Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.74 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG VĂN ÁNH
TỔ CHÚC Bộ MÁY NHÀ NƯỚC MỘT s ố NƯỚC ASEAN
THEO CÁC BẢN HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH
Chuyên ngành: Lý luận nhà nước và pháp luật.
Mã số : 5.0501.
LUẬN VÃN THẠC s ĩ KHOA HỌC LUẬT
• • » •
— — —
- - - - - - - - - - - - - - -
_ — (
ĐAI HỌC QUỞC GIA HA NỘI Ị
TRUNGTÂM THÔNG TIN THLf VIỆN ị
■ y - L ũ / y i > ị
Người hướng dãn khoa học:
PGS, TS. Luật học NGUYỄN ĐẢNG DƯNG
Hà nội - 2002
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan rằng đây là công trình khoa học của cá
nhân tác giả và lần đầu tiên được công bố.
Hà nội, 4/2002.
Hoàng Văn Ánh
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cám ơn Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Tiến sỹ Hoàng
Thị Kim Quế và toàn thể các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Hà Nội, 4/2002
s
Hoàng Văn Anh
. Trang


Phần mở đầu 1
Chưong 1: Tổng quan về khu vực Đông Nam Á và vai trò của 7
bộ máy Nhà nước trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Tổng quan về khu vực Đông Nam Á 7
1.2. Vai trò của bộ máy nhà nước các nước ASEAN trong tiến 12
trình phát triển kinh tế - xã hội
Chưoìig 2: Tổ chức Bộ máy Nhà nước một số nước ASEAN 22
theo các bản Hiên pháp hiện hành
2.1. Tổ chức Bộ máy Nhà nước ĩnđônêxia 23
2.2.Tổ chức Bộ máy Nhà nước Malaixia 41
2.3. Tổ chức Bộ máy Nhà nước Philippin 58
2.4. Tổ chức Bộ máy Nhà nước Thái Lan 70
2.5. Tổ chức Bộ máy Nhà nước Singapor 82
Cinrơng 3: Những kết luận và bài học kinh nghiệm từ việc 100
nghiên cứu tổ chức bộ máynhà nước của các nước ASEAN
3.1. Nhũng kết luận về tổ chức bộ máy nhà nước 100
của các ASEAN (thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn)
3.2. Nhũng bài học kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu 107
về tổ chức bộ máy nhà nước các nước ASEAN
Kết luận 111
Danh mục tài liệu tham khảo 114
MỤC LỤC
PHẨN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một vài thập kỷ gần đây, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận quốc tế do những
thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên, cũng
như vai Irò ngày càng nổi bật trên Irường quốc tế của hiệp hội này. Những
thành công đó có được xuấl phái từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song, trước
hết phái kể đến vai trò cực kỳ lo lớn của Bộ máy Nhà nước các nước ASEAN

trong việc lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, do sự khác nhau về điều kiện lịch sử,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tư duy và lập trường chính trị của giai cấp
cầm quyển, truyền thống dân tộc của mỗi quốc gia nên trong việc tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước các nước thuộc ASEAN có nhiều nét khác
biệt giữa các nước thành viên. Bcn cạnh đó, sự tác động của quá trình quốc tế
hóa, toàn cầu hóa và các trào lưu dân chủ trên thế giới, cùng với những thành
tựu của của khoa học quản lý và công nghệ thông tin đã làm thay đổi từng
bước tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước các nước ASEAN. Chính vì
vậy, để góp phần tăng cường sự hiểu biết, tăng cường mối quan hệ giao lưu và
hợp tác giữa các nước ASEAN, điều có ý nghĩa quan trọng là phải có những
hiểu biết cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước các nước
ASEAN. Điều này cũng phù hợp với định hướng chiến lược của Đảng Cộng
sản Việt Nam (được thể hiện trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng):
“Coi Irọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ
nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với
các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình,
không có vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp tác cùng phát triển”[26 - tr 119,121].
Mặl khác, trong quá trình cải cách, đổi mới Bộ máy Nhà nước theo
1
hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
bên cạnh việc quán triệt đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, học thuyết
Mác Lê nin về vấn đề Nhà nước thì việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm
xây dựng và vận hành Bộ máy Nhà nước của các nước ASEAN - những quốc
gia đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội
trong những năm qua, đồng thời có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam
về điều kiện kinh tế - xã hội là điều hết sức cần thiết.
Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, việc nghiên cứu tổ chức Bộ máy
Nhà nước các nước ASEAN trở nên vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng
cả về lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà việc
nghiên cứu về luật Hiến pháp của ASEAN nói chung và Bộ máy Nhà nước các

