Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.4 MB, 126 trang )

TÔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỤC KIÉM SOÁT Ô N HIỄM
Nhiệm vụ
• m
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DẢU TỶ LỆ 1:100.000 CHO CÁC VÙNG BIỂN:
ĐÔNG NAM Bộ (ĐỒNG NAI, SÀI GÒN), CẢNG DUNG QUÁT, CẢNG ĐÀ NÂNG,
CẢNG NGHI SƠN VÀ VỊNH HẠ LONG
thuộc Dự án thành phần 3: “Điều tra, đánh giá và dự báo sự cố tràn dầu
gây tổn thương môi trường biển; đề xuất các giải pháp phòng ngừa và ứng phó”
BÁO CÁO TỔNG KÉT NHIỆM vụ THÀNH LẬP
■ ■ ■
BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DÀU

Đơn vị chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn Môi trường Biển,
Viện Co' học
Những người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Việt Liên
ThS. Nguyễn Thị Kim Nga
CN. Trịnh Thị Thu Thủy
ThS. Lê Thị Hồng Vân
Hà Nội, 12/2010
Bảo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bán đồ nhạy cảm tràn dầu
MỤC LỤC
■ ■
Trang
MỞ Đ Ầ U 2
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP XÂY DựN G BẢN ĐỒ NHẠY CẢM
TRÀN D Ầ U



5


1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu 5
1.2 Nội dung bản đồ nhạy cảm tràn dầu

6
1.2.1 Nhạy cảm đường bờ 7
1.2.2 Tài nguyên sinh vật

:

11
1.2.3 Tài nguyên nhân tạo 13
1.3 Thu thập dữ liệu 15
1.4 Xây dựng các lớp dữ liệu GIS
15
1.4.1 Sửa lồi và tạo các lóp bản đồ
15
1.4.2 Chuyển hệ tọa độ 17
1.4.3 Biên tập các bản đồ chuyên đề và thiết kế trang in

17
1.5 Cách thể hiện tài nguyên trên bản đồ
17
1.5.1 Các chỉ số nhạy cảm đường bờ 17
1.5.2 Đặc tính sinh vật 18
1.5.3 Tài nguyên nhân tạo 19
CHƯƠNG 2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DÀƯ
VỊNH HẠ LONG


21

2.1 Phạm vi bản đồ nhạy cảm tràn dầu 21
2.2 Cơ sở dữ liệu bản đồ 22
2.3 Biên tập các bản đồ 24
2.4 Nội dung bản đồ 24
2.4.1 Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ vùng Vịnh Hạ Long 24
2.4.2 Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ vùng Vịnh Hạ Long 27
2.4.3 Bản đồ các nguồn tài nguyên nhân tạo có khả năng bị tác
động bởi tràn dầu vùng Vịnh Hạ Long

29
2.4.4 Bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng bờ vùng Vịnh Hạ L o n g

31
CHƯƠNG 3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DÀƯ
CẢNG NGHI SƠN

33
3.1 Phạm vi bản đồ nhạy cảm tràn dầu 33
~ ~ > 7
Nguyên Thị Việt Liên, N guyên Thị Kim N ga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ôn g Vân
Trung tâm Khíỉo sát, N ghiên cứu, Tư vân M ôi trường Diên
1 r \ ^
Dáo cáo lông kêl nhiệm vụ thành lập bàn đô nhạy cảm tràn dâu
3.2 Cơ sở dừ liệu bản đồ
3.3 Biên tập các bản đồ

3.4 Nội dung bản đồ
3.4.1 Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ vùng Cảng Nghi Sơn .
3.4.2 Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ vùng Cảng Nghi Sơn .
3.4.3 Bản đồ các nguồn tài nguyên nhân tạo có khả năng bị tác động

bởi tràn dầu vùng Cảng Nghi Sơn
3.4.4 Bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng bờ vùng Cảng Nghi Sơn . . .
CHƯƠNG 4. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DẦU
CẢNG ĐÀ NẴNG
4.1 Phạm vi bản đồ nhạy cảm tràn dầu

4.2 Cơ sở dữ liệu bản đồ

4.3 Biên tập các bản đồ
4.4 Nội dung bản đồ
4.4.1 Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ vùng Cảng Đà Nằng . . .
4.4.2 Bản đồ các nguồn tài nguyên sinh học có khả năng bị tác động
bởi sự cố tràn dầu vùng Cảng Đà N ang
4.4.3 Bản đồ các nguồn tài nguyên nhân tạo có khả năng bị tác động
bởi tràn dầu vùng Cảng Đà Nang
4.4.4. Bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng Cảng Đà Nang

CHƯƠNG 5. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DẦU
CẢNG DƯNG QUẤT
5.1 Phạm vi bản đồ nhạy cảm tràn dầu

5.2 Cơ sở dữ liệu bản đồ

5.3 Biên tập các bản đồ
5.4 Nội dung bản đồ
5.4.1 Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ vùng Cảng Dung Quất. .
5.4.2 Bản đồ các nguồn tài nguyên sinh học có khả năng bị tác động
bởi sự cổ tràn dầu vùng Cảng Dung Quất

5.4.3 Bản đồ các nguồn tài nguyên nhân tạo có khả năng bị tác động

bởi tràn dầu vùng Cảng Dung Quất
5.4.4 Bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng Cảng Dung Quất

CHƯƠNG 6. THÀNH LẬP BẢN ĐỔ NHẠY CẢM TRÀN DẦU
VÙNG VEN BIÉN ĐÔNG NAM BỘ (ĐỒNG NAI, SÀI
G Ò N )
6.1 Phạm vi bản đồ nhạy cảm tràn dầu

