Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.25 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHÁT THANH TRONG c u ộ c CẠNH TRANH VỚI CÁC
PHƯƠNG TIỆN TRUYÈN THÔNG ĐẠI CHÚNG
(áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển
vào phát thanh Việt Nam)
Mã số: QX 2003
Họ và tên chủ trì đề tài:
TS. Đặng Thị Thu Hương
Cán bộ phối họp nghiên cứu:
Mai Phương Thúy (VOV)
Hoàng Kim Thu (VOV)
Hà Nội, tháng 3 năm 2009
M ục lục
C hương M ột: M ối quan hệ cạnh tranh và họp tác cùng tồn tại và phát triển của các 9
PTTTDC
1.2. Sự cạnh tranh giữa các PTTTD C 9
2.2. M ối quan hệ họp tác và tương tác giữa các PT TTDC 14
2 .2 .1 . B ứ c tr a n h c ù a s ự c ù n g tồ n tạ i v à p h á t triể n 14
2 .2 .2 . Đ ặ c tr ư n g k h ô n g th ề t h a y th ế c ù a m o i l o ạ i h ìn h tru y ền th ô n g 16
2 .2 .3 . N g u yê n tă c tậ n d ụ n g th ê m ạ n h c ủ a c á c p h ư ơ n g tiệ n tr u yê n th ô n g k h ác đ ể c ủ n g c ổ v ị 17
t r í củ a m ìn h
C hương Hai: Sự vận động và phát triển của phát thanh Anh và M ỹ kể từ khi ra đời 22
2.1. Sự phát triển của công nghệ phát thanh 22
2 .1 .1 . S ự ra đ ờ i c ủ a p h á t thanh 22
2 .1 .2 . S ự th a y đ ố i t r o n g k ỹ th u ậ t tr u y ề n p h á t: C u ộ c c á ch m ạ n g c ù a s ó n g F M 24
2 .1 .3. N h ữ n g b ư ớ c tiế n tr o n g c ô n g n g h iệ p th u âm 26
2 .1 .4 . S ự h ấ p d á n c ù a m á y th u th an h 29
2.2. Sự thay đổi trong cách thức công chủng nghe phát thanh 34
2 .2 .1. P h á t th a n h đ ã t r ở n ên tiệ n d ụ n g và d ê d à n g tiê p c ậ n n h ư th ế n à o 34
2 .2 .2 . Từ m ộ t p h ư ơ n g tiện ch ín h y ế u th àn h p h ư ơ n g tiện th ứ y ế u - từ m ộ t p h ư ư n g tiệ n c ủ a 36


c ộ n g đ ồ n g th àn h p h ư ơ n g tiện c á nh ân
1.3. S ự thay đổi trong chương trình phát thanh 38
1 .3 .1. P h á t tha n h th a y đ o i từ p h ư ơ n g tiệ n tr u yề n th ô n ẹ th e o c h ư ơ n g tr ìn h th à n h p h ư c m g 38
tiệ n tr u y ề n th ô n g th e n địn h d ạ n g :
1 .3 .2. P h o n e -in s v à s ự tham g ia tư ơ n g tá c c ủ a thính g iả v ớ i chương tr ìn h p h á t thanh 40
1 .3 .3. Từ c h ư m g trìn h b u ổ i t o i đ ế n c h ư ơ n g trìn h b u ổ i s á n g , vù n g h e th e o y ê u c ầ u 41
1.4. Diện m ạo của phát thanh trong bối cảnh truyền thông Internet 43
1 .4 .1. P h á t thanh k ỹ th u ậ t s ố 43
1 .4 .2 . P h á t th an h q u a v ệ tinh 46
1 .4 .3 . P h á t th a n h q u a đ iệ n th o ạ i d i đ ộ n g 47
1 .4 .4. P h á t thanh q u a m ạ n g in te r n e t 48
Chương Ba: Sự phát triển của phát thanh V iệt Nam từ khi ra đời đến năm 1986 52
3.1. Thời kỳ hoàng kim của phát thanh Việt Nam (từ 1945 đến 1975) 52
3. ỉ . 1. V ai tr ò đ ặ c b iệ t cù a v o v tr o n g 3 0 n ăm k h á n g c h iế n tr ư ờ n g k ỳ 52
3 .1 .2 . Đ ó n g g ó p c ù a v o v v ề p h ư ơ n g d iệ n đ ố i n ộ i: T u y ê n tru y ề n , c ổ đ ộ n g to à n d â n k h ả n g 54
c h iê n c h ô n g P h á p vò c h ô n g M ỹ
3 .1.3 . Đ ó n g g ó p c ủ a vov v ề p h ư ơ n g d iệ n đ ố i n g o ạ i 59
3.2. Sự phát triển của phát thanh V iệt Nam trong những năm bao cấp 64
3 .2.1 . D iệ n m ạ o b á o c h í tr u y ề n th ô n g V iệt N a m tr o n g g ia i đ o ạ n b a o c ấ p 64
3 .2.2 . T h àn h c ô n g và h ạ n c h ế c ủ a p h á t th a n h V iệ t N a m tr o n g th ờ i k ỳ b a o c ấ p 65
Mở đầu 1
C hư ơng Bốn: Ph át thanh V iệt N am sau đổi m ới: thách thức, thòi cơ trong cuộc cạnh 71
tranh voi các PTT TDC
4.1. Sự phát triển của phát thanh V iệt Nam sau đổi m ói: 71
4.2. Những thách thức đối vớ i phát thanh V iệt N am sau đổi m ói 7 6
42.1.Thách thức đến từ cuộc cạnh tranh quyết liệt vói các PT TT D khác 76
4.2.2. Thách thức từ đòi hỏi y ê u cầu n gà y càng cao của thính giả 79
4 .2 .3 . T há c h th ứ c t ừ s ự c ạ n h tra n h p h á t tr iê n c ủ a c á c đ à i p h á t th a n h n ư ớ c n g o à i b a n g 80
ti ê n g V iệt
4 .2 .4 . Th ách th ứ c từ n h ũ n g n h ư ợ c đ i ê m cù a đ à i T iế n g n ó i V iệt N a m , x é t v ề n ộ i d u n g v à 81

h ình th ứ c th ê h iệ n c ủ a c á c c h ư c m g tr ìn h p h á t th an h
K ết luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho tính cạnh tranh của phát thanh Việt Nam 85
Các chữ viết tắt
Chủ nghĩa xã hội C N X H
Đ ài Tiếng nói V iệ t N am Đ ài T N V N
Kháng chiến chống M ỹ K C C M
Kháng chiến chống Pháp KC CP
Phương tiện truyền thông đại chúng P TT TDC
The Voice o f V iệ t N a m v o v
V iệ t N am V N
X ã hội chủ nghĩa X H C N
PHIẾU ĐĂNG KÝ
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u CÁC ĐÈ TÀI KHCN
Tên đê tài: Phát thanh trong sự cạnh tranh vớ i các phư ơng tiện truyên th ông đại chúng
(áp dụng bài học kinh nghiệm của phát thanh ở các nước phát trie n vào phát
thanh V iệ t N am )
M ã số: Q X 2003
C ơ quan quản lí đê tài: Đ ại học Q uôc gia Hà N ộ i
Đ ịa c h ỉ: 144 đường X u ân Thủ y, cầu G iấy, I ỉà N ội
Đ iện thoại: 7548664
C ơ quan chủ trì đê tài: Kh oa Báo chí và Truyên thông
Đại học Khoa học Xã h ội và Nhân văn
Đ ịa ch ỉ: 336 Nguyễn T rãi, Thanh Xuân, Đống Đa, H à N ộ i
Tốn g ch i phí thực chi:
T rong đó: - T ừ ngân sách Nhà nước
- N guồn khác: không có
T h ời gian nạhiên cứu: 2 năm
T h ời gian băt đầu: 2003
T h ờ i gian kết thúc: 2005 (T u y nhiên do C hủ trì đề tài đ i nghiên cứu sinh 4 năm, từ 2004-
2008, nên thời gian kết thúc là vào tháng 3.2009).