nước ASEAN nói riêng ở Việt Nam còn chưa được chú ý đúng mức. Chính vì
thế, mặc dù chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết (do các nguyên nhân chủ
quan và khách quan khác nhau), song, chúng tôi - tác giả của luận văn này - hi
vọng rằng, sự ra đời của luận văn sẽ đáp úng được (một phần) nhu cầu nghiên
cứu, tham khảo về Bộ máy Nhà nước các quốc gia ASEAN ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gẩn đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của ASEAN, ở nước ta, các công trinh nghiên cứu về
ASEAN trên tất cá các lĩnh vực đã bắt đầu xuất hiện. Có thể liệt kê ra đây một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu về ASEAN do các nhà nghiên cứu Việt
Nam thực hiện như : Một sô' vấn đề về sự phát triển của các nước ASEAN của
Vũ Dương Ninh (NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1993); Hệ thông công vụ
một số nước ASEAN và Việt Nam của Chu Thành (NXB Chính trị quốc gia,
Hù nội, 1999; Mỏ hình nền hành chính các nước ASEAN của Lương Trọng
Yêm và Bùi Thế Vĩnh (NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996); ASEAN -
Những vấn dề và xu hướng của Phạm Nguyển Long (Nhả xuất bản KHXH, Hà
2
nội, 1998); Quail hệ đối ngoại của các nước ASEAN của Nguyễn Xuân Sơn và
Thái Văn Long (NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1997), Địa lý kinh tế- xã hội
của các nước ASEAN của Phạm Mộng Hoa (NXB Khoa học xã hội, Hà nội,
1999); Đặc điểm con dương phát triển kinh tế - xã hội của các nước ASEAN
của Pliạm Đức Thành (NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 2001); Lịch sử các
IIIÍỚ C
ASEAN của Khắc Thành và Sinh Phúc (Nhà xuất bản Thành phô Hồ Chí
Minh, 2001); Thể chế chính trị của các nước ASEAN của Nguyễn Xuân Tề
(Nhà xuất bản Thành pliô Hồ Chí Minh, 2001); Thể chế chính trị và tổ chức
bộ máy nhà nước cửa các nước ASEAN - Đê tài khoa liọc cấp bộ, do tập thể
khoa Luật Hành chính - Trường Đại học Luật Thành pliố Hồ Chí Minh thực
hiện do Trương Đắc Linh làm chủ nhiệm Ngoài ra, còn có những công trình
nghiên cứu về từng quốc gia ASEAN, như: Tìm hiểu lịch sử văn hoá Thái Lan;

Inđônêxia - nhũng chăng dường lịch sử, Singapor - 30 năm xây dựng và phát
triển cùng các bài viết trên các báo, tạp chí và các tác phẩm dịch từ ngoại văn.
Các công trình nghiên cứu nói trên ở từng khía cạnh và mức độ khác
nhau cũng đã đề cập đến một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Bộ máy
Nhà nước các nước nước ASEAN. Nhưng có thể khẳng định rằng, cho đến nay
ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản
có tính hệ thống về tổ chức bộ máy nhà nước của các nước ASEAN theo Hiến
pháp hiện hành.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu đề tài, mục đích của
luận án này là:
Nghiên cứu mộl cách khái quát về tổ chức và hoạt động của Bộ máy
Nhà nước một số nước ASEAN, trên cơ sở đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản,
tính đặc thù và sự đa dạng về cách thức tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà
nước các nước ASEAN. Đồng thời, luận văn cũng hướng tới việc lý giải những
3
nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới việc thiết kế và vận hành Bộ
máy Nhà nước các nước ASEAN; những ưu điểm và hạn chế, những bài học
rút ra từ các mô hình tổ chức và hoạt động của các Nhà nước đó, chỉ ra những
kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình đổi mới, cải cách
Bộ máy Nhà nước hiện nay.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn phải giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Một là, khái quát các đặc điểm cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội tác động đến bộ máy nhà nước và vai trò của bộ máy nhà nước trong quá
trình phát triển đất nước của các nước Đông Nam Á là đối tượng nghiên cứu
của đề tài.
Hai là, nghiên cứu các quy định của Hiến pháp, pháp luật của các nước
ASEAN và thực tiễn tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước các nước
này; rút ra những kết luận và nhận xét về đặc điểm trong tổ chức và hoạt động

của Bộ máy Nhà nước mỗi nước thành viên ASEAN được nghiên cứu.
Ba là, trên cơ sở nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà
nước một số nước ASEAN, luận văn trình bày tổng quan về các nước ASEAN,
phân tích khái quát nội dung và đặc diểm về chế độ chính trị, hình thức chính
thể và cấu trúc nhà nước của các nước ASEAN.
Bốn là, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức và hoạt
động của Bộ máy Nhà nước một số nước ASEAN đối với quá trình đổi mới và
cải cách Bộ máy Nhà nước ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luân văn là vấn đề có nội dung rộng lớn, phức
tạp, có thể khai thác được dưới nhiều chiều cạnh, mức độ khác nhau. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn Cao học (với số lượng trang viết hạn
4
chế) thuộc chuyên nghành luật Hiến pháp, luận văn này chỉ có thể tập trung
nghiên cứu về bộ máy Nhà nước của một số nước ASEAN, cụ thể là:
Inđônêxia, Malaixia, Philippin Thái Lan và Xingapo. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn
những quốc gia này đổ nghiên cứu là vì, đây là những quốc gia đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đổng thời cũng đại diện
cho đa số các loại hình tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay ở khu vực Đông
Nam Á) theo những quy định của các bản Hiến pháp hiện hành.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
học thuyết Mác Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân
tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp hệ thống, đối chiếu giữa lý luận và thực
tiễn để giải quyếl đối tượng nghiên cứu của luận văn.
6. Cái mới về mặt khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Luận văn có những điểm mới về mặt khoa học sau:
Là chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ
thống về Bộ máy Nhà nước một số nước ASEAN dưới góc độ nghiên cứu của
luật Hiến pháp; cái mới về mặt khoa học của luận văn này là đã dựng lên được