34
35
36
36
38
40
42
44
44
44
43
43
43
49
51
53
55
55
55
57
58
58

60
62
64
66
66
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim N ga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồng Vân
Trung tâm Khảo sát, N ghiên cứu, Tư vẩn M ôi trường Biển
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm trùn dầu
6.2 Cơ SỞ dữ liệu bản đồ 66
6.3 Biên tập các bản đồ 68
6.4 Nội dung bản đồ 69
6.4.1 Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ vùng Cửa sông Sài
Gòn - Đồng N a i 59
6.4.2 Bản đồ các nguồn tài nguyên sinh học có khả năng bị tác
động bởi sự cố tràn dầu vùng Cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai . 71
6.4.3 Bản đồ các nguồn tài nguyên nhân tạo có khả năng bị tác
động bởi tràn dầu vùng Cửa sông Sài Gòn - Đồng N a i

6.4.4 Bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng Cửa sông Sài Gòn - Đồng
Nai
CHƯƠNG 7. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT BẢN ĐỒ NHẠY CẢM
TRÀN DẦU
77
7.1. Vùng Vịnh Hạ Long 77
7.2. Vùng Cảng Nghi Sơn 86
7.3. Vùng Cảng Đà Nằng 93
7.4. Vùng Cảng Dung Quất
102
7.5. Vùng cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai


109
KẾT LUẬN 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Nguyền Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lé Thị H ồng Vân
Trung tâm K hảo sát, N ghiên cứu, Tư vẩn Môi trường Biển
Báo cáo tông kêt nhiệm vụ thành lập bản đồ nh ạy cảm ỉrcin dầu
Mở ĐẦU
Vịnh Hạ Long, Cảng Nghi Sơn, Cảng Đà Nang, Cảng Dung Quất và vùng
ven biển Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Sài Gòn) là các khu vực rất nhạy cảm khi có
các sự cố tràn dầu xảy ra. Đặc biệt các khu vực này tập trung nhiều cảng sông,
biển, giao thông vận tải, thăm dò khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, du lịch
biển, nên khả năng xảy ra các vụ tràn dầu đang ngày càng tăng lên.
Trong thời gian qua, tại các khu vực này đã xảy ra một số vụ tràn dầu
nghiêm trọng, ví dụ như:
- Vụ đâm tàu Neptune Aries vào cầu cảng Cát Lái, Thành phổ Hồ Chí Minh
năm 1994 làm tràn 1.864 tấn dầu DO.
- Vụ va quệt giữa tàu Formosa One (quốc tịch Liberia) và tàu Petrolimex
01 của Vitaco thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 7/9/2001 đã làm cho 900 tấn
dầu của tàu Petrolimex đổ xuống biển Vũng Tàu, gây ô nhiễm một vùng rộng
lớn.
- Vụ đắm tàu do sóng lớn tại phao số 8 (Vũng Tàu) vào ngày 20/03/2003
của tàu Hồng Anh thuộc công ty TNHH Trọng Nghĩa, chở 600 tấn dầu FO từ
Cát Lái tới Vũng Tàu và dầu đã loang rộng ra vùng biển cần Giờ, Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Vụ tràn dầu của tàu Kasco Monrovia tại Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2005 làm tràn 518 tấn dầu DO.
- Vụ trôi dạt dầu không rõ nguồn gốc trải dài khoảng 20 km bờ biển từ Đà
Nang đến Quảng Nam vào ngày 30/01/2007 là một thảm họa sinh thái đối với
khu vực này.
- Riêng tại Thành phố Đà Nằng, trong 2 năm 2007-2008, trên địa bàn đã

xảy ra 4 sự cố tràn dầu, đặc biệt là 2 vụ tràn dầu tại kho xăng dầu hàng không
Liên Chiểu của Vinapco miền Trung và kho H I82 của quân đội trên đèo Hải
Vân trong tháng 10 và 11/2008. Trong 2 vụ này đã có gần l.OOOm3 xăng, tràn
dầu ra khỏi bồn chứa, ngấm xuống đất và chảy ra biển, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, nhất là khu vực từ biển Xuân Thiều đến đèo Hải Vân (theo
Cập nhật ngày 01/01/2009).
Nguyễn Thị Việt Liên, Nguyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồng Vân
Trung tâm K hảo sát, Nghiên círu, Tư van M ôi trường Biên
Báo cáo tong kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Khi sự cố tràn dầu xảy ra, các cơ quan chức năng có liên quan còn nhiều
lúng túng trong việc ứng cứu. Vì vậy, xây dựng các bản đồ nhạy cảm tràn dầu
cho các khu vực này là việc làm hết sức cần thiết nhằm đưa ra được các kế
hoạch cụ the khi có sự cổ tràn dầu xảy ra.
Theo công văn số 69/CV-VP ngày 05/3/2009 của ủ y ban Quốc gia Tìm
kiếm Cứu nạn hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự
cố tràn dầu, Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển, bản đồ nhạy cảm
tràn dầu là công cụ tích họp của Kế hoạch ứng phó sự cổ tràn dầu. Bản đồ nhạy
cảm tràn dầu tập họp các thông tin về môi trường đường bờ nhằm phục vụ cho
việc nhận diện những khu vực có nguy cơ xảy ra ô nhiễm cao, những khu vực
nhạy cảm cao cần ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ, cung cấp thông tin tham khảo
nhanh nhất phục vụ hiệu quả công tác ngăn ngừa, sẵn sàng và tham gia ứng phó
sự cổ tràn dầu.
Có 3 mức bản đồ cần được soạn thảo:
- Bản đồ chiến lược tỷ lệ nhỏ: thường là bản đồ bao quát vùng rộng lớn,
dùng ngay sau khi xảy ra sự cố tràn dầu để dự định các vị trí vùng bờ
nhạy cảm tràn dầu nhất và dự kiến các mức độ ứng xử, nên làm ở tỷ lệ
1/1.000.000.
- Bản đồ chiến thuật tỷ lệ trung bình: dùng để lên kế hoạch chiến thuật
ứng phó sự cố tràn dầu và các hoạt động làm sạch môi trường. Trên bản
đồ này có các thông tin khá chi tiết về đường bờ, về tài nguyên và mức

