Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.81 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN : KINH TẾ QUỐC TẾ
  
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001-2012 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH
Họ và tên sinh viên : NGUYÊN THỊ NGA
Mã Sinh Viên : CQ507297
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Lớp : Kinh tế quốc tế 50B
Hệ : Chính Quy
Thời gian thực tập : 06/02/2012 => 21/05/2012 (Đợt 1 )
Hà Nội, tháng 05/ 2012
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANG MỤC BẢNG
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi được cải thiện trong hơn 10 năm qua, từ những số lượng mặt hàng
ít ỏi trong giai đoạn đầu (chủ yếu hàng nông sản, hàng chưa qua chế biến), đến nay đã bắt đầu chuyển hướng
sang các mặt hàng tiêu dùng và hàng điện tử gia dụng, máy móc thiết bị có giá trị cao hơn 29
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu giai đoạn 2001 –
T2/2012 Error: Reference source not found
Biểu 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi
giai đoạn 2001 – T2/2012. Error: Reference source not found
Biểu 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai


đoạn 2000 – T2/2012 Error: Reference source not found
Biểu 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria giai
đoạn 2000 – T2/2012 Error: Reference source not found
Biểu 2.5. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại
châu Phi năm 2011 Error: Reference source not found
Biểu 2.6. Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt
Nam tại châu Phi năm 2011 Error: Reference source not
found
Biểu 2.7. Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của
Việt Nam tại châu Phi năm 2011 Error: Reference source not
found

SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AC Ai Cập
Al Algeria
EU Liên minh châu Âu
CP Châu Phi
KN Kim ngạch
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NP Nam Phi
T2 Tháng 2
VN Việt Nam
USD Dollar Mỹ
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại như
hiện nay, thương mại quốc tế trở thành một tất yếu khách quan đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, và Việt Nam không thể đứng ngoài
quy luật này được. Và xuất khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu
mang lại nguồn thu ngoại tệ và góp phần thúc đẩy kinh tế một quốc gia,
với Việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên, ngoài các thị trường truyền thống, các
quốc gia cần phải xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu ra các khu vực
vốn chưa được chú trọng nhiều. Đây được coi là một trong những điều
kiện tất yếu để phát triển kinh tế và đồng thời phát triển các quan hệ kinh
tế đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào.
Xuất khẩu Việt Nam hiện nay cũng đang được mở rộng và đa dạng hóa,
trong đó châu Phi là một thị trường đang được xúc tiến phát triển. Do đó,
việc nghiên cứu quan hệ thương mại với các đối tác, đặc biệt là các đối
tác tiềm năng là một vấn đề rất cần thiết hiện nay.
1.2. Thực tiễn
Một thực tế là từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ quan
hệ thương mại với các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Trung
Quốc mà chưa có nhiều chuyển biến trong việc tìm kiếm và khai thác
những thị trường tiềm năng khác, như thị trường châu Phi – một thị
trường không khó tính đối với Việt Nam, là cơ hội cho các doanh nghiệp
Việt Nam khai phá. Và xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi
được nhận định là một hướng đi đúng của chúng ta trong tương lai, góp
một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước về nhiều mặt.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
1
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này được chọn để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về thực trạng

xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi, từ đó đề xuất một số
giải pháp đối với Nhà nước và kiến nghị với các doanh nghiệp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường châu Phi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thị trường: 3 thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở châu Phi: Nam Phi,
Ai Cập, Algeria
- Mặt hàng: gạo, dệt may, thủy hải sản
- Thời gian: số liệu nghiên cứu từ năm 2001 đến năm hết tháng 2 năm
2012
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện từ quá trình thu thập, tổng hợp và
đánh giá các thông tin liên quan và ý kiến của các chuyên gia từ những
nguồn đáng tin cậy.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia thành các phần như sau: phần Mở đầu, 3 phần nội dung
chính (Chương 1, Chương 2, Chương 3), phần Kết luận và Tài liệu tham
khảo
6. Địa điểm thực tập: Viện nghiên cứu châu Phi – Trung Đông
Địa chỉ: 37 Kim Mã Thượng – Ba Đình – Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
2
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN
2001 – 2012 VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG KHU VỰC CHÂU PHI
1.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012

