BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ THANH THUỶ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN
Ở TỈNH PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62 62 01 15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn: 1. TS. ĐINH VĂN ĐÃN
2. PGS.TS. KIM THỊ DUNG
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Trường Đại học Thương mại
Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi , ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch cội nguồn, một loại hình du lịch mới xuất hiện nhưng đã trở thành nét
văn hoá, mang tính nhân văn cao trong đời sống của con người. Và đặc biệt, ở Việt
Nam - một quốc gia với bề dày lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước,
văn hóa đan xen trong một khối lượng khổng lồ những di tích nổi tiếng - du lịch cội
nguồn là một hoạt động văn hoá đặc sắc, một loại hình du lịch đặc biệt hấp dẫn, là nét
riêng của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Phát triển du lịch cội
nguồn sẽ phát huy được giá trị kinh tế và nâng cao giá trị văn hoá của địa phương, góp
phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà
Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Lợi thế nổi bật của
du lịch Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam với 02 di sản văn hóa
thế giới, 1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội, hơn 13.000 hiện vật qua các thời kỳ
xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là
một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt
Nam (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).
Trong giai đoạn 2000-2012, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung và du lịch
cội nguồn nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều văn bản pháp quy, quy
hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đề án bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử
được ban hành. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cội nguồn bước đầu được quan tâm
đầu tư, lượng khách du lịch cội nguồn tăng bình quân 17,05%/năm, doanh thu du lịch
cội nguồn tăng 13,02%/năm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).
Những kết quả đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tri ân của
du khách trong và ngoài nước về lịch sử cội nguồn dân tộc Việt Nam. Song, du lịch
cội nguồn phát triển vẫn chưa tương xứng với lợi thế của tỉnh và đang phải đối mặt
với nhiều yếu kém như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thấp, vấn đề nghiên
cứu thị trường còn hạn chế, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp
ứng được yêu cầu, số ngày lưu trú và chi tiêu của khách du lịch cội nguồn thấp, việc
phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn chưa được đẩy mạnh, du lịch cội
nguồn chưa góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của địa phương, năm 2012 tỷ
trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn so với giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới chỉ
đạt 1,29% (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).
Vậy, tại sao du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ chưa phát triển? Những yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh là gì? Và làm thế nào để phát triển
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ? là những câu hỏi cấp thiết đang được đặt ra đối với
các cấp chính quyền và người dân trong tỉnh. Để trả lời được các câu hỏi này cần phải
có một nghiên cứu toàn diện và công phu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, từ
đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch cội nguồn;
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn,
thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng cũng như giải pháp liên quan đến phát triển du
lịch cội nguồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2000-2013,
các số liệu khảo sát năm 2012, dự báo đến năm 2020.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn (cội nguồn dân tộc)
bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển du lịch cội nguồn, đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
4. Đóng góp của luận án
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch cội nguồn trên
nhiều khía cạnh, đặc biệt là khái niệm phát triển du lịch cội nguồn và nội dung phát
triển du lịch cội nguồn. Đồng thời, khái quát những kinh nghiệm phát triển du lịch
cội nguồn ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du
lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá có hệ thống về thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
trong giai đoạn 2000-2013. Phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội
nguồn của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng của
5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú Thọ. Dự báo đến năm 2020, lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ sẽ đạt
804.231 lượt khách, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn đạt 495,08 tỷ đồng với
tốc độ tăng bình quân đạt 8,31%/năm.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cội nguồn
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn
Du lịch cội nguồn là sự kết hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ
sự tác động qua lại giữa khách du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại
và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối với công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá
trị truyền thống của dân tộc tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di
sản văn hóa hay các lễ hội địa phương, đồng thời thỏa mãn mục đích của các chủ thể
tham gia trong mối quan hệ đó.
3
Theo nghĩa rộng, phát triển du lịch cội nguồn là quá trình vận động tiến lên của
hoạt động du lịch cội nguồn từ không có đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đến đa
dạng, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,
từ chỉ có mục tiêu kinh tế đến có mục tiêu tổng hợp (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã
hội và môi trường), đồng thời quá trình này mang tính ổn định, tạo ra thu nhập, góp
phần nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương.
Theo nghĩa hẹp, phát triển du lịch cội nguồn là sự tăng lên về giá trị và số
lượng tài nguyên du lịch cội nguồn, tăng lên về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn, xúc tiến du lịch cội nguồn.
Đồng thời, gia tăng kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương.
1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch cội nguồn
Phát triển du lịch cội nguồn góp phần phát triển ngành du lịch, tăng ngân sách
của địa phương và thúc đẩy sự phát triển kinh tế; thu hút lao động và tạo ra nhiều việc
làm; kích thích đầu tư; có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác, bảo tồn các di sản văn
hóa dân tộc, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, góp phần bảo vệ và phát huy các giá
trị văn hoá của cộng đồng dân cư; góp phần khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, lòng
yêu nước và giáo dục tính nhân văn cho thế hệ trẻ.
1.1.3. Đặc điểm phát triển du lịch cội nguồn
Phát triển du lịch cội nguồn bao hàm những đặc điểm của phát triển sản phẩm
dịch vụ. Ngoài ra, phát triển du lịch cội nguồn còn có những đặc điểm riêng, đó là:
Phát triển du lịch cội nguồn gắn liền với việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc; Phát
triển du lịch cội nguồn luôn gắn với địa bàn hoạt động là các di sản văn hóa, di tích
lịch sử văn hoá, bảo tàng và các lễ hội; Phát triển du lịch cội nguồn gắn liền với công
tác bảo tồn, sưu tầm và khôi phục các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng
hay các lễ hội ở địa phương; Phát triển du lịch cội nguồn có mối quan hệ chặt chẽ
hữu cơ trong sự phát triển của các ngành khác.
1.1.4. Nội dung phát triển du lịch cội nguồn
Nội dung phát triển du lịch cội nguồn bao gồm: Phát triển tài nguyên du lịch
cội nguồn; Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn; Phát triển hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch cội nguồn; Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn; Nâng cao
kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn
Phát triển du lịch cội nguồn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Luận án đã chỉ rõ
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn như cơ chế chính sách đối với
phát triển du lịch và việc thực hiện chính sách của địa phương, công tác quy hoạch phát
triển du lịch, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phụ trợ, sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn, đặc
điểm và vai trò của cộng đồng, môi trường an ninh an toàn cho khách du lịch cội nguồn.
1.2. Thực tiễn phát triển du lịch cội nguồn ở trong và ngoài nước, bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Phú Thọ
Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn của một số nước
như Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và một số địa phương ở Việt Nam, từ
đó đã rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch cội nguồn cho tỉnh Phú Thọ.
4
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Tính đến
31/12/2013, tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên là
3.533,42 km
2
, dân số là 1.351.224 người, 728.200 lao động. Giai đoạn 2000-2013,
kinh tế của tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng cao, GDP đạt tốc độ tăng bình quân
10,29%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 17,3 triệu đồng. Nhìn chung, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung,
phát triển du lịch cội nguồn nói riêng. Tuy nhiên, là tỉnh có địa hình phức tạp, thu
nhập bình quân đầu người thấp nên tỉnh Phú Thọ vẫn gặp những khó khăn nhất định
trong quá trình phát triển du lịch cội nguồn.
2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận như tiếp cận tài nguyên du lịch cội
nguồn, tiếp cận cụm du lịch cội nguồn điển hình, tiếp cận có sự tham gia của người
dân. Nội dung phát triển du lịch cội nguồn được thể hiện cụ thể trong sơ đồ 2.1.
[ơ
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích phát triển du lịch cội nguồn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: gồm có số liệu thứ và số liệu sơ cấp. Số liệu sơ
cấp được thu thập từ 413 khách du lịch cội nguồn; 42 cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch; 12 cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh và
100 hộ dân.
