Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Một số giải pháp phát triển kinh doanh thông tin di động của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.45 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
K H O A K IN H T Ê
H O À N G T IẾN H Ù NG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH
THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA TổNG CÔNG TY
BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÊ
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60 34 05
L U Ậ N V Ă N T H Ạ C SỸ Q U Ả N T R Ị K IN H D O A N H
MGƯỜ1 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRAN a n h t à i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÁM th ô n g tin thư viên

V J :f ỵ H 5
HÀ N Ộ I-2 0 06
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN, THỤC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP - ĐẶC ĐlỂM CỦA DOANH NGHIỆP KINH
DOANH THÔNG TIN DI ĐỘNG 6
1.1 Doanh nghiệp và các nhân tô ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh
nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
6
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kình doanh của doanh nghiệp

8
ỉ .ỉ .2.1 Các nhân tố bên ngoài 8
ỉ .1.2.2 Các nhãn tố bên trong 12
1.2 Kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 15
1.2.1 Khái niệm kinh doanh 15


1.2.2 Phát triển kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp 16
1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh thông tin di động 21
1.3.1 Đặc điểm kỹ thuật 21
1.3.2 Đặc điểm sản phẩm và dịch vụ 24
1.3.3 Đặc điểm về thị trường và khách hàng 25
1.3.4 Đặc điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt N am

26
1.4 Kinh nghiệm hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
thông tin di động trèn thế giới
.

.
29
1.4.1 Mạng China Telecom (Trung Quốc) 30
i .4.2 Deutsche Telecom (Đ ức) 33
1.4.3 Korea Telecom (Hàn Quốc) 35
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG TIN DI ĐỘNG
CỦA TỔNG CÔNG TY Bưu CHÍNH - VỉỄN th ô n g v i ệ t n a m

37
2.1 Khái quát về Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
ÍVNPT) 37
2.1.1 Quá trình hình thành và nhiệm vụ của Tổng Công ty Bưu chính - Viền
thông Việt Nam 37
2.1.2 Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận thuộc Tổng
Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt N am 39
2.1.2.1 Mô hình tổ chức 39
2.ỉ .2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận thuộc VNPT

40
2.1.3 Những thành tựu hoạt động trong quá trình đổi mới của VN PT 45
2.2 Thực trạng phát triển kinh doanh thông tin di động của VNPT

48
2.2.1 Các đơn vị kinh doanh thông tin di động trong tổng Công t y

.
48
2.2././ Công ty dịch vụ viễn thông GPC-VỈNAPHONE: 48
2.2.1.2 CÔHÍỊ tỵ thông tin di động VMS - M OBIFONE

51
2.2.2 Phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị, công nghệ về viễn thông

54
2.2.3 Phát triển sản phẩm và dịch v ụ 57
2.2.4 Phát triển thị trường và khách hàng
63
2.2.5 Giá cả sản phẩm dịch vụ 69
2.2.6 Năng lực cạnh tranh 73
2.3 Các nhân tô tác động tới phát triển kinh doanh của VNPT

78
2.;. 1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 78
2.'.2 Các nhân tố bèn trong 82
2 / Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển kinh doanh của VNPT

86
iii

2.4.1 Kết quả đạt được và các yếu tố dẫn đến thắng lợ i 86
2.4.2 Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của n ó 89
CHƯƠNG 3: ĐĨNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN k in h doa n h c ù a
TỔNG CÔNG TY BUU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ Q ư ốc TẾ 94
3.1 Tình hình hội nhập kinh tế quốc tê - Cơ hội, thách thức của các
Doanh nghiệp kinh doanh thông tin di động tại Việt Nam

94
3.1.1 Tinh hình hội nhập kinh tế quốc t ế 94
3.1.2 Cơ hội
.

98
3.1.3 Thách thức và những khó khăn
.
100
3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển cơ bản của viễn thòng Việt Nam. 101
3.2.1 Chiến lược phát triển BCVT Việt Nam 101
3.2.2 Mục tiêu phát triển của VNPT giai đoạn 2006 - 2010 103
3.3 Một sô giải pháp nhằm phát triển kinh doanh thông tin di động của
Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong quá trình
hội nhập kinh tê quốc t ê 104
3.3.1 Đổi mới hình thức tổ chức quản lý kinh doanh 104
3.3.2 Đào tạo, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

106
3.3.3 Phát triển thị trường khách hàng 110
3.3.4 Phát triển sản phẩm và dịch v ụ 121
3.3 5 Các giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà Nước để đẩy mạnh hoạt

độr.g phất triển kinh doanh thông tin di động của doanh nghiệp

126
IV
NHŨNG CHỮ VIẾT TẮT
BĐVN
Bưu điện Việt Nam
BCVT
BCC
Bưu chính viễn thông
Business Co-operation Contract
(Hợp đổng hợp tác kinh doanh)
B5C
Base Station Controller ( Điều khiển tạm gốc)
BTS
Base Transceiver Station (Trạm thu phát gốc)
CDMA
Code division multiple access
CNTT Công nghệ thông tin
CFH Cổ phần hoá
CNTT
Công nghệ thông tin
CIV
Công ty Comvik Itemational Việt nam
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
E\N
Energie Việt Nam ( Điện iực Việt Nam)

