Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.29 KB, 90 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
I. MỞ ĐẦU
1.1. Khái quát về lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai
Lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn
của Việt nam. Lưu vực sông có diện tích khá rộng (37.885 km
2
) và liên quan đến
nhiều địa phương. Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông phụ thuộc nhiều vào chế độ
mưa và chế độ triều từ biển Đông. Chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và
thời gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu. Khi có triều
cường thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập vào đất liền và khi triều kém thì ngược lại.
Khí hậu trong lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) nên chế độ dòng
chảy ở lưu vực sông cũng hình thành tương ứng: chế độ dòng chảy mùa mưa, chế độ
dòng chảy mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy giữa hai mùa rất tương phản nhau.
Về điều kiện tự nhiên, 11 tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có diện
tích hơn 5 triệu ha. Nền nhiệt độ trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai tương đối
cao và ổn định. Lưu vực sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của ba hệ thống hoàn lưu: gió
mùa mùa đông, gió mùa mùa hè và gió tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của
từng đợt gió mùa. Do đó hướng gió thịnh hành ở lưu vực sông thay đổi rõ rệt theo
mùa. Sự biến đổi của độ ẩm phụ thuộc theo mùa, với độ ẩm tương đối trung bình
năm từ 78% - 86%. Trong lưu vực sông có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến trung tuần tháng 11. Thời gian còn lại trong
năm là của mùa khô. Lượng mưa hàng năm trên lưu vực khá lớn, nhiều nơi đạt trên
2000mm, nhưng tập trung nhiều vào mùa mưa.
Về điều kiện kinh tế xã hội, dân số trên lưu vực có khoảng 16 triệu người với tỷ
lệ dân số đô thị hóa bình quân toàn lưu vực khoảng 51%. Vùng hạ lưu của sông là
vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hóa mạnh nhất
trong hệ thống các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Như vậy sông Sài Gòn – Đồng Nai giữ vai trò đặc biệt trong phát
triển kinh tế xã hội của 11 tỉnh, thành phố có liên quan đến lưu vực. Hệ thống này
vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên lưu vực,


đồng thời là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưu vực.
Trên lưu vực sông đang diễn ra mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các mục tiêu khai
thác, sử dụng nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu quản lý,
bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu bền.
1.2. Mục đích nhiệm vụ quan trắc
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn là nơi phát triển kinh tế xã hội quan
trọng nhất của đất nước; nguồn nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các
tỉnh/ tp trên lưu vực, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp,
tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước…
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 1 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, chất
thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang đe dọa nghiêm trọng về
khả năng ô nhiễm nguồn nước sông. Do đó công tác quan trắc môi trường nước lưu
vực sông Đồng Nai – Sài Gòn cần thiết phải được thực hiện liên tục, nhằm đánh giá
một cách chính xác hiện trạng, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước. Tạo
cơ sở cho việc ra quyết định, xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội.
1.3. Nội dung quan trắc
- Lấy mẫu và phân tích các mẫu nước mặt, mẫu thủy sinh và mẫu trầm tích tại 28
vị trí trên lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn và tại khu vực cửa sông trong 4
đợt/năm vào các tháng 4, 6, 9, 12 (tại đỉnh triều).
- Số lượng thông số quan trắc : mẫu nước mặt (20 thông số), mẫu thủy sinh (3
thông số), mẫu trầm tích (12 thông số).
- Đánh giá kết quả quan trắc chất lượng nước và dự báo diễn biến môi trường nước
lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai trong năm 2007.
1.4. Các cơ quan phối hợp thực hiện
- Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Đông Nam Bộ;
- Phân viện Khí tượng thủy văn và Môi trường phía Nam (đơn vị đối tác chính);
- Viện Môi trường Tài nguyên (đơn vị phân tích kiểm tra mẫu đối chứng).

II. PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC - PHÂN TÍCH
2.1. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu
2.1.1. Các vị trí lấy mẫu (Xem bảng 2.1)
- Số lượng điểm quan trắc: 28 điểm với tần suất quan trắc 4 lần/năm (tháng 4, 6, 9,
12); riêng đối với trầm tích đáy tần suất là 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 9.
2.1.2. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu (bản đồ đính kèm)
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 2 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Bảng 2.1. Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu)
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 3 -
STT Vị trí lấy mẫu
Ký hiệu
điểm
Thuộc sông
Thuộc
huyện/tỉnh
Kinh độ Vĩ độ
1 Hồ Dầu Tiếng 1 SGN-1-34 Sài Gòn Bình Dương 106
0
20.891' 11
0
20.100'
2 Chân đập Dầu Tiếng SGN-1-36 Sài Gòn
Bình Dương-Tây
Ninh
106
0
20.394' 11
0
18.484'

3 Cầu Bến Súc SGN-1-37 Sài Gòn BD-TN-TP.HCM 106
0
27.091' 11
0
09.388'
4 Sông Thị Tính SGN-1-39 Thị Tính Bình Dương 106
0
35503' 11
0
15.310'
5 Cửa sông Thị Tính SGN-1-40 Sài Gòn
Bình Dương-
TP.HCM
106
0
36.203' 11
0
02.403'
6 Cầu Phú Cường SGN-1-41 Sài Gòn
Bình Dương-
TP.HCM
106
0
38.732' 10
0
58.933'
7 Cầu Phú Long SGN-1-43 Sài Gòn
Bình Dương-
TP.HCM
106

0
41.635' 10
0
53.915'
8 Cầu An Hạ SGN-1-44 Kênh Xáng TP.HCM 106
0
41.620' 10
0
47.347'
9 Cầu An Lộc SGN-1-46 Vàm Thuật TP.HCM 106
0
39.129' 10
0
51.618'
10 Cầu Bình Triệu SGN-1-47 Sài Gòn TP.HCM 106
0
42.840' 10
0
49.244'
11 Cầu Sài Gòn SGN-1-48 Sài Gòn TP.HCM 106
0
43.614' 10
0
48.011'
12 Bến Nhà Rồng SGN-1-49 Sài Gòn TP.HCM 106
0
42.476' 10
0
46.329'
13 Cầu Tân Thuận SGN-1-50 Sài Gòn TP.HCM 106

0
43.277' 10
0
45.438'
14 Cầu Chữ Y SGN-1-51
Đôi-Tẻ-Tàu hủ -
Bến nghé
TP.HCM 106
0
41.126' 10
0
45.078'
15 Mũi Đèn đỏ SDN-1-88 Nhà Bè
Đồng Nai-
TP.HCM
106
0
45.731' 10
0
43.919'
16 Cầu Bình Điền SDN-1-91 Chợ Đệm TP.HCM 106
0
35.79' 10
0
42.036'
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
STT Vị trí lấy mẫu
Ký hiệu
điểm
Thuộc sông

Thuộc
huyện/tỉnh
Kinh độ Vĩ độ
17 Cầu Phước Hòa SBE-1-29 Sông Bé Bình Phước 106
0
45.492' 11
0
15.148'
18
Cầu Đồng Nai
(Đập Trị An)
SDN-1-73 Đồng Nai
Đồng Nai-Bình
Dương
107
0
03.033' 11
0
06.023'
19
Trạm bơm
NM nước Thiện
Tân
SDN-1-75 Đồng Nai
Đồng Nai-Bình
Dương
106
0
54.364' 11
0

01.037'
20 Bến đò Lợi Hòa SDN-1-78 Đồng Nai
Đồng Nai-Bình
Dương
106
0
48.409' 11
0
01.480'
21 Cầu Ông Buông SDN-1-84 Đồng Nai Đồng Nai 106
0
54.156' 10
0
53.094'
22 Bến đò Hãng Da SDN-1-85 Đồng Nai
Đồng Nai-
TPHCM
106
0
50.552' 10
0
52.508'
23 Phà Bình Khánh SDN-1-90 Nhà Bè
Đồng Nai-
TPHCM
106
0
46.385' 10
0
40.067'

CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 4 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
24 Tam Thôn Hiệp SDN-1-93 Lòng Tàu
Đồng Nai-
TPHCM
106
0
52.028' 10
0
36.237'
25
Cửa Vàm Cỏ - Sông
Soài Rạp
SDN-1-95 Soài Rạp
TPHCM – Long
An
106
0
44.097' 10
0
28.397'
26 Cảng Gò Dầu TVA-1-68 Thị Vải Đồng Nai 107001.340' 10039.325'
27 Cảng PhúMỹ TVA-1-70 Thị Vải Bà Rịa-Vũng Tàu 107
0
01.616' 10
0
35.150'
28 Cảng Cái Mép TVA-1-71 Thị Vải Bà Rịa-Vũng Tàu 107001.645' 10032.321'
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 5 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 6 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
2.1.3. Thời gian lấy mẫu: các mẫu được lấy chia thành 4 đợt, cụ thể:
- Đợt 1: ngày 14 và 15/04/2007.
- Đợt 2: ngày 29 và 30/06/2007.
- Đợt 3: ngày 14 và 15/09/2007.
- Đợt 4: ngày 08 và 09/12/2007.
- Đồng thời tiến hành khảo sát đo nhanh liên tục trong hệ thống lưu vực sông Sài Gòn -
Đồng Nai: ngày 12 - 14/09/2007.
2.1.4. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu nước mặt
Các phương pháp và thiết bị lấy mẫu nước mặt đều đã được chuẩn hóa và được công
nhận.
a. Các thiết bị lấy mẫu nước mặt
- Tời thủy văn lấy mẫu có dây cáp dài 30m và quả nặng 18kg được gắn vào trục có
tay quay (ghe) và máy bơm lấy mẫu nước sử dụng nguồn điện (xe).
- Máy định vị vệ tinh Koden (Nhật) và Lowrance (Mỹ).
- Máy đo chất lượng nước 6 chỉ tiêu TOA (Nhật).
- Máy đo độ đục Lovibond (Mỹ).
- Máy đo pH WTW 320 (Đức).
- Máy đo độ dẫn điện WTW LF320 & LF330 (Đức).
- Xô bằng nhựa, có dung tích 20l, dùng để chứa mẫu nước trước khi pha trộn (lấy mẫu
tại 3 thủy trực sau đó trộn đều).
- Bình vật liệu PE có dung tích 2l, dùng để đựng mẫu sau khi đã hòa trộn. Xô và bình
được rửa sạch sẽ và tráng bằng chính mẫu nước trước khi chứa mẫu..
b. Phương pháp lấy và xử lý mẫu nước mặt
Mỗi mặt cắt lấy 3 thủy trực (bờ phải, giữa sông, bờ trái) bằng cách lấy mẫu từ mặt
xuống đáy và trộn mẫu của 3 thủy trực với nhau, sau đó chiết mẫu thành 2 bình
(2L/bình), một chai mẫu cho phân tích vi sinh, một chai DO được cố định tại chỗ.
2.1.5. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu thủy sinh
- Mẫu thực vật và động vật phiêu sinh định tính được thu bằng lưới vớt phiêu sinh

kiểu Juday (hình nón) với kích thước mắt lưới là 25µm.
- Mẫu thực vật phiêu sinh định lượng được thu theo Phương Pháp Sedgewick Rafter,
thể tích mẫu được thu ngoài thực địa là 1lít.
- Mẫu động vật phiêu sinh định lượng được thu bằng cách lọc qua lưới 10 lít nước.
- Mẫu động vật không xương sống cỡ lớn được thu bằng gàu đáy kiểu Petersen với
tổng diện tích là 0,1m
2
. Tất cả vật chất thu được từ gàu đáy chuyển qua sàng và sau
đó sàng kỹ loại bỏ bớt các vật chất trước khi cho mẫu vào lọ.
- Các mẫu được cố định ngay tại hiện trường bằng dung dịch formol bão hòa sao cho
nồng độ formol cuối cùng trong mẫu vào khoảng 4% và mỗi mẫu thu được đánh
dấu, ghi chú trên nhãn.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 7 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
- Ngoài ra, ghi chú thực địa cũng được thực hiện: thời điểm thu mẫu, vị trí lấy mẫu,
đặc điểm dòng chảy, màu nước, nước lớn hay ròng, đặc điểm nền đáy, gần hay xa
khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp…
- Các mẫu nước mặt và mẫu thủy sinh được bảo quản đưa về phòng thí nghiệm tiến
hành phân tích ngay sau khi lấy mẫu.
2.1.6. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu trầm tích đáy sông
Trầm tích đáy được lấy lên nhờ gàu xúc kiểu hàm ngậm, được thiết kế để xâm nhập vào
tầng trầm tích nhờ trọng lượng của gàu.
2.2. Các thông số, phương pháp và thiết bị quan trắc - phân tích
- Số lượng thông số quan trắc: mẫu nước mặt (23 thông số); mẫu thủy sinh (3 thông
số); mẫu trầm tích (11 thông số), cụ thể:
+ Quan trắc chất lượng nước mặt về hóa lý: trong số 28 điểm quan trắc đầy đủ 21
thông số hóa lý cơ bản; có 6 điểm quan trắc bổ sung thông số Dầu mỡ và 6 điểm
quan trắc bổ sung thông số Dư lượng DDT.
+ Quan trắc chất lượng nước về mặt thủy sinh: quan trắc 3 thông số chỉ thị sinh học
(động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy) song song với các chỉ tiêu hóa lý. Số điểm

quan trắc: đầy đủ 28 điểm.
+ Quan trắc trầm tích: 11 thông số. Số điểm quan trắc: 4 điểm. Tần suất: 2 lần/năm.
a) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu nước mặt: các phương pháp và thiết bị sử
dụng để phân tích đều là các phương pháp đã được chuẩn hóa và công nhận.
- pH: đo bằng máy đo MP220 của hãng Mettler Toledo, Thụy Sĩ.
- Nhiệt độ: đo bằng máy đo của hãng TOA-DKK, Nhật Bản.
- Độ đục: đo bằng máy của hãng Lovibond, Mỹ.
- Độ dẫn điện: đo bằng máy của hãng WTW, Đức.
- TDS: phương pháp trọng lượng, sử dụng cân phân tích AG245 hãng Mettler, Thụy
Sĩ.
- BOD
5
: phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001-1995.
- COD: phương pháp oxy hóa bằng KMNO
4
trong môi trường acid, theo TCVN
6491-1999.
- DO: mẫu được cố định oxy tại chỗ, đem về phòng thí nghiệm xác định theo phương
pháp chuẩn độ Winkler, TCVN 5499-1995.
- TSS: phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng sấy khô ở 103 – 105
0
C theo
APHA-2540D, sử dụng cân phân tích AG245 hãng Mettler, Thụy Sĩ.
- Amoniac, Nitrat, Nitrit, PO43-, Clorua: phương pháp sắc ký ion theo
ISO-10340-1:1992. Thiết bị Ion Chromatography System + DS plus TM Auto
Suppressor (IC)-Alltech - Mỹ.
- Tổng sắt (T-Fe): phương pháp trắc quang theo TCVN 6177-1996. Máy Shimadzu
UV 1601PC, Nhật Bản.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 8 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

