Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Giải bài tập Vật Lý - Phần điện học lớp 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.05 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
1

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 4
khoá 7 đã đề ra những quan điểm đổi mới " Giáo dục là quốc sách hàng đầu " Giáo
dục đóng vai rò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp XD XHCN và bảo vệ tổ quốc ,
là một động lực của đất nước . Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn
lên trình độ tiên tiến của thế giới ( Trích văn kiện ĐH VII) . Phát triển GD nhằm
phát huy nhân tố con người , GD là chìa khoá mở cửa vào tương lại .
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhận thức được vai trò của giáo dục
trong thời đại hiện nay, tôi thấy : Để mỗi con người, phát triển toàn diện , việc nắm
bắt tốt mỗi một bộ môn đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách
con người Việt Nam. Bộ môn vật lý THCS có vai trò quan trọng bởi các kiến thức
kĩ năng có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Nó cung cấp những kiến
thức Vật lý phổ thông cơ bản có hệ thống và toàn diện, những kiến thức này phải
phù hợp với trình độ hiểu biết hiện đại theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, tạo điều
kiện hướng nghiệp gắn với cuộc sống. Nhằm chuẩn bị tốt cho các em tham gia vào
lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên phổ thông trung học. Đồng thời môn Vật lý
góp phần phát triển năng lực tư duy khoa học, rèn luyện kỹ năng cơ bản có tính
chất kỹ thuật tổng hợp góp phần xây dựng thế giới quan khoa học rèn luyện phẩm
chất đạo đức của người lao động mới.
Phần điện học lớp 9 là phần tiếp cận của lớp 7 thay sách. Việc nắm những
khái niệm, hiện tượng, định luật và việc giải bài tập điện học lớp 9 là rất quan trọng
và cần thiết. Thực tế trong giảng dạy cho thấy . Nếu như học không nắm chắc kiến
thức cơ bản trong chương trình điện học lớp 9 và không vận dụng kiến thức đó để
giải thành thạo các bài tập Vật lý phần điện học thì lên các lớp trên các em sẽ rất
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9


2
lúng túng trong việc giải các bài tập Vật lý . Việc học tốt môn Vật lý dẫn đến các
em sẽ hứng thú học tốt các bộ môn khoa học tự nhiên nói riêng và học tốt các bộ
môn khác trong nhà trường phổ thông.
Với vị trí và tầm quan trọng trên, tôi chủ động nghiên cứu đi sâu về đề tài
" Giải bài tập Vật Lý - Phần điện học lớp 9 THCS '' trong một tiết học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Với chương trình thay sách giáo khoa hiện nay , kiến thức rất tinh giản, rộng
và sâu . Đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức thật vững , hiểu rõ , hiểu sâu từng ý ,
từng phần trong SGK , làm sao trong mỗi bài học, học sinh phải được tự phát hiện
kiến thức , tự lực lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ , sâu sắc, sáng tạo và liên hệ
thực tế trong nội dung từng tiết hoc.
Thực trạng, đã qua 6 năm thay sách giáo khoa .Việc đổi mới phương pháp
dạy học đã có nhiều kết quả rất khả quan , học sinh từ học thụ động đã chuyển sang
tự động lĩnh hội kiến thức . Trong các giờ học các em đã say mê tìm tòi lĩnh hội
kiến thức. Việc vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cũng vậy , nhìn chung các
em đã biết tóm tắt một bài tập , biết bài tập yêu cầu gì, tìm gì . Vận dụng kiến thức
nào để giải và đã biết giải tương đối thành thạo một bài tập . Tuy nhiên trong việc
hướng dẫn giải bài tập môn Vật lý của các giáo viên ở các trường chưa đều tay,
trình độ tiếp cận phương pháp đổi mới vẫn còn hạn chế, mặt khác việc giải bài tập
của học sinh vẫn còn một số hạn chế sau :
* Về phía giáo viên :
Vẫn còn một số giáo viên dạy theo phương pháp đổi mới chưa nhuần
nhuyễn, dẫn đến học sinh lĩnh hội kiến thức còn thụ động , một số giờ học vẫn còn
nghèo nàn , tẻ nhạt , chưa hiểu rõ , hiểu sâu ý đồ của sách giáo khoa .Bài tập chỉ
yêu cầu các em giải một cách thụ động hoặc giáo viên giải hộ cho các em , chưa
phát huy tính tích cực , sáng tạo, tự lực của học sinh . Chính vì vậy mà một số giáo
viên chưa thực sự chú trọng đến việc lập kế hoạch dạy chu đáo. Thông thường là
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9

