Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Hình ảnh người chiến sĩ thời Trần trong Hịch Tướng Sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.45 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tác giả.
1.1.1. Tiểu sử.
1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp.
1.2. Tác phẩm.
1.2.1. Thể loại.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời.
1.3. Hình ảnh người chiến sĩ trong văn học.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CHIẾN SĨ THỜI TRẦN TRONG
TÁC PHẨM DỤ CHƯ TỲ TƯỚNG HỊCH VĂN.
2.1. Yêu nước, căm thù giặc và sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
2.2. Nhận thức rõ tình hình đất nước
2.3.
2.4. Tinh thần cảnh giác cao độ trước âm mưu của kẻ thù.
2.5. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.
2.6. Giữ vững lập trường.
2.2. Nghệ thuật.
KẾT LUẬN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Lịch sử văn học Việt Nam luôn gắn liền với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
trên thế giới hiếm thấy một dân tộc nào lại phải liên tục chiến đấu chống giặc ngoại


xâm như dân tộc Việt Nam. Từ những cuộc chiến, nổi dậy chống ách đô hộ của chính
quyền phương Bắc cho đến những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tất cả những
cuộc kháng chiến vệ quốc ấy đều vì mục đích chung là bảo vệ và giữ gìn nền độc lập,
tự do cho dân tộc. Vì thế, có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh dũng với
một ý chí ngoan cường bền bỉ đấu tranh, không chịu khuất phục trước bất kì một thế
lực thù địch nào.
So với các nước khác, Việt Nam là một đất nước nhỏ bé về diện tích nhưng cái diện
tích nhỏ bé ấy không dễ gì chịu khuất phục, nhỏ bé nhưng không có nghĩa là dễ bị ức
hiếp, đàn áp, tuy nhỏ bé về diện tích nhưng mạnh mẽ về ý chí “Chúng ta thà hi sinh
tât cả chứ không chịu mất nước”. Bằng chứng lịch sử đã chứng minh, dân tộc ta đã có
những trận đánh gây được tiếng vang lớn trên toàn thế giới, đánh bại những đội quân
xâm lược hùng mạnh nhất, khiến cả thế giới phải cúi đầu thán phục. Vậy tại sao chúng
ta có thể làm được những điều kỳ diệu đó?
Lật lại lịch sử vào thế kỉ XIII, đây là giai đoạn mà quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy
của Thành Cát Tư Hãn đã tung hoành khắp Á- Âu khiến cho các nước trên thế giới
đều phải khiếp sợ, trong đó có Việt Nam. Cũng vào thời gian này, ở nước ta nhà Trần
lên thay thế nhà Lý nắm quyền điều hành đất nước, phải đối mặt với đội quân xâm
lược mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, nhưng nhà Trần đã làm nên một chiến tích vẻ
vang: ba lần đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên- Mông ra khỏi bờ cõi đất nước, làm
nên một trang sử hào hùng với những chiến công vĩ đại ghi dấu ấn trong lịch sử dân
tộc. Điều này chứng tỏ rằng sức mạnh tinh thần, ý thức độc lập tự chủ, hào khí anh
dũng chính là cội nguồn của chiến thắng nó giúp một dân tộc Đại Việt nhỏ bé chiến
thắng trước một quân Nguyên- Mông lớn mạnh. Cái hào khí ấy được văn học trung
đại miêu tả như: hổ báo, át cả sao ngưu sao đẩu “Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hồ khí thôn ngưu” mà ở đây cụ thể hơn đó là “Hào khí Đông A” “Hào
khí nhà Trần”, cái hào khí này là sức mạnh thống nhất của quân dân, binh lính và các
tầng lớp giai cấp trong xã hội với sự đoàn kết quyết tâm trong công cuộc chiến đấu
bảo vệ tổ quốc.
Trong văn học thời Trần “Hào khí Đông A” được nhắc đến trong rất nhiều tác
phẩm nhưng thành công và nổi bật nhất có thể nói đến là tác phẩm Dụ chư tỳ tướng