- Phương pháp phân tích: phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn,
phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách
NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DLCN
1. Phát triển tài nguyên DLCN
2. Phát triển CSVCKT DLCN
3. Phát triển nguồn nhân lực cho
DLCN
4. Tăng cường xúc tiến DLCN
5. Nâng cao kết quả và đóng góp
của DLCN cho phát triển kinh
tế xã hội ở địa phương
Sự hài lòng
của khách DLCN
Dịch vụ phụ trợ
ở địa phương
CSHT
của địa phương
Công tác quy hoạch
phát triển DLCN
Cơ chế, chính sách
và năng lực thực thi
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN
Vai trò và đặc điểm
của cộng đồng
Môi trường an ninh,
an toàn cho khách
DLCN
Các y
ế
u t
ố
ả
nh hư
ở
ng t
ớ
i phát tri
ể
n du l
ị
ch
c
ộ
i ngu
ồ
n
5
du lịch cội nguồn, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương
pháp phân tích bảng chéo hai biến.
- Phương pháp dự báo: Dự báo theo mô hình hồi quy tuyến tính.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Luận án sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu như số lượng, cơ cấu khách du
lịch cội nguồn, tổng thu từ khách du lịch cội nguồn,…
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Khái quát về du lịch và lịch sử ra đời của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Không gian du lịch tỉnh Phú Thọ
Không gian du lịch Phú Thọ bao gồm ba cụm du lịch tập trung: Cụm du lịch
thành phố Việt Trì và phụ cận (cụm 1), cụm du lịch Hạ Hòa (cụm 2) và cụm du lịch
Thanh Thủy (cụm 3).
Cụm 1: Bao gồm không gian lãnh thổ du lịch ở thành phố Việt Trì và các
huyện phụ cận. Các loại hình có thể khai thác là du lịch văn hóa lễ hội, du lịch cội
nguồn, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch cuối tuần, du lịch hội thảo; Cụm 2: Có
giới hạn không gian, lãnh thổ là khu vực phía Bắc thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, các
huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng. Cụm này có khả năng khai thác phát triển các
loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái kết hợp văn hóa - lịch sử, cội
nguồn, tham quan nghiên cứu và các hoạt động thể dục thể thao; Cụm 3: Có giới hạn
lãnh thổ bao gồm các huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ. Các loại hình du lịch có thể khai
thác là du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái,
hang động, bản dân tộc, làng nghề, di chỉ khảo cổ; du lịch thể thao mạo hiểm, vui
chơi giải trí, cắm trại.
Bên cạnh đó, các khu du lịch đã được hình thành trong hệ thống quốc gia và
vùng, hệ thống các tuyến du lịch cũng đã và đang được hình thành.
3.1.2. Kết quả phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2000-2013, ngành du lịch Phú Thọ đã đạt được những thành
quả đáng khích lệ. Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, số liệu của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi đã đưa ra kết quả một số chỉ tiêu về phát
triển du lịch của tỉnh Phú Thọ (Bảng 3.1). Trong đó,
lượng khách du lịch đến Phú
Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Năm 2000, Phú Thọ mới chỉ
đón được 69.509 lượt khách. Năm 2012, tỉnh đã thu hút được 487.992 lượt khách, tốc
độ tăng bình quân là 17,63%/năm. Đến năm 2013, tỉnh đón được 691.519 triệu lượt
khách, trong đó có 4.880 triệu lượt khách quốc tế, 686.639 triệu lượt khách nội địa.
Giá trị tăng thêm của du lịch đạt tốc độ tăng bình quân 16%/năm giai đoạn 2000-
2006 và 16,87%/năm giai đoạn 2006-2012. Tuy nhiên, khách quốc tế chiếm tỷ trọng
quá nhỏ trong tổng lượng khách du lịch của tỉnh. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của du
lịch so với giá trị tăng thêm toàn tỉnh còn thấp, năm 2012 mới đạt 1,61%. Trong quá
trình phát triển, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ đang gặp phải một số khó khăn cần được
tháo gỡ, đó là trình độ phát triển du lịch của tỉnh còn ở mức thấp so với mặt bằng
chung của cả nước; chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vừa thiếu,
6
vừa yếu, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; chất lượng và số lượng hạ tầng
dịch dịch vụ du lịch chưa cao; nhận thức của toàn dân về du lịch không đồng đều,…
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2000
Năm
2006
Năm
2012
Tốc độ PTBQ (%)
2000-
2006
2006-
2012
1.T
ổ
ng khách du l
ị
ch
lư
ợ
t khách
69.509
204.240
487.992
119
,
68
115
,
62
-
Khách qu
ố
c t
ế
lư
ợ
t khách
1.455
2.463
4.850
109
,
17
111
,
96
- Khách nội địa lượt khách 68.054
201.777
483.142
119,86
115,66
2. GTTT c
ủ
a du l
ị
ch
t
ỷ
đ
ồ
ng
57
138,9
354
116
,
00
116
,
87
3. Tỷ trọng GTTT của du
lịch/GTTT toàn tỉnh
% 0,76
1,18
1,61
3.1.3. Lịch sử ra đời du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ
“Dù ai đi ngược về xuôi; Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”.
Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam.
Và dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ là những người con mang dòng máu Việt
đều hướng về đất Tổ, nhớ về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên.
Năm 1917, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch được chính thức hóa
bằng luật pháp. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước
nhớ nguồn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL-CTN ngày 18/2/1946
cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt
động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc. Kể từ năm 2007 đến nay,
ngày 10/3 âm lịch đã trở thành ngày QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân
tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, hướng về cội nguồn. Đó là những dấu
mốc quan trọng cho sự ra đời và phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
3.2. Thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Số lượng tài nguyên du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-
2012 được chúng tôi tổng hợp từ số liệu của Sở Văn hóa Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Phú Thọ, thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp hạng
ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
Tài nguyên du lịch
cội nguồn
Năm 2000 Năm 2012
Tổng
số
Cấp công nhận
Tổng
số
Cấp công nhận
Thế
giới
Quốc
gia
Tỉnh
Thế
giới
Quốc
gia
Tỉnh
Di tích lịch sử văn hóa 138 0 42 96 286 0 74* 212
Di sản văn hóa 0 0 0 0 02 02**
0 0
Lễ hội 12 0 0 12 34 0 01 33
Bảo tàng 01 0 0 01 02 0 0 02
Ghi chú:
*
Có 01 Di tích Quốc gia đặc biệt;
**
Có 02 Di sản văn hóa phi vật thể
7
Theo kết quả thống kê, số lượng di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng trên địa
bàn tỉnh không ngừng tăng. Năm 2000, tổng số di tích được xếp hạng là 138 di tích,
đến năm 2012 số di tích được xếp hạng đã tăng lên 286 di tích, trong đó di tích được
xếp hạng Quốc gia là 74 di tích. Số lượng di tích được xếp hạng tăng bình quân
7,67%/năm trong giai đoạn 2000-2006 và 4,87%/năm trong giai đoạn 2006-2012. Song,
công tác bảo tồn di tích ở một số địa phương trong tỉnh vẫn chưa được coi trọng, còn
thiếu chặt chẽ và chưa có quy chế quản lý cụ thể.
Tỉnh Phú Thọ có 277 xã, thị trấn thì có tới 260 lễ hội, trong đó có 01 lễ hội đặc
biệt cấp quốc gia (chiếm 0,38%), 33 lễ hội cấp vùng (chiếm 12,69%) và 226 lễ hội
cấp cơ sở (chiếm 86,93%) (Hình 3.1). Trong thời gian qua, nhiều lễ hội dân gian ở
Phú Thọ cũng được khôi phục trở lại. Tính đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 70 lễ
hội đã được khôi phục, riêng năm 2000 khôi phục được 06 lễ hội, năm 2002 khôi
phục thêm được 08 lễ hội.
