Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước thất thoát thất thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 150 trang )






CHỈ DẪN

THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU








2013
































TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
DỰ THẢO
LƯU HÀNH NỘI BỘ

Cg u (v.1)
- 1 -

LỜI NÓI ĐẦU
  
Hiện nay, công tác giảm nước thất thoát thất thu tại các đơn vị đã bắt đầu đi vào chiều
sâu, các hoạt động đã bắt đầu đi theo hướng bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai tại các đơn

vị còn rời rạc và chưa thực sự có bài bản cụ thể do các tài liệu hướng dẫn, đào tạo chuyên
môn về giảm nước thất thoát thất thu dựa trên nhiều nguồn tài liệu rời rạc, chưa được hệ
thống hóa một cách khoa học và thiếu nhiều hình ảnh minh họa để người trực tiếp triển
khai có thể dễ dàng tiếp thu và thực hiện. Từ nguyên nhân đó, Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn TNHH MTV đã tổ chức tổng hợp và biên soạn Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm
nước thất thoát thất thu.
Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở các tài liệu, phương pháp kỹ thuật giảm nước
thất thoát thất thu đang được Tổng Công ty áp dụng kết hợp với những tài liệu kỹ thuật,
những kinh nghiệm học tập được từ các đơn vị chuyên ngành trong và ngoài nước đã và
đang áp dụng hiệu quả. Tài liệu được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế công tác giảm
nước thất thoát thất thu của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và các đơn vị đều có thể dễ
dàng áp dụng nhằm đạt được sự bài bản trong quá trình thực hiện từ giai đoạn thiết kế,
thiết lập DMA đến phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định đối với hoạt động giảm nước
thất thoát thất thu, các hoạt động triển khai ngoài hiện trường,…
Những nội dung được nêu trong tài liệu hướng dẫn kỹ thuật giảm nước thất thoát thất
thu không mới, tuy nhiên các nội dung này đã được biên tập với cách trình bày dễ hiểu với
nhiều hình ảnh minh họa, giúp người xem tiếp cận với tài liệu dễ dàng, trực quan sinh động.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hy vọng rằng tài liệu hướng dẫn này sẽ góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giảm nước thất thoát thất thu tại đơn vị. Chúng tôi rất
mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các đơn vị, phòng ban chuyên môn
để tiếp tục hoàn thiện tài liệu và hướng đến áp dụng rộng rãi không chỉ đối với các công
trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh bạn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
Phòng Kỹ thuật Công nghệ - Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
+ Địa chỉ: 
+ ĐT: +84.38227426 + Fax: +84.38279268
+ Email: ,
,





Cg u (v.1)
- 2 -

MỤC LỤC
Phần 1 : GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Phần 2 : TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU
I. Tổng quan về lương nước thất thoát thất thu
1. Khái niệm về lượng nước thất thoát thất thu
1.1 Tác động của NRW.
1.2 Định vị NRW.
2. Nguyên nhân và hình thức của lượng nước thất thoát thất thu
2.1 Thất thoát nước hữu hình.
2.2 Thất thoát nước vô hình.
2.3 Nước tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn.
II. Các cách tính lượng nước thất thoát thất thu
1. Tính theo phần trăm
1.1 Ưu điểm và nhược điểm của cách tính.
1.2 Đánh giá tình trạng thát thoát nước theo cách tính phần trăm.
2. Tính theo chiều dài mạng lưới
2.1 Ưu điểm và nhược diểm của cách tính.
3. Tính theo chỉ số hạ tầng ILI
3.1 Ưu điểm và nhược điểm của cách tính.
3.2 Bảng phân loại đánh giá theo chỉ số ILI
3.2 Đánh giá tình trạng thất thoát thất thu theo cách tính ILI
4. Tính theo bảng cân bằng nước theo hội nước quốc tế IWA.
3.1 Ưu điểm và nhược điểm của cách tính.
3.2 Tính toán các cấu phần của bảng cân bằng nước.
Phần 3 : CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU

I. Lựa chọn phương pháp giảm nước thất thoát thất thu.
II. Phương pháp thiết lập khu vực đồng hồ tổng (District Meter
Area_DMA):
1. Khái niệm DMA.
2. Ưu – Khuyết điểm của phương pháp thiết lập DMA.
3. Nguyên lý thiết lập DMA –
4. Qui mô DMA.
5. Các bước tiến hành giảm thất thoát nước trong một DMA:
4.1 Khảo sát thiết kế.
4.2 Phân tích số liệu trong DMA.
4.3 Vận hành bảo trì trong DMA
4.4 Thực hiện giảm thất thoát nước hữu hình.
4.5 Thực hiện giảm thất thoát nước vô hình.
III. Phương pháp dò tìm rò rỉ bằng thiết bị
1. Giới thiệu về các nhóm thiết bị sử dụng trong công tác giảm thất
thoát nước.
2. Phương pháp thực hiện.
2.1 Sử dụng thiết bị dò tìm rò rỉ khoang vùng.
Cg u (v.1)
- 3 -

2.2 Sử dụng thiết bị dò tìm rỏ rỉ tương quan.
2.3 Sử dụng thiết bị dò tìm rò rỉ nghe âm trực tiếp
Phần 4 : CÁC BIỂU MẪU VÀ BẢN VẼ
I. Phục vụ công tác điều tra cơ bản
 Bảng dữ liệu khảo sát khách hàng
 Bảng tổng hợp khảo sát khách hàng
 Bảng tổng hợp điều tra khách hàng
 Phiếu điều tra quản lý khách hàng
II. Phục vụ công tác thu thập số liệu