bức tranh toàn cảnh (tuy còn rất phác thảo) về Bộ máy Nhà nước của hàng loạt
các quốc gia ASEAN. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được những kết luận
(bước đầu) về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước các nước này.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lý luận nhà nước và pháp luật nói
chung và luật Hiến pháp nước ngoài nói riêng. Cũng từ kết quả nghiên cứu của
luận văn cũng có thể xây dựng thành một chuyên đề chuyên sâu để giảng cho
sinh viên ngành Luật học, ngành Đông Nam Á học, ngành Đông phương học,
5
ngành Chính trị học Irong cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết, phần
mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo.
/
6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHU v ự c ĐÔNG NAM Á
VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
l.l.T ổng quan về khu vực Đỏng Nam Á
Với tư cách là một khu vực địa chính trị riêng biệt trên thế giới, Đông
Nam Á bao gồm 10 quốc gia - có tổng diện tích 4,7 triệu km2, dân số khoảng
500 triệu người, mật độ dân cư trung bình là 100 người/ km2 - với các chế độ
chính trị, hình thức nhà nước và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, ở Đông
Nam Á, trừ Lào không tiếp xúc với biển, còn lại 9 nước khác đều là quốc đảo
hoặc nằm trên bán đảo, có tiếp xúc với vùng biển Đông, Ấn Độ Dương hoặc
Thái Bình Dương, 10 quốc gia đó là:
Tên nước Diện tích
tư nhiên

(km2)
Dân số năm
2000 (nghìn
người)
Mật độ dân số
năm' 2000
(nguời/km2)
Thủ đô
4.604.866
521.600 106,7
Brunây
5.770 336
53,0
Banđa
Cămpuchia
181.080
12.700
59,1
Phnômpênh
Inđônêxia
2.027.087 224.784 97,8
Giacácta
Lào
236.800
5.497 20,4
Viêng chăn
Malaixia
329.750 21.793 65,1
KualaLămpua
Myanma

678.500
48.921 67,2
Răngun
Philippin
300.439 79.364
239,3
Manila
Thái Lan
514.000
62.744
216,0
Băng cốc
Việt Nam
330.991
78.363
238,9
Hà nội
Singapor
647
3.220
4989,0
Singapor
7
về vị trí địa - chính trị, Đông Nam Á nằm vắt ngang qua xích đạo từ
28°B xuống J1°N và trải rộng từ 0,5°Đ đến 140°Đ nên khí hậu bao trùm toàn
khu vực là khí hậu nhiệt đới - xích đạo rất thuận lợi cho nền nông nghiệp nhiệt đới.
Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trữ lượng nước dồi dào,
dòng chảy trên mặt có lưu lượng lớn. Sông ở đây có nước quanh năm, có giá
trị giao thông, thủy điện và bồi đắp phù sa lớn.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong lịch sử, Đông Nam

Á đã từng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng của thế giới. Vùng
này chiếm 90% tổng sản lượng cao su, dừa, đay, gai của thế giới và chiếm
vị trí quan trọng về các nông sản khác như chè, cà phê, bông, hương liệu
Ngoài ra Đông Nam Á còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
bao gồm kim loại đen, kim loại màu quý hiếm, là một bộ phận của vành đai
khoáng sản Thái Bình Dương, trong đó trữ lượng kim loại chiếm tỷ lệ cao như
thiếc (2/3 irữ lượng thế giới), đổng, chì, kẽm, quặng, sắt, dầu mỏ Ưu thế tự
nhiên nổi bật của khu vực này là hầu hết các quốc gia đều tiếp cận biển và đại
đương, nằm trấn giữ trên đường qua lại của các đường hàng hải quốc tế nối Ấn
Độ Dương với Thái Bình Dương và tiếp cận với các quốc gia thuộc Châu Đại
Dương. Mặt khác, Đông Nam Á có vị trí chiến lược rất quan trọng là nằm giữa
hai cường quốc là Ấn Độ và Trung Quốc, gần cường quốc kinh tế Nhật Bản,
tiếp giáp với Australia và các nước phương Bắc, trong khu vực lại có những
hải cảng quan trọng như Malắcca, Singapor, Đà nẵng Với vị trí chiến lược
của mình (các quốc gia trong vùng kiểm soát hầu hết những trục đường biển
quan Irọng trên thế giới) cùng với tiềm năng phát Iriển hải quân rât lớn của
nhiều quốc gia trong khu vực đã khiến ASEAN trở thành một vùng địa chính
trị hết sức nhạy cảm trong những toan tính chiến lược của các cường quốc.
Là mộl trong những khu vực giàu có của thế giới cả về tài nguyên thiên
8
nhiên cũng như nguồn nhân lực, nhưng hàng trăm năm trước đây các dân tộc ở
Đông Nam Á luôn phải chịu số phận nghèo nàn, lạc hậu do hậu quả của ách
thực dàn đô hộ. Trong vài ba thập niên lại đây, đặc biệt là kể từ năm 1995, vị
trí và vai trò của Đông Nam Á trên trường quốc tế đã được nâng lên rõ rệt.
Đông Nam Á đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc phát triển kinh
lế và nùng cao dời sống của nhún dân. Vị thế của các nước Đông Nam Á trong
nền kinh tế, chính trị thế giới đã thay đổi hẳn và khu vực này đang bước vào thế
kỷ XXI với tư cách là một trung tâm phát triển kinh tế năng động của thế giới.
Về dân cư, Đông Nam Á là khu vực cư trú của nhiều dân tộc có nguồn
gốc, tiếng nói, tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu là những dân tộc có nguồn

