Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








LÊ THỊ THANH THỦY






NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN
Ở TỈNH PHÚ THỌ






LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP











HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







LÊ THỊ THANH THỦY





NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN
Ở TỈNH PHÚ THỌ





CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 62 62 01 15




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. ĐINH VĂN ĐÃN
2. PGS.TS. KIM THỊ DUNG





HÀ NỘI, NĂM 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận án

Lê Thị Thanh Thủy




ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Ban Quản lý đào tạo, các thầy/cô giáo của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới TS. Đinh Văn Đãn và PGS.TS. Kim Thị Dung đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và dìu dắt tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, phòng Văn hóa các huyện, Ban lãnh đạo khu Di tích
lịch sử Đền Hùng, UBND xã Hy Cương và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã
nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, thông tin và hỗ trợ thu thập số liệu để
tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương -
Phú Thọ, Khoa Kinh tế và QTKD đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cùng toàn thể
những người đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, tìm kiếm tài
liệu cũng như sự ủng hộ, động viên của gia đình tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, đơn vị
và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận án



Lê Thị Thanh Thủy



iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các bản đồ x
Danh mục các hình x
Danh mục các hộp xi
Danh mục các sơ đồ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3
4 Đóng góp của luận án 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘI NGUỒN 4
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cội nguồn 4
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn 4
1.1.2 Vai trò của phát triển du lịch cội nguồn 15
1.1.3 Đặc điểm phát triển du lịch cội nguồn 17
1.1.4 Nội dung phát triển du lịch cội nguồn 19
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn 25
1.2 Thực tiễn phát triển du lịch cội nguồn ở trong và ngoài nước, bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ 30
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn ở một số nước 30
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn của một số địa phương ở
Việt Nam 34

1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn cho tỉnh Phú Thọ 37
1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn 38


iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN 42
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 42
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ 42
2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ 43
2.2 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 45
2.2.1 Phương pháp tiếp cận 45
2.2.2 Khung phân tích phát triển du lịch cội nguồn 46
2.3 Phương pháp nghiên cứu 47
2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 47
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 48
2.3.3 Phương pháp phân tích 51
2.3.4 Phương pháp dự báo 60
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 60
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH
PHÚ THỌ 64
3.1 Khái quát chung về du lịch và lịch sử ra đời của du lịch cội nguồn ở
tỉnh Phú Thọ 64
3.1.1 Không gian du lịch tỉnh Phú Thọ 64
3.1.2 Kết quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ 67
3.1.3 Lịch sử ra đời du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 68
3.2 Thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 70
3.2.1 Phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 70
3.2.2 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ 82
3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ 87
3.2.4 Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 91

3.2.5 Nâng cao kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển
kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ 93
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 96
3.3.1 Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch và năng lực thực thi của
tỉnh Phú Thọ 96
3.3.2 Công tác quy hoạch phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 100


v
3.3.3 Cơ sở hạ tầng ở tỉnh Phú Thọ 106
3.3.4 Hệ thống dịch vụ phụ trợ ở tỉnh Phú Thọ 110
3.3.5 Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn 111
3.3.6 Đặc điểm và vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 116
3.3.7 Môi trường an ninh, an toàn cho khách du lịch cội nguồn 120
Chương 4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 122
4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú Thọ đến năm 2020 122
4.1.1 Quan điểm 122
4.1.2 Định hướng 123
4.1.3 Mục tiêu 123
4.2 Một số giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 125
4.2.1 Giải pháp về chính sách phát triển du lịch cội nguồn 125
4.2.2 Bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn 128
4.2.3 Đẩy mạnh và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch cội nguồn 132
4.2.4 Tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn
và dịch vụ phụ trợ 138
4.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cội nguồn 140
4.2.6 Xây dựng trang web và chiến lược xúc tiến du lịch cội nguồn 141