hịch văn của Trần Quốc Tuấn. Bài Hịch là một áng văn ghi chép lại khá đầy đủ về tình
hình đất nước ta trong giai đoạn chống quân Nguyên- Mông, hình ảnh xuyên suốt
trong bài Hịch đó chính là hình ảnh người chiến sĩ Trần Quốc Tuấn, một con người
yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và sẵn sàng hi sinh vì đất nước, luôn luôn ý thức được
trách nhiệm, vị trí của người nam nhi trong thời kì đất nước loạn lạc “Nam nhi vị liễu
công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”, biết nhục nhã, đau đớn, căm ghét
và một khát vọng chiến thắng quân thù khi nhìn thấy giặc “đi lại nghênh ngang ngoài
đường”. Qua những hình ảnh của Trần Quốc Tuấn ta có thể thấy được hình ảnh đó là
một tiêu biểu cho hình ảnh người chiến sĩ yêu nước thời Trần, những con người một
lòng trung quân ái quốc, có ý thức chống lại giặc ngoại xâm. Qua đó, ta có thể biết
được những tâm tư, tình cảm, nhận thức của con người thời Trần khi họ phải đối mặt
với giai đoạn lịch sử cam go, đầy thử thách.
Dụ chư tỳ tướng hịch văn được xem là một áng văn bất hủ của dân tộc, tác phẩm đề
cao tinh thần yêu nước và những phẩm chất tốt đẹp của con người thời Trần trong bối
cảnh lịch sử hào hùng, cho ta thấy được sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp trong xã
hội tạo nên một “Hào khí Đông A” khiến quân giặc phải khiếp sợ và được các thế hệ
đời sau ca tụng. Bài Hịch còn được sánh ngang với những tác phẩm bất hủ khác như:
Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo.
Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Hình ảnh người chiến sĩ thời Trần
trong tác phẩm Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) làm đề tài thực hiện niên
luận này với mong muốn hiểu rõ hơn về hình ảnh con người yêu nước cũng như văn
học thời Trần trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm vẻ vang của ông cha ta.
2. Lịch sử vấn đề.
Như đã nói ở trên, Dụ chư tỳ tướng hịch văn là một áng văn bất hủ của dân tộc, là
một bằng chứng lịch sử tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết cũng như
quan niệm về con người yêu nước thời Trần trong cuộc kháng chiến chống giặc
Nguyên- Mông của dân tộc. Chính vì lẽ đó, mà việc tìm hiểu và nghiên cứu Dụ chư tỳ
tướng hịch văn được các nhà nghiên cứu, bình luận đặc biệt quan tâm và đã có rất
nhiều bài viết liên quan đến tác phẩm này ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nói về đề tài hình ảnh người chiến sĩ thời Trần trong tác phẩm Dụ chư tỳ tướng

hịch văn thì có khá nhiều bài viết, bình luận về tác phẩm này. Đa số các bài viết đều ca
ngợi sức mạnh đoàn kết, tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến
thắng kẻ thù của người nhà Trần“Hịch tướng sĩ là tác phẩm lớn nhất, tráng lệ
nhất,biểu hiện tinh thần yêu nước của văn học đời Trần” hay “Hào khí Đông-A tỏa
sáng trong Hịch tướng sĩ chính là lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng lẫm
liệt của tướng sĩ nhà Trần và nhân dân ta trong thế kỉ XIII đã ba lần đánh giặc
Nguyên – Mông.”.
Tác giả Nguyễn Kim Châu và Tạ Đức Tú trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam
từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII đã nhắc đến hình ảnh của người chiến sĩ nhà Trần với một
sức mạnh đoàn kết, tinh thần yêu nước và căm thù giặc cũng như những tâm tư của
người chiến sĩ khi đất nước có giặc “Hịch tướng sĩ được xem là tác phẩm tiêu biểu
cho sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời Trần. Nó chứa đựng
nhiều nội dung có giá trị mà qua đó, chúng ta có thể hình dung được những biểu hiện
đặc sắc trong tâm tư, tình cảm, nhận thức của con người yêu nước thời Trần khi họ
buộc phải đối mặt với thử thách cam go của lịch sử. Lòng căm thù giặc sâu sắc, nhận
thức về vai trò và trách nhiêm công dân, tinh thần cảnh giác, sẵn sàng hi sinh vì tổ
quốc, khát vọng lập công,…”.( tr.48). Bài viết đã phần nào làm rõ những đặc điểm của
người chiến sĩ thời Trần với những tính cách, suy nghĩ tiêu biểu cho hình ảnh con
người yêu nước thế kỉ XIII.
Trong quyển Thơ văn Lý Trần của tác giả Vũ Tiến Quỳnh có bài viết về tác phẩm
Dụ chư tỳ tướng hịch văn với những vấn đề về nội dung tư tưởng cũng như hình ảnh
về con người thời Trần trong tác phẩm. Bên cạnh đó thì tác giả còn đề cập đến sức
mạnh, chí khí của người nhà Trần khi không chịu khuất phục hay run sợ trước kẻ thù:
“So với đế quốc Mông, với nước Đại Hán (Nguyên), thì nước Đại Việt “nhỏ như cái
đấu”.Vậy mà tướng sĩ nhà Trần không mang tâm lý sợ Nguyên. Tập đoàn lãnh đạo
nhà Trần ‘không ngán”, “không phục” quân Nguyên.”(tr. 65).
Bên cạnh một số bài viết về hình ảnh người chiến sĩ nhà Trần trong Dụ chư tỳ
tướng hịch văn thì hình ảnh người chiến sĩ nhà Trần còn được các tác giả tìm hiểu ở
nhiều phạm vi và tác phẩm khác. Các bài viết này thường nhắc đến hình ảnh của con
người thời Trần với một “Hào khí Đông A” mạnh mẽ, kiên cường được thế giới ca

