Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

bo co thực tập.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.07 KB, 19 trang )

Mục lục
trang
Mở đầu
1
Chương 1:
Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ
phần việt nam thịnh vượng - chi nhánh kinh
đô
2
1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam thịnh Vượng
2
1.1 Lịch sử phát triển. 2
1.2 Chức năng hoạt động. 2
1.3 Mạng lưới kinh doanh 2
2 Giới thiệu chung về chi nhánh kinh đô 3
2.1 Quá trình hình thành phát triển 3
2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng
ban
3
2.2.1 Phòng kế hoạch kinh – Kinh doanh 4
2.2.2 Phòng kế toán – Ngân quỹ 4
2.2.3 Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ 4
2.2.4 Phòng hành chính 4
2.2.5 Phòng giao dịch 5
2.3 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh 5
2.3.1 Huy động vốn 5
2.3.2 Hoạt động cho vay 5
2.3.3 Thanh toán nội địa và quốc tế 5
2.3.4 Kinh doanh ngoại tệ 6
2.3.5 Nghiệp vụ bảo lãnh 6


2.3.6 Nghiệp vụ thẻ 6
2.3.7 Các nghiệp vụ khác 7
Giám ĐốcPhó Giám ĐốcPhòng nghiệp vụCác phòng giao dịchPhòng kế hoạch kinh doanhPhòng kế toán ngân quỹPhòng kiểm tra kiểm soátPhòng hành chính nhân sự
Chương 2 :
Tình hình hoạt động của chi nhánh kinh đô
các năm 2008-2010
8
2.1 Tình hình huy động vốn 8
2.2 Tình hình sử dụng vốn 9
2.2.1 Chỉ tiêu dư nợ 10
2.2.2 Tình hình nợ xấu 11
2.3 Các dịch vụ khác của ngân hàng 11
2.3.1 Hoạt động phát hành thẻ 11
2.3.2 Hoạt động chuyển tiền Western Union 12
2.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 12
Chương 3 :
Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh Đô
13
3.1 Đánh giá tổng quát hoạt động của chi nhánh 13
3.1.1 Những kết quả đạt được 13
3.1.2 Những mặt tồn tại 14
3.2 Một số ý kiến đề xuất 14
3.2.1 Về công tác huy động vốn 14
3.2.2 Về công cho vay và thu nợ 15
3.2.3 Về nghiệp vụ thanh toán nội địa và quốc tế 15
3.2.4 Về nghiệp vụ thẻ và dịch vụ 15
3.2.5 Về hoạt động của các phòng giao dịch 15
3.2.6 Về công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 16

Kết luận
17
Mở đầu
Sau những biến động kinh tế thế giới trong năm 2008 -2009 bằng những nỗ lực và
chính sách kinh tế của mình chính phủ việt nam đã đưa nền kinh tế của chúng ta vượt qua
những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng, năm 2010 tưởng chừng sẽ là một năm đầy
thuận lợi với nền kinh tế việt nam tuy nhiên nỗi lo về lạm phát đã khiến chính phủ việt nam
thực hiện hàng loạt các thay đổi về kinh tế vĩ mô ,với chức năng huy động và cung cấp
vốn cho nền kinh tế hệ thống ngân hàng là một công cụ đắc lực giúp thực hiện các chính
sách kinh tế của nhà nước nhằm bình ổn về mặt lãi suất ổn định nền kinh tế . là một trong
số những ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam ngân hàng việt
nam thịnh vượng đã tích cực thực hiện các chính sách kinh tế của nhà nước góp phần ổn
định và phát triển nền kinh tế việt nam.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức gắn chặt với nền kinh tế thị trường đóng vai
trò rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. nghiệp vụ huy động vốn là
một trong hai nghiệp vụ chính của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hoàn
thiện và nâng cao chất lượng tín dụng. nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động
vốn trong ngân hàng nên sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại chi nhánh ngân
hàng việt nam thịnh vượng em nhận thấy đây là một vấn đề rất quan trọng do vậy em
chọn đề tài “ một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng việt
nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô” để nghiên cứu và chuẩn bị cho bài luạn văn tốt
nghiệp của mình.
Báo cáo thực tập của em gồm :
Chương 1: giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh
vượng chi nhánh kinh đô
Chương 2: tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2008-2010
Chương 3: một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi
nhánh kinh đô phòng giao dịch thanh xuân đặc biệt là TS. Lê thị thu hương đã hướng dẫn,

chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I
Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần việt
nam thịnh vượng - chi nhánh kinh đô
1.Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng
1.1 lịch sử phát triển.
Ngân hàng việt nam thịnh vượng ( tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam “ VPBANK” ) được thành lập theo giấy phép
hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam cấp ngày 12
tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Với số vốn điều lệ ban đầu khi mới
thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển VPBANK đã nhiều lần thực hiện
tăng vốn điều lệ từ ngày 1 tháng 10 năm 2008 VPBANK có số vốn điều lệ là
2.117.474.330.000 đồng. trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBANK luôn chú
ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn…
bên cạnh việc tăng cường mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBANK cũng
đã mở thêm 2 công ty trực thuộc đó là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VPBANK
và công ty chứng khoán VPBANK.
1.2 chức năng hoạt động.
Chức năng hoạt động chủ yếu của VPBANK bao gồm:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư
từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng
- Kinh doanh ngoại hối
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác
- Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng
khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
1.3 mạng lưới kinh doanh.
VPBANK đã có tổng số 134 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc:
- Tại Hà Nội: 1 trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch

- Các tỉnh thành phố khác thuộc miền Bắc ( Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26
chi nhánh và phòng giao dịch.
- Khu vực miền Trung( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế,
Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 27 chi nhánh và phòng giao dịch.
- Khu vực miền Nam( Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 chi nhánh và phòng giao dịch.
- 550 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh VPBANK – Western Union.
2. giới thiệu chung về chi nhánh kinh đô
2.1 quá trình hình thành phát triển.:
Chi nhánh kinh đô được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 18-7-2008 tại địa chỉ
292 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội . đây là chi nhánh cấp 1 thứ 5 của VPBANK trên địa
bàn Hà Nội đồng thời cũng là điểm giao dịch thứ 48 của VPBANK trên địa bàn hà nội là
điểm giao dịch thứ 135 trên toàn hệ thống. từ khi đi vào hoạt động đến nay với lợi thế nằm
trong các quận nội thành tập trung đông dân cư có nhu cầu về dịch vụ tín dụng cao chi
nhánh kinh đô đã hoạt động rất hiệu quả và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra đóng góp
một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.
2.2. cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng VPBANK chi nhánh Kinh Đô)
2.2.1. Phòng kế hoạch kinh – Kinh doanh.
- nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, đề xuất chính
sách ưu đãi đối với từng khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn, trung và dài hạn.
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay (nội, ngoại tệ) để đầu tư vào các thành phần kinh
tế, thu nợ đối với các khoản vay.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ tín
dụng.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.
- Đầu mối tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ tín dụng của các bộ phận, phòng giao

dịch trực thuộc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao cho.
2.2.2. Phòng kế toán – Ngân quỹ.
- Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức
quản lý tài chính kế toán – ngân quỹ trong Chi nhánh.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ như hạch toán kế toán, hạch
toán thống kê, hạch toán ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và việc sử
dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí, xác định kết quả kinh
doanh của Chi nhánh.
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnh kế toán
thống kê và qui chế hiện hành của ngân hàng VPBANK.
- Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh trình lên hội
sở chính phê duyệt
- Quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu tại chi nhánh.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn kho theo quy định.
- Tổ chức thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh.
2.2.3. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, báo cáo
kết quả kiểm tra, kiểm soát bằng văn bản cho giám đốc ngân hàng, đưa ra những kiến
nghị cần bổ sung, sửa đổi về quy chế.
2.2.4. Phòng hành chính.
Thực hiện mua sắm công cụ, dụng cụ trang thiết bị dung để trang bị cho các phòng
nghiệp vụ. ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện cải tạo, sửa chữa trụ sở của chi nhánh và
giám sát thi công công trình.
2.2.5. Phòng giao dịch.
Trực tiếp giao dịch với khách hàng và báo cáo lên ngân hàng VPBANK chi nhánh
Kinh Đô thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển do chi nhánh đề ra.
2.3. Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh.
2.3.1. Huy động vốn.

- Thực hiện công tác tiếp cận, tiếp thị khách hàng có nguồn vốn tiền gửi tại ngân
hàng.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động, linh hoạt lãi suất, phương thức rút gửi và có
những chính sách khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.
- Tìm kiếm và thu hút những lượng vốn lớn từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tài
chính.
2.3.2. Hoạt động cho vay
Chi nhánh cung ứng các sản phẩm tiền vay đa dạng phong phú, phục vụ các nhu cầu
về vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và các nhân trong nước. Hỗ trợ nhu cầu vay
vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức, doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế theo định hướng khách hàng của ngân hàng , đầu tư vào
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ …..
- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống giúp khách hàng ( có nguồn thu nhập ổn định,
nhưng chưa đủ khả năng thực hiện) mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở,
sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.
2.3.3. Thanh toán nội địa và quốc tế.
Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ ( USD & EUR) cho các cá nhân và
tổ chức kinh tế.
Thực hiện thanh toán bằng nhiều phương thức, như là : chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán
tín dụng chứng từ (L/C).
2.3.4. Kinh doanh ngoại tệ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×