độ nhạy cảm của chúng (các thông tin về rừng ngập mặn, nơi nuôi trồng
hải sản, bãi chim và nơi ở tập trung và các thông tin về thiết bị ứng cứu,
nguồn nhân lực và hạ tầng cơ sở). Loại này nên có tỷ lệ 1/100.000.
Nhiều nước phát triển làm bản đồ tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ tác nghiệp tỷ lệ lớn: sử dụng khi vệt dầu bắt đầu đi vào đoạn bờ
cụ thể nào đó và các thiết bị ứng cứu đã sẵn sàng để đưa ra các chỉ dẫn
tối ưu về các hoạt động làm sạch. Loại bản đồ này nên có tỷ lệ 1/10.000.
Trong khuôn khổ dự án này, việc thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu cho 5
vùng: Vịnh Hạ Long, Cảng Nghi Sơn, Cảng Đà Nang, Cảng Dung Quất và vùng
ven biển Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Sài Gòn) đã được đặt ra ở tỷ lệ 1/100.000.
N guyễn Thị Việt Liên, N guyền Thị K im Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lẽ Thị H ồng Vân
Trung tâm K hảo sát, Nghiên cứu, Tư vân M ôi trường Biên
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Đây là nhiệm vụ thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010. Các công việc thực
hiện là:
- Xác định phạm vi các vùng thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu;
- Tìm hiểu phương pháp thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính nhạy cảm tràn dầu;
- Thu thập số liệu phục vụ xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu;
- Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng bản đồ nhạy cảm
tràn dầu;
- Thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn
dầu;
- Thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu.
Nguyền Thị Việt Liên, Nguyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồ ng Vãn
Trung tâm K hảo sát, N ghiên cửu, Tư vấn M ôi trường Biển
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản ãồ nhạy cảm tràn dầu
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP XẢY DỰNG
BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DÀU
1.1 Co’ sở lý thuyết xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu

Hiện nay trên thế giới, bản hướng dẫn về chỉ số nhạy cảm môi trường của
NOAA, Mỹ là có sơ sở khoa học và thuận tiện hơn cả. Hàng loạt các bản đồ
nhạy cảm tràn dầu của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Philippines, Malayxia, được
thành lập dựa trên bản hướng dẫn này. Đồng thời, qua thực tế sử dụng bản
hướng dẫn của NOAA, Phòng Kiểm soát Ô nhiễm Biển và Quản lý Chất thải
của Văn phòng Chất lượng Nước, thuộc Cục Môi trường Nhật Bản đã biên soạn
bản “Hướng dẫn lập bản đồ chỉ số nhạy cảm môi trường đối với tràn dầu ở các
biển Đông Nam Á” năm 1997. Bản hướng dẫn này có những ưu điểm sau:
- Khá chặt chẽ và rõ ràng;
- Chứa đựng đủ các thông tin cần thiết về nhạy cảm đường bờ, tài nguyên
sinh vật và tài nguyên nhân tạo;
- Sử dụng GIS để quản lý dữ liệu và bản đồ;
- Có các mẫu bảng biểu cần thiết, các ký hiệu được mã hoá thuận tiện cho
việc lưu trữ và sử dụng sổ liệu.
Hiện nay ở Việt Nam đã có một sổ nghiên cứu liên quan:
- Bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỷ lệ 1/500.000 khu vực Bình Thuận -Cà Mau
(1995) do Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn Môi trường Biển
(CMESRC), Viện Cơ học thực hiện.
- Bản đồ nhạy cảm môi trường cho toàn bộ dải ven biển Việt Nam tỷ lệ
1/100.000 (1996) do Trung tâm Viễn thám, Tổng cục Địa chính thực
hiện.
- Bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỷ lệ 1/500.000 khu vực Kê Gà - Cà Mau
(2/2001) do Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển An toàn và Môi trường
Dầu khí thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thực hiện.
N guyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồn g Vân
Trung tâm Kháo sát, N ghiên cứu, Tư vấn M ôi trường Biển
Báo cáo tông kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
- Cơ sở khoa học và kể hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu khu vực Hải Phòng -
Quảng Ninh, trong đó có xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỷ lệ
1/100.000 (2001) do CMESRC, Viện Cơ học thực hiện.

- Nghiên cứu xây dựng bản đồ nhạy cảm tỷ lệ lớn (1/50.000) phục vụ Ke
hoạch Quốc gia ứ ng phó Sự cố Tràn dầu khu vực miền Trung (Đà Nằng
- Nha Trang) do CMESRC, Viện Cơ học thực hiện năm 2002.
- Bản đồ nhạy cảm môi trường từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau. Trung tâm
Nghiên cứu, Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí thuộc Tổng Công
ty Dầu khí Việt Nam, 2005.
Trên cơ sở rút kinh nghiệm việc làm bản đồ nhạy cảm ở nước ta, để thành
lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu cho 5 vùng: Vịnh Hạ Long, Cảng Nghi Sơn, Cảng
Đà Nang, Cảng Dung Quất và vùng ven biển Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Sài
Gòn) sẽ sử dụng bản “Hướng dẫn lập bản đồ chỉ số nhạy cảm môi trường đối với
tràn dầu ở các biển Đông Nam Á” của Nhật Bản.
1.2 Nội dung bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Bản đồ nhạy cảm tràn dầu là bản đồ thể hiện các tài nguyên sinh vật và tài
nguyên nhân tạo có trong vùng lập bản đồ cần được bảo vệ khỏi tràn dầu, mức
độ nhạy cảm của chúng đổi với tràn dầu cùng một sổ thông tin cần thiết cho việc
ứng cứu. Các thông tin cần thể hiện trên bản đồ nhạy cảm tràn dầu có thể chia
thành 3 loại sau:
- Nhạy cảm đường bờ: phụ thuộc vào mức độ tồn tại của dầu và sự dễ
dàng làm sạch.
- Tài nguyên sinh vật, đặc biệt là các loại thú và sinh cảnh nhạy cảm với
dầu (như cỏ, rong, san hô, rừng ngập mặn, bãi triều, bãi cá, tôm, thú,
chim, bò sát, ).
- Tài nguyên nhân tạo gồm các khu di sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn,
sân chim, khu du lịch, bãi tắm, đồng muối, nơi nuôi trồng thuỷ hải sản,
các cơ sở kinh tế (cảng, sân bay, ), di tích văn hoá, khảo cổ, đô thị, khu
dân cư tập trung,
Nguyên Thị Việt Liên, N guyên Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ông Ván
Trung tâm Khíìo sát, N ghiên cứu, Tư vân M ôi trườ ng Biên
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Ngoài ra, trên bản đồ nhạy cảm tràn dầu còn cần thể hiện các thông tin cần