1.1.1. Chính sách thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012
Từ năm 2000, châu Phi theo đuổi chính sách hội nhập kinh tế quốc tế để hòa
nhập vào thế giới đang ngày càng phát triển: Nỗ lực xúc tiến hội nhập
thương mại nội vùng châu Phi.
Theo đó, các nước ký nhiều thỏa ước và mở rộng không gian kinh tế cho các
hoạt động sản xuất, thương mại và công nghiệp của khu vực.
Đến nay, chính sách thương mại của châu Phi có nhiều điểm thông thoáng
hơn đối với hàng hóa các nước ngoài khu vực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất
cập và nhiều điểm phức tạp dẫn đến hạn chế sự phát triển thương mại toàn
châu lục.
1.1.2. Thực trạng thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012
1.1.2.2. Một số hàng hóa xuất – nhập khẩu chủ yếu
1.1.2.2.1. Một số hàng hóa xuất khẩu chủ yếu
Châu Phi là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi sự giàu có về tài
nguyên thiên nhiên. Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu chính của họ,
gồm: kim cương, uranium, boxit, dầu mỏ, khí đốt, gỗ,…
1.1.2.2.2. Một số hàng hóa nhập khẩu chủ yếu
Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu là hàng lương thực - thực phẩm (nông
sản, thủy hải sản), hàng tiêu dùng (dệt may, vải sợi, giày dép, đồ điện tử,…)
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
3
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
và các máy móc nông nghiệp, linh kiện điện tử khác,… Trong đó, gạo, cà
phê, hạt tiêu, tôm cá và hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn.
1.1.2.3. Một số thị trường châu Phi trọng điểm
1.1.2.3.1. Nam Phi
Đây là thị trường lớn nhất châu Phi với kim ngạch thương mại hàng năm
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Các đối tác chính của Nam Phi là EU, Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
1.1.2.3.2. Ai Cập

Ai Cập là thị trường lớn thứ hai châu Phi với các đối tác lớn là EU, Mỹ,
Trung Quốc, Ấn Độ.
Nigeria, Algeria, Morrocco, Bờ Biển Ngà,… là những thị trường trọng điểm
sau hai thị trường kể trên.
1.1.3. Một số đánh giá thị trường châu Phi
1.1.3.1. Tiềm năng của thị trường châu Phi
1.1.3.1.1. Châu Phi là một thị trường có sức tiêu thụ lớn và không khắt khe
Châu Phi rộng lớn với hơn 1 tỷ dân, có sức mua lớn với sản phẩm chủ yếu là
hàng lương thực - thực phẩm và hàng tiêu dùng, những mặt hàng lợi thế viớ
các nước đang phát triển nói chung. Trong đó đa số người dân không đòi hỏi
quá cao về chất lượng sản phẩm. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu này
không phải quá khó khăn với các nước đang phát triển.
1.1.3.1.2. Châu Phi là một châu lục đang trên đà tăng trưởng mạnh
Tăng trưởng của các quốc gia châu Phi theo dự báo sẽ ngày càng tăng. Do
đó thu nhập người dân tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, và
yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Đây là dấu hiệu tốt cho các
doanh nghiệp muốn tham gia xuất khẩu vào thị trường này.
1.1.3.2. Tồn tại của thị trường châu Phi
a. Nền kinh tế quy mô nhỏ
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
4
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
b. Chính sách, luật pháp thương mại phức tạp
1.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.2.1.1. Chính sách tiếp cận và khai thác thị trường tốt
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chính sách
hướng về Châu Phi và đã xây dựng quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước
ở châu lục này, đặt Đại sứ quán tại 49/54 nước.