Tên cán bộ phối họp nghiên cứu:
C hủ trì đề tà i: TS. Đặng T h ị T hu H ương (K hoa Báo chí và Truyền thông)
N hữ ng ng ười tham gia: M ai Phương Th ú y (Đ ài T iếng n ói V iệ t Nam )
Hoàng K im Thu (Đ ài T iếng nó i V iệ t Nam )
Sô đăng ký đê tài
N gày
Sô chứng nhận đăng ký
K Q N C
N gày
Bảo mật
A . Phổ biến rộng rãi
B. Phổ biến hạn chế
c. Bảo m ât
Tóin tắt ý nghĩa, kết quả nghiên cứu (k ể cả các kết quả về đào tạo)
về mặt lí luận:
- Đ ẻ tài g ó p phần bồ sung làm ph ong phú thêm lý luận báo chí phát thanh hiện đại (nhất là các
vấn đề về vị trí, vai trò, chức năng, n g uy ên tắc truyền Ihông phát thanh ).
- Đ ề tài hệ thống hóa sự phát triển của phát thanh ở các nư ớc phát triển trên thế giới, lí giải
ngu y ên nhân sự phát triển của phát thanh ở A nh và M ỹ trong mối tương quan với các PT TD C
khác.
- Đ e tài phân tích sự phát triển của phát thanh Việt Nam , hệ thống hóa n h ữ ng thành côn g và hạn
ch ế của phát thanh từ khi thành lập ch o đến nay, đồn g thời, phân tích thời cơ và thách thức của
phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các P TT DC hiện nay.
về mặt thực tiễn:
- K et quả ngh iên cứu đ ự ơc sử dụng trực tiếp trong các giò' giảng các môn chu y ên ngành phát
thanh cho các hệ đào tạo đại học, và sau đại học ngành báo chí truyền thông
- K ết quả của đề tài đ ư ợ c sử dụn g trong khi triển khai hư ớng dẫn niên luận, tiểu luận, khoá luận
tốt nghiệp, luận văn và luận án ch o sinh viên và học viên sau địa học tại các c ơ sở truyền thôn g
- N ội dung cô n g trình đ ư ợc sử dụ n g ở mức đ ộ nhất định vào v iệc biên soạn đề cương, bài giảng,
giáo trình, các báo cáo khoa h ọc tại các hội thảo trong nước và quốc tế.

- sv, học viên sau Đ H , cac ph óng viên , biên tập viên các toà soạn báo chí và những ai quan tâm
có thể tham khảo nội d u ng ngh iên cứu trong hoạt đ ộn g thực tiễn nghề nghiệp.
K iến nghị v ề quy m ô và đối tưọn g áp đ ụng kết quả nghiên cứu
- K ết quả nghiên cứ u của đề tài c ó thể đ ư ợc tham khảo ở các trường đào tạo v ề báo chí truyền
thông và phát thanh-truyền hình trong cả nước.
- Đ ồn g thời có thể là ý kiến gọi ý ch o Đ ài T iến g nói V iệt N a m cũng như các đài địa phương nhận
thức đư ọc s ự vận độn g phát triển của ngành phát thanh, và ứ ng dụng trong thiết kế nội dung,
ch ươ n g trình phát thanh hiện đại.
C hức vụ Chủ nhiệm đê tài T h ủ trưỏng cơ
quan chủ trì đề
tài
Chủ tịch Hội
đồn g đánh giá
chính thức
Thủ trưởng cơ
quan quản lí đề
tài
H ọ và tên TS. Đặn g Thị
Thu H ương
P G S .T S. Đinh
V ăn H ườn g
PG S.TS. Đ inh
Văn H ưòn g
H ọ c hàm, h ọc vị
K ý tên
Tiên sĩ
PG S. T S PG S.TS
Đ ỏn g dấu
SUMMARY
Project title: Radio in the fierce competition with other mass media (applying experiences

from radio’s development in the UK and us to die development of Vietnamese radio)
Code number QX 2003
Coordinator: Dr. Dang Thi Thu Huong
Implementing Institution: Faculty o f Journalism and Communications, University of
Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
Cooperating Institution: The Voice of Vietnam
Duration: from 2003 to 2009 (because the coordinator had to complete a PhD study for 4
years in the UK from 2004-2008).
1 .Aims:
The project endeavours to investigate the radio’s development in the UK and us since
its inception inorder to explore how radio in these countries have adapted and adjusted
itselft in the fierce competition with other mass communication. This will be done in
order to learn and apply relevant experiences from radio in the UK and us to the
development of radio in Vietnam.
2. Objectives:
- The development of radio in the UK and us since its inception, particularly after the
invent of televisioin and the Internet in order to explore its potential capacity in
competition with other mass media.
- The development of radio in Vietnam since its inception in 1945, through 30 years and
10 years of subsidised period to the economic renovation time. This will be done in order
to explore the strengths and weaknesses of radio in Vietnam, particularly at the time
when radio has to compete with other media to capture the interests of audiences (after
the Economic Renovation 1986).
3. Contents
- Investigate the development of radio in the UK and us since its inception in order to
explore its adaptabilities in the new socio-economic changcs after a new mass medium
arrived.
- Investigate the complex relationships between mass media, which allows mass media to
co-exist and co-develop even though they have the same functions o f delivering
information and entertainment.

- Explore the strengths and weaknesses of radio in Vietnam since its inception. Examine
the changes in its position in mass media systems in Vietnam, from its inception, through
out 30 years of war, 10 years of subsidised period and at the economic renovation time.
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUÀ THựC HIỆN ĐỀ TÀI KHCN CỦA DIIQGHN
BẰNG TIẾNG ANH
Investigate its challenges and opportunities when radio has to compete with other mass
media to captuie audiences.
- Suggest solutions for Vietnamese radio in order to strengthen its position in the mass
media systems and widen its influence in the sodety and capture larger listneres.
The project explored the development of radio in developed countries, found out the
changcs and self-ajustments of radio in the UK and US in the fierce competition with
other mass media. Having investigated the complex relationships between mass media,
the project contended that mass media compete and cooperate with each other. This
complex relstionship allows mass media to co-exist and co-develop even though they
have the same functions of delivering information and entertainment. Whenever a new
medium arrives, the traditional ones will adapt and ajust themselves to the new changes
in order to continue to capture the interests of audiences.
The project also investigated the strengths and weaknesses of Vietnamese radio,
particularly in the information booming after Vietnam applied the economic renovation.
Experiences from radio in the UK and US are selected to apply to Vietnamese radio in
order to strengthen is position in the fierce competition with visual media.
4. Results obtained:
Having applied a number of methodologies, including the historical and secondary
research, online and offline surveys and focus group interview, the project obtained some
significant findings, particularly reasons for the drop in radio listeners in Vietnam in
recent years. The project also provided a number of suggestions which enable the Voice
of Vietnam strengthen its competitive capabcities, which are as follows:
The Voice of Vietnam should improve its characteristic strengths, including the intimacy,
immediacy, ubiquity, and ‘niche’ medium.
Regarding the programme content, the Voice o f Vietnam should improve the quality of