tụng, có thể kể đến đó là bài viết Hào khí Đông A- Dấu son của lòng yêu nước Việt
Nam của tác giả Trần Quang Kim Sơn, trong bài viết tác giả đã đề cập đến những
chiến tích cũng như sức mạnh đoàn kết của quân dân nhà Trần trong công cuộc chống
giặc ngoại xâm cũng như nói đến “Hào khí Đông A”một hào khí chỉ có ở thời Trần
“Nếu phân tích ý nghĩa của “Hào khí Đông A”, quả thật không phải là một điều đơn
giản. Có thể nói, đấy là sản phẩm của một hệ thống tư tưởng thống nhất từ tầng lớp
quý tộc, tướng lĩnh cao cấp; đến binh sĩ , quần chúng nhân dân… về lòng trung quân
ái quốc, ý thức sâu sắc sức mạnh vật chất xã hội lẫn văn hóa tinh thần sẵn có và tính
chất quan trọng của công cuộc đại đoàn kết chống ngoại thù chung của dân tộc” hay
bài viết Những đặc trưng hình ảnh con người Đại Việt thời đại Lý-Trần của tác giả
Tuệ Đạt, bài viết có thể nói là một công trình nghiên cứu về hình ảnh con người trong
thời Lý- Trần với những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của họ trong thời chiến
cũng như trong thời bình những ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng, hành động
của họ. Hình ảnh con người thời Trần được hiện lên qua bài viết là những con người
không hề khiếp sợ trước kẻ thù, sẵn sàng hi sinh vì đất nước, biết dẹp quyền lợi cá
nhân để lo cho quyền lợi đất nước “Đã không sợ chết nên không bao giờ đầu hàng dù
địch mạnh hơn ta ngàn lần. Nhờ vô ngã con người mới hành động vô tư, đặt quyền lợi
của dân của nước lên trên quyền lợi cá nhân”. Một hình ảnh khác về người chiến sĩ
nhà Trần được thể hiện qua bài viết Người anh hùng thời Trần trong Thuật hoài của
Phạm Ngũ Lão trong bài viết này tác giả đã nêu ra những đặc điểm của con người thời
Trần với một lý tưởng cao cả, một khát vọng lập công danh phục vụ cho đất nước,
cảm thấy hổ thẹn vì chưa làm được gì cho đất nước, tác giả đã khai thác những tâm tư,
tình cảm trong suy nghĩ của người nam nhi khi sinh ra trong trời đất là mang một trách
nhiệm lớn đối với quê hương đất nước.
Trên đây là một trong số những ý kiến, bài viết, công trình của các tác giả, nhà
nghiên cứu về đề tài liên quan đến hình ảnh người chiến sĩ thời Trần trong một số tác
phẩm. Nhìn chung ở đề tài mà người viết nghiên cứu thì chưa có tác giả nào tập trung
nghiên cứu sâu hơn về đề tài hình ảnh người chiến sĩ thời Trần trong tác phẩm Dụ chư
tỳ tướng hịch văn mà các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tác phẩm và chỉ giới thiêu
sơ lược về hình ảnh người chiến sĩ nhà Trần. Thiết nghĩ đây là một đề tài hay và rất có

