Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Những nguyên tắc soạn thảo giáo án cho giờ dạy ngoại ngữ có hỗ trợ của công nghệ Multimedia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Đề tài khoa học cấp ĐHQG Hà Nội

NHŨNG NGUYÊN TẮC SOẠN GIÁO ÁN CHO GIỜ DẠY
NGOẠI NGỮ CỚ H ỏ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ MULTIMEDIA

Mã s ố :

QN.01.07

Chủ nhiệm đề t à i : NCS Bùi Ngọc Oánh
Phó Giám đốc T rung tâm M ultim edia
Trường ĐIINN. DHQGHN

Đ A I H O C Q U Ố C G IA HÀ MỎI
TRUNG TẨM THÕNG TIN THU VIÊN

ŨT/

4


rf ) í tà i H ụ h iiíí tứ u M u u t hạ*. tấỊL fĐ ạ i h ạ c Q/e. ạ ia VCà 'ìlộ i - M ã lê) Q /n 01-07

MỰC LỤC
P h ẩn m ở đầu

4


P hần n ội dun g
Chương I : N h ữ n g c ơ sở lý luận của việc Xãy dự ng ph ư ơn g p h á p d ạ y ■ học n goại
n gữ sử d ụ n g côn g n ghệ M ultim edia
Những quan điểm chung về phương pháp dạy - học ngoại ngữ
l.l.

8
8
8

1.1.1.

K hái qu át chung

8

1.1.2.

Đường hướng, thiết kế, quy trình

10

1.1.3.

M ột sơ'phương p h áp giảng d ạ y ngoại ngữ điển hình

13

Vai trị hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật trong giáo học pháp ngoại ngữ
trước khi có ứng dụng cơng nghệ thơng tin

Vai trị của các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong các phương ph áp d ạ y học ngoại ngữ truyền thống
Vai trò của các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ trong đường hướng chức nãng giao tiếp
Nhận xét chung vể việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ

21

Công nghệ Multimedia trong dạy - học ngoại ngữ

26

1.3.1.

Sự ra đờ i và p h á t triển của tin học

26

1.3.2.

C ông nghệ M ultim edia

28

1.3.3.

Những ưu th ế của công nghệ M ultim edia trong d ạ y - học ngoại ngữ

30

1.2.
1.2.1.

1.2.2.
1.2.3.
1.3.

Chương

n : C ác

21
24
25

nguyên tắc ứng dụng công nghệ M ultim edia trong dạy - học
n goại ngữ
Các tiêu chí phân loại phần mềm dạy - học ngoại ngữ sử dụng công nghệ
Multimedia
Hiện trạng vấn đ ê nghiên cứu

38

40

2.2.1.

C ác tham s ố đ ể phân loại các phần mềm d ạ y - học ngoại ngữ sử dụng công
nghệ M ultim edia
Phân tích đánh giá các phần mềm dạy - học ngoại ngữ có sử dụng cơng
nghệ Multimedia dưới góc độ các đặc trưng sư phạm
C ác phẩn mềm ưu tiên cung cấp kiến thức ngôn ngữ đ ấ t nước học


2.2.2.

C ác phần mềm ưu liên ph át triển các kỹ năng giao tiếp

51

Phân tích, đánh giá các phần mềm dạy - học ngoại ngữ có sử dụng cơng
nghệ Multimedia dưới góc độ các đặc tính tin học
Phần mềm d ạ y ■ học ngoại ngữ sử dụng các kỹ thuật M ultim edia và kỹ
thuật xử lý thơng tin có tương tác giữa người sử dụng và m áy tính
Nhận xét chung vé các phần mềm d ạ y - học ngoại ngữ dược sử dụng tại
Trung tâm M ultim edia, trường Đ H N N - ĐHQG Hà N ội
Hệ thống các nguyên tắc sử dụng công nghệ M ultimedia trong dạy - học
ngoại ngữ
C ác nguyên tắc xây dựng và sử dụng phẩn cứng

59

63

C ác nguyên tắc xây dựng và khai thác phần mềm d ạ y - học ngoại ngữ sử
dụng công nghệ M ultim edia

67

2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.


2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.

ê í í í nụuụÀn t/ĩr bỉền A/Um ụiiíở An ehj& qiố
r ù i Q lq /\c . O a n h
B

— * x J tU ầ tạ . t à m

J itu liin ttA ia

38
38

47
47

59

66
66

f / / / y nạởai nụữ tứii Lự í i*Ạ tiia ềtiíị iUỊỈli ntuliimjfjdla


n E ỉlK /ìư it -



'BỂ tài nạhiití eứtí U L họe tấặi ^Đại hạt Q
vtH
fiAe gia " C (ÌỈẠi - Mã. kẤ Qfỉ( 01-07
3 à

2.4.3.
2.4.4.

C á c nguyên tắc tương tác trong lớp học ngoại ngữ có sử dụng cơng nghệ
M ultim edia
M y dựng nhận thức tâm lý mới đố i với việc sử dụng công nghệ thông tin
vào việc d ạ y - học ngoại ngữ

Chương m : Những nguyên tắc soạn giáo án cho giờ dạy ngoại ngữ có hỗ trợ
của công nghệ multimedia

58
59
7 5

3.1.

N guyên tắc chung

76

3.2.


Cãn cứ điều kiện thiết bị cơng nghệ multimedia có thể sử dụng phục vụ ý
đồ giáo học pháp của bài giảng
Xác định khả năng hỗ trợ của những thiết bị công nghệ multimedia đối với
mục tiêu cụ thể của bài giảng
Xây dựng kịch bản các hoạt động trên lớp có sử dụng và không sử dụng
thiết bị công nghệ multimedia phục vụ bài giảng
Xác định mục đích cụ thể cho từng hoạt động có sử dụng thiết bị cơng
nghệ multimedia
Xác định thời lượng sử dụng thiết bị công nghệ multimedia phục vụ bài
giảng
Vai trị của giáo viên trong giờ dạy có sử dụng thiết bị công nghệ
multimedia
Nhiệm vụ của giáo viên trong giờ dạy có sử dụng thiết bị cơng nghệ
multimedia
Xác định nhiệm vụ cho sinh viên thực hiện ngoài giờ trên lớp với sự hỗ trợ
của thiết bị công nghệ multimedia

7g

3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.

Chương IV : Một sô giáo án thử nghiệm cho giờ dạy ngoại ngữ có hỗ trợ của
cơng nghệ multimedia
4.1.

4.2.
4.3.

Giáo án cho giờ dạy ngoại ngữ sử dụng thiết bị công nghệ thông tin trực
tuyến
Giáo án cho giờ dạy ngoại ngữ sử dụng thiết bị công nghệ ihõng tin không
trực tuyến
Giáo án cho giờ dạy ngoại ngữ sử dụng thiết bị ngoài mạng

Kết luận
T ài liệu tham khảo

gỊ
g2
83

g4
85

gg
g7
3 8

gg
93

Ọ4
9




J00

Ẽáf nyiiụrn tắe biên lữụtt ạláti án ehữ ạiìt íiạụ ntỊOai nạữ i lự hắ Lrạ n i a eanjf nạíii ntuJlimrilia
Jint (ìltỊỌe rth —-ỉntntỊ lâm Qliiỉtìmtdiít —-~ĩriííftitj'SSC'W'W - {
Đ


'® e là i n ụ h iin ttíu U uta. AịV cti'p rĐ ạ i h ạ t Q fíếe g ia "X à (HAi - J H i l ố Q fìí 01-07

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHON ĐỂ TẢI
1.1.

Yêu cầu xã hội:
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, đất nước được chứng kiến một sự

đổi thay kỳ diệu của nền kinh tế vốn mang tính kế hoạch hố nay chuyển
sang nền kinh tế thị trường. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài,
phát triển liên doanh quốc tế đã cho phép chúng ta đang từng bước thực hiện
các mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Xu thế hội nhập quốc
tế ngày một phát triển. Xã hội cần một đội ngũ cán bộ khơng những có
chun mơn nghiệp vụ vững vàng mà cịn phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng
nhu cầu của cơng việc chun mơn. Để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của xã
hội, điều cần thiết là phải nghiên cứu tìm ra được những phương tiện kỹ thuật
hỗ trợ cho phép không những nâng cao chất lượng đào tạo, rút ngắn hơn thời
gian đào tạo mà cịn có thể tạo cho người học những điều kiện tổ chức hoạt
động học tập ngày một thích ứng cho mỗi cá nhân. Tin học đa phương tiện
đang chứng tỏ những ưu thế của nó trong việc hỗ trợ quá trinh dạy - học

ngoại ngữ.
1.2.