 Bảng dữ liệu cơ sở Khu vực nghiên cứu NRW
 Bảng khảo sát số liệu_Áp lực
 Bảng kiểm tra áp lực_Áp lực ZERO
III. Phục vụ công tác báo cáo hiện trường
 Báo cáo dò bể đêm
 Phiếu công tác_Sửa bể và Tu bổ
 Báo cáo hoàn công sửa bể
 Phiếu súc xả
 Hoàn công gắn mới đồng hồ nước
 Phiếu bấm chì đồng hồ nước
 Hoàn công bấm chì_Nâng dời đồng hồ nước gắn mới
IV. Phục vụ công tác hỗ trợ khách hàng
 Phiếu đăng ký quyền sử dụng nước
 Biên nhận hồ sơ gắn đồng hồ nước
Phần 5 : PHỤ LỤC
1. Thất thoát nước hữu hình.
2. Thất thoát nước vô hình
3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm WB-EasyCalc.
4. Nguyên lý thiết lập DMA.
5. Caretaker
6. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị phục vụ dò tìm rò rỉ
7. Phương pháp thực hiện Night test.
8. Đo lưu lượng tối thiểu ban đêm.
Cg u (v.1)
- 4 -

9. Phương pháp thực hiện night test.
10. Các biểu mẫu sử dụng để thu thập dữ liệu
Phần 6 : TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Water Loss Control Manual _ Julian Thornton

2. Nghiên cứu Phương án Quản lý Thất thoát nước dành cho Công ty Cấp nước
Tp.HCM _ Roland Liemberger Chuẩn bị cho Ngân hàng Thế giới tháng 11-2003.
3. Tài liệu khóa học Dự án Giảm thất thoát nước Tp.HCM _ Patrick Egan.
4. Chương trình thực hiện Giảm nước không doanh thu của Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn (giai đoạn từ 2008 đến 2025).
5. Dự án Fasep – Xác định thành phần và tính chất của thất thoát nước cho khu vực
thực nghiệm An Điền – An Phú Tp.HCM năm 2005.





























Cg u (v.1)
- 5 -

Phần 1:
Danh sách từ viết tắt
Tên viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ALC
Active Leakage Control
Hoạt động kiểm soát rò rỉ
AZNP
Average Zone Night Pressure
Áp lực trung bình ban đêm của
khu vực.
CARL
Current Annual Volume of Real
Losses
Thất thoát cơ học hiện tại hằng
năm.
DMA
District Metered Area
Khu vực đồng hồ tổng
ELL
Economic Leakage Level

Mức độ rò rỉ kinh tế
ILI
Infrastructure Leakage Index
Chỉ số thất thoát hạ tầng
IWA
International Water Association
Hiệp hội nước quốc tế
MNF
Minimum Night Flow
Lưu lượng nhỏ nhất ban đêm
NNF
Net Night Flow
Lượng nước thất thoát hữu hình
ban đêm từ mạng lưới đường
ống và đấu nối dịch vụ
NRW
Non – Revenue Water
Nước thất thoát, thất thu
PCC
Per Capita Consumption
Bình quân tiêu thụ đầu người
UARL
Unavoidable Annual Real Losses
Chỉ số thất thoát cơ học tối
thiểu hàng năm.


Cg u (v.1)
- 6 -


Thuật ngữ Thất thoát nước

Giải thích các thuật ngữ được sử dụng:
- Lưu lượng nước bơm vào hệ thống: Lượng nước đã được xử lý từ các nhà máy nước
bơm vào mạng lưới đường ống cấp nước.
- Tiêu thụ hợp pháp: Lượng nước được đo đếm qua đồng hồ hoặc không được đo đếm
qua đồng hồ, có thể được xuất hóa đơn hoặc không xuất hóa đơn. Việc tiêu thụ này
phải đăng ký với Công ty cấp nước.
- Tiêu thụ hợp pháp có hoá đơn: Lượng nước sử dụng có hoá đơn thanh toán và thu
được lợi nhuận bao gồm lượng nước tiêu thụ có đồng hồ đo có hoá đơn cộng với lượng
nước tiêu thụ không có đồng hồ đo, có hoá đơn.
- Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hoá đơn: Lượng nước đo đếm được qua đồng hồ và thanh
toán chi phí qua chi số đồng hồ đo.
- Tiêu thụ không có đồng hồ đo, có hoá đơn: Lượng nước sử dụng có hóa đơn thanh
toán nhưng không dựa vào chỉ số đồng hồ mà thông qua các phương pháp ước tính
dựa trên cơ sở những quy định và tiêu chuẩn đã được ban hành.
- Tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn: Lượng nước không đem lại doanh thu nhưng
được sử dụng có mục đích hợp pháp.
- Tiêu thụ không có đồng hồ đo, không có hoá đơn: Lượng nước sử dụng hợp pháp
nhưng không được đo đếm qua đồng hồ và không có hóa đơn.
- Tiêu thụ bất hợp pháp: Lượng nước sử dụng trái phép, không tuân theo bất cứ quy
định sử dụng nước nào của công ty cung cấp nước ban hành.
- Nước Thất thoát: Lượng nước mất đi trong quá trình cung cấp nước. Lượng nước thất
thoát chính là phần chênh lệch giữa lượng nước bơm vào hệ thống và lượng nước tiêu
thụ hợp pháp. Nước thất thoát bao gồm Thất thoát vô hình 
 và thất thoát hữu hình .
- Thất thoát vô hình - Thất thoát thương mại: Lượng nước không đem lại doanh thu
do những sai sót trong công tác quản lý gây ra nó bao gồm sai số liên quan đến việc
quản lý đồng hồ cũng như đọc sai số đồng hồ, sai số trong công tác ra hoá đơn cộng
với lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp .

- Thất thoát hữu hình - Thất thoát cơ học: Lượng nước thất thoát từ hệ thống bao
gồm từ bể chứa, mạng lưới đường ống đến các điểm sử dụng của khách hàng như rò rỉ,
bể ống, chảy tràn v v
- Sai số đồng hồ khách hàng và các lỗi xử lý dữ liệu: Lượng nước mất đi do lỗi sai sót
trong khâu quản lý và đọc số của đồng hồ khách hàng cũng như các lỗi sai số trong
khâu xử lý dữ liệu ra hoá đơn
- Rò rỉ trên đường ống chuyển tải hoặc phân phối nước: Lượng nước mất đi ngay
trên hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước do rò rỉ hay bể ống.
Cg u (v.1)
- 7 -

- Nước có doanh thu: Lượng nước tiêu thụ tiêu thụ hợp pháp có hoá đơn thanh toán và
doanh thu. Lượng nước này bao gồm lượng nước tiêu thụ có đồng hồ, có hoá đơn cộng
với lượng nước tiêu thụ không có đồng hồ, có hoá đơn.
- Nước không doanh thu - Nước thất thu: Lượng nước mất đi không có hóa đơn và
không thu lại tiền trong quá trình cung cấp nước, lượng nước này bao gồm Tiêu thụ
hợp pháp không có hoá đơn cộng với lượng nước thất thoát vô hình 
 và thất thoát hữu hình .
- Hoạt động kiểm soát rò rỉ (ALC): Quá trình chủ động tìm kiếm, phát hiện và sửa
chữa những điểm bể hay rò ri ngầm, nó bao gồm cả chiến lược truyền thông và chính
sách khuyến khích khách hàng của công ty cấp nước.
- Áp lực trung bình ban đêm của khu vực (AZNP): áp lực trung bình ban đêm của
một khu vực tính trên dòng chảy tối thiếu trong ống vào ban đêm của khu vực đó.
- Nền rò rỉ: là sự rò rỉ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kiểm soát rò rỉ (như dò bể,
sửa bể). Những điểm rò rỉ như vậy thường nhỏ hoặc rất nhỏ.
- Thất thoát cơ học hiện tại hàng năm (CARL): thất thoát cơ học hàng năm luôn luôn
có xu hướng tăng khi mạng lưới phân phối lớn lên. Sự gia tăng này có thể bị khống
chế bởi một chính sách quản lý rò rỉ thành công.
- Sai số đồng hồ khách hàng và lỗi xử lý dữ liệu: là những thiệt hại gây ra bởi sư đo
đếm không chính xác dữ liệu đồng hồ khách hàng và những sai sót trong khâu xử lý

thanh toán ra hóa đơn.
- Mức độ rò rỉ kinh tế: là mức chi phí hiện tại ròng sử dụng cho các hoạt động giảm rò
rỉ trên mạng lưới đạt được mức độ tối thiểu.
- UARL: Chỉ số thất thoát cơ học tối thiểu hàng năm chính là lượng nước thất thoát vật
lý (thất thoát hữu hình) tồn tại trên mạng lưới đường ống cấp nước không thể xóa bỏ
được, việc xóa bỏ hoàn toàn lượng nước thất thoát vật lý này sẽ không mang lại hiệu
quả kinh tế trong vấn đề kinh doanh nước sạch mặc dù các công ty cấp nước đã có một
chế độ quản lý, bảo trì và vận hành mạng lưới đường ống tốt. Công thức tính UARL
cho các hệ thống của mạng lưới được phát triển và thử nghiệm bởi tổ công tác giảm
thất thoát nước của IWA
- Chỉ số rò rỉ hạ tầng – ILI (Infrastructure Leakage Index): Chỉ số ILI là một phép
tính thực nghiệm, nó phản ánh tình trạng quản lý mạng lưới phân phối tại một đơn vị
tốt hay không, dựa vào đó ta có thể lên kế hoạch thực hiện các công tác duy trì, sửa
chữa, phục hồi mạng lưới đối với hiện trạng thất thoát nước thực tế.
- PCC: bình quân tiêu thụ đầu người
Cg u (v.1)
- 8 -

Phần II:
TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU

I. Tổng quan về lượng nước thất thoát thất thu:
1. Khái niệm nước thất thoát thất thu (NRW – Non Revenue Water):
Nước thất thoát thất thu là lượng nước sạch sau khi được xử lý tại các nhà máy đưa
vào mạng lưới cấp nước nhưng không thu được tiền.


1.1. Tác động của NRW: Vòng tròn lẩn quẩn và Vòng tròn thoát
Vòng tròn lẩn quẩn (Vicious Cirle) là một trong những chìa khóa nguyên
nhân cho việc vận hành yếu kém, và kết quả là ngày càng tăng thất thoát thương

mại cũng như thất thoát cơ học. Thất thoát cơ học, hay rò rỉ, lấy đi lượng nước
lẽ ra sẽ cung cấp cho người sử dụng và làm tăng chi phí vận hành. Thất thoát
thương mại, như là đồng hồ khách hàng chạy sai, quá trình đọc số và nhập liệu
yếu kém, đấu nối trộm, sẽ giảm doanh thu và tăng chi phí cho tài nguyên nước.

Đầu tư thêm nguồn
sản xuất và mạng
lưới để đáp ứng
nhu cầu tăng cao
của khách hàng
Giảm ngân sách
hoạt động cho
việc duy tu bảo
dưỡng mạng lưới
NRW tăng
Doanh thu giảm
và chi phí vận
hành tăng
Vòng lẩn quẩn
Vicious Circle

Cg u (v.1)
- 9 -

Thách thức trong việc quản lý ngành nước là chuyển từ “vòng tròn lẩn
quẩn” thành “vòng tròn thoát”. Việc giảm NRW có thể giải phóng nguồn mới
về cả nước lẫn vốn. Kết quả của việc giảm một lượng thừa nước thất thoát sẽ
tăng lượng nước cho tiêu thụ và hoãn việc đầu tư thêm nguồn nước mới. Điều
đó sẽ làm giảm chi phí vận hành. Tương tự, giảm nước thất thoát thương mại sẽ
tạo thêm nhiều lợi nhuận.