Về vấn đề khai thác thị trường, Trung Quốc khá khôn ngoan ở chỗ đã theo
đuổi 4 yêu cầu chiến lược ở châu Phi: Giành quyền tiếp cận các nguồn tài
nguyên; tăng cường ảnh hưởng chính trị; phát triển thị trường cho người lao
động Trung Quốc; và giành quyền tiếp cận các thị trường châu Phi. Do các
công ty dầu mỏ quốc tế đến từ các nước phương Tây đã đạt được quyền tiếp
cận một số mỏ dầu tiềm năng nhất của châu Phi, Trung Quốc phải tập trung
vào những nơi ít cạnh tranh hơn, năng suất không cao hoặc rủi ro cao hơn.
Do tính chất trao đổi – cho vay để lấy quyền tiếp cận dầu, nên Trung Quốc
thường là nhà đầu tư duy nhất, hoặc chủ yếu tại các dự án này. Với chiến
lược này, Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các chính phủ mà các nước
phương Tây xa lánh vì lý do chính trị, như Sudan, để tiếp cận các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Trong những năm qua, các công ty của Trung Quốc đã
ký hoặc dự kiến ký hợp đồng thăm dò ở gần như tất cả các nước châu Phi có
tiềm năng về dầu mỏ. Trung Quốc có các dự án chính dài hạn ở Angola,
Sudan, Congo. Từ đó sẽ đương nhiên tạo ra những ràng buộc về các hợp
đồng thương mại theo chiều ngược lại.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
5
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
1.2.1.2. Chính sách mặt hàng xuất khẩu phù hợp nhu cầu thị trường
châu Phi
Hầu hết các khu vực ở châu Phi đều tụt hậu xa so với các châu lục khác trên
thế giới khi tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong khi đó, châu
Phi lại gánh chịu nhiều tác động tiêu cực từ khí thải và hiệu ứng nhà kính
của các nước phát triển, dẫn tới tình trạng hạn hán và sa mạc hóa. Do đó, sự
có mặt của những hàng hóa mang nhãn hiệu Trung Quốc chất lượng vừa
phải, nhiều mẫu mã, đa chức năng, giá cả lại rẻ, rất phù hợp với yêu cầu
không cao và khả năng chi trả của phần lớn người dân nơi đây.
1.2.1.3. Kết hợp mở rộng đầu tư, tăng cường viện trợ và ngoại giao với
châu Phi

Về đầu tư, hiện nay Trung Quốc là nước đầu tư vào châu Phi lớn nhất và
“hăng hái” nhất với hàng nghìn doanh nghiệp, hàng nghìn công trình và tổng
số vốn lên đến hàng trăm tỷ USD. Điều này không chỉ góp phần cải thiện
đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện nền kinh tế mà còn giải quyết được
vấn đề việc làm - vốn là một vấn đề rất lớn đối với người dân châu lục này.
Về viện trợ và ngoại giao với châu Phi, Trung Quốc đang thực hiện sự phối
hợp theo cách thức mà không nước phương Tây nào làm được. Cách thức
Trung Quốc hợp tác với châu Phi có nhiều ưu thế. Trước hết nó nhanh và dứt
điểm. Những cuộc đàm phán diễn ra trong vài ba tuần, trong khi để đạt được
các khoản vay của các tổ chức tài chính quốc tế đòi hỏi nhiều năm. Ngoài ra,
“văn hóa phong bì” trong nhiều trường hợp cho phép “bôi trơn” các hợp
đồng lớn hiệu quả cao với chi phí thấp hơn thực tế. Hiện nay Trung Quốc
đang là nước cho châu Phi vay nhiều nhất với nhiều ưu đãi và những điều
kiện “dễ thở” nhất, do đó đã có một chỗ đứng khá vững chắc đối với người
dân châu Phi khi được coi là một đối tác lớn, lâu dài và đáng tin cậy.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
6
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
Vì thế những “cuộc đổ bộ” về đầu tư và viện trợ đã vạch đường rõ ràng cho
hàng loạt cuộc đổ bộ “oanh liệt” của hàng hóa mang nhãn mác “Trung
Quốc” vào châu Phi một cách quá dễ dàng.
1.2.1.4. Xây dựng quan hệ tốt với các nước châu Phi không kể dân chủ
hay nhân quyền nhằm tranh thủ sự ủng hộ của châu Phi trong thương
mại
Khác với Mỹ và các nước Phương Tây, Trung Quốc hiểu được nhu cầu của
các nước Châu Phi và có thể bảo vệ lợi ích của châu lục này trên trường
quốc tế. Trung Quốc đã xây dựng quan hệ với các nước châu Phi không
phân biệt dân chủ hay nhân quyền. Đó là lý do vì sao nước này nhận được sự
ủng hộ của các nước Châu Phi, không như Mỹ. Sự ủng hộ này đã giúp Trung
Quốc giành chiến thắng trong các hợp đồng kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh

vực dầu khí, tài nguyên thiên nhiên từ Sudan, Angola, Nigeria và Gabon.
1.2.2. Bài học cho Việt Nam
1.2.2.1. Bài học thành công của Trung Quốc
1.2.2.1.1. Chính sách tiếp cận thị trường
Trung Quốc đã bước vào thị trường này rất sớm và hành động rất táo bạo và
đã thu được những kết quả nhất định.
1.2.2.1.2. Chính sách mặt hàng phù hợp
Hàng hóa Trung Quốc vào thị trường châu Phi hầu như đều đáp ứng được
nhu cầu vừa phải của người dân nơi đây, nên tạo được sức cạnh tranh rất lớn
so với các nước khác trong khu vực.
1.2.2.1.3. Kết hợp mở rộng đầu tư, khai thác, chính sách ngoại giao với xuất
khẩu ồ ạt vào thị trường châu Phi
Đây là một cách làm không mới nhưng vẫn hiệu quả bởi vì Trung Quốc biết
cách tạo được một hình tượng đẹp đẽ trong lòng người dân nên đã khẳng
định được vị trí của mình tại thị trường này.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
7
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
1.2.2.2. Bài học chưa thành công của Trung Quốc
Việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế ra phạm vi toàn cầu là điều dễ
hiểu bởi nền kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào các nguồn nguyên liệu
nhập khẩu. Tuy nhiên việc nước này bất chấp tất cả để đạt được mục đích đã
gây ra nhiều mâu thuẫn với người dân châu Phi, đặc biệt trong các chính
sách xuất khẩu tại chỗ.
1.2.2.2.1. Sử dụng lao động Trung Quốc thay vì là các lao động nước bản
địa như các nước phương Tây thường làm.
Chính điều này gây bức xúc cho nhiều người dân nơi này, bởi trong lúc tài
nguyên của họ bị Nhà nước bán cho nước ngoài, thì họ lại là những người
thất nghiệp, cuộc sống thậm chí còn tệ hơn trước.
1.2.2.2.2. Việc giành được hợp đồng khai thác và thực hiện các dự án này

