Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây hương liệu và gia vị của các cộng đồng các dân tộc tại khu rừng du lịch văn hóa xã mẫu sơn – huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.58 KB, 35 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt và vô cùng quý giá, những giá
trị của rừng mang lại cho con người rất lớn. Rừng cung cấp một khối lượng
lớn gỗ và lâm sản cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho các
ngành chế biến, lương thực thực phẩm cho cuộc sống của người dân sống
trong và gần rừng. Ngoài ra rừng còn có ý nghĩa rất lướn trong nghiên cứu
khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ nguồn nước, đất, điều
hòa khí hậu, hạn chế một số thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, gió bão, đặc biệt là
sự nóng lên của trái đất, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Vì thế vai trò của rừng ngày càng trở nên
quan trọng.
Trong quá trình phát triển, loài người đã biết sử dụng những sản phẩm
của rừng mà đặc biệt là thực vật rừng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Sự
tích luỹ kinh nghiệm khiến cho con người hiểu rõ hơn về tác dụng của các
loài thực vật rừng, từ đó chọn lọc và sử dụng chúng trong các hoạt động đời
sống. Tuỳ từng đất nước, dân tộc, cộng đồng mà các loài cây, các bộ phận của
cây được sử dụng theo những mục đích khác nhau, tác dụng khác nhau.
Việt Nam nằm ở Đông-Nam lục địa Châu Á, có đường biên giới trên đất
liền khoảng 3.700 km dọc theo các triền núi và châu thổ Mê Kông, có bờ biển
dài 3.260 km. Phần lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Lũng Cú - Hà Giang tới Mũi
Cà Mau nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, với sự
thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía
nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía
bắc. Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau, hình thành
1
nên những hệ sinh thái khác biệt. Những đặc điểm khí hậu và địa hình đó đã
góp phần tạo nên một Việt Nam giàu tính đa dạng sinh học.
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những bản sắc, phong
tục, tập quán và điều kiện sống khác nhau nên ở mỗi vùng cư trú, mỗi


dân tộc, cộng đồng dân cư đã đúc kết, tích luỹ cho riêng mình những kinh
nghiệm quý báu về sử dụng thực vật để phục vụ các nhu cầu của cuộc
sống. Tuy nhiên, hầu hết chúng chỉ được lưu truyền trong nội bộ các cộng
đồng riêng lẻ. Trong số đó có rất nhiều tri thức kinh nghiệm có thể sử
dụng để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Theo quá
trình phát triển của đất nước sự tích luỹ về kiến thức, kinh nghiệm quý
báu này đang dần bị mai một và lãng quên.
Từ xa xưa, các loại cây cỏ đã được sử dụng để làm hương liệu và gia
vị. Hương liệu và gia vị đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người,
vì thế chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại gia vị khắp ở khắp nơi, ngay cả
trong gian bếp của nhà mình.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều loại hương liệu và gia vị đặc trưng của
từng dân tộc, từng vùng miền trên khắp đất nước. Mỗi nơi lại có cách điều
chế, sử dụng riêng của mình, có những cách thức vô cùng đặc biệt được gọi là
bí quyết chỉ truyền cho người trong nhà, hoặc nội bộ dòng tộc, hình thành nên
những loại hương liệu và gia vị đặc sản.
Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở biên giới phía bắc có đường biên giới với
Trung Quốc dài 253km. Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam
giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đông
nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái
Nguyên. Lộc Bình là huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Lạng sơn. Huyện lỵ là
thị trấn Lộc Bình, cách thành phố Lạng Sơn 20km về phía Đông Nam. Trong
địa bàn huyện có khu rừng du lịch văn hóa Mẫu sơn có hệ thực vật khá phong
2
phú. Với sự đa dạng về thành phần dân tộc, kiến thức bản địa về các loài cây
hương liệu và gia vị nơi đây vô cùng phong phú. Để góp phần bảo tồn kiến
thức về cây hương liệu và gia vị được tích luỹ , cũng như bảo vệ , khai thác,
sử dụng hợp lý các loài cây hương liệu và gia vị, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây
hương liệu và gia vị của các cộng đồng các dân tộc tại khu rừng du lịch