1.2. Định vị NRW
Các công ty cấp nước bất cứ nơi nào trên thế giới đều sử dụng một phương
pháp chẩn đoán, tiếp theo là thực hiện các giải pháp để thực hiện và đạt được
giảm thất thoát nước. Bước đầu tiên là tìm hiểu về mạng lưới và quá trình hoạt
động. Các câu hỏi thường gặp trong quá trình này là:
- Có bao nhiêu lượng nước đang bị mất?
- Rò rỉ xảy ra ở đâu?
- Vì sao xảy ra rò rỉ?
- Những chiến lược nào sẽ được giới thiệu để giảm rò rỉ và cải thiện sự
thực hiện?
- Làm sao để duy trì và giữ vững những thành tựu đã đạt được?
Cho dù việc tối thiểu tỷ lệ nước không doanh thu là sự ưu tiên của các công
ty cấp nước, và đã có nhiều cố gắng để đạt được mức NRW chấp nhận được.
Nguyên nhân cho sự thất bại của chiến lược giảm NRW là từ do không hiểu tầm
quan trọng của vấn đề cho đến thiếu tài chính hay thiếu hụt nhân lực. Thêm vào
đó, người quản lý thường không chú ý nhiều đến NRW bởi vì chính sách quản
lý nội bộ yếu kém cộng với các thủ tục hành chính, góp phần làm tăng thêm
NRW.
Tập trung chi phí
để hoàn thiện sự
vận hành hệ thống
Thực hiện đầu tư
thêm vào chương
trình giảm NRW
NRW giảm
Doanh thu tăng và
chi phí vận hành
giảm
Cg u (v.1)

- 10 -

Giảm thất thoát dù chỉ 5% cũng sẽ mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn, lợi
nhuận này không chỉ đơn thuần lấy lượng nước giảm được nhân với giá nước,
mà còn phải xem xét đến việc giảm chi phí sản xuất, phải xem xét đến cả lượng
nước thay vì mất đi sẽ cung cấp cho các vùng đang có áp lực nước thấp khác…
Quản lý NRW không phải là chỉ thực hiện một lần, mà đòi hỏi sự cam kết
lâu dài và liên quan đến tất cả các phòng ban. Nhiều nhà quản lý không tiếp cận
với các thông tin trên toàn bộ hệ thống cấp nước, trong khi điều này sẽ giúp họ
hiểu hết bản chất của NRW và tác động của nó đến công ty, tình trạng tài chính
của nó và mức độ hài lòng của khách hàng. Đánh giá quá thấp NRW và lợi ích
của việc giảm NRW, thường dẫn đến thất bại của chương trình giảm NRW.
Thành công của việc giảm NRW không chỉ bao gồm giải quyết các vấn
đề kỹ thuật, mà còn bao gồm việc quản lý tài sản, vận hành, hỗ trợ khách hàng,
phân phối tài chính và các yếu tố khác…




Quản lý yếu kém cũng ảnh hưởng đến việc giảm NRW. Người quản lý
thường thiếu quyền tự trị, kỹ thuật và các kỹ năng quản lý cần thiết. Người quản
lý cũng nên đối phó với rào cản chính sách, tay nghề kỹ thuật yếu kém, và cơ sở
hạ tầng cũ mục. Cuối cùng, việc thiết kế dự án kém cũng gây trở ngại cho nỗ
lực giảm NRW, đánh giá quá thấp yêu cầu về tài chính.
Tuy nhiên, hiểu biết của các nhà quản lý về các khía cạnh của NRW đang
phát triển. Ngoài ra, một số công cụ đang nổi lên để hỗ trợ giảm NRW một cách
bền vững, điển hình như:
- Phương pháp luận mới để định lượng thất thoát cơ học và thất thoát
thương mại chính xác hơn.
NRW

Dữ liệu
Năng
lực
Hoạt
động
thương
mại
Quản lý
tài sản
Hoạt
động
duy trì
Hỗ trợ
khách
hàng
Phân
bố tài
chính
Hỗ trợ
quản lý
Giảm nước thất thoát là trách nhiệm của tất cả các nhân viên

Cg u (v.1)
- 11 -

- Nhiều phương pháp kỹ thuật có hiệu quả hơn để tiếp cận quản lý rò rỉ và
giảm áp lực hệ thống.
- Nhiều phương thức mới đối với việc hợp tác khu vực kinh tế tư nhân.
Giá trị nước không doanh thu tại một số thành phố lớn ở Châu Á qua nhiều năm


 Giảm NRW sẽ tăng cả nguồn tài chính và nguồn nước để sử dụng.
 Các nước đang phát triển sẽ đối mặt với các thách thức trong việc giảm NRW,
như hạ tầng xuống cấp, ràng buộc tài chính, và sự quản lý yếu kém.
 Vòng tròn lẩn quẩn sẽ làm tăng NRW và giảm nguồn tài chính, vòng tròn
thoát sẽ giảm NRW và tăng nguồn tài chính.
 Quản lý NRW là quá trình dài lâu, trong đó phải kết hợp nhiều khía cạnh của
quá trình hoạt động.
 Xác định NRW là trách nhiệm của người quản lý, bao gồm tài chính và pháp
lý, sản xuất, phân phối, dịch vụ khách hàng, và các thành phần khác.

