TRƯỜNG I H C TH D U M TĐẠ Ọ Ủ Ầ Ộ
KHOA SƯ PHẠM TH - MN
Môn:PPGDTC
Bài 13: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SINH LÝ VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ MẦM NON VÀ
NHỮNG ĐIỂU CẦN LƯU Ý KHI HƯỚNG DẪN TRẺ LUYỆN TẬP
1. Trẻ 1 tuổi
2. Trẻ 2 tuổi
3. Trẻ 3 tuổi
1. Trẻ 1 tuổi:
•.
Năm trẻ 1 tuổi là năm phát triển mạnh nhất so với các lứa tuổi của trẻ mầm non. Trong cơ
thể của trẻ sơ sinh đã diễn ra một loạt các biến đổi nhằm làm cho nó thích nghi với cuộc
sống trong những điều kiện mới như:
.
Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay thế cho
vòng tuần hoàn nhau thai, trẻ bắt đầu bú mẹ, bộ tiêu hóa bắt đầu làm việc nhưng còn mềm
yếu, sự hoạt động của các cơ quan chưa hoàn chỉnh, trẻ hầu như ngủ suốt ngày nên thời gian
này không luyện tập cho trẻ.
•.
Người ta chia sự phát triển vận động của trẻ năm thứ nhất ra làm 5 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất trẻ từ 1.5 – 3 tháng: trẻ đã có thời gian thức sau khi ăn cho nên
chúng ta cần áp dụng một số bài tập sau cho trẻ:
•
Quán sát trẻ ở giai đoạn này ta thấy có hiện tượng trương lực ở gấp ở tay và chân tăng
khi trẻ đặt nằm ngữa tất cả các khớp tay và cẳng chân điều co gập. Từ đặc này chúng ta
nên sử dụng các bài tập xoa vuốt nhẹ nhàng để làm giảm trương lực cơ gấp, tăng khả
năng duỗi của cơ.
Bé 1.5 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi
Giai đoạn thứ hai 3 – 4 tháng:
•
Ở giai đoạn này đã có sự cân bằng cơ co và cơ duỗi ở cổ tay, hệ cơ cổ đã được củng
cố, xuất hiện những phản xạ về tư thế (phản xạ ếch) đầu trẻ có khả năng giữ thăng
bằng tốt, trẻ có thể tì bằng 2 tay, có thể lăn mình từ tư thế nằng nghiêng sang nằm
ngữa. Vì thế cần tập các bài tập lẫy sấp, phản xạ duỗi của xương sống…Ở chân vẫn
chư có sự cân bằng trương lực cơ co và cơ duỗi.
Bé Hồng Giang 3 tháng tuổi
Bé 4 tháng tuổi
Giai đoạn thứ ba trẻ 4 – 6 tháng:
•
Ở chân trẻ đã có sự căn bằng trương lực cơ co và cơ duỗi vì thế tiếp tục xoa bóp nhẹ
nhàng. Cơ tay của trẻ phát triển mạnh, trẻ có thể cầm nắm với lấy đồ chơi ở trước mặt.
Cơ thân phát triển mạnh đặc biệt là cơ dưới cổ, do đó trẻ có thể nâng người ở tư thế nằm
sấp và nằm ngữa với sự giúp đỡ của ngưới lớn. Tháng thứ 6 trẻ có thể lẫy từ ngữa sang
sấp và ngược lại trẻ có thể đứng hoạt ngồi nếu đỡ lưng. Thính giác của trẻ phát triển
mạnh khoảng tháng thứ 4 – 5 trẻ rất thích hóng chuyện vì thế khi tập vận động cho trẻ
cần kết hợp với âm thanh.
Bé 5 tháng tuổi
Bé ti 5 tháng tuổi
Giai đoạn thứ tư từ 6 – 9 tháng:
•
Giai đoạn này các vận động phát triển mạnh và hoạt động khá nhịp nhàng. Tháng
thứ 6 trẻ biết lật, tháng thứ 7 biết nâng người bằng 2 chân và bò. Bò là giai đoạn
quan trọng của quá trình phát triển, là vận động chuyển từ tư thế nằm sang đứng.
Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn, trẻ có thể cầm đổ vật lâu trên tay. Ngôn
ngữ thụ động phát triển trẻ đã hiểu được một số từ vì thế trong luyện tập cô nên trò
chuyện với trẻ
Bé 6 tháng tuổi
Bé 7 tháng tuổi
Bé 8 tháng tuổi
Giai đoạn thứ năm 9 – 12 tháng:
•
Trẻ có thể thay đổi tư thế trong
không gian một cách dễ dàng từ
ngồi sang nằm, từ đứng sang đi, đi
theo vật chuyển…Vì thế cần sử
dụng lời nói trong khi luyện tập
để phát triển tiếng nói và cử động
linh khéo cho trẻ.
Bé 10 tháng tuổi
Bé hồng ngân 11 tháng tuổi
Bé Ti 11 tháng tuổi
2. Trẻ 2 tuổi:
a) Vận động đi:
•)
Một số trẻ đã biết đi từ cuối năm thứ nhất. Nhưng hầu hết sang năm thứ 2 trẻ mới biết
đi. Đặc điểm của những bước đi đầu tiên của trẻ là khi đi 2 chân dang rộng, tay và chân
chưa phối hợp nhịp nhàng, tay trẻ đưa sang hai bên phía trước hoặc lên cao, thân luôn
dao động, đầu bước chân ngắn, không điều, dễ ngã bàn chân đặt cưa thẳng. Cần tập các
bài tập đi tư dễ đến khó để hoàn thiện bước đi cho trẻ. Cuối năm thứ 2 bước đi của trẻ
đã giảm bớt sự dao động, độ dài của bước chân được tăng lên.
![]()
b) Cảm giác thăng bằng
•
Cảm giác thăng bằng có
tác dụng giúp cho cơ thể
ở mọi vị trí. Năm trẻ 2
tuổi đã phát triển vì thế
cần tập các bài tập phát
triển cảm giác thăng
bằng.
c. Vận động bò:
•
Trẻ biết trườn từ tháng thứ 5
sang tháng thứ 7 thì trẻ biết bò.
Cuối năm 1 tuổi trẻ biết bò
thành thạo. Sang năm 2 tuổi
vận động bò phát triển và trở
thành thói quen, trẻ đã biết
phối hợp tay và chân
d. Vận động lăn và ném:
Trẻ năm 2 tuổi đã bắt đầu tập lăn và ném
bóng, trẻ có thể lăn bóng bằng 2 tay và ném
bóng bằng 1 tay về phía trước. Vì thế khi
luyện tập cần cho trẻ làm quen với bóng và
túi cát. Ngoài ra khả năng phối hợp vận động
của trẻ 2 tuổi cũng được hình thành, trẻ có
thể chơi được các trò chơi vận động đơn
giản.
3. Trẻ 3 tuổi:
a) Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng:
•
Trẻ 3 tuổi đi vững biết phối hợp các phần riêng lẽ trong động tác đi, đầu và ngực
thẳng khi đi. Biết đánh tay tuy nhiên chưa được nhịp nhàng và còn giao động. Cuối
năm 2 tuổi vận động chạy đã có giai đoạn “Bay”, cảm giác thăng bằng được củng
cố, trẻ có thể ước lượng và định hướng.
![]()