gốc Á châu, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Trung Hoa và Ấn độ, phần lớn
theo đạo Phật, đạo Hồi, 85% dân số khu vực tập trung ở 4 nước đông dân là:
Inđônêxia, Việt Nam, Thái Lan và Philippin. Đó cũng là 4 nước trong số 22
nước trên thế giới có dân số trên 50 triệu người. Mật độ phân bố dân cư trong
khu vực không đều, nếu Singapor có mật độ phân bố dân cư cao nhất thế giới
(4647 người/ kin2), thì Lào lại là quốc gia có mật độ dân cư thấp dưới mức
trung bình của thế giới (16,5 người/ km2). Tinh hình đô thị hoá với tỉ lệ dân số
thành thị cũng khác xa nhau, thể hiện ở sự khác biệt về trình độ phát triển và
cơ cấu kinh tế khác nhau giữa các nước trong khu vực. Có những nước có tỷ
trọng dân số thành thị cao vào bậc nhất thế giới như Singapor (100%), nhưng
lại có những nước có tỷ lệ nhân khẩu thành thị vào loại thấp nhất thế giới như
Lào (17,5%), Cămpuchia (11,3%)
Về kinh tế: nhận thức được ưu thế của mình, trong một vài thập niên
gần đây, các quốc gia Đông Nam Á đã ra sức phát triển kinh tế. Các số liệu
thống kê cho thấy, Đông Nam Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao trong
một thời kỳ dài. Tỷ trọng GDP của khu vực trong GDP của thế giới đã tăng từ
9
2,4% năm 1970 lên 6% năm 2000 [35, tr 46]. Đây là con số phản ánh tổng
hợp nhất địa vị của các quốc gia trong khu vực, nó cho thấy tốc độ phát
triển kinh tế vượt trội của khu vực so với toàn bộ nền kinh tế thế giới nói
chung. Điều này dĩ nhiên đã nílng cao vị thế của các nước trong khu vực
trên trường quốc tế.
Các nước ASEAN thu hút vốn nước ngoài ngày càng tăng, đạt 24% tổng
số vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển. Việc thực hiện chiến lược
công nghiệp hóa đất nước đã làm chuyển đổi toàn bộ bề mặt nền kinh tế của
các nước trong khu vực, lliu nhập tính theo đầu người tăng lên đáng kể. Chẳng
hạn Malaixia, Singapor, Thái Lan đã đạt được mức tăng trưởng trung bình rất
cao trong suốt thập nicn 80 và những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, với
mức tăng trưởng GDP hàng năm là 8,5% [33, tr 78]. Tính đến thời điểm năm
1999, GDP của các nước ASEAN tính theo sức mua tương đương (PPP) đã

tăng lên đáng kể so với điểm xuất phát, GDP của Inđônêxia theo sức mua
lương đương (PPP) là 610 tỷ USD, GDP bình quân đầu người theo ppp là
2800; các con số tương tự của Malaixia là: ppp - 229,1 tỷ USD , ppp đầu
người 10.700 USD; Philippin là: ppp - 282 tỷ USD, ppp theo đầu người 3600
USD; Thái Lan là: ppp - 332 tỷ USD, ppp theo đầu người 5894 USD;
Singapor là: ppp - 500 tỷ USD, ppp theo đáu người là 27000 USD [33, 256].
Tuy nhiên, sau mấy thập kỷ phát triển ổn định, các nước Đông Nam Á
đang phải đứng trước nhiều thách thức to lớn không thể không vượt qua. Thứ
nhất, đó là cuộc cạnh tranh kinh tế không cân sức giữa các nước trong khu vực
với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như: Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung
Quốc Trong cuộc cạnh tranh này, các quốc gia Đông Nam Á thua kém các
trung tâm kinh tế trên về nhiều mặt: trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao
động, vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới Thứ hai, trước áp lực nợ nước ngoài, cuộc khủng hoảng tài
10
chính tiền tệ đã bùng nổ tại các nước Đông Nam Á. Đổng tiền của các nước
mất giá mạnh so với đồng USD, cuộc khủng hoảng này không những gây
những hậu quả kinh tế - xã hội rất nặng nề mà còn làm cho một số nước Đông
Nam Á như Inđônêxia, Philippin xảy ra những cuộc khủng hoảng chính trị
nghiêm trọng.
Về chế độ chính trị, trong số các nước mà luận văn nghiên cứu, tất cả
đều phát triển theo con đường tư bán chủ nghĩa. Do đó, chế độ chính trị của
các nước này đều được thực hiện trên nền tảng chế độ đa nguyên chính trị.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, ở mỗi
nước đều có một đảng chính trị nổi lên đóng vai trò như một đảng cầm quyền,
chẳng hạn Đảng Nhân dân Hành động ở Singapor, Đảng Dân tộc thống nhất
Mã lai (UMNO) ở Malaixia
Hiến pháp các nước ASEAN đều ghi nhận các quyền tự do, dân chủ cơ
bản của công dân. Tuy nhiên, nhìn chung mà nói, trên thực tế, những quyền tự
do dân chủ mà Hiến pháp ghi nhận thường xuyên bị xâm phạm, đặc biệt ở