Cg u (v.1)
- 12 -

2. Nguyên nhân và các hình thức của lượng nước thất thoát thất thu:
– Trong điều kiện cấp nước lý tưởng, tất cả lượng nước sạch sau khi xử lý tại các nhà
máy nước đều được cung cấp đến người sử dụng (khách hàng) thông qua hệ thống
mạng lưới đường ống hay các công cụ vận chuyển nước sạch khác. Lượng nước mà
khách hàng sử dụng sẽ được đo đếm một cách chính xác cùng với một mức giá
nước thích hợp sẽ là cở sở để các đơn vị cung cấp nước sạch lập hóa đơn thanh
toán, tạo nên doanh thu.
– Trong điều kiện cấp nước thực tế, lượng nước sạch trước khi được cung cấp đến
người sử dụng sẽ bị thất thoát một phần trên hệ thống mạng lưới đường ống hay bị
mất đi bởi hệ thống đo đếm không chính xác, một số trường hợp khác lượng nước
sạch cũng bị mất đi bởi sự sai sót trong công tác lập hóa đơn cũng như trong các
công tác quản lý thiếu chặt chẽ khác. Tổng các lượng nước bị mất đi 
nêu trên sẽ tạo nên lượng nước thất thoát thất thu.
– Nước thất thoát thất thu tồn tại dưới ba dạng chính
2.1 Thất thoát nước hữu hình:
Phần nước bị mất đi trên hệ thống mạng lưới đường ống, phần nước này thường
tồn tại dưới dạng bể ống hoặc rò rỉ:

- Trên ống chuyền tải và ống phân phối.
- Trên các mối nối, phụ tùng chuyên ngành cùng các thiết bị mạng lưới gắn
trên mạng lưới đường ống cấp nước.
- Trên ống dịch vụ trước khi vào nhà khách hàng.
- Nền và tường của các bể chứa dịch vụ.
- Tràn nước qua bể chứa cung như tháp cắt áp trong khu vực
2.2 Thất thoát nước vô hình:
Phần nước bị mất đi bởi các công tác quản lý thiếu chặt chẽ, sai số của các công
cụ đo đếm cũng như những sai sót trong công tác thiết lập hóa đơn tiền nước
như:
- Đồng hồ nước đo đếm thiếu chính xác do hết hạn kiểm định hay do sự tác
động trực tiếp từ khách hàng.
- Nhân viên đọc số cố tình đọc sai chỉ số tiêu thụ trên đồng hồ với trường hợp
này thường chỉ số tiêu thụ ghi nhận thường thấp hơn so với chỉ số tiêu thụ
thực tế.
- Cấp đồng hồ cho khách hàng quá cỡ sử dụng.
- Lỗi nhập liệu sai của nhân viên thiết lập hóa đơn, hoặc khách hàng sử dụng
nước nhưng không có hóa đơn tiền nước.
2.3 Nước tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn:
Cg u (v.1)
- 13 -

Phần nước sử dụng cho các dịch vụ công ích hay các mục đích sử dụng khác
nhưng không được thiết lập hóa đơn thanh toán bao gồm:
- Lượng nước sử dụng cho chữa cháy, tưới cây, tưới đường …v.v.
- Lượng nước sử dung để xúc xả đường ống cấp nước.
II. Các cách tính lượng nước thất thoát thất thu:
1. Tính theo phần trăm (%):
Đây là cách tính truyền thống, thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa lượng nước không thu
được tiền với lượng nước sạch được sản xuất ra.



1.1. Ưu, nhược điểm của cách tính này:
a. Ưu điểm:
- Rõ ràng và dễ hiểu (những người không hoạt động trong lĩnh vực này vẫn
có thể hiểu được).
- Dễ tính toán.
b. Nhược điểm:
- Không phản ánh đúng khi có sự thay đổi trong tiêu thụ nước.
- Chưa phù hợp để so sánh, đối chiếu với các đơn vị cấp nước. Dễ gây hiểu
nhầm: theo cách tính này, công ty có tỉ lệ tiêu thụ cao, cấp nước gián đoạn,
áp lực thấp sẽ có được lợi thế hơn.
1.2. Đánh giá tình trạng thất thoát thất thu nước theo cách tính này:
NRW %
0 - 10
10 - 15
15 - 20
20 - 25
25 -30
≥ 40
Phân loại
Rất tốt
Tốt
Trung
bình
Thường
Yếu
Kém
2. Tính theo chiều dài mạng lưới cấp nước:
Cg u (v.1)

- 14 -


2.1. Ưu, nhược điểm của cách tính này:
a. Ưu điểm:
- Rõ ràng và phản ánh trung thực hơn.
- Mang tính kỹ thuật.
b. Nhược điểm:
- Khó hiểu đối với những người không hoạt động trong lĩnh vực này.
- Sẽ không đáng tin cậy nếu không biết chính xác chiều dài mạng lưới cấp
nước và số đấu nối dịch vụ.
3. Tính theo chỉ số rò rỉ hạ tầng ILI (Infrastructure Leakage Index):
Chỉ số ILI là một phép tính thực nghiệm, nó phản ánh tình trạng quản lý mạng lưới
phân phối tại một đơn vị tốt như thế nào, dựa vào đó ta có thể lên kế hoạch thực hiện
các công tác duy trì, sửa chữa, phục hồi mạng lưới đối với hiện trạng thất thoát nước
thực tế.



Trong đó:
– CAPL: Thất thoát cơ học hiện tại hàng năm
CAPL = Lượng nước vào mạng – Lượng nước thất thoát thương mại –
Lượng nước tiêu thụ hợp pháp không thu tiền.
– MAAPL: Thất thoát cơ học tối thiểu có thể đạt được hàng năm 
t
.
MAAPL = (18 × LM + 0.8 × NC + 25 × LP) × P
Cg u (v.1)
- 15 -


 LM: Chiều dài đường ống chính (Km);
 NC: Tổng số đấu nối dịch vụ;
 LP: Tổng chiều dài (Km) cho toàn bộ các ống ngánh;
 P: Áp lực trung bình (m);
3.1. Ưu điểm và nhược điểm của cách tính này
a. Ưu điểm:
- Chỉ số ILI không có đơn vị vì vậy thuận tiện cho việc so sánh giữa các
quốc gia dùng hệ đơn vị đo khác nhau.
- Là công thức thực nghiệm nên dễ tính toán và dễ sử dụng.
b. Nhược điểm:
- Không phản ánh được hết cục diện tình trạng thất thoát nước tại một đơn
vị vì nó chí đánh giá được chỉ số thất thoát cơ học.
- Vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại nhiều quốc gia.
- Khuyến cáo của nhóm nghiên cứu là chỉ số ILI không được dùng cho hệ
thống có áp lực trung bình thấp hơn 25 mét nước và có ít hơn 5000 đấu
nối.
3.2. Bảng phân loại, đánh giá theo chỉ số ILI (Ma trân mục tiêu)