ý nghĩa đối với việc nghiên cứu về con người thời Trần vì vậy với niên luận này,
người viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm của người chiến sĩ thời Trần với
những hình ảnh cụ thể và chi tiết, qua đó có thể thấy được sự khác biệt giữa con người
yêu nước qua các thời kì lịch sử.
3. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài niên luận này thực hiện với mục đích yêu cầu sau :
Đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những đặc điểm, hình ảnh tiêu biểu của người chiến
sĩ yêu nước thời Trần, qua đó giúp ta hiểu rõ hơn về những tâm tư, tình cảm, nhận
thức của con người yêu nước trong thời kì trung đại đặc biệt là con người yêu nước
thời Trần khi đứng trước cảnh đất nước đang có giặc ngoại xâm. Họ có những suy
nghĩ, hành động như thế nào khi đất nước đang có giặc ngoại xâm?
Bài Hịch là một minh chứng lịch sử sống động phản ánh tình hình lịch sử, xã hội
đất nước góp phần vào việc kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc
qua các thời kì lịch sử. Mà qua đó, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của
nó trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên- Mông của quân dân nhà Trần và là bài
học về tinh thần yêu nước, ý thức độc lập tự chủ cho dân tộc ta trong những cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc sau này.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: đối với đề tài niên luận này thì đối tượng nghiên cứu chỉ tập
trung vào hình ảnh của người chiến sĩ yêu nước thời Trần.
Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ của niên luận tôi chỉ tập trung vào nghiên
cứu trong phạm vi tác phẩm Dụ chư tỳ tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành niên luận, tôi đã lựa chọn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát: tiến hành tìm kiếm tư liệu, bài viết, các công trình nghiên
cứu có liên quan tới đề tài người chiến sĩ yêu nước trong văn học trung đại nói chung
và văn học thời Trần nói riêng.
Phương pháp liệt kê, phân loại: đọc và tìm hiểu tác phẩm Dụ chư tỳ tướng hịch văn
và các bài viết liên quan, sau đó tìm ra những hình ảnh tiêu biểu của người chiến sĩ
yêu nước thời Trần.

Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh: đối với phương pháp này người viết
dựa vào những tư liệu đã có tiến hành phân tích những chi tiết về hình ảnh người
chiến sĩ thời Trần trong tác phẩm. Sau đó so sánh, đối chiếu với các tác phẩm thơ văn
khác viết về đề tài người chiến sĩ để tìm ra điểm giống và khác ở người chiến sĩ trong
tác phẩm Dụ chư tỳ tướng hịch văn với các tác phẩm khác.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Vài nét về tác giả.
1.1.1. Tiểu sử.
Trần Quốc Tuấn (? - 1300), còn được gọi là Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Vương),
thuỵ hiệu là Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân võ Hưng Đạo đại vương, vợ
là Nguyên Từ quốc mẫu.
Ông quê ở Phủ Thiên Trường (nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định,
tỉnh Nam Định), là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất và là nhà văn Việt Nam
nổi tiếng thời Trần.
Trần Quốc Tuấn vốn là người trong tộc họ tôn thất, ra đời trong thời kỳ đầu của
vương triều nhà Trần mở nghiệp, cha là An Sinh Vương Trần Liễu, mẹ là Thiện Đạo
quốc mẫu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua
Trần Thái Tông) bằng cô.
Ông là người có "dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người", và nhờ "được những
người tài giỏi đến giảng dạy" mà ông sớm trở thành người "đọc thông hiểu rộng, có tài
văn võ".
1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp.
Thuở nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã được khen là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, ông càng tỏ ra
thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn lại được người tài dạy dỗ
nên ông rất am hiểu đạo lý ở đời.
Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng kiệt xuất, ông là vị chủ tướng tiêu biểu cho lòng
trung quân ái quốc và luôn là tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ
mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội
nguồn của thắng lợi. Ông đã để lại cho dân tộc ta tư tưởng chính trị tiến bộ và tài thao
lược bất hủ - để đời này sang đời khác, dân tộc ta đã vận dụng và đã đánh thắng mọi kẻ