văn hóa xã Mẫu Sơn – Huyện Lộc Bình – Tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được giá trị sử dụng và mức độ sử dụng các loài cây được
sử dụng làm hương liệu và gia vị tại địa bàn xã Mẫu sơn, huyện Lộc Bình,
tỉnh Lạng sơn.
- Xác định được khu vực phân bố của các loài cây được sử dụng làm
hương liệu và gia vị trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định được kiến thức bản địa liên quan đến các loài cây hương
liệu và gia vị ( tên loài, bộ phận sử dụng, cách thức thu hái, sử dụng…)
- Xác định được thực trạng khai thác, sử dụng và tồn tại của các loài
cây được sử dụng làm hương liệu và gia vị tại địa bàn xã Mẫu Sơn ,huyện Lộc
Bình ,tỉnh Lạng Sơn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ thống
và củng cố lại những kiến thức đã học.
- Giúp sinh viển có cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế. Biết cách thu
thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với
cộng đồng thôn bản và người dân.
- Làm tiền đề cho sinh viên sau khi ra trường có thêm kiến thức để vững
vàng bước vào cuộc sống sau này.
3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp bảo tồn kiến thức bản địa về các loài cây được sử dụng làm
hương liệu và gia vị.
- Bổ sung thêm kiến thức bản địa vào kho tàng kiến thức dân tộc.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc quản
lý và sử dụng tài nguyên rừng và kết hợp hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng
với hiệu quả bảo vệ môi trường.
- Tìm ra giá trị sử dụng của các loài cây hương liệu và gia vị.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình trên thế giới

Lịch sử của các loài cây hương liệu và gia vị dài như chính lịch sử
của nhân loại. Người ta đã sử dụng các loại thực vật để làm hương liệu và gia
vị từ rất sớm. Không có mặt hàng nào có thể so sánh với vai trò của hương
liệu và gia vị trong sự phát triển của nền văn minh hiện đại. Cuộc sống của
người dân và các loài cây này ngày càng gắn bó và chi phối lẫn nhau. Theo
quá trình lịch sử và kinh tế, vị thế của cây hương liệu và gia vị không ngừng
được nâng lên, chúng là những thành phần thiết yếu của các sản phẩm như :
thuốc men, nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm.
Người dân trên khắp thế giới đã chọn và khai thác các loại cây hương
liệu và gia vị trong tự nhiên từ thời cổ đại. Những kiến thức về nơi chúng phát
triển và thời gian tốt nhất để thu thập chúng đã hình thành một truyền thống
truyền miệng quan trọng giữa những người sản xuất của nhiều quốc gia khác
nhau trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Những truyền thống cổ xưa đã cân
bằng thành công giữa cung và cầu, cho phép thực vật có thể tái sinh và tái sản
xuất để khai thác theo mùa.
Gia vị đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các nền văn minh cổ đại
tiêu biểu như Trung Quốc - ấn Độ , Hy Lạp - La Mã , Babylon - Ai Cập, và từ
lâu chúng đã được đánh giá là có khả năng chống lại bệnh tật. Điều này được
xác thực trong thời đại kim tự tháp ở Ai Cập. Trong giai đoạn này, hành tây
và tỏi được cho người lao động ăn để bảo vệ sức khỏe và quế của họ đã được
sử dụng để ướp người chết. Sử dụng thuốc là các loại gia vị được đề cập trong
“ Charaka Samhita and Sushruta Samhita ” . Ban đầu con người sử dụng các
5

