Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.25 KB, 77 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ
CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÀI LINH 25
2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực và tổ chức công tác quản trị nhân lực 31
2.2. Thực trạng hình thức trả lương tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Tài Linh 43
2.2.1. Kết quả kinh doanh, xây dựng của đơn vị 43
2.2.2. Các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài
Linh 44
2.3. Thực trạng công tác trả thưởng tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Tài Linh 51
2.3.1. Thưởng theo quá trình thực hiện công việc 52
2.3.2. Thưởng theo sáng kiến 55
2.3.3. Thưởng theo năng suất lao động 56
2.4. Đánh giá về hình thức trả lương trả thưởng tại Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Tài Linh 57
2.4.1. Một số mặt đạt được 58
2.4.2. Những mặt hạn chế 59
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 60
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ
LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI TÀI LINH 62
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 62
3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 62
3.1.2. Nghiêm chỉnh trong việc tuyển dụng lao động 62
3.1.3. Phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyển dụng nhân tài 62
3.1.4. Tăng cường công tác đào tạo giáo dục các cán bộ về tiền lương 63


3.2. Một số biện pháp chủ yếu để hoàn thiện hình thức trả lương tại đơn vị 63
3.2.1. Biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 63
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
Khóa luận tốt nghiệp
3.2.2. Biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm 67
3.3. Một số biện pháp chủ yếu để hoàn thiện hình thức trả thưởng tại đơn vị 70
3.3.1. Hoàn thiện hình thức trả thưởng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật 70
3.3.2. Sử dụng nhiều hơn và linh hoạt hơn các hình thức thưởng 70
3.4. Một số đề xuất khác 71
3.4.1. Giáo dục ý thức, trách nhiệm, kỷ luật đối với người lao động 71
3.4.2. Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên 72
3.4.3. Xây dựng hệ thống đánh gía công việc 72
KẾT LUẬN 72
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
2
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ
CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÀI LINH 25
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 27
2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực và tổ chức công tác quản trị nhân lực 31
2.1.4.1. Thực trạng nguồn nhân lực 31
2.1.4.1. Thực trạng tổ chức công tác quản trị nhân lực 34
2.1. 4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện tổ chức một số hoạt động chức năng cơ bản.
36
2.1.4.4. Đánh giá chung 43

2.2. Thực trạng hình thức trả lương tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Tài Linh 43
2.2.1. Kết quả kinh doanh, xây dựng của đơn vị 43
2.2.2. Các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài
Linh 44
2.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 44
2.2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 48
2.3. Thực trạng công tác trả thưởng tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Tài Linh 51
2.3.1. Thưởng theo quá trình thực hiện công việc 52
2.3.2. Thưởng theo sáng kiến 55
2.3.3. Thưởng theo năng suất lao động 56
2.4. Đánh giá về hình thức trả lương trả thưởng tại Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Tài Linh 57
2.4.1. Một số mặt đạt được 58
2.4.2. Những mặt hạn chế 59
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 60
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
3
Khóa luận tốt nghiệp
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ
LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI TÀI LINH 62
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 62
3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 62
3.1.2. Nghiêm chỉnh trong việc tuyển dụng lao động 62
3.1.3. Phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyển dụng nhân tài 62
3.1.4. Tăng cường công tác đào tạo giáo dục các cán bộ về tiền lương 63
3.2. Một số biện pháp chủ yếu để hoàn thiện hình thức trả lương tại đơn vị 63
3.2.1. Biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 63

3.2.2. Biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm 67
3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống định mức 67
3.2.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương khoán 69
3.3. Một số biện pháp chủ yếu để hoàn thiện hình thức trả thưởng tại đơn vị 70
3.3.1. Hoàn thiện hình thức trả thưởng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật 70
3.3.2. Sử dụng nhiều hơn và linh hoạt hơn các hình thức thưởng 70
3.4. Một số đề xuất khác 71
3.4.1. Giáo dục ý thức, trách nhiệm, kỷ luật đối với người lao động 71
3.4.2. Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên 72
3.4.3. Xây dựng hệ thống đánh gía công việc 72
KẾT LUẬN 72
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
4
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng suất, chất lượng và hiệu quả
luôn là mục tiêu quan trọng hang đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
các doanh nghiệp cũng dùng rất nhiều biện pháp, chính sách để đạt được mục tiêu
đó. Trong đó tiền lương luân được coi là một chính sách quan trọng, nó là nhân tố
kích thích người lao động hăng hái làm việc nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Tiền lương đối với người lao động là phần thu nhập chủ yếu, là một nguồn
sống, là điều kiện đê người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao phí.
Đối với doanh nghiệp tiền lương được coi là một khoản chi phí trong quá trình sản
xuất và được tính vào giá thành sản phẩm.Để tiền lương thực sự là đong bẩy tăng
hiệu quả lao động thì vấn đề đặt ra với mỗi doanh nghiệp là áp dụng hình thức trả
lương như thế nào cho phù hợp với tính chất, đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình
nhằm phát huy tối đa tính kích thích của tiền lương đối với người lao động và đảm
bảo tốt mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước và người lao động. Do vây
việc hoàn thiện phương pháp trả lương trong doanh nghiệp là một phần quan trọng