86,93%
12,69%
0,38%
Lễ hội cấp Quốc gia Lễ hội cấp vùng Lễ hội cấp cơ sở
Hình 3.1. Cơ cấu lễ hội các cấp quản lý ở tỉnh Phú Thọ
Số lượng di sản văn hóa được thế giới công nhận đã tăng lên 02 di sản. Năm
2011, Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Tiếp đó, ngày 6 tháng 12 năm 2012, Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại.
Năm 2010, Bảo tàng Hùng Vương ở trung tâm thành phố Việt Trì, được đưa vào
sử dụng đã đưa số lượng bảo tàng trên địa bàn tỉnh lên 02 bảo tàng. Bảo tàng Hùng
Vương là bảo tàng tổng hợp thuộc hệ thống Bảo tàng Việt Nam và Nhà bảo tàng Hùng
Vương nằm trong khuôn viên của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Tóm lại, tài nguyên du lịch cội nguồn của tỉnh trong thời gian qua tăng mạnh về
số lượng và chất lượng nhưng việc phát huy giá trị của tài nguyên để phục vụ phát triển
du lịch cội nguồn vẫn chưa được coi trọng và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được
nghiên cứu giải quyết.
Với sự đa dạng và hấp dẫn của tài nguyên du lịch cội nguồn tại điểm đến Phú
Thọ đã khiến du khách tham gia vào nhiều hoạt động du lịch khi ở nơi đây. Kết quả
điều tra khách du lịch cội nguồn cho thấy, có 54,2% du khách tham gia nhiều hoạt
động du lịch, 30,5% du khách đi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa. Song, chỉ
có 10,7 % du khách tham quan tìm hiểu lễ hội và 1% du khách đi tham quan bảo tàng.
Như vậy, nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch cội nguồn về lễ hội và các tài liệu, hiện
8
vật tại bảo tàng Phú Thọ còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là một câu hỏi đặt ra đối với quá
trình phát triển du lịch cội nguồn tại Phú Thọ.
Khi tiến hành đánh giá độ hấp dẫn và khả năng khai thác tài nguyên du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ, chúng tôi căn cứ vào các yếu tố chỉ tiêu đánh giá, thang điểm
đánh giá, đặc điểm của từng loại tài nguyên để lượng hóa và phân hạng tài nguyên.
Tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ được phân hạng theo tiêu thức
lấy tổng số điểm thực tế đánh giá các yếu tố ở từng khu vực so với tổng số điểm tối
đa của các yếu tố (48 điểm). Kết quả đánh giá trong bảng 3.3. cho thấy cụm 1 và cụm
2 có tài nguyên du lịch cội nguồn thuộc loại 2, tức là tài nguyên du lịch cội nguồn ở 2
cụm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương. Theo tiêu thức phân hạng thì Việt
Trì là khu vực có tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp hạng 1 (95,83%) nên rất
thuận lợi để phát triển du lịch cội nguồn. Tiếp theo là các huyện Lâm Thao, Phù Ninh,
Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn phục vụ
du lịch cần có kế hoạch, kịch bản cụ thể phù hợp với từng địa phương, phù hợp với
quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, của quốc gia và những yêu cầu về bảo vệ di sản
quốc tế.
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ (ĐVT: điểm)
STT Địa điểm
Độ hấp
dẫn
Tính
thời vụ
Sức
chứa
Khả năng
tiếp cận
Tổng
Tỷ lệ thực tế
đạt được (%)
Cụm
1
Việt Trì 34 4 4 4 46 95,83
Phù Ninh 27 3 3 3 36 75,00
Lâm Thao 30 3 3 3 39 81,25
Bình quân chung 30,33 3,33 3,33 3,33 40,33 84,03
Cụm
2
Thị xã Phú Thọ 25 3 3 3 34 70,83
Hạ Hòa 28 4 4 2 38 79,17
Thanh Ba 29 3 3 2 37 77,08
Đoan Hùng 24 3 3 2 32 66,67
Bình quân chung 26,50 3,25 3,25 2,25 35,25 73,44
Cụm
3
Yên Lập 20 3 3 1 27 56,25
Cẩm Khê 30 3 3 3 39 81,25
Tam Nông 26 3 3 3 35 72,92
Thanh Sơn 24 3 3 2 32 66,67
Thanh Thuỷ 29 3 3 2 37 77,08
Tân Sơn 11 3 3 1 18 37,50
Bình quân chung
23,33
3,00
3,00
2,00
31,33
65,28
3.2.2. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ
Số liệu tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ cho thấy hệ thống cơ sở vật chất -
kỹ thuật du lịch của tỉnh giai đoạn 2000-2013 có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2000
toàn tỉnh có 12 cơ sở, 2.771 cơ sở ăn uống và không có doanh nghiệp lữ hành nào (Bảng
3.4). Đến năm 2013 năm, số khách sạn, nhà nghỉ ở Phú Thọ đã tăng lên 213 cơ sở, cơ sở
ăn uống là 4.937 cơ sở và 12 doanh nghiệp lữ hành. Tổng số vốn của tỉnh Phú Thọ đầu
tư cho xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch giai đoạn 2006-2012 là 573 tỷ đồng.
9
Bảng 3.4. Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu
Năm
2000
Năm
2006
Năm
2012
Tốc độ PTBQ (%)
2000-2006
2006-2012
1. Nhà nghỉ, khách sạn 12 60 202 130,77 122,42
2. Cơ sở ăn uống 2.771 3.922 4.934 105,96 103,90
3. Doanh nghiệp lữ hành 0 0 11 - -
Tổng hợp kết quả điều tra từ 12 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, 42 cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch cho thấy số lượng khách sạn được xếp vào nhóm tiêu
chuẩn sao trên địa bàn tỉnh thay đổi rõ rệt. Năm 2000, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa
có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn chất lượng sao, đến năm 2012 đã có 01 khách sạn 4
sao, 01 khách sạn 3 sao, 09 khách sạn 2 sao và 08 khách sạn 1 sao (Bảng 3.5). Tuy
nhiên, theo kết quả đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và khách du lịch
thì hầu hết các nhà nghỉ mới chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu trú; các nhà hàng ăn
uống có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản, các món ăn chưa phong phú; các cơ sở lữ hành
có năng lực yếu, chưa phát huy được vai trò cầu nối trong phát triển du lịch cội nguồn.
Bảng 3.5. Phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn sao tại Phú Thọ năm 2012
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao
Số lượng
khách s
ạ
n
khách sạn 19 1 1 9 8
Tỷ lệ % 100 5,26 5,26 47,37 42,11
S
ố
phòng
phòng
711
71
75
390
174
Các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh bước đầu được quan tâm đầu tư, song
chủ yếu là các điểm nhỏ, phương tiện vui chơi giải trí còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, các
cửa hàng lưu niệm chưa có nhiều chủng loại hàng hoá, hình thức và kiểu dáng sản
phẩm đơn điệu, nên chưa thu hút được du khách.
Theo đánh giá của khách du lịch cội nguồn, có tới 24,3% du khách đánh giá
chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ giải trí là kém và rất kém; 13,1% du
khách đánh giá chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ lưu trú là kém và rất
kém; 17,7% du khách đánh giá dịch vụ ăn uống là kém và rất kém; chất lượng hàng
lưu niệm có 10,5% du khách đánh giá là kém và rất kém.
Theo kết quả điều tra, có tới hơn 1/2 khách du lịch cội nguồn đánh giá giá dịch
vụ ăn uống là đắt (49%) và quá đắt (3,2%). Các loại dịch vụ có mức giá đắt và quá
đắt là dịch vụ vận chuyển (33,9%), dịch vụ lưu trú (31,6%), dịch vụ giải trí (37,1%)
và hàng lưu niệm (43,1%) (Bảng 3.6). Nhìn vào những con số trên cho thấy, các cơ
sở dịch vụ du lịch cần xây dựng chiến lược giá sao cho phù hợp để cải thiện cái nhìn
của du khách về dịch vụ du lịch tại Phú Thọ.
