Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số loài cây Ngưu Tất, Kim ngân hoa, Hà thủ ô, Đương quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.95 KB, 17 trang )

1
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH VÀ KT VN
VIỆN KINH TẾ SINH THÁI
UBND TP HÀ NỘI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
DỰ ÁN
“ĐANH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ TỔ CHỨC ÁP DỤNG MÔ HÌNH
TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU KHẢ THI
VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH HỮU HIỆU NHẤT TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN SÓC SƠN – HÀ NỘI
ThS: Đỗ Thị Oanh - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương
HÀ NỘI - 2012
1. MỤC LỤC
1.1. Nội dung: 3
1.2. Phương pháp nghiên cứu 3
1.3. Ngưu tất: 4
1.4. Kim ngân hoa: 5
1.5. Hà thủ ô đỏ 8
1.6. Đương Quy 10
4.1. Kết luận 16
4.2. Kiến nghị 16
2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, thế giới đặc biệt chú ý đến cây thuốc và các loại
thuốc có nguồn gốc thực vật. Nhu cầu của thế giới về cây thuốc ngày càng tăng cao.
Theo tổ chức y tế thế giới, khoảng 80% dân số thế giới sử dụng các loài cây thuốc cho
chăm sóc sức khỏe ban đầu, và khoảng 70 – 80% dân số ở các vùng nông thôn lấy cây
thuốc làm nguồn thuốc chữa bệnh chủ yếu.
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và


đa dạng (hiện nay đã phát hiện 3.948 loài thực vật dùng làm thuốc). Ở Việt Nam, nhu
cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu còn rất lớn. Bên cạnh cung cấp cho thị trường
trong nước thì dược liệu còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.
Ngày nay, nền y học Việt Nam đã được Đảng và nhà nước khẳng định “Đông tây
y kết hợp” vì thế ngành trồng, sản xuất không ngừng được đẩy mạnh và phát triển.
Chính vì vậy, việc phát triển trồng cây thuốc cũng như duy trì các làng nghề trồng cây
thuốc là thực sự cần thiết và đang được nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm.
Sóc Sơn là một huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông lâm, việc triển
khai mô hình trồng cây dược liệu phục vụ sản xuất thuốc trên địa bàn huyện là một nhân
tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất, nâng cao
hiệu quả kinh tế là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Nội dung:
Khảo sát sơ bộ kết hợp với kinh nghiệm đã triển khai tại Sóc Sơn để triển khai
các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Sóc Sơn. Diện tích được xác định trên cơ sở
quy mô, đặc điểm của cây dược liệu trồng của mô hình sau khi khảo sát hiện trạng đất
đai và thực bì.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá về đặc điểm, tính chất, điều kiện tự nhiên môi trường, địa chất thủy văn
của huyện Sóc Sơn nói chung và địa điểm triển khai thực hiện mô hình nói riêng.
Nghiên cứu lựa chọn 3-6 cây thuốc cơ bản trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ
Y tế ban hành để đưa vào mô hình trồng . Đây là những cây thuốc có giá trị, có thị
trường tiêu thụ lớn trong nước hoặc xuất khẩu
Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật trồng : xác định thời vụ, mật độ, khoảng
cách trồng., nghiên cứu qui trình thu hoạch và chế biến
3
Tập huấn kỹ thuật hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây
thuốc theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch.
Tập huấn tiêu chuẩn sản xuất dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GAP: nâng cao năng
suất chất lượng cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, hướng tới trồng dược liệu an toàn.

Tập huấn kỹ thuật bảo quản, chế biến dược liệu sau khi thu hoạch.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3. Ngưu tất:
Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
Họ Rau dền - Amaranthaceae.
Tên Việt Nam: Ngưu tất
Năm 1960 cây Ngưu tất được di thực vào Việt Nam và đã được trồng rộng rãi ở
các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Ngưu tất là
một cây dễ trồng, không yêu cầu khí hậu khắt khe. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trưởng và phát triển là 18 – 26
0
C. Cây ưa ẩm mát, thích hợp với đất pha cát. Cây chịu
hạn nhưng không chịu úng.
Ngưu tất là cây dễ trồng, dễ để giống, thời gian sinh trưởng ngắn từ 120 – 130
ngày sau khi gieo hạt thì thu dược liệu và 80 -90 ngày sau khi trồng thì thu hạt làm
giống.
Kỹ thuật trồng:
+ Giống: giống Ngưu tất trồng ở Việt Nam là giống Ngưu tất được di thực từ
Trung quốc năm 1960.
Chuẩn bị hạt giống cho sản xuất: hạt giống cần phải được chuẩn bị tốt, trước khi
vào vụ gieo trồng cần thử lại tỷ lệ mọc mầm để xác địn lượng hạt gieo. Thông thường
loại hạt giống có tỷ lệ mọc mầm trên 80% thì 1ha gieo trồng cần 8-9 kg hạt.
+ Thời vụ trồng: thời vụ gieo trồng tốt nhất từ 15/9 -15/10.
+ Làm đất: cày 2-3 lần để đất có độ sâu 35 cm, bừa kỹ làm nhỏ đất, làm sạch cỏ
dại, cày chia luống rộng 1,4m, lên luống sơ bộ, rải đều toàn bộ lượng phân chuồng lên
mặt luống, sau đó lên luống tiếp, vét sạch rãnh để luống đạt độ cao 40cm, san phẳng và
đập nhỏ đất mặt luống.
+ Gieo hạt: rải đều hạt lên mặt luống với lượng 8-9kg/ha, reo xong phủ rơm, rạ,
hoặc trấu và tưới ẩm hang ngày băng thùng tưới có doa.
+ Chăm sóc: yêu cầu đất thường xuyên đủ ẩm. Sau khi mọc 20 -25 ngày cây có hai

