Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Bài thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.6 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mọi thời đại và trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội, khoa học kỹ thuật…con người luôn giữ vị trí trung tâm và có vai trò then
chốt cho sự phồn thịnh hay suy vong của lĩnh vực đó. Trong công cuộc xây dựng
đất nước, Đảng và Nhà Nước ta cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược
hàng đầu chính là đào tạo con người. Đối với 1 doanh nghiệp lao động là một
trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đó
cũng là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí về lao động là 1 trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản
phẩm sản xuất của doanh nghiệp, vì vậy quản lý lao động là một nội dung quan
trọng trong công tác quản lý toàn diện của các Doanh nghiệp. Biểu hiện chi phí
về lao động chính là tiền lương, là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho
người lao động vì vậy nghiên cứu sâu về hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng hợp lý lao động, tiết kiệm
chi phí lao động sống nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hạ thấp giá thành, tăng
doanh lợi từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình trên
thị trường. Đồng thời hạch toán tốt về tiền lương sẽ giúp doanh nghiệp nắm vững
được việc quản lý tiền lương phù hợp với chính sách Nhà Nước, đảm bảo cho
CBCNV trong doanh nghiệp được hưởng mọi quyền lợi và giúp họ hăng say hơn
trong lao động sản xuất.
Đối với người lao động cái mà họ bỏ ra là sức lao động và vấn đề mà họ
quan tâm đó là tiền lương hay nói cách khác tiền lương chính là giá trị sức lao
động mà họ bỏ ra. Đồng lương mà người lao động có được chính là nguồn vật
chất trang trải cuộc sống hàng ngày của chính bản thân họ và gia đình. Nó không
những giúp người lao động thoả mãn được nhu cầu vật chất mà còn cả nhu cầu
tinh thần, một mức lương phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra, quyền lợi của
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế
Toán
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
người lao động luôn đảm bảo, các chế độ khen thưởng, phúc lợi phù hợp sẽ là
động lực thúc đẩy người lao động hăng say sản xuất, nâng cao NSLĐ, khiến cho
họ có trách nhiệm hơn trong công việc và đó cũng là một trong những điều kiện
để người lao động quyết định xem mình có nên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
hay không.
Tóm lại, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên
quan đến quyền lợi của người lao động liên quan đến chi phí SXKD và giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp mà còn liên quan tới việc chấp hành các chính sách
về lao động, tiền lương của Nhà Nước. Xuất phát từ vai trò của tiền lương, nhận
thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương em đã mạnh dạn chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam” làm đề tài cho
chuyên đề của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 2 phần:
Phần I: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam.
Phần II: Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam


_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế
Toán
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
PHẦN I
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BÊ TÔNG
NGÔI SAO VIỆT NAM

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam là một doanh nghiệp liên
doanh với Thái Lan hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được
thành lập theo giấy phép đầu tư số 1442/GP – HN cấp ngày 09/12/1995 do Bộ
Kế Hoạch và Đầu Tư cấp.
Trụ sở của công ty: Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai - TP. Hà Nội.
Các bên tham gia liên doanh gồm:
- Bên Việt Nam: Công ty NXK hợp tác đầu tư Giao Thông Vận Tải (Tên giao
dịch quốc tế là: TRACIMEX). Trụ sở tại 61 Hàm Long - Hoàn Kiếm – HN.
- Bên nước ngoài: Công ty TNHH STAR CONCRETE GROUP( Thái Lan).
Trụ sở tại: 518 NECBLDG – RATCHADAPISEK – HUAYKWANG –
BKK10310 – THAI LAND.
Hình thức góp vốn: cả hai bên cùng góp vốn thành lập Công ty với tỷ lệ vốn
góp tương ứng là: bên Việt Nam 30%, bên Thái Lan 70%.
Khi mới thành lập tổng diện tích ban đầu của Công ty mới chỉ có 10.000 m
2
mặt bằng với tổng số CBCNV là 90 người trong đó cán bộ phòng ban là 20
người. Công ty có 3 phân xưởng SX phục vụ theo dây chuyền sản xuất tiên tiến
của ThaiLan. Thời kỳ đầu sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty là bê tông
thương phẩm…. để phục vụ cho các công trình xây dựng.
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế
Toán
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Năm 1997 để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Công ty đã
quyết định mở rộng mặt bằng sản xuất lên 20.000 m
2