- Chì (Pb), Cadimi (Cd): phương pháp hấp thu nguyên tử theo TCVN 6193-1996. Máy
AAS 3300 của hãng Perkin Elmer, Mỹ.
- Tổng Coliform: phương pháp định lượng Coliform - kỹ thuật đếm số có xác suất lớn
nhất (MPN) theo TCVN 6187-2-1996.
- Dầu khoáng: phương pháp hồng ngoại theo ISO-11046-1994. Máy quang phổ hồng
ngoại FTIR-8400S của hãng Shimadzu, Nhật Bản.
- Hóa chất bảo vệ thực vật: phương pháp sắc ký khí. Thiết bị sắc ký khí ghép đầu dò
bắt giữ điện tử (GC-mECD) Agilent 6890N.
b) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu thủy sinh:
- Việc định danh thủy sinh vật được dựa trên cơ sở hình thái học (morphology) với sự
trợ giúp của các tài liệu phân loại của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp
này đã được công nhận rộng rãi.
- Mẫu định lượng thực vật phiêu sinh được phân tích theo các phương pháp buồng
đếm Sedgewick Rafter. Sự sắp xếp danh mục tảo theo hệ thống phân loại được dựa
theo cách sắp xếp của tác giả G. S. Prescott.
- Mẫu định lượng động vật phiêu sinh và động vật không xương sống cỡ lớn sống đáy
được phân tích bằng cách đếm tất cả các cá thể có trong mẫu định lượng.
c) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu trầm tích đáy:
- Các kim loại nặng trong trầm tích: được xác định theo TCVN 6496-1999.
- Các chất hữu cơ độc hại trong trầm tích: được xác định trên thiết bị sắc ký khí ghép
khối phổ (GC-MS).
2.3 Công tác đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quá trình quan
trắc đã thực hiện
2.3.1. Chuẩn bị lấy mẫu: tất cả các can và chai lọ dùng lấy mẫu được rửa bằng xà bông,
sau đó bằng hỗn hợp K
2
Cr
2
O
7

trong H
2
SO
4
; tráng cẩn thận với nước sạch và nước cất.
Trước khi chứa mẫu tráng 3 lần với chính mẫu;
2.3.2. Bảo quản mẫu: giảm tối đa thời gian vận chuyển mẫu – bảo quản tối và lạnh;
- Các hóa chất sử dụng trong bảo quản và phân tích phải có độ tinh khiết cần thiết
(GR for analysis, Merck or equal);
- Giảm tối đa thời gian phân tích: các mẫu được phân tích trong vòng 24h (phân tích
ngay trong ngày nếu vận chuyển về PTN trong giờ làm việc):
+ pH, T
o
, DO, EC: đo tại chỗ, các thiết bị được cân chỉnh trước mỗi đợt quan trắc;
+ TN: axít hóa với H
2
SO
4 conc.
tới pH 1.5-2 và bảo quản lạnh ở 4
o
C;
+ SS: phân tích càng sớm càng tốt, bảo quản không quá 24 h;
+ SO
4
2-
: bảo quản ở 4
o
C và phân tích trong vòng 7 ngày;
+ TP : bảo quản ở 4
o

C và phân tích trong vòng 7 ngày;
+ COD và BOD
5
: bảo quản ở 4
o
C và phân tích trong vòng 24h;
+ Kim loại nặng: bảo quản ở 4
o
C và phân tích trong vòng 7 ngày;
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 9 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
- Nhật ký lấy mẫu: các mẫu được ghi chép chi tiết trong nhật ký lấy mẫu, bao gồm:
ký hiệu mẫu, điều kiện lấy mẫu, thời tiết, giờ lấy mẫu, người lấy mẫu, ...
2.3.3. Mẫu QC tại chỗ
- Mẫu kiểm tra vận chuyển: sử dụng dung dịch với nồng độ cho trước (tạo bởi nước
cất và hóa chất tinh khiết). Mẫu được cho vào can đựng mẫu và vận chuyển ra
điểm lấy mẫu. Can mẫu này không mở tại điểm lấy mẫu. Mẫu này cho phép xác
định sự nhiễm bẩn và mất mẫu trong quá trình xử lý, vận chuyển và bảo quản. Bên
cạnh đó nó cũng sử dụng để xác định sai số phân tích;
- Mẫu thêm: sử dụng ống chứa dung dịch chuẩn với nồng độ cho trước. Tại điểm
lấy mẫu, các ống được mở ra cho vào dung dịch nước cất và sau đó phân tích tại
PTN.
2.3.4. Mẫu QC - PTN:
- Mẫu trắng của thiết bị: sử dụng nước cất để kiểm tra nhiễu và giới hạn phát hiện
của thiết bị;
- Mẫu trắng phương pháp: sử dụng nước cất và các hóa chất chuẩn bị (môi trường,
chất che, chất tạo màu...) nhưng không phải chất cần phân tích để tạo mẫu. Mẫu
này cho phép chúng ta đánh giá giới hạn phát hiện của phương pháp và độ tinh
khiết của các hóa chất sử dụng;
- Đường chuẩn: sử dụng dung dịch chuẩn để kiểm tra độ tuyến tính của thiết bị và

xác lập đường chuẩn cho các tính toán kết quả phân tích;
- Kiểm tra độ lặp lại: lập lại các phân tích ít nhất 3 lần đối với một số chỉ tiêu (đặc
biệt đối với phân tích KLN) – tính độ chênh lệch;
2.3.5. Kiểm tra chéo liên phòng thí nghiệm
- Thực hiện kiểm tra chéo một số chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm Viện Tài nguyên và
Môi trường – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: trong tổng số 28 điểm
quan trắc lấy ra 6 mẫu để kiểm tra chéo các thông số hóa lý (18 chỉ tiêu - trừ các
chỉ tiêu đo nhanh) kiểm tra chéo 2 đợt/ 4 đợt quan trắc; trong 4 điểm quan trắc
trầm tích đáy lấy ra 2 mẫu - kiểm tra chéo 1 đợt/ 2 đợt quan trắc.
III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
QUA KẾT QUẢ CỦA BỐN ĐỢT QUAN TRẮC
3.1. Kết quả quan trắc: (bảng số liệu đính kèm)
Khu vực sông Sài Gòn có 16 điểm lấy mẫu, chạy dọc từ phía thượng lưu (Hồ Dầu
Tiếng) xuống đến vị trí Cầu Bình Điền.
Khu vực sông Đồng Nai khảo sát 6 điểm bao gồm: Cầu Phước Hòa, Cầu Đồng Nai,
Trạm bơm Nhà máy nước Thiện Tân, Bến đò Lợi Hòa, Cầu Ông Buông và Bến đò Hãng
Da.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 10 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Khu vực các cửa sông là 6 điểm nằm về phía nam của Tp Hồ Chí Minh (phà Bình
Khánh, Tam Thôn Hiệp và cửa Vàm Cỏ - sông Soài Rạp ) và về phía tây của tỉnh Bà Rịa
Vũng tàu (cảng Gò Dầu, cảng Phú Mỹ và cảng Cái Mép).
Kết quả phân tích hóa lý nước mặt tại 28 vị trí qua 4 đợt quan trắc được trình bày trong
các bảng A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3 và D1, D2, D3. Diễn biến giá trị trung
bình các thông số quan trắc được trình bày trong bảng E1, E2, E3.
Các vị trí đồng thời thu thập mẫu trầm tích đáy là cầu Phú Cường, trạm bơm nhà máy
nước Thiện Tân, cầu Ông Buông và cảng Phú Mỹ.
3.2. Tiêu chuẩn áp dụng
3.2.1 Đối với lưu vực sông Sài Gòn
Khu vực thượng nguồn từ Hồ Dầu Tiếng đến Cầu Phú Cường nước được sử dụng để

dùng cấp nước cho nhà máy nước Thủ Dầu Một nên trong báo cáo này sẽ áp dụng tiêu
chuẩn nước mặt loại A, dùng cho cấp nước sinh hoạt (TCVN 5942-1995).
Khu vực từ Cầu Phú Long đến Cầu Bình Điền áp dụng tiêu chuẩn nước mặt (TCVN
5942-1995) nguồn loại B, nước sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích cấp
nước sinh hoạt.
3.2.2 Đối với lưu vực sông Đồng Nai : áp dụng tiêu chuẩn nước mặt (TCVN 5942-
1995) loại A, nước dùng cho cấp nước sinh hoạt.
3.2.3 Đối với lưu vực cửa sông : áp dụng tiêu chuẩn nước mặt (TCVN 5942-1995)
nguồn loại B.
3.3 Đánh giá diễn biến trên phương diện hóa lý, thủy sinh và trầm tích đáy
3.3.1 . Các yếu tố vật lý
Nhiệt độ (
0
C): là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh học
và đời sống của hệ thủy sinh trong môi trường nước. Sự gia tăng hay giảm nhiệt độ cũng
có những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước.
Diễn biến nhiệt độ theo thời gian
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt 4 đợt trong năm 2007 trên lưu vực sông Sài
Gòn cho thấy nhiệt độ trong năm dao động trong khoảng 27,0 – 32,7
0
C, giá trị nhiệt độ
trung bình năm là 29,9
0
C, không có sự chênh lệch nhiều so với năm 2006 (29,7
0
C). Giá
trị nhiệt độ trong 3 đợt khảo sát (tháng 4, 6, 9) có các giá trị trung bình, thấp nhất và cao
nhất trong từng đợt cao hơn đợt 4 (tháng 12) do thời điểm lấy mẫu khác nhau: từ tháng
4 đến tháng 9 thời tiết chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với nền nhiệt độ không khí
trung bình cao hơn tháng 12 diễn ra vào đầu mùa khô, lúc này thời tiết bị ảnh hưởng bởi