đôi lá , cần tiến hành làm cỏ, tỉa cây để khoảng cách giữa các cây 4 -5cm, kết hợp với
bón thúc phân NPK, lượng phân 10kg/ sào , cách làm: rắc đều lượng phân trên luống,
dung cành cây khỏa nhẹ để phân rơi xuống gốc, sau đó tưới nước lã để phân không làm
chết cây.
4
+ Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại xuất hiện ở thời kỳ cây non và cây trưởng thành, phòng trừ
như sau:
+ Phòng trừ sâu: sâu xám cắn mầm non, bắt bằng tay vào sang sớm. Sâu cuốn là,
sâu xanh, rệp hại lá cây trưởng thành dung thuốc Sherpa 25%.
+ Bệnh lở cổ rễ hại cây lúc mới trồng, phòng tránh bằng cách giữ độ ẩm vừa phải,
ruộng luôn sạch cỏ dại, tỉa cây đúng lúc, không để cây mọc quá dày, không để đất và
quần thể cây quá ẩm.
+ Thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu:
Ngưu tất có thể thu hoạch khi đạt 135 -140 ngày tuổi. Chọn ngày khô ráo, cắt bỏ
than cây trên mặt đất, dung cuốc, thuổng để đào, tránh làm đứt rễ, ảnh hưởng đến năng
xuất và thương phẩm dược liệu. Sau khi thu hoạch cắt bỏ gốc cây, phơi nắng cho mềm,
rưả thật sạch, xông sinh để chống mốc và phơi nắng đến khô là được.
+ Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu:
Củ ngưu tất đạt lượng thương phẩm phải có chiều dài 20 -30 cm, đường kính 0,5-
1cm. Hơi mềm, đầu trên mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài
màu vàng đất hay nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, hơi đắng và the.
+ Hiệu quả kinh tế xã hội và khuyến nghị sản xuất
Ngưu tất là cây dễ trồng, dễ để giống, có khả năng thâm canh cho năng suất cao
(3,5 tấn/ha), thích nghi với nhiều loại khí hậu đất đai.
Là cây vụ đông, ngắn ngày, thời gian sử dụng đất ngắn, dược liệu hang năm
được sử dụng tương đối lớn (100 -150 tấn/năm). Đầu tư chi phí cho sản xuất ít nên giá
trị lợi nhuận của người nông dân trồng cây ngưu tất tương đối cao.Cần có biện pháp
phát triển trồng và ổn định diện tích trồng ngưu tất cho từng năm.
+ Giá trị sử dụng làm thuốc, giá trị kinh tế

Ngưu tất có tác dụng chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co cổ tử cung,
chữa thấp khớp, đau bụng, bế kinh, huyết áp cao, đái buốt ra máu….Ngày dùng 6 – 12 g
dưới dạng thuốc sắc.
1.4. Kim ngân hoa:
Tên khoa học: Grevillea robusta A.Cunn
Họ: Cơm cháy: Caprifolianceae
Tên Khác: Ngân hoa, Kim ngân hoa, Kim ngân hoa lộ, Mật ngân hoa, Ngân hoa
thán, Tế ngân hoa, Thổ ngân hoa, Tỉnh ngân hoa …,
+ Điều kiện sinh thái
5
Kim Ngân là cây nhiệt đới, ưu sáng, có biên độ sinh thái rộng, chịu hạn, chịu đất
chua phèn nên phân bố rộng, gặp mọc hoang hầu khắp các vùng trung du, miền núi và
đồng bằng.
Do có nhu cầu sử dụng nên Kim Ngân đã được trồng thu dược liệu hàng hóa ở
nhiều vùng trong cả nước như: Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh…
+ Kỹ thuật trồng
- Chọn vùng trồng: Kim Ngân thuộc loại cây ưu khí hậu nóng ẩm, ưa sáng
nhưng kém chịu úng. Nó có thể thích nghi rộng trên vùng khí hậu trung du và đồng
bằng Bắc Bộ.
- Giống và kỹ thuật nhân giống
Giống: Giống Kim Ngân đưa sản xuất cần được sàng sẩy sạch, không lẫn tạp
chất và hạt cỏ dại, có độ mẩy cao, khối lượng 1.000 hạt khoảng 1,3g, hạt già, màu vàng
sáng, tỷ lệ mọc mầm trên 70%.
Kỹ thuật nhân giống:
Giâm hom: Đất chậu để giâm cành thường là đất cát. Giâm cành phải chọn cành
khỏe của năm hiện tại, lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm cành giâm. Cành
giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12 - 14cm, cây thân gỗ có độ dài 10 - 20cm là vừa
Độ sâu cảm vào đất là 1/2 - 1/8 cành. Lúc cắm cắt hai đầu cành cắm, ở giữa để lại 3 - 4
chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc.