, đầu tư lắp đặt thêm
dây chuyền công nghệ mới với tổng số vốn đầu tư là 2 tỷ đồng, tuyển dụng thêm
120 công nhân và 15 nhân viên các phòng ban. Công ty cũng mở rộng sản xuất
thêm một số cấu kiện bê tông đúc sẵn như: Panel lỗ tròn, panel hộp, tấm tường,
tấm sàn với nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau, các loại cột, cọc có nhiều khẩu
độ lớn nhỏ…tạo nên cơ cấu đa sản phẩm nhằm phát huy nội lực, khai thác mọi
nguồn tiềm năng và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập và sự phát triển chung của nền kinh tế
Công ty luôn vạch rõ kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể phù hợp
với nhu cầu tiềm năng của thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, vì
vậy năm 2000 Công ty đã đầu tư thêm 1 trạm trộn bê tông thương phẩm với công
suất tối đa là 50 m
3
/ h và 8 xe ô tô chở bê tông thương phẩm để phục vụ đưa bê
tông tươi tới tận chân các công trình xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 5 tỷ
đồng. Thời gian này Công ty cũng đã cho ra đời 1 loạt các sản phẩm mới như:
ống cống thoát nước, cột ly tâm có các khẩu độ từ 8 - 20 m.
Qua 10 năm hoạt động với phương châm “chất lượng” và chữ “tín” làm đầu
Công ty đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và chiếm
lĩnh được sự tín nhiệm của khách hàng.
2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty sản xuất bê tông ngôi sao Việt Nam là đơn vị chuyên sản xuất các
loại bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, cấu kiện bê tông…để phục vụ cho
các công trình xây dựng.
2.2. Nghành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường
Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất các
sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng. Sản phẩm sản xuất thường tiêu thụ ngay
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế

Toán
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
sau khi sản xuất hoặc chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, một số NVL, cấu kiện bê
tông đúc sẵn thường để ngoài trời ngay tại bãi sản xuất nên Công ty cũng không
cần có nhiều kho mà chỉ cần diện tích mặt bằng để sản xuất.
Sản phẩm sản xuất của Công ty là những loại sản phẩm đặc biệt có khối
lượng lớn, vận chuyển tương đối khó khăn có khi phải vận chuyển vào ban đêm
do điều kiện giao thông.
2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Do tính chất của sản phẩm sản xuất của Công ty là vật liệu xây dựng cho các
công trình có kích thước và trọng lượng lớn, vận chuyển tương đối khó khăn nên
việc tổ chức quản lý sản xuất cũng rất phức tạp và chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các đặc điểm chung trong nghành xây dựng, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện
thời tiết…
Tuy dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty đã được đổi mới
nhưng do đặc điểm tính chất sản phẩm sản xuất nên còn nhiều công đoạn sản
xuất phải dùng đến lao động bằng tay của công nhân.
Sản phẩm sản xuất của Công ty có nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau, việc
di chuyển phải dùng bằng máy, thời gian hoàn thành sản phẩm phải qua nhiều
giai đoạn công nghệ nên phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn công việc.
Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà quy trình công nghệ cũng khác nhau. Mỗi loại
sản phẩm có khuôn mẫu riêng và để có thể đáp ứng được các nhu cầu của ngành
xây dựng các loại khuôn thường phải thay đổi khuôn liên tục. Cụ thể như sau:
+ Cột điện ly tâm (có kích cỡ từ HB5 – 6,5, HB3 – 8,5).
+ Ống thoát nước ly tâm (có kích cỡ từ ø 200 đến ø 2000).
+ Panel (có kích cỡ từ PN 27 – 6/1 đến PN 45 – 45/3)…
Công ty có 2 quy trình công nghệ sản xuất bê tông đó là:
+ Quy trình công nghệ sản xuất bê tông đúc sẵn.
+ Quy trình sản xuất cột ly tâm.