Đ7DĐ
ECGE
Điện thoại di động
Enhanced datarate for GSM Evolution
(Chuyển mạch gói tốc độ cao)
GPC
Công ty dịch vụ viễn thông(VINAPHONE)
GPIS
GSvl
Chuyển mạch gói
Global System for Mobile Communications
(Hệ thống Thông tin di động toàn cầu)
GT3T Giá trị gia tăng
FD
Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp của
nước ngoài)
ITU
MMS
SPT
SXKD
UMTS
TTDĐ
TSCĐ
TCT BCVTVN
VNPT
VMS
VN
VTĐ
XNK
WTO

2G
2,5 J
3G
4G
International Telecommunication Union (Liên minh
viễn thông quốc tế)
Mutilmudia message service (Nhắn tin đa phương
tiện)
Saigon Post Telecom ( Công ty cổ phần viễn thông
Sài gòn)
Sản xuất kinh doanh
Universion Mobile Telecommunication System
(Hệ thống thồng tin di động toàn cầu)
Thông tin di động
Tài sản cố định
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam
Việt nam Post Telecommunication
(Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam)
Vietnam Mobile Telecom Services Co
( Công ty Thông tin di động)
Việt Nam
Vô tuyến điện
Xuất nhập khẩu
World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế
giới)
2 Geneation (Thế hệ thứ 2)
2,5 Geneation (Thế hệ thứ 2,5)
3 Geneation (Thế hệ thứ 3)
4 Geneation (Thế hệ thứ 4)
DANH MỤC BẢNG BlỂU

TÊN BẢNG
Bống 2.1: Báo cáo kết quả phát triển viễn thông sau 20 năm đổi mới
Bổng 2.2: Vốn đầu tư giai đoạn 2001 đến 2005
Bảng 2. 3: So sánh công nghệ giữa các mạng di động
Bảng 2.4: Tốc độ phát triển thông tin di động của VNPT
Bảng 2.5: Tốc độ phát triển dịch vụ gia tãng của VNPT
Bảng 2. 6: Doanh thu dịch vụ qua các năm
Bảng 2. 7: Tốc độ phát triển khách hàng giai đoạn 1993-1995
Bảig 2. 8: Tốc độ phát triển khách hàng của VNPT giai đoạn 1996-
20)0
Bảìg 2. 9: Tốc độ phát triển khách hàng của VNPT giai đoạn 2001-
2005
Bảig 2.10: So sánh giá cước của VNPT và các nước ASEAN + 3
Bảng 2.11: Giá cước dịch vụ của VNPT
Bảng 2.12: Giá cước của S-Fone
Bảng 2.13: Giá cước của Vietel
Bảng 2.14: Tình hình đầu tư thiết bị phát sóng của VNPT
Bảng 2.15: Thị phần di động của VNPT từ cuối 2003 đến tháng 5-
20(6
Bảrg 2.16: Vốn sản xuất kinh doanh của VNPT qua các năm.
Bảrg 2.17: Trình độ người lao động của VNPT năm 2005
vi
TRANG
46
55
56
58
61
62
66

66
67
70
71
72
73
74
77
83
85
vii
DANH MỤC HÌNH VẺ
TÊN Sơ ĐỔ HÌNH VẼ TRANG
Hình vẽ 1.1: Sơ đổ đặc điểm chung của các doanh nghiệp 7
Hình vẽ 1.2: Sơ đồ nguyên tắc thực hiện cuộc gọi trên mạng GSM 22
Hình vẽ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của VNPT 40
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bưu chính Viễn thông là một ngành trong hệ thống kết cấu hạ táng của
nền kinh tế quốc dân. Với vai trò là nền kinh tế mũi nhọn, phải phát triển
trước một bước so với các ngành kinh tế khác, Bưu chính Viễn thông Việt
Na:n đã và đang trên con đường đổi mới không ngừng, tích cực hội nhập với
khu vực và quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của ngành đối với sự
nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của
thế kỷ XXI đó là: “Đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền táng đê đến năm 2020 nước ta cơ bán trở
thành một nước cồng n g h i ệ p Trong đó mục tiêu của dịch vụ Bưu chính -
Viễn thõng: Phổ cập sử dụng Internet, điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử

dụng rộng rãi. Đen năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet
trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.
Thị trường thông tin di động tại Việt Nam chính thức được Tổng Công
ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đầu tư thử nghiệm trên công nghệ kỹ
thuịt số GSM từ năm 1992 và chính thức khai thác từ năm 1993 bằng việc
thành lập Công ty thông tin di động vào tháng 4 - 1993 với tên gọi quốc tế là
Vietnam Mobile Telecom Service Company - VMS thực sự đã đánh dấu một
cột mốc quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực thông tin di động của
ngành Bưu chính - Viễn thông. Tháng 6 - 1996 Tổng Công ty Bưu chính -
Viền thông Việt Nam tiếp tục cho ra đời thêm một Công ty kinh doanh trong
lĩnh vực thông tin di động đó là Công ty dịch vụ viễn thông (GPC). Mặc dù là
đoaih nghiệp đầu tiên kinh doanh loại hình dịch vụ thông tin di động nhưng
Tổrg Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã sớm khẳng định được vị
thế của mình, nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, kinh doanh có lãi, trở
2
thành đơn vị kinh doanh hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực mới mẻ đầy
tiềm năng này.
Để hội nhập và phát triển, Chính phủ đã tiến hành đổi mới các chính
sách theo hướng tự do hoá nển kinh tế. Cùng với xu hướng đó Chính phủ đã ký
các hiệp định song phương và đa phương với các nước trên thế giới. Đặc biệt
là hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được hai nước ký kết. Thị trường Viễn
thcng Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều biến động lớn theo
hướng tự do hơn, mở cửa hơn. Sẽ có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
viễn ihông ra đời từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau và thậm chí sẽ có
nhiều nhà khai thác viễn thông nước ngoài tham gia vào thị trường Viễn thông
Viết Nam.
Trước tình hình đó vấn đề củng cố, mở rộng và phát triển là một vấn đề
có 'inh sống còn của mỗi doanh nghiệp. Điều này càng trở nên quan trọng và
cấp thiết đối với Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, vì thị
trường thông tin di động là thị trường đầy tiềm năng và dễ biến động, hơn thế

nữa việc cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ ngày càng trở nên quyết liệt. Với ý
nghĩa đó tác giả lựa chọn đề tài: “Mật số giải pháp phát triển kỉnh doanh
thôĩg tin di động của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
tror.g quá trình hội nhập kinh tể Quốc tế ”. Với mong muốn phân tích một
cách hệ thống và tương đối đầy đủ quá trinh hoạt động kinh doanh của doanh
ngh.ệp, góp phần đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường và đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế đang diễn
ra rrạnh mẽ trên toàn cầu.
2 - TÌNH HÌNH NGHIÊN cú u ĐỀ TÀI:
Trong thời gian qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và được công bố
liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Trong đó, có một số công trình nổi
bật, :ụ thể:
3
- Nshiên cứu xây dựng chiến lược thị trường dịch vụ điện thoại di động
củi Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 của Viện
Kinh tế Bưu điện thuộc Học viện công nshệ Bưu chính - Viễn thông.
- Nghiên cứu các công nghệ an ninh trong hệ thống thông tin di động
củi Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông.
- Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm năng cao chất lượng
sản phạm và dịch vụ Bưu chính - Viễn thông của Bưu điện thành phố Hải
Phòng. Tác giả tiến sĩ Lê Nguyên Kim nghiên cứu và bảo vệ thành công năm
1992.
- Đổi mới cơ chế quản lý chuyển giao công nghệ mới ứng dụng ở Công
ty chuyển giao công nghệ cao và Tin học - Viễn thông của tiến sĩ Phạm Ngọc
Lãng năm 1992.
- Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty thông tin di động trên
thị trường Việt Nam của thạc sĩ Đỗ Thu Hiền năm 2002.
Các công trình trên đã tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về mặt
[ý luận và thực tiễn liên quan đến các giải pháp phát triển kinh doanh thông tin
di dộng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng như: Nghiên cứu

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thông tin đi động
nghiên cứu về thị trường, nghiên cứu về khách hàng thổng tin di động vv
Nhưng các công trình trên vẫn còn hạn chế và mới chỉ ra các giải pháp kinh
doanh trong giai đoạn làn sóng hội nhập kinh tế chưa diễn ra mạnh mẽ như
hiện nay.
Kế thừa có chọn lọc các công trình nói trên, tác giả luận án tập trung
lìgh.ên cứu, đánh giá các hoạt động thực tế của các doanh nghiệp kinh doanh
thôr.g tin di động hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế để đề ra các
giải pháp phát triển kinh doanh hiện nay của Tổng Công ty Bưu chính Viễn
thòr.g Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh thông tin di động.
4
3 - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ú u CỦA ĐỀ TÀI:
Mục đích của đề tài:
s- Hệ thống hoá lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường.
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh doanh thông tin đi động
của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trong thời gian vừa qua,
từ Jó đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo để Tổng Công ty Bưu
chhh - Viễn thông Việt Nam phát triển kinh doanh có hiệu quả cao trong
những năm sắp tới, phát triển ngày càng bền vững trong nền kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế Quốc tế.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Phân tích những căn cứ, lý luận và thực tiễn đẩy mạnh phát triển kinh
doanh
- Đánh giá thực trạng kinh doanh thông tin di động của Tổng Công ty
Bưi chính - Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua
- Để ra các giải pháp phát triển kinh doanh thông tin di động của Tổng
Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập
kinh tế Quốc tế
4 - ĐỐI TUỌNG VÀ PHẠM VI NGHĨÊN c ú u CỦA ĐỀ TÀI:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu tình hình kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp kinh
doanh thông tin di động hiện nay của Tổng Công ty Bưu chính viển thông Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 và định
hướiig đến 2020.
Phạm vi nghiên cứu:
5
- Xem xét các giải pháp hiện tại đang triển khai tại doanh nghiệp kinh
doanh thông tin di động và tập trung nghiên cứu thị trường thông tin di động
tại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
5 - PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:
Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, các phương pháp nghiên cứu kinh tế, phương pháp hệ
thống, phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh và trừu tượng hoá, thống kê
so sánh, phân tích thực chứng, bảng biểu và mô hình hoá.
6 - D ự KIẾN NHŨNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Trong khuôn khổ của một luận án thạc sỹ kinh tế chuyên ngành quản trị
kinh doanh. Học viên, hy vọng sẽ có những đóng góp vào việc tìm ra những
giải pháp khoa học phù hợp với xu thế kinh tế hiện nay để góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thông tin di động tại thị trường
Việt Nam và đặc biệt tại Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hiện
nay.
7 - KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Gồm: Mở đầu - Ba chương - Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Chương l : Cơ sở lý luận, thực tiễn về doanh nghiệp và phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp - Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh thông tin di
dộng.
Chươne 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thông tin di động của
Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.
Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh thông tin di

