Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp ở Hà tây. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.74 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TỂ
HOẢNG TH Ị NGỌC LAN
ĐỔI MỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HÀ TÂY - THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC KINH rế
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Mã số: 50201
NGƯỜI HƯỚNG DÂN: V ũ Đức T h anh
Tiến sĩ khoa học kinh tê
Năm 2001
MỤC LỤC
T rang
PHẦN MỞ ĐẦU I
Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIÊN CỬA QUÁ TRÌNH
Đ ổ ỉ MỚI HỢP TÁC XÃ NÔG NGHIỆP Ở NƯÓC TA 5
1.1. Những Vấn đề lý luận về kinh tế hợp tác xã 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã 5
1 ] .2. Tính tấl yếu khách quan của kinh tế hợp tác xã 12
1.2. Một sô mò hình Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới và bài 15
học kỉnh nghiệm
1.2.1. Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới 15
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm 19
1.3. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam 22
1?. 1. Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp
trong mô hình cũ. 22
1 3.2. Những bước khởi đầu của đổi mới hợp tác xã trong nông nghiệp 28
1 3.3. Nội dung và yêu cẩu đổi mới hợp tác xã nông nghiệp hiện nay 32
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỢP TÁC XÃ VÀ THỤC TRẠNG
HỌP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ TÂY 36
2.1. Đậc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà tây 36


21.1. Đặc đ iể m tự nhiên 36
2 1.2. Đặc điểm kinh tế 38
2 1,3. Đặc điểm xã hội 42
2 2 Chuyển đổi họp tác xã nông nghiệp theo luật và hoạt động
của các hợp tác xã sau chuyển đổi 44
22.1. Quá trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo luật 45
222. Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi 61
2.2.3. Quan hệ giữa Hợp tác xã với các tổ chức Đảng, chính quyền và
đoàn thể ở địa phương 77
2.3. Đánh giá chung về đổi mới hợp tác xá nông nghiệp ỏ Hà Táy 79
2.3.1. Những kết quả đạl được 79
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 80
Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ TÂY 83
3.1. Những quan điểm và phương hướng phát triển Hợp tác xá
nóng nghiệp ở tỉnh Hà Tây 83
3.1.1. Những quan điểm cơ bản 84
3.1.2. Phương hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp 90
3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển hợp tác xã nông nghiệp 95
3.2.1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến để nàng cao nhận thức về
hợp tác xã mới 95
32.2. Xây dựng và hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh
của hợp tác xã nông nghiệp 96
3.2.3. Nâng cao chấl lượng nguồn nhân lực ưong hợp tác xã nông nghiệp 99
3.2.4. Tạo lập và phát triển vốn cho hoạt động cua hợp tác xã nông nghiệp 101
3.2.5. Phát triển và mở rộng thị trường nông nghiệp, nông thôn 103
3.2.6. Úng đụng tiến bộ khoa học kỹ thuậl vào sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ của hợp tác xã và xã viên 103
3.2.7. Phát triển các hình thức Hên kết hợp tác trong kinh tế hợp tác xã 105
3.2.8. Tăng cường quản lý và sự hồ trợ của Nhà nước đối với kinh tế hợp

tác xã 106
KÉT LUẬN 108
PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình đổi mới cơ chê quản lý kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm
1981 đến 1995 đã tạo ra một cơ chê quản lý mới. Nhờ vậy quan hệ sản xuất
dần dần phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Kinh tế nông nghiệp có những bước phát triển khá căn bản. Từ một nước phải
nhập lương thực, Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước, bảo
đảm được độ an toàn về lương thực và vươn lên trở thành một trong số quốc
gia hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Đời sông Iihân dân được cải thiện,
góp phần ổn định tinh hình kinh tế - xã hội trong cả nước nói chung.
Kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình đã góp phán quan trọng vào
kết quả sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phong trào hợp tác
xã trong hơ« 40 năm qua đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây
dựng kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên từ khi thực hiện đổi mới, cơ chế kế
hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây đã được thay thế bằng cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc thay đổi
mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang mô hình hợp tác xã kiểu mới là điều cần
thiết. Để xây dựng mô hình hợp tác xã mới, ngày 20/3/1996, Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghía Việt Nam đã thông qua Luật hợp tác xã. Sau khi
Luật hợp tác xã có hiệu lực, các hợp tác xã nông nghiệp có cơ sở pháp lý đế
tiến hành đổi mới.
Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã là yêu cầu cấp
bách, khách quan đối với các hợp tác xã nông nghiệp. Triển khai thực hiện
Luật hợp tác xã, đến nay tỉnh Hà Tây đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi
hợp tác xã nông nghiệp theo luật. Nhiều hợp tác xã chuyển đổi theo luật có
chất lượng khá, bước đầu hoạt động có hiệu quả, xã viên và nhân dán tin
tưởng, phấn khởi, tình hình kinh tế - xã hội nông thôn ổn định. Tuy nhiên,
trong quá trình chuyển đổi còn bộc lộ nhũng nhược điểm, thiếu sót dẫn đến
việc thực hiện Luật hợp tác xã còn chăm, chất lượng hoạt động sau chuyển đổi

L Tính cấp thiết của đề tài
của các hợp tác xã chưa cao so với yêu cầu, hộ nông dân còn gặp khó khăn
trong việc phát huy quyền tự chủ, Iihiều vấn đề kinh tế - xã hội niiy sinh chưa
được giải quyết thoả đáng và đồng bộ. Chuyển đổi hợp tác xã nòng nghiệp
theo Luật hợp tác xã không chỉ là sự thay đổi hình thức tổ chức hợp tác xã, mà
còn là thay đổi chế độ kinh tê hợp tác xã. Thực tiễn đặt ra cho chúng ta cần đi
sâu nghiên cứu các vấn đề từ khi chuẩn bị tiến hành đến sau chuyển đổi, rút ra
nhữns mặt được, chưa được và nguyên nhân của nó để có quan điểm, phương
hướng và các giải pháp thích họp nhằm đưa các hợp tác xã nông nghiệp sau
chuyển đổi hoạt động đúng hướng và có hiệu quả. Chúng tôi lựa chọn đề tài:
"Đổi m ói hợp tác xã nông nghiệp ở tính Hà Tày - thực trạng và gỉảỉ pháp"
với mong muốn góp phần vào công cuộc đổi mới hợp tác xã nông nghiệp ở Hà
Tây trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Chúng tôi muốn nhìn nhận ở một mức độ nhất định, vấn đề họp tác xã mang
tính cơ bản, thực tiễn và hiện đại. Những nội dung trình bày trong luận văn
tnới chỉ là kết quả bước đầu, chắc chắn cẩn được bổ sung, hoàn thiện cùng với
íự phát triển của thực tiễn.
2- Tình hình nghiên cứu
Vấn đề kinh tế hợp tác xã đã được nhiều học giả nghiên cứu ở những
nức độ khác nhau.
GS. PTS. Nguyễn Văn Bích: "Phứt triển và đổi mới quản lý ỈÌỌ P tác xã
heo Luật họp tác xã".
GS. Phạm như Cương: "Một vài suy nghĩ về kinh t.ểh(/Ịì tác vù h(/i> tác
ìã nông nghiệp trong quá trình đổi mói".
GS. Lê Xuân Tùng, GS. Lưu Văn Sùng: "Chế độ kỉnh tế họp tác xã
thững vấn dề lý luận và giải pháp thực hiện"
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết thiết thực,
ihiều cuộc hội thảo đã được tổ chức. Các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác
ihau đã nêu lên những vân đề mang tính quy luật, những đặc trưng của quá
2