_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế
Toán
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Sơ đồ 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỘT LY TÂM
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế
Toán
Cốt liệu
Dưỡng hộ nhiệt
Chuẩn bị khuôn
Hút chân không
Quay ly tâm
Rải vữa
Đặt cốt thép
Xếp kho
Ngâm trong nước
Tháo khuôn
Xi
măng
Nước Định
lượng
Cân
Cân
Nồi hơi
Trộn
Gia công
tạo cốt
Xưởng

cốt thép
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Sơ đồ 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÊ TÔNG ĐÚC SẴN
__________________________________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
7
Cân
Xi
măng
Dỡ khuôn
Tạo hình
Đặt cốt
Kiểm tra
Thành phẩm
Dưỡng hộ nhiệt
Làm sạch và chống dính
Lắp khuôn nạp vữa
Phụ
gia
Cân
Cát
Cân
Đá
Tạo
cốt
Gia
công
Thép
Định

lượng
Định
lượng
Nước
Trạm trộn
NEC 70
Khuôn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
3. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam được thành lập với số vốn
đầu tư ban đầu là 3.128.520 USD, bên nước ngoài góp 2.189.964 USD chiếm
70% tổng số vốn đầu tư, bên Việt Nam góp 938.556 USD chiếm 30% tổng số
vốn đầu tư. Qua 10 năm hoạt động cùng sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể công
nhân viên trong Công ty và sự ưu đãi của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực liên
doanh Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam ngày càng phát triển, kết
quả hoạt động SXKD của Công ty liên tục tăng trưởng, đời sống của công nhân
viên ngày càng được cải thiện. Điều này được thể hiện qua 1 số chỉ tiêu cơ bản
trích trong Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2003 đến 2005 như sau:
Bảng 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THU NHẬP CỦA
CÔNG NHÂN VIÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2005
Đvt: VNĐ
Năm 2003 2004 2005
Doanh thu 11.375.755.571 15.832.500.230 18.169.411.244
Chi phí 8.417.124.576 10.532.708.820 12.112.940.520
Lợi nhuận gộp 2.958.630.994 5.299.791.410 6.056.470.720
Nộp NS 828.416.678 1.483.941.595 1.695.811.802
Tổng quỹ lương 2.525.137.373 3.529.812.646 4.845.882.156
Số CNV (người) 190 210 250
Thu nhập BQ
người/ tháng

1.107.516 1.400.719 1.615.294
Qua bảng trên ta thấy, trong 3 năm qua doanh thu và lợi nhuận của Công ty
đều tăng cụ thể doanh thu năm 2004 tăng 39% so với năm 2003, năm 2005 tăng
15% so với năm 2004, lợi nhuận gộp của Công ty qua các năm cũng tăng cụ thể
năm 2004 tăng 79% so với năm 2003, năm 2005 tăng 14,3% so với năm 2004,
hàng năm Công ty nộp cho NS nhà nước hàng tỷ đồng. Cùng với quy mô sản
xuất ngày càng tăng, Công ty luôn chú trọng chăm lo đến đời sống CNV, nâng
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
cao thu nhập của CNV. Thu nhập BQ của CNV năm 2003 là 1.107.516 đ đến
năm 2005 là 1.615.294 đ. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hứa
hẹn sự phát triển đi lên của Công ty.
4. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Bộ phận có quyền hành cao nhất là hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị cuả
Công ty bao gồm:
1. Ông: Phạm Trần Khoa - Chủ tịch HĐQT
2. Ông: Juan Thammakumpee - Phó chủ tích HĐQT
3. Ông: Kiattisak Thammakumpee - Thành viên
4. Ông Katchada Pintharuji - Thành viên
5. Ông Vũ Văn Thắng - Thành viên
Bộ máy quản lý của Công ty có thể khái quát thành sơ đồ sau:
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Sơ đồ 3:
BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG NGÔI SAO VIỆT NAM
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam áp