Môi trường thiết chế:
Trước những thành tựu to lớn mà công nghệ thông tin mang lại cho sự

phát triển kinh tế, chính phủ đã có nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993. Nghị
quyết 49/CP của chính phủ về phát triển cơng nghệ thông tin ở nước ta trong
những năm 90 đã xác định mục tiêu chung là : "Xây dựng những nền móng
bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thơng tin trong xã hội, có khả
năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và
trong các hoạt động kinh tế xã hội".
Ể ó í n ạ u ạ in lắjf hiên lữ ạ n giáở á n eítty ạ iằ d ạ ụ tiụ a ạ i n q ĩi vố i Lự txẶ trờ rũ a ròn tị n ạ íiị m iíL ù n td ia
'Ịiù í (HiịỢe nh - $Jrttnạ lâ m MíiUlnitdia - < rnứaạ <
3
ĩy3C<
7ưìt - r '36Qíị
ỉ)
Tf/fl


'S c là i n ạ h ìin eứ u U uml h ọ e eẨf> rĐ ạ ì h ạ t Q/uẩt. gia. ~3ùà f\tlậi - M ã. lữ Q ỊÌl 01-07

Nhà nước rất chú trọng ứng dụng cơng nghệ tin học vào giáo dục. Kế
hoạch tổng thể ( đến năm 2000 ) của Chương trình quốc gia về công nghệ tin
học đã đặt Giáo dục và Đào tạo về công nghệ thồng tin như một nhiệm vụ
hàng đầu nhằm phát triển tiềm lực và xây dựng kết cấu hạ tầng cho công
nghệ thồng tin nước ta.
Cựu Bộ trưởng Trần Hồng Quân, nguyên trưởng ban công nghệ tin học
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bài : "Ngành Giáo dục và Đào tạo với Chương

trình quốc gia về cơng nghệ thơng tin" có viết : "Để cơng nghệ thơng tin trở
thành một công cụ tác nghiệp được khai thác triệt để và hữu hiệu, Bộ Giáo
dục và Đào tạo chủ trương tập trang triển khai các biện pháp sau đây:


Có kế hoạch tổ chức và đầu tư cho việc nghiên cứu và sử dụng

các phần mềm dạy học...


Trong giai đoạn đầu cần thu thập, đánh giá các phần mềm dạy

học của nước ngồi hiện có ở Việt nam, lựa chọn và chỉnh lý để sau đó
tiến hành đưa vào áp dụng tại các cơ sở đào tạo thích hợp.
Đây cũng chính là bước tập dượt để học tập trước khi chuyển sang giai
đoạn tự xây đựng lấy các phần mềm dạy học ờ Việt nam". Trên tinh thần đó
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ * Môi trường
đang triển khai đề án: "Cổng nghệ tin học trong giảng dạy".
Chỉ thị 58 CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp hiện đại hố, cơng
nghiệp hố và quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai chỉ thị số 58CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn
nhân lực công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
@ nguy in lất tùin nụtit qìtío án etuy ạià dạụ. nựữ nựữ ối lự hẢ trạ tìui eỏnạ nạỉii mullìnirắừi
/ie
(B u t r
i(ụọr nh - ^ĩruniị tăm Jttiillimntiii - íjni'tin/ị r
i}~3f/ỉĩftt - fĐ
'3CQ
jÉị.'JỪ

Jl


fĐ Ỉ t à i n g h i ũ t n i n k h o a h ạ t. eấỊL 't ì ạ ì h ọ e Q fiA e g ia . 3G à rf i ô ì - M A i Ấ Q ffl 0 1 -0 7

trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học.
Thực hiên chỉ thị 58 CT/TW của Bộ Chính trị và quyết định
81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ra chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 20012005.
Trường Đại học ngoại ngữ nói riêng và Đại học Quốc gia Hà Nội nói
chung đang đứng trước một xu thế đưa Cơng nghê tin học vào phục vụ các
hoạt động chuyên môn. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin nhất là
công nghệ multimedia vào dạy - học ngoại ngữ đã trở thành một nhu cầu cấp
bách.
1.3.Thành tựu của các ngành khoa học
Trong những nãm gần đây công nghệ tin học đã có nhiều thành tựu
quan trọng, đáp ứng được nhiều yêu cầu của việc dạy - học ngoại ngữ. Thành
tựu đầu tiên của công nghệ tin học là công nghệ mạng với sự phát triển của
intranet và Internet trên thế giới và tại Việt Nam. Trường Đại học Ngoại ngữ
nói riêng cũng như ĐHQG Hà Nội nói chung đang là những thành viên tích
cực khai thác nguồn thơng tin phong phú, đa dạng và rất thời sự do Internet
mang lại. Kho tư liệu khổng lồ ngoại ngữ này cho phép người giáo viên dễ
dàng lựa chọn tài liệu giảng dạy hấp dẫn, đặt người học vào những tình
huống gắn liền với thực tế. Tốc độ truy nhập nhanh các thông tin từ xa là một
ưu điểm lớn của công nghệ mạng Internet và Intranet.
Một thành tựu nữa rất quan trọng của công nghệ thông tin là sự ra đời
và phát triển của cơng nghệ CD ROM và cơng nghệ Multimedia. Nó mở ra
những khả năng ứng dụng hữu hiệu, cho phép nâng cao chất lượng đào tạo,
Ế á í nguụin lắe hirrt uuụi ạiáứ án rítừ ạià ilạụ nqóai nạủ i lự /u» lr< tùa eỏttạ nạltỉ miillinitiiia


Hùi Qlựọt Oánh - S ra iiỊỊ tàm /ttultìnurdìa - Qnứnạ rf)'3CQƯ ■r
r
fỊ tì'ỊCQíị ~dỉ/il


lài tnạhiitL tứtí ktuM hạt eấặt. ^Đại tiM Q/uíe. gia ~ C Qtộì - /ttã iẨ QỊH 01-07
L
3 à

rút ngắn thời gian đào tạo và đang hình thành các phương pháp dạy - học
ngoại ngữ mới.
Bên cạnh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cịn có những thành quả
nghiên cứu của các ngành khoa học khác trong đó có giáo dục học. Quan
điểm lấy người học làm trung tâm đang được quán triệt trong tất cả các khâu
của quá trình đào tạo. sử dụng cơng nghệ Multimedia vào dạy - học ngoại
ngữ là một yếu tố rất quan trọng trong việc quán triệt quan điểm lấy người
học làm trung tâm.
Tin học là một ngành khoa học còn rất trẻ, công nghệ Multimedia lại
mới ra đời. Tuy mới mẻ nhưng cơng nghệ Multimedia đã chứng tỏ rất nhiều
ưu điểm. Nó đã thâm nhập vào rất nhiều các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hố,
giáo dục, hành chính... Thật khó có thể hình dung được một lĩnh vực nào lại
có thể hoạt động có hiệu quả mà lại khơng cần sự trợ giúp của tin học. Giáo
dục, đào tạo nói chung, giảng dạy ngoại ngữ nói riêng lại là một lĩnh vực có
thể tận dụng đáng kể khả năng hỗ trợ của công nghệ này. Trong mấy năm
qua, trên thế giới đã đưa ra được một lượng phần mềm đáng kể giảng dạy các
sinh ngữ Anh - Pháp - Nga - Trung - Đức - Nhật - Tây Ban Nha ... Tại Việt
nam, người ta cũng đã thấy xuất hiện trên thị trường khá nhiều các phần mềm
dạy - học tiếng Anh - Pháp - Trung - Đức - Tầy Ban Nha. Trừ một vài phần
mềm như Dynamic English, Let's go, I speak English... Còn hầu hết là những

phần mềm được đưa vào thị trường Việt nam bằng những con đường trơi nổi.
Chính vì thế cho đến nay tại Việt nam vẫn chưa có được một cơng trình tổng
kết, đánh giá các phần mềm này từ góc độ giáo học pháp ngoại ngữ và càng
khống thấy những cơng trình nghiên cứu khoa học đưa ra những nguyên tắc
giảng dạy cũng như những nguyên tắc biên soạn giáo trình, giáo án bài giảng
ngoại ngữ có sử dụng cơng nghệ thơng tin.