Tóm lại, trong giai đoạn 2000-2013 hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch cội nguồn ở Phú Thọ có xu hướng tăng nhưng chất lượng còn thấp, giá dịch vụ
vẫn còn cao. Nguyên nhân chính là do các cơ sở này thiếu vốn, thiếu đội ngũ lao
động có kỹ năng và trình độ chuyên môn. Do đó, tỉnh Phú Thọ cần có giải pháp đối
với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho khách du lịch cội nguồn.
10
Bảng 3.6. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du lịch
tại Phú Thọ (ĐVT: %)
Diễn giải
Rất rẻ
(5)
Rẻ
(4)
Bình thường
(3)
Đắt
(2)
Quá đắt
(1)
GTTB
(
đ
i
ể
m)
Dịch vụ vận chuyển 0,5 0,2 65,4 30,2 3,7 2,64
D
ị
ch v
ụ
tham quan
0,5
2,9
94,1
2,4
0,0
3,01
Dịch vụ lưu trú 0,5 2,8 65,1 29,6 2,0 2,70
Dịch vụ ăn uống 0,5 3,4 43,8 49,0 3,2 2,49
D
ị
ch v
ụ
gi
ả
i trí
0,5
2,0
60,4
32,8
4,3
2,62
Hàng lưu niệm 0,5 2,2 54,2 40,7 2,4 2,58
D
ị
ch v
ụ
khác
0,5
3,8
87,3
8,4
0,0
2,96
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ
Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã thể hiện được tình hình lao động du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.7). Số liệu trong bảng cho thấy, số
lượng lao động cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ tăng mạnh qua các năm. Năm
2000 lực lượng này là 375 người, đến năm 2012 đã tăng lên 2.250 người .
Bảng 3.7. Tình hình lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ PTBQ (%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
2000-
2006
2006-
2012
Tổng số lao động trực tiếp 375
100,0
874
100,0
2.250
100,0
115,15
117,07
1. Thạc sĩ 0
0
0
0
27
1,20
- -
2. Đại học 22
5,87
85
9,73
145
6,45
125,27
109,31
3. Cao đẳng, trung cấp 123
32,80
351
40,16
1067
47,42
119,10
120,36
4. Phổ thông 230
61,33
438
50,11
1038
46,13
111,33
115,47
Lực lượng lao động du lịch cội nguồn tăng nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản,
chuyên nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch cội nguồn còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất
lượng phục vụ và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Theo kết quả điều tra khách
du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch (Bảng 3.8), có 24,2%
du khách nhận định sự phục vụ của nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí là kém;
hơn 10% du khách đánh giá nhân viên tại nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn và hướng
dẫn viên du lịch là kém.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là tỷ lệ lao động làm việc tại các cơ sở du
lịch được đào tạo về nghề du lịch chỉ đạt khoảng 30%. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động
không hợp lý, số lao động trong cơ sở lưu trú ít so với số phòng (0,45 người/phòng,
quy định là 1,5 - 2 người/phòng). Đây là những bất cập về nguồn nhân lực phục vụ
phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ cần sớm được khắc phục.
11
Bảng 3.8. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch
ở Phú Thọ (ĐVT: %)
Diễn giải
Rất tốt
(5)
Tốt
(4)
Bình thường
(3)
Kém
(2)
Rất kém
(1)
GTTB
(
đ
i
ể
m)
Khách sạn/nhà nghỉ 3,1 31,9 52,4 12,6 0,0 3,26
Nhà hàng ăn u
ố
ng
1,8
18,7
66,1
12,2
1,2
3,07
Khu vui chơi, giải trí 3,5 22,0 50,3 24,2 0,0 3,05
D
ị
ch v
ụ
v
ậ
n chuy
ể
n
3,8
21,0
69,1
4,9
1,2
3,21
Hướng dẫn viên du lịch 4,7 25,4 49,0 19,2 1,7 3,12
An ninh
11,2
22,7
64,1
2,0
0,0
3,43
Lao động du lịch khác 3,7 7,0 84,1 3,9 1,3 3,08
3.2.4. Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua, việc giới thiệu, quảng bá về du lịch cội nguồn của Phú Thọ
đã có sự cộng tác của nhiều đơn vị như Báo Phú Thọ điện tử, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Nhiều thông tin về du lịch cội nguồn của tỉnh đã được các trang web dẫn
lại nguồn. Mặt khác, nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến việc quảng bá
hình ảnh về đất Tổ và thông tin du lịch cội nguồn trên internet.
Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn về nguồn thông tin du lịch ở tỉnh Phú
Thọ cho thấy, chủ yếu du khách có thông tin về du lịch cội nguồn tại Phú Thọ là thông
qua nhiều nguồn (43,7%), từ bạn bè, người thân (23,7%) và truyền hình (20,6%). Còn
thông tin từ báo chí, internet và đặc biệt là thông tin du lịch cội nguồn từ doanh nghiệp
lữ hành đến với du khách còn chiếm tỷ lệ quá thấp, chỉ 1,1% (Hình 3.2). Điều này cũng
cho thấy, các hãng lữ hành chưa phát huy được vai trò cung cấp thông tin về du lịch cội
nguồn đến với du khách.
1,1
4,0
6,9
20,6
23,7
43,7
0 10 20 30 40 50
Hãng lữ hành
Internet
Báo chí
Truyền hình
Bạn bè, người thân
Nhiều nguồn
(%)
Hình 3.2. Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về nguồn thông tin
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ lại chưa xây dựng trang web riêng cho “du lịch cội
nguồn”, các chương trình, chuyên mục giới thiệu du lịch cội nguồn còn chung chung,
chưa phân khúc thị trường khách du lịch cội nguồn và cũng chưa xây dựng được chiến
lược xúc tiến cụ thể. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cội nguồn
tại tỉnh còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào dịp lễ hội đầu năm và lễ hội Đền
Hùng. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần đổi mới công tác tuyên truyền để
nâng cao chất lượng việc quảng bá, góp phần phát triển du lịch cội nguồn.
12
3.2.5. Nâng cao kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế
xã hội ở tỉnh Phú Thọ
3.2.5.1. Lượng khách du lịch cội nguồn
Trong giai đoạn 2000-2013, lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ liên
tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Theo kết quả tổng hợp từ số liệu của Cục
Thống kê tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2000 tỉnh Phú Thọ
mới chỉ đón được 66.033 lượt khách và 1,5 triệu lượt khách tham quan, đến năm
2013 tỉnh đã đón 553.215 lượt khách lưu trú và 6,2 triệu lượt khách tham quan. Song,
khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ chủ yếu là khách nội địa (chiếm trên 97%) như
thể hiện trong hình 3.3.
97,91
98,79
99,25
50
60
70
80
90
100
(%)
2000 2006 2012
Năm
Khách nội địa Khách quốc tế
Hình 3.3. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
theo nguồn khách nội địa và quốc tế
3.2.5.2. Chi tiêu của khách du lịch cội nguồn
Theo số liệu điều tra năm 2012, mức chi tiêu của du khách rất thấp, có đến hơn
60% du khách chỉ chi tiêu chưa đến 500 nghìn đồng khi ở Phú Thọ, trong đó tỷ lệ du
khách chi tiêu chỉ từ 101-300 nghìn đồng chiếm tới 43,5% (Hình 3.4).
10,5
43,5
14,2
15,4
16,4
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
(%)
<100 100-300 300-500 500-1000 ≥1000
(nghìn đồng)
Hình 3.4. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo mức chi tiêu bình quân chuyến
ở tỉnh Phú Thọ
Thời gian lưu trú của khách du lịch cội nguồn cũng rất thấp, bình quân 1,15
ngày/người. Trong khi đó, chúng tôi thấy điểm đến Phú Thọ được khách du lịch cội
nguồn đánh giá (3,95 điểm) cao hơn cả kỳ vọng của du khách (3,78 điểm).
