Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 nền kinh tế Việt
Nam chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với hơn 220 quốc gia và các tổ
chức trên thế giới về nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục...Và đã
tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như : hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
chính những quan hệ hợp tác này đã góp phần vô cùng quan trọng thúc đẩy
ngoại thương Việt Nam ngày càng phát triển.
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, nó đóng góp
một tỷ trọng vô cùng lớn vào tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của đất nước.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn vô cùng quan trọng để đất nước đang phát triển
như nước ta hiện nay có thể nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại vào
sản xuất, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa( CNH- HĐH)
đất nước. Không chỉ vậy xuất khẩu còn góp phần không nhỏ vào việc giải
quyết và tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên
thế giới.
Do vậy việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu là một trong những chủ
trưởng lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện đẩy mạnh
quá trình CNH- HĐH đất nước. Nắm rõ được tầm quan trọng của xuất khẩu
đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước nhóm chúng em đã nghiên cứu đề
tài “Phát triển xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đổi mới”. Với mục đích
là phân tích rõ thực trạng phát triển của xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn
đổi mới đề tìm ra những vấn đề còn tồn đọng, để từ đó chúng em đưa ra
1
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam trong những năm tiếp theo ngày càng hoàn thiện và tăng
trưởng.Mặc dù cả nhóm đã cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng trong
quá trình làm bài thảo luận ko tránh khỏi những thiếu sót,chúng em rất mong
được sự góp ý của thầy để bài thảo luận của nhóm được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
Chương I. Lý luận chung
1.1 Nội hàm của phát triển xuất khẩu
* Khái niệm xuất khẩu
- Nhiều quan điểm trước đây cho rằng: Xuất khẩu là một hoạt động kinh
doanh thu doanh lợi bằng cách bán sán phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường
nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của
một quốc gia.
- Trong lý luận thương mại quốc tế: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài.
- Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.
Như vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động
xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá( bao gồm cả hàng hoá
hữu hình và hàng hoá vô hình ) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao
đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi , hoạt động này mở rộng phạm vi ra
ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong
nước.
Có 2 hình thức xuất khẩu: Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và xuất
khẩu tại chỗ.
* Khái niệm xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mà doanh nghiệp ( kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài) xuất khẩu ngay tại chính đất nước của mình để thu ngoại tệ
thông qua việc giao hàng cho các doanh nghiệp đang hoạt động ngay tại
chính lãnh thổ của quốc gia đó theo sự chỉ định của phía nước ngoài hoặc
3
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
cũng có thể bán hàng qua khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang
hoạt động ngay tại chính lãnh thổ nước đó.
*Khái niệm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Là việc doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa (hữu hình hoặc
vô hình) ra thị trường nước ngoài (hàng hóa được chuyển ra ngoài biên giới
quốc gia) và được bán cho người nước ngoài nhằm mục đích thu ngoại tệ
về.ư
* Khái niệm phát triển xuất khẩu.
Phát triển xuất khẩu là sự cố gắng của chính phủ về việc gia tăng quy
mô xuất khẩu, dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu theo nhu cầu thị trường căn cứ
vào lợi thế xuất khẩu của đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm đáp ứng
được các mục tiêu kinh tế xã hội trong ngắn hạn và đảm bảo phát triển bền
vững trong dài hạn.
1.2.Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá sự phát triển TM XK
Sự phát triển của xuất khẩu được đánh giá thông qua 4 tiêu chí quan trọng:
*Tăng trưởng quy mô một cách hợp lý
- Kim ngạch xuất nhập khẩu
- Khối lượng hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu
- GDP đóng góp cho nền kinh tế từ hoạt động xuất nhập khẩu
- Giá trị gia tăng, tổng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
*Nâng cao chất lượng xuất nhập khẩu
- Cơ cấu xuất nhập khẩu
+ Cơ cấu mặt hàng
+ Cơ cấu thị trường
+ Cơ cấu hàm lượng gia tăng trong các sản phẩm
* Tăng hiệu quả kinh tế xuất nhập khẩu
4
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
Thông qua các chỉ tiêu : hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng lao động
tình theo kim ngạch xuất nhập khẩu...
* Đảm bảo đáp ứng những mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn
và đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn.
- Kinh tế: Nền kinh tế ổn định và không ngừng tăng trưởng
- Xã hội và dân cư: Người lao động có việc làm, thu nhập được cải thiện,
chất lượng cuộc sống không ngừng tăng lên. Và có sự chuyển dịch cơ cấu
dân cư, chuyển từ những nơi dư thừa lao động sang những nơi thiếu lao
động, chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị hoặc có sự chuyển dịch từ nông
thôn lên những vùng đất mới.