3
rất đơn sơ , cho các em giải một số bài tập ở trong sách , không có bài tập điển
hình và tổng hợp .
* Về phía học sinh :
Vẫn còn nhiều học sinh chưa tổng hợp được kiến thức Vật lý từ lớp 6, 7,8
các em chưa hiểu sâu , hiểu kĩ các kiến thức Vật lý, còn thụ động lĩnh hội kiến thức
. Trong khi chữa bài tập, nhiều học sinh vẫn còn thờ ơ, nhiều học sinh chỉ cần kết
quả đối chiếu , thậm chí vẫn còn học sinh chưa biết tóm tắt bài toán bằng các kí
hiệu Vật lý , cách đổi ra đơn vị cơ bản đặc biệt là giải thích các hiện tượng Vật lý
trong đời sống và kĩ thuật .
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Từ những thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học , cải cách chương trình
sách giáo khoa cho phù hợp.
Qua thời gian thực hiện (4 năm) tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, đối tượng
là học sinh lớp 9.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
- Trước khi thực hiện kết quả khảo sát là:
Năm học
Tổn
g số
HS
K9
Điểm
9 >10 7 >8,5 5 >6,5 3,5 >4,5 0 >3
SL % SL % SL % SL % SL %
2005-
2006
147 20 13,
6%
44 30% 61 41,4

%
19 11,3
%
3 2%
- Sau khi thực hiện kết quả khảo sát là:
Năm học
Tổn
g số
HS
K9
Điểm
9 >10 7 >8,5 5 >6,5 3,5 >4,5 0 >3
SL % SL % SL % SL % SL %
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
4
2006-
2007
145 51 35
%
62 43,7
%
23 15,7
%
8 5% 1 0,6
%
2007-
2008
138 57 41
%

55 40
%
21 15,2
%
5 3,8% 0 0%
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1- Trước hết muốn hướng dẫn tốt một tiết bài tập cho học sinh, giáo
viên phải xây dựng cho mình một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Phải nghiên cứu lý luận dạy học về bài tập và giải bài tập , thông
qua giải bài tập Vật lý phần điện học lớp 9, phải xây dựng và lựa chọn hệ thống bài
tập từ dễ đến khó - Các bài tập phải đa dạng về thể loại, các kiến thức toán lý phải
phù hợp với trình độ của học sinh. Số lượng bài tập phải phù hợp với thời gian.
Thứ hai: Phải phân tích thật kỹ kiến thức trong sách giáo khoa và các kiến
thức có liên quan đến phần bài tập mà bài tập yêu cầu.
Thứ ba: Phải tìm hiểu kỹ, vận dụng một cách linh hoạt vào việc lĩnh hội
kiến thức của học sinh của một số trường lân cận và trường mình công tác. Nhất là
giáo viên phải biết phần lý thuyết mà học sinh ở những năm trước thường hiểu
nhầm ở phần bài tập này như thế nào. Nay phải đặt câu hỏi như thế nào cho học
sinh tránh những sai lầm đó. Nếu học sinh nói đúng ( hoặc sai ) giáo viên cần nhấn
mạnh và lưu ý cho các em về vấn đề đó.
2-Thực hiện theo nhiệm vụ trên bản thân có những giải pháp cụ thể sau:
a, Cùng với học sinh phân loại được bài tập Vật Lý .
Giáo viên phải dự tính kế hoạch cho toàn bộ công việc về bài tập với từng
tiết dạy cụ thể . Trong 1 tiết dạy có thể có các bài tập ở những dạng sau :
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
5
- Bài tập định tính .