trình đổi mới hợp tác xã nông nghiệp và những chính sách kinh tế tác động lên
quá trình đổ.
Tuy nhiên ở Hà Tây, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện quá trình đổi mới họp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã trong
những năm qua. Nhiều vấn đé về kinh tế hợp tác xã cần được tiếp tục nghiên
cứu, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm để thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển
í heo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
3- M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn về
kinh tế hợp tác xã, đánh giá thực trạng các hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển
đổi nhằm đưa ra quan điểm, phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát
triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bằn tỉnh Hà Tây trong những năm tói-
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lỷ luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác xã trong nông
nghiệp.
- Phân tích thực trạng các hợp tác xã nồng nghiệp trong quá trình
chuyển đổi theo luật và hoạt động của các hợp rác xã sau chuyển đổi ở tính Hà
Tây.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp cơ bản phát triển
hợp tác xã nông nghiệp ờ tỉnh Hà Tây.
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ kinh tế chính tộ, luận văn nghiên cứu kinh tế hợp tác xã
r.hư một hình thức tổ chức kinh tế khách quan trong tiến trình phát triển kinh
tế nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung. Việc phân tích thực
tiễn kinh tế hợp tác xã sẽ chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hợp tác xã nông
nghiệp ở các huyện, thị trong tỉnh Hà Tây từ năm 1996 đến nay.
3
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, kết họp lôgic và lịch sử, kết hợp phân tích và
tổng hợp.

Ngoài ra ỉuận văn còn sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu,
điều tra, khảo sát, thống kê kinh t ế
ố- D ự kiến đóng góp của Luận vãn
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận - thực tiễn về kinh tế hợp tác xã
trong nông nghiệp theo quan điểm mới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình đổi mới hợp tác xã nông
nghiệp Hà Tây một cách khách quan, trung thực.
- Đưa ra những quan điểm, phương hướng và kiến nghị giải pháp để
phát triển họp tác xã nông nghiệp, góp phần xây dựng căn cứ để hoạch định
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp nói riêng,
kinh tê - xã hội nói chung ở Hà Tây trong những năm tới.
7- K ết cấu của ĩuận vãn
Ngoài phần mở đầu, kết luân và danh mục tài liệu tham kháo, luận văn
được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luân và thực tiễn của quá trình đổi mới hợp tác xã
rông nghiệp ở nước ta.
Chưmig 2: Quá trình đổi mới hợp tác xã và thực trạng hợp tác xã nông
r.ghiệp ở tỉnh Hà Tây.
C hưmiẹ 3: Quan điểm, phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát
t iển hợp tác xã nông nghiệp ồ tỉnh Hà Tây.
5- Phương pháp nghiên cứu
Chư<tìng 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN c ủ a q u á t r ìn h
ĐỔI MỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
1.1. NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC XẢ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cua họp tác xã
* K hái niệm hợp tác xă
Trước chủ nghĩa Mác, các nhà xã hội chủ nghĩa đã nêu ra những quan
liệm về hợp tác xã, song nó mang tính chất không tirởng, gắn liền với học
huyết không tưởng về chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đặt chủ

Ìghĩa xã hội trên nền tảng khoa học, do đó cũng nêu ra những căn cứ khoa
lọc vể hợp tác xã, về con đường của giai cấp nông dân cùng với giai cấp công
ìhân đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế hợp tác.
Hợp tác xã được sinh ra từ trong lòng xà hội tư bản. Trong điều kiện
ìền kinh tế tự do cạnh tranh, để có thể đứng vững được, những người sản xuất
thò đã họrp sức, hợp vốn với nhau dưới hình thức tổ chức hợp tác xã. Mục tiêu
của hợp tác xã không phải vì lợi nhuận mà là vì sự hỗ trợ, giúp đ& lẫn nhau để
(ó thể cạnh tranh với tư bán lớn.
C.Mác, Ph.Ảnghen và đặc biệt sau này là Lênin đã nghiên cứu tường
ũn các hợp tác xã ở Anh, Nga, Bắc Mỹ Các ỏng cho rằng hợp tác xã được
)ây dựng dưới chủ nghĩa tư bản ià để đấu tranh kinh tế vói giai cấp tư sản,
ịhát huy sáng kiến của quần chúng. Nhờ sáng kiến của quần chúng, các hợp
tic xã đã được xây dựng thành những tổ chức kinh tế rộng lớn, chứa đựng tiềm
lăng của chủ ns;hĩa xã hội, là những di sản văn hoá cán được coi trọng và sử
rang.
Ở Việt Nam, hợp tác xã là một hình thức tổ chức kinh tế giữ vị trí quan
tọng trong qúa trình phát triển kinh tế qitá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hơn
5
bốn mươi năm phất triển, kinh tế hợp tác xã dã trái qua những bước thủng
trầm, nhiều biến đổi cả trong nhận thức và tổ chức thực tiễn.
Trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tạp trung, hợp tác xã được đổng
nhất với kinh tế tập thể. Phong trào hợp rác hoá từ cuối những năm năm mươi
trở thành phong trào tập thể hoá, làm hình thành khu vực kinh tế tập thể thòng
trị trong nồng nghiệp và nông thôn. Trong hợp tấc xã, mọi tư liệu sán xuất
chủ yếu, vốn quỹ thuộc sở hữu tập thể, tập trung hoá cao độ trong sản xuất
kinh doanh. Nhà nước là người cung ímg vật tư và giao một sô chí tiêu pháp
lệnh về sản xuất và thu nộp sản phẩm cho hợp tác xã. Ban quản lý hợp tác xã
giữ vai trò tổ chức và điểu hành mọi hoạt động trong hợp tác xã. Thu nhập cơ
bản của xã viên là phần sản phẩm được phán phối theo ngày công từ hợp tác
xã (mà thực chất là phân phối bình quân). Hợp tác xã vừa là một tổ chức kinh