gió mùa Đông Bắc dẫn đến nền nhiệt độ trung bình trong không khí lạnh hơn. Nhìn
chung, nhiệt độ trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn không có sự biến động lớn theo
thời gian mà tương đối ổn định nằm trong khoảng an toàn cho đời sống của các loài
thủy sinh trong môi trường nước cũng như cho quá trình sử dụng nước của con người.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 11 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Số liệu quan trắc nhiệt độ của nước mặt lưu vực sông Đồng Nai thấp hơn lưu vực
sông Sài Gòn, không có sự dao động lớn theo thời gian (từ 26,0 – 39,3
0
C ) và nằm trong
ngưỡng khá an toàn cho các hoạt động của thủy sinh vật trong môi trường nước. Cũng
tương tự lưu vực sông Sài Gòn, các giá trị cao nhất, thấp nhất và trung bình trong đợt 4
thấp hơn 3 đợt còn lại. Trong từng đợt khảo sát không có giá trị nhiệt độ nào có những
biến động do bị ảnh hưởng bởi những nguồn thải nóng hay lạnh gây nên.
Căn cứ vào kết quả đo đạc nhiệt độ qua 4 đợt quan trắc trong năm 2007 tại khu vực
cửa sông cho thấy giá trị nhiệt độ không có sự dao động lớn theo thời gian, nhiệt độ
trung bình trong từng đợt khảo sát dao động trong khoảng khá nhỏ từ 28,4 – 30,7
0
C, là
khoảng nhiệt độ khá an toàn cho môi trường sống của thủy sinh vật cũng như cho các
mục đích sử dụng của con người.
Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
30,0
35,0

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Điểm
Nhiệt độ (
0
C)
Max
trung bình
min
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo thời gian năm 2007
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
30,0
35,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Nhiệt độ oC
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.2. Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo không gian năm 2007
Diễn biến nhiệt độ theo không gian
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 12 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Giá trị nhiệt độ ở các vị trí trên các lưu vực không có sự biến động lớn theo không
gian. Không có vị trí nào có nhiệt độ thay đổi đột biến do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các
nguồn thải nóng hay lạnh trong khu vực. Cũng tương tự kết quả quan trắc năm 2006,
khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa các điểm khảo sát trong năm 2007 không cao và khá an
toàn cho môi trường (hình 3.2).

Giá trị pH : pH biểu diễn nồng độ H
+
có trong nước, đây là chỉ thị về tính acid hoặc tính
kiềm của môi trường nước. Dải đo của pH là từ 0 đến 14, trong đó mức 07 được xem là
mức trung hòa. Dung dịch với độ pH dưới 07 được xem là có tính acid và trên 07 được
xem là có tính bazơ. Trong đó vùng pH từ 6,5 – 8,2 là khá thích hợp cho phần lớn các
thủy sinh động vật trong nước.
Diễn biến pH theo thời gian
Kết quả phân tích giá trị pH trên lưu vực sông Sài Gòn trong năm 2007 dao động từ
5,8 – 8,0, giá trị trung bình là 6,9 cao hơn kết quả đo năm 2006 (6,5) . Các giá trị pH lớn
nhất và nhỏ nhất theo từng đợt khảo sát cũng có sự dao động khá lớn từ 7,0 – 8,0 và từ
5,8 - 6,8. Điều này cho thấy nước mặt lưu vực sông Sài Gòn biến động trong khoảng từ
môi trường có acid yếu đến môi trường trung hòa.Trong đợt khảo sát vào tháng 06/2007,
giá trị pH thấp nhất và cao nhất trong lưu vực đều cao hơn giá trị của các đợt còn lại.
Trong các đợt khảo sát tháng 4, 9 & 12 thì giá trị pH có sự tương đồng theo thời gian,
giá trị trung bình trong từng đợt trên lưu vực sông Sài Gòn tương đương nhau (hình
3.3).
Trên lưu vực sông Đồng Nai, nhìn chung pH không có sự dao động lớn theo thời
gian, giá trị trung bình 4 đợt dao động từ 6,3 - 7,9 và giá trị trung bình năm là 7,1, cao
hơn giá trị trung bình đo được trên lưu vực sông Sài Gòn và tương tự giá trị khảo sát
năm 2006.
Theo kết quả khảo sát khu vực cửa sông cho thấy giá trị pH không có sự dao động
lớn theo thời gian quan trắc. Các giá trị pH nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất trong từng
đợt khảo sát biến động không nhiều. Giá trị pH trung bình năm 2007 cũng tương tự năm
2006, dao động trong khoảng khá bé từ 6,7 – 7,5. Điều này cho thấy chất lượng nước
mặt lưu vực cửa sông trong 4 đợt khảo sát đều nằm trong khoảng trung tính.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 13 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông
0,0

1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
6,0
7,0
8,0
9,0
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Điểm
Độ pH
Max
trung bình
min
Hình 3.3. Diễn biến pH nước mặt theo thời gian năm 2007
Diễn biến pH theo không gian (hình 3.4)
Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, đoạn từ Hồ Dầu Tiếng đến cầu Bình Điền
(lưu vực Sông Sài Gòn), giá trị pH trong cả 4 đợt đều thấp hơn các điểm quan trắc khác
và có sự dao động khá lớn giữa các điểm. So với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại A
dùng cho cấp nước sinh hoạt: vị trí Cầu Phú Cường (đợt 1 và 4), cầu Bến Súc (đợt 4) và
sông Thị Tính (đợt 1) không nằm trong ngưỡng cho phép; các vị trí khác trên các lưu
vực đều có giá trị pH đạt chuẩn cho phép. So với năm 2006, kết quả năm 2007 không có
sự chênh lệch lớn tại cầu Phú Cường nhưng tại cầu Bến Súc và sông Thị Tính, pH có xu
hướng giảm.
Theo kết quả đo nhanh bằng thiết bị đo liên tục có ghép nối định vị vệ tinh gắn với
máy phân tích nước điều khiển bằng máy tính điện tử được tiến hành bởi Viện hóa học
thực hiện ngày 12-14/09/2007 cho thấy phần lớn các đoạn trên sông Sài Gòn từ khu vực
Thủ Dầu Một về phía hạ lưu có giá trị pH biến thiên trong khoảng từ 3,5 – 6,0, nước thể
hiện tính acid khá cao và càng gần về phía hợp lưu thì pH có xu hướng càng gia tăng.

Vấn đề acid hóa sông Sài Gòn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nước sinh hoạt,
thủy lợi và quá trình nuôi trồng thủy sản trong vùng.
Theo số liệu quan trắc trong năm 2007, nhìn chung giá trị pH đo được trong nước
mặt trải dài từ vị trí Cầu Phước Hòa đến Bến đò Hãng Da trên lưu vực sông Đồng Nai
không có sự dao động lớn theo không gian. Tuy giá trị đo được có xu hướng giảm dần
về phía hạ lưu nhưng so với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại A - nước sử dụng cho cấp
nước sinh hoạt thì giá trị pH trên lưu vực sông đều đạt ngưỡng quy định.
Theo kết quả đo nhanh bằng thiết bị đo liên tục có ghép nối định vị vệ tinh gắn với
máy phân tích nước điều khiển bằng máy tính điện tử được tiến hành bởi Viện hóa học
ngày 12-14/09/2007 cho thấy phần lớn các đoạn trên sông Đồng Nai từ thượng lưu về
phía hạ lưu đều có giá trị pH nằm trong khoảng 5,5 – 6,0 và càng gần về phía biển thì
pH có xu hướng càng tăng. Do đó, so với lưu vực sông Sài Gòn thì giá trị pH trên lưu
vực sông Đồng Nai dao động trong khoảng an toàn hơn do sông Đồng Nai có lưu lượng
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 14 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
lớn chảy xiết nên khả năng tự làm sạch cao, do đó mức độ ô nhiễm trên sông Đồng Nai
cũng thấp hơn lưu vực sông sài Gòn.
Nhìn chung không có sự biến động lớn giá trị pH giữa các vị trí quan trắc trên khu
vực các cửa sông. So với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B-nước sử dụng cho các mục
đích khác thì pH trên khu vực cửa sông đều nằm trong ngưỡng cho phép. Trên toàn khu
vực, không phát hiện giá trị pH tại vị trí nào vượt quá ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn,
nằm trong khoảng trung tính và khá an toàn cho môi trường.
0,0
1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
6,0
7,0