4.2.7 Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cội nguồn 144
KẾT LUẬN 147
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 158



vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC Cơ cấu
CN-XD Công nghiệp - Xây dựng
CSHT
CSVCKT
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất - kỹ thuật
DV Dịch vụ
DLCN Du lịch cội nguồn
ĐVT
GTTT
Đơn vị tính
Giá trị tăng thêm
HĐND Hội đồng nhân dân
LĐ Lao động
NN-LN-TS
PTBQ
Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản
Phát triển bình quân
SL Số lượng

UBND Ủy ban nhân dân




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang
1.1 Mục đích và địa bàn hoạt động của một số loại hình du lịch 9
2.1 Dân số, lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 43
2.2 Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 44
2.3 Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp 48
2.4 Tổng hợp số lượng mẫu điều tra cho phát triển du lịch cội nguồn 50
2.5 Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá sự phù hợp của tài nguyên du lịch
cội nguồn 52
2.6 Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá tính đa dạng và tính độc đáo của
tài nguyên du lịch cội nguồn 52
2.7 Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá sức chứa khách du lịch cội nguồn 53
2.8 Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn 61
3.1 Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2000-2012 67
3.2 Số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 71
3.3 Tổng hợp số lượng tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp hạng ở
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 77
3.4 Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các hoạt động của khách du lịch
cội nguồn tại tỉnh Phú Thọ 77
3.5 Kết quả đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch cội nguồn ở
tỉnh Phú Thọ 82

3.6 Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2000-2012 83
3.7 Phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn sao tại Phú Thọ năm 2012 83
3.8 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở vật
chất - kỹ thuật du lịch tại Phú Thọ 86


viii
3.9 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du lịch tại
Phú Thọ 87
3.10 Tình hình lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 88
3.11 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động
du lịch ở Phú Thọ 90
3.12 Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2000-2012 95
3.13 Tỷ lệ ý kiến trả lời của các hộ điều tra về tác động của du lịch cội
nguồn đến thu nhập, đời sống tinh thần và cơ hội việc làm trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ 96
3.14 Một số chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú Thọ 98
3.15 Tuyến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 104
3.16 Kết quả phân tích ảnh hưởng của chất lượng đường giao thông tại
Phú Thọ tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn 108
3.17 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng
tại Phú Thọ 110
3.18 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn về chất lượng dịch vụ phụ trợ tại
Phú Thọ 111
3.19 Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về sự hài lòng của khách du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 112
3.20 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố ảnh hưởng

tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ 113
3.21 Kết quả mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài
lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ 114
3.22 Tần suất tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn của cộng đồng 118
3.23 Kết quả phân tích ảnh hưởng của năng lực tổ chức hoạt động du
lịch tại Phú Thọ tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn 119
4.1 Dự báo lượng khách, tổng thu từ khách và giá trị tăng thêm du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 125


ix
4.2 Đề xuất ban hành và hoàn thiện một số chính sách liên quan đến
phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 126
4.3 Đề xuất hoạt động bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 131
4.4 Đề xuất một số chuyến du lịch cội nguồn nội tỉnh ở Phú Thọ 137
4.5 Đề xuất kế hoạch đào tạo cho lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ 141
4.6 Định hướng nhóm khách du lịch cội nguồn mục tiêu 143
4.7 Đề xuất một số hoạt động xúc tiến phát triển du lịch cội nguồn ở
tỉnh Phú Thọ 144



x
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
TT Tên bản đồ Trang
3.1 Bản đồ tỉnh Phú Thọ và mối liên hệ du lịch vùng 66
3.2 Quy hoạch phát triển không gian Khu Di tích lịch sử Đền Hùng 101
3.3 Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ 102
3.4 Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ 104




DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
3.1 Cơ cấu lễ hội các cấp quản lý ở tỉnh Phú Thọ 72
3.2 Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo hình thức tổ chức 85
3.3 Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về nguồn thông tin du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 92
3.4 Cơ cấu khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ theo nguồn khách
nội địa và quốc tế 93
3.5 Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo mức chi tiêu bình quân
chuyến ở tỉnh Phú Thọ 94




xi
DANH MỤC CÁC HỘP
TT Tên hộp Trang
3.1 Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về nghệ nhân hát Xoan 75
3.2 Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về tính hấp dẫn của tài nguyên
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 80
3.3 Ý kiến của cơ sở kinh doanh du lịch về tính liên kết của du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 106