its programmes, increase more channels to cater the need and interests of targeted
audiences. VOV should enhance the interactive programmes which allow listeners to
participate in the on air programmes.
Regarding the programming, VOV should consider the model o f ‘format’ programmes, in
which there are distinctive features between talk radio and music radio. Whaterver the
overrall fonnat of the station, or the genre being produced, each radio programme will be
produced according to its own particular format. This ‘template’ establishes the structure
and style of the programme: its precise content will vary from one edition to the next, but
the structure and style will always be essentially the same, at least until there is felt to be
a need for refreshing it further through re-formatting. It provides the listeners with a
perceptible programme identity because it makes each separate edition sufficiently
familiar, and it offers producers the security of a framework to which they can habitually
work. As the audiences are fragmented, particularly in the Digital Age, radio should
focus on the ‘niche’ audiences, serving the small groups, catering their needs and
demands.
VOV should consider building a running order based on a ‘clock format’. In a given
hour, all the ingrients - records, competitions, trails, news bulletins, weather reports, and
so on - are distributed at fixed points throughout the hour: this is represented graphically
as points on a clock face, so that their planned transmission can be checked against the
actual position ofthe minute hard as it passed around the studio’s own real clock.
VOV should strengthen its liveness in programmes on air by producing open, live and
interactive programmes.
VOV should also emphasise the importance of research and applying new technology in
producing programmes, recoiding and restoring audio files.
VOV should strengthen the power of its signal, for domestic and external services; and
deliver radio programmes via various technology, including broadcasting webcasting,
and podcasting in the future.
Audience research should be paid greater attention in order to identify the needs and
demands of the new audiences in the Internet Age, consequently, enable VOV to serve
the best service to the new generation.

Finally, VOV should pay more attention in training and re-training staff in order to
improve the quality of radio producers, in turn, radio programmes.
BÁO CÁO TÓM TẤT KẾT QUẢ THựC HIỆN ĐỀ TÀI KHCN CỦA DHQGHN
BẰNG TIẾNG VIỆT
Tóm tắt
Tên đề tài: Phát thanh trong sự cạnh tranh với các phương tiện truyền thông khác (áp
dụng kinh nghiệm của phát thanh ở các nước phát triển vào sự phát triển của phát thanh
Việt Nam).
Mã số: QX 2003
Chủ trì đề tài: TS. Đặng Thị Thu Hương
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn).
Cơ quan cùng thực hiện đề tài: Đài Tiếng nói Việt Nam
Thời gian thực hiện đề tài: từ 2003 đến 2009 (vì chủ trì đề tài đi nghiên cứu sinh 4 năm
tại Anh).
1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài ‘Phát thanh trong sự cạnh tranh với các phương tiện
truyền thông đại chúng: áp dụng bài học kinh nghiệm của phát thanh Anh và Mỹ vào phát
thanh Việt Nam’ sẽ tìm hiểu sự phát triển của phát thanh ở các nước phát triển, đặc biệt là
ở Anh và Mỹ, nghiên cứu sự vận động của phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh với các
phương tiện truyền thông khác (báo in, truyền hình và gần đây là Internet) nhằm làm sáng
tỏ nhũng bài học kinh nghiệm phù họp, có thể vận dụng vào bối cảnh truyền thông Việt
Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị hợp lí cho sự phát triển của phát thanh Việt Nam hiện
tại và trong tương lai.
2. Đối tượng nghiên cứu: sự vận động và phát triển của phát thanh ở Anh và Mỹ khi xuất
hiện cho đến ngày nay, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh với các PTTDC. So sánh, đối
chiếu với sự phát triển của phát thanh Việt Nam để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù
họp cho sự phát triển của phát thanh ViệtNam hiện đại.
3. Nội dung chính:
- Làm rõ sự vận động, phát triển của phát thanh trên thế giới kể từ khi phát thanh ra đời,
tìm hiểu sự điều chinh của phát thanh để thích ứng với sự thay đổi khi một PTTDC mới

xuấl hiệa
- Phân tích mối quan hệ cạnh tranh và tương tác giữa các PTTDC, đế lí giải tại sao các
PTTDC cùng tồn tại và phát triển, cho dù chúng có cùng chức năng thông tin và giải trí,
và hiện đang phải cạnh tranh quyết liệt về công chúng tiêu thụ sản phẩm truyền thông.
- Phân tích lí giải thành công cũng như nhược điểm của phát thanh Việt Nam. Phân tích
sự biến đổi về vị trí của phát thanh Việt Nam trong hệ thống các PTTDC từ khi phát
thanh ra đời, cho đến khi truyền hình xuất hiện, trong giai đoạn đổi mới và thách thức đổi
với phát thanh Việt Nam hiện nay.
- Nêu giải pháp khả thi để nâng cao tính cạnh tranh của phát thanh trong bối cảnh truyền
thông Internet.
4. Ket quả thu được: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh sự vận động và phát triển
của phát thanh ở các nước phát triển đề tài đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho
phát thanh Việt Nam, và đưa ra đề xuất để phát thanh Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh
với các PTTTDC khác. Tóm tắt các đề xuất như sau:
Để có thể phát triển và cạnh tranh trong thời đại truyền thông Internet, việc đầu tiên là
phát thanh phải phát huy được thể mạnh của mình, đặc biệt là tính phổ cập rộng rãi, tính
đơn giản gọn nhẹ, tính thân mật gần gũi, có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, phục vụ
được các nhóm đối tượng nhỏ, công chúng đặc thù, là phuơng tiện dễ tiếp nhận.
Xét về nội dung chương trình, Đài Tiếng nói Việt Nam cần hoàn thiện và tăng thêm các
hệ chương trình phát thanh, chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình,
đi vào chiều sâu và toàn diện, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả.
Đài TNVN cần nghiên cứu áp dụng kênh phát thanh định dạng, chú trọng vào những
nhóm công chúng nhỏ, có nhu cầu, thói quen và sờ thích riêng biệt. Bởi lẽ xu hướng phát
triển của phát thanh trên thế giới là chuyên biệt hóa đối tượng. Khái niệm ‘phi đại chúng
hóa’ thông tin đại chúng đã được giới nghiên cứu truyền thông thế giới đề cập nhiều từ
đầu thập niên tám mươi, tiêu biểu là Alvin Toffler, Philippe Breton và Serge Ploux. Các
PTTTDC bị ‘phi đại chúng hóa’ là sản phẩm tất yếu của kinh tế thị trường trong điều
kiện cách mạng công nghệ và tin học. Việc ‘phi đại chúng hóa’ kênh phát thanh chính là
yếu tố quan trọng giúp phát thanh ở Anh và Mỹ duy trì vững chắc vị trí của mình trong
hệ thống các PTTTDC và nắm giữ thính giả.