dụng theo mô hình quản lý chức năng, đứng đầu là ban giám đốc. Ban giám đốc
gồm có: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
*Chức năng của các phòng ban:
+ Ban Giám đốc: có nhiệm vụ trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm
về hoạt động của Công ty. Trong đó:
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
10
Giám đốc
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng
sản xuất
và quản
lý chất
lượng
Phòng
Kinh
doanh
-Vận tải
Phó GĐ hành chính
Phòng
hành
chính
Phó GĐ kỹ thuật
Phân
xưởng tạo
hình
Đội xe

Phân
xưởng cốt
thép, cốt
liệu, NEC
70
Phân
xưởng cơ
điện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
- Giám đốc: là người quyết định và điều hành tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả KD
của công ty.
- Phó GĐ kỹ thuật: là người giúp GĐ phụ trách về kỹ thuật, tham mưu cho GĐ
khi đưa ra quyết định liên quan đến công nghệ, máy móc của công ty, giải
quyết các công tác thuộc lĩnh vực sản xuất, chỉ đạo điều hành sản xuất, kiêm chỉ
đạo trực tiếp phòng kinh doanh - Vận tải và phòng sản xuất, quản lý chất lượng.
- Phó GĐ hành chính: là người giúp Giám đốc về điều hành công việc tổ chức
cán bộ, tuyển dụng lao động….
+ Phòng kinh doanh - vận tải: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, đi sâu nghiên cứu thị trường tìm kiếm khách hàng, lập kế hoạch thu mua
vật tư, chịu trách nhiệm về kết quả thu mua, quản lý các loại vật tư…
+ Phòng sản xuất và quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm sản xuất, giám sát các
công đoạn sản xuất ở phân xưởng, nghiên cứu thiết kế, cải tiến sản phẩm và sản
xuất thử các loại sản phẩm mới, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra chất lượng,
quy cách mẫu mã sản phẩm hoàn thành từ đó có kiến nghị đề xuất nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm.
+ Phòng kế toán tài chính: tham mưu cho Giám đốc về quản lý tài chính, có
trách nhiệm theo dõi phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty, phân tích đánh giá qua việc ghi chép để đưa ra những thông tin hữu ích cho
Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Công ty, thực hiện công tác thu