Từ kết quả trên cho thấy, một vấn đề rất lớn đặt ra đối với phát triển du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ là phải làm thế nào để giữ chân du khách, để du khách chi tiêu
nhiều hơn trong chuyến du lịch của mình.
3.2.5.3. Đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2000-2012, du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đã đạt được
13
những thành quả đáng khích lệ. Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ và
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi đã thể hiện được kết quả phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.9). Trong đó, tỷ trọng tổng thu
từ khách du lịch cội nguồn/tổng thu từ khách du lịch đạt trên 80%. Tổng thu từ khách
du lịch cội nguồn có mức tăng trưởng cao với nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai
đoạn 2000-2006 đạt 17,55%, giai đoạn 2006-2012 đạt 8,67%. Giá trị tăng thêm của du
lịch cội nguồn có xu hướng tăng, bình quân tăng 14,96%/năm giai đoạn 2000-2012 và
14,6%/năm giai đoạn 2006-2012. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội
nguồn/giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới đạt 1,29%. Kết quả này cho thấy du lịch cội
nguồn tỉnh Phú Thọ chưa đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Bảng 3.9. Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2000
Năm
2006
Năm
2012
Tốc độ PTBQ (%)
2000-2006 2006-2012
1. Khách tham quan triệu lượt
1,5 3,0 6,1 112,25 112,56
2. Khách lưu trú lượt khách
66.033
183.816
436.540
118,61 115,51
- Khách quốc tế lượt khách
1.382
2.217
3.280
108,20 106,75
- Khách nội địa lượt khách
64.651
181.599
433.260
118,78 115,60
3. Tổng thu từ khách DLCN
tỷ đồng 137,75
363,42
598,59
117,55 108,67
4. GTTT của DLCN tỷ đồng 54,15
125,01
283,20
114,96 114,60
5. Tỷ trọng GTTT của
DLCN/GTTT toàn tỉnh
% 0,72 0,99 1,29 - -
Theo kết quả điều tra các cơ sở kinh doanh du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh
cho thấy, trong năm 2012, có 82,98% cơ sở cho rằng doanh thu gia tăng, có 76,6% cơ
sở cho biết có lợi nhuận tăng và có 55,88% nhà hàng, khách sạn đã tăng nguồn lực
lao động, phần lớn các cơ sở có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh. Như vậy,
phát triển du lịch cội nguồn trong thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích cho các cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận và sự mở rộng quy
mô của các cơ sở này cũng đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Kết quả điều tra 100 hộ dân về tác động của du lịch cội nguồn đến thu nhập, đời
sống tinh thần và cơ hội việc làm (Bảng 3.10) cho thấy, có 54% hộ cho biết hoạt động
du lịch cội nguồn đã tạo cơ hội tăng thu nhập cho họ, có 62% hộ đánh giá đời sống tinh
thần tốt hơn. Hoạt động du lịch cội nguồn cũng đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều
lao động, có 45% hộ điều tra cho rằng cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là vào mùa lễ
hội, những hộ dân này thường xuyên tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn. Tuy
trong đó vẫn còn một số hộ có thu nhập thấp hơn, cơ hội tìm việc làm khó khăn hơn.
Song nhìn chung, hoạt động du lịch cội nguồn đã bước đầu góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống và tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho các hộ dân ở địa phương.
Bảng 3.10. Tỷ lệ ý kiến trả lời của các hộ điều tra về tác động của du lịch cội nguồn
đến thu nhập, đời sống tinh thần và cơ hội việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (ĐVT: %)
Chỉ tiêu Tốt hơn Không đổi Thấp hơn
1. Thu nhập (N=100) 54 39 07
2. Đời sống tinh thần (N=100) 62 32 04
3. Cơ hội việc làm (N=100) 45 46 09
14
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch và việc thực hiện chính sách ở
tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2000-2013, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và ban hành nhiều văn
bản, chính sách về phát triển du lịch. Đặc biệt, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã khẳng định là sẽ xây dựng Phú Thọ thành
trung tâm du lịch về cội nguồn với hạt nhân là Đền Hùng. Chủ trương đó được cụ thể
hóa thành các nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, chương trình và quy hoạch
phát triển du lịch của tỉnh trong từng giai đoạn. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch và
định hướng đầu tư phát triển du lịch cội nguồn, trong đó xác định dự án trọng điểm
đầu tư là Khu du lịch quốc gia Đền Hùng. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng ban hành
một số chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án du lịch nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư. Theo đó, có nhiều nhà đầu tư lớn đã quyết định
đầu tư vốn phát triển các dự án kinh doanh du lịch tại tỉnh.
Kết quả điều tra cho thấy, có 83,33% cán bộ quản lý nhà nước về du lịch đánh
giá tỉnh Phú Thọ chưa xây dựng được chính sách hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu thị
trường và tạo dựng hình ảnh du lịch cội nguồn; 81% hộ dân nhận định tỉnh chưa có
chính sách khuyến khích các địa phương tham gia hoạt động phát triển du lịch cội
nguồn; 90,32% cơ sở kinh doanh du lịch khẳng định các chính sách khuyến khích
liên kết, phối hợp liên ngành để phát triển du lịch cội nguồn chưa phát huy tác dụng.
Nguyên nhân của những vấn đề trên là do nội lực của tỉnh Phú Thọ còn yếu, hiệu lực
quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Do đó, trong thời gian tới, Phú Thọ cần hoàn
thiện hệ thống chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và xin phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch chi tiết một số khu du lịch và các dự án
lớn, đã triển khai các chương trình giới thiệu điểm đến, đã xây dựng các chuyến, tuyến
du lịch mới. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú
Thọ trong thời gian qua còn có nhiều thay đổi, công tác quản lý chưa phát huy được
hiệu lực; hiệu quả thực thi chính sách chưa cao; quản lý liên ngành, liên vùng còn yếu.
Hạn chế trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch. Nguyên nhân cơ bản là
do đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
3.3.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ
Công tác quy hoạch phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ ngày càng được coi trọng.
Các quy hoạch đã được phê duyệt như Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền
Hùng đến năm 2015; Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn
2006-2010; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, định hướng
đến năm 2030, Vốn đầu tư cho công tác này giai đoạn 2006-2012 là 6,77 tỷ đồng.
Hệ thống tuyến, điểm du lịch cội nguồn đã hình thành. Tuy nhiên, theo đánh
giá của 88,09% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các tuyến điểm được tập trung khai
thác để phát triển du lịch cội nguồn mới chỉ có Khu du lịch Đền Hùng, còn lại các
tuyến du lịch cội nguồn khác được quy hoạch nhưng chưa đưa vào khai thác hoặc
15
mới bước đầu đưa vào khai thác. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do năng lực
của các cơ sở kinh doanh lữ hành yếu, thiếu các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư các
dự án du lịch lớn. Theo nhận định của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng
đồng dân cư và cán bộ quản lý trong lĩnh vực du lịch thì công tác quy hoạch phát
triển du lịch cội nguồn chưa có sự tham gia của cộng đồng dân cư và cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là vì năng lực của đội
ngũ cán bộ trong ngành còn hạn chế, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Vì vậy,
trong thời gian tới, ngành du lịch Phú Thọ phải tiếp tục thực hiện quy hoạch phát
triển du lịch đã được duyệt. Đồng thời, tiến hành lập quy hoạch chi tiết một số khu,
điểm du lịch cội nguồn. Công tác quy hoạch phải gắn liền với các bên liên quan như
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng và địa phương nơi có khu, điểm du lịch
cội nguồn được lập quy hoạch.