trog công tác tiền lương nói chung của doanh nghiệp lại có vị trí hết sức quan trọng.
Trên quan điểm đó, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài Linh đã đưa
ra các hình thức trả lương phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Song
trong quá trình thực hiện nó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần xem xét lại. Nhận
thức được tầm quan trọng trong công tac hương , sau quá trình học tập tại Học viện
Ngân hang và thời gian thực tập tại cy xây dựng và thương mại Tài Linh, em đã
chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Tài Linh” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp trả lương, trả thưởng, quy chế trả
lương của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài Linh.
Phạm vi nghiên cứu: Là việc áp dụng các phương pháp này tại Công ty cổ
phần xây dựng và thương mại Tài Linh.
Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phưong pháp duy vật biện chứng, duy vật
lích sử thống kê , phân tích tổng hợp các số liệu có sẵn từ quá trình hoạt đông của
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
1
Khóa luận tốt nghiệp
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài Linh
Mục đích nghiên cứu: Hiểu được các thực tế phương pháp trả lương và Công
ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài Linh sử dụng từ đó đưa ra một số biện pháp
góp phần hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận thực tiễn về tiền lương, tiền thưởng và các hình
thức trả lương, trả thưởng trong doanh nghiệp.
Chương I: Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Tài Linh
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương, trả
thưởng tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tài linh
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
2

Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN
THƯỞNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương
1.1.1. Một số quan điểm về tiền lương
Trước thời kỳ đổi mới ở nước ta: Người ta quan niệm tiền lương là một
phần của thu nhập Quốc dân được biểu hiện bằng tiền và được phân chia cho người
lao động một cách có kế hoạch theo quy luật phân phối theo lao động
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Tiền lương là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ
vào số giờ làm thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng,…
Khái niệm Tiền lương trong nền kinh tế thị trường:Tiền lương là giá cả sức
lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động thông qua hợp đồng lao động( bằng miệng hoặc bằng văn bản), phù
hợp với quan hệ cung- cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các
quy định tiền lương của pháp luật lao động một cách thường xuyên và ổn định trong
khoảng thời gian hợp đồng lao động.
Trong quá trình hoạt động, nhất là hoạt động kinh doanh, đối với các chủ
doanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí sản xuất – kinh doanh. Vì vậy,
tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động, tiền
lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại
đa số lao động ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ.
Như vậy, từ chỗ coi tiền lương chỉ là yếu tố của phân phối, thì nay đã coi tiền
lương là yếu tố của sản xuất. Có nghĩa là chi phí tiền lương không chỉ để tái sản
xuất sức lao động, mà còn là đầu tư cho người lao động.
Trong đó, hình thức trả lương là hình thức mà người lao động được trả thỏa
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
3

Khóa luận tốt nghiệp
đáng với sức lao động mà họ đã đóng góp, là hình thức trả đúng với quy định
trên thị trường lao động hiện nay.
Tóm lại tiền lương mang bản chất kinh tế - xã hội, nó biểu hiện quan hệ xã hội
giữa những người tham gia quá trình sản xuất và biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa
các bên.
1.1.2. Bản chất tiền lương
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ bản: lao
động, đôi tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động là yếu tố chính có
tính chất quyết định. Cái mà người ta mua bán không phải là lao động mà sức lao
động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì giá trị của nó được đo bằng lao động
kết tinh trong sản phẩm. Người lao động bán sức lao động và nhận được giá trị của
sức lao động dưới hình thình thức tiền lương.
Theo quan điểm tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ quy định thì
bản chất tiền lương là giá trị hang hóa sức lao động được hình thành thông qua sự
thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi
phối của các quy luật kinh tế trong đó có các quy luật cung cầu. Tiền lương người
lao động nhân được phải bảo đảm là nguồn thu nhập, là nguồn sống của bản than
người lao động và gia đình, là điều kiện để ng lao động hòa nhập với xã hội.
Cũng như các loại giá cả hang hóa khác trên thị trường, tiền lương và tiền
công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định.
Nguồn tiền lương và thu nhập của người lao động bắt nguồn từ kết quả của hoạt
đông sản xuất kinh doanh. Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về lĩnh vực này bắt buộc
các doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động có mức thu nhập thấp nhất phải
bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố mang
tính quyết định. Do đó có thể nói tiền lương là phạm trù của sản xuất, yêu cầu phải
tính đúng, tính đủ trước khi trả hoặc cấp phát cho người lao động.
Cũng chính vì sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất can phải