- Bài tập tính toán
+ Bài tập tính toán tập dượt
+ Bài tập tính toán tổng hợp
- Bài tập thí nghiệm
- Bài tập đồ thị
- Bài tập về giải thích hiện tượng thực tế và trong kĩ thuật .
b, Nắm chắc phương pháp giải bài tập Vật Lý.
- Trước hết phải tìm hiểu đề bài .
- Xem xét hiện tượng Vật lý được đề cập và dựa vào kiến thức Vật lý nào,
toán học nào để tìm mối quan hệ có thể có của cái đã cho và cái phải tìm , sao cho
có thể tìm thấy mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cái đã cho , đại lượng kia là
cái phải tìm và đại lượng khác là cái chưa biết .
- GV phải hướng dẫn học sinh các hoạt động chính của việc giải bài tập Vật
lý .
+ Tìm hiểu đầu bài
+ Phân tích hiện tượng
+ Xây dựng lập luận, sơ đồ giải
+ Biện luận
c, Xây dựng lập luận trong giải bài tập : Là một bước hết sức quan trọng :
Đòi hỏi HS phải vận dụng những định luật Vật lý , những qui tắc, những công thức
để thiết lập mối quan hệ giữa đại lượng cần tìm , hiện tượng cần giải thích hay dự
đoán với những điều kiện đã cho trong đầu bài .
d, GV hướng dẫn HS có mối quan hệ giữa việc nắm vững kiến thức và giải
bài tập Vật Lý .
Tức là GV giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản thật kĩ , thật sâu , đến việc
giải bài tập Vật lý một cách linh hoạt . HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
6
các vấn đề đặt ra , được rèn kĩ năng giải bài tập cơ bản , đồng thời rèn luyện tư duy

và tính tự lập của học sinh giúp học sinh chủ động tìm đến kiến thức và ứng dụng
kiến thức vào giải bài tập Vật Lý một cách thành thạo .
Từ các giải pháp trên : Muốn hướng dẫn HS giải một tiết bài tập Vật lý
phần điện học lớp 9 đạt kết quả cao , đòi hỏi GV phải có một trình độ kiến thức và
trình độ tổ chức cao, phải biết kết hợp giữa công việc cá nhân và tập thể làm sao
cho cả lớp cùng hoạt động . Phải biết xen kẻ việc kiểm tra chung và riêng, phải biết
đoán trước những nhầm lẫn thiếu sót của học sinh , phải tập cho HS biết phân biệt
được cái sai , cái đúng , cách giải hay , ngắn gọn ,rõ ràng với cách giải thiếu khoa
học . Đồng thời GV phải tôn trọng cách suy nghĩ đúng của HS, kịp động viên ,
khuyến khích để gây hứng thú học tập ở học sinh , yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm ra
nhiều cách giải, lựa chọn cách giải tốt nhất (thông qua sơ đồ giải). Tránh để thời
gian chết và bế tắc của GV.
II. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP:
Trong 1 tiết học : ôn tập chương I: Điện học. Kiến thức phần này rất rộng và
sâu. Phần tự học GV phải yêu cầu HS làm đề cương ôn tập ở nhà. Phần bài tập GV
phải lựa chọn bài tập thật tinh giản nhưng phải tương đối đủ dạng, hướng dẫn các
em chủ động giải bài tập thành thạo.Trong khuôn khổ một đề tài, tôi chỉ xin trình
bày một số bài tập điển hình theo trình tự các bước giải bài tập Vật lý như sau :
1. BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
Bài 1 : a, Đề bài : Vẽ sơ đồ mạch điện trong đó sử dung am pe kế và vôn kế để
xác định điện trở của một dây dẫn
b, Mục đích sử dụng : Nhằm kiểm tra học sinh kiến thức đã học ở phần điện học
lớp 7 . Ứng dụng và cách mắc am pe kế , vôn kế , cách đọc số chỉ của các dụng cụ
dó. Vận dụng vẽ sơ đồ mạch điện rồi áp dụng công thức
I
U
R
=
để xác định
điện trở của một dây dẫn.

Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
7
c, Giải theo 4 bước.
Bước 1: Tìm hiểu đề :
Cho : Mạch điện có sử dụng am pe kế và vôn kế để xác định điện trở của một dây
dẫn .
Hỏi : Vẽ sơ đồ mạch điện .
Bước 2: Xác lập các mối quan hệ :
- Công thức tính điện trở :
I
U
R
=
- Vậy trong mạch điện muốn xác định điện trở của 1 dây dẫn ta phải :
+ Mắc am pe kế nối tiếp với dây dẫn để đo cường độ dòng điện chạy qua dây
dẫn .
+Mắc vôn kế song song với 2 đầu dây dẫn để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu dây
dẫn
+ Mắc am pe kế (vôn kế ) sao cho dòng điện đi vào núm có dấu (+) và đi ra
núm có dấu (-) của am pe kế và vôn kế.
+ Đọc số chỉ am pe kế, vôn kế .
+ Vẽ sơ đồ mạch điện
Bước 3: Rút ra kết quả cần tìm
Vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có nguồn điện , dây dẫn ( điện trở ), am pe kế , vôn
kế , chiều dòng điện.
Vận dụng công thức
I
U
R

=
để tính điện trở dây dẫn.
Bước 4: Kiểm tra xác nhận kết quả .( Sơ đồ mạch điện )
- Đọc số chỉ am pe kế và vôn kế
(2) R
- Tính
I
U
R
=
(-)
(1) (+) (-)
(+)
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
A
V
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
8
+ -
d, Kiến thức sử dụng: K
- Qui tắc mắc am pe kế và vôn kế .
- Kí hiệu các thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện
- Cách đọc số chỉ am pe kế và vôn kế
- Tính
I
U
R
=
e, Khó khăn :
- Nếu mắc am pe kế tại vị trí (1) và vị trí (2) thì kết quả có khác nhau không ? vì

sao ?
- Nếu mắc nhầm vị trí am pe kế và vôn kế thì bài toán có thực hiện được không?
g, Lời hướng dẫn:
- Muốn xác định điện trở dây dẫn cần áp dụng công thức nào ?
- Muốn đo cường độ dòng điện qua dây dẫn cần dụng cụ nào ? Qui tắc mắc am pe
kế.
- Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn cần dụng cụ nào ? Qui tắc mắc vôn
kế.
- Vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu đầu bài .
Bài 2: ( Bài 16* SGK vật lí 9/trang 55) Một dây dẫn đồng chất , chiều dài l, tiết
diện đều S và có điện trở 12Ω được chập đôi thành dây dẫn mới có chiều dài l/2.
Điện trở của dây dẫn chập đôi này có giá trị nào dưới đây :
A. 6Ω B. 2Ω C. 12Ω D. 3Ω
b, Mục đích : Vận dụng kiến thức tính điện trở
=
R
ρ.
S
l
để so sánh giá trị R
1
và R
2
hoặc sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài l, tiết diện S , bản chất
của dây dẫn để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm :
c, Giải theo 4 bước :
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài :
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
9

Cho : Một dây dẫn đồng chất , chiều dài l , tiết diện S có điện trở 12Ω
Hỏi : Dây dẫn đó khi chập đôi, chiều dài
2
l
:
Có điện trở bằng bao nhiêu?
*Muốn tính được điện trở của dây chập đôi phải tính được tiết diện của nó.
Vậy khi chập đôi dây lại thì tiết diện tăng gấp đôi. Tức là dây mới có tiết
diện là 2S
Bước 2,3: Xác lập các mối mối quan hệ và rút ra kết quả cần tìm .
- Hai dây dẫn cùng bản chất (ρ) , tiết diện đều là S, dây dẫn có chiều dài l , có giá
trị R
1
= 12Ω.
- Một dây khác có chiều dài chập đôi
2
l
thì điện trở của dây này phải là :
R =
6
2
12
2
1
==
R
(Ω). vì 2 dây dẫn này đồng chất , cùng tiết diệnS thì điện
trở tỉ lệ thuận với chiều dài tức là chiều dài giảm 2 lần thì điện trở giảm 2 lần .
- Môt dây dẫn khác có chiều dài
2

l
và tiết diện 2S thì điện trở của dây phải là:
R
2
=
3
2
6
2
==
R
(Ω). vì 2 dây dẫn này đồng chất , cùng chiều dài thì điện
trở tỉ lệ nghịch với tiết diện tức là tiết diện tăng 2 lần thì điện trở giảm 2 lần .
Vậy câu D đúng .
Bước 4: Kiểm tra xác nhận kết quả .
- Có thể kiểm tra kết quả quả bằng phương pháp dùng công thức tính điện trở :