những quốc gia đã từng năm dưới ách độc tài gia đình trị của một cá nhân như
Inđônêxia dưới thời Suharto hay Philippin dưới thời Marcos.
Như vậy, bước vào thế kỷ XXI, trước mắt các quốc gia Đông Nam Á có
nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng chứa đựng rất nhiều thách thức, khó khăn.
Nhũng tiềm năng kinh tế của Đông Nam Á là rất phong phú, khả năng hợp tác
là rất lo lớn, nhưng các nước trong khu vực không phải đã hết những trở ngại,
những nhân lố mất ổn định. Cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á, những sự
khác biệt về lãnh thổ, tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc và chế độ chính trị - xã hội,
cách thức tổ chức Bộ máy Nhà nước Tinh hình đó đòi hỏi các Nhà nước
ASEAN phủi thường xuyên trao đổi, đối thoại, tiếp xúc, giải quyết mọi vấn đề
trên tinh thần tôn trọng chủ quyền của mõi quốc gia, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.
11
Mặc dù có những khác biệl lớn giữa các quốc gia như vậy, song, Đông
Nam Á lại vãn Ihống nhất với nhau dựa trên nguyên tắc: “Thống nhất trong sự
đa dạng” và “Đồng thuận”. Chính vì vậy, nếu như trước đây người ta mới chỉ
nhìn thấy tính khu vực của Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lý, chính trị, quân
sự của nó, thì đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, ít nhất là
vào thế kỷ XVI, Đông Nam Á đã nổi lên như một trung tâm văn minh, một
khu vực địa lý - lịch sử - văn hoá, đồng thời cũng là một khư vực địa chính trị
quan trọng của thế giới.
1.2. Vai trò của bộ máy nhà nước một số nước ASEAN trong tiến
trình phát triển kinh tê - xã hội:
Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, cả 5
nước ASEAN mà luận văn đề cập đều đã đề cao vai trò của nhà nước. Theo
chúng tôi, điều này xuất phát từ mấy nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, các nước ASEAN trên đều là các quốc gi 'c độc lập
lừ tay thực dân đế quốc nên một trong những biện pháp kinh tế - xã hội để
củng cố quyền lực chính trị là phải thiết lập bằng được các cơ sở kinh tế quốc
doanh, sử dụng quyển lực kinh tế - chính trị của nhà nước để chi phối xã hội.

Thứ hai, nhà nước cúc nước ASEAN đã sử dụng các công cụ kinh tế,
các cơ sở kinh tế quốc doanh như nhũng biện pháp điều tiết xã hội, giảm bớt
sự xung đột giai cấp và sắc tộc. Chẳng hạn, ở Thái Lan, do việc người Hoa
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, còn người Thái (mặc dù chiếm đa
số) lại là những người không có vai trò đáng kể trong nền kinh tế. Chính vì
vậy, nhà nước Thái Lan đã sử dụng nhiều biện pháp và kiểm soát sự lũng
đoạn của người Hoa nhằm thực hiện sự phân phối lại giữa các chủng tộc
khác nhau. Tinh hình này cũng diễn ra tương tự tại Malaixia, Inđônêxia,
Philippin và Singapor.
12
Thứ ba, từ những năm 1950 đến 1970, hầu hết các nhà nước ASEAN
đều nhận thấy rằng chỉ có nhà nước mới có khả năng lựa chọn các biện pháp
cần thiết để thúc đẩy và hướng dãn quá trình công nghiệp hóa của mình.
Thứ lư, phai Ihừa nhận một thực tế là trong thời kỳ đầu, tư bản tư nhún ở
các nước này rất yếu ớt, không đủ sức đầu tư vào các dự án đòi hỏi đầu tư lớn,
thời gian hoàn thiện dài, lợi nhuận không rõ ràng, thậm chí thua lỗ, chỉ có nhà
nước mới có thể thực hiện được vai trò đó.
Thứ năm, các nước ASEAN nói trên nhìn chung còn yếu về hệ thống
kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường tiền tệ. Do vây, chỉ có nhà nước mới
có thể huy dộng vấtrong nước và vay từ nước ngoài.
\\
Từ khi “hướng về phía Đông” (Look East), học tập và noi theo Nhạt
Bán thì vai trò của nhà nước trong phát triển của các nước ASEAN càng tăng
cường hơn nữa. Đó là mô hình nền kinh tế thị trường có điều tiết công với việc
áp dụng một nền dân chủ hạn chế. Trong mô hình này, thị trường và vai trò
của nhà nước là hai bộ phận tác động trực tiếp lẫn nhau và cấu thành các thể
chế thị trường.
Mặc dù có những điểm chung trong vai trò của nhà nước đối với nền
kinh tế - xã hội, nhưng phân tích kỹ, ta có thể nhận ra sự khác biệt về vai trò
của nhà nước giữa hai mô hình: mô hình xác lập vai trò của nhà nước đối với

phát triển kinh tế xã hội kiểu Singapor và mô hình của các nước còn lại là
Philippin, Inđônêxia, Thái Lan và Malaixia.
- Mô hình xác lập vai trò của nhà nước kiểu Singapor: ở đay, vai trò
của nhà nước được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là thể
hiện Irong việc nhà nước Singapor kiểm soái chặt chẽ các quá trình kinh tế -
xã hội, các hoạt động kinh doanh, kể cả thành phần kinh tế tư nhân. Tuy
nhiên, nhà nước Singapor không can lliiệp vào hoạt động kinh doanh sinh lời,
kể cả đối với doanh nghiệp nhà nước (cho nên có người gọi mô hình này là
13
kiểm soát nhưng không can thiệp). Các xí nghiệp nhà nước ở Singapor hoạt
động cũng giống như các xí nghiệp tư nhân, không được hưởng bất kỳ ưu đãi
hay đặc quyền nào, kể cả việc thuê đất. Đồng thời nhà nước cũng không có
một trói buộc đặc biệt nào đối với công ty nhà nước. Các kế hoạch tài chính và
phương pháp kinh doanh của các xí nghiệp này hoàn toàn không cần sự phê
chuẩn của Chính phủ, hoạt động của chúng hoàn toàn tự chủ, lời ăn lỗ chịu,
không hoạt động được thì giải thể theo luật công ty áp dụng cho mọi thành
phần kinh tế.
Vồ vai trò lãnh đạo của nhà nước đối với xã hội, quan điểm của các nhà
lãnh đạo Singapor là, muốn lãnh đạo được đất nước, đưa đất nước tiến lên thì
trước hết phải xây đựng được một nhà nước thực sự vững mạnh, sáng suốt, đủ
sức để dẫn dắt xã hội đi llieo con dường đã vạch ra. Vì vậy, một nhà nước
trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả được coi là điều kiện tiên quyết
để khẳng định vai trò của nhà nước. Để đạt được điều này, ngoài việc quán
triệt về mặt tư tưởng, Đảng cầm quyền (Đảng Nhân dân Hành động) Singapor
đã tiến hành thực hiện một loạt giải pháp, chính sách đồng bộ, hỗ trợ nhau
trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước. Trong quá trình này, các nhà lãnh
dạo nhà nước Singapor chú trọng nhiều vấn đề:
Mội là, xây dựng nhà nước trên cơ sở lựa chọn những người thật sự tài
giỏi vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Lý Quang Diệu - người
cha của sự phát triển ở Singapor - từng viết: “nếu như để cho một người