dộng của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong quá
trình hội nhập kinh tế Quốc tế ở Việt Nam.
6
CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỂ d o a n h n g h iệ p v à p h á t t r iể n
• 7 • •
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP - ĐẶC ĐIỂM c ủ a d o a n h
NGHIỆP KINH DOANH THÔNG TIN DI ĐỘNG
1. ] DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHẢN Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN k in h d o a n h
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về doanh
nghiệp. Nhưng căn cứ theo luật doanh nghiệp hiện hành có thể định nghĩa doanh
nghiệp như sau:
+ Khái niệm: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhầm mục
đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Những nội dung chính của khái niệm doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập theo quy định
của pháp luật để chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn (vượt quy mô
của các cá thể, các hộ gia đình ) như hợp tác xã, công ty, xí nghiệp, tập đoàn
v.v Thuật ngữ doanh nghiệp có tính quy ước để phàn biệt với lao động độc lập
hoặc người lao động và hộ gia đình của họ.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa đó nó cũng có vòng đời
của nó với các bước thăng trầm, suy giảm, tăng trưởng, phát triển hoặc bị diệt
vong.
Đặc điểm chung của khái niệm doanh nghiệp được mô tả trong sơ đổ:
7
Doanh nehiệp
Là tổ

chức Có Sản
dươc
đầy xuất
nhà
đù
hàng
nước
các hoá
cho
yếu tô' hay
phép
san
dịch
hoat
xuất
vu để
động
bán
Tim
kiếm
lợi
nhuận
Phân chia giá trị
Người Người
Nhà Người Chủ
cung
lao
nước
cho


ứng
động
vay
hữu
Hình vẽ ì-ì: Sơ đồ đặc điểm chung của các doanh nghiệp
+ Phân loại doanh nghiệp
Tuỳ iheo từng trường hợp, từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mà
người ta có nhiều cách phân loại doanh nghiệp. Sau đày là một số cách phân loại
chính đối với doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường:
- Phân loại theo quy mô về vốn, lao động và sản xuất sản phẩm. Theo tiêu
thức này doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và
doanh nghiệp lớn.
- Phân loại theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Theo tiêu thức này
các doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp tư
nhân, công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
thuộc tổ chức chính trị - xã hội.
- Phân loại theo địa điểm xây dựng. Theo tiêu thức này các doanh nghiệp
được chia thành: doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu công nghiệp và các
doanh nghiệp khác.
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh. Theo tiêu thức
này, doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp xây dựng,
8
doanh nghiệp giao thông vận tải, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp
thương mại, các ngân hàng thương mại V.V
1.1.2 Các nhàn tô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
L 1.2.1 Các nhản tố bèn ngoài
Mục đích của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài là phát triển một danh
mục có giới hạn những cơ hội môi trường có thể mang lại lợi ích cho Công ty và
các mối đe doạ của môi trường mà Công ty nên tránh. Các ảnh hưởng của môi
trường bên ngoài bao gồm các nhân tố sau:

- Các nhân tố kinh tế
Trong môi trường kinh doanh, các nhân tố kinh tế luôn có những ảnh
hướng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như đối với
sức cạnh tranh của sản phấm doanh nghiệp nói riêng. Các nhân tố kinh tế bao
gồm: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất trên thị trường vốn,
Tốc độ phát triển kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng ỉên.
Thu nhập tăng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ. Khi nhu cầu
về hàng hoá thiết yếu và hàng hoá cao cấp tăng lên, có nghĩa là họ đòi hỏi hàng
hoá, dịch vụ với chất lượng cao hơn, mầu mã đẹp hơn đáp ứng nhu cầu cao hơn.
Đây vừa là cơ hội tốt đối với hầu hết các doanh nghiệp nhưng nó cũng đặt ra
thách thức với những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thứ cấp cũng như doanh
nghiệp có trình độ sản xuất thấp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc năng lực
sản xuất trung binh của ngành sẽ tăng lên theo yêu cầu của người tiêu dùng và
chi phí cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn.
Tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh của sản
phẩm doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở hiện nay. Khi tỷ giá hối
đoái tăng lên, giá trị đồng nội tệ giảm, thì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
trong nước sẽ tăng lên ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài
nước, do giá sản phẩm sẽ giảm tương đối so với giá sản phẩm cùng loại được sản
xuất ở nước ngoài. Tuy vậy, mức độ tăng năng lực cạnh tranh còn phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất là nhập khẩu hay trong nước. Việc tỷ giá
hối đoái của đồng nội tệ thấp hơn đồng ngoại tệ của một nước mà doanh nghiệp
9
dự đinh xuất khẩu sẽ tạo cho doanh nghiệp có được lợi thế so sánh qua đó nàng
cao dược náng lực cạnh tranh và khả năng phát triển kinh doanh của doanh
nghiép thông qua giá cả của sản phẩm.
Lãi sưất của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm
doan'1 nghiệp. Hiện nay có một phần không nhỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp là
đi vay. Do đó, khi lãi suất tăng lên sẽ dẫn tới chi phí sản xuất sản phẩm của
doanh nghiệp tăng và ngược lại. Như vậy, doanh nghiệp nào có lượng vốn chủ sở