Các công ty Trung Quốc thường “đi cửa sau” và lấy danh viện trợ để giành
được các hợp đồng trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác. Ngoài ra, các
doanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ quan tâm đến các lợi ích thu được mà
ít chú ý tới những hậu quả về môi trường, hệ sinh thái trong các dự án.
Những điều này ngày càng khiến cho quan hệ giữa nhiều người dân châu Phi
với Trung Quốc tồi tệ hơn.
Nhìn chung, Trung Quốc ít nhiều phải trả giá cho những tham vọng mở rộng
ảnh hưởng và vị thế của minh ra quy mô toàn cầu, mà trong lúc này là sự nổi
dậy của những người dân châu Phi.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
8
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
CH ƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI THỜI GIAN QUA
2.1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI
2.1.1. Ảnh hưởng từ châu Phi
2.1.1.1. Chính sách và pháp luật của Nhà nước
Phần lớn các quốc gia tại châu Phi còn nằm trong nhóm các nước chậm phát
triển, luật lệ cùng với cơ chế và chính sách kinh doanh còn đang trong quá
trình tiếp tục được hình thành, không ít nội dung có quy định phức tạp, hệ
thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống ngân hàng chưa phát triển, thông tin
liên lạc còn hạn chế nên nảy sinh một số khó khăn nhất định, khiến cho
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn e ngại khi giao dịch, mở rộng
hợp tác kinh doanh với các đối tác và xâm nhập thị trường này.
2.1.1.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của khu vực này được cho là còn nhiều hạn chế, các
doanh nghiệp tại đây thường chọn phương thức trả chậm hoặc cấp tín dụng
khi thực hiện các hợp đồng thương mại. Hơn nữa, các quốc gia tại Châu Phi
rất ít khi sử dụng thư tín dụng L/C trong thanh toán, càng không quen dùng

thương mại điện tử hay thư điện tử, điện thoại trong giao dịch… mà thường
áp dụng thanh toán bằng tiền mặt, D/P, đặt cọc trước… Với thói quen đó, sẽ
có rất nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt
Nam nói riêng khi tham gia vào thị trường này.
2.1.1.3. Các yếu tố chính trị - xã hội
2.1.1.3.1. Nền chính trị bất ổn
Nhiều nước châu Phi có nền chính trị phức tạp và tồn tại nhiều bất ổn xã hội,
do đó các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam,
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
9
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
ngại hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp ở đây, đặc biệt các quốc gia khu
vực Bắc Phi.
2.1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu ở các quốc gia châu Phi đã gây ra một số
khó khăn nhất định đối với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung còn e ngại khi giao dịch, mở rộng hợp tác kinh doanh với
các đối tác và xâm nhập thị trường này.
2.1.1.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc yếu kém lạc hậu cũng là một vấn đề cản trở sự phát triển
quan hệ thương mại giữa châu Phi với các châu lục khác nói chung và với
Việt Nam nói riêng. Thông tin về các đối tác và thị trường châu Phi được
cung cấp qua số lượng ít ỏi các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại các
nước này , cộng với những khó khăn trong liên lạc với chính đối tác khiến
các doanh nghiệp Việt Nam khó kiểm chứng thông tin, do đó dễ bị trở thành
nạn nhân của tình trạng lừa đảo thương mại đang ngày càng phổ biến tại
châu lục này.
2.1.2. Ảnh hưởng từ Việt Nam
2.1.2.1. Ảnh hưởng từ Nhà nước
2.1.2.1.1. Chính sách về xuất khẩu

Các chính sách của Nhà nước về xuất khẩu nói chung, và chính sách đối với
châu Phi nói riêng đương nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sang
thị trường này. Cho đến nay, hệ thống chính sách về xuất khẩu của Việt
Nam vẫn còn những hạn chế nhất định tác động làm giảm tính cạnh tranh
của hoạt động này. Tuy nhiên, riêng đối với thị trường châu Phi, từ khi xác
định đây là một thị trường tiềm năng mà Việt Nam cần khai thác, Chính phủ
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
10
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
đã có những chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng
hóa sang châu Phi có hiệu quả.
2.1.2.1.2. Luật pháp về xuất khẩu
Luật pháp Việt Nam vẫn được cho là thiếu tính khách quan và còn nhiều bất
cập, trong khi ngay tại các nước châu Phi cũng xảy ra điều tương tự. Điều
này có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh và các điều kiện
hợp tác làm ăn của cả hai bên.
2.1.2.1.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến mọi hoạt
động kinh tế, trong đó có thương mại. Để tạo được quan hệ xuất khẩu nói
riêng với châu Phi, Việt Nam nhất định phải có đội ngũ cán bộ hiểu rõ về thị
trường này, ra các quyết sách phù hợp và đủ nỗ lực tham gia vào quá trình
khai thác thị trường mới như thế.
2.1.2.2. Ảnh hưởng từ doanh nghiệp
2.1.2.2.1. Định hướng của doanh nghiệp
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa sẵn sàng cho việc thâm
nhập một thị trường mới đầy khó khăn như châu Phi mặc dù con số doanh
nghiệp tham gia làm ăn với đối tác châu Phi đã tăng. Các doanh nghiệp chủ
yếu đi theo lối mòn sẵn xuất khẩu sang các thị trường truyền thống mà
không chủ động khai thác thị trường mới trong khi các thị trường truyền
thống đã bão hòa. Điều này có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xuất khẩu sang