thiết khác gắn với tài nguyên cần bảo vệ, đó là mạng lưới sông suối, đường xá,
độ cao thấp của địa hình, địa danh,
1.2.1 Nhạy cảm đường bờ
Nhạy cảm đường bờ thường được phân loại dựa trên 3 chỉ tiêu sau:
a) Mức độ ỉộ diện của bờ:
Mức độ nhạy cảm của đường bờ phụ thuộc vào mức độ lộ diện tương đối
của đoạn bờ đối với năng lượng sóng và triều. Khi sóng cao trung bình trên lm
và xảy ra thường xuyên thì tác động của dầu đến các hệ sinh thái lộ diện đó giảm
đi vì dòng đo sóng phản xạ sẽ kéo theo dầu đi ra khỏi bờ, làm sạch bờ và vì thế,
các cơ thể sinh vật sống ở các đoạn bờ này không bị ảnh hưởng của những thay
đổi môi trường ngắn hạn. Bên cạnh đó, dòng triều mạnh sẽ dễ dàng đưa dầu rời
khỏi bờ.
b) Độ dốc của bờ:
- Độ dốc của bờ lớn (>30°) thì thường có mức độ lộ diện !ớn.
- Độ dốc trung bình là 5°-30°.
- Độ dốc nhỏ <5° làm năng lượng sóng truyền vào bờ xa hơn, làm cho dầu
bị giữ lại lâu hơn và thường có sinh vật phân bố trên diện tích rộng.
c) Cấu tạo đất đá bờ:
Cấu tạo đất đá thường có 4 loại sau:
- Đá gốc loại không thấm được và có kẽ hở cho dầu thấm được;
- Trầm tích có cỡ hạt có thể chia thành các nhóm:
+ < 0,06mm gồm bùn và sét,
+ Cát mịn đến cỡ hạt trung bình (từ 0,061 đến lmm),
+ Cát thô (1,01 - 2mm),
+ Sỏi vụn (2,01 - 4mm),
+ Sỏi (4,01 - 64mm),
+ Cuội (64,01 - 256mm),
+ Đá tảng (> 256mm).
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồng Vân
Trung tâm K hảo sút, N ghiên cứu, Tư vấn M ôi trường Biển

Báo cáo tông kết nhiệm vụ thcmh lập bàn đồ nhạy cám trùn dáu
- Có thực vật trong vùng triều và ngầm dưới nước;
- Bằng vật liệu nhân tạo (thấm được và không thấm được như rọ đá, bê
tông).
Phạm vi ảnh hưởng của tràn dầu đến các vùng bờ phụ thuộc vào loại cấu
tạo đất đá bờ. Thí dụ, so với đá gốc thì trầm tích có khả năng cao hơn trong việc
thấm và lưu trữ dầu, và là sinh cảnh có cơ thể động vật sống dễ bị ảnh huởng
của tràn dầu, dễ gây nên các hệ quả tích luỳ và khó làm sạch hơn.
Từ các đặc điểm về mức độ lộ diện của bờ, độ dốc và cấu tạo đất đá của bờ
đã phân loại đường bờ thành 10 mức độ nhạy cảm đối với tràn dầu (bảng 1.1).
Mức độ 1 là ít nhạy cảm nhất. Mức độ 10 là rất nhạy cảm.
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồng Vân
Trung tâm K hảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn M ôi trường Biển
Báo cáo tỏng kết nhiệm vụ thành lập bán đồ nhạy càm tràn dầu
Bảng 1.1. Phân loại đường bờ
Mức độ nhạy
cảm ESI
Loại đường bờ
Các điêm đặc trung
1 Vách đá lộ diện và
tường chắn lộ diện
Lộ diện, cấu tạo đất đá, không thấm,
thẳng đứng.
2
Kè chắn sóng lộ diện
Lộ diện, cấu tạo đất đá, không thấm,
không thẳng đứng.
3
Bờ cát mịn - trung bình Cấu tạo đất đá, bán thấm, ít khả năng
thẩm thấu và lưu giữ dầu, có động vật

nhưng thường không nhiều.
4
Bờ cát thô Thấm trung bình, có khả năng vừa phải
về thẩm thấu và lưu giữ dầu, có động
vật nhưng thường không nhiều.
5 Bờ cát sỏi Thấm trung bình - cao, có khả năng lớn
về thẩm thấu và lưu giữ dầu, có động
vật nhưng thường không nhiều.
6 Bờ sỏi và đá lô nhô
Thấm cao, khả năng lớn về thẩm thấu
và lưu giữ dầu.
7 Bãi triều lộ diện
Lộ diện, phẳng, thấm, thường có nhiều
động vật.
8 Bờ đá khuất và tường
khuất
Cấu tạo đất đá, khuất, không thấm,
cứng, nhiều sinh vật.
9 Bãi triều khuất
Cấu tạo đất đá, khuất, phẳng, bán thẩm
thấu, xốp, thường có nhiều động vật.
10 Cửa sông, bãi lầy và
cây ngập mặn
Vùng đất ngập nước có thực vật ngầm.
Nguyễn Thị Việt Liên, Nguyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lẽ Thị H ồng Vân
Trung tâm KhcìO sát, N ghiên cứu, Tư vẩn M ôi trường Biển
Báo cảo tống kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Dựa vào hình dáng và cấu tạo vùng bờ của Việt Nam nên khi áp dụng bảng
phân cấp đường bờ trên cho 5 vùng nghiên cứu này chỉ còn 7 loại như sau (bảng
1.2):