Phân loại

ILI
Thất thoát cơ hc

(l/đấu nối/ngày)

(khi hệ thống có áp lực) với áp lực trung bình là:

10 m

20 m


30 m

40 m

50 m
Các
quốc
gia
phát

triển

A

1 - 2


< 50

< 75

< 100

< 125

B

2 - 4



50-100

75-150

100-200

125-250

C

4 - 8


100-200

150-300

200-400

250-500

D

> 8


> 200

> 300


> 400

> 500
Các
quốc
gia
đang

A

1 - 4

< 50

< 100

< 150

< 200

< 250

B

4 - 8

50-100

100-200


150-300

200-400

250-500

C

8 - 16

100-200

200-400

300-600

400-800

500-1000
Cg u (v.1)
- 16 -

phát

triển

D

> 16


> 200

> 400

> 600

> 800

> 1000
3.3. Đánh giá tình trạng thất thoát thất thu nước sạch theo cách tính này:
Nhóm
Đánh giá tổng quan
A : Tốt
Giảm thất thoát nước hơn nữa có thể không hiệu
quả về mặt kinh tế.
Cần phân tích kỹ để xác định những cải thiện hiệu
quả về mặt chi phí.
B: Khá
Có tiểm năng cải thiện.
Xem xét: quản lý áp lực, các biện pháp kiểm soát
rò rỉ chủ động tốt hơn và bảo dưỡng tốt hơn.
C: Yếu
Chỉ cho phép nếu lực lượng nước nhiều và giá rẻ.
Cần củng cố các nỗ lực giảm NRW.
D: Kém
Sử dụng các nguồn lực thiếu hiệu quả.
Các chương trình giảm NRW là bắt buộc và ưu
tiên
4. Tính theo bảng cân bằng nước (theo Hội Nước Quốc tế - IWA):

Bảng cân bằng nước là một hình thức tính thất thoát nước thể hiện qua các thành
phần của lượng nước được cung cấp vào mạng lưới. Đây là một phương pháp tính
nhằm xác định các thành phần nước thất thoát nào cần được tập trung để giảm thiểu
và được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Cg u (v.1)
- 17 -


Lượng
nước
đưa
vào hệ
thống
Nước
tiêu thụ
hợp
pháp
Nước tiêu thụ hợp
pháp có hóa đơn
Nước tiêu thụ có đồng hồ
có hóa đơn
Nước có
thu tiền
Nước tiêu thụ không có
đồng hồ có hóa đơn
Nước tiêu thụ hợp
pháp không có
hóa đơn
Nước tiêu thụ có đồng hồ

không có hóa đơn
Nước
thất thoát
thất thu
(NRW)
Nước tiêu thụ không có
đồng hồ không có hóa đơn
Nước
thất
thoát
Thất thoát vô hình
Nước tiêu thụ bất hợp pháp
Đồng hồ không chính xác
Thất thoát hữu
hình
Rò rỉ trên ống chuyển tải,
ống phân phối
Rò rỉ và tràn tại các bể chứa
của CTCN
Rò rỉ trên ống ngánh trước
vị trí đồng hồ khách hàng
4.1 Ưu điểm và nhược điểm của cách tính này
a. Ưu điểm:
- Thể hiện rõ các yếu tố hình thành nên lượng nước bị thất thoát 

- Dựa vào kết quả tính dễ dàng đặt mục tiêu, định hướng trong việc giảm
nước thất thoát thất thu.
b. Nhược điểm:
- Cách tính khá phức tạp yêu cầu cần phải có một sự hiểu biết nhất định.
- Các dự liệu tổng hợp tính cần phải có độ chính xác cao.





Cg u (v.1)
- 18 -

4.2 Tính toán các cấu phần của bảng cân bằng nước:
Để tính toán bảng cân băng nước ta có thể sử dụng phần mềm WB-EasyCalc,
đây là một phần mềm đa ngôn ngữ và sử dụng miễn phí được xây dựng bởi tổ
chức Hội Nước Quốc tế - IWA.


Các bước hướng dẫn sử dụng phần mềm để tính toán lượng nước thất thoát thất thu
xem phụ lục.




Cg u (v.1)
- 19 -

Phần III :
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU
I. Lựa chọn phương pháp thực hiện giảm nước thất thoát thất thu:
Để thực hiện công tác giảm nước thất thoát thất thu cho một khu vực đạt hiệu quả
cao ta phải lựa chọn phương pháp giảm nước thất thoát thất thu phù hợp cho khu vực
đó, việc lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:
1. Quy mô hệ thống cấp nước.
2. Tỷ lệ/mức độ của các cấu phần theo bảng cân bằng nước.

3. Phân tích hiệu quả kinh tế (giữa chi phí và lợi nhuận).
4. Mục tiêu (ngắn hạn hay dài hạn).
5. Hạ tầng kỹ thuật (cơ sở dữ liệu, hệ thống họa đồ, …).
6. Trình độ và năng lực nguồn nhân lực.
 Hiện nay, Tổng Công ty đang áp dụng 2 phương pháp chính:
 Phương pháp thiết lập khu vực đồng hồ tổng (District Meter
Area_DMA).
 Phương pháp dò tìm rò rỉ thông thường bằng các thiết bị dò tìm .
II. Phương pháp thiết lập khu vực đồng hồ tổng (District Meter Area_DMA):
1. Khái niệm DMA:
Là tập hợp các đường ống được cấp nước từ một nguồn hoặc tối đa hai nguồn
phục vụ số khách hàng giới hạn. DMA là một phần mạng lưới tách biệt về thủy lực
và có thể cô lập khỏi các tuyến ống khác bằng cách đóng một số van nhất định.