híÀi Vm xét về mặt nào đó sẽ có thuận lợi hơn trong cạnh tranh và rõ ràng năng
lực caih tranh về tài chính của doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm
và piát triển kinh doanh của doanh nghiệp, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải
đánh giá được tác động của nó để tìm ra được những cơ hội cũng như thách thức.
- Cúc nhân tố vê chính trị-pháp luật
Các nhân tố về chính trị-pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác
của rrôi trường kinh đoanh. Nền kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống chính trị nhưng
ngược lại hệ thống chính trị cũng tác động trở lại các hoạt động kinh tế.
Một qưốc gia có sự ổn định về chính trị-pháp luật sẽ tạo ra một môi trường
pháp ý ổn định sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn các doanh nghiệp đang chịu
sự qum lý của một quốc gia đang bất ổn về pháp luật, chính trị. Pháp luật và
chỉn h trị ổn định sẽ tạo ra một cơ chế chính sách trong hoạt động kinh doanh của
từng l nh vực. Cụ thể nó tạo được một lợi thế cạnh tranh trong xu thế toàn cầu
hoá <cia thế giới, cũng như duy trì được lợi thế trong cạnh tranh mang tính nội bộ
quốc: £Ĩa.
Trong thị trường cạnh tranh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường
chínỉh rị-pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ đảm bảo các quyết định quản
trị điạtđược tỷ lệ thành công cao. Trong cạnh tranh, việc thiếu môi trường pháp
lý đâì> đủ sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, phi lý nẩy sinh các tiêu cực
trong loại động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Các năng lực cạnh
tranhi (ủa doanh nghiệp sẽ không duy trì được tính ổn định lâu dài do sự thay đổi
10
vé cơ chế chính sách quản lý hoạt động kinh doanh hay do mục tiêu chính trị mà
doanh nghiệp bỗng dưng bị đối thủ cạnh tranh chiếm được.
- Các nhản tố về văn hóa, xã hội
Nhân tố văn hoá-xã hội ảnh hường đến sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng
thời cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố văn
hoá biO gồm: thói quen tiêu dùng, ngôn ngữ phong tục tập quán hay chuẩn mực
đạo đ.'rc xã hội, cơ cấu dân số, phân hoá giàu nghèo, Các nhân tố này bắt buộc

các doanh nghiệp phải thay đổi hình thức, mẫu mã cũng như đặc tính, lợi ích của
sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng đến năng lực
cạnh ranh và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bởi không phải doanh
nghiệp nào cũng có thể dễ ràng thay đổi được quy trình sản xuất, công nghệ.
Phon£ tục tập quán cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có những chuẩn bị, những
bước di để sẵn sàng thâm nhập vào thị trường khác khi cần thiết. Doanh nghiệp
giải qiyết tốt tình huống này sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh,
tao ra được năng ỉực cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp muốn thâm
nhập tey cạnh tranh với ngay chính đối thủ sẵn có của thị trường đó.
Như vậy, sự nhận thức của doanh nghiệp về môi trường văn hoá-xã hội có
ảnh hJỞng rất lớn đến sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp. Đây không phải là vấn đề đơn giản mà doanh nghiệp
nào củng có thể giải quyết tốt được ngay cả với các doanh nghiệp đã có kinh
nghiện trong việc thâm nhập các thị trường mới.
- Nhàn tố cạnh tranh
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy. Đặc biệt trong nền kinh tế thị
trừơng và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang diễn ra rộng khắp và
nhanh chóng đòi hỏi cỉoanh nghiệp phải xem xét tính chất cạnh tranh của thị
trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp phải đề ra và thực hiện
chiến ược marketing tuỳ theo hình thức và tính chất cạnh tranh. Thí dụ, việc đề
ra hint thức cạnh tranh trong trường hợp là một độc quyền đơn phương mua thì
khác tẳn so với hình thức cạnh tranh độc quyền bán và cạnh tranh thuần thu ý.
Đặc bột hơn, doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến những đối thủ cạnh tranh mà
il
doanh nghiệp trực tiếp phải đối đầu, sự đe doạ của họ đối với sản phẩm của
doanh nghiệp, cách thức họ có thể chống lại và hành động phản ứng đối với các
biện pháp marketing của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phái xem xét
đên những điểm mạnh và những điểm yếu có liên quan của các đối thủ cạnh
tranh. So sánh để thấy họ có lợi thế hay bất lợi nào so với doanh nghiệp.
Bên cạnh việc xem xét các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp còn phải