được bù đắp sau khi đã hao phí, nên tiền lương cũng phải được thông qua quá trình
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
4
Khóa luận tốt nghiệp
phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phái, hiệu quả lao động.
Và ở đây tiền lương lại thể hiện một phạm trù phân phối. sức lao động cũng là hang
hóa cũng như các loại hàng hóa khác nên tiền lương cũng là phạm trù trao đổi. nó
đòi hỏi phải ngang giá của lư liệu tiêu dùng, sinh hoạt cần thiết nhằm tái sản xuất
sức lao động. Sức lao động cần phải tái sản xuất thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân
và do đó tiền lương lại là phạm trù thuộc lĩnh vực tiêu dùng…
Như vậy tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và
nền sản xuất hàng hóa. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức
lao động mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, về hình thức, trong điều kiện tồn tại của nền
sản xuất hàng hóa và tiền tệ thì tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản
phẩm do lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mả tiền lương có thể được xác
định là một bộ phận của chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm hay là
một bộ phận của thu nhập,`
1.1.3. Vai trò của tiền lương
Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động.
Tiền lương cũng có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động mà họ đã
bỏ công sức ra. Ngoài ra, tiền lương là khoản tiền nhằm động viên, kích thích người
lao động chăm chỉ làm việc. Nếu như tiền lương trang trải lo đủ cho cuộc sống của
họ thì họ mới hoàn thành tốt công việc. Nếu không người lao động sẽ phải tìm thêm
việc, do đó sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Hiện nay, trên
thực tế tiền lương còn được xem là thước đo về trình độ lành nghề và thâm niên
nghề nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương được hiểu là khoản chi cho chi phí sản xuất.
Do đó, chi cho sản xuất có nghĩa là để đầu tư và phát triển. Có thể hiểu rằng, tiền
lương trong doanh nghiệp chính là đòn bẩy kích thích quan trọng để nâng cao hiểu

quả của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc tổ chức các hình thức trả lương
trong doanh nghiệp cần công bằng và hợp lý sẽ góp phần duy trì, giữ chân và phát
triển lực lượng lao động của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
5
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.4. Chức năng của tiền lương
1.1.4.1. Chức năng tái sản xuất sức lao động
Tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động, đó là giá trị của những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động, theo điều kiện
kinh tế - xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước. Sức lao động là một trong
những yếu tố thuộc chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần bù đắp lại
sức lao động đã hao phí của người lao động. Bởi tiền lương là thu nhập chính của
người lao động, đây cũng chính là nguồn thu chính nuôi sống họ và gia đình họ. Do
vậy, tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo được yêu cầu tái sản xuất sức
lao động, không ngừng nâng cao chất lượng lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện
tốt chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động ổn định.
1.1.4.2. Chức năng đòn bấy cho doanh nghiệp.
Tiền lương luôn gắn liền với quyền lợi nhất định đối với người lao động, mà
nó còn chỉ ra vị thế của người lao động trong doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu về
vật chất, tinh thần cho họ. Chính vì vậy, tiền lương là yếu tố kích thích khả năng
sáng tạo, tăng năng suất lao động hiệu quả nhất. Khi thể hiện các hình thức trả
lương trong doanh nghiệp được trả công bằng và hợp lý sẽ thúc đẩy tăng năng suất
lao động, từ đó lợi nhuận của công ty ngày càng tăng. Nguồn lợi nhuận tăng thì
khoản phúc lợi dành cho người lao động sẽ nhiều hơn, nó là nguồn bổ sung cho tiền
lương nhằm làm tăng thu nhập và lợi ích cho người lao động và gia đình họ, tạo ra
động lực tăng khả năng kết hợp với nhiều công việc khác tất cả cùng hướng tới mục
tiêu cao nhất của doanh nghiệp đưa sự phát triển của doanh nghiệp lên cao hơn nữa.
1.1.4.3. Chức năng kích thích
Kích thích là hình thức tác động, tạo ra động lực trong lao động. tiền lương là

bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về
vật chất và tinh thần của người lao động. Động lực cao nhất của người lao động đó
là thu nhập. Vì vậy, nó đã trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, hay đúng hơn nó
là nguồn kích thích sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực của người lao động trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, mỗi doanh nghiệp khi xây dựng hình thức
trả lương cần đảm bảo tới chức năng này của việc trả lương cho người lao động
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
6
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.5. Nguyên tắc tổ chức tiền lương
1.1.5.1. Phân phối theo số lượng và chất lượng.
Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp tránh tình trạng xây dựng các hình thức
tiền lương phân phối bình quân, nếu làm thế này sẽ tạo ra sự ỷ lại và sức ỳ của
người lao động.
1.1.5.2. Trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau
Nguyên tắc này cũng do nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao
động mà có. Nguyên tắc này dùng làm thước đo để đánh giá, so sánh và thực hiện
trả lương. Để tránh tình trạng bất hòa trong doanh nghiệp cần trả lương công bằng
cho những lao động giống nhau trong doanh nghiệp. Khi trả lương cần minh bạch,
công khai tránh sự tò mò của những lao động khác. Nguyên tắc này phải được thể
hiện trong các thang lương bảng lương và các hình thức trả lương trong nghiệp.
Đây cũng là nguyên tắc để đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương cho
người lao động. Thực hiện nguyên tắc này nhằm xóa bỏ sự vận dụng tiêu cực bất
hợp lý để giảm bớt tiền lương của người lao động. Có thể nói rằng, nguyên tắc này
rất quan trọng vì nó khuyến khích được người lao động.
1.1.5.3. Đảm bảo năng suất lao động tiến nhanh hơn tiền lương.
Tiền lương và năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với nhau. Năng suất
lao động không ngừng tăng lên, khi tiền lương tăng hơn, đây cũng là một quy
luật.Tiền lương là yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên tắc này đảm bảo
doanh nghiệp có hiệu quả trong công tác sử dụng tiền lương làm đòn bẩy để phát