- Tài nguyên môi trường: Tài nguyên môi trường được khai thác và sử dụng
hợp lý, những hoạt động hiện tại không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài
nguyên và môi trường trong tương lai, đảm bảo phát triển bền vững trong cả
ngắn hạn và dài hạn.
1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
* Vai trò về mặt kinh tế
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn : Xuất khẩu
hàng hóa, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động dịch vụ, xuất
khẩu sức lao động...Tuy nhiên các nguồn đầu tư nước ngoài và vay nợ viện
trợ khá quan trọng nhưng những nước đi vay thường phải có trách nhiệm
hoàn trả bằng mọi cách khi đến hạn, mặt khác nước đi vay cũng bị ràng buộc
ở một số quy định và thỏa thuận nào đó về kinh tế, chính trị.... Do đó nguồn
vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, tiến hành công nghiệp hóa đất nước là từ
xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
5
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
- Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của
đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh
mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu với những
quốc gia đang và chậm phát triển. Trong quá trình hội nhập và mở cửa, khi
đã tham gia vào sân chơi chung này hầu hết mỗi quốc gia đều thực hiện một
khâu, một chức năng nào đó trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các quốc gia đều
sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh hơn hẳn
các quốc gia khác và nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó kém lợi thế
hoặc chi phí sản xuất cao hơn so với việc nhập khẩu. Khi đó thì ngành nào
có lợi thế cạnh tranh thì sẽ được chú trọng hơn, đầu tư hơn để giúp các
doanh nghiệp khai thác hiệu quả nhất, góp phần nâng cao khả năng xuất
khẩu ra thị trường thế giới. Và kết quả dẫn đến là có sự chuyển dịch kinh tế
giữa các ngành trong một quốc gia.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi phát triển xuất khẩu dệt may sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc
phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu như bông, đay...Sự phát triển
ngành chế biến thực phẩm( gạo, cà phê...) có thể kéo theo các ngành công
nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó phát triển.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho sản
xuất phát triển và ổn định.
* Vai trò về mặt xã hội
6
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống
nhân dân.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều
ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền
giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo: Công nghiệp, xây dựng, tài
chính ngân hàng...kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát
triển nhanh, hiệu quả.
Nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả dẫn đến thu nhập và mức sống
của người dân cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Phát triển xuất
khẩu góp phần thu hút nhiều lao động vào các ngành xuất khẩu đó với mức
lương khá và ổn định. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật
phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một
phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Xuất khẩu tạo động lực phát triển nguồn nhân lực với trình độ ngày càng
cao hơn.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh diễn ra trên phạm vi thị
trường thế giới, một thị trường mà mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Để có thể xuất khẩu hàng hóa ra thị trường bên ngoài thì đòi hỏi sản phẩm
và dịch vụ phải tốt, đảm bảo cạnh tranh được về chất lượng và giá cả. Để có
được điều này thì bản thân các nhà xuất khẩu và các doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm để xuất khẩu không ngừng cải tiến máy móc, đào tạo tay nghề
cho người lao động để nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động góp
phần giảm giá thành sản phẩm và đạt được chất lượng đúng tiêu chuẩn. Nhờ
có quá trình đào tạo này mà nguồn lực lao động có trình độ ngày một nâng
lên, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
* Vai trò đối với hội nhập kinh tế quốc tế.
7
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
- Tận dụng được lợi ích từ chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN), đối xử quốc
gia (NT) và không phân biệt đối xử giữa các nước thành viên khi tham gia
vào các tổ chức thương mại thế giới WTO. Các quốc gia thành viên dựa vào
lợi thế của mình sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ít nhiều tham
gia vào phân công lao động quốc tế.Giúp các nước thành viên tiếp cận đến
mức công bằng trong giải quyết các tranh chấp thương mại. Tạo ra vị thế
mới trong đàm phán và các hợp đồng mua bán.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
giữa các quốc gia.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác
động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn
các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: giao lưu văn hóa, chính trị, kinh
tế...và tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ này phát triển, ngược lại chính
các quan hệ kinh tế đối ngoại cũng góp phần thúc đẩy và tạo tiền đề cho mở
rộng xuất khẩu. Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều có quan hệ hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội theo các cam kết và hiệp định song phương, đa phương.