Ghép cành: Cành ghép là cành tốt đã được lựa chọn từ cây mẹ tốt và được chăm
sóc kĩ lưỡng. Gốc ghép thường được lựa chọn là một số loài khác hoặc gốc ghép từ
giống nhập khẩu của Australia.
Thời vụ trồng
Thời vụ ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là gieo hạt vào trong
tuần tháng 3 hoặc tháng 9-10, trồng cây con vào trung tuần tháng 5 hoặc tháng 10.
Đất trồng và kỹ thuật làm đất, lên luống
Kim Ngân có thể thích nghi rộng trên nhiều loại đất như đất đồi núi, đất phù sa
sông, đất thịt, đất pha cát…
Tuy nhiên để có năng suất cây trồng cao cần chọn vùng đất chủ động tưới tiêu
nước, độ phì tiền tàng lớn. Đất cần được cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, cày chia
luống 1,2m, lên luống cao khoảng 20cm, rộng 80 – 90 cm.
Phân bón và kỹ thuật bón phân
Phân chuồng hoai mục cần khoảng 15 – 20 tấn/ha. Phân NPK tổng hợp khoảng
từ 1400 – 1500 kg/ha. Nếu bón riêng rẽ có thể dùng 270 – 300 kg u rê, 500 kg supe
laanm 200 kg kali cho một ha.
6
Phân bón đối với vườm ươm: Cần 10 tấn phân chuồng hoai mục/ha, kết hợp với
200 kg NPK tổng hợp bón lót trước khi gieo hạt. Cách bón: rải đều phân trên mặt luống,
xáo nhẹ, đảo đều phân trong đất sau đó san phẳng mặt luống.
Phân bón đối với ruộng sản xuất dược liệu: Mỗi một ha cần bón lót 15 – 20 tấn
phân chuồng, 500 kg NPK tổng hợp, có thể bón theo hốc hoặc rải đều phân trên mặt
luống, sau đó lấp kín phân. Phân tổng hợp NPK bón thúc vào các thời kỳ: Sau khi trồng
15 – 20 ngày lượng 200 kg/ha.
Sau khi trồng 50 – 55 ngày lượng 500 kg/ha. Sau khi trồng 75 – 80 ngày lượng
300 kg/ha. Nếu thấy cây trồng xấu, cần bón bổ sung phân đạm với lượng 50 – 60 kg
ure/ha, hoặc 500 kg NPK/ha.
Mật độ, khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng Kim Ngân thích hợp là 30 x 30 cm, tương đương với mật độ
8 cây/ m

2
hoặc 30x50cm tương ứng với 6 cây/m
2
Kỹ thuật trồng
Làm dàn leo: chọn gỗ tốt hoặc tre đực to đã ngâm làm cọc dàn. Cọc dàn bằng bê
tông hay xi măng cốt thép thì càng tốt vì sau nhiều năm không phải sửa. Chôn cọc xong,
buộc xà dọc và ngang, mỗi xà cách nhau không quá 2m. Buộc các thanh tre đực hoặc
vầu nhỏ cách nhau 20cm x 20cm hoặc nhiều nhất 30cm x 30cm. để cho cây leo sau
này. Tốt nhất là dùng dây thép mạ kẽm đường kính 3m/m căng thành dàn.
Trồng cây con: Đào khoảng 4 hố ở bốn góc dàn có đường kính 40cm~ 50cm,
không đào sát cọc dàn quá sẽ làm cho cọc yếu đi. Bón lót phân chuồng vào đáy hố.
Trồng cây Kim ngân con vào các hố, chú ý trước khi lấp đất và nén chặt, dùng kéo cắt
và rút túi ra khỏi hố để cho rễ cây dễ dàng đâm sâu, đâm ngang; tiếp tục tưới cây giữ
ẩm. Buộc một que tre từ gốc cây mới trồng nối với cọc dàn tre. Điều chỉnh cho cây leo
vào que tre rồi vào cọc dàn leo. Khi cây đã lên mặt dàn, thường xuyên điều chỉnh cho
các ngọn cây bò lan toả ra kín dàn, tạo thành bóng mát đều đặn.
Trước khi đánh cây đi trồng cần tưới ẩm và đánh bầu cây con để tránh đứt rễ,
làm như vậy đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Khi trồng, bổ hốc với khoảng cách 30 x 30
cm, bón lót phân chuồng và phân NPK vào hốc, đảo đều phân trong đất, sau khi trồng
thì ấn chặt đất quanh gốc cây. Cần tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho đến khi cây hồi
xanh.
Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Sau khi trồng được 8 – 10 ngày, cây bắt đầu hồi xanh, cần trồng giặm kịp thời
những cây bị chết. Khoảng 20 ngày sau khi trồng nên xáo phá váng và bón thúc phân
như đã nêu ở trên. Yêu cầu đồng ruộng luôm sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm.
Phòng trừ sâu bệnh
7
Phòng trừ sâu bệnh: Kim ngân rất ít sâu bệnh hại, trường hợp đặc biệt nếu thấy
có sâu xanh, sâu róm thì chủ yếu là bắt bằng tay vì diện tích dàn không lớn lắm, vả lại
làm như vậy sẽ giữ cho dược liệu được an toàn không bị độc hại.