2. Ưu – Khuyết điểm của phương pháp thiết lập DMA:
a. Ưu điểm:
- Khu vực quản lý nhỏ dễ dàng kiểm soát hệ thống mạng lưới.
- Dễ dàng kiểm soát các hoạt động rò rỉ.
- Hiệu quả cao trong công tác dò tìm rò rỉ.
- Thời gian dò tìm rò rỉ được giảm thiểu dựa vào kiểm soát lưu lượng tối
thiểu ban đêm.
- Chủ động trong công tác vận hành, bảo trì, theo dõi tình hình áp lực, lưu
lượng, chất lượng nước hệ thống mạng,
Cg u (v.1)
- 20 -

- Giảm thất thoát nước do việc kiểm soát được áp lực
b. Khuyết điểm:
- Chi phí thiết lập DMA cao.

- Cần theo dõi và bảo trì thường xuyên
- Cần phải có cán bộ kỹ thuật cao đào tạo tốt.
- Vấn đề áp lực mạng và chất lượng nước.
3. Nguyên lý và các bước thiết lập DMA
a. Nguyên lý thiết lập DMA: dựa trên một số tiêu chí sau
- Độ lớn DMA: khoảng 500 đến 3000 đấu nối tuy nhiên còn phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
+ Yếu tố địa lý (ranh giới sông ngòi, kênh rạch, đường cao tốc, đường sắt,
hệ thống thoát nước, địa bàn quản lý của các đơn vị…).
+ Số hộ, số dân trong khu vực
+ Trình độ kỹ thuật kiểm soát rò rỉ.
+ Điều kiện thủy lực (đóng các van biên phải đảm bảo áp lực và lưu
lượng trong khu vực).
+ Yêu cầu mức độ rò rỉ mong muốn.
Lưu ý: Đối với việc thiết lập DMA với kích thước nhỏ thì viêc quản lý cũng như
kiểm soát mức độ rò rỉ khu vực trong DMA sẽ dễ dàng và nhanh chóng so
với DMA có kích thước lớn. Tuy nhiên việc phân chia hệ thống mạng lưới
thành nhiều DMA với kích thước nhỏ sẽ khó cho việc đảm bảo thủy lực
khu vực. Bên cạnh đó, mặt kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng. Do đó, để thiết lập
DMA.
- Số lượng van cần phải cô lập trong DMA: việc đóng các van để cô lập
khu vực nào đó và lắp đặt đồng hồ tổng. Quá trình nảy có thể ảnh hưởng
đến áp lực của hệ thống mạng lưới
- Số lượng đồng hồ đo lưu lượng vào và ra khỏi DMA: phù hợp với qui
mô cấp nước khu vực (lưu lượng). việc lặp đặt càng ít đồng hồ đô sẽ giảm
thiểu chi phí thiết lập ban đầu.
- Chất lượng nước: chất lượng nước nên được kiểm soát trước và sau khi
lắp đặt DMA. Chất lượng nước không đạt theo tiêu chuẩn yêu cầu có thể
xảy ra sau khi thiết lập xong DMA. Việc này do khi thiết lập DMA có liên
quan đến việc đóng van để tạo ra biên nên tạo ra hệ thống mạng cụt (thường

mạng vòng). Vấn đề này được giải quyết bởi công tác súc xả.
- Áp lực: đảm bảo theo qui định. Đặc biệt lưu ý khi thiết lập DMA cần quan
tâm đến những vị trí bất lợi (vị trí xa nguồn cấp) đảm bảo áp lực đạt yêu
cầu.
- Đặc điểm địa hình: ảnh hưởng đến việc xác định biên của DMA ranh giới
sông ngòi, kênh rạch, đường cao tốc, đường sắt, hệ thống thoát nước, địa
bàn quản lý của các đơn vị…).
Cg u (v.1)
- 21 -

Sơ đồ thể hiện các giai đoạn trong thiết kế và lắp đặt.

4. Các bước tiến hành giảm thất thoát nước trong một DMA:
4.1. Khảo sát thiết kế:
- Cập nhật chính xác hệ thống đường ống
- Cập nhật chính xác hệ thống van
- Cập nhật chính xác hệ thống trụ cứu hỏa
- Cập nhật hệ thống đồng hồ tổng hiện hữu
- Khảo sát dữ liệu khách hàng (áp lực, lưu lượng)
Cg u (v.1)
- 22 -

- Xác định vị trí lắp đặt đồng hồ DMA
- Định vị các van biên hiện hữu
- Xác định và định vị các van biên bổ sung (van biên, van bước)
- Kiểm tra độ kín nước của các van biên hiện hữu
- Kiểm tra áp lực ZERO
4.2. Phân tích số liệu trong DMA:
- Tính toán thủy lực để phân bố áp lực và lưu lượng nước cho phù hợp thông
qua đó có cái nhìn tổng quát và kinh tế nhất về hệ thống mạng lưới đường