tế, vừa phải đảm nhận những chức năng xã hội và một sô chức năng của một
đơn vị hành chính.
Quá trình đổi mới việc tổ chức và quán lý nền kinh tế hiện nay đã kéo
theo có sự đổi mới nhận thức mới về nội dung cũng như địa vị pháp lý của hợp
tác xã. Các văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành đa nêu lõ những nội
dung mới về hợp tác xã. Điều í, chương I cùa Luật hợp tác xã đã định nghĩa
hợp tác xã như sau:
"Hợịì tác xã là tổ chức kinh tể-tự chù (lo những người ỉ ao độ ttiỊ có IIỈIU
cấu, lợi ích chung, tư nguyện cùnịỊ góp vân, iịÓỊ) sức láp rư theo quy đinh của
pháp luật đ ể phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp
nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoat dộnạ sản xuất, kình doanh, dịch vụ
và cải thiện đời sông, gổỊ) phần phát triển kinìì tê - xã hội của đất nước".
Như vậy hợp tác xã là tổ chức kinh tế không rhuộc sở hữu Nhà nước mà
là do những người lao động tự nguyệt I gốp vốn, góp sức lập ra. So vói sự hợp
tác ngẫu nhiên, nhất thời và liên kết hợp tác thì hựp tác xã cũng ỉà sự hợp sức,
hợp lực để tạo ra sức mạnh mới, là sự giúp đỡ lãn nhau để hoàn thành những
cồng việc mà từng người, từng hộ riêng le thực hiện khó khăn, không thực
6
hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả, nhung hợp tác xã ở trình độ cao hơn,
đã định hình về mặt tổ chức, có vốn, có tài sàn, có ban quán !ý và được luật
pháp thừa nhân, bảo vệ.
Sự thống nhất những quan hệ kinh tế khách quan về sở hữu hợp tác,
quản lý dân chủ và phân chia lợi ích theo nguyên tắc cùng có lợi với những
thiết chế pháp lý tương ứng chính là chế độ kinh tế hợp tác xã. Chế độ kinh tế
hợp tác xã trở thành phổ biến và cùng vói kinh tế Nhà nước tạo thành nền tảng
kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Xét. về mặt lịch sử. hợp tác ngẫu nhiên, nhất thời
đã xuất hiện từ lâu trong đời sống xã hội - từ ihời kỳ hợp tác giản đơn và công
trường thủ công tư bản chủ nghĩa, còn họp tác xă xuất hiện ở giai đoạn cao -
trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Song cho đến nay, các hình thức
hợp tác ngẫu nhiên, nhất thời và liên kết hợp tác vẫn không mất đi.

* Những đặc điểm của hop tác xã
- Hợp tác xã là tổ chức liền kết sự iiíỊuyện của nhữniị tìạưồi lao đồm*.
Hợp tác xã là hình thức kinh tế bợp tác do chính xã viên tự nguyện gốp
vốn, góp sức thành lập nhằm mục tiêu giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả
hơn các hoạt động kinh tế để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung của chính họ đặt
Tự nguyện thể hiện bản chất tự do lựa chọn phương thức hoạt động kinh
tế của các chủ thể kinh tế tự chủ trong điều kiện của kinh tế thị trường. Trong
nền kinh tế thị trưòng, các chủ thể kinh tế tự chủ có nhiều cách thức để đạt tới
mục tiêu kinh tế của mình. Trong trường họp hợp tác xã trở thành phượng thức
nhờ đó các chủ thể đạt tới mục tiêu kinh tế, đem lại lợi ích cho họ và họ có thể
thực hiện được các nghĩa vụ xã viên do Điều [ệ quy định, họ có thể làm đơn tự
nguyện gia nhập hợp tác xã. Đơn gia nhập hợp tác xã phái được Ban quán trị
xem xét trình Đại hội xâ viên thông qua. Khi nsĩưòi xã viên cảm thấy không
cần tham gia hợp tác xã nữa, khi thấy hựp tác xã không đáp ứng yêu cầu về lợi
ích, họ có thể rút lui xin ra hợp tác xã và được hướng các quvền [ợi cũng như
có trách nhiệm thực hỉện các nghĩa vụ còn íại íheo Điều lệ quy định. Tự
7
nguyện trong tổ chức hoạt động của hợp tác xã có nghía là tự nguyện gia
nhập, tự nguyện xin ra hợp tác xã.
Việc xác lạp các hợp tác xã, hình thành kinh tế hựp tác nhằm đạt được
cái đích là tạo ra những đòn bẩy để phát triển kinh tế của các chu thể kinh tê
tự chủ. Điều nay cũng có nghĩa là kinh tế hợp tác khỏng đứng đối diện với
kinh tế của các chủ thể tham gia vào hợp tác xã. Kinh tế hợp tác xã là kinh tế
của các chủ thể kinh tê tự chủ, của đông đảo người lao động liên hiệp nhau lại
để tạo nên sức mạnh mới, qua đó thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cùa
mình. Hợp tác xã được xác lập trên cờ sở sự hiện hữu của các chủ thế kinh tế
và khi hợp tác xã được thiết lập bởi các chủ thể kinh tê tự chủ đó, thì hợp tác
xã không làm yếu hay mất đi cái đơn vị kinh tế tự chủ đó. Trái lại kinh tế hợp
tác xã là phương thức các chủ thê phát triển kinh tế của mình nhờ vào phát
triển những ưu thế của hợp tác.

Kinh tế hợp tác xã không hoạt động vì mục đích tự nó mà là vì sự phát
triển kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia vào hợp tác xã. Nói khác đi, hợp
tác xã là của xã viên và chủ yếu là vì xã viên. Yếu tố tự nguyện sẽ quyết định
thàrứi công của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của xã viên. Mọi
sự ép buộc sẽ làm suy giảm tính tích cực, chủ động xây dựng của xã viên đối
với hợp tác xã.
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế dân chủ và hình ắầỉiiỊ.
Trong hợp tác xã, các thành viên đều là những người chủ bình đắng,
đồng tham gia quyết định những vấn đề chung của hợp tấc xã.
Các xã viên hợp tác xã đều có quyền bầu cừ, ứng cử vào các cơ quan
quản lý và kiểm soát của hợp tác xã, có quyền tham gia ý kiến, đóng góp ý
kiến vào việc quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của hợp tác xã và có
quyền ngang nhau trong biểu quyết. Mọi công việc, chủ trương của hợp tác xã
đều được biểu quyết theo đa số. Mỗi xã viên hợp rác xã chỉ có một phiếu khi
biểu quyết.
8
Quản lý dân chủ vả bình dằtỊiỊ trong hợp tác xã là đặc điểm rõ nét nhất
phân biệt hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác. Đây là nguyên tắc
quan trọng thể hiện ý tưởng và nguồn sức mạnh cua hợp tác xã. Nó nói lên
tinh thần hợp tác cao và thể hiện tính tương thân tương ái trong hợp tác xã.
Người có tiềm năng kinh tế có thể đóng góp nhiều vòn vào hợp tác xã nhưng
không nhằm nắm đặc quyền đặc lợi, mà chi để giúp hợp tác xã có điều kiện
sản xuất kinh doanh đạt mục tiêu chung. Trong họp tác xã, yếu tố con người là
quyết định chứ không phải yếu tố vốn góp vào hợp tác xã. Những người quàn
lý, điều hành hợp tác xã không phải vì.có nhiều vốn đóng góp mà vì năng lực
và sư tín nhiệm của các thành viên. Mọi người tham gia họp tác xã đều có
quyền ngang nhau không phụ thuộc vào vốn đóng góp nhiều hay ít.
- H(ĩf> tác x ã là tổ chức kinh tể hoạt đ Ộ Ịìịị theo Hguyêìi tắc rùna có lọi.
Lợi ích của hợp tác xã bắt nguồn từ sự hợp tác. Hợp tác tăng sức sản
xuất lên, tiết kiệm và ứng dụng được những thành tựu công nghệ, kinh tê mới