Song bên cạnh đó thì xuất khẩu cũng có nhiều tác động tiêu cực đến
nền kinh tế, xã hội của đất nước như các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
hiện tại chưa thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thế giới nên nguy
cơ tồn đọng hàng hóa, xuất khẩu với giá thấp hoặc xuất khẩu sang nước
trung gian là rất nhiều, do đó làm giảm thu nhập của người lao động, nếu
tình trạng thị trường diễn biến phức tạp hàng hóa không tiêu thụ được có thể
làm cho người lao động thất nghiệp, và dẫn đến nhiều hệ lụy khác diễn ra
như : cờ bạc, trộm cắp...Mặt khác thúc đẩy xuất khẩu cũng đồng nghĩa với
việc làm ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường sinh
thái.Ngành công nghiệp phát triển, các nhà máy mọc nên như nấm. Mặt khác
8
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
công nghệ xử lý rác thải của các quốc gia đang và chậm phát triển nên nguy
cơ ô nhiễm môi trường là rất cao. Các quốc gia này lại thường xuất khẩu
nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô: Than đá, dầu thô, gỗ... nếu
khai thác bừa bãi không có quy hoạch cụ thể thì nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
ngày một gia tăng và môi trường ngày càng bị hủy hoại, do hầu hết các
nguồn tài nguyên đều không có khả năng tái tạo do khai thác quá mức.
9
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
Chương II: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đổi
mới
2.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990
Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm
ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp
ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn
định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Đó là kết quả
tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông
nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung cầu lương
thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt
19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu
tấn.
Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và
lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy
chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã. Các cơ sở
sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về
vốn, giá vật tư, tiền lương... giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đối mới nhiều chính sách về sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô,
hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lẩn (từ 439
triệu rúp và 884 triệu đô la, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ năm
1989, sản xuất của ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như
gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, Việt Nam xuất 1,5
triệu tấn gạo; nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất
và nhập.
10
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1986- 1990
2.2 Giai đoạn từ 1990 đến nay.
Đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song
phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư,
40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc.
Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là
chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu
tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn
kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO. Từ đây xuất khẩu của việt nam có
nhiều chuyển biến:
Năm ĐVT Tổng
KNXK
Kim ngạch
xuất khẩu
Kim ngạch
nhập khẩu
1985
Triệu USD
25559 6985 18574
1990 51564 24040 27524
11
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng
trưởng ở mức độ khá cao
+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực theo hướng
tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng
công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng
xuất khẩu đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như
dệt may, giày dép, thủy sản, gạo…nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng
cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng
hóa của việt nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh
kiện máy tính….
+ Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn
những thị trường đang có
+ Các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng
hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và
khu vựcdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối
(XK - NK)
Triệu USD
1990 5156.4 2404.0 2752.4 -348.4
1991 4425.2 2087.1 2338.1 -251.0
1992 5121.5 2580.7 2540.8 39.9
1993 6909.1 2985.2 3923.9 -938.7
1994 9880.1 4054.3 5825.8 -1771.5
1995 13604.3 5448.9 8155.4 -2706.5
1996 18399.4 7255.8 11143.6 -3887.8
1997 20777.3 9185.0 11592.3 -2407.3
1998 20859.9 9360.3 11499.6 -2139.3
1999 23283.5 11541.4 11742.1 -200.7
2000 30119.2 14482.7 15636.5 -1153.8
2001 31247.1 15029.2 16217.9 -1188.7
12
Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Kinh tế thương mại Việt Nam
2002 36451.7 16706.1 19745.6 -3039.5
2003 45405.1 20149.3 25255.8 -5106.5
2004 58453.8 26485.0 31968.8 -5483.8
2005 69208.2 32447.1 36761.1 -4314.0
2006 84717.3 39826.2 44891.1 -5064.9
2007 111326.1 48561.4 62764.7 -14203.3
2008 143398.9 62685.1 80713.8 -18028.7
Sơ bộ 2009 127045.1 57096.3 69948.8 -12852.5
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ năm 1990 trở lại đây, quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất
khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. Tổng mức giá trị
xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm, nhưng do tổng giá trị nhập khẩu cũng
tăng nhanh nên nước ta vẫn là nước nhập siêu. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu
lại có sự chuyển biến tích cực: nhóm nông- lâm- thủy sản có tỷ trogj giảm
tương đối, nhóm cong nghiệp có tỷ trọng ngày càng tăng, thị trường xuất
khẩu ngày càng được mở rộng…
Về thị trường xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2005:
* Khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001
xuống 50,5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong xuất khẩu hàng hóa
việt nam.
* Khu vực thị trưởng Châu Âu: Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị
trường Châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn
tăng so với năm trước và đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.
* Khu vực thị trường Châu Mỹ: Xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ
tăng khá đột biến, chiểm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm
2005; xuất khẩu vào thị trường hoa kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên
20,2% năm 2005.
13