Kim Ngân ít bị sâu bệnh phá hại. Mới chỉ thấy có bệnh phấn trắng phát sinh vào
mùa đông và đầu mùa xuân khi trời âm u kéo dài, độ ẩm không khí cao, cần dùng
Daconil 75 WP phun với nồng độ được hướng dẫn trên bao bì. Sâu xám phá hại cây con
trong giai đoạn vườm ươm, có thể dùng Basudin rắc vào buổi chiều tối, liều lượng
khoảng 25 – 27 kg/ha.
Chế độ luân canh hoặc xen canh
Cây Kim Ngân có thể trồng luân canh với bất cứ cây trồng cạn nào, nó cũng có
thể trồng xen dưới tán cây ngô, hoặc các loại cây lâu năm. Đối với các vườn cây ăn quả,
hoặc vườn rừng chưa khép tán nên trồng xem Kim Ngân để tránh xói mòn đất và tăng
thu nhập.
1.5. Hà thủ ô đỏ
Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson (Polygoum multiflorum
Thumb.) Họ Rau răm: Polygonaceae
Tên vị thuốc: Hà thủ ô đỏ
Tên khác: Dạ giao đằng (Tày), Địa khu lình (Thái)
+ Kỹ thuật trồng
Chọn vùng trồng: Cây Hà thủ ô có thể trồng ở những vùng núi cao, trung du và
những vùng đất cao không ngập nước của đồng bằng Bắc Bộ
Giống và kỹ thuật nhân giống
Giống: Giống Hà thủ ô đỏ đang được sử dụng trong trồng trọt là giống được
miêu tả ở trên, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thumb.
Kỹ thuật nhân giống: Chọn các dây bánh tẻ có 2 -3 mắt, giâm trong cát, tưới ẩm
thường xuyên đảm bảo độ ẩm 90%. Sau 1 tháng, hom giâm ra rễ.
Thời vụ trồng: Ở vùng núi, Hà thủ ô đỏ có thể trồng vào vụ xuân (tháng 2, 3) và
vụ thu (tháng 9, 10). Ở vùng đồng bằng, Hà thủ ô có thể trồng vào cuối tháng 9, đầu
tháng 10. Nếu thâm canh cao thì sau 1 năm có thể thu hoạch được dược liệu.
Đất trồng và kỹ thuật làm đất, lên luống
Chọn đất tơi xốp, đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tầng canh tác dầy, ít sỏi đá, không
ngập úng, tưới tiêu nước thuận tiện.
Đất cần được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống

rộng 75 – 80 cm để trồng được hai hang, rãnh luống rộng khoảng 30 cm để tiện chăm
sóc.
Phân bón và kỹ thuật bón phân
8
Hà thủ ô đỏ là cây dài ngày, phàm ăn vì vậy cần phải bón phân lót đầy đủ, một
hecta trồng cần khoảng 30 tấn phân truồng hoại mục, 200kg ure, 400 kg lân và 200 kg
kali phân truồng và phân lân trộn đều bón lót theo hốc, phân đạm và phân kali bón thúc
làm ba thời kỳ. Thời kỳ đầu khi cây cao 40 – 45 cm bón 1/5 tổng lượng phân, thời kỳ
cây sinh trưởng mạnh (tháng 3) bón 2/3 lượng phân còn lại và bổ sung thời kỳ cuối
(tháng 5) 1/3 tổng lượng phân còn lại
Mật độ, khoảng cách trồng
Đất xấu: 30 x 30 cm (5 cây/m2)
Đất tốt: 30 x 40 cm (3,5 cây/m2) kể cả rãnh (hoặc 6,6 cây trên một mét luống)
Kỹ thuật trồng
Đảo đều phân trong hốc, đặt dây chếch 4 – 5
o
, mắt mầm hướng lên trên, lấp đất
chặt chỉ để hở một mắt mầm phía trên, mỗi hốc đặt hai dây. Trồng xong phải tưới nước
đủ ẩm ngay cho tới khi cây mọc mầm đều.
Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Sau khi cây mọc mầm và tưới nước đầy đủ (một đến hai lần/ tuần) để cây sinh
trưởng tốt, yêu cầu đồng ruộng luôn sạch cỏ dại. Khi cây mọc cao 15 cm cần cắm dàn
bằng những cành nhỏ có nhiều nhánh để cho dây leo. Sau đó cắm cọc cao 1,5 – 1,7 m.
Nếu cây không leo được, cây sẽ bị chậm sinh trưởng ảnh hưởng đến năng suất củ sau
này, giàn leo là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
Phòng trừ sâu bệnh
Hà thủ ô ít bị sâu bệnh phá hoại. Ở miền đồi núi, Hà thủ ô thường hay bị dế cắn
gốc, có thể bắt bằng cách đổ nước vào hay làm bả bằng cỏ non trộn với thuốc diệt côn
trùng đặt trước cửa hang. Ngoài ra cũng có thể bị dệp hại ngọn cây non hoặc bọ cánh
cứng hại lá, có thể dung thuốc trừ mornitor, ofatox phun nồng độ 0,2% hoặc thuốc trừ