)(12
1
1
Ω==
s
l
R
ρ
(1)
S
l
S
l

R
2
2
2
2
2
ρ
ρ
==
(2)
Từ (1) và (2) có
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
10

)(3
4
12
4
4
2
2
1
2
2
1
Ω===⇒==
R
R
S

l
s
l
R
R
ρ
ρ
Vậy câu Đ đúng.
d, Kiến thức sử dụng : Nếu 2 dây dẫn cùng bản chất , cùng tiết diện đều , dây
dẫn có chiều dài nhỏ hơn bao nhiêu lần thì điện trở của dây đó cũng nhỏ hơn dây
kia bấy nhiêu lần vì R tỉ lệ thuận với l.và nếu cùng chiều dài cùng bản chất, nếu
dây nào tiết diện lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần thì điện trở nhỏ hơn bấy nhiêu
lần vì R tỉ lệ nghịch với S.
e, Khó khăn của học sinh:
So sánh điện trở 2 dây dẫn khi biết 2 dây dẫn cùng bản chất, không cùng tiết diện
đều, phải dựa vào sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện đều và bản chất
của dây .
- Hoặc suy luận toán học ( từ công thức tính điện trở R
1
, R
2
) HS còn lúng túng .

g, Lời hướng dẫn:
- Khi biết 2 dây dẫn cùng bản chất , cùng tiết diện đều , 1 dây có chiều dài l , điện
trở là 12Ω. Dây dẫn kia cắt đi một phần có chiều dài l/2 thì có giá trị điện trở là
bao nhiêu ?.
- Muốn vậy phải dựa vào kiến thức nào ?
- Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài , tiết
diện , bản chất của dây.

- Biết 2 dây dẫn cùng bản chất , cùng tiết diện , điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài ,
1 dây dẫn có chiều dài l, điện trở 12Ω, dây dẫn khác có chiều dài l/2 thì giá trị
điện trở là bao nhiêu?
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
11
- Biết 2 dây dẫn cùng bản chất , cùng chiều dài , điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện ,
1 dây dẫn có tiết diện là S, điện trở 6Ω, dây dẫn khác có tiết diện là 2S thì giá trị
điện trở là bao nhiêu?
2. BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG
Bài 3 : (bài 17 * SGK vật lí 9/trang 55) Khi mắc nối tiếp 2 diện trở R
1
và R
2
vào
hiệu điện thế 12V thì dòng điện qua chúng có cường độ I
1
= 0,3A. Nếu mắc song
song 2 điện trở này cũng vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện mạch chính có cường
độ
I
2
= 1,6A. Hãy tính R
1
, R
2
.
* Học sinh tóm tắt bài toán : Hướng dẫn giải theo 4 bước .
Bước 1: Phân tích các kiến thức cần sử dụng .
- Công thức định luật ôm => Công thức tính điện trở .

- Định luật ôm đối với :
+ Đoạn mạch điện mắc nối tiếp .
+ Đoạn mạch điện mắc song song .
- Đưa về phương trình chứa 2 ẩn số .
- Cách giải phương trình bậc 2 .
Bước 2: Giải :
Gọi điện trở lần lượt là R
1
, R
2.

Áp dụng công thức định luật ôm ta có :

⇒=
R
U
I

I
U
R
=
(1)
Áp dụng định luật ôm với các đoạn mạch mắc nối tiếp , mắc song song :
R
nt
= R
1
+ R
2

=
Ω==
40
3,0
12
A
V
I
U
nt
nt
(2)
Mặt khác :
3005,7
6,1
12111
21
21
21
21
=⇒Ω===
+
=⇒+= RR
A
V
I
U
RR
RR
R

RRR
ss
ss
ss
ss
(3)
Giải hệ phương trình sau :
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
12





=
=+
300.
40
21
21
RR
RR
Giải ra ta được :