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ Trang
1.1 Tài nguyên du lịch cội nguồn 20

2.1 Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia phát triển du lịch cội nguồn 46
2.2 Khung phân tích phát triển du lịch cội nguồn 47
2.3 Mô hình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài
lòng của khách du lịch cội nguồn 57




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch cội nguồn, một loại hình du lịch mới xuất hiện nhưng đã trở thành
nét văn hóa, mang tính nhân văn cao trong đời sống của con người. Và đặc biệt, ở
Việt Nam - một quốc gia với bề dày lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước, văn hóa đan xen trong một khối lượng khổng lồ những di tích nổi tiếng, gắn
kết, hòa quyện cùng những danh lam thắng cảnh và khu vực sinh thái đa dạng, độc
đáo - du lịch cội nguồn là một hoạt động văn hóa đặc sắc, một loại hình du lịch đặc
biệt hấp dẫn, là nét riêng của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Du
lịch cội nguồn đem lại nhiều giá trị cả về kinh tế và văn hóa, góp phần thắp lên
ngọn lửa mãnh liệt về tình yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc. Phát triển du lịch
cội nguồn sẽ phát huy được giá trị kinh tế và nâng cao giá trị văn hóa của địa phương,
góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô
Hà Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ chính
là nơi đặt Mộ Tổ Vua Hùng, mảnh đất trải qua mấy ngàn năm lịch sử còn tồn tại và
lưu giữ rất nhiều giá trị nhân văn vô cùng phong phú. Lợi thế nổi bật của du lịch
Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam với 02 di sản văn hóa thế giới,
1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội, hơn 13.000 hiện vật qua các thời kỳ xây
dựng và phát triển đất nước. Trong đó, Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là

một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt
Nam (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Đến Phú Thọ, du
khách sẽ có cơ hội tìm hiểu một kho tàng di sản văn hóa vô giá, tìm hiểu về nơi phát
tích của người Việt cổ và về mảnh đất nơi khởi nguồn cho sự phát triển lịch sử của
dân tộc Việt Nam (Bùi Tuyết Mai, 2001). Qua đó, du khách sẽ càng thêm trân trọng
nguồn cội, tự hào về truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Trong giai đoạn 2000-2012, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung và du lịch
cội nguồn nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều văn bản pháp quy,
quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đề án bảo vệ và phát huy giá trị của di tích


2
lịch sử được ban hành. Hàng năm, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các dự án tu
bổ, tôn tạo di tích lịch sử. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cội nguồn bước đầu được
quan tâm đầu tư. Lượng khách du lịch cội nguồn tăng bình quân 17,05%/năm, tổng
thu từ khách du lịch cội nguồn tăng 13,02%/năm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Phú Thọ, 2012). Những kết quả đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu,
nghiên cứu, tri ân của du khách trong và ngoài nước về lịch sử cội nguồn dân tộc Việt
Nam. Song, du lịch cội nguồn phát triển vẫn chưa tương xứng với lợi thế của tỉnh và
đang phải đối mặt với nhiều yếu kém như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
thấp, vấn đề nghiên cứu thị trường còn hạn chế, số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, số ngày lưu trú và chi tiêu của khách du lịch
cội nguồn thấp, việc phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn chưa được đẩy
mạnh, du lịch cội nguồn chưa góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế ở địa phương,
năm 2012 tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn so với giá trị tăng thêm
toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,29% (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).
Vậy, tại sao du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ chưa phát triển? Những yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh là gì? Và làm thế nào để phát
triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ? là những câu hỏi cấp thiết đang được đặt ra
đối với các cấp chính quyền và người dân trong tỉnh. Để trả lời được các câu hỏi