thị trường này của Việt Nam.
2.1.2.2.2. Nguồn tài chính của doanh nghiệp
Nguồn tài chính của các doanh nghiệp trong nước là một trong những yếu tố
quyết định việc liệu họ có thể thâm nhập sâu vào thị trường mới này hay
không trong khi có rất nhiều điều kiện bất lợi và những đối thủ mạnh trước
mắt.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
11
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
2.1.2.2.3. Vấn đề tiếp cận thông tin
Vấn đề tiếp cận thông tin của một thị trường mới và phức tạp như châu Phi,
đối với doanh nghiệp rất quan trọng, qua đó họ mới xác định được cụ thể thị
trường, đối tác, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu,…Thông tin càng chính xác và
chi tiết thì việc ra quyết định càng dễ dàng hơn và việc tiến hành hoạt động
xuất khẩu cũng thuận lợi hơn.
2.1.3. Lợi thế và hạn chế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường châu Phi
2.1.3.1. Lợi thế
2.1.3.1.1. Lợi thế từ phía Nhà nước
a. Quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và các quốc gia
châu Phi đã đặt nền móng cho sự phát triển các quan hệ kinh tế giữa hai bên
và được coi là lợi thế lớn nhất của Việt Nam. Trên cơ sở quan hệ này, nhiều
Hiệp định, cam kết, bản ghi nhớ có lợi cho thương mại hai bên đã được ký
kết. Đây là một thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này.
b. Đội ngũ chuyên gia Việt Nam và châu Phi đã có những hợp tác đáng kể
trong trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Nhờ đó hai bên hiểu nhau hơn,
nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam
muốn làm ăn với châu Phi.
2.1.3.1.2. Lợi thế từ phía doanh nghiệp
a. Các doanh nghiệp có khả năng cung cấp được hầu hết sản phẩm theo nhu