Singapor bình thường lãnh đạo đất nước, nếu các thành viên Nội các đều là
những người Singapor bình thường, thì ctó chính là ngày tàn của chúng ta vậy”
[33, tr 45 ]. Vì thế, chính sách sử dụng nhân tài luôn được đề cao và thực hiện
rất nghiêm túc ở Singapor. Chỉ những người tài thực sự, đã qua đào tạo và
được thử thách qua công việc mới được trao những cương vị chủ chốt trong bộ
máy nhà nước.
14
Hai là, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước rất gọn nhẹ, hiện đại. Yêu cầu
này xuất phát từ thực tế khách quan, từ đòi hỏi trong quá trình điều hành, quản
lý xã hội của nhà nước. Chẳng hạn, xuất phát từ hoàn cảnh của Singapor là
một quốc gia đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và tôn giáo, phán lớn nhân dân đêu là
Iiliững người nhập cư, không có ý thức rõ rệt về tinh thần dân tộc, hơn nữa đất
đai khan hiếm, nhà ở rất thiếu thốn, cộng với nạn tham nhũng có tính phổ biến
lừ thời Ihuộc địa, nên nhà nước đã thiết lập các cơ quan như: Hội đồng về
quyền của các sắc dân thiểu số, Cục phát triển nhà ở, Cục Điều tra chống tham
nhũng, Bộ Mồi trường và phát triển quốc gia và thực tế cho thấy là các cơ
quan này đã hoạt động rất hiệu quả, ghóp phần quan trọng vào kỳ tích về kinh
tế - xã hội của Singapor mà chúng ta đã và đang chứng kiến.
Ba là, vai trò của nhà nước ở Singapor được thể hiện chủ yếu thông qua
công cụ pháp lý. Hệ thống pháp luật được xây dựng rất đầy đủ và hoàn thiện.
Việc chấp hành pháp luật là nghĩa vụ của mọi công dân Singapor, từ người dân
cho đến các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước.
Bốn là, nhà nước Singapor đã luôn đề ra và thực hiện được hàng loạt
chính sách sáng suốt cho sự phát triển toàn diện của đất nước, bảo đảm cho tất
cả công dân Singapor có một cuộc sống tốt dựa trên sự tăng trưởng kinh tế và
ổn định chính trị. Chẳng hạn chính sách về khuyên khích việc làm, chính sách
thỏa mãn nhu cầu nhà ở cho nhân dân, chính sách kiểm soát tội phạm
Như vậy, có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn đến thành công của Singapor là ở đây đã có một nhà nước hiện đại, trong
sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò dẫn dắt xã hội một cách chuẩn mực, vừa

không độc tài vừa bảo đám dược sự lãnh đạo của nhà nước đối với xã hội.
- Mô hình xác lập vai trò nhà nước của Inđônêxia, Philippin, Thái
Lan và Malaixia: Khác với Singapor, tại các quốc gia này, vai trò của bộ máy
nhà nước được đẩy lên một cách cực đoan, ớ đây, gần như nhà nước can thiệp
15
một cách mạnh mẽ, sâu sắc và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế -
xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước chủ trương thành lập khu vực kinh tế
nhà nước mạnh, coi khu vực này là bộ phận then chốt để dẫn dắt các bộ phận
kinh tế khác phát triển. Chính phủ các quốc gia này can thiệp khá sâu vào cả
mặt hành chính cũng như tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Chính phủ
các nước này thường cho những người có quan hệ tốt với Chính phủ vào cương
vị lãnh đạo các xí nghiệp quốc doanh và có dành nhiều ưu đãi và những nghĩa
vụ đặc biệt đối với các xí nghiệp loại này. Đối với những xí nghiệp làm ăn
thua lỗ, Chính phủ thường đưa ra các khoản vay mượn ưu đãi, trong khi đó,
thành phần kinh tế tư nhân lại không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hầu
như để mặc quy luật cạnh tranh tự do chi phối.
Ở Inđônêxia, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong thời kỳ “trật
tự cũ” cũng như cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong thời kỳ
“trật tự mới” luôn luôn chứng minh cho quan điểm về vai trò can thiệp trực
liếp của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm này cũng
phản ánh trình độ và vai trò của các tầng lớp lư sản của Inđônêxia còn rất yếu
kém, chưa đủ sức gánh vác sứ mệnh của đất nước. Hơn nữa, trong cái gọi là
“tư sản dân lộc” ở Inđônêxia thì tiềm lực kinh tế đáng kể nhất lại nằm trong
tay tư sản gốc Hoa [35, tr 63]. Trong khi đó, thế lực kinh tế tư bản gốc Hoa lại
là một đối trọng đối với các chính phủ kế tiếp nhau ở Inđônêxia (vốn rất sợ sự
lũng đoạn của người Hoa). Vì vậy, tư tưởng hình thành vai trò can thiệp của
nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước ở Inđônêxia diễn ra mạnh mẽ và có tác
động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội ở Inđônêxia hơn bất kỳ quốc gia
Đông Nam Á nào.
Malaixia cũng đã vấp phải lối mòn của Inđônêxia. Đất nước với đẩy