Mô hình ‘cấu trúc một giờ đồng hồ chương trình’ cũng cần được tham khảo, để tạo bản
sắc riêng cho tùng kênh chương trình.
về hình thức thể hiện, do đặc trưng cơ bản của phát thanh là âm thanh tổng hợp, nên
trong quá trình sáng tạo, nhà báo phát thanh đặc biệt nên chú ý khai thác và sử dụng tiếng
động, cụ thể là sử dụng một phần các tài liệu nguyên gốc, chẳng những tạo độ tin cậy cao
mà còn góp phần đa dạng hóa âm thanh trên sóng phát thanh, tạo hiệu quả cao trong quá
trình thính giả nghe đài. Đưa tiêng nói của những con người đang trực tiếp hoạt động
sáng tạo trong các lĩnh vực đời sổng là đưa vào sản phẩm phát thanh sự vận động của đời
sổng hiện thực, góp phần tạo cho chương trình phát thanh gần gũi, thiết thực hơn.
về sản xuất chương trình, đối mới quy trình sản xuất các chương trình phát thanh, mở
rộng hình thức đọc thẳng thay cho các chương trình sản xuất theo kiểu truyền thống -
trong studio.
Đài cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và công nghệ mạng
máy tính âm thanh trong việc sản xuất chương trình; xây dựng mô hình sản xuất chương
trình phù hợp với tổ chức hệ chương trình mới; thống nhất về công nghệ, quy mô và thực
hiện số hóa hệ thống lưu trữ âm thanh.
về truyền dẫn và phát sóng: Đài Tiếng nói Việt Nam cần kết hợp nhiều phương thức
truyền dẫn, phát sóng nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng đối nội; đầu tư,
nâng cấp, mở rộng hệ thống phát sóng đối ngoại bằng sóng ngắn kết họp phát sóng trực
tiếp qua vệ tinh; tăng cường thời lượng và số ngữ phát triển trên mạng Internet, báo điện
tử bằng công nghệ "online" và "offline".
Ngoài ra, Đài cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, tập trung sản xuất các phương tiện thu nghe chất lượng cao và
mẫu mã đẹp. Quan trọng hơn, Đài nên tiến hành thường xuyên những cuộc điều tra thính
giả để nắm rõ các đặc điểm về trình độ, lứa tuổi, giới tính, sở thích, thói quen tiếp nhận
thông tin, để sắp xếp, bố trí một cách họp lí các chương trình cũng như cải tiến nội dung
thông tin cho phù họp với nhu cầu của công chúng và sự phát triển của xã hội.
MỞ ĐÀU
Lí do lựa chọn đề tài
Xuất phát điểm đầu tiên thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài này bắt nguồn từ những

so sánh về sự thực trạng phát triển của phát thanh ở Việt Nam và phát thanh ở các nước
phát triển trên thế giới (đặc biệt là Anh và Mỹ). Ở Việt Nam, sau Đổi mới 1986, trong
khi nền kinh tế có những bước chuyển biến tích cực và đời sống của người dân ngày
càng được nâng cao thi phát thanh Việt Nam phải đối diện với một thách thức lớn:
radio đang dần mất đi vị trí ‘số một’ trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng
- vị trí mà phát thanh Việt Nam đã có được trong suốt hon 40 năm kể từ khi thành lập.
Bên cạnh đó phát thanh Việt Nam cũng chứng kiến sự suy giảm đáng kể về thính giả,
đặc biệt là ờ nhóm công chúng trẻ, nhóm công chúng ở thành thị, nhóm có học vấn và
thu nhập cao.
Ở Việt Nam hiện nay, phát thanh chủ yếu được nghe ở các vùng nông thôn, và ‘dường
như chỉ dành cho người nghèo’1 (Võ Tiến 2004). Tại các quận nội thành TP. Hồ Chí
Minh - thành phố lớn nhất Việt Nam - chỉ có 9% công chúng nghe phát thanh hàng
ngày (Trần Hữu Quang 2001, p. 138). Nguyễn Châu Kỳ, Giám đốc Đài Tiếng nói Nhân
dân TP. HCM cho biết, trong khi đài của ông có lượng thính giả ổn định ở khu vực
nông thôn, số lượng thính giả ở khu đô thị đang ngày càng giảm sút (Tạp chí Người làm
báo 2004). Theo số liệu điều tra xã hội học do chúng tôi tiến hành năm 2005 khi thực
hiện luận án Tiến sĩ, chỉ có 14.4% công chúng có bằng đại học trở lên ở Hà Nội nghe
phát thanh thường xuyên. Tại Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH KHXH và
NV), theo kinh nghiệm hơn 10 năm giảng dạy tại đây, tôi nhận thấy sinh viên không
mặn mà lắm với ngành phát thanh, vì cho rằng, phát thanh không có đông công chúng,
phát thanh chỉ dành cho người ít tiền, và do vậy, phóng viên phát thanh không có thu
nhập cao như những phóng viên truyền hình hay báo in.
1 Phát biểu của Trần Xuân Tiến, Trư ởng ban Văn n°h ệ Đài T iến g n ó i nhân dân T P H CM tại H ội thào
‘K hôn g gian âm nhạc trên só ng phát tha n h’, 16 .3.20 04 .
1
Đã từng có ý kiến cho rằng, phát thanh là phương tiện truyền thông rẻ tiền, nên phù họp
hơn ở những vùng nông thôn hẻo lánh và hải đảo, thậm chí, có ý kiến cho rằng, ở thành
thị, phát thanh khó có thế cạnh tranh được với các phương tiện truyền thông khác như
báo in, truyền hình hoặc là Internet (Võ Tiến 2004).
Trong khi đó, ờ các nước phát triển như Anh và Mỹ (cũng như nhiều nước châu Âu

khác), phát thanh vẫn tiếp tục gặt hái thành công, và duy trì lượng thính giả đông đảo,
on định. Bất chấp số lượng ngày một gia tăng của các kênh truyền hình, các đầu báo in,
và sự phát triển rầm rộ của Internet, ở Anh, trong 10 năm qua (1992-2002), thính giả
của radio vẫn duy trì ở mức 88-90% dân số, với thời lượng nghe đài trung bình khoảng
21.5 giờ mồi tuần (McNair 2003, tr.12). Ở Mỹ, riêng trong năm 1998 đã có 58 triệu
máy thu thanh được bán, và hầu hết các gia đình đều có ít nhất 8 máy thu thanh (Mosco
2005, tr.127). Theo số liệu điều tra gần đây của Arbitron/Edison Media Research
(2006), trung bình mỗi tuần, có hơn 94% công chúng Mỹ trưởng thành, sống trong
những gia đình có thu nhập từ $75,000 trở lên nghe phát thanh. Đồng thời, 94% người
Mỹ có bằng đại học trở lên nghe phát thanh. Ở Australia, hầu như mỗi xe ô tô đều có
một máy thu thanh, và 75% tài xế luôn nghe radio khi cầm lái. Có đến 85% dân số
Australia sống trong các hộ gia đình có ít nhất 4 máy thu thanh, và mỗi tuần, một người
trưởng thành thường bỏ ra hơn 23 giờ đồng hồ để nghe radio (Lois Baird biên soạn,
tr.l). Điều đó cho thấy, phát thanh ở các nước phát triển không chỉ tồn tại mà còn gặt
hái nhiều thành công, bất chấp những dự đoán về sự suy vong của phát thanh trong thời
đại kỹ thuật số (Hendy 2000; Priestman 2002; Fleming 2002; Black 2005; Shingler &
Wieringa 1998; Pease & Dennis 1993; Masterton & Patching 2001).
Điều đáng chú ý là, xét một cách toàn diện, đời sống vật chất của công chúng ở các
nước phát triển, cũng như cơ hội tiếp cận với truyền hình và Internet của công chúng ở
các nước này luôn cao hơn (thậm chí, cao hơn khá nhiều) so với công chúng ở các nước
đang phát triển. Vậy thì, sự suy giảm của phát thanh Việt Nam ờ khu vực đô thị và
trong giới trẻ, có lẽ không phải chỉ do yếu tố về thu nhập của công chúng thính giả hay
vì họ có nhiều cơ hội tiếp cận với các kênh truyền thông bằng hình ảnh. Đi tìm hiểu
nguyên nhân thành công và hạn chế của phát thanh Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt
tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến sụ suy giảm của phát thanh trong giới trẻ và nơi đô thị
hiện nay, là một việc làm cần thiết.
2
Quan trọng hơn, cần tỉm hiểu sự phát triển của phát thanh ở các nước phát triển, (đặc
biệt là Anh và Mỹ), nghiên cứu cách thức mà phát thanh ở những nước này đã áp dụng
trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với báo in, truyền hình, và gần đây là Internet, nhằm lí