cầu người dân châu Phi do chủ yếu là hàng lương thực - thực phẩm và hàng
tiêu dùng cần thiết. Hơn nữa, giá cả lại phù hợp với đa số dân cư ở đây nên
việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này giảm được những áp lực cạnh
tranh từ các nước phát triển.
b. Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng huy động nguồn hàng tốt nên có
thể đáp ứng được các đơn đặt hàng khi cần thiết.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
12
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
2.1.3.2. Hạn chế
2.1.3.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước
a. Hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam và châu Phi chưa tốt, dẫn
đến việc các doanh nghiệp không nắm được đầy đủ thông tin, không quảng
bá và đưa hàng hóa của mình vào thị trường này một cách hiệu quả được.
b. Việc cập nhật và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn rất hạn chế do
mạng lưới cơ quan thương vụ đặt tại châu lục này quá ít. Điều này dẫn đến
tình trạng các doanh nghiệp trong nước dễ bị mắc phải các vụ lừa đảo
thương mại ở thị trường này.
2.1.3.2.2. Hạn chế từ phía doanh nghiệp
a. Quy mô sản xuất - xuất khẩu nhỏ khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ những đơn
đặt hàng giá trị lớn.
b. Sự thiếu hiểu biết cặn kẽ về thị trường này (tập quán, văn hóa kinh doanh,
lối sống,…) là nguyên nhân làm giảm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam.
2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam – Châu Phi liên
tục tăng trưởng nhanh từ 218,1 triệu USD năm 2001 và đạt đến con số 3,5 tỷ
USD vào năm 2011. Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường này là sự gia tăng đáng kể về kim ngạch từ năm 2007 (684
triệu USD) lên 1,33 tỷ USD năm 2008 (đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt trên 1 tỷ). Sự gia tăng nhanh chóng
của trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Phi thể hiện tiềm
năng trong thương mại cũng như sự năng động của doanh nghiệp hai bên.
Mặc dù có sự tăng trưởng kim ngạch đáng kể, Châu Phi vẫn là khu vực mà
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
13
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
Việt Nam có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thị
trường khác trên thế giới. Tỷ trọng buôn bán với Châu Phi trong tổng kim
ngạch ngoại thương của Việt Nam tăng từ 0,7% ( năm2001) và cũng chỉ
chiếm 3,5% vào năm 2011. Đặc biệt, nếu xét tỷ trọng của Việt Nam trong
kim ngạch thương mại của Châu Phi thì con số này còn rất nhỏ bé.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
14
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi và tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
2001 – T2/2012
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2T/2012
KNXK VN-CP 0,1749 0,1269 0,2291 0,4075 0,6475 0,610 0,6835 1,33 1,55 1,79 3,4 0,2375
Tổng KNXK của
VN
15 16,7 20,2 26,5 32,4 39,8 48,6 62,7 57,1 72,2 96,9 15,37
Tỷ trọng (%) 1,16 0,76 1,14 1,54 2 1,5 1,4 2,11 2,65 2,53 3,5 1,55
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
15
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình

Biểu 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu giai đoạn 2001 –
T2/2012
(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)
Nhìn chung, trong quan hệ thương mại với các quốc gia châu Phi, Việt Nam
trong thế xuất siêu, giá trị xuất khẩu thường cao gấp nhiều lần so với giá trị
nhập khẩu từ các nước này.
Trao đổi thương mại với các nước Châu Phi tăng trưởng với tốc độ bình
quân cao hơn tăng trưởng ngoại thương chung của cả nước trong cùng thời
kỳ, trung bình là 30-35% trong các năm 2001 – 2010. Sở dĩ có tăng trưởng
cao như vậy là do trao đổi thương mại giữa hai bên có xuất phát điểm rất
thấp, thêm vào đó tăng trưởng cao trong bối cảnh “cất cánh” chung của
ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây cũng là điều dễ hiểu.
2.2.2. Một số thị trường xuất khẩu
Thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển thị trường châu Phi chủ
yếu từ 2 hướng: thứ nhất, từ Bắc Phi thông qua thị trường Ai Cập, Libya và
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
16
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
thứ hai, từ Cộng hoà Nam Phi để thâm nhập các quốc gia phía Nam và
Trung Phi. Nam Phi và Ai Cập cũng là 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam ở
châu Phi. Việt Nam cũng đã thành lập các cơ quan thương vụ đặt tại nước
châu Phi là Nam Phi, Morocco, Ai Cập, Algeria, Nigeria và các cơ quan đại
diện ngoại giao tại Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Nigeria, Libya, Angola,
Tanzania và Mozambique
2.2.2.1. Nam Phi
Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu
Phi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hàng năm chiếm tỷ trọng lớn và ngày
càng tăng.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi giai
đoạn 2001 – T2/2012