thù xâm lược mạnh hơn ta gấp bội. Bằng chứng là ông biết dẹp đi thù riêng mà cha ông
là Trần Liễu khi chết đã căn dặn phải rửa nhục cho mình để tập trung lo cho dân, cho
nước. Ông chủ động hòa hiếu với Trần Quang Khải con trai của Trần Cảnh là người
đối đầu với cha của ông để thống nhất ý chí trong vương triều Trần, đảm bảo đánh
thắng quân Nguyên hung hãn. Tấm lòng trung quân của ông còn thể hiện ở những lần
ông cùng vua đi chinh chiến, mặc dù trên tay ông chỉ cầm cây gậy bịt sắt nhưng vẫn có
lời dị nghị, lo sợ ông sát vua. Nghe thấy thế ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt chỉ chống
gậy không mỗi khi ở gần nhà vua. Ông cũng là người giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ
để tránh hiềm nghi, yên lòng quan, yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân
tộc. Ông là một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua vì nước.
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân,
thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn
điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng
xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt
nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo
ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên –
Mông , Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.
Ông không chỉ là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời mà còn là một vị tướng
biết dùng người tài, các anh hùng như: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu, Trương
Hán Siêu đều từ ông dạy dỗ mà ra. Ông rất thương binh lính, họ cũng rất tin yêu ông.
Đội quân của ông được xem là đội quân cha con và trở thành đội quân bách thắng.
Trần Quốc Tuấn còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng. Ông
soạn hai bộ binh thư: "Binh thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" để dạy bảo
các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trước khi ông mất còn trăng trối từ lời Hịch kêu
gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư
tưởng tiên tiến ấy đã được khẳng định. Ông đã dày công nghiên cứu, tổng kết kinh
nghiệm đấu tranh của dân tộc, học tập những tư tưởng quân sự tiến bộ của nước ngoài,
rút ra những điều tinh túy, kết hợp với những tri thức quân sự từ thực tiễn chỉ đạo chiến
tranh của mình, thành những bộ binh thư có giá trị nhằm phục vụ sự nghiệp giữ nước.
Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng

định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam. Với Trần Quốc
Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học
thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi -
Nguyễn Trãi phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa nông dân,
chiến tranh giữ nước.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tí, Hưng Long thứ 8 (1300) Trần Quốc
Tuấn qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn
trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, san
phẳng trồng cây như cũ. Khi ông mất, vua phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương.
Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời.
Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết. Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính
trọng ông gọi là Hưng Đạo Đại vương. Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một
danh nhân văn hoá Việt Nam.
1.2. Tác phẩm.
Dụ chu tỳ tướng hịch văn hay còn gọi là Hịch tướng sĩ là một văn bản chức năng
hành chính quan trọng của đất nước được viết theo thể loại Hịch.
Hịch là một thể văn thư cổ có từ thời Chiến Quốc được vua, quan lại, tướng lĩnh,
người lãnh đạo của một Đảng viết nhằm kể tội kẻ thù, cắt nghĩa mọi lẽ phải dụng binh
và là việc khẩn cấp để khuyến khích lòng tướng sĩ và lòng người. Trước thời Xuân Thu
Hịch chỉ nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của quân đội. Từ thời Xuân Thu Hịch có
mục đích là khích lệ nhân dân,…
Dụ chư tỳ tướng hịch văn là bài Hịch được Trần Quốc Tuấn viết trong một hoàn
cảnh lịch sử đặc biệt: cuối thế kỷ XIII cả nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Nguyên- Mông. Vào lúc ấy, thế giặc đang mạnh Trần Quốc Tuấn thất
thế nên đưa quân chạy về Vạn Kiếp, thấy vậy vua Nhân Tông bảo Trần Quốc Tuấn đầu
hàng giặc, Trần Quốc Tuấn không đồng ý.
"Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá
hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?"
Hưng Đạo Vương tâu:
"Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn

hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!"
Đứng trước tình cảnh Vua xin hàng, binh sĩ thì mãi vui chơi không đoái hoài đến
hoàn cảnh đất nước Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và
viết bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn để động viên, giáo dục tư tưởng cho tướng sĩ, nhằm
khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ tập trung cho việc đánh đuổi giặc ngoại
xâm, ông còn khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn
bị cho cuộc chiến tranh Nguyên Mông- Đại Việt lần 2.
Tác phẩm có một ý nghĩa rất lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc Nguyên-
Mông xâm lược của quân dân nhà Trần, là lời cảnh tỉnh của Trần Quốc Tuấn đối với
quân sĩ đang say trong đà chiến thắng trước bọn giặc xâm lược đang nghênh ngang đi
lại trên đất nước Đại Việt. Ông đã đưa ra những chứng cứ tội ác của giặc, vạch ra con
đường chính-tà để thuyết phục tướng sĩ của mình. Đồng thời qua bài hịch Trần Quốc
Tuấn còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc và một ý chí quyết
chiến, chiến thắng, sẵn sàng hy sinh bản thân cho công cuộc bảo vệ đất nước.
1.3. Hình ảnh người chiến sĩ trong văn học.
Văn học Việt Nam hình thành và phát triển qua những giai đoạn thăng trầm của lịch
sử, các thế hệ cha ông ta đã dùng mồ hôi, xương máu của mình để giữ gìn và bảo vệ
mảnh đất quê hương thiêng liêng trước những kẻ thù xâm lược. Trong quá trình dựng
nước và giữ nước ấy đã cho ra rất nhiều con người yêu nước vĩ đại với sự cần mẫn, có
ý thức trách nhiệm với nhân dân với quê hương đất nước, giám đứng lên đấu tranh để
giữ gìn độc lập chủ quyền cho dân tộc. Những con người yêu nước ấy không chỉ dùng
xương máu, mồ hôi của mình mà họ còn sử dụng ngòi bút của mình để chiến đấu
chống lại kẻ thù xâm lược.
Trong văn học trung đại con người yêu nước hiện lên với một tầm vóc, tư tưởng lớn
mang trong mình một sứ mệnh gánh vác đất nước.
“Đã sinh ra trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.”
(Chí anh hùng- Nguyễn Công Trứ)
“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùm khí nuốt sao Ngưu

Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.”
(Thuật Hoài- Phạm Ngũ Lão.
Hình ảnh con người yêu nước hiện lên
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CHIẾN SĨ THỜI TRẦN TRONG TÁC
PHẨM DỤ CHƯ TỲ TƯỚNG HỊCH VĂN.
Trong lịch sử, triều đại nhà Trần đã có những chiến công vẻ vang ghi tên mình vào
sử sách đời đời, tạo nên một trang lịch vàng trong sử dân tộc. Con người nhà Trần với
khí thế hiên ngang, anh dũng và tinh thần đoàn kết một lòng đã đánh bại bọn giặc
ngoại xâm hùng mạnh ra khỏi bờ cỏi đất nước. Cái khí thế và tinh thần bất khuất ấy đã
được Trần Quốc Tuấn thể hiện rõ trong tác phẩm Dụ chư tỳ tướng hịch văn một bài
Hịch nhằm kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, rèn luyện binh đao đứng lên chống giặc ngoại
xâm. Qua bài Hịch này ta có thể hình dung được hình ảnh của người chiến sĩ nhà Trần
hiện lên với những đặc điểm tiêu biểu cho con người yêu nước thế kỉ XIII.
2.1. Yêu nước, căm thù giặc và sẵn sàng hi sinh vì nước.
Là con người yêu nước sâu đậm nên khi thấy cảnh đất nước bị bọn giặc ngoại xâm
xâm lăng “ngang nhiên đi lại ngoài đường” Trần Quốc Tuấn không thể làm ngơ trước
cảnh đó. Ông tỏ thái độ xem thường, khinh bỉ những việc làm của chúng, gọi chúng là
bọn “dê chó”“uốn lưỡi cú diều”. Bộ mặt xấu xa, đê hèn của bọn giặc được phô bày
qua những hành động tàn ác của chúng trong thực tế: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng
triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc, vét của kho có hạn,…Những
hành động này khiến cho người nhà Trần cảm thấy căm giận và xem thường bọn giặc,
xem chúng như loài cầm thú xấu xa đang thèm khát đất nước Đại Việt.
“Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng
triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc
lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét
của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về
sau”.
Những tội ác của bọn giặc được tác giả vạch trần khiến cho lòng căm thù giặc trong