làm tăng hiệu quả lên, do vậy, lợi ích của hợp tác xă là lợi ích chung. Lợi ích
này sẽ được phân bổ tuỳ thuộc vào sự tham gia cùa các chỏ thể kinh tê là
thành viên của hợp tác xã.
Lãi của hợp tác xã được phán phối không chỉ theo vốn góp mà còn căn
cứ vào mức độ sử dụng dịch vụ và cồng sức đóng góp của xã viên. Hợp tác xã
được tự quyết định và chịu trách nhiệm trong việc phán phối tiền lãi hàng
năm, đảm bảo hài hoà lợi ích của hợp tác xã và xã viên. Lợi nhuận làm la,
ngoài phần chia lãi theo vốn, còn được trích ra một phần đế tích luỹ, tạo thành
vốn chung của mọi người - vốn tích luỹ tăng dần qua nhiều năm và lợi nhuận
thu được trên đồng vốn nhằm giải quyết phúc lợi chung cho mọi người.
Sản xuất hàng hoá phải hạch toán, sản phẩm bán ra phái đám bảo bù
đắp chi phí sản xuất và có lãi, cần phải cạnh tranh bên thị trường để tìm lợi
nhuận là yêu cẩu khách quan đối với các loại hình doanh nghiệp trong đó có
hợp tác xã. ở đây lợi ích xã viên là động lực phát huy mọi sáng tạo của con
người để kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao cho hựp tác xã.
9
Quan tâm quá mức đến lợi ích hợp tác xã thì sán xuất kinh doanh kém
hiệu quả và ngược ỉại, quan tâm quá mức đến lợi ích xã viên thì mất tính chất
xã hội nhân đạo, không C Ò 1 1 là tổ chức kinh tố hợp tác xã. Nếu chỉ chú ý đến
lập quỹ, không quan tâm đúng mức tới lợi ích người lao động như trong các
họp tác xã trước đây, lợi ích cá nhân, động lực cá nhân gần như bị triệt tiêu thì
kết quả cũng không có cái gì để lập quỹ. Ngược lại, chỉ chú ý đến chia lãi cổ
phần, ít quan tâm đến lộp quỹ chung thì hợp tác XĨ1 khó có thể vượt qua những
biến động của thị trường bất lợi cho hợp tác xã.
Để giải quyết mâu thuẫn này cán tìm ra được mức độ kết hợp lợi ích
hợp tác xã và xã viên, mức trả thù lao cho người lao động và người quản lý, tỷ
ịệ lãi dùng để chia theo vốn đóng góp và để lập quỹ chung phát triển sản xuất,
quỹ dự phòng.Trong thực tế, mức độ kết hợp các lợi ích trên rất khác nhau, rất
phong phú và muôn vẻ, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Vấn đề co' bản là ở chỗ
làm sao để phát huy năng lực chủ động sáng tạo của con người, đổng thời làm

cho tổ chức kinh tế hợp tác xã vẫn mang tính xã hội nhân đạo.
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tê'manq tính .xã hội nhân đạo sâu sắc.
Hợp tác xã vừa là một tổ chức kinh tế vừa là một cộng đồng xã hội. Hợp
tác xã lằ tổ chức kinh tế của những người lao động, của đông đảo nông dân,
thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, người tiêu ciímg.v.v nói chung là những
người có địa vị kinh tế thấp trong xã hội nhằm giúp đỡ lẫn nhau tăng thêm sức
mạnh trong các hoạt động kinh tế, góp-phần tạo thêm việc íàm, tăng thu nhập,
thực hiện việc làm giàu chính đáng. Các hợp tác xã ở nông thôn không chỉ gắn
bó về kinh tế mà còn được hình thành và phát triển trên cơ sở tình lằng nghĩa
xóm, góp phần thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn.
Hợp tác xã tạo điều kiện cho những người lao động, những người sán
xuất nhỏ chẳng những có thể trụ vững trên thị trường cạnh tranh, mà còn
không ngừng phát triển, không bị phá sản trở thành gánh nặng lao động thất
nghiệp cho xã hội. Ngay từ khi mới xuất hiện trong lòng xã hội tư bản, kinh tế
hợp tác xã đã mang tính xã hội nhân đạo. Mục tiêu của hợp tác xã không phải
10
vì lợi nhuận tối đa mà là vì sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau đấu tranh với tư bản lớn.
Hợp tác xâ đẩ chứng tỏ sức sống của mình trong nển kinh tê thị trường tự do
cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
Trong mọi hoạt động của mình, hợp tác xã có nghĩa V Ị1 giáo dục, đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho xã viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ này
chẳng những đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, mà về lâu dài
còn vì sự nghiệp phát triển hợp tác xã. Cũng như các thành phần kinh tế khác,
họp tác xầ hoạt động trong cơ chế thị trường có cạnh tranh và phải tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất kình doanh của mình. Một trong những yếu tố
thắng lợi chính là trình độ cán bộ quản lý và tay nghề vững vàng của xẩ viên
để đề ra những quyết sách tốt trong sản xuất kinh doanh, làm ra những sản
phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng với chất lượng tốt, giá thành rẻ, được
thị trường thừa nhận và cuối cùng mang lại nhiều lợi ích cho xã viên, tạo đà
phát triển hợp tác xã.