loại gia vị trong thực phẩm là để bảo quản thịt, do đặc tính kháng khuẩn của
chúng. Với sự ra đời của điện lạnh, nhu cầu đối với các loại gia vị như một
chất bảo quản trong thế giới phương Tây giảm . Tuy nhiên, theo thời gian các
loại gia vị đã trở thành không thể thiếu trong nghệ thuật ẩm thực để tăng
cường hương vị và khẩu vị của các loại thực phẩm và đồ uống, vì vậy việc sử
dụng chúng không ngừng tăng ở phương Tây. Với sự phát triển của các quy
trình tách, chiết xuất gia vị, gia vị đã được sử dụng rộng rãi hơn trong nước
hoa, mỹ phẩm và các ngành công nghiệp dược phẩm. Trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa, nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng với các loại phụ gia hóa
học, gia vị trở nên ngày càng quan trọng hơn vì nguồn gốc tự nhiên , hương vị
, chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa. Cũng có một sự tăng trưởng mạnh
trong việc sử dụng các sản phẩm thực vật tự nhiên và thảo dược trong ngành
công nghiệp mỹ phẩm, các loại gia vị như nghệ, nghệ tây, rau mùi, húng quế,
cỏ cà ri, …vv đã trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực này. Trong ngành
công nghiệp dinh dưỡng mới nổi, các loại hương liệu và gia vị có thể đóng
một vai trò quan trọng, vì có thế ứng dụng, sử dụng điều trị đã được khoa học
chứng minh và xác nhận, các đánh giá an toàn cần thiết đã được thực hiện.
Các loại hương liệu và gia vị có tầm quan trọng to lớn trong cuộc sống
của chúng ta, như là thành phần trong thực phẩm, đồ uống có cồn, thuốc,
nước hoa, mỹ phẩm, tạo màu. Các loại hương liệu và gia vị được sử dụng
trong thực phẩm để tạo hương vị, vị cay và màu sắc. Chúng cũng có chất
chống oxy hóa, kháng khuẩn , dược phẩm và tính chất dinh dưỡng. Ngoài
những tác động trực tiếp được biết đến, việc sử dụng những cây này cũng có
thể dẫn đến tác các dụng phụ phức tạp như giảm muối và đường, cải thiện kết
cấu và phòng ngừa hư hỏng đối với thực phẩm.
Ấn Độ được biết đến trên toàn thế giới như là " vùng đất của các loại
gia vị “. Các loại gia vị đã được trồng ở Ấn Độ từ thời cổ đại và đã nổi tiếng
6
trên khắp thế giới. Điều này thu hút các nhà thám hiểm , những kẻ xâm lược
và thương nhân từ các vùng đất khác nhau để bờ biển Ấn Độ. Ấn Độ với điều

kiện khí hậu và đất đai đa dạng, là quê hương của nhiều loại gia vị và là nơi
sản xuất các loại gia vị chất lượng nội tại cao .
2.1.2.Tình hình trong nước
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước các loài cây
làm hương liệu và gia vị có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn
định lâu dài và xuất khẩu.Là những loài cây làm hương liệu và gia vị có giá
trị kinh tế cao, sản phẩm của chúng được sử dụng rộng rãi trong nước và trên
thế giới để làm gia vị trong thực phẩm cũng như thảo dược chữa bệnh. Do đó
các loài cây làm hương liệu và gia vị mang lại nguồn kinh tế lớn và gắn liền
với đời sống của nhân dân các dân tộc ở vùng trung du và miền núi nước ta.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, việc phát
triển cây hương liệu và gia vị đã có những bước tiến nhất định. Hương liệu và
gia vị là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường cũng luôn
quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Bên cạnh thuận lợi về mặt
môi trường đầu tư và tiếp cận công nghệ mới, thì phát triển cây hương liệu và
gia vị còn có thuận lợi về nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú sẵn có tại
các khu rừng tự nhiên trên cả nước.
Thực vật Việt Nam hiện có khoảng 12.000 loài (chưa kể rong, rêu, nấm)
trong đó có hơn 3000 loài là loài cây làm nguyên liệu, kể cả nghành hóa mĩ
phẩm (hương liệu), thực phẩm (gia vị). Các loài cây này phân bố rộng trên
khắp lãnh thổ đất nước. Trong các loài cây làm hương liệu và gia vị hiện đã
được công bố, nước ta có nhiều loài cây được xếp vào loài quý và hiếm trên
thế giới. Với hệ thực vật phong phú về thành phần loài và khả năng cung cấp
các cây hương liệu và gia vị quý. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm
năng lớn về mặt cây hương liệu và gia vị trong khu vực Đông Nam Á. Tuy
7
nhiên hiện nay Nguồn cây hương liệu và gia vị cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp đang bị mất cân đối và tái phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn
cây hương liệu và gia vị nhập khẩu. Trong đó là sự suy giảm nghiêm trọng
nguồn cây hương liệu và gia vị mọc tự nhiên, nhiều loài cây có giá trị sử dụng

và kinh tế cao trước kia khai thác được nhiều nhưng hiện đã mất khả năng
khai thác, thậm chí một số loài.
2.2. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội của xã Mẫu sơn – huyện
Lộc Bình – tỉnh Lạng sơn
2.2.1. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
2.2.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội


8
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng các dân tộc tại xã Mẫu sơn – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng
Sơn có sử dụng cây rừng làm hương liệu và gia vị.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại xã Mẫu Sơn – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng sơn
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày…tháng…năm 2014 đến ngày…tháng…năm…
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Thành phần loài cây sử dụng để sản xuất hương liệu và gia vị
- Xác định các loài cây được người dân khai thác và sử dụng làm
hương liệu và gia vị.
- Xác định tên địa phương, tên dân tộc, tên khoa học của các loài
cây hương liệu và gia vị.
- Mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh thái và nơi phân bố của các
loài cây hương liệu và gia vị.
3.3.2. Mức độ khai thác và sử dụng các loài cây hương liệu và gia vị
- Xác định số lượng người/gia đình có sử dụng các loài thực vật làm

hương liệu và gia vị trong cộng đồng.
- Lịch sử khai thác và sử dụng
9
- Mục đích thu hái: Sử dụng tại gia đình hay bán ra thị trường
.
3.3.3. Tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng các loài cây hương liệu
và gia vị
- Tư liệu hóa kiến thức bản địa về khai thác như: Bộ phận thu hái, mùa vụ
và kĩ thuật thu hái.
- Tư liệu hóa kiến thức về bảo quản sản phẩm: Biện pháp xử lý, bảo quản
sản phẩm sau thu hoạch.
- Tư liệu hóa kiến thức bản địa về cách chế biến và sử dụng các loài cây
hương liệu và gia vị.
3.3.4. Tri thức bản địa trong việc gây trồng các loài cây hương liệu và gia vị
Tư liệu hóa các kiến thức bản địa về trồng và chăm sóc; về chọn lọc và
phát triển giống; về bảo quản và lưu giữ giống và kiến thức bản địa về nhân
giống các loài cây hương liệu và gia vị.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
3.4.2. Phương pháp tiến hành
3.4.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.2.1.1.Thu thập các thông tin, số liệu có sẵn
a. Kế thừa các tài liệu cơ bản:
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
cùng các tài liệu có liên quan tới các chuyên đề của các tác giả trong và ngoài
nước tại khu vực nghiên cứu.
b. Phương pháp chuyên gia:
10
Phân loại thực vật được giám định của các thầy giáo có chuyên môn về phân
loại thực vật hoặc thực vật rừng của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

11
3.4.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Liệt kê tự do
Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội.
áp dụng trong điều tra cây hương liệu và gia vị, liệt kê tự do cần được thực
hiện qua hai giai đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây hương liệu, gia vị
Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin
(NCCT), đề nghị họ cho tên tất cả các tên của cây làm hương liệu và gia vị.
Chọn mẫu: NCCT được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên - phân
tầng: NCCT được phân thành một số nhóm nhất định (theo dân tộc; độ tuổi;
giới ), sau đó lấy ngẫu nhiên NCCT từ các loại đó.
Tiêu chí lựa chọn NCCT:
- NCCT phải là người địa phương, sinh sống trên địa bàn, có tham gia
vào việc khai thác, sử dụng các loài cây hương liệu và gia vị.
- NCCT cần biết tiếng phổ thông, có thể giao tiếp được với người thu
thập thông tin.
- Việc lựa chọn NCCT dựa trên gợi ý của các cán bộ, kiểm lâm viên.
Sau đó từ NCCT được phỏng vấn tìm ra NCCT tiếp theo.
Phỏng vấn: Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả NCCT, ví dụ:
“Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể được sử dụng làm
hương liệu và gia vị mà bác (anh/chị/ông/bà) biết?”. Điều quan trọng nhất
khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm hương liệu và gia
vị bằng tiếng dân tộc của mình. Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên cây
hương liệu và gia vị giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.
Việc phỏng vấn có thể dừng lại khi số lượng các loài cây hương liệu và
gia vị không tăng lên trong câu trả lời của NCCT.
Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần
mềm máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây hương liệu và gia vị
12
được NCCT nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây hương liệu và gia vị n được

nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên theo thứ tự nào đó,
ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể xác định danh mục các loài được
dùng làm hương liệu và gia vị tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài được
nhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ít
NCCT hay chỉ một người nhắc đến. Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại của
một tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh vực
cây hương liệu và gia vị trong khu vực điều tra. Các loài còn lại thể hiện cái
nhìn, tri thức, kinh nghiệm riêng của các thành viên trong cộng đồng.
Xác định cây hương liệu và gia vị: Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên
đồng nghĩa, chúng ta có trong tay một danh mục tên các cây được cộng đồng
sử dụng làm hương liệu và gia vị. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên địa
phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó, cần thiết phải xác định tên
khoa học của các cây mang tên đó. Để làm được việc này, cần thu thập mẫu
tiêu bản của tất cả các tên cây hương liệu và gia vị đã được nêu ra trong danh
mục, xử lý và định tên (tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến). Việc
xác định tên khoa học của các mẫu cây hương liệu và gia vị dựa trên tên được
liệt kê nói trên sẽ góp phần loại bỏ các tên đồng nghĩa trong phần liệt kê tự do
lần nữa. Như vậy số loài cây hương liệu và gia vị thực tế có thể sẽ nhỏ hơn số
tên thống kê được trong giai đoạn liệt kê tự do. Cần chú ý là một tên địa
phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một
chi, có đặc điểm hình thái giống nhau hay các loài có cùng công dụng.
3.4.2.1.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên
thực vật. Dựa trên cơ sở kết quả của bước Liệt kê tự do, lựa chọn người cung
cấp tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của
các loài cây hương liệu và gia vị trên thực địa.
13
NCCT quan trọng là những người am hiểu về cây hương liệu và gia vị
trong khu vực, thường là những người già, phụ nữ, tự nguyện cung cấp thống
tin. Mục tiêu điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại

bước liệt kê tự do. Các bước thực hiện bao gồm:
+ Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên
thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây hương liệu và gia vị trong
khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra
nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng
đồng, lấy trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số
lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có.
+ Thu thập thông tin tại thực địa: Cách đơn giản nhất là NCCT và điều
tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kỳ cây nào gặp trên
đường đi. Cách thu thập thông tin khác, có hệ thống hơn, là NCCT và điều tra
viên dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối
với tất cả các loài cây hương liệu và gia vị xuất hiện trong khu vực đó.
Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: tên cây (tên địa phương), bộ phận
dùng, cách dùng Để tiết kiệm thời gian người ta thường in sẵn một sổ mẫu
biểu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù
hợp trong quá trình điều tra. Bất kỳ cây nào được NCCT xác định là cây
hương liệu và gia vị đều được thu thập để xác định tên khoa học .
+ Xử lý thông tin: Thông tin thu thập được theo phương pháp này
thường có tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài (tên địa phương, tên
khoa học, bộ phận dùng, công dụng, ), ước lượng tần số xuất hiện trong
tuyến điều tra.
3.4.2.1.4. Điều tra ô tiêu chuẩn
Trên tuyến điều tra, tại mỗi vị trí có sự thay đổi về thảm thực vật, tiến
hành lập đo đếm lồng nhau (Hình 2.2) với kích thước ô tiêu chuẩn (OTC)
14
100m
2
(10 x 10 m) để đo đếm cây gỗ, trong OTC thiết lập 2 ô thứ cấp có diện
tích 25 m
2

(5 x 5 m) để thu thập các thông tin về cây bụi và trong ô thứ cấp
lập 4 ô dạng bản 1 m
2
(1 x 1 m) để thu thập thông tin về cây thân thảo. Trên ô
tiêu chuẩn điều tra một số chỉ tiêu: Thành phần loài, là số loài xuất hiện trên
đơn vị diện tích; xác định mật độ loài là số cá thể trong mỗi loài trên đơn vị
diện tích; tần số xuất hiện, là tỷ lệ phần trăm hay số lần xuất hiện của loài
trong tất cả các ô tiêu chuẩn.
Hình 2.2. Hình dạng ô tiêu chuẩn
3.4.2.1.5. Xác định các loài cây hương liệu và gia vị cần ưu tiên bảo tồn
Phân hạng cây hương liệu và gia vị theo mức độ đe dọa của loài:
+ Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3
mức điểm
- Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm
- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm
- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm
+ Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác):
sử dụng thang 2 mức điểm
15
- Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm
- Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm
+ Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng
sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm
- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm
- Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm
- Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm
+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh
hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang mức 3 điểm
- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm
- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm

- Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm
3.4.2.1.6. Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm
Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Trong khi phỏng
vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc
mình. Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong
rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp tin vừa đi vừa phỏng
vấn. Cách thứ hai có ưu điểm là trong một lúc, người cung cấp tin chưa thể
nhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn.
Trong phỏng vấn cần kết hợp cả các cách phỏng vấn sau:
+ Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi về bất kỳ
cây nào với những câu hỏi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dung
cần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người
cung cấp thông tin.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một
số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể.
16
+ Phỏng vấn có cấu trúc (phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụng
một bộ câu hỏi nhất định đối với những người cung cấp thông tin có chọn lọc
tham gia.
+ Phỏng vấn tái diễn (Trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đó
chúng ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hay chế
biến nào đó.
+ Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người
khác đã đưa ra trong các lần phỏng vấn trước.
Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh
nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các
thông tin bổ sung, đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây hương liệu và
gia vị, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả
những người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo
luận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọi

người tranh luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá
trình này.
3.4.2.1.7. Phương pháp nghiên cứu thực vật học
Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của
người dân địa phương.
Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là
cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay
dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3- 5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và
dương xỉ thì thu 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ
sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Các mẫu được
thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu
bản: 41 x 29 cm.
17
Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu
được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong các trường hợp này,
cần thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ… ), các mẫu này
không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho
quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này.
Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình thì để mô phỏng cho giá trị sử
dụng, chúng tôi còn thu thập các mẫu thực vật dân tộc học - các mẫu thực vật
chứa đựng giá trị tri thức dân tộc như: bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm
để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật
Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải
được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như:
Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các
thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả
khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được…
Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên,
sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng.
Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức

của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách thức
thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân
tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách khai thác,
bảo quản và sử dụng, cách thức dùng khi phối hợp với các cây khác, nguồn gốc
thông tin… Ngoài ra, do mẫu thực vật dân tộc thường không có đầy đủ các bộ
phận để quan sát trực tiếp nên cán bộ điều tra đề nghị người cung cấp tin mô tả
các bộ phận còn thiếu tuy nhiên những mô tả này chỉ để tham khảo và định
hướng tiếp theo chứ không được coi là các mô tả thực vật vì cách nhìn nhận, mô
tả của người dân không hoàn toàn trùng khít với cách mô tả thực vật của người
18
nghiên cứu. Các thông tin có thể được vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường
hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải vào phiếu.
Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau
đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung
dịch cồn 40
o
- 45
o
để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt
giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để
mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu có thể được xử lý độc và khâu hay không là
tùy vào yêu cầu cụ thể.
Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so
sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật,
các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã
có hay với các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được dùng là:
Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ
Việt Nam…
Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được
chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định.

Lập danh mục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực
vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên
các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh
lục có các cột là: Stt, Tên dân tộc- dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực
vật, chế biến và sử dụng.
3.4.2.2.Phương pháp nội nghiệp
- Tổng hợp, phân tích thông tin thu thập được theo từng nội dung cụ thể.
- Viết báo cáo.
19
PHẦN 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Các loài thực vật được cộng đồng các dân tộc khai thác, sử dụng làm
hương liệu và gia vị
Thành phần các loại cây được cộng đồng các dân tộc khai thác, sử dụng
được liệt kê trong bảng 4.1
Bảng 4.1(a). Danh mục các loài cây được sử dụng làm hương liệu và gia vị
TT
Tên khoa
học
Tên dân tộc
Tên phổ
thông
Họ thực vật Ghi chú
1
2
3


Hình ảnh…

Bảng 4.1(b). Danh mục các loài có hình ảnh nhưng không xác định
TT Tên khoa học Tên dân tộc Tên địa phương Ghi chú
1
2
3

20
4.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu được
cộng đồng các dân tộc sử dụng làm hương liệu và gia vị
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu
được cộng đồng các dân tộc sử dụng làm hương liệu và gia vị
Tên cây Đặc điểm hình thái Phân bố Hình ảnh
4.3. Tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng các loại thực vật
rừng làm hương liệu và gia vị của cộng đồng các dân tộc tại xã Mẫu
Sơn – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn
4.3.1. Hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên cây hương liệu và gia vị
4.3.2. Tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng

Bảng 4.3(a). Tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng
các loài cây làm hương liệu và gia vị.
TT Loài cây
Dân tộc
sử dụng
Mùa vụ
khai thác
Bộ phận sử
dụng
Bảo quản sản
phẩm sau thu
hoạch và chế biến