thập, xử lý chứng từ, lập báo cáo quyết toán thống kê theo quy định của Nhà
nước, chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực về các số liệu thực hiện.
+ Phòng hành chính: Phụ trách các công tác về vấn đề nhân lực của Công ty,
quản lý quỹ lương, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người lao động, tổ chức
tuyên truyền khám chữa bệnh, cung cấp thuốc cho CBCNV
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Ngoài ra công ty còn có ban bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản
của Công ty.Trực tiếp thực hiện sản xuất là các phân xưởng sản xuất. Công ty
sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam có 3 phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng cốt thép, cốt liệu, NEC 70: có nhiệm vụ tạo cốt cho các loại bê
tông đúc sẵn, làm khuôn bán thành phẩm theo thiết kế, rửa cát đá để phục vụ cho
trạm trộn NEC 70 và phân xưởng tạo hình.
Trạm trộn NEC 70 chuyên trộn vữa bê tông thương phẩm phục vụ cho các công
trình xây dựng.
- Phân xưởng tạo hình: chuyên sản xuất các loại sản phẩm như: Panel, cột điện,
ống thoát nước, cột ly tâm…
- Phân xưởng cơ điện: Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và dây chuyền
công nghệ, phục vụ điện cho các phân xưởng và toàn công ty.
- Đội xe: phục vụ cho nhu cầu vận tải cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
Công ty.
Các phòng ban chức năng của Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và
đều chịu sự quản lý của ban Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc về các mặt hoạt
động của công ty tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban. Dưới mỗi
phân xưởng có quản đốc phân xưởng, đội trưởng giám sát toàn bộ hoạt động của
phân xưởng, của tổ, đội mình.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung nghĩa là
toàn bộ công việc kế toán từ khâu xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế
toán tổng hợp đến lập Báo cáo tài chính và phân tích thông tin kế toán đều do
phòng kế toán tài chính chịu trách nhiệm.
Bộ máy kế toán của Công ty có thể khái quát thành sơ đồ sau:
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Sơ đồ 4:
BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY SX BÊ TÔNG NGÔI SAO VIỆT NAM
* Chức năng của từng vị trí kế toán:
+ Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: chịu trách nhiệm bao quát chung,
là người giúp Giám đốc trong việc tổ chức công tác kế toán, hạch toán kinh
doanh, thực hiện chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán. Kế toán trưởng có trách
nhiệm hướng dẫn kế toán viên thực hiện sổ sách kế toán theo quy định của bộ
Tài chính, là người trực tiếp báo cáo các thông tin kế toán lên ban GĐ, chịu mọi
trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin và số liệu báo cáo.
+ Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh toán,
TM,
TGNH
Kế toán
tổng
hợp

Kế toán
tiền
lương,T
hủ quỹ
Kế
toán
TSCĐ,
NVL,
CCDC
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
+ Kế toán NVL,CCDC,TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi biến động tăng, giảm TSCĐ,
tính trích khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình nhập xuất tồn của NVL, CCDC, tập
hợp chi phí NVL, CCDC, KHTSCĐ để làm cơ sở tính giá thành.
+ Kế toán thanh toán, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình thanh toán
công nợ với nhà cung cấp và khách hàng, theo dõi tiền mặt, TGNH.
+ Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ tính lương, các khoản trích theo
lương, thanh toán tạm ứng, thanh toán lương cho CBCNV trong công ty. Theo
dõi tình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty.
2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
2.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ toán ban hành theo Quyết định
1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 và một số Thông tư hướng dẫn thực hiện các
chuẩn mực kế toán như: Thông tư 89/2002/TT- BTC ngày 09/10/2002 của Bộ
TC hướng dẫn chuẩn mực kế toán đợt 1, Thông tư 105/TT- BTC ngày
14/11/2003 hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán đợt 2, Thông tư
23/TT- BTC ngày 30/03/2005 hướng dẫn thực hiện chuẩn kế toán đợt 3.
+ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến 31/12/N.
+ Đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán: VNĐ.
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

+ Phương pháp kế toán TSCĐ:
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
Giá thực tế = Giá hoá đơn + CP lắp đặt chạy thử
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá: theo giá trị thực tế của NVL
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: Kê khai thường xuyên.
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
2.2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản loại 1 gồm: TK 111, 112, 113, 141, 131, 133, 138, 142,
152,153,154…
Tài khoản loại 2 gồm: TK 211, 213, 214, 242…
Tài khoản loại 3 gồm: TK 311, 331, 333, 334, 335, 338, 341.
Tài khoản loại 4 gồm: TK 411, 412, 413,
Tài khoản loại 5 gồm: TK 511,
Tài khoản loại 6 gồm: TK 621, 622, 627, 641, 642.
Tài khoản loại 7 gồm: TK 711
Tài khoản loại 8 gồm: TK 811
Tài khoản loại 9 gồm: TK 911
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết để phục vụ cho nhu
cầu theo dõi, ghi chép cụ thể.
2.3. Hệ thống chứng từ kế toán
+ Bảng chấm công
+ Giấy chứng nhận nghỉ ốm hương BHXH
+ Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