nghiên cứu những đặc điểm của thị trường. Doanh nghiệp phải biết người tiêu
dùng sẽ phản ứng như thế nào đối với những thay đổi của nền kinh tế. Thí dụ,
người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào đối với sự biến động giá cả của hàng
hoá (tính co giãn của giá so với cầu) hay một sự thay đổi về giá cả của những sản
phẩm thay thế (sự co giãn chéo của giá cả so với cầu), những hiểu biết này sẽ
giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác về công tác marketing.
- Các nhàn tố vê môi trường kinh doanh quốc tế
Hội nhập kinh tế có những ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh
và chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, một nền kinh tế hội
nhập sâu sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư, công nghệ,
kinh nghiệm của các nước khác nhằm phục vụ cho sự phát triển doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, yếu tố cạnh tranh quốc tế cũng có tác động đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, bởi vì khi có các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình để thích nghi với môi trường cạnh tranh mới.
Mặt khác, môi trường kinh doanh quốc tế có thể thúc đẩy hoặc cản trở
việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Phân tích năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp cho thấy môi trường kinh doanh quốc tế thúc đẩy lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp khi nó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh
tranh phù hợp, cải tiến và đổi mới sản phẩm hoặc tổ chức quản lý, nhận thức và
áp dụng kịp thời các chiến lược mới để cạnh tranh và phát triển kinh doanh tốt
hơn trên thị trường quốc tế. Môi trường kinh doanh quốc tế cung ứng các kỹ
năng và nguồn lực cần thiết để giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược và duy
12
trì lợi thế cạnh tranh, tạo áp lực buộc doanh nghiệp phải vượt qua sức ỳ và liên
tục đổi mới, cải tiến, buộc doanh nghiệp phải tham gia cạnh tranh quốc tế.
1.1.2.2 Các nhân tỏ' bén trong
Tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và yếu trong các lĩnh vực
kinh doanh. Không có Công ty nào mạnh hay yếu đều nhau ở mọi mặt. Những
điếm mạnh, yếu bên trong cùng với những cơ hội, nguy cơ đến từ bên ngoài và

nhiệm vụ rõ ràng là những điểm cơ bàn cần quan tâm khi thiết lập các mục tiêu
và chiến ĩược của doanh nghiệp. Các mục tiêu và chiến lược được lập ra nhằm
tận dụng những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu bên trong của doanh
nghiệp. Sau đây là một số nhân tố bên trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp:
- Nhân tố về khoa học và công nghệ
Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì khoa
học công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sức cạnh tranh của
hàng hoá thông qua chất lượng, chi phí sản xuất. Một doanh nghiệp hiện có được
một dây chuyền công nghệ hiện đại thì không có nghĩa là nó sẽ có được lợi thế
lủu dài trong cạnh tranh bởi vì tốc độ phát triển của khoa học công nghệ như
hiện nay thì chỉ một thời gian ngắn sau đó có thể đã lạc hậu, đặc biệt là trong các
ngành về công nghệ thông tin. Vì vậy đòi hỏi thời gian khấu hao máy móc phải
được rút ngắn lại, đồng thời doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ cho phù
hợp. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp các doanh nghiệp có được cơ hội
có các công nghệ, kỹ thuật mới. Qua đó có thể trang bị lại các cơ sớ vật chất kỹ
thuật của mình để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp có được giải
pháp kinh doanh và năng lực canh tranh cao hơn đối thủ cạnh tranh.
- Nhân tố tài chính
Bất cứ một hoạt động đầu tư, sản xuất, phân phối nào cũng đều phải xét,
tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm
năng ỉớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư
mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,
đuy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàníĩ hoá, khuyến khích việc tiêu thụ sản
13
phẩm, táng doanh thu. lợi nhuận và cùng cố vị thế của mình trên thương trường.
Đặc biệt một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn sẽ đảm bảo cho doanh
nghiệp theo đuổi chiến lược dài hạn, tham gia vào những lĩnh vực đòi hỏi lượng
VỐI1 lớn và cường độ cạnh tranh cao.
Để có những giải pháp phát triển kinh doanh hữu hiệu, hiệu quả cao đồng