Bảng 1.2. Phân loại đường bờ áp dụng cho vùng: Vịnh Hạ Long, Cảng Nghi
Sơn, Cảng Đà Nang, Cảng Dung Quất và cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai
Theo NOA
Áp dụng cho 5 vùng
ESI Loại đường bờ Các điểm đặc trưng
Loại đường bò ESI
1 Vách đá lộ diện và
tường chắn lộ diện
Lộ diện, cấu tạo đất đá thẳng đứng,
không thấm
Bờ chắn sóng lộ
diện
1
2 Kè chắn sóng lộ diện Lộ diện, cấu tạo đất đá không thấm,
không thẳng đứng
Bờ chắn sóng lộ
diện
1
3
Bờ cát mịn-trung
bình
Cấu tạo đất đá bán thấm, ít khả năng
thẩm thấu và lưu giữ dầu, có động
vật nhưng thường không nhiều
Bờ cát
2
4
Bờ cát thô
Thấm trung bình, có khả năng vừa
phải về thẩm thấu và lưu giữ dầu, có

động vật nhưng thường không nhiều
Bờ cát
2
5
Bờ cát sỏi Thấm trung bình-cao, có khả năng
lớn về thẩm thấu và lưu giữ dầu, có
động vật nhưng thường không nhiều
Bờ sỏi đá 3
6
Bờ sỏi và đá lô nhô
Thẩm cao, khả năng lớn về thẩm
thấu và lưu giữ dầu
Bờ sỏi đá 3
7
Bãi triều lộ diện Lộ diện, phẳng, thấm, thường có
nhiều động vật
Bãi triều lộ diện
4
8
Bờ đá khuất và
tường khuất
Cấu tạo, đất đá khuất và không
thấm, cứng, nhiều sinh vật
Bờ khuất 5
9
Bãi triều khuất
Khuất, phẳng, cấu tạo đất đá bán
thẩm thấu, xốp, thường có nhiều
động vật
Bãi triều khuất

6
10
Cửa sông, bãi lầy và
cây ngập mặn
Vùng đất ngập nước có thực vật
ngầm.
Cửa sông, bãi lầy
và bờ có cây
ngập mặn
7
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồng Vân
Trung tâm K hả o sát, N ghiên cứu, Tư vẩn M ôi trường Diên
7 r \ \
Báo cáo tông kêt nhiệm vụ thành lập bản đô nhạy cảm tràn dâu
1.2.2 Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm các nhóm chính sau: thú biển, thú đất, chim,
cá, nhuyễn thể giáp xác, bò sáưlưỡng cư và các sinh cảnh chung. Các nhóm này
lại được chia thành các nhóm nhỏ có đối xử sinh thái như nhau đối với tràn dầu.
Các nhóm nhỏ này bao gồm các loài cụ thể cùng có độ nhạy cảm tràn dầu như
nhau, được chỉ ra ở bảng 1.3.
Khi đánh giá tài nguyên sinh vật cần lưu ý:
- Sự tập trung quần thể cao ở khu vực hẹp;
- Vị trí cá di cư theo mùa, đường di chuyển và bãi cá đẻ;
- Vị trí tập trung của trứng cá, cá con và cá chưa trưởng thành;
- Các loài bị nguy hiểm và trong sách đỏ, quý hiếm.
- Loại có phần đáng kể có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tràn dầu.
Nguvễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồ ng Vân
Trung tâm K hảo sát, N ghiên cửu, Tư vấn M ôi trường Biên
Bảo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bàn đồ nhạy cảm tràn dầu
Bảng 1.3. Các nhóm tài nguyên sinh vật

ảnh hưởng tới tính nhạy cảm tràn dầu
Nhóm
Nhóm nhỏ
Các điêu kiện mà ở đó các loài bị
nguy hiểm nhất
khi có sự cố tràn dầu
Thú biên
Cá heo
Dugong (bò biến)
Cá voi
Các khu vực tập trung cá heo
Các khu vực tập trung Dugong (bò
biển)
Các khu vực có cá voi theo mùa,
đường di chuyên
Thú đât
Gặm nhâm
Bị nguy hiểm/ sách đỏ
Các khu vực tập trung
Các sinh cảnh quan trọng
Chim
Chim bờ biên
Chim đầm lầy
Chim nước
Các bờ làm tổ, di cư, các vị trí tạm
trú
Các vùng kiếm ăn đặc biệt
Các vùng tạm trú di cư

Đẻ trứng ở bờ

Cá đáy, cá nổi, cá cửa
sông
Loại đẻ trứng ở cỏ
biển
Tập trung đặc biệt
Các đoạn bờ đẻ trứng
Các khu vực nuôi dưỡng
Đẻ trứng ở các bãi cỏ biển
Loại cửa sông
Nhuyên thê
và giáp xác
Trai, sò,
Cua
r p /\
Tôm
Ốc
Mực
Vùng thu hoạch, vùng có độ tập
trung cao
Các vùng nuôi, ươm, vùng có độ
tập trung cao
Các vùng nuôi, ươm, vùng có độ
tập trung cao
Vùng thu hoạch, vùng phong phú
Vùng thu hoạch, vùng nuôi, vùng
có độ tập trung cao
Bò sát /
lưỡng cư
Cá sâu
Rùa biển