+ Báo cáo sản lượng hoàn thành
+ Phiếu nhập kho, PXK
+ Biên bản kiểm kê NVL, CCDC
+ Bảng phân bổ NVL, CCDC
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Biên bản giao nhận, thanh lý TSCĐ
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Biên bản bàn giao sửa chữa lớn hoàn thành
+ Bảng phân bổ KHTSCĐ
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ
+ Hoá đơn GTGT

2.4. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam áp dụng hình thức sổ kế toán
là hình thức chứng từ ghi sổ.
* Trình tự ghi sổ được tiến hành theo sơ đồ sau:
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Sơ đồ 5: SƠ ĐỒ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC “CHỨNG TỪ GHI SỔ”
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
17

Chứng từ gốc
Bảng
tổng hợp
chứng từ
gốc
Sổ cái
Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo TC
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Sổ quỹ
Bảng CĐSPS
:
Ghi chú:
:
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, định kỳ
:
:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
2.5. Hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty:
- Sổ chi tiết
- Sổ cái các tài khoản.

- Sổ quỹ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
2.6. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
III. HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BÊ TÔNG
NGÔI SAO VIỆT NAM
1. Hạch toán lao động tại Công ty
1.1. Tình hình lao động tại Công ty.
Lao động là một trong 3 yếu tố quan trọng của hoạt động sản xuất kinh
doanh của bất kỳ một Doanh nghiệp nào, nhận thức được vai trò của người lao
động Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao
động. Sử dụng hợp lý nguồn lao động là một khâu chủ yếu của nguyên tắc kinh
doanh, số lượng, chất lượng lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tình hình lao động tại Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao
Việt Nam thể hiện qua bảng sau:
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Bảng 02:
BẢNG TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG NGỐI SAO
VIỆT NAM NĂM 2005
Chỉ tiêu Tình hình lao động của công ty
Số lượng( người ) Tỷ lệ ( % )
I. Tổng số lao động 250 100
1- Lao động trực tiếp 215 86
2- Lao động gián tiếp 35 14

II. Trình độ lao động
1- Cao đẳng, ĐH 38 15,2
2- Trung cấp 57 22,8
3- Công nhân kỹ thuật 75 30
4- Lao động phổ thông 80 32
Qua bảng trên ta thấy:
Hiện nay công ty đang giải quyết công ăn việc làm cho 250 lao động được
chia làm 2 khối:
+ Khối lao động gián tiếp gồm 35 người chiếm 14% bao gồm các phòng ban
chức năng như: Phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh vận tải, phòng hành
chính…
+ Khối lao động trực tiếp gồm 215 người chiếm 86% bao gồm công nhân của
các phân xưởng, tổ đội trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm.
Phần lớn các cán bộ công nhân viên làm việc trong Công ty đều làm theo
chế độ hợp đồng dưới 3 hình thức:
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
+ Hợp đồng lao động không thời hạn
+ Hợp đồng lao động có thời hạn
+ Hợp đồng lao động ngắn hạn.
Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam là 1 doanh nghiệp sản xuất
nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn là điều hợp lý. Việc tuyển chọn lao
động có tay nghề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động của công ty
được tuyển chọn ở các trường kỹ thuật nghiệp vụ có tay nghề cao. Đội ngũ cán
bộ công nhân viên được tổ chức sắp xếp hợp lý, bố trí lao động đúng người,
đúng việc nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
1.2. Hạch toán lao động về số lượng lao động