thời nâng cao năng lực cạnh tranh, ngoài việc doanh nghiệp phải củng cố hoạt
động, duy trì năng lực đang có, các doanh nghiệp phải đầu tư rất lớn vào trang
thiết bị sản xuất, vào đội ngũ lao động có trình độ cao để có thể cạnh tranh thắng
lợi so với đối thú cạnh tranh thông qua chất lượng của sản phẩm, năng suất lao
dộng, giá cả, mẫu mã của sản phẩm, Do đó, các doanh nghiệp phải có tiềm lực
tài chính mạnh để đầu tư các công nghệ mới, dây chuyền hiện đại, lao động có
trình độ cao để vận hành, xử lý trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi năng lực tài chính của
doanh nghiệp. Bơi khách hàng luôn đánh giá các doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính tốt đổng nghĩa với việc sản phẩm của họ được ưa chuộng, tiêu thụ nhiều và
chất lượng được những khách hàng đã sử dụng đánh giá cao. Vì vậy, tiềm lực tài
chính ánh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp luôn
đưa ra các hình thức cạnh tranh khốc liệt, phổ biến là hạ giá thành sản phẩm
trong một thời gian nhất định. Nếu doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính
hùng hậu sẽ không trụ vững được trước sự tấn công bằng giá của đối thủ cạnh
tranh. Bởi chiến tranh về giá sẽ kéo theo doanh thu và lợi nhuận giảm ít nhất là
trong giai đoạn đầu. Đây là một trong các lý do chính mà hiện nay các doanh
nghiệp, tập đoàn có xu hướng sát nhập vào với nhau để tạo ra cho thương hiệu
của doanh nghiệp có được một tiềm lực tài chính mạnh, nâng cao năng lực cạnh
tranh để phát triển kinh doanh.
- Nhân tố con người
Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với hoạt
động cứa mọi doanh nghiệp. Yếu tố con ngưừi bao trùm lên toàn bộ mọi hoạt
động của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản
14
lý và người lao động. Đội ngũ lao động tác động tới năng lực cạnh tranh cùa
doanh nghiệp thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, thái độ phục vụ
khách hàng, sự sáng tạo, Các nhân tố này ảnh hướng trực tiếp tới việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.

Đội ngũ lao động của doanh nghiệp có trình độ cao, biết vận hành máy
móc, dây chuyền sản xuất hiệu quả sẽ nâng cao năng suất lao động, chất lượng
của sản phẩm được bảo đảm theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra. Nó sẽ tác động
trực tiếp tợi giá thành của sản phẩm và thông qua đó doanh nghiệp sẽ có nhiều sự
lựa chọn cho quyết định giá cả của sản phẩm, đảm bảo mức lợi nhuận theo mục
tiêu đã đề ra. Một sự tác động xấu của lao động sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng lớn
tới nãng suất, chất lượng của sản phẩm và theo đó năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp so với các đối thủ sẽ bị suy giảm đáng kể.
Đặc biệt đối với các ngành dịch vụ, số lượng lao động trong doanh nghiệp
rất lớn. Quá trình sản xuất, một phần gán với việc người lao động sẽ trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng. Thái độ, cử chỉ và trình độ chuyên môn của số ỉao động này
sẽ được khách hằng đánh giá, nhận xét trong suốt quá trình giao tiếp và tác động
trực tiếp tới hình ảnh của doanh nghiệp. Khác với các doanh nghiệp sản xuất sản
phấm khác, sản phẩm dịch vụ vô hình người tiêu dùng ngoài việc đánh giá chất
lượng thuần tuý của dịch vụ đem lại, họ còn đánh giá chất lượng phục vụ trong
quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Việc đánh giá, nhận xét tốt hay
chưa tốt ảnh hưởng rất lớn tới kết quá kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì
vậy, yếu tố con người được đặt cao hơn rất nhiều trong các doanh nghiệp dịch vụ
so với các doanh nghiệp khác và ảnh hướng mạnh mẽ hơn tới năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức đang được đề cao, vấn đề
con người càng trở nên quan trọng vì đó chính là nguồn sáng tạo tích cực nhất,
năng động nhất. Theo các số liệu mới nhất cho thấy, trung bình cứ 3 tháng ra đời
một kỹ thuật mới về thông tin, chu kỳ sống của sản phẩm thông tin chỉ có
khoáng 2,5 năm. Do vậy, doanh nghiệp chỉ có không ngừng sáng tạo ra cái mới,
không ngừng dùng hành động đi trước dẫn dắt trào lưu phát triển của ngành
nghề, mới có thể đứng vững trọng bão táp của cạnh tranh thị trường. Việc sáng
15
tạo mới của doanh nghiệp nói cho cùng là phải dựa vào sự sáng tạo của con
người. Tạo môi trường sáng tạo tốt cho người lao động là nhiệm vụ trung tâm

của doanh nghiệp trong điều kiện mới.
1.2 KINH DOANH VÀ CHIÊN LLlỌC PHÁT TRIEN k in h d o a n h c ủ a
DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm kinh doanh
Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về kinh doanh. Nếu loại bỏ các
phẩn khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động
kinh doanh thì có thể hiểu, kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu
sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi các đặc điểm chủ
yếu sau:
- Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh
doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là các cá nhân, các hộ gia đình, các doanh
nghiệp.
- Kinh doanh phải gắn với thị trưừng. Thị trường và kinh doanh đi liền với
nhau như hình với bóng - không có thị trường, thì không có khái niệm kinh
doanh.
- Kinh doanh phải gắn với vận động của đồng vốn. Chủ thể kinh doanh
không chỉ có vốn mà còn cần phải biết cách thực hiện vận động đồng vốn đó
khổng ngừng. Nếu gạt bỏ nguồn gốc bóc lột trong công thức tư bản của C.Mác,
có thể xem công thức này là công thức kinh doanh: T - H - sx H’ - T \ chủ thể
kinh doanh dùng vốn của mình dưới hình thức tiền tệ (T) mua những tư liệu sản
xuất (H) để sản xuất (SX) ra những hàng hoá (H’) theo nhu cầu của thị trường rồi
đem những hàng hoá này bán cho khách hàng trên thị trường nhầm thu được số
tiền tệ lớn hơn (T ).
- Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời - lợi nhuận (T’ - T >0)
16
1.2.2 Phát triển kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp
Phát triển kinh doanh là hoạt động nhằm phát triển doanh nghiệp cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh

lời của doanh nghiệp.
Trong thực tế để phát triển kinh doanh các doanh nghiệp thường sử dụng
các loại chiến lược kinh doanh sau:
a - Chiên lược kết hợp
Chiến lược này bao gồm:
- Kết hợp về phía trước
Là chiến lược làm tăng quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối với các
nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ. Một ví dụ điển hình cho chiến lược này đó là
Công ty Coca Cola đã đặt cược phần lớn tương lai của mình vào chiến lược này
đó là Công ty tiếp tục mua các nhà máy sản xuất chai ở trong nước và nước
ngoài với mức chi phí rất lớn như ở New Zealand với 130 triệu đô la và ở Pháp Là
140 triệu đô ia. Từ đó Công ty đã có thể cải thiện hiệu quả của các nhà máy sản
xuất chai sở hữu được trong sản xuất và phân phối.
Một phương cách hiệu quả để thực thi chiến lược kết hợp này [à nhượng
quyén. Với phương pháp nhượng quyền, các doanh nghiệp có thê' phát triển
nhanh chóng vì chi phí và cơ hội trải rộng cho nhiều các nhân. Ví dụ trong
ngành kinh doanh thức ăn nhanh, năm Công ty nhượng quyền hàng đầu trong
năm 1989 được xếp hạng theo số đơn vị là: McDonld’s, Pizza Hut, Burger King,
Kentucky Fried Chicken, và Domino’s Pizza.
- Kết hợp về phía sau
Kết hợp về phía sau là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm
soát của các nhà cung cấp của Công ty. Chiến lược này có thể đặc biệt thích hợp
khi các nhà cung cấp hiện tại của Công ty khôns thổ tin cậy được, quá đắt, hoặc
không thể thoả mãn đòi hỏi của Công ty.
17
Một số ngành còng nghiệp tại Mỹ (như ô tô và luyện nhôm) đang giảm
bớt sự theo đuổi truyền thống chiến lược kết hợp về phía sau. Thay vì sở hữu các
nhà cung cấp của mình, các Còng tv sẽ thương lượng với một số nhà cung cấp
bên ngoài. Công ty Ford và Chrysler mua trên phần nửa các bộ phận phụ tùng từ
các nhà cung cấp bên ngoài như Eaton, General Electric. Giảm sự kết hợp sẽ có

ý nghĩa trong những ngành công nghiệp có nguồn cung cấp toàn cầu. Lấy nguồn
cung cấp từ bên ngoài mà thông qua đó các Công ty sử dụng các nhà cung cấp từ
bên ngoài, gây sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp này với các nhà cung cấp
khác, và sự lựa chọn giá tốt nhất. Khuynh hướng đó đang được áp dụng rộng rãi.
- Kếl hợp theo chiều ngang
Là một chiến lược tìm kiếm quyền sờ hữu hoặc kiểm soát đối với các đối
thủ cạnh tranh của Công ty. Một trong các khuynh hướng nổi bật nhất trong quản
trị chiến lược ngày này là khuynh hướng kết hợp theo chiều ngang như một chiến
lược tăng trương. Sự hợp nhất, mua lại và chiếm iĩnh quyền kiểm soát giữa các
đối thủ cạnh tranh cho phép tăng hiệu quả về phạm vi và làm tăng trao đổi các
nguồn tài nguyên và năng lực.
Một Công ty theo đuổi chiến lược kết hợp theo chiều ngang là Zole
Corporation, Công ty bán lẻ đồ kim hoàn lớn nhất nước Mỹ mới đây đã mua lại
Công ty Gordon Jewelry, hệ thống cửa hàng lớn thứ hai với 312 triệu đô la.
Chiến lược này làm tăng vị trí hàng đầu của Zale trong ngành kinh doanh kim
hoàn 12 tỷ đô la một năm.
b - Các chiến lược phát triển theo chiều sâu
Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm đôi khi
được xem là những “ chiến lược chuyên sâu ” vì chúng đòi hỏi những nỗ lực tập
trung, để cải tiến vị thế cạnh tranh của Công ty với những sản phẩm hiện có. Các
chiến lược phát triển theo chiều sâu gồm:
- Thâm nhập thị trường là chiến lược nhằm tăng thị phần cho các sản
phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp
thị lớn hơn. Chiến lược này được sử dụng rộng rãi như một chiến iược đơn độc và
được kết hợp với các chiến lược khác. Thàm nỊĩạp/.ử)i(|fựệ^g)gQ^O€wiệc tăng số
ĩ RUNG TAM t h õ n g Tín th ư v iệ n

×