Các loại quý hiếm
Vùng tập trung
Vùng đẻ trứng, vùng tập trung
Các sinh cảnh quan trọng
Sinh cảnh
Rạn san hô
Hải sản ngầm
Thực vật
r
A A •
Cây C01
Vùng tập trung
Bao gồm các vùng dưới triều
r p l *> *>
Thảm cỏ
Các loài quý hiếm
N guyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồ ng Vân
Trung tâm K hảo sát, Nghiên cứ u, Tư vấn M ôi trường Biển
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
1.2.3 Tài nguyên nhân tạo
Có 4 loại tài nguyên nhân tạo chính ảnh hưởng tới tính nhạy cảm tràn dầu,
bao gồm:
a) Loại nghỉ ngơi giải trí có giá trị sử dụng cao và loại bờ sẽ sử dụng đe
thao tác ứng cứu sự cố tràn dầu, gồm các bãi nghỉ ngơi, giải trí có giá trị sử dụng
cao, thể thao, câu cá, bơi thuyền và lặn.
b) Các vùng quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được xác định, gồm nơi nuôi
trồng hải sản, làm cá, lấy nước.
c) Các vị trí khai thác tài nguyên vùng bờ, gồm các vị trí lịch sử, khảo cổ
và văn hoá có ở vùng triều hoặc gần bờ.
d) Các vị trí văn hoá, lịch sử, khảo cổ gần đường bờ, gồm công viên quốc

gia, khu bảo tồn, vườn chim biển, khu quản lý động vật hoang dã và các vị trí
sinh thái khác có mức độ quản lý tài nguyên đặc biệt.
Bảng 1.4 là các nhóm tài nguyên nhân tạo ảnh hưởng tới tính nhạy cảm tràn
dầu.
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồ ng Vân
Trung tâm K hảo sát, N ghiên cứu, Tư vấn M ôi trường Biến
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Bảng 1.4. Các nhóm tài nguyên nhân tạo
ảnh hưởng tới tính nhạy cảm tràn dầu
Nhóm Phân nhóm
Ghi chú
Nghỉ ngơi,
giải trí
Bãi tăm
Bến thuyền
Bơi thuyền/câu cá
Khu vực lặn
Công viên/khu bảo tồn
Các bãi nghỉ ngơi giải trí có giá trị
sử dụng cao
Các khu vực giải trí có giá trị sử
dụng cao
Cả tự nhiên lẫn công cộng
Khu quản lý Vườn chim biên
Công viên quốc gia
Khu bảo tồn
Khu quản lý động vật
hoang dã
Khu vực có quan tâm đặc biệt về
sinh vật

Khai thác tài
nguyên và
các hoạt
động kinh tế
khác
Vị trí nuôi trông hải
sản
Làm cá
Lấy nước
Cảng và phương tiện
Cá, tôm, hai mảnh vỏ, cây cỏ
Văn hoá Vị trí khảo cô
Vị trí lịch sử
Các đặc trưng liên quan đên nước
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị K im Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồng Vân
Trung tâm K hảo sát, N ghiên cứu, Tư vấn M ôi trường Biên
Báo cáo tống kết nhiệm vụ thành lập bàn đổ nhạy cảm tràn dầu
1.3 Thu thập dữ liệu
Đe xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu, cần thu thập các loại dữ liệu bản
đồ thuộc 9 nhóm sau:
- Nhóm ranh giới hành chính (tỉnh, huyện, xã, ranh giới tỉnh, ranh giới
huyện, ranh giới xã, trung tâm tỉnh, trung tâm huyện và các địa danh, );
- Nhóm địa hình (sông hồ, sông suối, đường đẳng cao, đường đẳng sâu,
đường bờ, );
- Nhóm địa mạo (đặc tính địa mạo đường bờ biển, địa hình bề mặt vùng
ven biển, các bãi cửa sông ven biển, );
- Nhóm cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường sắt, tên đường giao
thông, );
- Nhóm sử dụng đất (hiện trạng sử dụng đất);
- Nhóm hệ sinh thái (hệ sinh thái tự nhiên trên đất, hệ sinh thái dưới nước,

hệ sinh thái nhân tác,
- Nhóm tài nguyên sinh vật (các rạn san hô, cỏ biển, rùa biển, bãi tôm, bãi
cá bột, bãi trứng cá, chim, thú, );
- Nhóm tài nguyên nhân tạo (các điểm tài nguyên nhân tạo, khu bảo tồn
biển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, các vùng nuôi
trồng thuỷ sản trên đất liền, các đồng muối, );
- Nhóm phân cấp nhạy cảm đường bờ (rừng ngập mặn, cửa sông, đường
bờ nhạy cảm, ).
Ngoài ra còn cần thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy
- hải văn, điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nhân tạo.
1.4 Xây dựng các lớp dữ liệu GIS
1.4.1 Sửa lỗi và tạo các lớp bản đồ
a) Với nguồn dữ liệu bản đồ số ở dạng MicroStation:
- Bóc tách từng màu của bản đồ (bằng phần mềm MicroStation);
- Chuyển dữ liệu từ MicroStation sang phần mềm Maplnío;
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thúy, Lê Thị H ồng Vân
Trung tâm K hảo sát, N ghiên cứu, Tư vấn M ôi trường Biển
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bàn đồ nhạy cảm tràn dầu
- Gộp các màu theo từng lớp bản đồ, xoá bỏ các vùng màu chồng chéo lên
nhau (bằng phần mềm Maplnío);
- Chuyển dữ liệu từ phần mềm Maplníb sang phần mềm ARCINFO hoặc
ArcGIS;
- Sửa lỗi không gian cho từng lớp bản đồ (bằng phần mềm ARCINFO
hoặc ArcGIS);
- Tạo các trường dữ liệu cho từng lớp bản đồ, gắn dữ liệu thuộc tính vào
dữ liệu không gian (bằng phần mềm ARCINFO hoặc ArcGIS);
- Tạo màu theo thuộc tính cho từng lớp bản đồ, kiểm tra dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính dựa vào bản đồ gốc.
b) Với nguồn dữ liệu bản đồ số ở dạng MapInfo hoặc ArcGIS (chỉ sử dụng
những bản đồ sổ có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1/100.000):