3.3.3. Cơ sở hạ tầng ở tỉnh Phú Thọ
Hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài hơn 11.483 km với 5 tuyến quốc lộ,
35 tuyến đường tỉnh, 137 tuyến đường huyện. Hệ thống đường bộ của tỉnh khá thuận
tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch cội nguồn. Bên cạnh đó, mạng lưới điện
và mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ kín ở tất cả các xã, đã đáp ứng được yêu
cầu của khách du lịch cội nguồn.
Theo đánh giá của 67,4% khách du lịch cội nguồn thì chất lượng đường giao
thông của tỉnh là tốt và rất tốt. Có 26% du khách nhận xét là bình thường và chỉ có
6,6% đánh giá là kém chất lượng. Và có 17,5% quyết định trở lại Phú Thọ của khách
du lịch cội nguồn được giải thích bởi chất lượng đường giao thông (Bảng 3.11).
Bảng 3.11. Kết quả phân tích ảnh hưởng của chất lượng đường giao thông tại Phú Thọ
tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn (ĐVT:%)
Diễn giải
Đánh giá chất lượng đường giao thông
Rất kém
Kém Bình thường Tốt Rất tốt
Dự định của khách
du lịch cội nguồn
Không trở lại 0,0 13,5 27,0 56,1 3,4
Có trở lại 0,0 4,7 25,8 58,6 10,9
Tổng 0,0 6,6 26,0 58,2 9,2
Pearson Chi-Square = 12,62
(sig. = 0,006); Phi = 0,175 (sig. = 0,006)
Kết quả khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng cho thấy
có 67,4% du khách đánh giá chất lượng đường giao thông là tốt và rất tốt; 50,6% du
khách đánh giá chất lượng thông tin là tốt và rất tốt. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống
nước chỉ có 32,6% du khách có đánh giá tốt và rất tốt, còn có tới 20,3% du khách
đánh giá hệ thống nước có chất lượng kém. Như vậy, vấn đề đặt ra trong quá trình
phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ là cần cải thiện chất lượng hệ thống cấp
nước sạch để đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.
3.3.4. Hệ thống dịch vụ phụ trợ ở tỉnh Phú Thọ
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có lực lượng nhân viên đủ năng
lực và trình độ để phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế như vay vốn,
chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh, qua hệ thống điện tử hiện đại. Hệ thống y tế cũng
16
cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng dịch vụ phụ
trợ (Bảng 3.12) cho thấy, có trên 20% du khách đánh giá chất lượng hệ thống y tế và
ngân hàng là kém, đặc biệt chất lượng y tế có 5,8% du khách đánh giá là rất kém.
Trong khi đó, hệ số ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ phụ trợ tới sự hài lòng của
khách du lịch cội nguồn là 0,212. Vì vậy, cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc
biệt là chất lượng dịch vụ y tế để tăng sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn.
Bảng 3.12. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng dịch vụ phụ trợ
tại Phú Thọ (ĐVT: %)
Diễn giải
Rất tốt
(5)
Tố
t
(4)
Bình thường
(3)
Kém
(2)
Rất kém
(1)
GTTB
(điểm)
Y tế 1,2 19,0 48,7 25,3 5,8 2,84
Ngân hàng 1,2 20,2 50,6 27,0 1,0 2,94
3.3.5. Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn
Kết quả điều tra mức độ hài lòng của khách du lịch cội nguồn về chuyến du
lịch tại Phú Thọ cho thấy có 24,9% du khách thấy hài lòng, 2,4% du khách rất hài
lòng, còn phần lớn du khách cảm thấy bình thường và vẫn có tới 9,5% khách du lịch
cội nguồn thấy không hài lòng (Bảng 3.13). Như vậy, để du lịch cội nguồn phát triển
đòi hỏi tỉnh Phú Thọ cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao sự hài lòng cho du khách.
Bảng 3.13. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ
Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Rất không hài lòng 0 0,0
Không hài lòng
39
9,5
Bình thường 361 63,2
Hài lòng
103
24,9
Rất hài lòng 10 2,4
Tổng 413 100,0
Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài
lòng của khách du lịch cội nguồn với mô hình nghiên cứu gồm 24 biến quan sát.
Sau 03 vòng phân tích nhân tố khám phá (EFA) với độ tin cậy của các biến quan
sát (Factor loading > 0,5): Kết quả cho 22 biến đảm bảo độ tin cậy, còn 02 biến bị loại
bỏ là chất lượng dịch vụ tham quan và giá dịch vụ tham quan vì có độ tin cậy < 0,5.
Theo đó, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh còn 22 biến quan sát.
Phân tích nhân tố khám phá với 22 biến quan sát cho kết quả có 64,466% biến
thiên của dữ liệu được giải thích bởi 05 nhân tố.
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) đối với 05 nhân tố trong
mô hình nghiên cứu cho thấy cả 05 nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và
22 biến quan sát đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp >0,3. Như vậy, 05 nhân
17
tố và 22 biến quan sát tương ứng trong mô hình nghiên cứu đều thoả mãn điều kiện.
Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của
khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ với phương pháp Enter cho kết quả được thể
hiện trong bảng 3.14.
Bảng 3.14. Kết quả mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng
của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ
Nhân tố
Hệ số tiêu chuẩn
(Beta)
Mức ý ngh
ĩa
(Sig.)
Hệ số phóng đại
phương sai (VIF)
Sự phục vụ của lao động du lịch 0,296 0,000 1,469
Chất lượng dịch vụ phụ trợ 0,212 0,000 1,395
Giá dịch vụ du lịch 0,254 0,000 1,296
Chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch
0,107 0,011 1,886
Chất lượng cơ sở hạ tầng 0,269 0,000 1,459
R
2
= 0,62; Hệ số Durbin Watson = 1,715; Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2012)
Mô hình hồi quy với các hệ số Beta chuẩn hóa là:
Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn = 0,296×Sự phục vụ của lao động du
lịch+0,269×Chất lượng cơ sở hạ tầng+0,254×Giá dịch vụ du lịch+0,212×Chất lượng
dịch vụ phụ trợ+0,107×Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Kết quả phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới
sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ cho thấy nhân tố ảnh hưởng
nhiều nhất là sự phục vụ của lao động du lịch (0,296), tiếp đến là nhân tố chất lượng cơ
sở hạ tầng (0,269), giá dịch vụ du lịch (0,254), chất lượng dịch vụ phụ trợ (0,212) và
chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (0,107). Các hệ số bêta chuẩn hóa đều >0
cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với sự hài lòng khách du lịch cội
nguồn. Vì vậy, để phát triển du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ cần có những biện pháp
hợp lý nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục hạn chế của những yếu tố trên.
3.3.6. Đặc điểm và vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 21 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm
85% dân số của tỉnh). Sắc thái văn hóa độc đáo của 21 dân tộc là ưu thế lớn cho phát
triển du lịch cội nguồn tại Phú Thọ. Sức hấp dẫn của du lịch cội nguồn ở Phú Thọ đã
bắt đầu được khẳng định. Song, Phú Thọ lại thiếu sản phẩm làm quà lưu niệm. Một số
mặt hàng hiện có chủ yếu là thịt chua, bánh củ mài và những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ đuợc sản xuất từ gỗ, thổ cẩm và mây tre lá, vải lụa thậm chí là đồ chơi có xuất xứ
từ Trung Quốc, rất hiếm thấy sản phẩm chế tác, mô phỏng liên quan đến cội
nguồn. Mặt khác, những sản phẩm này đa phần lại khá đơn điệu về mẫu mã, đơn giản
về hình thức nên chưa thu hút được khách du lịch cội nguồn.