Để đứng vững và phát triển, hợp tác xã cũng phải từng bước đi ỉên con
đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Muốn vậy, mỗi cán bộ, xã viên phải
không ngừng được nâng cao trình độ văn hoá, nắm bắt được nhũng kiến thức
khoa học và công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến, thích ứng với
quy mô sản xuất ngày càng ỉớn, trìng độ công nghệ ngày càng cao. Việc giáo
dục, đào tạo cũng có ý nghĩa to lớn với cộng đồng vì xã viên là đông đảo
thành viên sống trong cộng đồng. Trình độ xã viên được nâng cao sẽ Iiâng cao
trình độ dân trí của cộng đồng, hình thành nếp sống văn hoá, văn minh trong
cộng đồng.
Ngoài giáo dục, đào tạo kiến thức văn hoá chuyên môn nghiệp vụ, hợp
tác xã còn chứ ỷ giáo dục tinh thần hợp tác cho xã viên, khuyến khích sự hợp
tác trong nội bộ xã viên hợp tác xã, hợp tóc với các hợp rác xã và tổ chức khác
trong cộng đồng. Hợp tác xã còn chăm lo cả về mặt tinh thần cho xã viên
thông qua các hoạt động chung của hợp tác xã. Tất nhiên những hoạt động
này chỉ được tiến hành thông qua các nguồn quỹ kinh doanh có hiệu quả, phụ
ỉl
thuộc vào quỹ không chia trong hợp tác xã, vào quản lý dân chủ và phân chia
lợi ích cùng có lợi.Tuy nhiên, không nên quan niệm hợp tác xã ià một tổ chức
xã hội nhân đạo trong quan hệ cứu trợ xã hội đốí vót nồng dân với tính cách là
một tầng lớp xã hội cần phải cứu giúp. Việc hình thành hợp tác xã là theo các
nguyên tắc kinh tế và vận hành ỉheo các quy luật kinh tế.
1.1.2 Tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác xã
Hợp tác ià phương thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động
kinh tế của con người, nó bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động, Con
người không thể tiến hành lao động một cách riêng lẻ được. Để lao động sản
xuất, người ta phải quan hệ với nhau, trao đổi hoạt động cho nhau. Chính vì
vậy, trao đổi hoạt động hơp tác lao động là đặc tính xã hội của con người.
Trong thòi kỳ sơ khai của loài'ngirôi, con người hoang dã đã phải hợp
tác vổì rứiau, sống thành bầy đàn để chống chọi vói tự nhiên và thú dữ để kiếm
kế sinh nhai.

Sản xuất càng phát triển, con người càng cần đến sự hợp tác với nhau
trong lao động. Chuyển từ nền kinh tế chậm phát triển sang nền kinh tế phát
triển thì họp tác có ý nghĩa trọng đại. Hợp tác chính là cấi tạo ra sức sản xuất
xã hội của lao động. Khi phân tích ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản, c. Mác đã chỉ ra vai trò lịch sử của hợp tác trong bước quá độ chuyển từ
công trường thủ công sang nền đại công nghiệp là ỉàm cho năng suất lao động
và hiệu quả công việc nâng cao. Hạp' tác thực sự tạo ra một cuộc cách mạng
trong phương thức hoạt động kinh tế.
Sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi sự tiến triển của
quá trmh xã hội hoá của lao động. Xã hội càng phát triển, phân công lao động
càng sâu sắc, càng chi tiết, nhu cầu và mối quan hệ hợp tác lao động ngày
càng chặt chẽ và rộng rãi. Đến lượt mình, sự phát triển cách hình thức và tính
chất thích họp của hợp tác lại có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
Trong phạm vi toàn xã hội, hợp tác lao động giữa các chủ thể độc lạp đáp úng
được nhu cầu đa dạng về sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng của con người.
12
Từ đó nó tác động mạnh mẽ trở lại sự phát triển cùa phân công lao động xã
hội, xuất hiện những ngành nghề mới, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế, đổng
thời tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả
nhất.
Hợp tác là hình thức tất yếu trong hoạt động lao động sán xuất và hoạt
động kinh tế của con người, song sự hợp tác lại được được thực hiện ớ những
hình thức rất khác nhau. Những hình thức hợp tác này tu ỳ thuộc vào nội dung
và hình thái của hoạt động kinh tế, vào sự phái triển của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, và nói chung vào phương thức mà con người tiến hành các
hoạt động kinh tế của mình.
Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động
kinh tế. Hợp tác xã ra đời là tất yêu trong liền kinh tê thị trường tự do cạnh
tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tê thị trường làm cho hàng triệu người sản
xuất nhỏ, những người tiểu nông khó có thể đứng vững được, có nguy cơ phá

sản và trở thành người lao động làm thuê. Để có thể đứng vững được, những
người sản xuất nhỏ cần hợp sức, họp vốn với nhau dưới hình thức hợp tác xã.
Mục tiêu của họ không có gì khác về mặt kinh tế là phát triển sức sản xuất xã
hội của lao động, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, tăng rhn nhập và
phát triển trong điều kiện cạnh tranh.
Trong cơ cấu sản xuất xã hội, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất
£ắn liền với sự tồn tại và phát triển loài, người. Điều đó có nghĩa là ngay từ khi
con người xuất hiện thì ngành sản xuất đầu tiên mang lại sự sống cho họ là
nông nghiệp. Chính vì vậy hợp tác trong nông nghiệp là hình thức hợp tác đầu
tiên của loài người, sản xuất phát triển, phân công lao động càng sâu sắc sẽ
xuất hiện các hình thức hợp tác lao động trong các ngành nghề khác.
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống là vật nuôi, cây trồng nên
sự tổn tại và phát triển của nó bị chi phối bởi các quy luật sinh học. Quá trình
sản xuất nông nghiệp được phân chia thành nhiều khâu. Trong từng khâu sản
xuất, nhu cầu về mức độ hợp tác khác nhau. Sự hợp tác cổ thê diễn ra ngẫu
13
nhiên như những người nông dân hợp tác đổi công cho nhau trong mùa vụ,
những người thợ thủ công hợp sức với nhau để thực hiện một vài công việc sản
xuất, các tiểu thương hợp vốn để mua bán khi cần thiết Những hình thức này
đã có từ lâu trong lịch sử, nó được phạt triển cùng với sự phát triển của kinh tế
- kỹ thuật, từ hợp tác ngẫu nhiên tiến tới sự hình thành liên kết hợp tác. Trước
hết là sự liên kết giữa những người chuyên sản xuất và người làm chức năng
lưu thông. Những người sản' xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề truyền
thống, có một số người đem sản phẩm đi bán nơi xa được giá cao hơn. Lúc
đầu những người khác gửi hàng bán hộ và trả cồng bán hàng, sau đó hình
thành những người chuyên mua vật tư và bán sản phẩm, còn những người khác
chuyên sản xuất. Trong nông nghiệp, một số hộ tách ra chuyên làm cung ứng
và tiêu thụ, chuyên làm dịch vụ liên kết hợp tác với các hộ chuyên sản xuất.
Quan hệ hợp tác này thường xuyên, ổn định, dựa trên sự phân công lao động
và phát triển thành tổ chức hợp tác xã.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, ngoài sản xuất trực tiếp, các khâu
cung ứng những yếu tố đầu "vào như tư liệu sản xuất, vốn, phân bón, thuốc trừ
sâu và tiêu thụ nông sản phẩm trên thị trường đòi hỏi phải được tổ chức lao
động hợp tác. Do vậy hợp tác xã nông nghiệp sẽ là hình thức thích hơp để
người dân giúp đỡ nhau trong từng khâu công việc, trong những ngày nông
nhàn cũng như trong những lúc thời vụ khẩn trương, những khi tình hình thời
tiết thay đổi, chẳng hạn trong điều kiện bão lụt cần thu hoạch nhanh hơn, xây
đựng công trình thuỷ nông, phòng trừ sâu bệnh Thêm vào đó, sản xuất ngoài
trời trên khồng gian rộng lớn, lao động và tư liêu sản xuất luôn di động, thay
đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy hợp tác và hợp tác xã trong nông
nghiệp được tổ chức thích hợp với sự di chuyển của các yếu tố sản xuất.
Nước ta đi lên từ một nên sản xuất nhỏ, đặc biệt trong nông nghiệp
phần đông ỉà các hộ nông dân sản xuất kinh doanh nhỏ thì sự hợp tác dưới
nhiều hình thức đa dạng là một nhu cầu bức xúc và là xu thế tất yếu khách
quan trong quá trình phát triển ỉực ỉượng sản xuất.
.14
Giai đoạn hiện nay, chúng ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
với sự phát triển kinh tế hộ nông dân tự chủ sản xuất hàng hoá thì sự hợp tác
dưới hình thức hợp tác xã trở nên quan trọng hon. Không thể vì những thiếu
sót, sai lầm của mô hình họp tác xã trước đây mà phủ nhận vai trò, tác dụng và
sự cần thiết khách quan của nó trong quá trình phát triển nền nông nghiệp
hàng hoá. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đưcmg
lối chiến lược của Đảng ta. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế hợp
tác xã là bộ phận quan trọng, cùng với kinh tế Nhà nước dần trở thành nền
tảng của nền kinh tế, đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nưcrc đ ể đạt
mục tiếu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chỉ rõ con đường của giai cấp nông đân cùng
với giai cấp công nhân đi ỉên chủ nghĩa xã hội ỉà con đường hợp tác hoá.
1.2 MỘT SỐ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ

GIÓI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.2.1. Một số mỏ hình họp tác xã nông nghiệp trên thế giói
Trên thế giới, các hình thức tổ chức hợp tác xã đầu tiên xuất hiện từ
cuối thế kỷ XIX ở các nước đi lên công nghiệp hoá thời bấy giờ như Anh,
Đức, Pháp, Mỹ, Nga và cho đến nay đã trở thành phong trào mang tính quốc
tế. Các hợp tác xã cơ sở (làng, xã) thường tập hợp lại thành các Liên hiệp hợp
tác xã huyện, tỉnh, quốc gia để tập trung nguồn vốn và tạo điều kiên hoạt động
tốt hơn. Các Liên hiệp, Liên đoàn, Liên minh các hợp tác xã ở các nước đã tổ
chức ra Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) gồm nhiều lĩnh vực hợp tác. Hiện
nay ICA có hơn 200 tổ chức thành viên là các quốc gia và tổ chức quốc tế của
trên 100 nước trên thế giới với 750 triệu xã viên tham gia1.
Loại hình hợp tác xã phổ biến trong nông nghiệp trên thế giới ỉà các
hợp tác xã dịch vụ kinh tế - kỹ thuật như: cung ứng vậl lư kỹ thuật sán xuất và
1 Nguyễn Điển, Vũ Hạnh, Nguyễn Thu Hằng: Nômỉ nghiệp ! hê' ý ới hước vào thế kỷ XX!, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 13.
15
hàng tiêu dùng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã này hoạt động
nhàm mục đích duy trì và phát triển kinh tế hộ nông dân, tôn trọng quyền tự
chủ sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại. Hợp tác xã cio xã viên tự
nguyện lập ra và tự giải thể khi thấy cẩn thiết, với nguồn vốn hoạt động do các
xã viên góp và huy động vốn từ các nguồn khác.
Thế kỷ XX được coi là thế kỷ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền nông
nghiệp thế giới, đã hình thành và phát triển những loại hình tổ chức sản xuất
kinh doanh mới. Nền kinh tế thị trường sàng lọc, lựa chọn ra những hình thức
tổ chức phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng quốc gia, trong đó phổ biến
là kinh tế trang trại nông nghiệp gia đình gắn với mạng lưới hợp tác xã nông
nghiệp dịch vụ kinh tế - kỹ thuật.
Tại Mỹ, đầu thế kỷ XX, sản xuất nông nghiệp đã là điển hình của nền
sản xuất nông sản hàng hoá phát triển ồ trình độ cao. Tất cá các yếu tố sản
xuất đầu vào (đất đai, lao động, vốn, vật tư kỹ thuật, khoa học- công nghệ )

và đầu ra (sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi) đều là hàng hoá. Kinh tế trang trại
sớm hình thành là những đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh, là hạt nhân của
nền sản xuất nông nghiệp. Các trang trại ngày càng chuyên môn hoá sâu nhằm
tạo ra ưu thế cạnh tranh về chít Iưcmg nông sản và giá thành. Họ đã liên kết
với nhau ở ahĩmg khâu Iihâ't định để thành lập các họp tác xã. Một mạng lưới
tổ chức hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bao gồm các hợp tác xã tín dụng, bảo
hiểm, cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã tồn
tại và duy trì cho đến ngày nay.
Hợp tác xã được hình thành từ sự hợp tấc của các chủ trại. Mục đích của
hợp tác xã là giúp cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của các trang trại tốt
hơn, để tồn tại trong điều kiện cạnh t.i‘ành gay gắt. Trong trường hợp chống lại
độc quyền, các trang trại cũng liên kết với nhau thành các nông trại liên
doanh. Sự liên kết này thực hiện ở các khâu nhưng thường theo một loại sản
phẩm nông nghiệp và không có hợp tác xã nông nghiệp thuần tuý, mặc dù cơ
sở vật chất của các nông trại ở trình độ rất cao. Các trang trại nằm trong hệ
16
thống kinh tế liên ngành AGRIBUNESS bao gồm các ngành công nghiệp sản
xuất vật tư thiết bị kỹ thuật nông nghiệp, mạng lưới các trang trại nông
nghiệp, các hợp tác xã và các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ
lưu thông, tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu, được xây dựng trên cơ
sở lợi ích giữa các đối tác.
Tại Pháp, lực lượng sản xuất nồng nghiệp chủ yếu là các hộ nông dân -
trang trại gia đình. Các trang trại này hoạt động có sự hỗ trợ của mạng lưới
hợp tác xã dịch vụ phục vụ nông nghiệp bao gồm trên 20 loại tổ chức hợp tác
xã khác nhau. Các họp tác xã phục vụ đầu vào cho các trang trại: cung ứng vật
tư kỹ thuật, dịch vụ thú y, cơ giới hoá nông nghiệp, sử dụng chung máy nông
nghiệp và phục vụ đầu ra cho các trang' trại: mua nông sản, bảo quản, chế biến
và tiêu thụ nông sản với giá cả có lợi cho người sản xuất. Các hơp tác xã này
có quy mô nhỏ, vừa và lớn. Hiện nay chính phủ Pháp đang có chính sách
khuyến khích các hợp tác xã như tổ chức đào tạo thanh niên, cung cấp vốn ưu