1
2
3

21
4.3.3. Các loài thực vật dùng làm hương liệu và gia vị cần được bảo tồn và
nhân rộng
Bảng 4.3(b). Phân hạng cây hương liệu và gia vị theo mức độ
đe dọa của loài tại…
Tên cây
Độ hữu
ích của
loài
Mức độ
dễ xâm
nhập
Tính
chuyên
biệt về
nơi sống
Mức độ
tác động
đến sự
sống của
loài
Tổng
điểm
Xếp
hạng
giảm

dần
4.3.4. Tri thức bản địa trong việc gây trồng các loài cây hương liệu và gia
vị
Mô tả những kiến thức chung về gây trồng và quản lý các loài cây
hương liệu và gia vị đang sử dụng
Đối với từng loài cây tư liệu hóa tri thức bản địa trong việc gây trồng
các loài cây hương liệu và gia vị theo các mục sau :
- Kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc giai đoạn vườn ươm
- Loại đất để gây trồng, kỹ thuật làm đất, lý do
- Mùa vụ gây trồng và kỹ thuật trồng
- Các loại phân bón và liều lượng
- Chế độ chăm sóc, quản lý và phòng trừ sâu bệnh
- Truyền thống xen canh, gối vụ
Tri thức bản địa về chọn lọc, phát triển tập trung làm rõ các nội dung
như: Các tiêu chí để chọn cây/con mẹ (hình thái, chất lượng, khả năng thích
22
ứng ). Nam giới và nữ giới sử dụng những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn
cây trồng và giống cây trồng; Kinh nghiệm và kỹ thuật tạo giống, ;
Tri thức bản địa về bảo quản, lưu giữ giống tập trung làm rõ các nội
dung như: Các kinh nghịêm lưu giữ hạt giống đảm bảo hạt giữ được sức nảy
mầm trong thời gian dài, tỷ lệ nảy mầm cao; Thời vụ thu hái hạt giống, biện
pháp xử lý, điều kịên bảo quản tối ưu; Người dân gặp phải vấn đề gì khi dùng
các phương pháp xử lý và bảo quản hạt giống truyền thống?
Tri thức bản địa về nhân giống tập trung làm rõ các nội dung như:
Kiến thức và kinh nghiệm truyền thống về nhân giống các cây con đảm bảo
thuần chủng, giữ được đặc tính di truyền bao gồm: kỹ thuật chiết cành, giâm
cành (mùa vụ, loại cành, biện pháp xử lý, cách làm đất ); và Người dân xác
định hạt giống tốt, hạt giống xấu như thế nào?
4.3.5. Nguồn gốc của những loài thực vật sử dụng làm hương liệu và gia vị
4.4. Nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây hương liệu và gia

vị, giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài thực
vật làm hương liệu và gia vị
4.4.1. Nguyên nhân là suy giảm nguồn tài nguyên hương liệu và gia vị
4.4.2. Giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài thực vật
làm hương liệu và gia vị

23
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giảng viên hướng dẫn Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
24
PHỤ LỤC BẢNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRA
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC VẬT DÂN TỘC
Cây làm hương liệu và gia vị
Số:
A. Sơ lược về người cung cấp thông tin:
- Họ và tên: Tuổi: Nam  , Nữ 
- Dân tộc:
- Địa chỉ: Bản (xóm): ,xã: ,huyện: , tỉnh:
- Nghề nghiệp (chính/ phụ): ………………
- Trình độ văn hóa: ; chuyên môn (nếu có):
- Hoàn cảnh có được tri thức dân tộc: do người trong dòng tộc truyền lại ,
học từ người khác , tự tìm tòi và phát hiện được , cách khác:
- Thời gian làm nghề liên quan đến sản xuất hương liệu và gia
vị:
- Thu nhập từ tri thức hương liệu và gia vị : hàng ngày , mỗi phiên chợ ,

chỉ khi có người yêu cầu ; Khác: ……………………………………………
- Mức thu nhập cụ thể mỗi lần: … , quy ra cho một tháng/ một năm:
- Số người/ số hộ trong cộng đồng có sản xuất hương liệu và gia vị :…………
Một số người/hộ đại diện :……………………………………………………
…………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………………………… …
B. Những thông tin cần biết về cây hương liệu và gia vị:
Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể được sử dụng làm
hương liệu và gia vị mà bác (anh/chị/ông/bà) biết?
25

×