giải sự phát triển của phát thanh, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp
với tình hình ở Việt Nam. Đó cũng chính là mục đích chính của đề tài nghiên cứu này.
Lịch sử vấn đề:
Ở Việt Nam, nghiên cứu báo chí thường được chia ra làm 3 giai đoạn: trước 1945, từ
1945 đến 1975 và sau 1975. Ở giai đoạn đầu, nghiên cứu báo chí được ghép gộp vào
nghiên cứu văn học nói chung, bởi lẽ, ranh giới giữa văn học và báo chí lúc đó chưa
được xác định rõ nét, và phần lớn những người làm báo, và nghiên cứu báo chí đều là
các nhà văn và nhà nghiên cứu văn học (Trần Thé Phiệt 2005, tr.6; Hà Minh Đức 1994,
tr.l). Trong giai đoạn hai, từ 1945 đến 1975, do điều kiện chính trị đặc thù, ở Việt Nam
có 2 nền báo chí song song tồn tại, một ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, và một ở miền
Nam theo chế độ Cộng hòa. Ở miền Nam, có một số nghiên cứu về báo chí, ví dụ như
của Vũ Bằng (1969), Tê Xuyên (1967-1968), Huỳnh Văn Tòng (1965), Nguyễn Ngu Ý
(1965). Những cuốn sách này chủ yếu nghiên cứu về lịch sử báo in. Ở miền Bắc, phần
lớn nghiên cứu báo chí tập trung vào việc nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của báo chí
cách mạng, vai trò của báo chí cách mạng trong cuộc vận động quần chúng, trong tuyên
truyền, cổ động và tổ chức tập thể, với những nhà nghiên cứu đồng thời là nhà chính trị
và lãnh đạo cách mạng của Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Trường
Chinh, Tố Hữu, Hoàng Tùng. Giai đoạn thứ ba, sau năm 1975, báo chí được nghiên cứu
dưới nhiều góc độ, bao gồm lịch sử báo chí, những vấn đề lí luận và thực tiễn báo chí,
thể loại báo chí, báo chí Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam Tuy nhiên, theo
nhiều nhà nghiên cứu trong đó có Trần Thế Phiệt (2005, tr.6) và Đỗ Anh Đức (2005,
tr.26), nghiên cứu báo chí truyền thông ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi,
chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn báo chí. Bên cạnh đó, phần lớn
các nhà nghiên cứu về báo chí của Việt Nam đều là các học giả được đào tạo về báo chí
truyền thông ở các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô. Rất ít tài liệu nghiên cứu
về báo chí được trang bị lí luận và thực tiến của các nước tư bản, như Anh và Mỹ.
Thêm vào đó, trong lĩnh vực nghiên cứu về phát thanh, các cuốn sách về phát thanh
thường là hồi ký, hồi ức của các nhà báo lâu năm, như cuốn ‘Trong lòng tôi tiếng nói
Việt Nam’ hay ‘Nửa thế kỷ phát thanh - Một chặng đường’, ‘Phát thanh Việt Nam -
3

cầu nối giữa Đảng với nhân dân' hoặc ’60 năm Tiếng nói Việt Nam’. Một số cuốn về
thể loại của phát thanh, như cuốn ‘Phát thanh’ (Phân viện Báo chí truyên truyền - Đài
Tiếng nói Việt Nam, 2002) hay ‘Phát thanh trực tiếp’ (Vũ Hiền và Nguyễn Văn Dững
chủ biên 2007) tập trung nghiên cửu về các thể loại của phát thanh hay cách thức làm
chương trinh phát thanh trực tiếp.
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về sự phát triển của phát
thanh ở các nước Tây Âu, nghiên cứu sự vận động của phát thanh trong cuộc cạnh tranh
với các PTTTDC khác, lí giải sự phát triển mạnh mẽ của phát thanh ở các nước này và
rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp cho sự phát triển của phát thanh Việt Nam trong
hiện tại và tương lai.
Mục đích nghiên cửu:
Đề tài ‘Phát thanh trong sự cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng: áp
dụng bài học kinh nghiệm của phát thanh Anh và Mỹ vào phát thanh Việt Nam’ sẽ tìm
hiểu sự phát triển của phát thanh ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Anh và Mỹ, nghiên
cứu sự vận động của phát thanh trong bổi cảnh cạnh tranh với các phương tiện truyền
thông khác (báo in, truyền hình và gần đây là Internet) nhằm làm sáng tỏ những bài học
kinh nghiệm phù họp, có thể vận dụng vào bổi cảnh truyền thông Việt Nam, từ đó đưa
ra những kiến nghị họp lí cho sự phát triển của phát thanh Việt Nam hiện tại và trong
tương lai.
Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ sự vận động, phát triển của phát thanh trên thế giới kể từ khi phát thanh ra đời,
tìm hiểu sự điều chỉnh của phát thanh để thích ứng với sự thay đổi khi một PTTDC mới
xuất hiện.
- Phân tích mối quan hệ cạnh tranh và tương tác giữa các PTTDC, để lí giải tại sao các
PTTDC cùng tồn tại và phát triển, cho dù chúng có cùng chức năng thông tin và giải trí,
và hiện đang phải cạnh tranh quyết liệt về công chúng tiêu thụ sản phẩm truyền thông.
- Phân tích lí giải thành công cũng như nhược điểm của phát thanh Việt Nam. Phân
tích sự biến đổi về vị trí của phát thanh Việt Nam trong hệ thống các PTTDC từ khi
4
phát thanh ra đời, cho đến khi truyền hình xuất hiện, trong giai đoạn đổi mới và thách

thức đổi với phát thanh Việt Nam hiện nay.
- Nêu giải pháp khả thi để nâng cao tính cạnh tranh của phát thanh trong bối cảnh
truyền thông Internet.
Phương pháp nghiên cứu:
Đã có nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không có một Dhương nháp nghiên cứu riêng lẻ
nào có ưu thế vượt trội hơn hẳn các phương pháp nghiên cứu khác (Benbasat chủ biên
1987, tr.382). Thực tế, mỗi nghiên cứu khám phá ra một khía cạnh khác nhau của sự
vật, hiện tượng. Mỗi nghiên cứu tạo ra một ánh sáng để nhìn sự vật hiện tượng rõ ràng
hơn (Berg 2007, tr.5), và do đó các nhà nghiên cứu luôn kêu gọi sự kết họp giữa nhiều
phương pháp nghiên cứu trong một đề tài để tạo ra hiệu quả cao hơn trong việc tiếp cận
thực tế cuộc sống, để tạo ra những ý tưởng phong phú hơn, những giải pháp hoàn thiện
hơn (Berg 2007, tr.5). Cũng bởi vậy, khi thực hiện đề tài nghiên cứu về ‘Phát thanh
trong sự cạnh tranh với các PTTTDC’, chúng tôi đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
Mác Lênin, đường lối của Đảng, và pháp luật của nhà nước VN về văn hoá tư tường nói
chung và sự nghiệp thông tin báo chí nói riêng, và kết hợp với nhiều phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lịch sử và khai thác tư liệu có sẵn (Historical
and Secondary Research), phương pháp hệ thống hóa, so sánh, đối chiểu, điều tra xã
hội học, điều tra xã hội học trực tuyến, phỏng vấn nhóm Sau đây là sự trình bày cụ
thể ưu thế, và nhược điểm của từng phương pháp nghiên cứu và lợi thế khi kết hợp các
phương pháp này với nhau.
Theo những nhà nghiên cứu tiền bối, bao gồm Williams (1988, tr.36) và Hansen (1998,
tr. 15) thế mạnh của phương pháp nghiên cứu lịch sử và khai thác tư liệu có sẵn là sự
khám phá, và giải thích các quá trinh mang tính lịch sử. Phương pháp nghiên cứu này
chỉ ra sự vận động trong quá khứ, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu xu thế phát triển của
sự vật, hiện tượng trong hiện tại, và phán đoán xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng
trong tương lai. Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu lịch sử và khai thác số liệu
đã có sẵn được áp dụng để nghiên cứu sự phát triển của phát thanh ở các nước phát
triển (Anh, Mỹ) và Việt Nam kể từ khi phát thanh ra đời ở các nước này để tìm hiểu sự
phát triển và cách thức mà phát thanh cùa Anh, Mỹ đã áp dụng trong bối cảnh cạnh
tranh với các phương tiện truyền thông khác.