nạiiụhi Lảr ỉùêit Ấ
ởạrI ụỉ ở Ú e it%ạlà dạụ níỊởụì nụử Ớlự itẦ iró CL L

n J
ÍX L
JU
tiụ nụítê nilìmrtiiu
(Bùi Qlụạe itit —
íàềP JtLuLUjtizdla —
t
^ĩrưằnự n&
lỉơQĩítL - ^ĩ)'7CQ(ị.dfC/ìt


tài nạtiiin tứu Mum hạc eấft 'Đại họe QfiAc ụ L " C . I'ĨÍẠi -Mã.
Ù 3Ị

10 QỊH 01-07

Việc ứng dụng công nghệ Multimedia vào dạy - học ngoại ngữ tại Việt
Nam cũng cịn rất mới. Sơ' lượng các cơ sở đào tạo có trang thiết bị tin học và
sử dụng các phần mềm dạy - học ngoại ngữ còn chưa nhiều. Việc sử dụng
công nghệ multimedia vào dạy - học ngoại ngữ dường như cịn mang tính

thời thượng.
Rõ ràng, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin nói chung cũng như cơng
nghệ multimedia nói riêng địi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu xây
dựng được những nguyên tắc trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến này và
cụ thể hơn nữa là đề ra được những nguyên tắc biên soạn giáo án cho giờ dạy
ngoại ngữ có sự hỗ trợ của công nghệ multimedia.
2. NHIÈM VU NGHIÊN c ử u VẢ GIỚI HAN CỦA ĐỂ TẢI
2.1.Đề tài chú trọng phân tích, đánh giá những thành tựu của cơng
nghệ multimedia ở góc độ những thiết bị, kỹ thuật hỗ trợ cho quá
trình dạy - học ngoại ngữ.
2.2.

Nghiên cứu các nguyên tắc ứng dụng công nghệ multimedia
trong dạy - học ngoại ngữ

2.3. Nghiên cứu những nguyên tắc soạn giáo án cho giờ dạy ngoại ngữ
có hỗ trợ của cơng nghệ multimedia
2.4. Biên soạn một số giáo án thử nghiệm cho giờ dạy ngoại ngữ có hỗ
trợ của cơng nghệ multimedia
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u



Khái quát lý luận trên các tài liệu đã được xuất bản.



Điều tra, thống kê, phân tích các số liệu.




Thực nghiệm:
> Soạn một số giáo án ứng dụng cơng nghệ thơng tin

Ể óí nạuyin tắc tùìn uoạn ạiổuy tín ehứ qiị (Lạụ nqjtmi nqữ ối lự hẳ tsở eiưi eôttiỊ nụttỉ muhimulỉu
(Bùi QltỊỌt Oẵith - ^7
runụ lãm MuLLimtdìa- C ruứnụ (Đ1f/Hffl - r
7
ĐKjQ(ịK/íl


r tíu. nạhiitt cứu khtui hạt tup.
Đi

rĐ ạ i hạt. lịtiẨe ạia 3C à (ìlÂi -JILí lẨ Qfìi 01-07

> Tiến hành thực nghiệm trên một số đối tượng sinh viên,
học sinh...
• So sánh kết quả thực nghiệm và lý luận đã được tổng kết; từ đó
điều chỉnh lý luận.
4. CẤU TRÚC CỦA ĐỂ TẢI
Đề tài bao gồm 5 phần và 4 chương, tổng c ộ n g .... trang.
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I :

Những cơ sở lý luận của việc xây dựng phương pháp dạy
- học ngoại ngữ sử dụng công nghệ Multimedia

Chương n :


Các nguyên tắc ứng dụng công nghệ Multimedia trong
dạy - học ngoại ngữ

Chương I I I ;

Những nguyên tắc soạn giáo án cho giờ dạy ngoại ngữ
có hỗ trợ của cơng nghệ multimedia

Chương IV :

Một số giáo án thử nghiệm cho giờ dạy ngoại ngữ có hỗ
trợ của cơng nghệ multimedia

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

ẽó e

itạ u ụ ề n lẨ e tìiè n LíU iềt ạiĨẨ% ỏ ầ t

ụ iờ ( iạ ụ n ự ty tii t t ụ ủ tứ ti Ế ítà L ró eiiXL eềềtg , n ụ /lẽ ttu íIiÌ Ê tir íiia

(Bùi Qtạạ*. nẨi —Qrunq, tàm JiluUimtdia ~


D i tài nạAiin eứtí ũum

Aụw e f> (Ịtại hạt. Q/íếe gia 'Xà. ntẠi -Ma íẤ Qffl 01-07

Ẩ .

Chương I
NHỮNG C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY - HỌC NGOẠI NGỮ s ử DỤNG CÔNG NGHỆ
MULTIMEDIA
1.1. Những quan điểm chung về phương pháp dạy - học ngoại ngữ
1.1.1. Khái quát chung
Khái niệm phương pháp trong giáo trình này được dùng để chỉ một hê
phương pháp (methodology) và một phương pháp cụ thể (method). Hai khái
niệm này tuy có những khác biệt về mặt nội dung, song để giúp người học dễ
hiểu chúng tôi chỉ dùng chung một khái niệm "phương pháp".
Theo "Longman Dictonary o f Applied Linguistics" (1985) thì phương
pháp (methodology) được định nghĩa như sau :
(1) là một ngành học về những hoạt động và các quy trinh được sử dụng
trong việc dạy học và những nguyên lý, những niềm tin làm cơ sở cho những
hoạt động và quy trình đó. Phương pháp bao gồm :
(a) nghiên cứu bản chất của các kỹ năng ngôn ngữ (ví dụ đọc, viết, nói,
nghe) và các quy trình dạy các kỹ năng ngơn ngữ đó.
(b) nghiên cứu việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng, tư liệu và sách giáo khoa
để dạy các kỹ năng ngôn ngữ.
(c) đánh giá và so sánh các phương pháp khác nhau.
(2) những hoạt động, quy trình, ngun lý và niềm tin đó. Ví dụ người ta
có thể chỉ trích hoặc khen ngợi phương pháp cùa một khóa học.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ là sự ứng
dụng các kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết. Nói cách khác phương pháp
giảng dạy ngoại ngữ là những "lý thuyết thực hành".
Từ những năm đầu của thập kỷ 70, mối quan hệ giữa các ngành học lý

Ể ó í nqtUẬÌit lắt hiên u ụ i t ạiáo án uy ạiÀ dạụ nạoai nạữ ối uỊ hẪ IrẠ tùíL tiíỊ nự/tị mnmrdia

Hùi Olạọe tth - ’
xJrutu/ lịm Mullùnedùi - rĩnứnạ

■r
Đ7fjQ(Ậ^ỉf/tl


lài HQhÌM tứu ktum. họe. tấp. < ai hạt QfiAe q L
D
Ĩ£

X à (llẠi -Mả lố Qfìl 01-07

thuyết với phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ngày càng trờ nên rõ ràng. Tâm
lý học ngày càng quan tâm hơn đến các quan hệ giữa người với người, đến
giá trị của các hoạt động trong nhóm nhỏ và việc sử dụng các chiến lược cá
nhân để khắc phục những căng thẳng trong đời sống hằng ngày. Cũng trong
thời kỳ này các nhà ngôn ngữ học đi sâu vào nghiên cứu bản chất của giao
tiếp và năng lực giao tiếp đồng thời cố gắng đưa ra những lý giải về quá trình
tương tác của ngôn ngữ đã hưởng ứng những trào lưu lý thuyết đó bằng cách
đưa ra những phương pháp dạy ngoại ngữ chú trọng tới các yếu tố như lòng
tự trọng của cá nhân người học, sự hợp tác trong học tập, những chiến lược để
học ngoại ngữ thành công của người học, và quan trọng hơn cả là sự quan
tâm đến quá trình giao tiếp trong học ngoại ngữ.
Tuy nhiên, phương pháp dạy ngoại ngữ không chỉ dựa trên những phát
hiện mang tính lý thuyết của tâm lý học và ngơn ngữ học mà nó cịn dựa trên
những cơ sở nội tại của chính nghề dạy ngoại ngữ. Có ba cơ sở chủ yếu nằm
ngay trong việc dạy - học ngoại ngữ mà giáo viên có thể dựa vào đó để tìm ra
cho mình phương pháp dạy hữu hiệu.
Một là, trước khi trờ thành thầy giáo dạy ngoại ngữ, bản thân giáo viên đã

từng là học sinh nên giáo viên có thể bắt chước những phương pháp mà các
thầy giáo cũ đã từng áp dụng để dạy họ. Đồng thời, mỗi giáo viên có thể so
sánh các phương pháp của những thầy cũ đã dạy họ với những phương pháp
của bản thân họ. Muốn nâng cao chất lượng dạy, người thầy giáo phải biết
cách nghiên cứu và so sánh các phương pháp của mình với phương pháp của
người khác.
Hai là, người thầy giáo dạy ngoại ngữ nghiên cứu phương pháp dạy ngoại
ngữ thông qua những kinh nghiệm giảng dạy của chính bản thân minh.
Chúng ta thử nghiêm tất cả các hoạt động và các thủ pháp giảng dạy rồi tự rút
ra những kết luận cần thiết về những hoạt động hoặc thủ thuật nào phù hợp