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
KNXK
VN-NP
29,1 15,5 22,7 56,8 111,
8
100,7 119,5 147,17 378,32 494,06 1.86
0
KNXK
VN-CP
174,9 126,9 229,1 407,5 647,5 610 683,5 1.330 1.550 1.790 3.40
0
Tỷ
trọng(%)
16,64 12,21 9,91 13,94 17,27 16,51 17,48 11,07 24,41 27,6 54,71
(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)
Biểu 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi giai
đoạn 2001 – T2/2012
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
17
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Nam Phi, ngoài đá quý và kim loại
quý luôn chiếm tỷ trọng lớn, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khẩu
cao là giày dép (40,81 triệu USD), dệt may (18,41 triệu USD), cà phê (15,78
triệu USD), gạo (13,36 triệu USD) Các mặt hàng mới cũng cho thấy tiềm
năng lớn như điện thoại di động tuy mới được xuất khẩu sang Nam Phi kể từ
năm 2009 nhưng kim ngạch năm 2011 đã đạt 35,48 triệu USD và một số mặt
hàng như sản phẩm sắn, đĩa DVD…
2.2.2.2. Ai Cập
Ai Cập là nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sớm nhất và là thị

trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai
đoạn 2000 – T2/2012
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2T/2012
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
18
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
KNXK
VN-
AC 28,6
21,8 14,8 39,1 45,1 49,0 97,3
167,
5
162,5 174,6
4
256,3 56,8
KNXK
VN-
CP
174,
9
126,
9
229,1 407,5 647,5 610 683,
5
1.33
0
1.550 1.790 3.40
0
237,5

Tỷ
trọng
(%)
16,3
5
17,1
8
6,46 9,6 6,97 8,03 14,2
3
12,59 10,4
8
9,76 7,54 23,92
(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)
Biểu 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai
đoạn 2000 – T2/2012
(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập cũng rất đa dạng, chiếm
tỷ trọng lớn là thủy sản, hạt tiêu, máy móc linh kiện điện tử các loại, vải, xơ
sợi, cao su,…
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
19
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, Việt Nam là nhà xuất khẩu tôm đông lạnh
hàng đầu vào Ai Cập, và chịu sự cạnh tranh từ Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt
là sản phẩm tôm chân trắng từ Ấn Độ.
2.2.2.3. Algeria
Algeria là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của
Việt Nam tại châu Phi. Nhìn chung, trong những năm gần đây, quan hệ
thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu là ta xuất khẩu
sang Algeria.

Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria giai đoạn
2000 – T2/2012
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
2T/201
2
KNXK
VN-
Algeria
11,7
3,3 18,2 13,9 30,9 34,2
40,5
75,76 82,99 75,81 100,4 33,3
KNXK
VN-CP
174,9 126,9 229,1 407,5 647,5 610 683,5 1.330 1.550 1.790 3.400 237,5
Tỷ
trọng
(%)
6,69 2,6 7,94 3,41 4,77 5,61 5,93 5,7 5,35 4,24 2,95 14,02
(Nguồn: Tổng Cục hải quan Việt Nam)
Biểu 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria giai đoạn
2000 – T2/2012
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
20
Chuyên đề thực tập GV: GS. TS Đỗ Đức Bình
(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Algeria là cà phê, gạo,
thủy sản, hạt tiêu và sản phẩm từ sắt thép.
2.2.3. Một số mặt hàng xuất khẩu
Cùng với việc mở rộng thị trường, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt

Nam sang châu Phi cũng được đa dạng hóa hơn nhiều: nếu như trong thập
kỷ 90, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang châu Phi là gạo, thì
những năm gần đây, ta đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện – điện tử, cơ
khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá
điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt đồ chơi trẻ em, mì ăn liền, sữa và sản
phẩm sữa, xe đạp , mặc dù giá trị xuất khẩu chưa cao.
Đối với Việt Nam, châu Phi không phải là một thị trường khó tính.
Những mặt hàng mà châu Phi cần, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp
ứng, miễn là với giá cả phải chăng, đặc biệt mặt hàng gạo của Việt Nam đã
trở nên quen thuộc với người dân châu Phi.
SV: Nguyễn Thị Nga Lớp: KTQT 50B
21

×