triển, nó cũng thể hiện lên hiệu trong sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
Khi năng suất lao động tăng hơn tăng tiền lương là nguyên tắc quan trọng vì
có như vậy mới tạo ra cơ sở cho giá thành giảm, hạ giá bán và tích lũy. Nhưng khi
xem xét việc tăng tiền lương cần để ý tới nhiều khía cạnh khác như: tăng tiền lương
cũng nhằm nâng cao đời sống cho người lao động và cũng phải phù hợp với việc
tăng năng suất lao động. Đây là nguyên tắc cần thiết để nâng cao năng suất lao động
cho doanh nghiệp và mang lại thu nhập ổn định cho mỗi người lao động.
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
7
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.5.4. Trả lương theo yếu tố thị trường.
Với mỗi doanh nghiệp thì tiền lương xác định theo các yếu tố của thị trường
lao động, hiệu quả kinh tế. Trong đó, người sử dụng lao động cần chấp hành đúng
theo những quy định về tiền lương của Nhà nước. Mỗi doanh nghiệp thường có
những nguyên tắc để có hệ thống tiền lương phù hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp. Từ đó, gắn với thị trường lao động để trả lương cho người lao động phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của thị trường cũng như nhằm khuyến khích người lao
động và giữ họ lại cho doanh nghiệp.
1.1.6. Trình tự xây dựng quy chế trả lương.
*Khái niệm: Quy chế trả lương là nội dung quy định những nội dung, nguyên
tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ lương trong cơ quan doanh
nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương.
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Thành lập Hội đồng xây dựng cơ chế trả lương
- Nghiên cứu các quy đinh hiện hành về xây dựng quy chế trả lương
- Khảo sát, nghiên cứu quy chế trả lương của đơn vị khác
Bước 2: Xác định nguồn và phương pháp phân phối nguồn để trả lương
Bước 3: Xây dựng bản thảo về quy chế trả lương và lấy ý kiến dân chủ
Bước4: Hoàn thiện quy chế trảblương sau khi đã lấy ý kiến của cán bộ công
nhân viên

Bước 5: Xét duyệt và ban hành quy chế trả lương
Bước 6: Tổ chức thực hiện quy chế
Bước 7: Đăng ký quy chế trả lương
1.1.7. Quản lý tiền lương tại doanh nghiệp.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Luật lao động nói chungv và quy định pháp luật về
tiền lương nói riêng.
- Căn cứ vào những hành lang pháp lý để lựa chọn và quyết định mức lương
cụ thể, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và yêu cầu khuyến khích đội ngũ lao
động.
- Chủ động xây dưungj các loại tiêu chuẩn.
- Xây dựng các đơn giá về tiền lương, trên cơ sở định mức lao động.
- Chủ động xây dựng các hình thức trr lương và tiền thưởng phù hợp với từng
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
8
Khóa luận tốt nghiệp
lạo công việc của doanh nghiệp.
- Tập trung nhất là xây dựng quy chế trả lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện đóng BHYT, BHXH cho người lao đông theo đúng quy định của
Nhà nước.
1.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
1.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
1.2.1.1. Khái niệm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động
căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành.
1.2.1.2. Công thức.
TL = ĐGxQ
Trong đó:
TL: Tiền lương của người lao động nhận được
ĐG: Đơn giá
Q: Sản lượng