8,0
9,0
10,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Giá trị pH
Đợt 1 TCVN TCVN Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.4. Diễn biến pH nước mặt theo không gian năm 2007
Chất rắn lơ lửng (SS): trong nguồn nước được tạo ra do quá trình bào mòn, rửa trôi tự
nhiên của đất đá trong lưu vực và một phần do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, dịch
vụ, công nông nghiệp.
Diễn biến SS theo thời gian (hình 3.5)
Hàm lượng SS trong năm 2007 trên lưu vực sông Sài Gòn dao động từ 2,5 – 225,0
mg/l, giá trị trung bình là 113,8 mg/l, không có sự chênh lệch nhiều so với năm 2006
(102 mg/l). Trong 4 đợt khảo sát thì hàm lượng SS trong lưu vực sông Sài Gòn vào
tháng 4, 9 và 12 không có sự chênh lệch lớn và cao hơn đợt tháng 4.
Trên lưu vực sông Đồng Nai, nhìn chung hàm lượng chất rắn lơ lửng trong năm
2007 cũng có sự dao động lớn theo thời gian. Các hàm lượng SS nhỏ nhất, trung bình và
lớn nhất đều có những thay đổi đáng kể theo thời gian. Mức độ dao động thấp nhất là
vào tháng 06/2007 và mức độ dao động cao là vào tháng 09/2007, tháng có lượng mưa
và lũ lớn trên lưu vực.
Qua các kết quả quan trắc tại khu vực các cửa sông cho thấy hàm lượng chất rắn lơ
lửng trong nước mặt không có sự biến động theo thời gian. Các giá trị SS nhỏ nhất,
trung bình và cao nhất giữa các đợt khảo sát không có sự chênh lệch nhiều, dao động từ
53 – 284 mg/l. Giá trị lớn nhất (vị trí cảng Gò Dầu) thấp hơn 1,5 lần năm 2006.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 15 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông
0,0
50,0

100,0
150,0
200,0
250,0
300,0
350,0
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Điểm
SS (mg/l)
Max
trung bình
min
Hình 3.5. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng theo không gian năm 2007
Diễn biến SS theo không gian (hình 3.6)
Dọc theo chiều dài lưu vực sông Sài Gòn, hàm lượng SS có xu hướng gia tăng ở các
vị trí tiếp nhận nước thải từ một số khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt từ các khu
dân cư nằm trong khu vực nội thành Tp. HCM, bao gồm các vị trí quan trắc từ cầu Bến
Súc đến cửa sông Thị Tính và từ Bến Nhà Rồng đến cầu Chữ Y.
- Khu vực từ Hồ Dầu Tiếng đến Cầu Phú Cường: hàm lượng SS thấp nhất tại khu
vực Hồ Dầu Tiếng sau đó gia tăng dần về phía sông Thị Tính. Hàm lượng SS trong
nước mặt khu vực này nhìn chung đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt nguồn
loại A - nước dùng cho cấp nước sinh hoạt (TCVN 5942-1995 A: SS = 20mg/l). Các đợt
2 và 3 trong tháng 06 & 9, nằm trong mùa mưa lũ nên ảnh hưởng của nước mưa chảy
tràn qua các vùng đất canh tác nông nghiệp làm rửa trôi đất gây xói mòn kéo theo một
lượng chất rắn vào môi trường nước mặt trong khu vực thượng lưu. Do đó so với tiêu
chuẩn nước mặt loại A (TCVN 5942-1995: SS=20mg/l), ngoại trừ điểm hồ Dầu Tiếng,
các điểm còn lại đều có hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước mặt khu vực này đều
vượt ngưỡng quy định.
- Khu vực từ Cầu Phú Cường về phía hạ lưu (Cầu Bình Điền) : Đối với khu vực từ
Cầu Phú Long đến Cầu Sài Gòn, nhìn chung hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các vị trí

trong khu vực này có xu hướng giảm so với đoạn thượng lưu và đều đạt tiêu chuẩn cho
phép. Từ vị trí Bến Nhà Rồng đến cầu Bình Điền hàm lượng SS có sự gia tăng đáng kể,
đặc biệt tại các vị trí chảy qua địa phận Tp.HCM như Cầu Chữ Y, kết quả 3 đợt 1, 3 và
4 đều vượt tiêu chuẩn nước mặt loại A. Do đây là các vị trí nằm trong khu trung tâm,
chịu ảnh hưởng nhiều bởi nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, nước thải sản xuất từ
các xí nghiệp nhà máy với quy mô vừa và nhỏ trong khu vực.
Hàm lượng SS của nước mặt trên lưu vực sông Đồng Nai cũng có sự dao động đáng
kể giữa các vị trí khảo sát trong đợt tháng 9/2007, vị trí cầu Phước Hòa và cầu Ông
Buông có giá trị tăng đột biến, vượt tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại A - nước dùng cho
mục đích sinh hoạt. Trong đó mức độ ô nhiễm cao nhất là tại vị trí Cầu Sông Buông, là
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 16 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
vị trí nằm trên 1 nhánh sông nhỏ (sông Lá Buông) chảy vào sông Đồng Nai chịu ảnh
hưởng bởi nước thải từ các khu công nghiệp Biên Hòa II, Amata, Long Bình... Mặc dù
nước thải tập trung của những khu công nghiệp này đều đã được xử lý trước khi xả ra
nguồn nước mặt nhưng chất lượng nước sông ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng của ô nhiễm.
Giá trị đo được tại các điểm còn lại trong cả 4 đợt không có biến động lớn, đạt tiêu
chuẩn cho phép hoặc xấp xỉ ngưỡng tiêu chuẩn.
Kết quả khảo sát tại khu vực các cửa sông cho thấy hàm lượng SS giữa các vị trí
khảo sát có sự dao động lớn và có xu hướng giảm dần tại cảng Phí Mỹ. Tuy nhiên, so
với các lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai thì hàm lượng chất rắn lơ lửng khu vực cửa
sông có sự gia tăng đáng kể. Giá trị SS dao động trong khoảng khá rộng từ 53 –
284mg/l. So với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B, nước dùng cho các mục đích khác
thì hàm lượng SS trên các khu vực cửa sông khảo sát trong 4 đợt quan trắc năm 2007
hầu hết đều vượt chuẩn. Vì khu vực cửa sông chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ bởi các
dòng triều xâm nhập và nước thải sinh hoạt, sản xuất từ các khu công nghiệp phân bố
trong khu vực như Nhơn Trạch I, II, III, V, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân B, Gò Dầu, Phú Mỹ,
Cái Mép.
0,0
50,0

100,0
150,0
200,0
250,0
300,0
350,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Tổng chất rắn lơ lửng (mg/l)
Đợt 1 TCVN B TCVN A Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.6. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt theo không gian năm 2007
Độ đục: Độ đục của nước đặc trưng cho lượng chất hữu cơ, phù sa, các hạt lơ lửng,…và
có tỷ lệ tuyến tính với hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước. Độ đục cao sẽ làm
giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng khả năng quang hợp của các sinh
vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và làm giảm chất lượng của nước khi sử
dụng. Tuy nhiên độ đục còn phụ thuộc vào độ sâu dòng chảy và độ sâu của mẫu khảo
sát. Độ đục càng cao thì mức độ nước nhiễm bẩn càng lớn.
Diễn biến Độ đục theo thời gian (hình 3.7)
Kết quả phân tích độ đục trên lưu vực sông Sài Gòn trong năm 2007 có sự chênh
lệch khá lớn, dao động từ 2,1 – 319 NTU, giá trị trung bình năm là 160,6 NTU – cao
hơn 1,5 lần năm 2006. Trong từng đợt khảo sát đều cho thấy giá trị độ đục nhỏ nhất,
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 17 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
trung bình và cao nhất có sự biến động theo thời gian. Các giá trị độ đục trung bình
trong từng đợt khảo sát dao động trong khoảng khá lớn 73,3 – 162,3 NTU. Giá trị đo
được trong đợt 2 (tháng 6/2007) cao hơn ba đợt còn lại, nguyên nhân đợt 2 diễn ra trong
tháng giữa mùa mưa, sự bào mòn đất đá và rửa trôi trên bề mặt, theo mưa chảy vào lưu
vực; ngoài ra, còn do chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ
không được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường đã làm tăng độ đục trong
nguồn nước mặt.