P h ư ơ n g p h á p đ i ề u t r a x ã h ộ i h ọ c v à đ i ề u t r a x ã h ộ i h ọ c o n l i n e
Diều tra xã hội học (survey) vẫn được coi là phương pháp quan trọng trọng nghiên cứu
định lượng (Jensen 2002, p.214). Survey là phương pháp thu thập lượng thông tin lớn
từ rất nhiều mẫu đối tượng (Hansen 1988, tr.15; Schoroder 2003, tr.225), và do vậy có
thể cung cấp một lượng biến số lớn, giúp cho nhà nghiên cứu phân tích được những
mối quan hệ đa dạng, phức tạp, liên quan chồng chéo với nhau (Williams chủ biên
1 998, tr. 35; Schoder 2003, tr. 225). Và cũng bởi vậy, đây là cách hữu hiệu để thẩm
định lại một giả thiết khoa học, hay giải đáp các vấn đề khoa học được đặt ra.
Điều tra xã hội học trực tuyến (online survey) được áp dụng manh mẽ trong những năm
gần đây, không chỉ bởi vì đó là một phương thức mới để tiếp cận công chúng, mà quan
trọng hơn, bởi vì Internet đang hình thành một nhóm công chúng truyền thông mới, có
đặc tính khác hắn với nhóm công chúng của các PTTTDC truyền thống. Do vậy, tìm
hiểu thái độ, thói quen, nhu cầu và đánh giá của nhóm công chúng mới này về các
PTTTDC truyền thống trong đó có phát thanh là một việc làm cần thiết.
Bên cạnh những ưu điểm mang tính vượt trội đó, survey cũng bộc lộ nhiều điểm hạn
Trong khi cung cấp bức tranh toàn cảnh về nhận thức, thái độ, ý kiến, thói quen, nhu
cầu của một số lượng công chúng đông đảo, survey không thể đưa ra giải đáp cho lí do
khiến họ có thái độ, thói quen hay nhận xét đó. Do vậy, nghiên cứu định lượng cần
được kết hợp với nghiên cứu định tính, để những thông tin trên diện rộng từ kết quả
phân tích số liệu từ survey được kết hợp với những nghiên cứu mang tính chiều sâu, ví
dụ như phỏng vấn nhóm.
P h ỏ n g v ẩ n n h ó m ( F o c u s G r o u p I n t e r v i e w s )
Đi tim hiểu vẩn đề công chúng hiểu thông điệp của các PTTDC ‘như thế nào’ và ‘tại
sao’ là một việc không thể thực hiện được bằng điều tra xã hội học (Hansen 1998,
tr.257). Bởi vậy, để hiểu rõ hơn về công chúng, về thái độ, quan điểm của họ đối với
các PTTDC, bẽn cạnh survey, cần có những phương pháp nghiên cứu định tính. Trong
khi làm luận án Tiến sĩ, chúng tôi đã chọn phỏng vấn nhóm là phương pháp nghiên cứu
bổ trợ cho survey.
Phóng vấn nhóm cho phép tôi được quan sát một cách tự nhiên mối quan hệ giữa công
chúng đổi với các PTTDC thông qua cuộc chuyện trò, trao đổi. Phỏng vấn nhỏm không

6
chỉ giúp cho tôi có thông tin qua cách nhân vật trả lời phỏng vấn, mà còn qua cách họ
trao đoi, thảo luận với nhau. Đồng thời, những yếu tố phi ngôn ngữ như sự biếu cảm
khuôn mặt trong khi nói, cách thức sử dụng ngôn từ biêu đạt, ngữ điệu giọng
nói, .cũng được nhận diện và khai thác triệt để trong phân tích số liệu. Một điều thú vị
là những người tham gia trong nhóm phỏng vấn của tôi là những người đã tham gia trả
lời bảng hỏi của tôi 1 năm trước đó. Vì vậy, tôi có điều kiện chọn lựa, nhóm các nhân
vật theo các nhóm phù hợp về lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vẩn, để có thể tìm
hiểu và tổ chức các nhóm phỏng vẩn, thực hiện dạng thức các câu hỏi có một nửa ‘kết
cấu’, một nửa mở (semi-structure questions).
Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh và
đối chiều để lí giải sự phát triển của phát thanh trên thế giới và ở Việt Nam, từ đỏ tổng
kết kinh nghiệm của phát thanh ở các nước phát triển như Anh và Mỹ, nghiên cứu tình
hình thực trạng của phát thanh Việt Nam, và đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn nữa
chất lượng và tính cạnh tranh của phát thanh Việt Nam.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
về mặt lí luận
- Đe tài góp phần bổ sung làm phong phú thêm lý luận báo chí phát thanh hiện đại (nhất
là các vấn đề về vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc truyền thông phát thanh ).
- Đề tài hệ thống hóa sự phát triển của phát thanh ở các nước phát triển trên thế giới, lí
giải nguyên nhân sự phát triển của phát thanh ở Anh và Mỹ trong mối tương quan với
các PTTDC khác.
- Đề tài phân tích sự phát triển của phát thanh Việt Nam, hệ thống hóa những thành
công và hạn chế của phát thanh từ khi thành lập cho đến nay, đồng thời, phân tích thời
cơ và thách thức của phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các PTTDC hiện nay.
về mặt thực tiễn:
- Ket quả nghiên cứu được sử dụng trực tiếp trong các giờ giảng các môn chuyên ngành
phát thanh cho các hệ đào tạo đại học, và sau đại học ngành báo chí truyền thông
- Ket quả của đề tài được sử dụng trong khi triển khai hướng dẫn niên luận, tiểu luận,
khoá luận tốt nghiệp, luận văn và luận án cho sinh viên và học viên sau địa học tại các