Ễ tíí nạuụin Lắc htiit u tạ it ụiáữ án í/u> ạiit dạụ nqoạí ngữ ối lự hữ Irạ eittt rơttụ nạ/ụ midỉìnintia
Hùi < lụợe Oánh - £7muuị. tâm Mullùnedia. - Q tfng.(f)lff/ÌlfỈỊ - r
1
rU
Đ'3(jQjiy3f/il


® ỉ tài Mfhiiii tứu ktum hạt eấft 'Đại hạt Q/íếe gia ~ > Giội - /Ha lố Qfìt 01-07
x ă

với đối tượng dạy và điều kiện giảng dạy. Điều này sẽ giúp chúng ta thay đổi
một cách tự nhiên phương pháp giảng dạy và triết lý giảng dạy của bản thân.
Từ thử nghiệm đến thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng
nhóm học sinh cụ thể, trong từng hoàn cảnh dạy và học cụ thể, theo những
mục đích cụ thể chính là q trình nghiên cứu và xây dựng phương pháp
giảng dạy từ thực tế của người dạy.
Ba là, thầy giáo nghiên cứu về phương pháp giảng dạy bằng cách tìm đọc
các tài liệu giới thiệu các phương pháp giảng dạy khác. Công việc này sẽ
giúp họ biết các đánh giá phương pháp giảng dạy của chính bản thán mình và

làm nảy sinh những ý tưởng mới trong mỗi người dạy. Trên cơ sờ hiểu biết về
những phương pháp đang được áp dụng trên thế giới, từng giáo viên sẽ tự đi
đến kết luận phương pháp nào phù hợp với điều kiện giảng dạy của mình, với
năng lực và phong cách giảng dạy của mình cũng như phù hợp với đặc điểm
và phong cách học của học sinh mình đang dạy.
Từ những hiểu biết về lý luận dạy - học ngoại ngữ và các phương pháp
giảng dạy trên thế giới , kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để tìm ra
phương pháp giảng dạy phù hợp nhất, có hiệu quả nhất cho từng đối tượng
giảng dạy thực tế là con đường khoa học. Chính vì vậy ta có thể khẳng định
rằng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ là một khoa học.
1.1.2. Đường hướng, thiết kế, quy trình
Khi miêu tả các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thì yếu tố giữ vai trị
trung tâm là sự khác biệt giữa những lý thuyết, nguyên lý với các tiến trình
giảng dạy dựa trên những lý thuyết và nguyên lý đó. Để làm rõ sự khác biệt
này, nhà ngơn ngữ học ứng dụng người Mỹ Edward Anthony (1963), đã đưa
ra một mơ hình ba cấp độ mà ơng gọi là đường hướng (approach), phương
pháp (method) và thủ pháp (technique). Ông định nghĩa cho các thuật ngữ
này như sau :

Ề á í nụiiụin tắc biin iứạn yiáo án e/rnạièt dạụ nạoai nạă oéti lự hỗ trạ riiu eồnạ nạltỊ mullùntdia
(Bùi QLyọt Oánh —tjrtmtj Lăm JHuIiimtdia - ^ĩrứèinq (Đ'

3 Ừ7Ư H - fD 1 CQj(ị'3 CJJl
1 .


/ĐỀ tà i n ự iù ití tứ u k h ứ a h ọ e tấ p .
Đường hướng là những giả thiết tương quan về bản chất của việc dạy và
học ngôn ngữ. Đường hướng là trung tâm. Nó mơ tả bản chất của môn học

được dạy.
Phương pháp là k ế hoạch tổng quát vê' trình tự giới thiệu ngữ liệu dựa
trên đường hướng nhất định được chọn lựa. Nếu đường hướng là trung tâm,
thì phương pháp mang tính quy trình. Một đường hướng có nhiều phương
pháp.
Thủ pháp là khâu thực hiện, nghĩa là những giáo viên tiến hành trong lớp
học nhằm thực hiện mục tiêu của bài học. Các thủ pháp phải nhất quán với
phương pháp và do vậy phù hợp với đường hướng.
Theo định nghĩa trên thì đường hướng thuộc cấp độ cao nhất cụ thể hóa
những giả thiết và những niềm tin về ngơn ngữ và q trình học ngơn ngũ,
phương pháp là cấp độ áp dụng lý thuyết vào thực tế giảng dạy và trình tự
giảng dạy nội dung đó; cịn thủ pháp thuộc về cấp độ quy trình giảng dạy
trong lớp.
Mơ hình mà Anthony đưa ra có ưu điểm là đơn giản và tồn diện, nói lên
được mối quan hệ giữa cơ sở lý luận với thực hành, song lại không chú ý đầy
đủ đến bản chất của phương pháp. Mơ hình này khơng nói lên được vai trị
của người dạy và người học theo một phương pháp nào đó, đồng thời cũng
khơng nói lên được phương thức mà phương pháp đường hướng như thế nào,
cũng như là mối quan hệ giữa phương pháp với thủ pháp.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên đây, Jack Richard và Theodore
Rodgers (1982, 1986) đưa ra một mơ hình mới theo đó phương pháp được
chia thành ba bộ phận : Đường hướng (approach), Thiết k ế (design) và Quy
trình (proxedure). Đường hướng là cơ sở của phương pháp, chỉ đạo việc thiết
k ế , tổ chức, và lập kế hoạch giảng dạy. Cách thức điều hành lớp học của giáo
viên trong từng lúc chịu ảnh hưởng của thiết kế đó.
nụttụbi toe ầltn. iẨ ỊẾ
M i
ạiAty á*t e %ạìẦ iL
/u
ạự. nụứul nụừ ối kự itẦ

fB ỉ d

^ ìlạ ợ c

Oáiơt -

& fU Ế tạ l ủ m

M

u ilù tư d ic L

-

& fư ìb iạ

eứ ttg. ttạiiÀ nuiitLnubdia
xL

^ Đ T Ừ T Ư Ì t - cĩ ) ^ ô Q

j ậ 'l ừ 7 l


I lài nợhiùt eứtL ktuKL họe eấỊL
'Di

'S ạ t họe Qfíắf ạ L 3K à Q ệi - MA lị Qfìt 01-07
Ù
H


Đường hướng trả lời hai câu hỏi sau. Thứ nhất, "Lý thuyết nào về bản chất
ngôn ngữ làm cơ sở cho việc dạy và học ngơn ngữ?". Nói một cách cụ thể thì
ngơn ngữ được xem như là một phương tiện dùng để xây dựng các mối quan
hệ giữa những người khác nhau trong xã hội? Câu hỏi thứ hai là "Lý thuyết
nào về bản chất của việc học ngôn ngữ được sử dụng?" Nghĩa là con người
học ngôn ngữ như thế nào? Cách học ngôn ngữ tốt nhất là gì : bằng cách
nhắc lại các từ, câu và ngữ đoạn hay bằng cách hãy quan tâm đến việc diễn
đạt và hiểu nội đung cho dù ngữ pháp chưa thật đúng. Cái gì quan trọng nhất
ngay từ đầu khóa học : nói, nghe, đọc, hay viết, hay ngữ pháp?
Thiết kế trả lời các câu hỏi như : (1) Mục tiêu tổng thể của khố học là gì
: phát triển các kỹ năng phát sinh lời nói, hay các kỹ năng tiếp thu lời nói; mở
rộng từ vựng hay phát triển kỹ năng viết chuyên ngành, v.v...? (2) Ngữ liệu
được sắp xếp theo cách nào : theo cấu trúc ngữ pháp từ dễ đến khó, theo
nhiệm vụ ngơn ngữ, các khái niệm trong ngôn ngữ hay theo các chức năng
ê á í nạiiụìti tăe ầìiti ìoạti giát * án eiity ạiằ dạụ nạtHỊÌ nạữ i ui /lẳ Irộ a ẽiiạ lu/hị nutllimedẨa
Hùi Q ịO Qáitlt —Tĩrunụ làm Mjullimuiia - Tĩrtíữnự < ~K 7l - r
U t
D /ÌV
Đ'3CQỊậ’
7(/ìĩ