này cần phải có một nghiên cứu toàn diện và công phu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ,
từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch cội nguồn;
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản về lý luận và thực
tiễn, thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng cũng như giải pháp liên quan đến phát
triển du lịch cội nguồn.
Khách thể nghiên cứu là các tác nhân liên quan đến phát triển du lịch cội
nguồn như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch cội nguồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2000-
2013, các số liệu khảo sát tập trung trong năm 2012, dự báo và các giải pháp đề
xuất đến năm 2020.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn (cội nguồn dân
tộc) bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển du lịch cội nguồn,
thực trạng và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn, các giải pháp phát

triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
4. Đóng góp của luận án
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch cội nguồn
trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là khái niệm phát triển du lịch cội nguồn và nội dung
phát triển du lịch cội nguồn. Đồng thời, khái quát những kinh nghiệm phát triển du
lịch cội nguồn ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát
triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá có hệ thống về thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn 2000-2013. Phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du
lịch cội nguồn của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh
hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Dự báo
đến năm 2020, lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ sẽ đạt 804.231 lượt
khách, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn đạt 495,08 tỷ đồng với tốc độ tăng
bình quân đạt 8,31%/năm.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN


1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cội nguồn
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, văn hóa - xã hội phổ
biến, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con
người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế, văn

hóa và xã hội, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất khái niệm du lịch là
một đòi hỏi cần thiết.
Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định
nghĩa (United Nations, 1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi
họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Định nghĩa này được đưa ra với mục
đích quốc tế hóa du lịch và đã trở thành cơ sở cho định nghĩa du khách.
Theo Luật Du lịch (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đây, du lịch được coi là một
hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi.
Như vậy, du lịch được xem như một hiện tượng, một hoạt động đáp ứng
mong muốn của du khách. Trên thực tế, du lịch là một hoạt động kinh doanh đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng
thể hết sức phức tạp. Vì vậy, để xem xét du lịch một cách toàn diện thì cần phải cân
nhắc tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu
được bản chất của du lịch một cách đầy đủ. Do đó, Coltman (1989) đưa ra một định


5
nghĩa rất ngắn gọn về du lịch như sau: Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4
nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng
dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.
Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005). Hay khách du lịch


là những người khởi hành khỏi
nơi cư trú thường xuyên của mình với các mục đích khác nhau nhưng không nhằm
mục đích lao động kiếm lời, họ là người quyết định nơi đến du lịch và các hoạt động
tham quan, vui chơi, nghỉ ngơi, nghiên cứu,… trong chuyến đi (Trần Đức Thanh, 2004;
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008).
Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch là đơn vị cung cấp hàng hóa-dịch vụ du
lịch (dịch vụ lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hàng lưu
niệm,…) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (Trần Đức Thanh, 2004; Nguyễn
Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008).
Dân cư sở tại là những người dân ở địa phương, coi du lịch như một trong
các nhân tố tạo công ăn việc làm, thu nhập và giao lưu văn hóa (Trần Đức Thanh,
2004; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Người dân ở địa phương
được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình
văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa
của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân địa phương (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, 2005).
Chính quyền địa phương là cơ quan nhìn nhận du lịch như một nhân tố có tác
dụng tốt cho sự phát triển kinh tế của địa phương thông qua triển vọng về thu nhập
cho ngân quỹ thu được từ các hoạt động kinh doanh của dân cư địa phương, chi tiêu
của khách du lịch (Trần Đức Thanh, 2004; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh
Hòa, 2008).
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Du lịch là sự kết hợp các hiện tượng và
các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các cơ sở kinh


6
doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du
lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong một thời gian nhất định, đồng thời
thỏa mãn mục đích của các chủ thể tham gia trong mối quan hệ đó.