cơ sở truyền thông
7
- Nội dung công trình được sử dụng ở mức độ nhất định vào việc biên soạn đề cương,
bài giảng, giáo trình, các báo cáo khoa học tại các hội thảo trong nước và quốc tế.
- sv, học viên sau ĐH, cac phóng viên, biên tập viên các toà soạn báo chí và những ai
quan tâm có thể tham khảo nội dung nghiên cứu trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 4 chương.
Sau phần Mở đầu, chương I của đề tài sẽ nghiên cứu sự phát triển của phát thanh trong
bối cảnh cạnh tranh thông tin với các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Trong
khi lượng thời gian vật chất của con người là không đổi, sự phát triển bùng nổ của các
PTTTDC đã tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ, và ngày càng gay gắt trong giới thông
tin. Tuy nhiên, cho dù các PTTTDC đều có chung chức năng, nhiệm vụ là chuyến tải
thông tin và giải trí cho công chúng, các kênh thông tin này không triệt tiêu nhau.
Trong thời đại của truyền hình và Internet, báo in và phát thanh ở các nước phát triển
vẫn có vị trí và thu hút lượng công chúng đông đảo. Vận dụng học thuyết của
Dimmick, chương I sẽ lí giải sự song song tồn tại của các PTTDC, và đưa ra bài học
kinh nghiệm từ lí luận, cho sự phát triển của phát thanh Việt Nam.
Chương II nghiên cứu về sự phát triển của phát thanh ở các nước phát triển như Anh,
Mỹ. Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng sự phát triển của truyền thông chịu ảnh hưởng
không nhỏ của thể chế chính trị, và những quy định về mặt pháp lí. Tuy nhiên, do đề tài
xác định là nghiên cứu để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện đặc
thù của báo chí Việt Nam, nên những yếu tố liên quan đến thể chế chính trị, và quy
định pháp luật giành cho sự phát triển của báo chí ở Anh và Mỹ, tuy có được đề cập ở
mức độ nhất định, nhung không phải là mục đích chính của đề tài. Chương II, do vậy,
sẽ khai thác sự phát triển của phát thanh ở Anh và Mỹ theo những tiêu chí sau: sự vận
dụng bước tiến khoa học kỹ thuật vào sự phát triển của phát thanh, sự thay đổi trong
cách thính giả nghe phát thanh, sự thay đổi chương trình phát thanh phù hợp với nhu
cầu mới của thính giả, và phát thanh hiện đại ờ các nước phát triển.
Chương III của đề tài sẽ phác thảo sự phát triển của phát thanh Việt Nam kể từ khi

thành lập, những ưu điểm, và nhược điểm của phát thanh Việt Nam qua các thời kỳ: 30
năm chiến tranh và 10 năm trong thời kỳ bao cấp. Đặc biệt, chương IV đưa ra giải thích
làm sáng tỏ sự suy giảm của phát Ihanh trong những năm sau Đổi mới.
Chương IV đi sâu phân tích thực trạng của phát thanh Việt Nam hiện nay, những thay
đối và phát triển của phát thanh sau đổi mới, những thách thức và thời cơ mới cho phát
thanh Việt Nam hiện đại. Cuối cùng, chương Ket luận sẽ đưa ra nhận xét và đề xuất để
nâng cao tính cạnh tranh của phát thanh Việt Nam trong bối cảnh bùng nổ truyền thông,
để phát thanh có thể phát triển trong hiện tại và tương lai.
9
Chương Một:
MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC
CÙNG TÒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PTTTDC
Do các PTTTDC có cùng chức năng cung cấp thông tin và giải trí cho công chúng, nên
chúng cạnh tranh quyết liệt với nhau về nguồn tin, cũng như về đối tượng người tiêu
dùng sản phẩm truyền thông. Nhưng có một thực tế thú vị là, mặc dù sức ép cạnh tranh
giữa các PTTTDC là quyết liệt - nhất là khi có một phương tiện truyền thông mới ra đời
- bất chấp sự báo tử được các nhà nghiên cứu truyền thông tiên liệu, các phương tiện
truyền thông truyền thống như phát thanh và báo in vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển
trong kỷ nguyên Internet. Điều gì khiến cho các PTTTDC truyền thống tồn tại và phát
triển song song với các PTTTDC hiện đại? Mối quan hệ giữa các PTTTDC phải chăng
chỉ là cạnh tranh? Nội dung chương Một sẽ giải đáp những câu hỏi này.
1.1. Sự cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông đại chúng
Mong muốn được trao đổi, chia sẻ thông tin là một trong những nhu cầu thiết yếu của
con người, chẳng kém gì những nhu cầu về vật chất như nhu cầu về nơi ăn, chốn ở hay
nhu cầu được ăn uống hàng ngày (Agee 1994, tr.4). Khát vọng được tiếp nhận thông tin
và ước mơ truyền tải thông điệp đến đông đảo công chúng đã bước đầu trở thành hiện
thực khi báo in ra đời. Cùng với phát minh của Gutenberg về máy in, cuộc cách mạng
thông tin đã có cú hích đầu tiên. Báo in được nhiệt liệt chào đón, và là kênh thông tin
thống trị trong xã hội, bời lẽ, nó là phương tiện truyền thông duy nhất có khả năng
chuyển tải thông điệp cho nhiều người. Không có bằng chứng nào cho sự cạnh tranh

giữa các phương tiện thông tin cho đến khi radio xuất hiện (Dimmick 2003, tr.43).
Khi radio ra đời - mặc dù giá của một chiếc radio vào thời gian đầu rất đắt đỏ, đặc biệt
đối với tầng lớp người lao động - công chúng vẫn nhiệt tình chào đón sự ra đời của loại
hình truyền thông mới mẻ (Black 1972, tr.23; Briggs 1965, tr.6; Douglas 1999, tr. 128).
Sự tác động của radio đối với báo in mạnh mẽ đến mức, đã có nhiều ý kiến cho rằng
phát thanh sẽ là sự chấm hết của báo in (Kayany và Yelsma 2000, tr.216).
10
Phát thanh ra dời không chỉ đem lại sự hứng khởi cho đông đảo công chúng đối với một
phương tiện truyền thông mới, nhanh nhạy, hiệu quả, mà còn hấp dẫn, kích thích sự
hiếu kỳ của người nghe bởi phương thức truyền thông rất sinh động, cuốn hút, nhờ vào
khả năng biểu cảm của âm thanh, lời nói, âm nhạc và các chương trình giải trí phong
phú khác.
Từ năm 1920 đến 1930, phát thanh và báo in có sự cạnh tranh quyết liệt. Vào năm
1924, một thống kê ở Mỹ cho biết có khoảng 10 triệu người Mỹ nghe kết quả bầu cử
Tồng thống qua đài. Năm đó, Mỹ có hơn 3 triệu máy thu thanh và số lượng các đài phát
thanh tăng từ 50 đài vào năm 1921 lên đến 530 đài vào năm 1924. Ngay trong cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 1929-1930 và thời kỳ đại suy thoái sau đó, phát thanh vẫn
tiếp tục phát triển. Năm 1933, Đức cấp 5.053.000 giấy phép cho công dân được quyền
mua đài thu thanh. Trong khi ở Anh, con số này là 6.000.000 và ở Pháp là 1.308.000.
Sáu năm sau (năm 1939), con số này là 13.711.000 máy thu thanh ở Đức (tăng 217%),
8.900.000 máy ở Anh (tăng 148%) và 4.902.000 máy ở Pháp (tăng 318%) (Đặng Thị
Thu Hương 2005, tr.89).
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phát thanh, ngành công nghiệp báo in đã có nhiều
biện pháp phản ứng chống đỡ. Phản kháng lại sự phát triển đầy tiềm năng của BBC,
ngành công nghiệp báo in ở Anh đã yêu cầu chính phủ cấm tất cả các bản tin trên phát
thanh trước 7h tối (Lax 1997, tr.24), đồng thời, không cho phép BBC được lấy bất cứ
nguồn tin nào, trừ tin từ hãng thông tấn Reuters - hãng thông tấn chỉ cung cấp tin dưới
dạng thức để in ấn hơn là dạng thức để phát trên sóng phát thanh. Trong những năm
đầu tiên khi phát thanh ra đời, nhà cầm quyền Anh còn cấm mọi binh luận, trao đổi về
chính trị và hầu hết những bài viết mang tính chính trị không được phát trên làn sóng