1.2.1.3. Ý nghĩa.
- Là hình thức căn bản để thực hiện quy luật phân phối theo lao động. Ai làm
nhiều chất lượng sản phẩm tốt được hưởng nhiều lương, ai làm ít chất lượng mà sản
phẩm xấu thì được hưởng ít lương. Những người làm việc như nhau thì phải được
hưởng lương bằng nhau. Điều này có tác dụng tăng năng suất lao động của người
lao động.
Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra
sức học tập, nâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng,
phát huy sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động.
- Trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa trong việc nâng cao và hoàn thiện
công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ và chủ động trong quá trình làm việc của
người lao động. Đồng thời đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực làm việc thiếu trách
nhiệm trong cán bộ công nhân sản xuất.
- Củng cố và phất triển mạnh mẽ thi đua sản xuất, động viên thi đua liên tục
và mạnh mẽ đồng thời áp dụng một cách đúng đắn các hình thức trả lương theo sản
phẩm sẽ kết hợp chặt chẽ được hai mặt khuyến khích bằng lợi ích vật chất và động
viên tinh thần để thúc đẩy sản xuất.
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
9
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.1.4. Các hình thức trả lương theo sản phẩm.
Do có sự khác nhau về đặc điểm sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp đã
áp dụng rộng rãi các phương pháp tiền lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh
hoạt. đây là phương pháp tiền lương mà số tiền nguồn lao động nhận được theo căn
cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành.
Tiền lương tính theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sản xuất
của mỗi người. Nếu họ làm được nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm làm ra có chất
lượng cao thì sẽ được trả lương cao hơn và ngược lại. Chính vì nó có tác dụng
khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động sản xuất của mình, tích
cực cố gắng hơn trong quá trình sản xuất, tận dụng tối đa khả năng làm việc, nâng

cao năng suất và chất lượng lao động. Hơn nữa trả lương theo sản phẩm còn có tác
dụng khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật, tích
cực sáng tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Điều này tạo điều
kiện cho họ tiến hành lao động sản xuất với mức độ nhanh hơn, làm ra nhiều sản
phẩm với chất lượng cao hơn. Trả lương theo sản phẩm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị
nhất định như: định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương cho một sản phẩm,
thống kê, nghiệm thu sản phẩm…đảm bảo cho quá trình tái sản xuất cân đối hợp lý.
 Hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân
- Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân là hình thức trả
lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà
người lao động làm ra.
- Đối tượng áp dụng: Hình thức này được áp dụng đối với những người trực
tiếp sản xuất kinh doanh mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối,
công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ
thể, riêng biệt.
- Công thức:
TLspi = ĐGxQi
Trong đó:
TLspi: Tiền lương sản phẩm của công nhân i
Qi: Sản lượng ( hoặc doanh thu ) của công nhân i trong một thời gian xác định
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
10
Khóa luận tốt nghiệp
- Ưu điểm: Hình thức trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân
có thể tự tính được số tiền lương của mình, gắn được tiền lương với kết quả lao
động, năng suất, chất lượng lao động cá nhân. Từ đó khuyến khích công nhân phấn
đấu tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm: Dễ làm cho công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít
quan tâm đến chất lượng sản phẩm, nếu không có những quy định chặt chẽ, hợp lý
và không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư,

nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Trong nhiều trường hợp thì
công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể.
- Khái niệm: Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là hình thức trả
lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã
hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công
việc trả cho tập thể.
- Các bước tính lương cho người lao động
+ B1: : xác định quỹ lương tập thể
L1=ĐGxQ1
Nếu tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ thì:
ĐG =
0
n
1i
i B C
Q
L

=
Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ thì:
ĐG =
0
n
1i
i CB
TL ×

=
Trong đó:

L1: Tiền lương của cả tổ nhận được
Q1: Số lượng sản phẩm thực tế của cả tổ hoàn thành
ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm
LCbi: Tiền lương cấp bậc của công nhân i
Q0: Mức sản lượng
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
11
Khóa luận tốt nghiệp
T0: Mức thời gian hoàn thành công việc
n: số công nhân trong tổ
+ B2: Chia lương cá nhân trong tổ
Có hai phương pháp chia lương thường được áp dụng: Đó là phương pháp
dùng hệ số điều chỉnh và phương pháp dùng giờ - hệ số.
 Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh: phương pháp này được thực hiện theo
trình tự:
. Xác định hệ số điều chỉnh:
H
đc
=
0
1
L
L
Trong đó:
Hđc: Hệ số điều chỉnh
L1: Tiền lương của cả tổ
L0: Tiền lương cấp bậc
. Tính tiền lương cho từng công nhân:
TLi = TL CBi x Hđc
Trong đó:

TLi: Tiền lương thực tế của công nhân i
TL Cbi: Tiền lương cấp bậc của công nhân i
 Phương pháp dùng giờ - hệ số: phương pháp này được thục hiện theo trình
tự sau:
. Quy đổi số giờ làm việc thực tế của từng công nhân ở từng bậc khác nhau ra
số giờ làm việc của từng công nhân bậc I theo công thức:
T
qđi
= T
i
x H
i
Trong đó:
Tqđi: Số giờ làm việc quy đổi ra bậc I của công nhân i
Ti: Số giờ làm việc của công nhân i
Hi: Hệ số lương bậc I trong thang lương.
. Tính tiền lương cho một giờ làm việc của công nhân bậc I.
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
12
Khóa luận tốt nghiệp
T

=
i qd
1
I
T
L
L
Trong đó:

TLI: Tiền lương 1 giờ của công nhân i
L1: Tiền lương thực tế
∑Tqđi: Tổng số giờ bậc I sau khi quy đổi
. Tính tiền lương cho từng người:
TLi = TLI x Tqđ i
Trong đó:
TLi: Tiền lương của công nhân bậc i
TLI: Tiền lương 1 giờ mà công nhân nhận được
Tqđi: Số giờ làm việc quy đổi bậc I của công nhân i
- Ưu điểm: Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có
hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, khuyến khích các tổ làm việc theo
mô hình tổ chức lao động tự quản.
- Nhược điểm: Tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ chứ
không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân người lao động.
 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Thực chất của phương pháp này là dựa vào công nhân chính là để tính lương
cho công nhân phụ. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp của công
nhân chính trực tiếp và công nhân phụ gắn liền với nhau nên không trực tiếp tính
được lương sản phẩm cho các cán bộ và công nhân khác.
Căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của công
nhân chính để tính đơn giá sản phẩm gián tiếp và tiền lương sản phẩm gián tiếp của
công nhân phụ. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp được tính theo hai bước:
 Bước 1: tính đơn giá:
ĐG =
Trong đó:
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
13
Khóa luận tốt nghiệp
ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp
L: lương cấp bậc tháng công nhân phụ, phục vụ và quản lý

Ds: định mức sản lượng của công nhân chính trong tháng
 Bước 2: tính lương sản phẩm gián tiếp:
ĐG x
Trong đó:
: sản lượng thực hiện trong tháng
Ưu điểm cơ bản của hình thức này là làm cho mọi cán bộ công nhân đều quan
tâm đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
 Phương pháp tiền lương theo sản phẩm lũy tiến.
Chế độ trả lương này áp dụng ở những khâu trọng yếu của sản xuất hoặc khi
sản xuất đang khẩn trương mà xét thấy việc giải quyết những tong tại ở khâu này có
tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên quan, góp phần vượt mức kế
hoạch của doanh nghiệp.
Ưu điểm của phương pháp này là khuyến khích công nhân tăng nhanh số
lượng sản phẩm, làm cho tố độ tăng năng suất lao động nên phạm vi áp dụng chỉ đối
với khâu chủ yếu của dây chuyền hoặc vào những thời điểm nhu cầu thị trường về
loại sản phẩm đó rất lớn hoặc vào những thời điểm có nguy cơ không hoàn thành
hợp đồng kinh tế.
Để phương pháp tiền lương này có hiệu quả cần chú ý điều kiện cơ bản là:
mức tăng đơn giá tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng mưc tiết kiệm chi phí có định
nghĩa là:
Kđ =
Trong đó:
Kđ: hệ số tăng đơn giá sản phẩm lũy tiến
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
14
Khóa luận tốt nghiệp
L: hệ số tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm
H: hệ số tăng sản lươngj đạt được
C: hệ số chi phí cố định trong giá thành

 Phương pháp trả lương khoán.
Phương pháp này được áp dụng trong trương hợp không định mức được chi
tiết cho từng công việc hoặc định mức được nhưng không chính xác hoặc những
công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi ích mà phải giao toàn
bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Phương pháp này khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời
hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đông giao khoán. Tuy nhiên, với
phương pháp tính lương này khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để
xây dựng đơn gia tiền lương chính xác cho công nhân nhận khoán.
Công ty tính toán và khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo
nguyên tắc hoàn thành kế hoạch công tác. Nếu bộphận máy gián tiếp ít thì thu nhập
cao, ngược lại không hoàn thành kế hoạch thì chi phí nhiều, biên chế lớn thì thu
nhập ít.
1.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian
1.2.2.1. Khái niệm:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức
lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức.
1.2.2.2. Điều kiện áp dụng:
- Phải thực hiện chấm công cho người lao động chính xác: tiền lương phụ
thuộc vào thời gian làm việc thực tế nên thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít
quyết định đến tiền lương của người lao động nhận được nhiều hay ít.
- Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc: đánh giá mức độ
phức tạp của công việc để xác định mức độ hao phí sức lực, từ đó trả lương cho
người lao động hợp lý.
- Phải bố trí đúng người, đúng việc: đảm bảo phù hợp giữa trình độ và chuyên
môn, bố trí đúng người đúng việc sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.2.3. Các hình thức trả lương theo thời gian
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
15
Khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp tiền lương thời gian là phương pháp tiền lương mà số tiền trả
cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương của một đơn vị thời
gian (giờ hoặc ngày). Như vạy tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Mức tiền lương trong một đơn vị sản phẩm
- Thời gian đã làm việc
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng với những người làm công tác
quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở những bộ phận không
thê tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất hạn chế do
việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không
đưm lại hiệu quả thiết thực. tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý việc tính và trả
lương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách.
 Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản.
- Khái niệm: Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trả
lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương
cấp bậc, chức vụ và thời gian làm việc thực tế quyết định.
- Đối tượng áp dụng: Chế độ này áp dụng chủ yếu đối với cán bộ quản lý,
nhân viên, viên chức hoặc những công nhân làm những công việc không xác định
mức lao động hay những việc yêu cầu chất lượng cao.
- Công thức:
TL tt=TL
cb
xT
Trong đó:
TL
TT
: Tiền lương thực tế
TL
CB
: Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian
T: Thời gian tính lương