lòng tự tin, kiêu hãnh này cũng đã từng xây dựng được nhiều tổ hợp công
nghiệp, liên doanh nhà nước - tư nhân như nhà máy sản xuất ô lô Proton
16
Saga Tuy nhiên, về khía cạnh hiệu quả kinh tế, hầu như ít có nhà máy nào
là hoạt động có hiệu quả thực sự.
Ớ Philippin, thời kỳ Marcos, Chính phủ cũng can thiệp mạnh vào nền
kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp. Sau thời kỳ Marcos cho đến nay,
Chính phủ Philippin vẫn còn nắm giữ một số lượng lớn các xí nghiệp sản xuất
công nghiệp. Hiện nay Chính phủ Philippin sở hữu 52% tài sản trong ngành
công nghiệp lọc hóa dầu, 48% trong công nghiệp chế tạo các sản phẩm cơ khí,
37% trong lĩnh vực xuất nhập khẩu [35, tr 157].
Những lời giải thích về sự can thiệp một cách quá đáng của nhà nước
dối với nền kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói
riêng của các nước ASEAN đã được nêu ra khá nhiều, nhằm bào chữa cho
những khiếm khuyết của Chính phủ trong việc quản lý các nền kinh tế đầy
khuyết tật. Tuy nhiên, sự bào chữa đó chỉ càng làm cho nhà nước can thiệp SÛU
thêm vào nền kinh tế của nhiều nước ASEAN, làm trầm trọng thêm sự thiếu
kha năng, tính thiêu bền vững của nền kinh tế các quốc gia này trước những
biến cố giữ dội mà thị trường mang lại (chẳng hạn cuộc khủng hoảng kinh tế
tài chính cuối năm 1997 đầu năm 1998), những biến cố mà bất kỳ một nền
kinh tế nào muốn trưởng thành và phát triển đều phải đối diện.
Tóm lại, ở các nước ASEAN mà luận văn nghiên cứu, vai trò của bộ
máy nhà nước trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện một
cách mạnh mẽ. Mặc dù có sự khác nhau ở mức độ can thiệp của nhà nước và
cách thức thể hiện sự can thiệp này, song, bộ máy nhà nước của các quốc gia
ASEAN mà chúng tôi đề cập đều có chung một tính chất trong quá trình thể
hiện vai trò của mình trong xã hội. Đó là chính quyền của giai cấp tư sản dân
tộc kếl hợp với một giai cấp khác, mà trong trường hợp Inđônêxia và Thái Lan
là tầng lớp quân nhân, trong trường hợp Malaixia là với các thế lực phong kiến
cát cứ, trong trường hợp Philippin là với giai cấp đại địa chủ đã được tư sản

hóa; còn trong trường hợp Singapor là với giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp trí
thức theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa để lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Chính quyền đó có tính hai mặt. Một mặt, họ theo chủ nghĩa dân tộc,
tích cực bảo vệ nền độc lập dân tộc, cố gắng làm cho đất nước giàu mạnh về
mọi mặt, nhất là về kinh tế, trên cơ sở duy trì sự ổn định về chính trị. Mặt
khúc, họ cương quyết bảo vệ chế độ thống trị và bóc lột của giai cấp mình, ra
sức hạn chế sự tham gia của đông đảo nhân dân vào cơ cấu chính quyền. Do
đó, công thức dựng nước (Nation - Suilding) của các quốc gia này là: Kinh tế
thị trường kết hợp với một nền dân chủ hạn chế, thậm chí còn có thể gọi là
chuyên chế, độc tài (như chính quyền Inđônêxia dưới thời Xuharto, chính
quyền Philippin thời Marcos hoặc tại Thái Lan dưới thời kỳ chính quyền quân
sự thập niên 70 của thế kỷ 20). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công thức phát
triển ấy - mặc dù rất khác so với dân chủ nghị trường kiểu phương Tây - trong
chừng mực nào đó lại phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của các nước
phương Đông là nhấn mạnh đến sự hòa hợp (harmony) và trật tự trên dưới
(hiararchy); cũng nhờ áp dụng công Ihức này từ giữa những năm 1960 đến
nay đã giúp Singapor, Malaixia, Thái Lan và Inđônêxia thu được nhiều
thành tựu to lớn về kinh tế và củng cố dược an ninh quốc gia (khác hẳn tình
trạng rối loạn do dân chủ cực đoan ở Inđônêxia thời gian qua mà chúng ta
đã được chứng kiến).
Với những thành tựu lo lớn của mình, các nước trong ASEAN đã biến
Đông Nam Á trở thành khu vực có vị trí quan trọng tại Đông Á và thế giới,
hàng năm sản xuất trên 750 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ (tính theo giá
chính thức, số liệu năm 1999 của WB), chiếm một phần quan trọng của cả
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đông Nam Á cũng là một trong những
vùng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đóng góp xứng đáng vào sự
“thần kỳ Châu Á”.
18
Đánh giá về vai trò, vị trí của các nước ASEAN trong khu vực Đông Á
nói chung, ngài Hashimoto - cựu Thủ tướng Nhật bản đã nói: “Các nước