Theo kết quả quan trắc giá trị độ đục trong 4 đợt năm 2007 trên lưu vực sông Đồng
Nai cho thấy độ đục tại các vị trí quan trắc có sự dao động lớn theo thời gian. Thể hiện
qua các giá trị độ đục thấp nhất, cao nhất và trung bình trong từng đợt khảo sát có sự
thay đổi rất lớn, dao động từ 4,8 – 354 NTU, có xu hướng cao hơn kết quả quan trắc
năm 2006 (5,5 - 200 NTU). Trong đợt quan trắc tháng 09/2007, giá trị độ đục trên lưu
vực sông Đồng Nai khá cao, giá trị trung bình trong toàn lưu vực lên đến 182 NTU, cao
gấp 2,1 lần so với giá trị độ đục trung bình vào tháng 6, gấp 5,7 lần giá trị trung bình
tháng 12 và gấp 10,3 lần giá trị trung bình tháng 4. Có thể thấy rằng độ đục có sự gia
tăng vào các tháng có lượng mưa lớn do sự rửa trôi các chất lơ lửng , đất đá trên các
vùng có địa hình cao xuống dòng sông (tháng 6 và tháng 9).
Giá trị độ đục trên khu vực các cửa sông trong năm 2007 cũng tương tự như lưu vực
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, có sự dao động lớn theo thời gian. Các giá trị độ đục
nhỏ nhất, trung bình và cao nhất trong từng đợt khảo sát dao động từ 5,9 – 237,0 NTU.
Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông
0,0
50,0
100,0
150,0
200,0
250,0
300,0
350,0
400,0
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Điểm
Độ đục (BTU)
Max
trung bình
min
Hình 3.7. Diễn biến Độ đục nước mặt theo thời gian năm 2007

Diễn biến Độ đục theo không gian (hình 3.8)
Dọc theo chiều dài lưu vực sông Sài Gòn nhận thấy giá trị độ đục có sự biến đổi theo
không gian khá rõ rệt. Khu vực Hồ Dầu Tiếng giá trị độ đục đo được là rất thấp do trong
hồ không có sự xáo trộn lớn của dòng nước, sau đó tăng dần và đạt cao nhất tại khu vực
thuộc sông Thị Tính. Độ đục trong nước mặt tại đây cao nhất so với các vị trí khác trên
toàn lưu vực do nước mặt khu vực này chịu ảnh hưởng bởi nước thải từ các khu công
nghiệp và đặc biệt tại vị trí cửa sông Thị Tính đã và đang diễn ra hoạt động khai thác
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 18 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
cát. Qua khỏi cửa sông Thị Tính, độ đục giảm dần, từ vị trí Bến Nhà Rồng Đồng về hạ
lưu giá trị độ đục có xu hướng gia tăng. Đây là khu vực đi qua trung tâm Tp.HCM nên
chịu ảnh hưởng nhiều bởi nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trong khu vực.
Nhìn chung giá trị độ đục dọc tại các vị trí trên lưu vực sông Đồng Nai không có
biến động lớn trong đợt 1, 2 và 4. Ngoại trừ đợt quan trắc vào tháng 09/2007. Chênh
lệch giữa điểm có giá trị thấp nhất (cầu Đồng Nai – đập Trị An) và điểm có giá trị cao
nhất (cầu ông Buông) lên đến 344 NTU.
Tại khu vực các cửa sông, nhìn chung độ đục tại hợp lưu sông Vàm Cỏ – sông Soài
Rạp đạt giá trị cao nhất và sau đó giảm dần về phía Cảng Gò dầu, Cảng Phú Mỹ, Cảng
Cái Mép. Giá trị độ đục tại khu vực hợp lưu giữa hai con sông có chiều hướng tăng cao
do có sự xáo trộn lên tục của các dòng nước và sự ảnh hưởng trực tiếp của các dòng
triều.
Từ các đánh giá diễn biến độ đục theo không gian và thời gian cho thấy độ đục có sự
gia tăng vào các tháng có lượng mưa lớn (tháng 6 và tháng 9) do sự rửa trôi các chất lơ
lửng , đất đá trên các vùng có địa hình cao xuống dòng sông và sau đó có xu hướng
giảm dần vào các tháng có lượng mưa trên khu vực thấp.
0,0
50,0
100,0
150,0
200,0

250,0
300,0
350,0
400,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Độ đục (NTU)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.8. Diễn biến Độ đục nước mặt theo không gian năm 2007
3.3.2. Xét trên phương diện nhiễm mặn
Sự xâm nhập mặn từ biển vào nội đồng là do ảnh hưởng của thủy triều trong điều
kiện địa hình của sông hay kênh rạch thấp hơn. Thủy triều trên lưu vực sông Sài Gòn –
Đồng Nai mang tính bán nhật triều không đều. Mức độ nhiễm mặn phụ thuộc theo mùa
rõ rệt. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn có tác dụng đẩy xâm nhập mặn về phía hạ lưu.
Tuy nhiên, các hồ chứa có chức năng điều hòa dòng chảy rất lớn do vậy sự xâm nhập
mặn hiện nay đã ít mang tính thời vụ như trước khi có sự hiện diện của các hồ chứa.
Xâm nhập mặn được đặc trưng bằng sự tăng hàm lượng ion Clorua trong nước.
Nồng độ Clorua lớn khiến tổng chất rắn hòa tan TDS tăng dẫn đến độ dẫn điện EC tăng.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 19 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Đối với nước mặt thì 3 thông số này thường tỉ lệ thuận với nhau và mang thông tin hỗ
trợ nhau. Giữa độ dẫn điện và TDS có mối liên hệ nhất định, do đó hai đại lượng này
thường được sử dụng để thay thế lẫn nhau. Người ta cũng sử dụng thông số TDS để
đánh giá mức độ nhiễm mặn của nước sông, bởi vì các cation và anion chiếm uu thế là
ion Natri và ion Clo.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số ngành công nghiệp sản xuất cũng có thể thải ra
lượng lớn các ion Clo trong nước thải, ví dụ công nghiệp sản xuất hóa chất (xút, clo),
công nghiệp sản xuất phân bón... Tuy nhiên, đối với khu vực hạ lưu sông Sài Gòn thì
nồng độ Clo hiện diện trong nước chủ yếu từ sự xâm nhập mặn của thủy triều biển
Đông.

