi kho tại đại lý. Sau khi bán được hàng, cuối tháng đại lý lập bảng kê
bán hàng gửi về công ty để công ty viết hóa đơn khấu trừ đầu vào đại lý.

12
Định khoản kế toán
* Khi cấp hàng cho đại lý kế toán ghi sổ:
Nợ TK 157
Có TK 156
* Khi đại lý bán được hàng và nộp bảng kê bán hàng trong tháng về công
ty, công ty viết hóa đơn GTGT cho đại lý và kế toán công ty định khoản ghi sổ:
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
Ví dụ: Ngày 10/09/2010 đại lý tại km9 đường Phạm Văn Đồng – Cầu
Giấy – Hà Nội đề nghi cấp hàng theo giấy đề nghị căn cứ vào giấy đề nghị
cấp hàng, phòng kinh doanh ra lệnh điều động (Phụ lục 06 ). Căn cứ vào lệnh
điều động, phòng kế toán viết phiếu XKNB (Phụ lục 07 ). Tại phòng kế toán
công ty kế toán định khoản:
Nợ TK 157
Có TK 156
Cuối tháng kế toán tập hợp tất cả các chứng từ xuất hàng kho đại lý lập
chứng từ ghi sổ và vào sổ theo dõi chi tiết TK 157 “ hàng gửi bán”. Chứng từ
ghi sổ được chuyển cho kế toán tổng hợp.
3.4. Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty
Nội cung của giá vốn hàng bán tại công ty
Trong kỳ, tương ứng với doanh số bán hàng tại mỗi doanh nghiệp thì
có một giá trị vốn của lượng hàng xuất bán. Trị giá vốn của hàng xuất bán là
biểu hiện bằng tiền của lượng hàng bán ra theo giá vốn.
Tại công ty cổ phần công nghệ Sannam thì giá vốn hàng bán được tính
theo phương pháp bình quân gia quyền:
Giá vốn xuất bán = Số lượng hàng xuất bán * Giá thành sản phẩm đơn vị bình quân
13
* Cách xác định tổng giá vốn hàng bán trong kỳ của công ty: căn cứ vào

số cộng của cột giá vốn hàng xuất bán trong kỳ của bảng tập hợp chi phí xuất
nhập tồn hàng gửi bán ta được tổng giá vốn hàng bán trong kỳ của công ty.
Công ty vừa bán trực tiếp vừa gửi đại lý bán. Cuối tháng khi tổng hợp
hàng bán trong kỳ kế toán lập bảng kê xác định số hàng nhập – xuất – tồn kho
cuối tháng theo từng mặt hàng và ghi định khoản lập chứng từ ghi sổ
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán thực tế trong tháng
Có TK 157:
Các chứng từ ghi sổ được kế toán viên theo dõi và chuyển sang cho kế
toán tổng hợp để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Ví dụ: Tính giá vốn hàng bán của sản phẩm Máy cắt CNC Đài Loan:
Tồn đầu kỳ: số lượng: 5 chiếc, trị giá: 58,000,000đ
Nhập trong kỳ: số lượng: 10 chiếc, trị giá: 122 ,000,000đ
Xuất trong kỳ: số lượng: 8 chiếc. Với giá bán là 13,000,000đ ( VAT 10% )
Ta có: Tổng sản phẩm thực tế đơn vị BQ =
15
000,000,122000,000,58 +
= 12,000,000đ
Vậy giá vốn hàng bán sẩn phẩm máy cắt CNC Đài Loan:
= 8 * 12,000,000đ
= 96,000,000đ
Ta định khoản bút toán này như sau:
BT1: Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 : 96,000,000đ
Có TK 156 : 96,000,000đ
BT2: Doanh thu bán hàng
Nợ TK 131 : 114,400,000đ
Có TK 511 : 8 * 13,000,000 = 104,000,000đ
Có TK 3331 : 104,000,000 * 10% = 10,400,000đ
14
3.5. Kế toán xác định kết quả bán hàng

Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng các tài khoản để xác định kết quả bán hàng là TK 511,
TK 532, TK 632, TK 641, TK 642…
* Phương pháp xác định kết quả bán hàng .
Kết quả bán hàng của công ty được tính như sau:
Kết quả bán hàng = DTT – Giá vốn hàng bán – CPBH – CPQL
DTT = DT – Các khoản giảm trừ
* Trình tự xác định kết quả bán hàng và định khoản kế toán.
Cuối kỳ sau khi các kế toán viên lập chứng từ ghi sổ chuyển kế toán tổng
hợp. Kế toán tổng hợp các nhiệm vụ kết chuyển các tài khoản doanh thu, các
khoản chi phí, giá vốn.
Ví dụ: Ngày 28/02 kế toán căn cứ vào phát sinh trong tháng ở các sổ cái
các tài khoản, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ kết chuyển kinh doanh thu
hàng bán bị trả lại, chiết khấu hàng bán như sau:
- Kết chuyển chiết khấu bán hàng
Nợ TK 511: 194,091,000đ
Có TK 521: 194,091,000đ
- Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511: 25,531,025đ
Có TK 531: 25,531,025đ
Xác định doanh thu thuần = 7,953,224,757 – 194,091,000 – 25,531,025
= 7,773,602,732đ
- Kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK 511: 7,773,602,732đ
Có TK 911: 7,773,602,732đ
15
Kế toán tập hợp lập chứng từ ghi sổ kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 6,212,130,870đ

Có TK 632: 6,212,130,870đ
- Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: 726,666,818đ
Có TK 641: 726,666,818đ
- Kết chuyển chí phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 394,140,970đ
Có TK 642: 394,140,970đ
Xác định kết quả bán hàng:
Kết quả bán hàng = DTT – GVHB – CPBH – CPQL
= 7,773,602,732 – 6,212,130,870 – 726,666,818 –
394,140,970
= 400,664,074đ
Kế toán tổng hợp lập định khoản ghi sổ và vào sổ cái TK 911
Nợ TK 911: 400,664,074đ
Có TK 421: 400,664,074đ
16
PHẦN 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
1. Thu hoạch
Qua một thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ Sannam được
sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty em
đã được tiếp cận và tìm hiểu mô hình tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức bộ
máy kế toán của công ty. Tại đây em đã học hỏi và nắm bắt được những kiến
thức thực tế về tổ chức kế toán và các phần hành của công ty. Em đã có cơ hội
được thực hành ghi chép, nhập số liệu các loại chứng từ, sổ sách kế toán mà
công ty đang sử dụng, được tìm hiểu và nhận thức sâu sắc về vai trò cũng như
thực tế vận dụng các quy định và chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm cụ
thể của công ty. Đây là những kiến thức quý báu giúp e hiểu hơn về công ty.
Do thời gian thực tập không nhiều với kiến thức hạn chế nên em không
thể đi sâu vào các vấn đề liên quan đến cả hệ thống kế toán của công ty mà

chỉ đi sâu giới hạn một số vấn chủ yếu bổ xung cho lý thuyết thực tế đã học.
2. Một số nhận xét về công tác kế toán ở công ty.
2.1 Những ưu điểm:
- Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh có uy tín, thiết lập mối quan hệ
với nhiều nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới. Với mối quan hệ đó công ty
luôn nhập được máy móc thiết bị hiện đại và có chất lượng cao phục vụ cho
nền công nghiệp trong nước.
- Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ
công nhân viên. Công ty thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo chuyển
giao công nghệ cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời công ty cũng luôn
chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên, nên họ rất gắn bó với công ty và
tận tụy với công việc.
- Tổ chức công tác kế toán ở công ty phù hợp với đặc điểm của hình thức
sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán rất linh hoạt với việc phân công lao
17
động cụ thể, trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng cán bộ kế toán. Mọi phần hành
kế toán đều có người theo dõi, thực hiện đầy đủ đúng nội quy.
- Sổ sách kế toán đã sử dụng và thực hiện theo đúng quy định của ban
tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng và đầy đủ.
- Bộ máy kế toán luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu cho
đối tượng cần quan tâm nhất là các nhà quản lý để đưa ra những quyết định
phương hướng và biện pháp kịp thời nhằm nâng cao kết quả kinh doanh.
2.2. Một số vấn đề còn tồn tại:
- Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ còn chưa hợp lý. Hiện nay,
TSCĐ rong cty được áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng .
Phương pháp này tuy đơn giản dễ tính toán nhưng không phản ánh đúng chi
phí khấu hao đã bỏ ra trong quá trình sử dụng.
Phương pháp này càng không thích hợp với các TSCĐ cóc hao mòn vô
hình nhanh, cần thiết phải thu hồi vốn sớm hay những tài sản hoạt động
không thường xuyên, liên tục.