ASEAN gi ứ vị trí duy nhất trên thế giới như một khuôn mẫu thành công, đạt
được sự ổn định chính trị lãn lăng trưởng kinh tế” [33, tr 14].
Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế với những thành tựu như đã
nêu trên, đã tạo dựng nên những cơ sở quan trọng, cần thiết về vật chất, kỹ
thuật, nhất là cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và vai trò quản lý của
nhà nước cho sự phát triển lâu dài của các nước ASEAN.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nước ASEAN đã chú
trọng phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ, phân bố lại lao động
trong nông nghiệp ở nông thôn, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt
động lao động ở đô thị. Sự chuyển dịch lao động này đã tạo điều kiện cho tăng
năng suất lao động xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thẩn của nhân
dân. Trong 10 năm từ 1980 đến 1990, tỷ lệ lao động nông nghiệp tại Malaixia
giảm 14%, Thái Lan giảm 7%, Philippin giảm 7%, Inđônêxia giảm 2%
Cũng trong khoang thời gian đó, tỷ lệ đô thị hóa của các nước này cũng tăng
lên nhanh chóng, ở Philippin tăng 4,9%, ở Inđônêxia tăng 4,8%, ở Malaixia
tăng 4,3% [33, tr 298].
Các nước trong khu vực cũng rất chú ý đến sự nghiệp phát triển giáo
dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác. Đây được xem là những yếu tố cấu
thành quan trọng nhất của sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, bảo
đảm cho một sự phát triển dài lâu. Trong các năm 1991-1995, nhiều nước
ASEAN đã dành đến 1/3 chi tiêu ngân sách cho chi tiêu xã hội. Thái Lan đã
chi tiêu 32,5% tổng chi tiêu ngân sách cho giáo dục, y tế và an ninh xã hội;
con số tương tự đối với Malaixia và Singapor là 31,9%, Philippin là 22,2%,
Inđônêxia là 17,9% [World Development Report 1997, tr 266-267].
Như vậy, có thể nói, các nước ASEAN là những nước có những
19
bước phát triển kinh tế đáng kinh ngạc trong suốt nhiều chục năm qua. Để so
sánh tốc độ tăng trưởng của các nước ASEAN với các nền kinh tế tiêu biểu
irên thế giới, ta có thể tham khảo bảng số liệu sau đây:
Ncn kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội
trên đầu người lúc đầu
(USD)
Tăng trưởng GDP giai
đoạn 1973-1996 (%)
Inđônêxia 1538
3,6
Malaixia
3.167
4,0
Thái Lan
1.750
5,6
Philippin 1956
0,8
Singapor 5.412
6,1
HồngKông (Trung Quốc) 6.768
5,1
Anh
17.953
0,5
Pháp
12.940
1,5
Đức
13.152
1,8
Áo
11.308 2,0

Ilalia
10.409
2,1
Tây Ban Nha
8.739
1,8
Hi Lạp
7.779
1,5
Nhật Bán
11.017
2,5
Hàn quốc 2.840
6,8
Trung quốc
839
5,4
Mỹ
16.607
1,6
Nguồn: World Development Report 2001, tr 174.
Ngày nay, người ta có thể khái quát những đặc trưng phát triển kinh tế -
xã hội của ASEAN trên những nét đại thể như sau: Các nước ASEAN đều đi
lén từ nông nghiệp; đi từ sử dụng nhiều lao động đến sử dụng nhiều tư bản và
kỹ thuật cao; đi từ chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đến hướng
vào xuất khẩu; biếl tận dụng một cách có hiệu quả vốn và công nghệ của nước
ngoài để thực hiện công nghiệp hóa; và đặc biệt là đều thực hiện có hiệu quả
“vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Mặc dù vậy, công bằng mà nói, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh
tế - xã hội khảng định giá trị lo lớn của nhà nước ASEAN trong việc định

20
hướng, lãnh đạo xã hội; thì việc nhà nước ở một số nước ASEAN can thiệp
quá sâu sắc, mạnh mẽ, có phần thô bạo thậm chí độc tài (trường hợp Philippin
và Inđônêxia) dã gây những hậu quả tai hại cho đời sống kinh tế - chính trị -
xã hội của các đất nước này. Hiện thực là, các nền kinh tế của các quốc gia
này đã không có đủ tính năng động để đối phó với những biến cố rất thường
gặp trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như cuộc khuủng hoảng tài
chính năm 1997; nền chính trị của các nước này có nhiều biểu hiện mất dân
chủ; xã hội các nước này còn quá phân biệt và bất công trong thu nhập và
hưởng thụ những phúc lợi xã hội.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra đã tàn phá nặng nề các nền
kinh tế ASEAN và cho thấy tính không bền vững và một số khiếm khuyết của
con đường phát triển mà các nước trong khu vực đã đi theo. Cho đến nay, qua
nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Châu Á, người ta đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một
nguyên nhân rất quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đó là tình trạng
câu kết chặt chẽ giữa giới cầm quyền chính trị và các tập đoàn tư bản lớn đã
làm lũng đoạn nền kinh tế, làm suy yếu vai trò kinh tế của nhà nước.
Thực tế cũng cho thấy, ở nước ASEAN nào mà vai trò của nhà nước đối
với nền kinh tế - xã hội được xác lập một cách đúng mức thì kinh tế có sự tăng
trưởng cao. Có thể chứng minh điều này qua việc tham khảo số liệu tăng
trưởng kinh tế và mức GDP đáu người của một số nước ASEAN từ 1973
1996 (mà chúng tôi đã trích dãn ử trên). Những số liệu trên cho thấy ở Thái
Lan, Malaixiu, Singapor - những nước mà vai trò kinh tế - xã hội của nhà
nước được thiết lập một cách đúng mức thì kinh tế phát triển mạnh hơn và
chỉ số GDP trên đầu người cũng cao hơn so với Inđônêxia và Philippin là
hai quốc gia mà vai trò của nhà nước thường được thể hiện dưới dạng độc
tài, gia đình trị.
21

×