- Ưu điểm: Người lao động có thể yên tâm làm việc vì tiền lương được trả cố
định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương phụ
thuộc vào thâm niên công tác, thâm niên càng nhiều thì tiền lương càng cao.
- Nhược điểm: Chế độ trả lương này mang tính bình quân, tiền lương không
gắn với hiệu quả công việc, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc,
tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng có hiệu quả công suất của máy móc để tăng năng
suất lao động.
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
16
Khóa luận tốt nghiệp
 Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
- Khái niệm: Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp thực
hiện hình thức trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hình thức
thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng
quy định.
- Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương này thường áp dụng đối với những
bộ phận sản xuất hoặc những công việc trả lương theo sản phẩm hay những công
việc đòi hỏi phải đảm bảo tính chĩnh xác cao.
- Công thức:
TLtg=MLxTLươngvtt + Tthưởng
Trong đó:
TLtg: Tiền lương thời gian
ML: Mức lương thời gian
Tlươngvtt: thời gian làm việc thực tế của người lao động
Tthưởng: tiền thưởng
Tiền thưởng sẽ được trích từ giá trị làm lợi của công việc mạng lại để đạt được
tác dụng giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng phản ánh được trình độ thành
thạo và thời gian làm việc thực tế, gắn với thành tích công tác của từng người thông
qua chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy nó khuyến khích mỗi nhân viên quan

tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình.
1.3. Cơ sở lý luận các hình thức thưởng
1.3.1. Khái niệm tiền thưởng:
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung theo tiền lương góp phần làm
thỏa mãn nhu cầu vật chất của người lao động và trong chừng mực nhất định được
người sử dụng lao động sử dụng như một biện pháp khuyến khích vật chất hiệu quả
đối với người lao động, nhằm tác động đến thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc
của người lao động.
1.3.2. Bản chất của tiền thưởng.
Tiền thưởng thực chất là khoản bổ sung cho tiền lương để quán triệt đầy đủ
hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn kiền hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích bằng
vật chất đối với người lao động nhằm động viên người lao động phát huy tích cực
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
17
Khóa luận tốt nghiệp
sáng tạo trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sử
dụng đầy đủ công suất máy móc thiết bị, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm,
tăng tích lũy góp phần hoàn thành kế hoạch được giao.
1.3.3. Ý nghĩa của tiền thưởng.
- Tiền thưởng được thực hiện đầy đủ hơn theo nguyên tắc phân phối theo lao
động.
Tiền lương là khoản thu nhập chính có tính chất thường xuyên, tương đối ổn
định và chiếm tỷ trọng hơn, còn tiền thưởng là khoản thêm, không mang tính chất
thường xuyên, và chỉ những người có thành thích mới được thưởng.
- Là đòn bẩy kinh tế
Thực hiện các hình thức và chế độ tiền lương đúng đắn là thể hiện sự đãi ngộ
thoản đang cho cá nhân và tập thể có thành tích trong sản xuất, công tác. Người đạt
thành tích cao sẽ được mức thưởng tương ứng và ngược lại.
Tiền thưởng góp phần thúc đẩy người lao động thực hiện tốt các mục tiêu đề

ra của doanh nghiệp.
Khi xây dựng các phương án thưởng, doanh nghiệp có thể đề ra các tiêu chí
thưởng phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của doanh nghiệp.
Động lực về tiền thưởng sẽ thúc đẩy người lao động phấn đâu thực hiện tốt các tiêu
chí thưởng qua đó mục tiêu đề ra của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả.
1.3.4. Nguyên tắc tổ chức tiền thưởng.
- Việc lựa chọn các hình thức, cơ chến thưởng phải xuất phát, từ đặc điểm sản
xuất kinh doanh, công tác yêu cầu, tầm quan trọng của sản phẩm hay công việc và
chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tổ chức tiền thưởng phải coi trọng chỉ tiêu số lượng, chất lượng và chỉ tiêu
an toàn tiết kiệm.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thưởng trong cùng đơn vị. Mức thưởng
được quy định cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thành tích và hiệu quả cao của
từng công việc.
- Phải kết hợp hài hòa các dạng lợi ích. Thành tích của tập thể, đơn vị là do
đóng góp công sức của các cá nhân. Vậy nên cần phải kết hợp hài hòa giữa thưởng
cá nhân và thưởng cho tập thể.
- Phải tổ chức thưởng linh hoạt, và thực hiện tiền thưởng kể cả khi doanh
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
18
Khóa luận tốt nghiệp
nghiêp gặp khó khăn.
Thực tế cho thấy có thời gian rơi bvào tình trạng hoạt động khó khăn, kém
hiệu quả. Tuy nhiên không vì thế mà doanh nghiệp bỏ các hình thức thưởng mà
ngược lại doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì.
- Các tiêu chí phải rõ ràng có thể định lượng và được đa số chấp thuận. Việc
trả thưởng có mục đích khuyến khích và tạo động lực, do vậy nếu tiêu chí thưởng
không rõ rang, không được lượng hóa bằng những tiêu chí cụ thể sẽ khó xác định
thành tích của người lao động
- Quy chế trả thưởng phải công khai minh bạch, trong quy chế xét thưởng phải