sâu sinh học…
Chế độ luân canh hoặc xen canh
Cây Hà thủ ô có thể luân canh với các cây ngũ cốc hoặc các cây họ đậu, cũng có
thể trồng xen ở các mép luống các cây đậu xanh hoặc đậu tương
+ Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Trong điều kiện trồng trọt, chăm bón tốt chỉ sau hai năm trồng Hà thủ ô đã cho
thu hoạch dược liệu, năng suất có thể đạt trên 20 tấn củ tươi/ha. Thường thu hoạch vào
cuối mùa thu, đầu mùa đông khi cây đã tàn lụi, đào lấy củ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, củ
nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi đem phơi hoặc sấy khô.
Chế biến
Phương pháp bào chế
9
- Chế với rượu: Rửa sạch Hà thủ ô, them rượu ủ (theo tỉ lệ: 2 kg rượu 40% cho 10
kg Hà thủ ô). Thái phiến, phơi âm can
- Hà thủ ô chưng với rượu: Đem Hà thủ ô trộn với rượu (theo tỉ lệ: 2,5 kg rượu
40% cho 10 kg Hà thủ ô). Chưng đến chín, đem phơi khô, lặp lại như vậy ba lần.
- Hà thủ ô chưng hoặc nấu với đậu đen: Trước hết đem đậu đen nấu kỹ lấy nước (2
kg đậu đen cho 10kg Hà thủ ô). Dùng nước đậu đen ngâm Hà thủ ô cho mềm, chưng 4 –
6 giờ, tiếp tục ủ 24h. Thái phiến, phơi khô. Nước dịch chưng còn được tẩm vào Hà thủ
ô cho đến hết. Phơi hoặc sấy khô. Trộn Hà thủ ô và đậu đen, them nước đủ ngập, ngâm
và nấu cho đến khi toàn bộ nước ngấm vào Hà thủ ô. Đem thái phiến. Phơi hoặc sấy
khô.
- Hà thủ ô nấu và chưng với đậu đen: Trước hết nấu Hà thủ ô với đậu đen cho chín
kỹ (theo tỉ lệ như trên), phơi cho se. Đem đồ tiếp trong 8h. Phơi se, tẩm nước còn lại,
chưng tiếp. Lặp lại như vậy 3 lần, Cuối cùng đem phơi khô. Cũng có thể đem sao thơm
đậu đen. Đem nấu với Hà thủ ô trong 8h lien tục, cho đến khi nước đã ngấm vào ruột
củ. Bỏ đậu đen rồi đồ tiếp. Lấy ra ngày phơi nắng, đêm phơi sương; sau đó tẩm dịch đáy
nồi rồi đồ tiếp. Làm như vậy 4 – 5 lần. Phơi khô.
- Hà thủ ô chưng với đậu đen va rượu. Độ đậu đen nấu kỹ, lấy nước. Trộn nước này
với dược ; Lấy hỗn dịch trên trộn vào với Hà thủ ô (theo tỉ lệ 1kg đậu đen 2,5kg rượu