rĐ í tà i n ự h L tn eứii. k h tm họe. eấp. (Đ ại h ọ e Q fíấ t ạin. JCà (ìlệ l - M a ẲÔ Q fn 01-07

giao tiếp? (3) Các loại hoạt động nào được sử dụng : đối thoại, đọc hiểu, nghe
viết, tranh luận, đóng vai, làm bài tập ngữ pháp, v.v...? và (4) Người học,
người dạy và tài liệu giảng dạy giữ vai trị gì trong q trình dạy - học ngoại
ngữ?
Quy trình liên quan đến các câu hỏi như : (1) các hoạt động được tiến

hành như thế nào, theo trình tự nào?; (2) tần số thay đổi các hoạt động ra sao;
(3) các hoạt động được tiến hành theo hình thức nào? và (4) giáo viên phản
hồi học sinh (chữa lỗi học sinh) như thế nào?
Tóm lại, các hoạt động hoặc quy trình của một lớp học phải dựa trên một
đường hướng và thiết kế có chủ định. Đây chính là phương pháp.
1.1.3. Một số phương pháp dạy ngoại ngữ điển hình
1.1.3.1. Phương pháp ngữ pháp - phiên dịch (Grammar - Translation
Method)
Phương pháp Ngữ pháp - Phiên dịch là con đẻ của các học giả người Đức.
Tiền thân của phương pháp này là phương pháp c ổ điển (Classical Method)
được dùng để dạy tiếng La tinh hay tiếng Hy Lạp về sau được áp dụng cho
việc được áp dụng cho việc giảng dạy các ngôn ngữ hiện đại ở cuối thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ XX. Mục đích trước tiên của phương pháp Ngữ pháp Phiên dịch là giúp cho người học có khả năng khám phá những uyên thâm
của văn học, đổng thời giúp cho họ hiểu tiếng mẹ đẻ của họ tốt hơn thông
qua việc phân tích ngữ pháp cùa ngoại ngữ đang học và dịch.
Phương pháp Ngữ pháp - Phiên dịch có các đặc điểm sau :
a/- Học sinh trước tiên học các quy tắc ngữ pháp và các bảng từ vựng bằng
hai thứ tiếng có liên quan đến các bài đọc trong bài. Ngữ pháp được học
thông qua sự giảng giải kỹ càng của giáo viên. Tất cả các quy tắc ngữ
pháp cùng các trường hợp ngoại lệ phải được học và các dạng bất quy
tắc được giảng giải bằng các thuật ngữ ngữ pháp.

Ẽ á e n ụ iL ụ itt tẢ e í ù ũ t i ữ ạ tt ụ ù ín á n eíĩty ạ iÀ tỉ/tụ n q o ạ i n ạ ữ o á i l ự h ỗ t r t f e ủ a r ô n íỊ n ạ h ĩ m t t h i t n r i l ì u

(B ù i Q lqọe O á n li — 'U ru tiạ lâ m JU u ilin ttd ia — ^ ríứ tiạ ỉT)'3ffH fìl - 't ì Q

íị


'B i lã i ttq h iju i tứ ti Uuul h ạ t rấặi (Đ ại hạ* Q/ữCe g ia 7Cà (H ồi - M ã. Lố Q fỉ f 01-07


b/- Sau khi học sũứi đã học thuộc các quy .tắc ngữ pháp và bảng từ vựng,
học sinh sẽ phải làm các bài tập địch minh họa các quy tắc ngữ pháp đó.
c/- Việc học sinh có nắm được các quy tắc ngữ pháp và có hiểu được bài
đọc hay không được kiểm nghiêm thông qua việc dịch từ ngoại ngữ qua
tiếng mẹ đẻ và ngược lại. Nếu học sinh muốn dịch tốt, trước hết phải
học tốt các quy tắc ngữ pháp,
d/- Việc so sánh giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ được tiến hành thường
xuyên. Mục đích của hoạt động này là để chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang
ngoại ngữ và ngược lại với sự hỗ trợ của từ điển nếu cần.
e/- Học sinh có ít dịp để luyện nghe và nói. Đối với kỹ năng đọc thì học
sinh chỉ phải đọc thành tiếng các bài khoá hoặc câu vì phương pháp này
lấy việc đọc và dịch làm trọng tâm. Phần lớn thời gian trên lớp được
dành cho việc giải thích các quy tắc ngơn ngữ nên trên thực tế khơng có
đủ thời gian để học sinh sử dụng ngơn ngữ cho việc luyện nói.
1.1.3.2. Phương pháp trực tiếp (Direct Method)
Phương pháp trực tiếp bắt đầu được sử dụng từ thê' kỷ XIX. Những người
ủng hộ phương pháp này cho rằng học sinh học để hiểu một ngôn ngữ bằng
cách nghe ngơn ngữ đó thật nhiều. Họ học nói bằng cách nói nhất là khi lời
nói được các hành động phù hợp đi kèm. Phương pháp này về cơ bản được
dựa trên phương thức trẻ em học tiếng mẹ đẻ theo triết lý là người ta học
ngôn ngữ thông qua sự liên hệ trực tiếp giữa từ, cụm từ và hành động không
cần đến việc sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Khác với Phương pháp Ngữ pháp - Phiên dịch, Phương pháp trực tiếp
không tập trung vào việc giảng giải ngữ pháp mà khuyến khích việc sử dụng
ngoại ngữ trực tiếp trong lớp học. Học sinh tự rút ra các quy tắc ngữ pháp.
Phát âm của học sinh được chú trọng một cách có hệ thống ngay từ những
giai đoạn đầu trong việc luyện nói. Từ mới được giải nghĩa bằng các từ đã

@ nguụin tàe íùén Ấ Ịitt ạìáữ án eỉtữ ạià dạụ nạtUỊÌ rtạữ i lự/tó tnỊ eủu ẽnự nọỉtệ ntuUimuiiíL

úf
O
Tiùì
nit - Tĩrttnạ làm /tlullìmtdùi - 'Ư ờnụ < 7Ừ H - r
rU
Đ’ 1Ư
tìJCÍÌÍị'3C^i(


< itài tígítiũi tứu Uváa.
D

/ ụ e etíp <ĩ)ạì À ịv QiAc gia " 0 . < ĩậ - Mã uế Qfìl 01-07
/
30 7 i

học, bằng điệu bộ, minh họa hoặc tranh ảnh.
Phương pháp trực tiếp có đặc điểm sau :
a/- Việc học ngôn ngữ phải bắt đầu từ những cái gần gũi xung quanh với
việc sử dụng các đồ vật trong lớp học và các hành động đơn giản. Khi
học sinh đã học đủ vốn ngôn ngữ cần thiết thì chuyển sang luyện tập
theo các tình huống và ngữ cảnh thông thường,
b/- Giờ học theo phương pháp trực tiếp thường được phát triển xoay quanh
các tranh ảnh được vẽ riêng để miêu tả cuộc sống ở đất nước có ngôn
ngữ mà học sinh đang học. Nghĩa của từ mới được giải thích bằng ngoại
ngữ hoặc bằng các đồ vật, các điệu bộ.
c/- Ngay từ đầu, học sinh được nghe các câu hồn chỉnh có nghĩa trong các
phát ngơn đơn giản, thường thường dưới dạng nguời hỏi người trả lời.
d/- Phương pháp này coi việc chữa lỗi phát âm cho học sinh là việc làm
quan trọng, cho nên phát âm chính xác được chú trọng ngay từ đầu.