có sự tham gia của tập thể người lao động hoặc đại diện của họ.
Việc công khai minh bach các quy chế thưởng, sẽ giúp người lao động định
hướng phấn đấu, biết trước được mức độ thành tích của mình nếu phấn đấu tốt, qua
đó các mục tiêu được đặt ra của tiền thưởng sẽ được thực hiện.
1.3.5. Các hình thức thưởng.
1.3.5.1. Thưởng từ lợi nhuận.
Nhằm động viên người lao động thực hiện tốt mọi chỉ tiêu hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị, đông thời tăng trách nhiệm làm chủ tập thể của người lao
động, đóng góp sức lao động và việc khai thác mọi khả năng tiềm tang để hoàn
thành mọi chỉ tiêu của đơn vị đặt ra góp phần vào lợi ích chung của xã hội.
1.3.5.2. Thưởng từ tiết kiêm vật tư.
Nhằm khuyến khích nhân viên nâng cao trách nhiệm trong sử dụng, bảo quản
tốt vật tư, khuyến khích người lao động hạ thấp định mức tiêu hao vật tư trong một
đơn vị sản phẩm để hạ giá thành sản xuất.
1.3.5.3. Thưởng nâng cao tỷ lệ hàng có chất lượng.
Mục đích nhằm khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ hiểu
biết về kiến thức lý thuyết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm nghề nghiệp để đáp ứng
nhu cầu nâng cao năng suất chất lượng hang hóa.
1.3.5.4. Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Đó là một hợp lý hóa sản xuất đã được công nhận là một giải pháp kinh tế, kỹ
thuật hoặc giải pháp, tổ chức mới có tính khả thi và mang lại lợi ích thiết thực.
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
19
Khóa luận tốt nghiệp
1.3.5.5. Thưởng sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới, có tính sáng tạo, khả thi, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đem lại hiệu quả
kinh tế.
1.3.6. Các điều kiện thưởng, chỉ tiêu thưởng và mức tiền thưởng
1.3.6.1. Chỉ tiêu thưởng.

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một hình thức tiền thưởng, yêu
cầu của mỗi chỉ tiêu thường phải rõ rang, chính xác, cụ thể. Chỉ tiêu thường bao
gồm cả nhóm chỉ tiêu về số lượng và chỉ tiêu chất lượng gắn với thành tích của
người ld và đòi hỏi trong mỗi thời kỳ thì công tác tiền thưởng phải xác định được
một số chỉ tiêu chủ yếu để người ld có mục tiêu phấn đấu.
1.3.6.2. Điều kiện thưởng.
Là những cái đề ra để xác định những tiền đề chuẩn mực để xác định một hình
thức khen thưởng nào đó, đồng thời các điều kiện này còn được dùng để kiểm tra
việc thực hiện các chỉ tiêu thưởng, kiểm tra việc hoàn thành công việc của người ld.
Điều kiện thưởng là những quy định tối thiểu mà người lao động phải đạt được trở
lên mới được thưởng và ngược lại.
1.3.6.3. Mức thưởng.
Là số tiền thưởng mà nguồi ld nhân được khi họ đạt chỉ tiêu thưởng và mức
tiền thưởng. tuy nhiên mức thưởng cao hay thấp còn phụ thuộc vào nguồn tiền
thưởng và yêu cầu khuyến khích của từng loại công việc.
1.3.6.4. Nguồn tiền thưởng.
Đó là những nguồn tiền có thể dược dùng toàn bộ hay một phần để trả thưởng
cho người ld. Trong các doanh nghiệp Nhà nước thì nguồn tiền thưởng có thể bao
gồm nhiều nguồn khác nhau như: từ giá trị hàm lợi, từ lợi nhuận, từ tiền tiết kiệm
quỹ lương kỳ trước, tiền công đoàn…
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương, tiền thưởng
Sơ đồ 1.4 : các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
20
Khóa luận tốt nghiệp
Để đưa ra một cách trả lương thỏa đáng cho người lao động là một vấn đề rất
phức tạp. Doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với điều kiện của
công ty. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến tiền
lương như:
- Pháp luật

- Thị trường lao động
- Khả năng tài chính
- …
1.4.1. Bản thân công việc
Trong mỗi doanh nghiệp thì bản thân công việc đó quyết định đến tiền lương
của mỗi người. Để xây dựng hình thức trả lương thì cần căn cứ vào bản thân công
việc đó. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến giá trị thực của từng công việc
Nguyễn Thị Mai Phương_QTDNAK11
21

×