Để quản lý lao động về mặt số lượng Công ty sử dụng sổ danh sách lao
động. Sổ này do phòng hành chính lập và được lập chung cho toàn công ty và cụ
thể cho từng bộ phận nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện
có trong Công ty. Bên cạnh đó Công ty còn căn cứ vào sổ lao động để quản lý
nhân sự cả về số lượng, chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ
đối với lao động.
1.3. Hạch toán thời gian lao động
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là Bảng chấm công. Bảng này
được lập riêng cho từng bộ phận, tổ đội lao động sản xuất trong đó ghi rõ ngày
làm việc, ngày nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng,
trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để công nhân viên giám
sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng Bảng chấm công được dùng để
tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng người ở các bộ phận.
1.4. Hạch toán kết quả lao động
Ở bộ phận quản lý, văn phòng để hạch toán kết quả lao động làm cơ sở để
tính lương, kế toán sử dụng các nhân tố như: thời gian lao động, trình độ thành
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
thạo, tinh thần thái độ để đánh giá một số chỉ tiêu như: Số ngày nghỉ trong tháng
không quá 4 ngày, Hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Đối với người lao động ở các tổ đội sản xuất của Công ty: Chứng từ để hạch
toán kết quả lao động là báo cáo sản lượng hoàn thành. Báo cáo này do tổ trưởng
và cán bộ quản lý chất lượng nghiệm thu, đánh giá ký xác nhận và được dùng
làm căn cứ để hạch toán tiền lương của từng công nhân trong tổ, đội.
2. Chế độ tiền lương tại Công ty
2.1. Các hình thức trả lương tại Công ty
Hiện nay công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương:
+ Hình thức trả lương theo thời gian

+ Hình thức trả lương theo sản phẩm
a. Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương này được áp dụng cho công nhân viên các bộ phận văn
phòng của Công Ty và bộ phận gián tiếp ở các phân xưởng, nhân viên kỹ thuật .
Đối với lao động gián tiếp Công ty cần phân định giữa gián tiếp làm ở văn phòng
và gián tiếp làm ở các phân xưởng, các đội. Đối với hình thức trả lương này công
thức tính lương như sau:
Tiền lương Lương chính theo hợp đồng Số ngày làm việc
thời gian = x thực tế
1 tháng 26 trong tháng
Đối với mỗi CNV trong Công ty hưởng lương theo thời gian sau 3 tháng thử
việc sẽ được ký hợp đồng chính thức với mức lương phù hợp với năng lực bản
thân. Trong quá trình làm việc tuỳ theo mức độ hoàn thành công việc, các nhân
viên sẽ được tăng lương 2 năm 1 lần. Việc bình chọn này do Ban giám đốc cùng
toàn thể công nhân viên trong Công ty đánh giá.
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương này áp dụng cho các công nhân trực tiếp sản xuất tại các
phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Hàng tháng, căn cứ vào báo cáo sản lượng hoàn
thành đã được tổ trưởng, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật xác nhận, căn cứ vào đơn
giá lương sản phẩm sẽ tính ra giá trị sản phẩm hoàn thành trong tháng theo công
thức sau:
Giá trị sản phẩm Khối lượng Đơn giá
hoàn thành = sản phẩm x sản phẩm
trong tháng hoàn thành
Toàn bộ khối lượng sản phẩm hoàn thành sẽ quy đổi ra m
3

. Báo cáo sản
lượng cùng với Bảng chấm công sẽ làm căn cứ chia lương cho từng người theo
công thức sau:
Tiền lương sản phẩm Lương cơ bản x Hệ số chung Số ngày
của mỗi công nhân x công
( tháng ) 26 thực tế
Trong đó:
+ Lương cơ bản tuỳ theo trình độ và thời gian làm việc mà công ty áp dụng theo
các mức phù hợp.
+ Hệ số chung được áp dụng cho toàn công nhân trong tổ và được tính như sau:
Giá trị sản phẩm hoàn thành trong tháng
Hệ số chung =
Tổng tiền lương cơ bản của các công nhân trong tổ của tháng đó
Ngoài tiền lương chính các công nhân viên còn được hưởng các khoản phụ
cấp, trợ cấp như: phụ cấp ăn ca, trợ cấp BHXH … Một số các khoản lương phụ
như: Lương làm thêm giờ, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng vào các
ngày lễ, ngày tết.
Trong một số trường hợp do yêu cầu công việc, công nhân viên có thể phải làm
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
22
=
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
vào ban đêm như 1 số trường hợp bán bê tông thương phẩm cho các công trình
xây dựng khi họ thực hiện đổ móng, cọc .Khi đó tiền lương của người lao động
sẽ tính như sau:
Tiền lương
làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 150% x Số giờ làm thêm
vào ban ngày
Đó là đối với trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày của những ngày làm

