Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SKKN Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về “Phép chia hết” trong tập hợp N

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 3 trang )

Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về “Phép chia hết” trong tập hợp N
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lí do khách quan
1.2. Lí do chủ quan
1.3.Ý nghĩa, tầm quan trọng và tác dụng của vấn đề trong công
tác giảng dạy và giáo dục
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.4 Phương pháp nghiên cứu
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận:
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của đề tài
3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài trong công tác giảng dạy
3.2. Nhận định chung
3.3. Những bài học kinh nghiệm
3.4. Ý kiến đề xuất
Trang
2
2
2
2
2
2
3
3
3


4
4
11
12
14
15
15
15
15
15
Đèo Thị Kiểu – Trường PTDT Nội trú huyện Sông Mã.
1
Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về “Phép chia hết” trong tập hợp N
1. ĐẶT VẤN ĐỀ: (Lí do chọn đề tài)
Lí do khách quan:
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế
nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo. Trong quá trình phát triển của đất nước, Đảng ta luôn
coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là nền móng của sự phát triển kinh tế, xã
hội đem lại những đổi mới cho đất nước. Thực hiện ước nguyện của Bác Hồ là
đưa dân tộc Việt Nam “Bước lên đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc
năm châu”
Cùng với sự phát triển của đất nước, sự nghiệp giáo dục cũng không ngừng
đổi mới. Các nhà trường đã ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng giáo dục
toàn diện bên cạnh sự đầu tư thích đáng cho giáo dục mũi nhọn. Với vai trò là
môn học công cụ, bộ môn toán đã góp phần tạo điều kiện cho các em học tốt các
bộ môn khoa học tự nhiên khác.
Dạy như thế nào để học sinh không những nắm chắc kiến thức cơ bản một
cách có hệ thống mà phải được nâng cao để các em có hứng thú, say mê học tập
là một câu hỏi mà mỗi thầy cô chúng ta luôn đặt ra cho mình.

Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và nhu cầu học tập của
các đối tượng học sinh khá, giỏi. Điều đó đòi hỏi trong giảng dạy chúng ta phải
biết chắt lọc kiến thức, phải đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng và phát
triển thành tổng quát giúp học sinh có thể phát triển tốt tư duy toán học.
1.2. Lí do chủ quan:
Bản thân tôi, được nhà trường phân công dạy toán lớp 6. Qua nghiên cứu
tài liệu và giảng dạy tôi nhận thấy “phép chia hết" là đề tài lí thú, phong phú và
đa dạng của số học lớp 6 và không thể thiếu trong môn toán 6 cũng như môn
toán THCS. Đối tượng học sinh ở trường PTDT Nội trú Sông mã 100% là các
em học sinh dân tộc, bao gồm cả học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém. Trong
quá trình giảng dạy có em tiếp thu nhanh và hứng thú với môn học, say mê tìm
hiểu, bên cạnh đó cũng có em tiếp thu bài rất chậm, lười học có thái độ thờ ơ với
môn học, khả năng tính toán, tính nhẩm rất yếu. Việc bồi dưỡng học sinh khá
giỏi trong tiết học còn gặp nhiều khó khăn. Với bài viết này, tôi không tham
vọng lớn bàn về việc dạy "phép chia hết" và ứng dụng của nó trong chương
trình toán học phổ thông, tôi chỉ xin đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh
lớp 6 giải các bài tập về "phép chia hết" trong tập hợp số tự nhiên mà tôi đã áp
dụng nhằm bội dưỡng các em học sinh khá, giỏi thông qua các giờ học buổi
chiều. Tôi hy vọng nó sẽ có ích cho các đồng nghiệp khi giảng dạy.
1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng và tác dụng của vấn đề trong công tác
giảng dạy và giáo dục:
1.3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những phương pháp phù hợp để giúp
học sinh giải các bài toán về phép chia hết trong tập hợp N, từ đó học sinh có kĩ
năng vận dụng các phương pháp đã học để giải các bài tập về phép chia hết từ
các dạng toán cơ bản đến một số bài tập năng cao, phù hợp với mọi đối tượng
học sinh trường PTDT Nội trú Sông mã.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đèo Thị Kiểu – Trường PTDT Nội trú huyện Sông Mã.
2

28 chữ số 0 27 chữ số 027 chữ số 0
Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về “Phép chia hết” trong tập hợp N
Đèo Thị Kiểu – Trường PTDT Nội trú huyện Sông Mã.
3

×