40%. Ủ trong 4 giờ. Chưng trong 24h liên tục cho đến khi dich ngấm hết vào Hà thủ ô.
Lấy ra, thái phiến, phơi khô.
- Hà thủ ô chế với đậu đen và sinh khương: Hà thủ ô ngâm nước 2 ngày, 2 đêm.
Thái phiến , ngâm tiếp 2 ngày, 2 đêm. Nấu khoảng 20 phút. Bỏ nước thêm Sinh khương
đậu đen ( theo tỉ lệ: 1kg đậu đen, 1kg Sinh khương cho 10kg Hà thủ ô). Nấu 1h. Bỏ
Sinh khương và đậu đen, phơi se, thái phiến. Phơi hoặc sấy khô
- Hà thủ ô chế với đậu đen và cam thảo: Cho đậu đen và cam thảo xuống đáy nồi
(theo tỉ lệ 2kg đậu đen và 2kg cam thảo cho 10kg Hà thủ ô). Cho Hà thủ ô lên trên, thêm
nước, nấu liêm tục trong 12h. Thái phiến, phơi khô.
- Hà thủ ô chế với nước Thục địa: Trước hết nấu thục địa lấy nước (theo tỉ lệ 2kg
Thục địa cho 10kg Hà thủ ô). Trộn nước sắc này với Hà thủ ô. Ngâm 3 – 6 giờ. Cho ra,
phơi se, tiếp tục chưng. Lặp lại như vậy 3 – 5 lần, phơi khô.
Bảo quản: Bảo quản dược liệu kín trong bao tải và bao nilon để tránh hút ẩm.
1.6. Đương Quy
Tên khoa học: Angelica acutiloba Kitagawa
Họ Hoa tán: Apiaceae
10
Tên vị thuốc: Đương quy
Kỹ thuật gieo giống:
Hiện nay đương quy trồng trong sản xuất có thể sử dụng 2 phương pháp :
- gieo thẳng hạt ra ruộng sản xuất.
- gieo hạt trong bầu hoặc vườm ươm để có cây con, sau đó đem cây con ra trồng ở
ruộng sản xuất.
Dù sử dụng phương pháp nào thì trước khi gieo cũng phải tiến hành chọn lọc, phơi
lại hạt giống và thử sức nảy mầm. Thường tỷ lệ này mầm ít nhất cũng được 65 – 70%
mới đem gieo. Tùy theo tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp mà có lượng hạt giống gieo thích
hợp: gieo thẳng thường khoảng 4 – 4.5 kg/ha, gieo vào bầu khoảng 2 – 2.5kg/ha.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn bá hoạt (2001), các phương pháp gieo trên
đây cho năng suất Đương quy khác nhau:
- gieo hạt trong bầu năng suất đạt được 3.71 tấn/ ha

- gieo trên vườm ươm năng suất đạt được 3.20 tấn/ha
- gieo thẳng trên ruộng sản xuất năng suất đạt được 2.92 tấn/ha.
Phương pháp gieo hạt trong bầu:
Thời gian tiến hành từ 25/9 đến 5/10. Mỗi bầu gieo 4- 5 hạt. Sau khi gieo xong phải
phủ rơm rạ (hoặc xếp vào giàn có mái che) để tránh mưa. Tưới nước ẩm hàng ngày, chú ý
không để cho mặt bầu bị váng. Sau khi gieo khoảng 15 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, dỡ bỏ
rơm rạ, vẫn tiếp tục tưới cho bầu đủ ẩm. khi cây được 2 lá tỉa bớt các cây xấu; khi cây 3
lá tỉa định cây, mỗi bầu để 2 cây.
Khi cây có 3- 4 lá có thể mang cây ra ruộng trồng. không để cây con quá lâu trong
bầu. Trong giai đoạn cây con ở trong bầu nếu thấy cây cằn cỗi cần tưới thúc bằng nước
pha loãng 7 – 10% để cây con sinh trưởng tốt. Đây là phương pháp tốt để chủ động có đủ
cây con trồng, không sợ nhỡ thời vụ.
Phương pháp gieo hạt trên vườm ươm
Đất vườm ươm chọn nơi bằng phẳng, ít sỏi đá, thuận tiện tưới tiêu nước. đất được
làm nhỏ, lên luống cao 30cm, rộng 90cm.
11
Bón lót cho 1ha với lượng 12 tấn phân chuồng hoại mục + 250 kg supe lân + 100 kg
sunfat kali.
Rắc đều các loại phân lên mặt luống, gieo xong phủ rơm rạ kín mặt luống và thường
xuyên tưới nước để đất đủ ẩm.
Sau khi hạt mọc mầm (khoảng 15 ngày) dỡ bỏ rơm rạ. cần tiến hành làm cỏ và tỉa
bớt cây xấu. khi cây có 6- 7 lá tỉa định cây để khoảng cách cây 7-10 cm. Sau mỗi lần làm
cỏ, tỉa cây có thể tưới thúc phân chuồng loãng. Khi cây được 8- 9 lá, chọn cây khỏe
mạnh, không sâu bệnh, đánh trồng ra ruộng sản xuất.
Thời vụ gieo trồng
- Ở vùng núi cao : thời vụ gieo trồng thích hợp là vào tháng 9- 10, thu hoạch dược
liệu vào tháng 11 – 12 năm sau
- Ở vùng đồng bằng: thời vụ gieo trồng thích hợp là vào đầu tháng 10, thu hoạch
dược liệu vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm sau.
Trường hợp nếu gieo hạt vào bầu hoặc vườm ươm, để có cây con trồng thì phải căn