1.1.1.2. Khái niệm du lịch cội nguồn
Trong Đại từ điển tiếng Việt, cội nguồn được hiểu là nơi nảy sinh, sinh ra,
nơi bắt đầu, khởi thủy (Nguyễn Như Ý, 1999). Cội nguồn là minh chứng của quá
khứ mang tính lịch sử, được thể hiện thông qua tài nguyên văn hóa như các hoạt
động lễ hội, phong tục tập quán, tài liệu tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn
hóa, các di sản văn hóa.
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Texas A & M (Mỹ) kết hợp với trường
Đại học Nam Úc (Australia) năm 2010: Du lịch cội nguồn là một loại hình du lịch,
trong đó người dân đi thăm vùng đất tổ tiên của họ để tìm ra nguồn gốc dân tộc và
văn hóa (Maruyama et al., 2010). Nghiên cứu này đề cập đến cách thức và cảm
nhận mà người Mỹ (gốc Trung Quốc), từ thế hệ thứ hai trở đi, muốn tìm lại danh
tính của họ sau khi đi thăm Trung Quốc và nghiên cứu cũng cho thấy sự phức tạp,
hạn chế để tăng cường ý thức thuộc về vùng đất tổ tiên của người dân thông qua du
lịch cội nguồn.
Theo Nguyễn Tiến Khôi (2013), du lịch cội nguồn là trở về với tổ tiên, ông
cha cùng những chứng nhân lịch sử của dân tộc, trở về những giá trị truyền thống
của dân tộc. Hay du lịch cội nguồn là đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, tri ân công đức tổ tiên, chứng nhân lịch sử của dân tộc và giá trị truyền thống
của dân tộc.
Các đối tượng liên quan đến du lịch cội nguồn bao gồm khách du lịch cội
nguồn, tài nguyên du lịch cội nguồn và phạm vi hoạt động của du lịch cội nguồn.
Tham gia hoạt động du lịch cội nguồn, khách du lịch có cơ hội tham quan, tri ân và
nâng cao hiểu biết về nguồn gốc sự kiện, nhân vật lịch sử, nguồn gốc dân tộc và giá
trị nhân văn. Cụ thể:
Khách du lịch cội nguồn là những khách du lịch có mục đích tham quan, tìm
hiểu, tri ân công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.


7
Phạm vi hoạt động của khách du lịch cội nguồn là viện bảo tàng, các di tích

lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa hay các lễ hội địa phương. Trong đó:
Viện bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên
cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con
người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học
tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng (Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009). Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập,
nghiên cứu và thỏa mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ.
Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009). Nó là tài sản văn hóa
quý giá của mỗi dân tộc, là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn
hóa của mỗi nước, chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những
tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Theo Chu Huy
(2004), di tích lịch sử văn hóa là các công trình kiến trúc vật chất như các đình,
chùa, đền, miếu,… phản ánh nguồn cội và tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được Nhà nước công nhận hoặc cộng đồng dân cư giữ gìn, bảo vệ
và tôn tạo. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch
sử văn hóa chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích. Theo các thang giá trị
khác nhau, các di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp
quốc gia và địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.
Di sản văn hóa là tài nguyên quý giá và là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của
các thế hệ trước để lại (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009; Lê
Thị Vân, 2008). Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật
thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
bao gồm di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm
tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được
lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ



8
công truyền thống, tri thức y học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
dân tộc, (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009).
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân
cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch
sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con
người với thiên nhiên - thần thánh và con người trong xã hội (Bùi Thiết, 2000;
Dương Văn Sáu, 2004). Lễ hội là những hoạt động, sinh hoạt văn hóa mà ở đó có sự
gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là
Lễ và Hội. Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội còn bao gồm một số thành tố khác như
hệ thống các tục hèm, các trò diễn dân gian, hoạt động hội trợ triển lãm và văn hóa
ẩm thực,… (Dương Văn Sáu, 2004). Như vậy, lễ hội là một hoạt động tập thể do
quần chúng nhân dân tiến hành, luôn gắn với các địa bàn dân cư cụ thể và là hoạt
động văn hóa của địa phương.
Tóm lại, có thể hiểu du lịch cội nguồn là sự kết hợp các hiện tượng và các
mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm
thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối với công đức tổ
tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc tại các viện bảo tàng,
các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa hay các lễ hội địa phương, đồng thời
thỏa mãn mục đích của các chủ thể tham gia trong mối quan hệ đó.
1.1.1.3. Phân biệt du lịch cội nguồn với một số loại hình du lịch khác
Du lịch cội nguồn là loại hình du lịch được phân định theo mục đích chuyến
đi. Do đó, để phân biệt du lịch cội nguồn và các loại hình du lịch khác thì phải căn
cứ vào mục đích của từng loại hình du lịch. Mục đích của loại hình du lịch cội
nguồn là nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối
với công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc tại các
viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa hay các lễ hội.
Để thấy được sự khác biệt của loại hình du lịch cội nguồn so với các loại