Ω=
Ω=
30

10
2
1
R
R
hoặc



Ω=
Ω=
10
30
2
1
R
R
Bước 3: Sơ đồ luận giải


Bước 4: Hệ thống câu hỏi :
Muốn tính điện trở dây dẫn , áp dụng công thức nào. ?
Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp , đoạn mạch mắc song song để
tính R
1
R
2
?
Giải phương trình bậc 2 như thế nào ?
* Những khó khăn của học sinh :

- Khi mắc nối tiếp hoặc khi mắc song song thì giá trị R
1
và R
2
không thay đổi .
- Cách giải phương trình bậc 2 .
Bài 4:( bài1 SGK Vật lí 9/trang 47) Một bếp điện khi hoạt động bình thường có
điện trở R= 80 Ω va cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5A.
a, Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1s
b, Dùng bếp điện trên đế đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 25
0
C thì thời
gian đun nước là 20 phút . Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nuớc là có
ích .Tính hiệu suất của bếp.Cho biết nhiệt dung riêng của nước là C= 4200J/kg.k.
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
( II)
( III)
R
ss
R
1
;R
2
R
nt
(I)
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
13
c, Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ . Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng
bếp điện đó trong 30 ngày . Nếu giá 1kwh là 700 đồng.

Bước 1: Phân tích các kiến thức cần sử dụng :
- Công thức định luật Jun- Len -Xơ: Q = I
2
Rt (nhiệt lượng toàn phần )
- Công thức tính nhiệt lượng thu vào của nước để đun sôi 1,5l nước từ 25
0
c đến
100
0
C (Nhiệt lượng có ích )
- Công thức tính hiệu suất :
%100.
1
Q
Q
H
=
- Công của dòng điện theo định luật bảo toàn là nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn .
Bước 2: Giải
a, Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1s (công suất toả nhiệt của bếp)
Q' = P = I
2
R = (2,5)
2
.80 = 500 (W) (1)
b, Nhiệt lượng toả ra của bếp điện (Nhiệt lượng toàn phần Q) để đun sôi 1,5l nước
từ 25
0
C đến sôi trong thời gian 20 phút là :
Q = I

2
Rt = 2,5
2 .
80.20.60 = 600000 (J) (2)
Nhiệt lượng thu vào (Nhiệt lượng có ích Q
1
) của 1,5l nước để nhiệt độ từ 25
0
C
đến 100
0
C là :
Q
1
= cm (t
2
- t
1
) = 4200.1,5 (100 - 25) = 472500 (J) (3)
Hiệu suất của bếp:

==
%100.
1
Q
Q
H
%75,78%100.
600000
472500

=
J
J
(4)
c, P = 500w = 0,5 kw
Công của dòng điện do bếp sản ra :
P
⇒=
't
A
A = P t = 0,5.3.30 = 45(KW.h) (5)
Số giá tiền phải trả là : 700
đ
x 45 = 315 000 đ
Bước 3: Sơ đồ luận giải :
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
14




Bước 4: Hệ thống câu hỏi :
Nhiệt lựơng mà bếp toả ra trong 1s có bằng công suất toả nhiệt của bếp không ?
Q' = P.
Xác định nhiệt lượng toàn phần : Q = I
2
Rt
Xác định nhiệt lượng thu vào để đun sôi nước (Q
1

chính là nhiệt lượng có ích )

tcmQ
∆=
1
Cách tính hiệu suất của bếp ?
%100.
1
Q
Q
H
=
Công của dòng điện do bếp sản ra ? A = P.t
* Những điểm khó của học sinh :
- Cách tính từ thể tích của nước ra khối lượng ( học sinh dễ lầm nếu như không
nắm chắc khái niệm khối lượng riêng )
- Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1s.
Q' = P = I
2
R (t=1s)
- Muốn tính số tiền phải trả, phải tính ra số điện ứng với số kwh chính là công
của dòng điện sản ra . Muốn vậy từ P = 500w = 0,5 kw > A = P.t
PHẦN BA
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
(II)
( III)
Q
1



(IV)
H
Q
(I)