e/- Các quy tắc ngữ pháp không được giảng giải riêng biệt mà người học
học các quy tắc đó thơng qua thực hành. Học sinh tự khái quát hoá quy
tắc ngữ pháp theo phương án quy nạp. Các hiện tượng ngữ pháp phức
tạp được giảng giải bằng ngoại ngữ.
f/- Kỹ năng đọc được phát triển thông qua việc hiểu bài đọc chứ không sử
dụng từ điển hoăc dịch.
1.1.3.3. Phương pháp Nghe - nhìn (Audỉolingual Method)
Phương pháp nghe nhìn dựa trên những lý thuyết của ngơn ngữ học và
tâm lý học và có ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ vào
những năm giữa thế kỷ XX. Trong thời gian ngôn ngữ học cấu trúc và ngôn
ngữ học miêu tả là những trường phái ngơn ngữ chiếm vị trí thống sối và các
nhà phương pháp dạy tiếng nước ngoài đã áp dụng những lý thuyết của hai
trường phái ngôn ngữ này cùng với những lý thuyết của ngôn ngữ học hành

nọẨiụền. tăe hiên AẨUut ạiáơ tín ehjứ ựiff ílạ ụ niỊơ ui nụữ

(Sịi

ũủttít —

íànt /ìlíiltimrdiư —\Jrtứ*iụ

twit l í / fiị tró cú n eỏềiạ n gh ê ntuH inrtAìn


^Đ í là i n g k iitt ẽứtí. ítíuUL họe. €ấfLf~Đai iute. Q J e ụ L fẲ ố . ÌẨ"Jt>ă


vi. Các sách giáo khoa học ngoại ngữ bao giờ cũng gồm ba phần cơ bản: (1)

bài hội thoại; (2) luyện mẫu câu; và (3) các hoạt động áp dụng với hai kiểu
luyện tập mẫu câu chủ yếu là: Nhắc lại (repetition) và biến đổi câu
(trasformation).
Phương pháp Nghe nhìn có đặc điểm sau :
a/~ Mục đích của việc dạy ngoại ngữ là xây dựng cho người học có những
khả năng như người bản ngữ. Vì vậy ngoại ngữ phải "thấm vào" người
học một cách tự nhiên để họ có khả năng sử dụng ngoại ngữ đó một
cách tự nhiên (unconsciously),
b/- Khơng sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học.
c/- Học sinh học ngoại ngữ thơng qua các thủ thuật kích thích - phản ứng.
Học sinh học nói mà khơng cần chú ý tới phương thức tổ chức của ngoại
ngữ đó. Học sinh khơng có thời gian để nghĩ câu trả lời mà phải đối đáp
ngay. Học thuộc lòng các bài hội thoại trong sách và luyện tập mẫu câu
là những phương tiện để có được các phản ứng có điều kiện,
d/- Các mẫu câu được luyện tập không cần phải giảng giải. Nếu phải giảng
giải hoặc thảo luận một nội đung ngữ pháp nào đó thì việc này phải tiến
hành sau khi đã kết thức việc luyện mẫu câu.
e/- Bốn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ được phát triển theo trinh tự người ta
học tiếng mẹ đẻ : nghe - nói - đọc - viết. Đồng thời phương pháp Nghe nhìn cũng địi hỏi việc dạy các yếu tố văn hoá của dân tộc nói thứ tiếng
đó.
1.1.3.4. Phương pháp Tình huống cấu trúc (Structuaral - situational Method)
Phương pháp Tình huống cấu trúc ra đời như là một sự cải tiến phương
pháp Nghe - nhìn do các nhà ngơn ngữ học ứng dụng của Anh đề xuất từ
những năm 1920. Cơ sở lý thuyết của phương pháp này vẫn là thuyết hành vi
với những nguyên lý hệ thống về lựa chọn ngữ liệu (quy trình lựa chọn nội

ê á í nụttụin lue tiên Iơụn ạùíứ án. eho g ià dạy n< ai nạữ ối L tíà lr< eủa nụ nụhí nuiítitntdia
ỊO
Ú
f

Hùi Qlạạc Gánh. -

tàm JKullimtdhi - 'UrúìiniỊ <
D'3C/tUfi - r
f)~2C (Ị. Jf/H
Q


o ụ i - JHã iẤ Qfìl 01-07

'Di lài nạtĩUn. eứu. khtnt hữt eấp. ^Đại hạt Q/tấe gia ~ à
x>

dung từ vựng và ngữ pháp) sấp xếp dữ liệu (tổ chức và sắp xếp ngữ liệu) và
giới thiệu ngữ liệu (các thủ pháp được sủ dụng để giới thiệu và luyện tập các
nội dung ngữ liệu trong khoá học).
Phương pháp Tình huống cấu trúc chủ trưcmg việc giới thiệu và luyện tập
các cấu trúc ngơn ngữ trong một tình huống nhất định nhằm đảm bảo việc
luyện tập sử dụng ngôn ngữ trong một tình huống có ý nghĩa. Nói cách khác,
các cấu trúc ngôn ngữ phải được luyện tập sử dụng trong văn cảnh để khắc
phục việc luyện tập máy móc của phương pháp Nghe - nhìn.
Trước khi giới thiệu ngữ liệu mới, giáo viên phải giới thiệu rõ tình huống
mà ngữ liệu sẽ được giới thiệu.
Phương pháp Tình huống - Cấu trúc có những đặc điểm sau :
a/- Việc dạy ngoại ngữ phải bắt đầu bằng kỹ năng nói.
b/- Không dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp học.
c/- Các nội dung ngôn ngữ mới được giới thiệu và luyện tập theo tình
huống.
d/- Từ vựng được lựa chọn theo những quy trình nhất định để người học có
thể học hết được một vốn từ vựng phổ thông cơ bản.

e/- Ngữ pháp được sắp xếp theo nguyên tắc từ dễ đến khó.
f/- Chỉ dạy đọc và viết sau khi người học đã nắm được những từ vựng và
nội dung ngữ pháp cơ bản.
1.1.3.5. Đường hướng giao tiếp
Vào cuối những năm 1960 trường phái dạy tiếng Anh đã có những thay
đổi nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp Tình huống - Cấu trúc.
Vào thời điểm này, thuyết hành vi bị tẩy chay ở Hoa Kỳ và vì việc các nước
châu Âu trở nên ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, thì việc dạy các
thứ tiếng chủ yếu của khối Thị trường chung châu Âu ngày càng trở nên cấp
bách. Từ đó nảy sinh sự cần thiết phải thay đổi phương pháp dạy ngoại ngữ.

ối lự /lẻ trạ ri rịn tị nifhi muUjntedia
'Bùi ri(qạt nh - Tĩriínq lãm JjfttWntfdia - ĩjrữìfrtg rtì~3f/f(fỉì fĩ)'3CQj(ị'X/tl

ê á í ItạuụitI lắe. hiin iẨH ạiáữ án títo ạiắ dạiị nqữạì nạữ
Ịtt

Đ A I H O C Q U Ố C G IA HÀ N Ộ i
TRUNG TẨM THÔNG TIN THƯ VIỆN

DT / ' ị Q l/


ffy i hài n ụ h itrt eứ u khoa. /ÍM tấ ft (Đ ại h ọ e Q/Iấe g ia 'X à 'ilộ i - M ã lẨ Q fil 01-07