hình du lịch khác, chúng ta xem xét ở một số khía cạnh về mục đích chuyến đi và
địa bàn hoạt động của các loại hình du lịch này (Bảng 1.1).


9
- Du lịch văn hóa
Mục đích chính của du lịch văn hóa là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về
mọi lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa ở các địa danh, bảo tàng, di tích,
thánh địa và chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán
của đất nước du lịch (Trần Thị Mai, 2009). Du lịch văn hóa gồm du lịch văn hóa với
mục đích cụ thể và du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp (Nguyễn Văn Đính và
Trần Thị Minh Hòa, 2008). Ở góc độ nhỏ hơn, mục đích của du lịch cội nguồn là
thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và
giá trị truyền thống của dân tộc. Khi xem xét du lịch văn hóa với mục đích cụ thể cho
thấy du lịch cội nguồn là một bộ phận của du lịch văn hóa.
Bảng 1.1. Mục đích và địa bàn hoạt động của một số loại hình du lịch
Loại hình Mục đích Địa bàn hoạt động
Du lị
ch
cội nguồn
Tham quan, tìm hiểu, tri ân công
đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và
giá trị truyền thống của dân tộc
Di sản văn hóa, di tích
lịch sử, bảo tàng, lễ hội
Du lịch
văn hóa
Nâng cao hiểu biết về lịch sử, kiến
trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội,
phong tục tập quán và cuộc sống

của người dân
Địa danh, bảo tàng, di
tích, lễ hội, di sản, thánh
địa, khu giáo dân
Du lịch
tâm linh
Có nơi trú ngụ bình yên, thanh thản
cho tâm hồn
Đền, đình, chùa, miếu,
nhà thờ, thánh địa
Du lịch
tôn giáo
Nhận thức về tôn giáo, tín ngưỡng Chùa, thánh địa, khu giáo
dân, nhà thờ
Du lịch
thăm thân
Thăm hỏi họ hàng, bạn bè Gia đình họ hàng, bạn,
làng xóm ở quê hương
Du lịch nghỉ
ngơi, giải trí
Nghỉ ngơi, giải trí

Cảnh quan đẹp, khu vui
chơi
Nguồn: Abdulkalam (2004), Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Trần Thị
Mai (2009), Thích Đạt Đạo (2010) và tổng hợp của tác giả
- Du lịch tâm linh
Mục đích chính của du lịch tâm linh là mang lại nhận thức đầy đủ hơn của
mỗi cá nhân đối với các giá trị tâm linh. Con người cảm thấy sự thanh thản, nhẹ