lòng các tướng sĩ được khắc sâu hơn bao giờ hết, khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân
tộc trong lòng các tướng sĩ nhà Trần, làm họ quyết tâm một lòng cùng chủ tướng đánh
đuổi bọn giặc.
Lòng căm thù giặc sâu sắc và sẵn sàng hi sinh thân mình vì đất nước được thể hiện
rõ nhất trong đoạn văn miêu tả tâm trạng của Trần Quốc Tuấn “Ta thường tới bữa
quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả
thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn
xác này gói trong da ngựa, ta cũng nguyện xin làm” lòng căm thù giặc của Trần Quốc
Tuấn cũng là lòng căm thù giặc của các tướng sĩ, họ lo cho đất nước đến nỗi quên ăn,
quên uống, đêm không ngủ được, đau xót cho tình cảnh của đất nước. Căm thù giặc
đến mức muốn ăn tươi, nuốt sống chúng để rửa hận cho đất nước hay sẵn sàng chết
ngoài chiến trận để bảo vệ đất nước. Các tấm gương như: Kỷ Tín, Cao Đế, Do Vu,
Kính Đức,…trong lịch sử Trung Hoa được tác giả nhắc đến với những việc làm anh
dũng, sẵn sàng hi sinh mình vì vua, vì nước, vì việc nghĩa“Từ xưa các bậc trung thần
nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo
thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách
cùng trời đất muôn đời bất hủ được?.” So với những tấm gương đó thì người chiến sĩ
thời Trần hiện lên là những con người yêu nước với tinh thần giám hi sinh bản thân
phục vụ cho đất nước, một hình ảnh tiêu biểu cho người yêu nước nhà Trần.
Người nam nhi sinh ra trong thời buổi đất nước loạn lạc phải biết hổ thẹn vì chưa
làm gì được cho đất nước, phải biết nhục nhã khi đất nước bị làm nhục, căm thù khi
phải tiếp đãi, hầu hạ chúng “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân
chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không
biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm”. Trần Quốc Tuấn
đã thức tỉnh tướng sĩ của mình trước những hành động sỉ nhục triều đình của bọn giặc.
Qua các thế kỉ thì lòng yêu nước, căm thù giặc vẫn không thay đổi. Trần Quốc Tuấn
căm thù giặc, đau xót cho đất nước tiêu biểu cho con người yêu nước thế kỉ XIII thì
trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi sau này hình ảnh của con người yêu nước thế
kỉ XV cũng hiên lên với lòng căm giận kẻ thù, nuôi một ý chí chiến đấu, hy sinh vì Tổ
quốc. Khác ở chổ nếu như con người yêu nước thế kỉ XIII điển hình là Trần Quốc

Tuấn đã tập trung được quân đội, tướng sĩ để điều binh đánh giặc thì con người yêu
nước thế kỉ XV lại không thể làm được như vậy vì “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân
tài như lá mùa thu.”
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”.
Hay trong Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện những tội
các của bọn giặc và lòng căm thù giặc sâu sắc sẵn sàng hi sinh vì nước của nhân dân ta.
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.”
“Những lăm lòng nghĩa sau dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ.
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây.”
Đến thời hiện đại, con người yêu nước phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để toàn tâm
phục vụ cho đất nước, khi đất nước chưa độc lập thì không thể nghĩ đến chuyện riêng
tư, họ sẵn sàng bỏ mạng nơi sa trường để bảo vệ độc lập cho dân tộc.
“Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn
Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.”

(Hôn- Phùng Quán)
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến- Quang Dũng).
Qua những tâm tư, tình cảm của Trần Quốc Tuấn về lòng yêu nước và thái độ của ông
trước bọn giặc ngoại xâm ta có thể thấy được đó là những suy nghĩ chung của những con
người yêu nước thời Trần luôn trăn trở lo cho vận mệnh đất nước, có có ý thức được

×