Nhiều cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ học ứng dụng của hội đồng Châu
Âu và các nhà ngôn ngữ học ứng dụng có tên tuổi trên thê' giới đã nhấn mạnh
vào ý nghĩa giao tiếp mà người học một thứ tiếng nào đó cần phải hiểu và
diễn đạt được, tức là việc sử dụng ngôn ngữ phục vụ giao tiếp được chú trọng.
Kết quả của những cơng trình nghiên cứu đó đặt nền móng về lý thuyết

cho Đường hướng giao tiếp hay còn gọi là Đường hướng chức năng cho việc
dạy ngoại ngữ. Cho đến giữa những năm 1970, Đường hướng giao tiếp đã lan
tràn trong các trường của Anh và Mĩ. mục đích của đường hướng này là :
a/- cái đích cần phải đạt được của việc dạy ngoại ngữ là năng lực giao tiếp,
b/- xây dựng những quy trình giảng dạy bốn kỹ năng ngơn ngữ với sự thừa
nhận sự phụ thuộc lẫn nhau của ngôn ngữ và giao tiếp.
Đường hướng giao tiếp dựa trên cơ sở lý thuyết dưới đây về ngôn ngữ:
a/- Ngôn ngữ là một hệ thống dùng để diễn đạt ý nghĩa,
b/- Chức năng số một của ngôn ngữ là dùng để trao đổi và giao tiếp,
c/- Cấu trúc của ngôn ngữ phản ánh việc sử dụng ngơn ngữ mang tính chức
năng và giao tiếp.
d/- Các đơn vị cơ sở của ngôn ngữ không thuần tuý chỉ là các đặc điểm ngữ
pháp và cấu trúc mà còn cả những phạm trù ỷ nghĩa chức năng và giao
tiếp được thể hiện trong ngôn bản.
Đặc điểm của dạy ngoại ngữ theo Đường hướng giao tiếp
Dạy ngoại ngữ theo mục đích giao tiếp như đã nói ở trên là một đường
hướng (approach) chứ khơng phải một phương pháp (method).Đường hướng
giao tiếp dựa trên một cơ sở lý thuyết thống nhất nhưng rộng lớn về bản chất
của ngơn ngữ và bản chất của q trình học và dạy ngoại ngữ. Đã có rất
nhiều các định nghĩa khác nhau về Đường hướng giao tiếp được đưa ra, song
tựu trung lại thì Đường hướng giao tiếp có bốn đặc điểm liên quan với nhau
sau đây :

n ụ ttự ỈỂ t tấ t, h iê n iẨ%ợ*t ạ iá ữ á n eítẨL g ià d ạ ụ n ạ ơ a i n g ữ Iu íi lự h Ằ L rtf CUM c n ạ n ạ itỉ. ntuU JunjuLuL

r
Jỉùì O te O ẩih ~
tiỊẨ
Ĩ


tàm JỈÍ IìJ w íẩLl~ ^ĩrườttạ.
u u l Lc

ÌƯ ÌL


3 5 à (ìlẠi -JHă 1/5 Qfỉí 01-07

lài nạhìití tứu khoa, hợe tấft <ĩtạì họe Q/tếe ạia

a/- Giờ học được tập trung vào các yếu tố cấu thành của năng lực giao tiếp
chứ không chỉ giới hạn vào tri thức ngữ pháp hay năng lực ngôn ngữ .
b/- Các thủ pháp giảng dạy được thiết kế nhằm mục đích huớng người học
vào việc sử dụng ngôn ngữ phục vụ cho hoạt động giao tiếp chân thực
trong cuộc sống. Trọng tâm của các hoạt động trên lớp không phải là
dạy ngữ pháp hay cấu trúc câu của ngoại ngữ đang học mà chính là việc
giúp người học có khả năng thực hiện được các nhu cầu giao tiếp thực
sự bằng thứ tiếng nước ngồi đó.
c/- Khả năng diễn đạt trơi chảy và chính xác là những nguyên tắc bổ sung
làm cơ sở cho các thủ pháp giao tiếp. Có lúc, khả năng diễn đạt trơi
chảy được coi trọng hơn độ chính xác trong cách sử dụng tiếng để lôi
cuốn người học tham gia vào việc sử dụng ngôn ngữ.
d/- Trong lớp học theo Đường hướng giao tiếp, mục đích cao nhất của
người học là người học phải sử dụng tiếng nước ngoài để diễn đạt được
nội dung cần trao đổi với người khác trong những điều kiện không được
chuẩn bị trước.
Dạy ngoại ngữ theo Đường hướng giao tiếp trong điều kiện nhà trường
phổ thông của Việt Nam
Việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường phổ thông Việt Nam rất
khác so với nhiều nước trên thế giới. Chúng ta dạy ngoại ngữ trong điều kiện

khơng có mơi trường tiếng là một bất lợi lớn vì điều này làm cho người học
khơng có động cơ học ngoại ngữ và rất dễ quên những điều học được trên
lớp. Ngôn ngữ tổn tại và phát triển vì nó hoạt động, vì nó được sử dụng. Khi
ngơn ngữ khơng được sử dụng thì ngơn ngữ sẽ bị mai một dần. Đối với ngoại
ngữ, điều kiện thực hành sử dụng ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng.
Trong hầu hết nhà trường phổ thông của Việt Nam, lớp học là nơi duy nhất
mà người học có thể thực hành sử dụng ngoại ngữ và các hoạt động giao tiếp,

i t ij u t j h t l ắ r Ị ĩiẻ n

Lởa n

ụ ĩííỡ

á n

d u * ạ iồ

d íỊ ự

n ụ ứ a ì n ụ ử

D &

A ií h Ẳ

(Bùi (ìĩụợt. Oắtời —\Jriuuj lâm /Míiliintriiìii - trường, (D'JC/ÌƯÌl -

tr - đ c ù a


ũ Â ttụ n ụ i t ẻ . tm ilÌ Ầ Ế tttA ìti

Q
j(Ặ^ỹf/ềi


ff) t tà i n ạ h iin eứu. k h o a h ọ e tấ ft fỊ)ạ i h ộ t Q/íẨe. g ia HCà
nhưng những hoạt động đó nếu có hiệu quả cao nhất thì cũng chỉ dừng lại ở
mức độ hình thành kỹ năng (skill-getting) chứ chưa thể đạt được trình độ sử
dụng kỹ nâng (skill-using).
Lớp học Việt Nam thường q đơng gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức
các hoạt động giao tiếp bằng ngoại ngữ một cách đa dạng. Thói quen học tập
theo kiểu truyền thống: thầy giảng, trò lắng nghe và ghi chép đã ăn sâu vào
từng người học cũng như người dạy. Thực tế đó đã làm cho học sinh chúng ta
rất thụ động trong học tập, tạo nên những bất lợi càng lớn cho việc học ngoại
ngữ để giao tiếp.
Tuy nhiên, không thể vì những khó khăn của hồn cảnh trên đây mà
chúng ta quay trở lại với những phương pháp dạy ngoại ngữ đã lỗi thời. Thái
độ đúng đắn và khoa học là từ chỗ nhận thức được những khó khăn bất lợi
trong điều kiện dạy và học của ta, trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc của
lý luận dạy ngoại ngữ hiện đại, chúng ta tìm ra những thủ pháp dạy thích hợp
nhất với điểu kiện và đối tượng người học cụ thể. Những thủ pháp như thực
hành theo cặp (pairwork), đóng vai (roleplay), thảo luận nhóm (groupyvork),
mơ phỏng tình huống, chép chính tả bằng ngoại ngữ ... có thể phù hợp với
điều kiện của chúng ta.
Với điều kiện dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam cũng như căn cứ vào
mục đích học ngoại ngữ của học sinh Việt Nam trong các trường phổ thông,
chúng tôi cho rằng một mặt cần phải dạy cả bốn kỹ năng lời nói : nói, nghe,
đọc, viết cho học sinh, mặt khác chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào kỹ

năng đọc hiểu. Xét cho cùng thì học sinh phổ thơng Việt Nam phần đông học
ngoại ngữ để đọc sách báo giải trí hoặc phục vụ cơng tác học tập hoặc nghề
nghiệp sau này là chính.
Khi áp dụng phương pháp giao tiếp vào việc dạy ngoại ngữ, cần tránh
những hiểu lầm sau đây về Đường hướng giao tiếp:

nạuụỉit lot biền Ấ/yụtt ạ í án án eiuữ ạiồ đạự nựúai nụử oối Lự hị fj> iíi ttiẶ nạìtr nuiỉlimtAia
Ịf
f
Bùi Qlụởe nÍL



Lảm

M n llừ n ttL ÌẨ L — Q ttứ ề tạ . ỈỈ)'JC Q Ư ÌL -


( ĩ ) l ư u n ạ h iâ t e ứ u

k h ứ a

h ọ e cấ p

< D ạih ọ e Q

ííố e ạ la

J ố à


Q lẠ i

JH ã j /

Q fìĩ_ 0 1 - 0 7

a/- Dạy theo Đường hướng giao tiếp có nghĩa là không cần dạy ngữ pháp,
b/- Dạy theo Đường hướng giao tiếp tức là chỉ dạy kỹ năng nói hoặc nghenói mà thơi.
c/- Dạy theo đường hướng giao tiếp có nghĩa là chỉ có thủ pháp luyện tập
theo cặp và đóng vai.
d/- Dạy theo đường hướng giao tiếp địi hỏi quá nhiều ờ người dạy về khả
năng nói.
Đường hướng giao tiếp không phải là câu trả lời cho phương pháp dạy
ngoại ngữ, tuy có rất nhiều tiến bộ so với các phương pháp và đường hướng
trước nó. Nhưng đây khơng phải là phương pháp vạn năng mà chỉ có ý nghĩa
về nguyên tắc. Khi lựa chọn phương pháp giảng dạy người thầy giáo cịn phải
quan tâm đến nhiều yếu tơ khác như thế giới hiện thực bên ngoài lớp học, đối
tượng người học với tư cách là những cá thể với tư chất riêng, với chiến lược
học và động cơ học riêng và những yếu tố khác. Khơng hề có phương pháp
nào được coi là tốt nhất mà chỉ có phương pháp nhiều hiệu quả nhất với từng
điều kiên giảng dạy và học tập, với từng đối tượng người học mà thơi, giáo
viên cần có sự lựa chọn và quyết sách về phương pháp trên cơ sở nắm vững
những nguyên lý về bản chất ngôn ngữ và bản chất của giao tiếp bằng ngơn
ngữ.