- Công ty không bố trí được cho nhân viên nghỉ phép đều đặn mà thường
nghỉ phép dồn dập vào các dịp lễ, tết không những gây khó khăn cho việc bố
trí kế hoạch làm việc.
3. Một số đề xuất
- Công ty nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với từng
loại TSCĐ để phản ánh đúng chi phí khấu hao TSCĐ. Đối với những TSCĐ
mà hao mòn hữu hình và vô hình chậm như là nhà cửa, vật kiến trúc… thì kế
toán vẫn có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, còn đối với
các loại TSCĐ hoạt động không liên tục như phương tiện vận tải, TSCĐ hao
mòn vô hình nhanh như máy móc thiết bị thì kế toán nên áp dụng phương
pháp khâu hao nhanh để sớm thu hồi vốn.
- Công ty nên bố trí cho cán bộ, công nhân viên nghỉ phép đều đặn giữa
các tháng, các quý.
18
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần công nghệ Sannam luôn cố
gắng trong công tác kinh doanh cũng như công tác quản lý . Trước tình hình
khó khăn và biến động của thị trường, nhân viên trong công ty đã đoàn kết, cố
gắng nỗ lực không ngừng để đạt kết quả kinh doanh tốt nhất. Do đó doanh
nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình trên thi trường , luôn đứng vững
và phát triển không ngừng trong kinh doanh.
Để có được thành tích trên, ngoài sự phấn đấu của toàn công ty còn có sự
đóng góp của đội ngũ nhân viên kế toán. Nhận thức rõ được trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình, đội ngũ kế toán luôn cung cấp số liệu chính xác, kịp thời
giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có những biện pháp, chính sách, phương thức
kinh doanh tốt nhất nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng đời
sống của cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tại công ty, do hạn chế về thời gian thực tập và
năng lực của bản than em nên bản báo cáo này không tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị trong

quý công ty để báo cáo của em được hoàn thành như mong muốn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn
PGS.TS Đặng Văn Thanh và các anh chị, cô chú trong phòng tài chính – kế toán
của Công ty cổ phần công nghệ Sannam đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
19
PHỤ LỤC
20
Phụ lục 01: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Số tiền (%)
(1) (2) (3) (4)=(3)-(2) (5)=(4)/(2)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 76,467,984,587 81,713,944,538 5,245,959,951 6.86
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 189,500,025 219,622,025 (30,122,000)
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 76,467,984,587 81,713,944,538 5,245,959,951 6.86
4. Giá vốn hàng bán 64,224,143,405 69,956,731,894 5,732,588,489 8.93
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,243,841,182 11,757,212,644 (486,628,538) (3.97)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 418,388,234 222,000,650 (196,387,584) (46.94)
7. Chi phí tài chính 9,895,748,203 8,395,388,422 (1,500,359,781) (15.16)
Trong đó: Chi phí lãi vay 9,895,748,203 8,395,388,422 (1,500,359,781) (15.16)
8. Chi phí bán hàng 1,946,430,588 1,988,145,840 41,715,252 2.14
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 717,058,550 1,086,110,302 369,051,752 51.47
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 102,992,075 509,568,730 406,576,655 394.76
21
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác (92.74)
13. Lợi nhuận khác (36,638,398) (3,022,210) 33,616,188 (91.75)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 66,353,677 506,546,520 440,192,843 663.40
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 14,514,867 126,636,630 112,121,763 772.46

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 51,838,810 379,909,890 328,071,080 632.87
22
Phụ lục 02 : Bộ máy quản lý công ty
Đại hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng kế
toán
Phòng
công
nghệ
Phòng
kinh
doanh
Phòng
xuất,
nhập
khẩu
Phòng kỹ
thuật bảo
hành
Phòng tổ
chức
hành
chính
23
Phụ lục 03: Bộ máy kế toán của công ty:
Phụ lục 04:

Chứng từ ghi sổ
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
vật tư,
hàng
hóa
Kế
toán
tài
sản cố
định
Kế
toán
thuế
Kế
toán
tiền
lương
, tạm
ứng
Thủ

quỹ
24

×