ống trong khu vực DMA
- Dựa vào những số liệu điều tra cơ bản ban đầu trong khu vực DMA ta tính
toán bản cân bằng nước để nhận định tình hình thất thoát nước trong khu
vực.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát nước (thiêng v h hình hay
vô hình) từ đó có biện pháp khắc phục một cách đúng đắn và phù hợp nhất.
4.3. Vận hành và bảo trì DMA
Để vận hành vận hành và bảo trì tốt một DMA, cũng như để tỉ lệ nước thất
thoát thất thu trong DMA đó được cải thiện, các đơn vị cấp nước cần phải bổ
nhiệm Caretaker hay nhóm Caretaker quản lý và làm việc trong khu vực DMA
đó, quan niệm về người Caretaker được hiểu như sau:
- Caretaker là người có mặt đầu tiên khi có sự cố xảy ra trong khu vực DMA
- Caretaker là một người có kiến thức về mạng phân phối và chịu trách nhiệm
cho việc Vận hành và Bảo trì hệ thống mạng lưới cấp nước trong DMA.
- Mỗi Caretaker phải đảm bảo DMA do mình quản lý vận hành trôi chảy, với
dịch vụ cấp nước dành cho khách hàng được duy trì ở mức độ ổn định.
- Tùy vào bản chất công việc và đặc trưng địa lý của khu vực cấp nước ta có
thể có một hoặc một nhóm Caretaker cùng làm việc trong một DMA.
- Đối với trường hợp một DMA có nhiều Caretaker cùng làm việc sẽ phải có
một người chụi trách nhiệm chính đối với lãnh đạo cấp trên và điều phối mọi
công việc đối với thành viên khác.
- Các nhiệm vụ mà người Caretaker cần phải thực hiện trong một DMA bao
gồm:
Số
TT
Tổng quan nhiệm vụ
Nhiệm vụ chi tiết
Phụ
lục
Ghi

chú
1
Quản lý, vận hành hệ
thống mạng phân phối
- Cập nhật và chuẩn hóa bản vẽ
kỹ thuật trong khu vực bao gồm
đường ống cấp nước, đồng hồ
1.1

Cg u (v.1)
- 23 -

khách hàng, van, trụ cứu hỏa và
các thiết bị gắn trên đường ống
khác.
- Theo dõi thường xuyên sản
lượng và áp lực nước trong khu
vực DMA và phân bổ một cách
hợp lý
1.2

- Kiểm tra và sửa chữa những
thiết bị mạng lưới lắp đặt sai kỹ
thuật
1.3

- Sửa chữa những điểm bể nổi
trên mạng lưới đường ống.
1.4



- Vận hành đóng mở van trong
khu vực DMA.


2
Bảo trì mạng phân phối
- Kiểm soát chất lượng nước trong
khu vực DMA
2.1

- Thực hiện công tác xúc xả định
kỳ mạng lưới cấp nước
2.2

- Thực hiện công tác bảo trì van
và các thiết bị mạng lưới khác
2.3

- Phối hợp theo dõi việc thi công
của những công trình ngầm khác
trong khu vực DMA
2.4

3
Vận hành bảo trì các đấu
nối
- Theo dõi và cập nhật công tác
gắn mới đồng hồ nước trong
khu vực

3.1

- Tìm kiếm sửa chữa rò rỉ tại các
đấu nối
3.2

- Thay thế các đồng hồ khách
hàng nước bị hư hỏng, lắp đặt
sai quy cách, hết hạn kiểm định
và gặp trở ngại trong việc đọc số
3.3

- Ngắt các đấu nối của khách hàng
3.4

Cg u (v.1)
- 24 -

4
Hỗ trợ kỹ thuật cho
khách hàng
- Nhận và giải quyết các thắc mắc
khiếu nại từ khách hàng


- Nhận những yêu cầu đặc biệt từ
các khách hàng lớn


5

Giảm tỷ lệ thất nước thất
thoát thất thu
- Triển khai công tác giảm thất
thoát nước hữu hình trong khu
vực.


- Triển khai công tác giảm thất
thoát nước vô hình


6
Duy trì tỉ lệ thất thoát
nước mong muốn
- Kiểm soát lượng nước thất thoát
ở một mức độ cho phép


4.4. Thực hiện giảm thất thoát hữu hình:
Thất thoát hữu hình là lượng nước thất thoát từ hệ thống bao gồm từ bể chứa,
mạng lưới đường ống đến các điểm sử dụng của khách hàng như rò rỉ, bể ống,
chảy tràn v v Do phần lớn đường ống hay các công trình cấp nước sạch được
chôn dưới đất nên việc khắc phục cần sử dụng phương pháp dò tìm rò rỉ.
Các bước thực hiện giảm Thất thoát nước hữu hình cho một khu vực bao gồm:
- Kiểm tra lưu lượng rò rỉ ban đêm (Night Test): đây là phương pháp xác
định tuyến ống có khả năng rò rỉ hay không
- Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới: Dựa vào kết quả của công tác
“Kiểm tra lưu lượng rò rỉ ban đêm” ta có thể xác định được tuyến ống có khả
năng rò rỉ cao, thông qua đó sử dụng các thiết bị dò tìm rò rỉ để xác định vị
trí điểm bể tồn tại trên tuyến ống. Mục đích sử dụng thiết bị là để để giảm

bớt sai số trong việc đánh dấu vị trí điểm rò rỉ và giảm công đào
- Cải tạo mạng lưới – Thay thế ống cũ mục: Đối với những đoạn ống cũ,
mục trong khu vực DMA tồn tại quá nhiều điểm bể dẫn tới việc sửa chữa
không còn giá trị kinh tế thì phải lên kế hoạch thay thế. Tùy vào điều kiện cụ
thể ta có thể thay thế cả tuyến ống hay từng đoạn ống trên tuyến ống đó
- Thực hiện giảm thất thoát vô hình: Nước thất thoát vô hình là lượng nước
không đem lại doanh thu do những sai sót trong công tác quản lý gây ra nó
bao gồm sai số liên quan đến việc quản lý đồng hồ cũng như đọc sai số đồng
hồ, sai số trong công tác ra hoá đơn cộng với lượng nước tiêu thụ bất hợp
pháp (gian lu ni bt hp pháp).
4.5. Các bước thực hiện giảm Thất thoát nước vô hình:
- Hạn chế các nguyên nhân sai số của đồng hồ khách hàng: Dựa vào sản
lượng tiêu thụ của khách hàng định cỡ lại đồng hồ do khách hàng sử dụng,

×