1.2. Vai trị hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật trong giáo học pháp
ngoại ngữ trước khi có cơng nghệ Multimedia
1.2.1. Vai trị của các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong các phương pháp
dạy - học ngoại ngữ truyền thông, trực tiếp và cáu trúc nghe nhìn
a/- Cho đến tận cuối thế kỷ XIX, trừ một số trường hợp cá biệt, việc dạy học ngoại ngữ tại Châu Âu đều dập theo khuôn mẫu của việc dạy tiếng La

tinh vốn được coi là một công cụ khai sáng văn minh. Mục tiêu chính của

ề á í M ỊUựin iẨ t tùền Aơọti g iá n art tỉt/y ụ ìỉf dụự n ụ ớ a l n ụ ữ o ắ i Ấ h trd tLLC ttụ n ự iii nuiJiiitttiiltL
iỊL
L
rB ù i ( ì t ọ Ạ Ạ

O á n ỉt -

l â * n J ì ỉ í i / ỉ i n t e i ỉ i i í — ^ c ĩr ư à ề tg . ( Đ l ỉ ò Q t í ì L

-


r tài nạtùÔL eứu. ktiữa. hạt. eấỊL r
ĐỈ
Đại hot Qflit qia. V à (ItẠi
C

- Atã

LO

QfH 01-07

việc dạy - học ngoại ngữ lúc đó là chủ yếu giúp cho người học có được năng
lực đọc được các tác phẩm văn học, khám phá được các vẻ đẹp cùa văn học
thông qua phân tích ngữ pháp. Kỹ thuật in ấn đã cho phép đưa đến tay người
đọc những tuyển tập văn học bất hủ mà trước kia thường phải viết lên các
miếng da hay khắc lên các thẻ tre, gỗ. Vai trò hình ảnh được thừa nhận từ lâu

những nó mới được đưa vào trong các giáo trinh học ngoại ngữ một cách rất
khiêm tốn, chừng mực. Nhưng ít ra thì kỹ thuật in ấn cũng đã mang đến cho
nhân loại một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển xã hội nói chung và
dạy - học ngoại ngữ nói riêng.
bỉ’ Hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX chứng kiến hai nhà giáo học pháp
tiên phong F. GOUIN (Pháp) và w . VIÊTOR (Đức) kết hợp những nguyên lý
cho ra đời " Phương pháp Trực tiếp" để rồi dần dần được phát triển và áp
dụng trong hầu hết các nước Âu châu. Trong cuốn "Nghệ thuật dạy và học
ngoại ngữ" F. GOƯIN đã chủ trương phát triển một phương pháp tích cực
khuyến khích học trị kết hợp lời nói với cử chỉ, chú trọng về khẩu ngữ trong
các tình huống của cuộc sống thường ngày, tận dụng khả năng hỗ trợ của
hình ảnh trong việc giải nghĩa. Theo các tác giả của phương pháp Trực tiếp,
quá trình cung cấp nghĩa thơng qua các hình ảnh cho phép người học khơng
phải sử dụng tiếng mẹ đẻ, nhờ đó mà tránh được những giao thoa tiêu cực
giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Phương pháp Trực tiếp đã có những bước tiến
bộ vượt bậc so với phương pháp truyền thống nhờ chú trọng phát triển khẩu
ngữ, giảm nhẹ vai trò của ngữ pháp lý thuyết. Việc minh họa các giáo trình
với những hình vẽ giới thiệu các đồ vật, các khái niệm cụ thể đã đạt được
những hiệu quả nhất định trong một thời gian khá dài. v ề mặt này cần phải
nói đến vai trị hỗ trợ đáng kể của cả kỹ thuật in ấn lẫn hình ảnh minh họa.
c/- Trước khi đề cập đến các phương pháp Nghe nhìn, cũng khơng nên bỏ
qua các phương pháp Nghe nói với bốn đặc tính nổi b ậ t :

@ t nguụÌM tắc bỉiit mạn qiĨ án rha qiÀ dạạ ntịữiỊÌ nụữ ối tự hà trờ rìrn rànạ nạ/ụ muliimtdia
A
A
f tì (ìlạo* Oánh lit
lâm Mnliùntdia - íĩrưànụ fĩ)'3CífƯH - tyTỉi Q
Ếị



''2 )« l à i

n ạ h lin . eứiL UtẨUL ítỌ e. tấ ỊL ^Đ ạL h ạ e. Q u Ẩ r g i a 'JCol Q tộ i. - J9íả . ỀJố Q fìL 0 1 - 0 7

• Các ngữ liệu được giới thiệu bằng âm thanh trước dạng viết.
• Phân tích cẩn thận những tương phản giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước
ngoài cần tiếp thu.
• Cần nắm vững các cấu trúc thơng qua hệ thống bài tập cấu trúc.
• Cần luyện cho người học phản ứng ngơn ngữ trong những tình huống gần
giống với những giao tiếp ngôn ngữ trong cuộc sống thường ngày.
Xem xét kỹ bốn đặc tính trên ta cũng thấy rõ được sự hỗ trợ đắc lực của
ngồn ngữ học, tất nhiên đây chính là ngơn ngữ học cấu trúc. Bên cạnh việc
hỗ trợ của ngôn ngữ học cấu trúc, tâm lý học hành vi cũng có những đóng
góp đáng kể với một quan niệm mới: tạo ra những thói quen ngôn ngữ thông
qua hệ thống bài tập ngữ pháp cấu trúc. Lời nói được ghi âm trên bãng từ tạo
điểu kiện cho luyện tập kỹ năng nghe hiểu những tài liệu âm thanh đời
thường.
Cả một thời kỳ khá dài, phòng thiết bị học tiếng đã từng được coi là một
công cụ lý tưởng trong quá trình hình thành những phản xạ ngôn ngữ một
cách hệ thống ở người học.
Nếu như với những phương pháp truyền thống, người giáo viên hoàn tồn
lệ thuộc vào cuốn sách giáo khoa thì những phương pháp tích cực đã giúp cho
họ có khả năng đơi lúc vượt ra khỏi khuôn khổ của sách giáo khoa.
Chuyển thẳng từ những phương pháp truyền thống sang phương pháp
Nghe nói, nhiều giáo viên đã có ý định chỉ máy móc tập trung vào các bài tập
cấu trúc mà sao nhãng việc phát triển kỹ năng giao tiếp : diễn đạt nói và viết.
Đấy cũng chính là mặt hạn chế của các phịng thiết bị học tiếng. Thậm chí
nhiều nơi việc sử dụng phòng thiết bị học tiếng còn tỏ ra kém hiệu quả.
Nhưng cần phải thấy rõ rằng, việc nhiều phịng thiết bị học tiếng khơng mang

lại được những kết quả mong muốn trước hết không nên kết luận ngay rằng
hỗ trợ kỹ thuật khơng có giá trị mà đa phần nguyên nhân lại chính tại việc sử

Pảr nạuụỉtt tắ t hiên

A ử ụ tt

ụiúơ án eítở ụiằ đụụ nạởal nựữ nAi ill

f
Bài Qtqợr Oánii — £7 rtuiíị íănt MullùnLtdia —

tạ.

/ l i iw t ửúư eòniỊ itạlti
<

n tL L Ỉ ltm r iiìa


×