P
(V)
A
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm lại , để nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý ở cấp THCS và việc giải hệ
thống bài tập , cụ thể việc giải hệ thống bài tập phần điện học lớp 9 có tầm quan
trọng to lớn trong việc lĩnh hội kiến thức Vật Lý ở cấp cơ sở. Nó trang bị những cơ
sở ban đầu , những định luật , những hiện tượng , những khái niệm được thể hiện
trong quá trình để các em chuẩn bị hành trang trong việc lĩnh hội các kiến thức Vật
Lý.
- Chọn bài tập cho phù hợp với từng phần , từng chương cho từng đối tượng
dạy thì mới có kết quả cao.
- Qua việc giải hệ thống bài tập , học sinh được trang bị cho mình một kĩ
năng xử lí tình huống và rèn luyện cách tổng hợp phần kiến thức giúp học sinh
hiểu và nắm sâu hơn phần lý thuyết. Đồng thời qua giải bài tập Vật Lý giúp học
sinh ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức , có khi dẫn đến kiến thức mới, rèn luyện
kĩ năng , kĩ sảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn , rèn luyện thói quen vận dụng
kiến thức quan sát , phát huy hình thức tự lực của học sinh góp phần làm phát triển
tư duy sáng tạo , đồng thời kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh.
Muốn rèn luyện cho học sinh biết cách giải bài tập một cách khoa học, GV
phải hướng dẫn cho HS 1 dàn bài chung gồm 4 bước :
- Tìm hiểu đầu bài , xác định dữ kiện đầu bài , ẩn số phải tìm bằng các kí
hiệu và ngôn ngữ Vật Lý .

- Phân tích hiện tượng : Xác định những kiến thức liên quan cần sử dụng
trong bài.
- Xây dựng lập luận : Tìm quan hệ giữa ẩn số phải tìm với các dữ kiện đã
cho . Giải bài tập theo sơ đồ lôgic.
- Biện luận bài toán : Loại bỏ những kết quả không phù hợp để đi đến kết
quả cuối cùng .
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
16
Muốn đạt kết quả tốt bằng các bài kiểm tra khảo sát HS ,GV cần lựa chọn
một hệ thống bài tập thỏa mãn các yêu cầu: Bài đi từ dễ đến khó , từ đơn giản đến
phức tập . Hệ thống bài tập bao gồm nhiều thể loại bài tập như bài tập vận dụng ,
bài tập sáng tạo , bài tập có thừa hoặc thiếu , dữ kiện đâu bài . Bài tập có nhiều
cách giải khác nhau . Từ 1 bài tập có thể ra các bài tập khác như bỏ bớt hoặc thêm
dữ kiện để có nhiều bài tập khác. Giáo viên phải dự kiến chi tiết kế hoạch sử dụng
hệ thống bài tập đã lựa chọn , làm sao trong tiết bài tập các em cũng cố đuợc nhiều
kiến thức và say sưa , hứng thú trong việc giải bài tập .
Qua đề tài này , tôi có ý kiến đề xuất , trong các đợt học chuyên đề môn Vật
Lý các đồng chí chuyên viên giúp thêm về cách lựa chọn và hướng dẫn HS giải bài
tập phần điện học lớp 9 nói riêng và phần bài tập Vật Lý THCS ở các khối lớp nói
chung để một tiết bài tập Vật Lý hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Trên đây là những việc tôi dã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường nơi tôi
công tác. kết quả là học sinh rất thành thạo trong việc giải bài tập đặc biệt là phần
điện học.
Rất mong được sự góp ý của ban giám khảo và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vĩnh Bảo ngày 06 tháng 02 năm 2009
Người viết
Ngô Thị Minh Hương
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.

Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
17
MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1
I. lí do chọn đề tài 1
II. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu. 2
III. Đối tượng nghiên cứu. 3
IV. Kết quả thực hiện. 3
Phần thứ hai: Nội dung 4
I. Cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu. 4
II. Mô tả các giải pháp. 6
Phần thứ ba: Kết luận và những kiến nghị 13
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - giải bài tập vật lí - phần điện học lớp 9
18
NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT
1. Bài tập vận dụng quy tắc trong chương điện từ học vật lí 9.
2. Rèn kĩ năng phân biệt đoạn mạch – tính điện trở tương đương
trong chương điện học vật lí 9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK vật lí 9
2. SGV vật lí 9.
3. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn vật lí ( của bộ giáo dục)
4. Sách bài tập vật lí 9.
Ngô Thị Minh Hương – Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo.

×