- Cắt bỏ các dữ liệu nằm ngoài vùng nghiên cứu;
- Chuyển dữ liệu sang phần mềm ARCINFO hoặc ArcGIS (nếu dữ liệu
đang ở Maplníb);
- Sửa lỗi không gian cho từng lớp (bằng phần mềm ARCINFO hoặc
ArcGIS);
- Gắn dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian cho từng lớp bản đồ (bằng
phần mềm ARCINFO hoặc ArcGIS);
- Tạo màu theo thuộc tính cho từng lớp bản đồ, kiểm tra dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính dựa vào bản đồ gốc.
c) Với nguồn dữ liệu từ các bản đồ giấy hoặc từ các nguồn khác:
- Số hoá bản đồ bằng phần mềm ARCINFO (số hoá bằng bàn số hoá
Dizitiger) hoặc bằng phần mềm ArcGIS (sử dụng máy Scanner và số hoá
bằng màn hình);
- Bóc tách các lớp bản đồ (bằng phần mềm ARCINFO hoặc ArcGIS);
- Sửa lỗi không gian cho từng lớp (bằng phần mềm ARCINFO hoặc
ArcGIS);
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồng Văn
Trung tâm K hảo sát, Nghiên cứu, Tư vân M ôi trường Biên
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
- Gắn dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian cho từng lớp bản đồ (bằng
phần mềm ARCINFO hoặc ArcGIS);
- Tạo màu theo thuộc tính cho từng lớp bản đồ, kiểm tra dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính dựa vào bản đồ gốc.
- Chuyển tất cả các lớp dừ liệu bản đồ về cùng một hệ tọa độ VN2000 và
quản lý ở phần mềm ArcGIS.
1.4.2 Chuyển hê toa đô
*7 • • •
Chuyển tất cả các lớp dữ liệu bản đồ về cùng một hệ tọa độ VN2000 và
quản lý ở phần mềm ArcGIS
1.4.3 Biên tập các bản đồ chuyên đề và thiết kế trang in

Đã sử dụng các công cụ trong ArcGIS để biên tập và quản lý bản đồ.
- Sử dụng công cụ ArcMap để thiết kế các trang in bản đồ.
- Sử dụng công cụ Publisher chuyển các dữ liệu thành dạng geodatabase
(*.dgb) và các trang in bản đồ thành dạng *.pmf
- Sử dụng công cụ ArcReader để quản lý dữ liệu và trang in bản đồ.
1.5 Cách thể hiện tài nguyên trên bản đồ
1.5.1 Các chỉ số nhạy cảm đường bờ
Các chỉ số nhạy cảm đường bờ được thể hiện từ ít nhạy cảm nhất là màu
đen đến nhạy cảm nhất là màu đỏ (bảng 1.5).
_
_
/
Bảng 1.5. Các chỉ sô nhạy cảm đường bờ
Mức độ nhạy cảm
ESI
Màu
1 Tím đen
■ i
2 Xanh da trời

■3
Xanh da trời - xanh cỏ sáng

4 Vàng

Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị Hồng Vân
Trung tâm Khcio sát, N ghiên cứ u , Tư vấn M ôi trường Biên
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Mức độ nhạy cảm
ESI

Màu
5
Hồng

6
Vàng cam
7
Đỏ
m
1.5.2 Đăc tính sinh vâí
• •
Điểm, miền dùng để biểu diễn các nhóm động vật và có màu giổng với màu
của ESI đường bờ. Cụ thể như sau:
- Thú: nâu
- Chim: xanh lá cây
- Cá: xanh da trời
- Bò sát: đỏ
- Giáp xác, nhuyễn thể: vàng cam
- Sinh cảnh: tím đen
Chú ý:
- Chim thì chủ yếu là chim bờ, chim đầm lầy và chim nước. Chim bờ
thường giới hạn trong khoảng 75m cách đường bờ (phía đất và phía
biển) (nếu ở đó có bãi triều thì chiều rộng bằng chiều rộng của bãi triều).
Chim đầm lầy thì phân bổ ở bãi triều, các nơi khác như vụng, cửa sông
và đầm phá. Còn chim nước (ngỗng, vịt) thì thường ở dải nước 500m
cách bờ và 75m về phía đất liền dọc theo các bờ biển hở. Nói chung bao
gồm cả bãi triều và vùng nuớc khuất.
- Cá: không có hạn chế vùng, nên dựa vào độ sâu
- Bò sát, lưỡng cư: rùa biển có giới hạn 75m ở 2 phía của đường bờ và ở
các bãi cát.

- Giáp xác, nhuyễn thể: thường giới hạn trong bãi triều, còn phía biển thì
như đối với cá
~ ' ỉ s
Nguyên Thị Việt Liên, Nguyên Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị Hông Vân
Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn Môi trườìĩg Biển
Dáo cáo tông kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạ y cảm tràn dầu
- Sinh cảnh: bao gồm rong rêu, cỏ biển, rạn san hô và các loài cây cỏ quý
hiếm. Thực vật thuỷ sản dưới nước cần làm rõ trên bản đồ và thường
giới hạn trong nước và trong bãi triều. Rạn san hô thì không có giới hạn
nào về phía biển.
Hình 1.1 là một số ký hiệu đặc tính sinh vật trên bản đồ nhạy cảm tràn dầu.
CHIM
IU * Chim lộn
■Ệặ- Htii «ÍII Nhọn biền
i m Chim sẻ
Chili) bien
|g ||t Chim «in th ịt
j f t Chim vùng 1)6'
Vịt
Chim IH»'Ó'C
Vị tú tổ chim

Ctí
H g t h ú biền
c«i heo
ÍỆỊỊịI H iìi IM JUII
ỊỊ§§ THỦ TRẺN ĐÁT LIẺN
m Thú nhỏ
Wầ BÒ SÁT
Rù «ì