Theo kết quả điều tra, hầu hết các hộ dân có tham gia các hoạt động du lịch cội
nguồn với mức độ khác nhau (Bảng 3.15). Các hoạt động tham gia chủ yếu của các hộ
điều tra là tham gia vào hoạt động lễ hội (rước kiệu, múa,…) và kinh doanh dịch vụ nhỏ
cho khách du lịch (bán hàng, chụp ảnh, xe ôm, nhà trọ,…). Tuy nhiên, phần lớn hoạt
18
động tham gia của cộng đồng còn yếu và mang tính tự phát, chưa được định hướng.
Bảng 3.15. Tần suất tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn của cộng đồng
(ĐVT:%)
Hoạt động
Tỷ lệ tham gia
(N=100)
Tần suất
Thường xuyên Chỉ vào dịp lễ hội
Lễ hội 78 3,85 96,15
Bán hàng 42 16,67 83,33
Chụp ảnh 08 87,50 12,5
Dịch vụ xe ôm 14 21,42 78,58
Dịch vụ nhà nghỉ, trọ 07 71,43 28,57
Theo kết quả đánh giá của khách du lịch về năng lực tổ chức các hoạt động du
lịch cội nguồn tại Phú Thọ, cho thấy có 70,5% du khách đánh giá tốt đối với năng lực
tổ chức các hoạt động du lịch của địa phương. Một trong những nguyên nhân khiến
khách du lịch cội nguồn có dự định trở lại Phú Thọ là năng lực tổ chức các hoạt động
du lịch tại đây. Kiểm định Chi bình phương cho kết quả sig=0,000 và phi=0,20, có
nghĩa là có 20% nguyên nhân để khách du lịch cội nguồn trở lại Phú Thọ là do năng
lực tổ chức các hoạt động du lịch của địa phương (Bảng 3.16).
Bảng 3.16. Kết quả phân tích ảnh hưởng của năng lực tổ chức hoạt động du lịch
tại Phú Thọ tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn
(ĐVT:%)
Diễn giải
Năng lực tổ chức hoạt động du lịch
Kém Bình thường Tốt
Dự định của khách
du lịch cội nguồn
Không trở lại
5,7 40,9 53,4
Có trở lại 3,8 20,9 75,3
Tổng 4,2 25,3 70,5
Pearson Chi-Square = 16,194
(sig. = 0,000); Phi = 0,20 (sig. =0,000)
3.3.7. Môi trường an ninh, an toàn cho khách du lịch cội nguồn
Trong thời gian qua, để đảm bảo môi trường an ninh, an toàn cho du khách,
tỉnh Phú Thọ đã tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên
địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước. Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch tỉnh Phú Thọ còn phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường hoạt động
kiểm tra thường xuyên, giải quyết triệt để vấn đề nâng ép giá, đẩy mạnh tuyên
truyền,… Do đó, tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch của Phú Thọ nói
chung, hoạt động du lịch cội nguồn nói riêng đã được cải thiện rõ rệt, không còn hiện
tượng đeo bám ăn xin khách du lịch, phần lớn các cơ sở lưu trú thực hiện tốt quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại nhất
định như vẫn còn hiện tượng tổ chức vui chơi có thưởng trá hình, chèo kéo khách,
nâng giá cao hơn bình thường trong dịp lễ hội, Vì vậy, để phát triển du lịch cội
nguồn thì ngành du lịch tỉnh Phú Thọ cần phải mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp
vụ kỹ năng tham gia hoạt động du lịch cho cán bộ làm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch và người dân địa phương.
19
Chương 4
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Định hướng phát triển du lịch cội nguồn ở Phú Thọ đến năm 2020 là tập trung
nâng cao chất lượng du lịch cội nguồn; Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
đồng bộ, hiện đại; Sản phẩm du lịch cội nguồn có chất lượng cao, mang đậm bản sắc
văn hóa vùng đất Tổ; Phát triển du lịch cội nguồn gắn với hát Xoan và Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương; Tăng cường tổ chức sự kiện gắn với thành phố lễ hội Việt Trì
và phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn; Phát huy tối đa
tiềm năng, lợi thế, nghiên cứu mở rộng không gian và tính chất của 5 trung tâm du
lịch; Chú trọng nhóm khách du lịch cội nguồn nội địa và hướng tới nhóm khách du
lịch cội nguồn quốc tế; Góp phần thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh.
Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu về khách du lịch cội nguồn, tổng thu từ khách du
lịch cội nguồn, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn được thể hiện chi tiết trong
bảng 4.1.
Bảng 4.1. Dự báo lượng khách, tổng thu từ khách và giá trị tăng thêm
của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
Diễn giải ĐVT Năm 2017 Năm 2020
1. Khách tham quan triệu lượt 6,5 6,8
2. K
hách
lưu trú
lư
ợ
t khách
666.347
804.231
- Khách quốc tế lượt khách 5.037 6.091
-
Khách n
ộ
i đ
ị
a
lư
ợ
t khách
661.310
798.140
3. Tổng thu từ khách DLCN tỷ đồng 775,12 881,00
4.
GTTT
c
ủ
a
DLCN
t
ỷ
đ
ồ
ng
415,625
495,08
5. Tỷ trọng GTTT của
DLCN/GTTT toàn tỉnh
% 1,89 2,22
4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
4.2.1. Giải pháp về chính sách phát triển du lịch cội nguồn
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch cội nguồn
Cần sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển du lịch cội nguồn ở
Phú Thọ, cụ thể cần ban hành và hoàn thiện các nhóm chính sách như trong bảng 4.2.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch
cội nguồn dưới hình thức kết hợp công tư để hình thành công ty du lịch.
Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích phục vụ phát
triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện quy định về đào tạo và chế độ
đãi ngộ đối với lao động du lịch cội nguồn.
20
Xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, các ngành giao thông,
nông nghiệp, dịch vụ, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch cội nguồn trong việc khai
thác tài nguyên du lịch cội nguồn và lồng ghép các chương trình dự án.
Bảng 4.2. Đề xuất ban hành và hoàn thiện một số chính sách liên quan
đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Nhóm chính sách Nội dung chính
Hoàn thiện chính sách phát triển
du lịch cội nguồn
Quy hoạch chi tiết khu, điểm, tuyến du lịch cội
nguồn; quy định các hoạt động kinh doanh tại
khu, điểm du lịch cội nguồn,…
Hoàn thiện chính sách kinh
doanh du lịch cội nguồn
Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du
lịch cội nguồn
Xây dựng chính sách hỗ trợ
hoạt động nghiên cứu thị trường
du lịch cội nguồn
Xây dựng định mức kinh phí hỗ trợ, cơ chế hỗ
trợ cho hoạt động nghiên cứu thị trường khách
du lịch cội nguồn.
Xây dựng chính sách khuyến
khích địa phương tham gia hoạt
động phát triển du lịch cội
nguồn
Xây dựng nội dung hoạt động và hướng dẫn địa
phương tham gia các hoạt động phát triển tài
nguyên du lịch cội nguồn, phát triển làng nghề và
các hoạt động du lịch cội nguồn.
Hoàn thiện chính sách đầu tư Xây dựng định mức ưu đãi đầu tư cụ thể đối với
các dự án phát triển du lịch cội nguồn
Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch cội nguồn
Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, của các tổ chức trong và
ngoài nước để đảm bảo đủ 90% nhu cầu vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cho phát triển du
lịch cội nguồn.
Tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch cội nguồn; khai thác triệt để
tiềm năng, lợi thế về vị trí địa thế, đặc điểm tài nguyên du lịch cội nguồn gắn với các
dự án đầu tư phát triển du lịch.
4.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn
Công tác bảo tồn phải tuân thủ nguyên tắc khoa học. Đẩy mạnh phong trào xã
hội hóa hoạt động bảo tồn; Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về công tác bảo
tồn di sản văn hóa, đặc biệt là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Tập trung xây
dựng Khu du lịch Đền Hùng thành khu du lịch cội nguồn nổi tiếng; Xây dựng quy
chế bảo vệ, khai thác tài nguyên tại các khu, điểm du lịch cội nguồn.