việc bình thường, còn đối với làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần tỷ lệ
trên sẽ là 200%, làm thêm vào các ngày lễ hoặc nghỉ bù lễ tỷ lệ trên là 300%.
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, công thức tính như sau:
Tiền lương Tiền lương Số giờ
làm thêm giờ = làm thêm 1giờ x 130% x làm thêm
vào ban đêm vào ban ngày
Theo quy định của Công ty phụ cấp ăn trưa là 8000đ/ ngày công.
Tổng lương = Lương chính + các khoản phụ cấp.
2.2. Các khoản trích theo lương tại Công ty
Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định, cụ thể
như sau:
- Quỹ BHXH: Quỹ này là khoản tiền đóng góp của người sử dụng lao động và
người lao động cho tổ chức xã hội dùng để trợ cấp trong các trường hợp họ mất
khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức…
Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tiền lương cơ
bản của người lao động trong đó người lao động phải nộp 15% (trừ vào lương),
5% còn lại Công ty tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ
hưởng BHXH cho từng người, từ đó lập Bảng thanh toán BHXH,BHXH được
trích trong kỳ sau khi trừ các khoản trợ cấp cho người lao động tại Công ty (phải
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
được cơ quan BHXH ký duyệt), phần còn lại phải nộp vào quỹ BHXH tập trung.
- Quỹ BHYT: Là khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động
cho cơ quan BHYT theo tỷ lệ quy định, quỹ được dùng để thanh toán các khoản
tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian
ốm đau, sinh đẻ…Quỹ này được hình thành từ việc trích lập 3% trên tiền lương
cơ bản của người lao động, trong đó 1% do người lao động đóng góp và được trừ

vào lương, 2% còn lại được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Quỹ BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng
lưới y tế nên công ty phải nộp toàn bộ quỹ này cho cơ quan BHYT.
- KPCĐ: Quỹ này được hình thành từ việc trích lập 2% trên tiền lương thực tế
của người lao động trong kỳ và được tính hết vào chi phí SXKD trong kỳ cụ thể:
+ Ở văn phòng Công ty tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất thì tính vào chi phí sản xuất chung hoặc
chi phí nhân công trực tiếp.
KPCĐ được dùng để chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm
chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, quỹ này được nộp 1 phần lên cấp
trên, 1 phần để lại công ty để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn của Công ty.
Đối với lao động thời vụ Công ty không tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ
mà tính toán hợp lý vào đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động.
Trình tự tính lương và trợ cấp BHXH có thể khái quát thành sơ đồ sau:
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngần
Sơ đồ 06:
SƠ ĐỒ TÍNH LƯƠNG VÀ TRỢ CẤP BHXH
3. Tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng trong Công ty
3.1. Tài khoản sử dụng
Để tổ chức công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế
toán sử dụng TK 334, 338 (338.2, 338.3, 338.4)
3.2. Sổ sách kế toán
a. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Để có cơ sở ghi phần tiền lương và BHXH vào các bảng kê và chứng từ ghi
sổ, hàng tháng kế toán phải lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cơ sở để ghi
vào bảng này là Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán BHXH và các chứng từ
khác có liên quan. Kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng tính

toán để ghi vào Bảng phân bổ.
_________________________________________________________________
Trường ĐHKT Quốc Dân Lớp KTA2 – Khoa Kế Toán
25
Bảng phân bổ TL và BHXH
Bảng thanh toán BHXH
Bảng thanh toán lương
Chứng từ trợ cấp BHXH
Tính tiền
lương SP
Tính tiền lương
thơi gian
Chứng từ hạch toán lao
động

×