Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.1 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT
1. Thông tin về giảng viên
a. Họ và tên: Đào Hữu Hồ
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS, TS
- Thời gian, địa điểm làm việc: 14h-17h Thứ 4, 8h-11h Thứ 5 hàng tuần
Tại Bộ môn Xác suất – Thống kê Toán học, Phòng 307 nhà T3 Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Toán – Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
334 Nguyễn Trãi – Hà nội
- Email:
;
- Các hướng nghiên cứu chính: Đặc trưng phân phối xác suất; Quá trình điểm không
gian; Quá trình phủ
b. Họ và tên: Nguyễn Văn Hữu
- Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Xác suất – Thống kê Toán học, Đại học KHTN
- Email:

- Các hướng nghiên cứu chính: Xác suất - Thống kê, Toán Tài chính
c. Trần Mạnh Cường
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ
- Thời gian, địa điểm làm việc: các ngày trong tuần – P307 nhà T3
Tại Bộ môn Xác suất – Thống kê Toán học, Phòng 307 nhà T3 Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,


334 Nguyễn Trãi – Hà nội
- Email:

- Các hướng nghiên cứu chính: Toán tử ngẫu nhiên
2. Thông tin về môn học
- Tên môn học: Kiểm định giả thiết
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: tự chọn

2
- Các môn học tiên quyết: Xác suất (38); Thống kê Toán học (39); Xác suất nâng cao
(61)
- Các môn học kế tiếp: Khoá luận
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
+ Nghe giảng lý thuyết: 25
+ Làm bài tập trên lớp: 3
+ Tự nghiên cứu: 2
- Bộ môn phụ trách môn học: Xác suất – Thống kê ; Khoa Toán - Cơ - Tin học
3. Mục tiêu môn học
- Kiến thức: Trang bị cho người học những kết quả lý thuyết của bài toán kiểm định
giả thiết – một trong hai bài toán lớn, cổ điển của Thống kê Toán học. Trên cơ sở
đó giải thích được cơ sở lý luận của các bài toán thống kê ứng dụng.
- Kỹ năng: giúp người học có khả năng tư duy logic, khả năng suy luận, khả năng
vận dụng các kiến thức cơ bản đã học.
- Thái độ: làm cho người học thấy được khía cạnh lý thuyết khó và phức tạp của
Thống kê Toán học chứ không phải chỉ có tính toán như Thống kê ứng dụng
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học trang bị cho sinh viên 2 cách đặt bài toán kiểm định giả thiết, tiêu chuẩn
mạnh nhất, tiêu chuẩn mạnh đều nhất, tiêu chuẩn không chệch mạnh đều nhất, tiêu

chuẩn bất biến mạnh nhất, tiêu chuẩn tỷ số hợp lý, tiêu chuẩn liên tiếp tỷ số xác suất.
5. Nội dung chi tiết môn học
1. Đặt bài toán và các khái niệm mở đầu
2. Tiêu chuẩn mạnh nhất
2.1. Bài toán I: Giả thiết đơn - Đối thiết đơn
2.2. Bài toán II: Phân phối ít thuận lợi nhất
3. Tiêu chuẩn mạnh đều nhất
3.1. Bài toán III: Giả thiết hợp, đối thiết hợp một phía
3.2. Bổ đề Neyman-Pearson mở rộng
3.3. Bài toán IV: Giả thiết hai phía
4. Tiêu chuẩn không chệch mạnh đều nhất
4.1. Bài toán V: Đối thiết hai phía
4.2. Bài toán VI: Giả thiết đơn, đối thiết hợp hai phía
4.3. Tiêu chuẩn không chệch mạnh đều nhất đối với họ mũ nhiều tham
số
5. Tiêu chuẩn bất biến
5.1. Bất biến và bất biến cực đại

3
5.2. Tiêu chuẩn bất biến mạnh nhất
6. Tiêu chuẩn tỷ số hợp lý
7. Tiêu chuẩn liên tiếp tỷ số xác suất
6. Học liệu
6.1 Học liệu bắt buộc
1. Đào Hữu Hồ – Nguyễn Văn Hữu – Hoàng Hữu Như : Thống kê Toán học –
NXB ĐHQGHN (2004)
6.2 Học liệu tham khảo
2. Lehmann E.L. Testing Statistical Hypotheses – Chapman & Hall (1993)
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Tự nghiên
cứu
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Mục 1, 2, 3 12 2 2 16
Mục 4, 5,
6, 7
13 1 14
Tổng 25 3 2 30

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể
Tuần Hình thức tổ
chức dạy học
Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi
chú
1 Lý thuyết


Đặt bài toán và các
khái niệm tiêu
chuẩn mạnh nhất
Sinh viên phải có tài liệu [1]
2 Lý thuyết Tiêu chuẩn mạnh

nhất. Bổ đề cơ bản
Neymann-Pearson
Xem ví dụ 4.2.2 tài liệu [1]
trang 167-171

3 Lý thuyết Bài toán II Làm bài 1, 2 trong [1] T263
4 Lý thuyết Tiêu chuẩn mạnh
đều nhất
Làm bài 3->6, [1] T264-265
5 Lý thuyết

Bổ đề Neymann-
Pearson mở rộng
Làm bài 7->10, [1] T265-266

4
Tuần Hình thức tổ
chức dạy học
Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi
chú
6 Lý thuyết Bài toán IV Làm bài 11->14
7 Tự học Xem lại phần lý
thuyết đã học. Làm
các bài tập đã giao
Làm bài 15, 16, 18, 19, [1]
T266-267

8 Lên lớp Chữa bài tập Làm bài tập đã giao, chuẩn bị
thắc mắc


9 Lý thuyết Tiêu chuẩn không
chệch mạnh đều
nhất (bài toán V)

10 Lý thuyết Bài toán VI
11 Lý thuyết Tiêu chuẩn không
chệch mạnh đều
nhất cho họ mũ
nhiều tham số

12 Lý thuyết Tiếp tục. Tính chất
bất biến
Đọc trước [1] T209-214

13 Lý thuyết Tính chất bất biến Đọc trước [1] T215-218
14 Lý thuyết Tiêu chuẩn tỷ số
hợp lý
Làm bài 21->24, [1] T268
15 Lý thuyết Tiêu chuẩn liên tiếp
tỷ số xác suất. Chữa
bài tập.

8. Yêu cầu của giảng viên
- Sinh viên phải có mặt nghe giảng trong các buổi giảng lý thuyết
- Sinh viên phải làm các bài tập đã chỉ ra
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
- Tham gia học tập trên lớp thể hiện qua việc nghe giảng, làm và chữa bài tập: 20%
- Kiểm tra giữa học kỳ: 20%
- Kiểm tra cuối kỳ (thi viết hoặc thi vấn đáp): 60%

9.2. Lịch thi, kiểm tra:
- Kiểm tra giữa học kỳ: Tuần thứ 9
- Thi cuối học kỳ: Sau tuần thứ 15.




5









×