Loài bỏ sát khác
GIÁP XÁC, NHUYÉN THẺ
;(|!|: Hiìi mành vỏ
TIliili Hiếm
Cu tì
GIÁP XÁC, NHUYẼN THẺ (tiếp)
Do <j*ìi
Loài cluin bụng
ÌS t Tòm
SINH CÀNH
pggị Thủy sinh nồi
n * Thực vật
F tt i Thủy sinh ngáp IIU '0 'C
CÁC LOÀI BI ĐE DOA,
NGUY HIỀN
/ t >
Hình 1.1. Một sô ký hiệu đặc tính sinh vật trên bản đô nhạy cảm tràn dâu
1.5.3 Tài nguyên nhân tạo
Nói chung tài nguyên nhân tạo được biểu diễn bằng các điểm trên bản đồ,
trừ các công viên, các khu bảo tồn, được biểu diễn bằng các miền. Hình 1.2 là
một số ký hiệu tài nguyên nhân tạo trên bản đồ nhạy cảm tràn dầu.
N guyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồ ng Vân
Trung tâm K hảo sát, N ghiên cứu, Tư vẩn M ôi trường Biển
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
/ tí Ị tì íiieiiì Klìíio co
C7P Sân hay
Bèn thuyèn
*r
Bãi biên, khu nghỉ clivõiig
©

Vũng chim di CU'
Vùng đuọc bảo vệ
Ranh giới vùng
đu ọ c hảo vệ
■ ■
Hình 1.2. Một số ký hiệu các tài nguyên nhân tạo trên bản đồ nhạy cảm tràn dầu
1.6 Các sản phẩm bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Sau khi đánh giá mức độ nhạy cảm tràn dầu đối với môi trường, 4 loại bản
đồ sau sẽ được thiết lập:
- Bản đồ phân loại nhạy cảm đường bờ;
- Bản đồ các nguồn tài nguyên sinh vật có khả năng bị tác động bởi sự cổ
tràn dầu;
- Bản đồ các nguồn tài nguyên nhân tạo có khả năng bị tác động bởi tràn
- Bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng bờ.
Bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng bờ dựa trên tất cả các lớp bản đồ đã nêu và
là tổ hợp của các lớp dữ liệu bản đồ đã được xây dựng. Màu sắc, ký hiệu sử
dụng trên cả 4 bản đồ này đều thống nhất như nhau.
Nguyễn Thị Việt Liên, N guyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị Hồ ng Vân
Trung tâm K háo sát, Nghiên cứu, Tư vcm M ôi trường Biển
dầu;
CHƯƠNG 2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRÀN DẦU
VỊNH HẠ LONG
2.1 Phạm vi bản đồ nhạy cám tràn dầu
Theo yêu cầu của dự án, bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng Vịnh Hạ Long có
tỷ lệ 1/100.000, diện tích 2.183km2. Hình 2.1 là phạm vi không gian của bản đồ
nhạy cảm tràn dầu vùng biến này.
Báo cảo tổng kếí nhiệm vụ ihùnh lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu
Iơna
co km
TTttng Khit

QUÀNG NINH
TI »n Chi».
>*#»• HẠ LOM3
»• í »í
>»*!• *>1,1 it
GÚU>|*
' £Jonq 9« . '
‘ĩ-thXai
c*rl
*AT*ÀI
.i iiia ĩi iũ .
'fr. c« Ba
8 km
Hình 2.1. Phạm vi bản đồ nhạy cảm tràn dầu vùng Vịnh Hạ Long
Nguyên Thị Việt Lièỉi, Nguyên Thị Kim Nỵa, Trịnh Thị Thu Thúy, ¿é 777/ H ông Vân
Trung tâm Kháo sát, Nghiên cứu, 7/r V Y Ĩ/ 7 A-/c5/ (rường Biên
Báo cảo tổng kết nhiệm vụ thành lập bản đồ n hạy cảm tràn dầu
2.2 Cơ sở dữ liêu bản đồ
Đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu để xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu
cho vùng Vịnh Hạ Long. Bộ cơ sở dữ liệu này được quản lý ở dạng Geodatabase
trong phần mềm ArcGIS, gồm các lớp bản đồ sau:
Bảng 2.1. Các lớp dữ liệu bản đồ vùng Vịnh Hạ Long
TT Lóp bản đồ
Loại
đổi
tưọng
Tỷ lệ
Năm
cập
nhật

Nguồn dữ liệu
1. Hành chính tỉnh
Vùng 1/50.000 2006
Trung tâm Tư liệu và Đo đạc
Bản đồ, Bộ TN&MT
2. Hành chính huyện
Vùng 1/50.000 2006
Trung tâm Tư liệu và Đo đạc
Bản đồ, Bộ TN&MT
3. Ranh giới huyện, tỉnh
Đường 1/50.000
2006
Trung tâm Tư liệu và Đo đạc
Bản đồ, Bộ TN&MT
4.
Uỷ ban nhân dân huyện,
tỉnh thuộc huyện ven biển
Điểm 1/50.000 2006
Trung tâm Tư liệu và Đo đạc
Bản đồ, Bộ TN&MT
5.
Sông, hồ Vùng 1/50.000 2006
Trung tâm Tư liệu và Đo đạc
Bản đồ, Bộ TN&MT
6. Sông suối Đường 1/50.000 2006
Trung tâm Tư liệu và Đo đạc
Bản đồ, Bộ TN&MT
7.
Đường bờ Đường
1/50.000

2006
Trung tâm Tư liệu và Đo đạc
Bản đồ, Bộ TN&MT
8.
Đặc tính địa mạo đường
bờ biển
Đường
1/100.000
2001
TTKSNCTV MT Biển, Viện
Cơ học
9.
Các bãi lầy cửa sông, ven
biển
Vùng 1/50.000 2007
Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh
10. Các bãi triều Vùng 1/50.000 2007
Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh
11. Biển nông ven bờ Vùng 1/50.000
'2007
Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh
12. Biển Vùng 1/50.000
2007
Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh
Nguyễn Thị Việt Liên, Nguyễn Thị Kim Nga, Trịnh Thị Thu Thủy, Lê Thị H ồn g Vân
Trung tâm K hảo sát, Nghiên CICU, Tư vấn M ôi trường Biên

×