đãi
Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á đưa nông nghiệp đi lên công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đặc điểm của Nhật Bản là ruộng đất ít, người đôrig,
quy mô hộ nông dân nhỏ bé, lúa nước là cây trồng chính, hầu như không phù
hợp với công nghệ, thiết bị nông nghiệp của các nước Âu Mỹ. Khi chế độ
phong kiến bị tan rã, những đoàn thể hay hiệp hội được gọi là các tổ chức
"tiền hợp tác xã" đã xuất hiện và tồn tại vì lợi ích của những người tá điền,
quyền lãnh đạo do những nhà địa chủ và nhà giầu nắm giữ. Các tổ chức “tiền
hợp tác xã” này đã hoạt động tích cựe gổm có hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã
mua bán, hợp tác xã thu mua, hợp tác xã sản xuất dịch vụ. Đầu thế kỷ XX, với
chủ trương hợp tác xã phải được thành lập và phát triển ở từng địa phương, tất
cả nông dân phải được tham gia vào hợp tác xã, số lượng các họp tác xã ở
Nhật ngày càng tăng. Năm 1940 có 15.101 hợp tác xã với 7.740.000 xã viên.
Hợp tác xã trở thành lực lượng đáng kể, tất cả các hợp tác xã đều phải đảm
' •. > 1 I *
17 ’ v - t ỡ / i ? -
nhiệm các chức năng tín dụng, tiêu thụ, thu mua và dịch vụ đế phục vụ xã viên
và bảo vệ quyền lợi của họ.
Những năm sau chiến tranh, các hợp tác xã gặp phải khổ khắn về tài
chính. Chính phủ Nhạt đã có nhiều biện pháp giúp đỡ và cùng cố hợp tác xã.
Đến những năm 60, mạng lưới hợp tác xã phát triển rộng lớn và nhanh chóng
cùng sự phát triển chung của nển kinh tế. Các hợp tác xã nhỏ sát nhập thành
những hợp tác xã lứn, quy mô và phạm vi kinh doanh của các hợp tác xã mở
rộng. Trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, các hợp rác xã rập trung vào cải tổ
lại cơ cấu kinh doanh và tổ chức cửa mình. Số lượng họp tác xã ngày càng
giảm: năm 1960 có 12.000 hợp tác xậ; đến nam 1995 giảm xuống 2.300 hợp
tác xã do hợp nhất và tiếp tục giảm xuống còn 550 họp tác xã vào lìãm 2000'.
Quy mô, cơ cấu tổ chức hcrp tác xã ngày càng chạt chẽ với những đặc trung cơ
bản:
- Xã viên tự do gia nhập và tự do tách ra khỏi hợp tác xã

- Có các thành viên thường xuyên và không thường xuyên.
- Hoạt động phi lợi nhuận với mục tiêu trợ giúp nông dân.
- Chính phủ xây dựng khuôn khổ pháp hiệt và trợ giúp các hợp rác xã trong
quá trình hoạt động.
Các nước đang phát triển (’>• Đông Nam Á đều là những mrớc trình độ
công nghiệp hoá nông nghiệp còn thấp. Hệ thống hợp tác xã nông nghiệp đảm
nhận các chức năng tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ cung cấp vật rư - kỹ thuật, bảo
vệ thực vật, thú y, dịch vụ lưu thông, tiêu thụ sán phẩm nông nghiệp cho kinh
tế hộ nông dân. Các hợp tác xã này giữ vai trò trợ giúp rất lớn và không thể
thiếu đối với kinh tế hộ nông dân quy mô vừa và nhỏ là phổ biến. Inđônêxia
năm 1984 có 24.791 họp tác xã với trên ỉ 1 triệu xã viên, 535 hợp tác xã chăn
nuôi với 41.380 xã viên, 385 họp tác xã nghề cá với 132.500 xã viên2.
1 Lê Xuiin Tùng, Lưi) Văn Sùng: Chê dộ kinh rê'họp tức - nhữiiỊỉ \'liu rít’ lý liuìn vã thực li<'■>/. Nxh.
Chính trị Quốc gia, Hà Nôi, is)yy. Ir. 113, 114.
: Nguyẽn Điền, Vũ Hạnh. Nguyễn Thu Hane: Seid, Ir 65,66.
! 8
Phiỉíppin có 22.630 hợp tác xã nông nghiệp đa ngành và 400 hợp tác xã
chuyên ngành. Bình quân một hợp tác xã năm 1994 có Ị .200 xà viên, vốn cổ
phần 200 ' 500 pêsô ( 1 0 - 2 5 U SD)1. Xã viên hợp tác xã được vay vốn đế sán
xuất nông nghiệp, nhận một phần bằng tiền mặt, một phán bằng vật tư, được
hướng dẫn lập dự án sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật. Thái Lan có 3.000 hợp
tác xã trong nông nghiệp với 6 loại: họp tác xã nông nghiệp, hơp tác xã ngư
nghiệp, hợp tác xã định cư, hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm, hợp tác xã riêu
thụ, hợp tác xã dịch vụ để phục vụ kinh tế nông hộ.
Nhìn chung ở Đông Nam Á, số krợng các hợp tác xã nhiều, quy mô nhỏ
bé, hoạt động đa chức năng là phổ biến.
1.2.2 Những bài học kinh nghiệm
Hợp tác xã nông nghiệp ở nhiều nước trên thê giới đã trái qua quá trình
phát triển hom một trăm năm với những đặc điểm khác nhau íuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, tuyền thống từng nước. Những bài học