Tiêu chuẩn nước mặt không quy định nồng độ giới hạn hàm lượng của Clorua nói
riêng cũng như của TDS hay EC nói chung, nhưng đối với nguồn nước được dùng cấp
nước cho sinh hoạt thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo giới hạn nồng độ
Clorua trong nước là 250mg/l.
Các hình 3.9, 3.10, 3.11 cho thấy có sự tương đồng rất lớn giữa lượng Clorua, nồng
độ TDS và độ dẫn điện tại các điểm trên toàn các lưu vực khảo sát trong cả 4 đợt năm
2007. Nói chung là trong đợt 3, các điểm quan trắc có nồng độ Clorua, TDS và độ dẫn
điện thấp nhất so với 3 đợt còn lại.
Trên lưu vực sông Sài Gòn, tương tự kết quả năm 2006, đoạn từ Hồ Dầu Tiếng đến
cầu Bình Triệu đều không phát hiện có sự nhiễm mặn ở cả bốn đợt. Ngược lại, đoạn từ
cầu Sài Gòn đến Bến Nhà Rồng, xuất hiện hiện tượng nhiễm mặn trong đợt 1 (tháng 4);
càng về hạ lưu, mức độ nhiễm mặn gia tăng, tất cả các điểm quan trắc đều vượt ngưỡng
khuyến cáo dùng cấp nước cho sinh hoạt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (> 250
mg/l), đặc biệt là trong đợt 1, từ cầu Sài Gòn đến cầu Bình Điền, kết quả đợt 1 cao hơn
3 đợt còn lại và dao động từ 439 – 1361 mg/l.
Bốn điểm cuối có nồng độ Clo đo được trong các đợt 1 và 2 đến hơn 1000mg/l.
Thêm vào đó, diễn biến về độ dẫn điện và TDS từ khu vực Thủ Dầu Một đến ngã ba
Đèn Đỏ đo đạc bằng thiết bị đo liên tục có ghép nối định vị vệ tinh gắn với máy phân
tích nước điều khiển bằng máy tính điện tử được tiến hành bởi Viện hóa học vào ngày
12-14/09/2007 cũng cho thấy các thông số này trong nước mặt sông Sài Gòn trên đoạn
quan trắc tăng dần từ thượng lưu (Thủ Dầu Một) đến hạ lưu (mũi Đèn Đỏ).
Các điểm quan trắc trên lưu vực sông Đồng Nai đều thuộc khu thượng lưu và trung
lưu sông Đồng Nai nên nồng độ Clorua cũng như TDS và độ dẫn điện của khu vực này
khá thấp, hoàn toàn mang đặc trưng của nguồn nước ngọt, chưa có dấu hiệu nhiễm mặn.
Nồng độ Clo, TDS và độ dẫn điện của các điểm quan trắc qua 3 đợt khá ổn định, không
có sự tăng giảm bất thường. Nồng độ Clo đều thấp hơn 32,3 mg/l, nằm trong mức giới
hạn của Tổ chức Y tế thế giới về nồng độ Clorua trong nước (250mg/l).
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 20 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
0,0

5000,0
10000,0
15000,0
20000,0
25000,0
30000,0
35000,0
40000,0
45000,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Nồng độ Clorua (mg/l)
Đợt 1 TC theo WHO Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ ion Clorua nước mặt theo không gian năm 2007
0,0
5000,0
10000,0
15000,0
20000,0
25000,0
30000,0
35000,0
40000,0
45000,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Tổng chất rắn hòa tan (mg/l)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.10. Diễn biến tổng chất rắn hòa tan nước mặt theo không gian năm 2007
0,0

5000,0
10000,0
15000,0
20000,0
25000,0
30000,0
35000,0
40000,0
45000,0
50000,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 2324 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Đọ dẫn điện tổng
(microS/cm)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.11. Diễn biến độ dẫn điện nước mặt theo không gian năm 2007
Kết quả đo liên tục diễn biến nồng độ TDS và độ dẫn điện EC trên sông Đồng Nai
đoạn từ cầu Hóa An đến ngã ba Đèn Đỏ bằng thiết bị ghép nối định vị vệ tinh bởi Viện
Hóa học tiến hành vào ngày 12-14/09/2007 cũng cho thấy nồng độ hai thông số trên
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 21 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
không có sự dao động đáng kể từ thượng lưu xuống hạ lưu và đều thấp hơn hẳn sông
Sài Gòn.
Trên khu vực các cửa sông, nước sông tại 6 điểm quan trắc ở khu vực này cho thấy
đều nước mặt tại các điểm quan trắc bị nhiễm mặn với các mức độ khác nhau, và không
chênh lệch nhiều so với giá trị đo được trong năm 2006. Vào giữa mùa mưa (đợt 3), từ
Tam Thôn Hiệp đến Cảng Cái Mép đều bị nhiễm mặn ở mức độ khá cao với nồng độ
muối khoảng 2467mg/l đến 16420mg/l. Phà Bình Khánh chưa bị nhiễm mặn vào mùa
mưa. Tuy nhiên, trong mùa khô (đợt 1 và 4) thì mức độ nhiễm mặn đã tăng lên tương
đối rõ rệt, cả về mức độ xét theo nồng độ muối trong nước lẫn phạm vi ảnh hưởng, dao

động từ 1060 – 39053 mg/l. Nồng độ muối tại hai vị trí Tam Thôn Hiệp và cửa Vàm Cỏ
đã tăng lên đến hơn 15.000 mg/l trong mùa khô. Nước sông tại vị trí phà Bình Khánh
cũng cho kết quả nồng độ Clo rất cao vào đợt này.
Sự xâm nhập mặn nói chung là bị ảnh hưởng mạnh theo mùa giữa hai mùa mưa và
mùa khô. Kết quả quan trắc trên các lưu vực đã chứng minh điều đó. Nguyên nhân chủ
yếu là do trong những tháng giữa mùa mưa (tháng 8), tốc độ dòng chảy và lưu lượng
dòng chảy đều thấp hơn mùa mưa nên không đủ để đẩy mặn ngược lại về phía biển.
Ngoài ra mực nước thấp vào mùa khô cũng là điều kiện thuận lợi để nước biển xâm
nhập sâu hơn. Thêm vào đó còn phải kể đến yếu tố pha loãng vật lý bởi nước mưa cũng
góp phần khiến độ mặn trong nước giảm.
3.3.3 . Xét trên phương diện ô nhiễm hữu cơ
Mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ được đặc trưng bằng giá trị nồng độ các thông
số nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và oxy hòa tan (DO). Nhu
cầu oxy sinh hóa đại diện cho nhóm các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học nên
sự hiện diện các chất thuộc nhóm này thường đi kèm với sự suy giảm hàm lượng oxy
hòa tan, do đó chúng được sử dụng để chỉ thị cho khu vực nước bị ô nhiễm hữu cơ.
Oxy hòa tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho
quá trình phát triển, sinh sản của các vi sinh vật nước. Hàm lượng Oxy hòa tan trong
nước thay đổi theo mùa, nhiệt độ, các hoạt động quang hợp của thực vật nước và sự
phân hủy sinh học của các chất hữu cơ trong nước làm tiêu thụ Oxy. Ngoài ra, nếu hàm
lượng dinh dưỡng trong nước cao sẽ làm giảm khả năng hòa tan của Oxy vào nước.
Nhu cầu oxy hóa học đại diện cho nhóm các chất có thể phân hủy được bằng các
chất oxy hóa mạnh, bao gồm cả các chất phân hủy sinh học và không hay khó phân hủy
sinh học. Nồng độ cao của COD là một biểu hiện nguy hiểm về chất lượng nước.
Các hình 3.12, 3.13, 3.14 thể hiện diễn biến nồng độ BOD, COD và DO tại các vị trí
quan trắc trên lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các cửa sông.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 22 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
0,0
5,0

10,0
15,0
20,0
25,0
30,0
35,0
40,0
45,0
50,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Nồng độ BOD (mg/l)
Đợt 1 TCVN B TCVN A Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.12. Diễn biến nồng độ BOD
5
nước mặt theo không gian năm 2007
0,0
20,0
40,0
60,0
80,0
100,0
120,0
140,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Nồng độ COD (mg/l)
Đợt 1 TCVN B TCVN A Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.13. Diễn biến nồng độ BOD
5

nước mặt theo không gian năm 2007
0,0
1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
6,0
7,0
8,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Các vị trí lấy mẫu
Nồng độ DO (mg/l)
Đợt 1 TCVN B TCVN A Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Hình 3.14. Diễn biến nồng độ DO nước mặt theo không gian năm 2007
Lưu vực sông Sài Gòn
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 23 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
Qua 4 đợt thu thập và phân tích mẫu trên lưu vực sông Sài Gòn, dọc theo chiều dài
sông từ thượng lưu xuống hạ lưu, nồng độ BOD
5
và COD có chiều hướng tăng dần, đặc
biệt tại khu vực cầu An Lộc. Giá trị nồng độ BOD và COD trên lưu vực sông Sài Gòn
qua cả 4 đợt quan trắc có sự chênh lệch khá lớn giữa các vị trí trong từng đợt và giữa
các đợt trong năm (đợt 1, 4 với đợt 2, 3) và mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ có xu
hướng gia tăng so với 3 đợt quan trắc năm 2006. Ở đợt 1, nồng độ BOD đoạn từ cầu
Bến Súc đến cầu Phú Cường dao động từ 12,5 – 19,9 mg/l và vượt tiêu chuẩn A từ 3 – 5
lần. Đồng thời nồng độ COD cũng vượt ngưỡng tiêu chuẩn A từ 2,8 – 3,6 lần. Đối với
các vị trí trung lưu và hạ lưu sông, nồng độ BOD cũng như COD tăng lên rất rõ, các
điểm có nồng độ BOD