(Crisell 2001, tr.21). Cho đến những năm cuối của thập kỷ 30 của thế kỷ trước, báo in
vẫn tiếp tục những biện pháp chống đối, ngăn chặn sự phát triển của phát thanh, bằng
cách cấm vận một số nguồn tin không được phát cho phát thanh. Nhưng, cuối cùng, sự
cần thiết phải cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về cuộc khủng hoảng Munich
năm 1938 bằng mọi phương tiện đã giúp cho tin tức của phát thanh, cuối cùng được
cạnh tranh bình đẳng với tin tức trên báo in (Paulu 1956, tr.156).
Ớ Mỹ, với sự phát triển cuả hai hệ NBC và CBS đầu những năm, radio thu hút ngày
càng nhiều quảng cáo từ báo in. Tận dụng được thế mạnh là kênh thông tin điện tử,
radio vượt mặt báo in trong việc cung cấp thông tin kịp thời đến công chủng. Vì thế,
đến năm 1933, Hiệp hội Báo chí Mỹ đã thuyết phục AP, UP và INS ngưng không cung
cấp dịch vụ cho phát thanh (Schramm và Robert 1971, tr.53; Lehman-Wilzig và Cohen-
Avigdor 2006, tr.717). Điều đó có nghĩa là phát thanh phải tự mình tìm kiếm thông tin.
Sự cạnh tranh giữa các PTTTDC ngày càng trở nên gay gẳt sau khi truyền hình xuất
hiện, và gần đây nữa là Internet. Ở Anh, sự xuất hiện của BBC truyền hình vào những
năm đầu 1950 đã làm cho thính giả của phát thanh giảm sút nghiêm trọng, đến mức
nhiều nhà nghiên cứu đã cảnh báo sự suy vong của phát thanh (Paulu 1961, tr. 155;
Shingler và Wieringa 1998). Weiss (trích theo Kayany và Yelsma 2000, tr.217) đã phát
hiện ra rằng từ khi có truyền hình, thời gian mà công chúng dành cho các loại hình
truyền thông khác (phát thanh và báo in) đều giảm sút. Tương tự như vậy, Robinson
(trích theo Kayany và Yelsma 2000, tr.217) đồng thời cũng chỉ ra rằng những khán giả
trung thành của truyền hình ít nghe phát thanh hon công chúng bình thường.
Đối với báo in, tình trạng hoàn toàn tương tự. Không chỉ giảm sút về số đầu báo, và
tiara phát hành, mà, quan trọng là, tỷ lệ người ham thích đọc báo không còn như xưa
nữa ở cả Anh và Mỹ (Agee et al 1994, tr.78; Toffler 1980, tr.174-5; Mediaweek 2005,
tr.l 1; Hollifield 2006, tr.l; Kopper 1 2000, tr.503).
Thế nhưng, so sánh với Internet thì cả phát thanh và truyền hình đều là phương tiện
truyền thông ‘cưỡng ép’ (‘push’ medium) (Negroponte 1995, tr. 170; Fleming 2002;
Priestman 2002) theo nghĩa là một số ít người cung cấp thông tin và ‘đẩy đến’ cho công
chúng, những người chỉ được lựa chọn trong một phạm vi hạn hẹp thông tin mà nhà
cung cấp thông tin định sẵn. Trong khi đó, Internet là phương tiện truyền thông ‘lôi

kéo’ (‘pull’ medium), bởi lẽ người lướt web tự quyết định loại thông tin mà họ muốn
có, đơn giản chỉ bàng một cú click ‘chuột’. Và, khá đơn giản để có thể đẩy một thông
tin lên mạng, nên sự chia sẻ thông tin giữa những người lướt web là không có giới hạn,
và bởi vậy, sự lựa chọn của công chúng online là rất phong phú. Nói cách khác, trong
khi truyền hình và phát thanh là những phương tiện ‘thụ động’, Internet là phương tiện
‘chủ động\
Trong suốt 50 năm qua, thời gian rảnh rỗi của người Mỹ, chủ yếu được ‘cống hiến’ cho
truyền hình. Thế nhưng, trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây, người sử dụng Internet
đã dành thời gian xem truyền hình của mình để lướt net. Quan trọng hơn, như thảo luận
trong phần trước, càng nhiều thời gian sử dụng Internet, công chúng càng dành nhiều
12
thời gian đọc báo trực tuyến để khai thác thông tin và giải trí, và vì vậy thời gian dành
cho truyền hình, cũng như dành cho các PTTTDC khác sẽ ít dần đi.
Rất nhiều nghiên cứu, như Huston (1999), Neuman (1991) Cuilenburg (trích theo
Bardoel 1996, tr.286) đã chỉ ra ràng, mỗi người chỉ có 24h/ngày cho tất cả các hoạt
động của mình. Trong khi các phương tiện TTDC không ngừng phát triển, thì thời gian
của mỗi người không đổi, và bởi vậy, khi một phương tiện mới xuất hiện, các phương
tiện truyền thông cũ đều bị thu hẹp thị trường.
Mối quan hệ giữa các PTTDC thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
tuy nhiên, ý kiến của họ không giống nhau. Trong khi một số nhà nghiên cứu cho rằng,
sự xuất hiện của một phưong tiện truyền thông mới không làm thay đối cơ bản diện
mạo truyền thông (trích theo Coffey và Stipp 1997, tr.61), thì nhiều nhà nghiên cứu
khác lại khẳng định cuộc cách mạng trong cách tiếp cận thông tin của công chúng sẽ
dần dần dẫn đến sự diệt vong của các loại truyền thông đại chúng cũ (trích theo Coffey
and Stipp 1997, tr.61; Stephens 1998).
Ý kiến trái ngược nhau giữa các nhà nghiên cứu truyền thông bắt nguồn từ thực tế: các
phương tiện truyền thông đại chúng cạnh tranh quyết liệt, nhưng không triệt tiêu nhau.
Không giống như những hàng hóa thông thường khác, mặc dù các PTTTDC đều có
cùng chức năng thông tin và giải trí (bởi vậy chủng cạnh tranh quyết liệt để thu hút sự
chú ý của công chủng đối với mình), các PTTTDC vẫn tồn tại và song song phát triển

trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt của thời đại kỹ thuật số.
Xét về khía cạnh kinh tế, cạnh tranh xuất hiện khi một sản phẩm mới ra đời có những
đặc tính giống với một sản phẩm đang có sẵn trên thị trường, với giá cả tương đương
(Hollifield 2006, tr.3). Trong truyền thông đại chúng, sự cạnh tranh được định nghĩa là
sự ganh đua giữa các cơ quan truyền thông đại chúng trong việc chiếm lĩnh các nguồn
tài nguyên ở thị trường hiện tại (Dimmick 2003, 2005). Dimmick (2003, tr.41) cho ràng
bản chất của sự cạnh tranh giữa các PTTDC được đo bằng sự chồng lấn giữa các
phương tiện trong những ‘chiều’ (dimension) cụ thể. Lý thuyết về ‘niche dimension’ đã
giải thích sự song song cùng tồn tại của các PTTDC thông qua khái niệm về sự khác
biệt trong giới tự nhiên (Dimmick 2003, tr.61) - với điểm xuất phát từ học thuvết của
Darwin - thuyết đa dạng (Dimmick 2003).
13

×