Bên cạnh công tác bảo tồn là phát huy giá trị tài nguyên du lịch cội nguồn.
Chúng tôi đề xuất một số hoạt động bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ, nội dung cụ thể được trình bày trong bảng 4.3.
21
Bảng 4.3. Đề xuất hoạt động bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ
Hoạt động Đơn vị thực hiện chính
1. Thành lập Tiểu ban phát triển du lịch cội nguồn. Thành lập
Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
2. Hàng năm tổ chức Diễn đàn “Du lịch cội nguồn” cho các
bên liên quan gồm cộng đồng, cơ sở kinh doanh du lịch, chính
quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
3. Xây dựng hướng dẫn để hỗ trợ việc thành lập các hoạt
động thương mại tại khác khu du lịch cội nguồn
Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Sở Công thương; Sở Kế
hoạch – Đầu tư
4.2.3. Đẩy mạnh và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch cội nguồn
Đẩy mạnh thực hiện và hoàn thiện các quy hoạch đã được phê duyệt đồng thời
rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình mới.
Xây dựng Thành phố Việt Trì với hạt nhân là Đền Hùng thành trung tâm lễ hội,
trung tâm du lịch cội nguồn toàn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch khác trên địa bàn.
Thiết kế được 13 chuyến du lịch cội nguồn nội tỉnh có sức hấp dẫn.
4.2.4. Phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn và dịch vụ phụ tr
ợ
Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng theo hướng khuyến khích các
doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn
cao cấp tại các trung tâm du lịch lớn.
Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại
hình giải trí tổng hợp hiện đại tại các trung tâm du lịch lớn kết hợp với việc đầu tư
khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội ở các địa phương.
Tăng cường vai trò và năng lực của các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong liên
kết các khu, điểm, tour, tuyến du lịch cội nguồn.
Thanh lập các Tổ y tế lưu động và thường trực cấp cứu buổi tối tại các khu,
điểm du lịch cội nguồn. Thường trực cấp cứu buổi tối tại khu, điểm du lịch cội nguồn,
đặc biệt là vào dịp lễ hội.
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cội nguồn
Cân đối cơ cấu lao động phục vụ buồng phòng theo quy định của ngành du lịch.
Tập trung nâng cao số lượng lao động được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành du
lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho
nhân viên phục vụ, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch cội nguồn.
Phối hợp thực hiện nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du
lịch. Xây dựng và xúc tiến một chương trình đào tạo đặc biệt thông qua phương tiện
truyền thông đại chúng, các trường phổ thông để giáo dục người dân hiểu biết về du
lịch cội nguồn, về cách ứng xử với du khách.
22
4.2.6. Xây dựng trang web và chiến lược xúc tiến du lịch cội nguồn
Xây dựng trang Web cho du lịch cội nguồn của tỉnh nhằm tăng cường, quảng
bá, cung cấp thông tin về du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ tới du khách trong và
ngoài nước.
Triển khai sớm công tác tuyên truyền tới khách du lịch ở thị trường tiềm năng các
trường học, các chuyến du lịch cội nguồn nội tỉnh. Liên kết với các trường học về
chương trình giảng dạy để định hướng cầu về sản phẩm du lịch cội nguồn ở Phú Thọ.
Chúng tôi đề xuất một số hoạt động xúc tiến phát triển du lịch cội nguồn trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Đề xuất một số hoạt động xúc tiến phát triển du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ
Hoạt động Đơn vị thực hiện chính
1. Xây dựng chiến lược giới thiệu về du lịch cội nguồn ở
tỉnh Phú Thọ
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mỗi khu du lịch cội
nguồn và phát huy giá trị của 02 Di sản để phục vụ du lịch
cội nguồn
Các khu du lịch cội nguồn
3. Phân tích rõ thị trường tiềm năng là ngành giáo dục, liên
kết với các trường học về chương trình giảng dạy
Các khu du lịch cội nguồn
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
4. Đảm bảo du lịch cội nguồn như một thương hiệu. Duyệt
các nội dung về du lịch cội nguồn trên trang web
“DulichcoinguonPhuTho”
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
5. Xây dựng nguồn tài nguyên số nhằm mang lại lợi ích
cho du khách và người dân địa phương, giúp kết nối khách
du lịch cội nguồn và cộng đồng với những địa danh trên địa
bàn có di tích lịch sử, di sản, bảo tàng, lễ hội
4.2.7. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cội nguồn
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch cội nguồn.
Thiết lập, duy trì mối quan hệ cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai hoạt động
du lịch cội nguồn. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với
các nội dung cụ thể, thiết thực, dễ hiểu về bảo vệ tài nguyên du lịch cội nguồn nhằm
nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch cội nguồn.
Xây dựng và xúc tiến chương trình giáo dục cho quần chúng hiểu biết về du
lịch cội nguồn, về cách ứng xử với du khách thông qua phương tiện truyền thông đại
chúng và các trường phổ thông. Các cơ sở đào tạo về du lịch ở Phú Thọ chủ động
giúp các địa phương triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề du lịch cho lao động,
giúp cho người dân cách tổ chức kinh doanh du lịch và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp
với du khách tại các điểm du lịch cội nguồn.
23
KẾT LUẬN
1) Phát triển du lịch cội nguồn là quá trình vận động tiến lên của hoạt động du
lịch cội nguồn từ không có đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đến đa dạng, từ chất
lượng thấp đến chất lượng cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chỉ có mục
tiêu kinh tế đến có mục tiêu tổng hợp, đồng thời quá trình này mang tính ổn định, tạo
ra thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương. Theo nghĩa
hẹp, phát triển du lịch cội nguồn là sự tăng lên về giá trị của tài nguyên du lịch cội
nguồn, tăng lên về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân
lực cho du lịch cội nguồn, xúc tiến du lịch cội nguồn. Đồng thời, gia tăng kết quả và
đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nội dung
phát triển du lịch cội nguồn bao gồm phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn, phát
triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cội nguồn, phát triển nguồn nhân lực
cho du lịch cội nguồn, tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn, nâng cao kết quả và
đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Các yếu
tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn là cơ chế chính sách đối với phát triển
du lịch và việc thực hiện chính sách của địa phương, công tác quy hoạch phát triển du
lịch cội nguồn, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phụ trợ, sự hài lòng của khách du lịch cội
nguồn, đặc điểm và vai trò của cộng đồng, môi trường an ninh an toàn cho khách du
lịch cội nguồn.
2) Trong giai đoạn 2000-2013, hoạt động du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tài nguyên du lịch cội nguồn trong thời gian
qua không ngừng phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng cả về số lượng và
chất lượng. Xúc tiến du lịch cội nguồn đã có những thay đổi đáng kể về cả nội dung
và hình thức. Lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ bình quân mỗi năm tăng
17,05%. Tổng thu từ khách du lịch cội nguồn và giá trị tăng thêm của du lịch cội
nguồn đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm. Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú
Thọ đã bước đầu góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân
địa phương.
Tuy nhiên, phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều khó khăn,
bất cập cần được khắc phục và tháo gỡ, đó là: Công tác bảo tồn tài nguyên du lịch cội
nguồn vẫn còn hạn chế, việc phát huy giá trị của tài nguyên phục vụ du lịch cội
nguồn chưa được quan tâm đúng mức; Quy mô hoạt động của hầu hết các cơ sở dịch
vụ du lịch còn nhỏ lẻ và phát triển chưa cân đối. Năng lực của các doanh nghiệp lữ
hành yếu, khả năng cạnh tranh thấp; Chất lượng lao động du lịch còn hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Cơ cấu lao động du lịch chưa đảm bảo
theo quy định của ngành; chưa có trang web riêng cho du lịch cội nguồn, chưa phân
khúc được thị trường khách du lịch cội nguồn và cũng chưa xây dựng được chiến