kinh nghiệm có thể rút ra là:
* Họp tác x ã nóng nghiệp hình thành ìà sự phát triển tất yếu của nên
nông nghiệp trong quá trình cóng nghiệp hoá.
Kinh tế hợp tác xã là bước tiến bộ mới về tổ chức sán xuất nông nghiệp
chung của xã hội loài người, nó có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và ở fất cá
các vùng khác nhau: đổi núi, đồng bằng, ven biển
Công nghiệp hoá đã đặt yêu cầu khách quan cho phát triển sán xuất
nông sản hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hon và tạo ra những
điều kiện cho họp tác xã hìiih thành và phát triển. Hợp tác xả là hình thức tố
chức sản xuất nông nghiệp gắn liền vôi quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến
cao. Khi công nghiệp hoá phát triển tới mức độ cao, hợp tác xã vẩn tồn tại và
phát triển. Thường thời kỳ đáu công nghiệp hoá, số lượng hợp tác xã nhiều,
1 Nguyễn Điền, Vtì Hạnh, Nguyỗn Thu Hàng: Sdd, Ir. 66.
19
quy mô nhỏ, khi công nghiệp hoá phát triển đạt trình độ cao thì số lượng hợp
tác xã giảm, quy mô tăng dần lên.
Tại các nước, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các
dịch vụ kinh tế - kỹ thưẠt cho sản xuất nông nghiệp. Đối với quá trình công
nghiệp hoá nông nghiệp hiện nay thì các hợp tác xã là mạng lưới chân rết
không thể thiếu được*
* Hợp tác xã ra đời xuất phát từ kinh tế hộ gia đình và phục vụ kinh
tế hộ gia đình.
Kinh tế hộ gia đình là đội quân chủ lực sản xuất ra khối lượng nông sản
hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường nông san thế giới từ hạt ngũ cốc, rau
quả, thịt, sữa đến đường, dầu thực vật, chè, cà phê chứ không phải là các
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Nền kinh tế thị trường buộc kinh tế hộ gia đình muốn tồn tại và phát
triển phải có sự trợ giúp của các hợp tác xã nông nghiệp. Ngay từ khi ra đời,
hợp tác xã đã hoạt động nhằm mục đích duy trì và phát triển kinh tế hộ. Hợp

tác xằ do chính những người nông dân lập ra.
Sự phát triển của các trang trại gia đình khiến họ càng táng mức độ liên
kết với nhau ở những khâu nhất định để thành lập các hợp tác xã. Hợp tác xã
giúp cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế cùa các trang trại gia đình tốt hơn
trong kinh tế thị trường cạnh tranh.
* Hợp tác x ã được tổ chúc trên co sò tuân thủ nguyên tắc tự nguyện
triệi để.
Hợp tác xã ra đời là kết quá phát huy sáng kiến của quấn chúng lao
động. Nó đã nhanh chóng trở thành phong trào mang tính quốc tế. Đó chính là
vì hợp tác xã được hình thành trên cơ ‘sở nguyên tắc tự nguyện hoàn toàn của
xã viên. Họ tự quyết định thành lạp hay giải thể hợp tác xã khi thấy cần thiết.
Họ có quyền tư do lưa chọn tham gia một hoăc nhiều hop tác xã hoặc không
tham gia hợp tác xã.
20
* Việc lựa chọn mỏ hình họp tắc xã tuỳ thuộc vào những điêu kiện cụ
thể.
Trên thế giới có các hợp tác xã dịch vụ đa chức năng, hợp tác xã dịch vụ
đơn chức năng, hợp tác xã sản xuất và dịch vụ với các quy mô nhỏ, vừa và lớn.
Việc lựa chọn loại hình hợp tác xã nông nghiệp nào cho hiệu quả phái dựa vào
rất nhiều yếu tố: Mức độ huy động vốn từ xã viên và các nguồn khác, nhu cầu
về các loại dịch vụ, mức độ cơ giới hoá, sự phát triển của thị trường, trình độ
quản lý
Phổ biến hiện nay là các hợp tác xã dịch vụ đa chức năng với các quy
mô khác nhau do tính đa dạng của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thị trường
nông nghiệp nông thôn.
* S ự phát triển của họp tác xã tất yếu dẫn tói Liên hiệp, Liên mình
các hợp tác xã.
Sự phát triển của phong trào họp tác xã với các hình thức phong phú, đa
dạng đã tập hợp các hợp tác xã thành lực lượng kinh tế - xã hội quan trọng,
đòi hỏi phải có tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi họp pháp của các hợp tác

xã và thúc đẩy phong trào hợp tác xã phát triển. Các hợp tác xã đã tạp hợp
nhau lại thành các Liên hiệp, Liên minh hợp tác xã để tạp trung vốn và tạo
điều kiện hoạt động tốt hơn. Liên hiệp, liên minh hợp tác xã chăm lo vun đắp
mối quan hệ hợp tác giữa các hợp tác xã thành viên, nâng cno khá năng hoạt
động sản xuất kinh doanh và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, sự
liên hiệp, liên minh hợp tác xã đã mang tính quốc tế.
* N hà nước có vai trỏ quan trọng đối với sự phát triển của hợp tác xã.
ở hầu hết các nước, Chính phủ đều có chính sách hỗ trợ, khuyến khích
các hợp tác xã phát triển như chính sách đầu tư vốn, tín dụng, xây dựng kết
cấu hạ tầng, chính sách thị trường, khoa học - còng nghệ, chính sách ihu hút
nguổn nhân lực
"21
Trong những thời kỳ kinh tế khó khăn, những nơi kinh tế kém phát triển
cho thấy vai trò của Nhà nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của
phong trào họp tác xã. Thiếu sự quan tâm và tác động đúng mức của Nhà nước
thì không ổn định đời sống và sản xuất của xã viên hợp tác xã, không đem lại
hiệu quả kinh tế mong muốn cho hợp tác xã và hợp tác xã khó duy trì khi bị
cạnh tranh và kém sức hấp dẫn.
1.3 THỤC TRẠNG HỢP TÁC .XÃ NÔNG NGHIỆP VĨỆT NAM
1.3.1 Q uá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nóng nghiệp
trong m ô hình cũ
Ngay khi hoà bình ỉập lại năm ỉ 954, nhân dân miền Bắc bắt tay ngay
vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đổng thời
tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo tiền để đưa miền Bác quá độ lên
chủ nghía xã hội. Khi đó, các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành thiết lập
chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, kế hoạch hoá nền kinh tế,
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các tĩnh vực tir tưởng, văn hoá, đào
tạo đội ngũ tri thức xã hội chủ nghĩa,'bình đắng đãn tộc, đoàn kết quốc tế, bảo
vệ thành quả cách mạng. Cùng với sự lổn mạnh của phe xã hội chủ nghía, một
hệ thống lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã hình thành.

Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí với những nguyên tắc
về xây dựng chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào Việt Nam nhằm
đưa miển Bắc tiến lẽn chủ nghĩa xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. VI vậy, đối tượng trực riếp của cách mạng
về quan hệ sản xuất ở nước ta là kinh tế cá thể và kinh tế tư bán tư nhân.
Với định hướng đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ra chủ trương
xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp 'b khắp các vùng nông thôn theo mô hình
hợp tác hoá- tập thề hoá. Với mô hình này chúng ta hy vọng xoá bỏ tận gốc
chế độ bóc lột, chặn đứng con đường phát triển tự phát của chu nghĩa tư bản ở
nông thôn, khắc phục những hạn chế của sản xuất nhỏ cá thể, tạo ra một sức
mạnh tập thể to lớn để phát triển nông nghiệp. Hợp (ác xã nông nghiệp là đom
22

×