5
vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cột B) là cầu An
Hạ, cầu An Lộc, cầu Tân Thuận, cầu Chữ Y và cầu Bình Điền; đồng thời hầu hết các vị
trí quan trắc trong đoạn này đều có nồng độ COD vượt tiêu chuẩn. Kết quả đợt 4 cũng
tương tự đợt 1, chất lượng nước trên lưu sông Sài Gòn nhìn chung đều vượt hoặc xấp xỉ
ngưỡng cho phép. Trong đó đáng kể là các vị trí cầu Tân Thuận, cầu chữ Y và cầu Bình
Điền, đều là các vị trí nằm trong nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả quan trắc trong đợt 2 và 3 có diễn biến tốt hơn hai đợt 1 và 4, hầu hết các
điểm khảo sát đều đạt tiêu chuẩn quy định.
Nhìn chung là mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ thông qua hai thông số COD và
BOD trên sông Sài Gòn đã vượt quá giới hạn tiêu chuẩn áp dụng cho cả 2 phân đoạn.
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm nước khá nặng nề và tăng dần
từ thượng lưu xuống hạ lưu sông Sài Gòn là chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử
lý chưa đạt yêu cầu của các dân cư sinh sống ven sông cũng như các khu đô thị lớn vẫn
được xả trực tiếp xuống dòng sông hàng ngày. Càng đi về phía hạ lưu vào nội thành
thành phố Hồ Chí Minh (cầu Tân Thuận, cầu Chữ Y), dòng sông càng trở nên ô nhiễm
vì mỗi ngày phải tiếp nhận một khối lượng lớn nước thải đô thị.
Ngoài nước thải sinh hoạt, một số hoạt động công nghiệp có thải nước thải ra sông
cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm. Điển hình là nước sông tại các vị trí cầu Bến
Súc, sông Thị Tính và cửa sông Thị Tính (tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp
tại khu vực Bến Cát) và cầu Bình Điền (gần nhà máy phân bón Bình Điền) đều bị ảnh
hưởng bởi nồng độ chất hữu cơ cao trong nước thải từ các nhà máy này.
Nồng độ quá thấp của DO đe dọa đến đời sống các loài thủy sinh vật trong khu vực
vì không đủ để nhiều loài hô hấp và sinh trưởng. Thông thường trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam thì nồng độ oxy hòa tan có thể chấp nhận được để duy
trì hô hấp cho thủy sinh là khoảng 4mg/l. Oxy hòa tan dưới 3mg/l là không đủ duy trì hô
hấp cho sinh vật cỡ lớn như cá. Các chất ô nhiễm liên quan đến hàm lượng oxy hòa tan
thấp bao gồm các chất hữu cơ phân hủy sinh học chứa cacbon (CBOD) và các chất hữu
cơ phân hủy sinh học chứa N (NBOD). Nói cách khác, Oxy hòa tan thấp là hậu quả của
hàm lượng chất hữu cơ phân hủy sinh học (BOD) cao và hàm lượng chất dinh dưỡng

cao vì trong quá trình phân hủy, vi sinh vật đã tiêu thụ rất nhiều oxy hòa tan của nước.
Ngoài ra, hàm lượng phospho cao cũng là nguyên nhân gây nên nồng độ BOD cao
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 24 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”
thông qua sự phân rã của các loài tảo phát triển mạnh trong môi trường dư thừa
phospho. Và hậu quả tiếp theo là sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước.
Sự thay đổi nồng độ DO qua các điểm quan trắc ở 4 đợt dao động tương đối lớn,
càng về hạ lưu nồng độ càng giảm. Nồng độ Oxy hòa tan trong nước sông ở khu vực
thượng lưu (từ cầu Bến Súc đến cầu Phú Cường) nhìn chung là chưa đạt được giá trị
quy định trong tiêu chuẩn (6mg/l) và thường thay đổi trong khoảng từ 2,5 – 4,3 mg/l. Ở
khu trung lưu và hạ lưu sông, nồng độ Oxy hòa tan thay đổi rất mạnh. Tuy nhiên có một
số vị trí cần lưu ý quan tâm vì nồng độ DO tại những nơi này luôn ở mức thấp như cầu
An Lộc, cầu Tân Thuận, cầu chữ Y, cầu Bình Điền. Đây cũng đồng thời là các vị trí bị ô
nhiễm hữu cơ nặng nhất trên sông Sài Gòn, như đã phân tích ở trên.
Theo kết quả quan trắc liên tục nồng độ DO trên sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến
ngã ba Đèn Đỏ, hàm lượng Oxy hòa tan trong nước giảm dần từ thượng lưu xuống hạ
lưu. Nhưng ở thượng lưu, nồng độ DO cũng chỉ đạt khoảng 4,7 mg/l, chưa đáp ứng
được tiêu chuẩn quy định và chỉ vừa đủ mức duy trì đời sống thủy sinh, thể hiện sự ô
nhiễm hữu cơ rõ rệt nhưng chưa nghiêm trọng. Đặc biệt đoạn từ cầu Bình Triệu đến cầu
Tân Thuận, nồng độ DO suy giảm rất nhanh và kết quả đo đều ở mức 1mg/l, đe dọa
nghiêm trọng đến các động thực vật nước. Đây được coi là vùng phân hủy tích cực của
sông Sài Gòn. So sánh trên toàn bộ sông thì mức DO ≤ 1mg/l chiếm khoảng 20 % tổng
chiều dài sông.
Diễn biến về mức độ ô nhiễm hữu cơ từ thượng lưu xuống hạ lưu sông Sài Gòn tăng
dần lên còn được quan sát thấy bởi sự thay đổi của thế oxy hóa khử (ORP) theo dọc
chiều dài sông. Viện Hóa học đã tiến hành đo thế oxy hóa khử liên tục trong nước sông
Sài Gòn vào ngày 12-14/09/2007 trên đoạn từ Thủ Dầu Một tới ngã ba Đèn Đỏ và kết
quả cho thấy thế oxy hóa khử giảm dần từ thượng lưu xuống hạ lưu, cũng có nghĩa là
càng xuống tới hạ lưu, nồng độ của các chất dạng khử càng chiếm ưu thế so với các chất
dạng oxy hóa, càng thúc đẩy sự phân rã của các chất từ dạng có thể oxy hóa khử thấp

về dạng có thế oxy hóa khử cao hơn. Đây đồng thời cũng là một dữ kiện bổ sung để
minh chứng cho sự ô nhiễm ở hạ lưu sông Sài Gòn.
Lưu vực sông Đồng Nai:
Tương tự kết quả quan trắc qua 3 đợt trong năm 2006, nước sông ở một số vị trí
quan trắc trong năm 2007 (cầu Ông Buông – đợt 1) cho kết quả mức độ ô nhiễm hữu cơ
vượt quá tiêu chuẩn áp dụng (TCVN 5942-1995, cột A) nhưng nhìn chung thì sự ô
nhiễm trên sông Đồng Nai được đánh giá là nhẹ và tốt hơn nhiều trên lưu vực sông Sài
Gòn. Nồng độ của BOD và COD thường dao động xung quanh giá trị tiêu chuẩn. Không
có sự tăng giảm đột biến tại bất cứ điểm nào.
Trong số các vị trí quan trắc của sông Đồng Nai, điểm cầu Ông Buông cần được lưu
tâm hơn. Đây là nơi tiếp nhận nước thải của các khu công nghiệp Biên Hòa II, Amata,
Long Bình... Mặc dù nước thải tập trung của những khu công nghiệp này đều đã được
xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn nước mặt, chất lượng nước sông ít nhiều vẫn bị ảnh
hưởng của ô nhiễm.
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 25 -

×