cứ vào thời vụ trồng cây ra ruộng sản xuất để tính thời gian gieo hạt vào bầu hoặc vườm
ươm cho chính xác để có cây con trồng đúng thời vụ (xem phần kỹ thuật nhân giống).
Đất trồng và kỹ thuật làm đất.
Đất cần được cày sâu bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, cày chia luống khoảng 1,4m, lên
luống sơ bộ, rải đều lượng phân chuồng, tro bếp, phân lân cần bón trên mặt luống, tiếp
tục lên luống lấp kín phân bón lót, chiều cao của luống cần đạt được 30 – 35cm, mặt
luống rộng 90 – 95cm (có thể đến 1m). Đất trồng đương quy cần chọn đất tốt, cát pha
(hoặc thịt nhẹ) tơi xốp, nhiều mùn, tưới tiêu nước thuận tiện, pH đất 5,5 – 6,0;
phân bón và kỹ thuật bón phân
- Lượng phân bón cho 1ha:
phân chuồng 25 tấn, phân đạm ure 543kg, phân lân supe 625kg, phân kali sunfat
250kg, tro bếp 2000 – 2500kg/ha.
- Kỹ thuật bón:
bón lót: toàn bộ phân chuồng hoai mục + phân lân+ tro bếp
12
bón thúc: phân đạm và kali bón vào 5 lần:
- lần 1: khi cây có 5 lá bón 50kg đạm ure/ha
- lần 2: khi cây có 7 lá bón 80 kg đạm ure/ ha
- lần 3: khi cây có 9 lá bón 110kg đạm ure/ha
- lần 4: khi cây có 11 lá bón 140kg đạm ure + 125 kg kali sunfat/ha
- lần 5: khi cây có 13 lá bón nốt số đạm và kali còn lại (163 kg ure + 125 kg kali
sunfat/ha).
- Mật độ khoảng cách trồng:
Tùy theo điều kiện đất đai, vùng trồng và khả năng thâm canh để có thể chọn mật
độ gieo trồng thích hợp,
ở miền núi cũng như đồng bằng muốn đạt được năng suất trên 3 tấn/ha dược liệu
đương quy có thể chọn một trong các mật độ khoảng cách gieo trồng sau đây:
. Mật độ 33 vạn cây/ha với khoảng cách 20x15cm – 1 cây.
. Mật độ 25 vạn cây /ha với khoảng cách 20x20 cm – 1 cây.
. Mật độ 20 vạn cây /ha với khoảng cách 20x25cm – 1 cây.

. Mật độ 40 vạn cây/ha với khoảng cách 10 x 25 cm – 1 cây
- Kỹ thuật gieo trồng
gieo hạt trong bầu:
- Làm bầu cây con: chọn đất tơi xốp trộn đều với phân chuồng hoai mục (khoảng
30% lượng phân chuồng hoai mục). Nhồi đất trong túi polietylen có lỗ thủng ở đáy để
thoát nước, kích thước túi 7x10 cm. Chú ý không làm đất quá nhỏ (đất bột) trên mặt bầu
dễ bị váng cháo, hạt không mọc được. đất càng nhiều mùn và phân chuồng mục càng tốt.
- về kỹ thuật gieo hạt vào bầu và chăm sóc cây con trong bầu đã được trình bày ở
mục kỹ thuật nhân giống.
Gieo thẳng lên ruộng: sau khi lên luống xong, dùng vồ hoặc gậy đập nhỏ đất mặt
luống. rạch ngang luống với khoảng cách 20 – 25cm, gieo hạt đều theo hàng đã rạch
(hoặc theo hốc). Gieo xong phủ rơm rạ kín mặt luống, dùng thùng vòi hoa sen để tưới ẩm
13
thường xuyên. Sau khi gieo khoảng 13 – 17 ngày hạt bắt đầu mọc mầm, khi hạt mọc rộ
cần bỏ rơm rạ phủ mặt luống.
Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Thu hoạch
ở vùng đồng bằng bắc bộ, thu hoạch dược liệu vào cuối tháng sáu hoặc đầu tháng 7.
ở vùng núi cao, thu hoạch dược liệu vào tháng 11 hoặc tháng 12. khi thu hoạch, cắt bỏ lá
đào củ bằng cuốc hoặc thuồng, tránh làm đút rễ củ.
Vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, cây Đương quy không những cho năng suất dược liệu
cao, mà chất lượng dược liệu cũng rất tốt.
Chế biến
Xông diêm sinh cho mềm, rửa thật sạch, xông lại một mồi diêm sinh nữa sau đó
đem phơi đến khô, độ ẩm còn khoảng 13 – 14% là được. Nếu không có nắng, sấy bằng
củi ở nhiệt độ 40 – 50
0
C trong vòng 1 -2 tuần, khi độ ẩm giảm xuống còn 13 – 14% là
được.
Phương pháp bào chế:

Rễ đương quy đã được trồng 3 năm, đào vào mùa thu, cắt bỏ rễ con, phơi trong
bóng râm hoặc sấy lửa nhẹ trong thùng cho đến khô.
. đương quy phiến: rủa sachjm ủ mềm. thái vát hoặc bào mỏng phiến có độ dày 1 –
3 mm. phơi sấy nhẹ
. đương quy tẩm rượi : rễ đương quy trộn với rượi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô
(hoặc sau khi tẩm rượi, đem chưng 4 giờ cho đến khi ngoài sẫm, trong vàng, thái phiến)
. đương quy sao rượi: tẩm rượi vào đương quy phiến (1 rượi cho 10 đương quy), ủ
30p cho ngấm rượi. Sao nhỏ lửa cho đến khi có mầu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng. Có
thể sao đương quy trước, cho tới khi nóng già và đều, phun rượi vào và tiếp tục sao cho
tới khi phiến chuyển sang màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng.
Đương quy sao hoàng thổ: 3kg bột hoàng thổ hoặc bột phục long can sao nóng, cho
tiếp 10kg đương quy phiến vào, sao đến khi phiến có màu vàng đen.
14
Đương quy sao hoàng thổ: 3kg bột hoàng thổ hoặc bột phục long can sao nóng, cho
tiếp 10kg đương quy phiến vào, sao đến khi phiến có màu vàng đen.
Đương quy sao sém cạnh: đương quy phiến sao đến khi bề mặt phiến màu đen,
trong vàng là được.
Đương quy tẩm mật ong: đem mật luyện trong nồi, cho đương quy phiến vào (2kg
mật cho 10kg đương quy). Sao nhỏ lửa cho đến khi miếng đương quy không dính tay là
được
Bảo quản, vận chuyển
Bảo quản kín trong túi polyetylen ngoài có bao tải, hoặc bảo quản kín trong chum
vại. Dược liệu đương quy rất dệ bị mốc mọt, cần kiểm tra thường xuyên để xử lý.
15
4. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Dựa trên đặc điểm sinh thái, kỹ thuật, khả năng thích nghi cũng như nhu cầu tại địa
phương, chúng tôi kết luận và đề xuất mô hình trồng cây dược liệu với những loài sau:
Loài 1: Ngưu tất. Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
Họ Rau dền - Amaranthaceae.

Loài 2: Kim ngân hoa. Tên khoa học: Grevillea robusta A.Cunn
Họ: Cơm cháy: Caprifolianceae
Loài 3: Hà thủ ô đỏ. Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson
(Polygoum multiflorum Thumb.)
Họ Rau răm: Polygonaceae
Loài 4: Đương Quy
Tên khoa học: Angelica acutiloba Kitagawa
Họ Hoa tán: Apiaceae
4.2. Kiến nghị
Với những loài đã đề xuất ở trên, chúng tôi kiến nghị thực hiện mô hình cây dược
liệu ở huyện Sóc Sơn với diện tích ban đầu cho mô hình mẫu là 5ha. Cơ quan thực hiện
mô hình hỗ trợ các giống cây dược liệu trên đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tập huấn hướng
dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Những hộ được lựa chọn mô hình
là những những hộ có kinh nghiệm trong vấn đề canh tác, địa điểm thực hiện mô hình đủ
rộng và có tính chất đất đại diện cho huyện Sóc Sơn. Hơn nữa, địa điểm xây dựng mô
hình phải là địa điểm dễ tham quan học tập để góp phần lan tỏa mô hình cho những hộ
khác trong khu vực.
Kiến nghị cơ quan xây dựng mô hình là Viện Kinh tế Sinh thái có kế hoạch thực
hiện mô hình đúng thời vụ, hướng dẫn và giám sát người dân thực hiện mô hình đúng với
kỹ thuật. Đồng thời, Viện Kinh tế Sinh thái là cầu nối giữa những gia đình xây dựng mô
hình với những đơn có nhu cầu thu mua những sản phẩm từ môi hình trên.
16
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Thượng
Đông, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiệu, Vũ Ngọc Lô, Phạm Duy Mai, Phạm
Kim Mai, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Đoàn. 1000 cây thuốc và động
vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1,2. NXB Khoa học & Kĩ thuật, 2006.
2. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB y học Hà Nội
3. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2006). Kỹ thuật trồng, sử dụng và
chế biến cây thuốc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

4. Nguyễn Bá Hoạt (2002). Nghiên cứu phát triển một số cây thuốc tham gia
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng cao Sapa (Lào Cai). Luận án tiến sỹ Nông
nghiệp.
5. Nguyễn Văn Lan (1970). Kỹ thuật trồng cây dược liệu, tập 1
.
NXB Nông
thôn Hà Nội.
6. Đỗ Tất Lợi (2007). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học
Hà Nội
7. Trang web: www.vienduoclieu.org.vn/
17

×