10
nhàng, tâm an lạc, không vọng đọng, không chiều theo dục vọng thấp hèn về vật
chất. Du lịch tâm linh mang lại giá trị của tình yêu thương con người thật sự cho
chính bản thân cá nhân đó, đồng thời mỗi cá nhân lại mang đến sự bình yên, an lạc
cho những người xung quanh. Nói cách khác, đi du lịch tâm linh, du khách được
thực hiện một cuộc hành hương về vùng đất thiêng và tìm kiếm nơi trú ngụ bình yên,
thanh thản cho tâm hồn, cho tâm hồn con người được thanh tịnh và thoát tục. Nơi
đến của khách du lịch tâm linh là đền, chùa, thánh tích (Thích Đạt Đạo, 2010).
Du lịch tâm linh tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống. Thăm viếng bằng tâm
trí, trái tim. Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với
thiên nhiên, đồng loại, chúng sinh. Du lịch tâm linh giúp du khách nâng cao được
giá trị tâm hồn và hiểu rõ hơn về tâm linh (Thích Đạt Đạo, 2010).
Abdulkalam (2004) đã khẳng định: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với
việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có
nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết,…”.
Như vậy, nếu phân theo mục đích chuyến đi thì loại hình du lịch tâm khác
hẳn với loại hình linh du lịch cội nguồn.
- Du lịch tôn giáo
Du lịch tôn giáo là các chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của con
người theo các tôn giáo khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn
giáo tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo
(Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Vì vậy, nơi tổ chức loại hình du lịch
này là các địa bàn liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc lịch sử tôn giáo như các chùa,
thánh địa, khu giáo dân. Các trung tâm nổi tiếng của du lịch tôn giáo là Thánh địa
Vatican, Gieruxalem, ở Việt Nam có Toà thánh Cao Đài Tây Ninh, nhà thờ Phát Diệm,
Thánh địa Lavang.
Khác với du lịch cội nguồn, du lịch tôn giáo là hoạt động du lịch nhằm để
thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tức là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để
giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng hay thỏa

mãn niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những
đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.


11
- Du lịch thăm thân
Loại hình du lịch thăm thân phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người
xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới,… trong
khi đó, khách du lịch cội nguồn tham gia hoạt động du lịch chủ yếu với nhu cầu
tìm hiểu nguồn cội và nâng cao hiểu biết về nguồn gốc dân tộc. Theo đó, du lịch
cội nguồn khác hẳn với lịch du lịch thăm thân.
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
Khác với du lịch cội nguồn, nhu cầu chính của khách du lịch trong du lịch
nghỉ ngơi, giải trí là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho
con người (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Đây là loại hình du
lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi
công việc hàng ngày. Còn du lịch cội nguồn là một hoạt động, một công cụ văn hóa
đem lại giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí cho khách du lịch.
1.1.1.4. Khái niệm phát triển du lịch cội nguồn
a) Khái niệm phát triển
Có nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét về sự phát triển. Trong Triết học,
phát triển được đề cập dưới 2 quan điểm đối lập nhau, đó là quan điểm siêu hình và
quan điểm biện chứng (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006):
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn
thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự
thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép
kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo
quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không
có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển

là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa
nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách
quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường
thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Sự


12
phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong
hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định (Nguyễn Ngọc Long và
Nguyễn Hữu Vui, 2006): Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển bao giờ cũng xuất phát từ
thực tế. Phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh, bao hàm trong
đó một số giai đoạn phát triển có cả đường cong, đường dích dắc, vừa liên tục vừa
đứt đoạn, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Ðó là một quá trình tích lũy
và chuyển hóa không ngừng giữa lượng và chất, thông qua sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập theo con đường phủ định của phủ định. Nó bao hàm cả những bước tiệm
tiến và cả những bước nhảy vọt. Trong quá trình phát triển của mình, trong sự vật sẽ
hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên
hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng
ngày càng hoàn thiện hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006).
Theo Nguyễn Ngọc Nông (2004), trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác
nhau, các ngành nghề đó hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau. Sự gia tăng về số
lượng, chất lượng của các hoạt động dẫn đến sự phát triển của chính hoạt động
ngành nghề đó. Sự phát triển bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Ông cho
rằng: Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng người, là từ

mà con người đưa ra làm mục tiêu cho từng ý tưởng và việc làm của mình, là mục
đích mà con người vươn tới.
Trong xã hội, sự phát triển của mỗi cá thể, mỗi tổ chức đều có thể làm ảnh
hưởng đến những cá thể khác và ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội. Mặt
khác, những chủ trương, đường lối, chính sách, những chương trình phát triển của
một quốc gia cũng đều có tác động mạnh mẽ đến mỗi cá thể trong xã hội. Những tác

×