Phân tích bản chất nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Hà Nội - 2009
Lời mở đầu.
Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử, trải qua các thời kì khác
nhau thì cũng có Quốc hiệu khác nhau. Văn Lang là Quốc hiệu đầu tiên của
Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Các Quốc
hiệu tiếp theo là Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu…Và
cuối cùng là Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc hội
khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đổi tên từ ngày 2 tháng 7 năm
1976.
Khi vừa mới ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang đứng
trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vận mệnh của Tổ Quốc, nền độc lập
dân tộc đang đứng trước nguy cơ sống còn. Vì vậy, ngày 3 -9 -1945, trong
phiên họp đầu tiên của chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một
trong những nhiệm vụ cấp bách của chính phủ là phải xây dựng được một
bản Hiến pháp để đưa nước ta ra khỏi tình thế khó khăn này.
Hiện nay, Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ
thống chính trị thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một Đảng chính trị là
Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo với tôn chỉ : Đảng lãnh đạo, nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt
Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo theo quy định
trong điều 4 của Hiến pháp năm 1992.
2
NỘI DUNG
Nhà nước là một bộ máy quyền lực do giai cấp thống trị lập ra để duy
trì việc thống trị về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… đối với toàn bộ xã
hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, là công cụ thực hiện
nền chuyên chính và bảo vệ lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một bộ máy thống trị của đa số với thiểu số.
Vậy, bản chất của nhà nước là gì? Như ta đã biết, bản chất của nhà nước
được thông qua ba nội dung:
1) Tính giai cấp.
Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp: Theo triết học Mác –
Lênin thì đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa các giai cấp, những lực lượng
xã hội, những tầng lớp xã hội có lợi ích cơ bản đối lập, đối kháng với nhau
không thể điều hòa được. Lênin định nghĩa về đấu tranh giai cấp như sau:
“Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại bộ
phận nhân dân khác, là cuộc đấu tranh của những người bị tước hết quyền,
bị áp bức bóc lột chống bọn có đặc quyền đặc lợi, cuộc đấu tranh của công
nhân làm thuê hay những người hữu sản hay của giai cấp tư sản.”.
Trong bối cảnh Liên Xô – Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa
đang bị lung lay, chủ nghĩa tư bản đang cố gắng khắc phục những hạn chế
và đang chiếm ưu thế trên nhiều mặt: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội…Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay không chỉ là đấu tranh bảo
vệ chính quyền mà còn định hướng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Một số cán bộ
nước ta đang bị thoái hóa, đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho những
nhân tố gây mất ổn định xã hội đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Cuộc
đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay đang là cuộc đấu tranh giữa cái thiện
3
và cái ác, giữa cái lạc hậu, bảo thủ với cái mới, giữa cái truyền thống và cái
hiện đại…
Nhà nước có bộ máy quyền lực thống trị: Vậy quyền lực thống trị
nghĩa là gì?
Như ta đã biết quyền lực chỉ ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài
người. Ngoài những hoạt động riêng biệt của từng các thể người còn có
những hoạt động chung trong cộng đồng, vì vậy giữa người với người sẽ tạo
ra quyền của người này đối với người khác. Nhưng quyền lực không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người mà đòi hỏi con người phải có nhận
thức và sử dụng đúng như những gì nó đã có. Sống trong xã hội, mỗi người
có nhiều mối liên hệ giữa người với người mà mỗi quan hệ xã hội xác định
có quan hệ quyền lực nhất định tương ứng nên ai cũng phải tham gia nhiều
mối quan hệ quyền lực khác nhau. Từ đó ta có thể hiểu: Quyền lực là ý chí
của người này được người khác thi hành, thể hiện mối quan hệ giữa người
chỉ huy với người chịu sự chỉ huy, giữa người được trao quyền với người đã
trao quyền. Đó là quyền uy và thế lực đủ để quyết định công việc điều hành
người khác hoạt động theo ý chỉ của mình.
Quyền lực thống trị chính là sự thể hiện quyền của giai cấp này đối
với giai cấp khác mà ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là
chủ thể chân chính của quyền lực.
=> Nhà nước không chỉ bảo vệ cho giai cấp thống trị mà còn bảo vệ cho các
tầng lớp khác khi lợi ích không đi ngược lại với giai cấp thống trị.
2) Tính xã hội (hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của nhà nước.)
Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với
các tầng lớp giai cấp khác. Do vậy, ngoài tư cách là công cụ để duy trì sự
4
thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.
Nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích của giai cấp thống trị mà còn quan
tâm đến lợi ích của các tầng lớp khác. Giá trị xã hội mà nhước bảo vệ được
thể hiện ngay trong Hiến Pháp. Nhà nước ban hành các chính sách kinh tế vĩ
mô, điều tiết, điều phối các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường. Nhà nước đầu tư, cung cấp hàng hóa dịch vụ xã hội cơ
bản như: cấp phép, kiểm dịch, kiểm định, giám sát, kiểm tra các lĩnh vực...
Nhà nước giữ vai trò là người bảo vệ những nhóm người yếu thế và dễ bị tổn
thương trong xã hội như: người già, trẻ em, người tàn tật…Nhà nước còn
hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, giao thông, phòng chống
thiên tai, bão lụt…
Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: của
dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền là mô hình tổ chức bộ máy nhà
nước mà ở đó có tiêu chí nhất định và nhà nước này có thể tồn tại ở nhà
nước Tư Sản, nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhà nước pháp quyền biểu hiện
trực tiếp sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản. Đó là một nhà nước đại diện cho quyền lực chân chính của nhân dân,
một tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ và vì công lý. Để
đảm bảo lợi ích và quyền hành thuộc về nhân dân thì cần phải giải quyết
những vấn đề về kinh tế-xã hội, phát triển tốt về giáo dục, văn hóa, y tế…
Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử cho nên nhân dân là nguồn gốc của
quyền lực. Nhân dân phải được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, được
quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình, được
quyền có cuộc sống ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Để quyền lực Nhà nước
của các công dân được thể hiện thì phải hoàn thiện và ngày càng hoàn thiện
hơn hệ thống pháp luật. Quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân, phải
5