Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.65 KB, 10 trang )

Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 5 tháng 5 năm 2006. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí
quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục
phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn
thiện tổ chức lại các chương trình đã được ban hành , làm căn cứ cho việc
quản lí, chỉ đạo tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học,
trường học trên phạm vi cả nước.
Trong chương trình Giáo dục phổ thông , chuẩn kiến thức, kĩ năng
được thể hiện, cụ thể hóa các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp
học; đồng thời cũng được thể hiện ở mỗi phần cuối của mỗi chương trình mỗi
cấp học.
Có thể nói: Điểm mới của chương trình Giáo dục phổ thông lần này là
đưa chuẩn kiến thưc, kĩ năng vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ
thông , đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến
thức kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trên cả nước; góp phần khắc phục tình
trạng quá tải trong giảng dạy, học tập, giảm thiểu dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên trong thực tế chuẩn đánh giá khi áp dụng trong các đơn vị
trường học cụ thể thì vẫn còn mang tính chung chung, chưa đánh giá hết khả
năng vận động về thể lực của học sinh tại từng đơn vị cụ thể như giữa thành
thị với nông thôn, giữa thị trấn với các xã. Giữa miền núi với miền xuôi. Cụ
thể như với thành tích chạy bền 500m theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở
lứa tuổi 14 đối với nam tại trường THCS Lý Tự Trọng là: 2’ ( Loại đạt),
1’50” (Loại Khá), 1’40” ( Loại Giỏi) thì hầu hết > 80% học sinh tại đơn vị
Người viết : Lê Viết Sơn -1-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
đều đạt loại giỏi. Tuy nhiên nếu áp dụng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể vào
thực tế kiểm tra định kì các nội dung giảng dạy theo phân phối chương trình,
thì kết quả đánh giá năng lực học tập bộ môn của học sinh không thực sự
phù hợp với năng lực thể lực của các em.


Ở lứa tuổi học sinh THCS tại các vùng nông thôn như huyện Krông
Bông nếu áp dụng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để kiểm tra đánh giá năng
lực học tập bộ môn của từng học sinh thì sẽ không đánh giá hết năng lực thể
thao của các em. Không phát huy được sự tự giác tích cực tập luyện của các
em trong học tập thể dục cũng như sinh hoạt ngoại khóa. Từ đó kéo theo chất
lượng học tập bộ môn thể dục cũng kém đi. Đánh mất vị trí bộ môn thể dục
trong đồng nghiệp cũng như phụ huynh và học sinh.
Từ những băn khoăn đó, kết hợp việc tích cực tham gia học hỏi nâng
cao trình độ trong những năm qua tôi đã ấp ủ và học tập được một phương
pháp đánh giá điểm cho học sinh bằng định lượng theo cách lập thang điểm
dựa trên thành tích của các em bọc sinh với đề tài: “Cách lập thang điểm
kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng ”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ ở lý luận của đề tài.
Đánh giá là sự xác định, phân loại các dấu hiệu đo lường được của một
cá nhân hay một nhóm người khi so sánh với một tiêu chuẩn nào đó hoặc với
một trạng thái cần phải đạt theo kế hoạch của một giai đoạn giáo dục thể
chất hay huấn luyện thể thao.
Thông thường thủ tục đánh giá được thực hiện qua 2 bước:
Người viết : Lê Viết Sơn -2-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
- Bước thứ nhất: các khả năng, trạng thái, thuộc tính cần đánh giá
được đo lường được quy thành điểm số.
- Bước thứ hai: những điểm số này được o sánh với những tiêu chuẩn
đã được xác định trước để có những kêt luận đánh giá cuối cùng.
2. Thực trạng vấn đề .
Trường THCS Lý Tự Trọng được đặt tại xã Hòa Thành với số lớp là
12 lớp và gần 400 học sinh. Học sinh của trường đều là người dân tộc kinh
với thành phần xuất thân là nông nghiệp, các em tham gia học tập tích cực,
ngoan lễ phép, tuy nhiên trong các đợt kiểm tra sau khi kết quả kiểm tra được

công bố thì phần lớn các em đều không hứng thú với kết quả đạt được và cho
rằng việc đạt được thành tích là đương nhiên. Dẫn tới các em không yêu thích
môn thể dục lắm mà chỉ học để đối phó. Qua tìm hiểu cho thấy các em khi
học môn thể dục không cần cố gắng lắm cũng có thể đạt được điểm 9, 10. rà
soát lại cách cho điểm tôi thấy giáo viên thường lấy tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể để đánh giá năng lực học tập các nội dung môn thể dục. do tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể đã không phù hợp với thành tích đạt được của các em trong
các nội dung kiểm tra nên các em không cần phải cố gắng cũng đạt được
điểm giỏi. Tại một số trường học, một số giáo viên còn coi điểm điểm thể dục
là điểm để gánh điểm cho các môn học khác.
Thực tế trình thì độ thể lực của học sinh tại trường là không đồng đều
nhau, nếu đem so sánh với các đơn vị khác thì thể trạng của các em phần lớn
là nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong thực tế học tập môn thể dục tại đơn vị
các em đạt được kết quả điểm loại khá giỏi là tương đối cao. Như vậy nếu ta
đem áp dụng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể vào để đánh giá các bài kiểm tra
Người viết : Lê Viết Sơn -3-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
định kì là không hợp lí. Sáng kiến kinh nghiệm: “Cách lập thang điểm kiểm
tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng ” mong rằng có thể
giải quyết được vấn đề khó khăn trên để có thể đánh giá thực chất khả năng
thể dục thể thao của học sinh THCS .
Đối tượng tham gia : tôi chọn 2 lớp 9a( 35 học sinh); 9b (34 học sinh)
để thực hiện. Trong đó tôi lấy lớp 9a để tính điểm chuẩn và lớp 9b để so
sánh.
3. Các biện pháp tiến hành.
Chương trình đo lường thể thao tại các trường Đại học có hướng dẫn cụ
thể cách đánh giá xếp loại học sinh môn thể dục bằng định lượng theo cách
lập thang điểm C dựa vào các dữ liệu như :
• Giá trị trung bình mẫu
• Độ lệch chuẩn

* Đặc điểm
- Thang điểm C là thang điểm thuận, trình độ càng cao thì điểm càng
lớn.
- Là thang điểm chuẩn, vì có độ lệch chuẩn
- Là thang điểm 10
* Phương pháp lập.
- Cần có một mẫu có phân phói chuẩn
- Điểm số theo thang điểm C được tính theo công thức:
X = + ( C - 5) (*)
Trong đó:
• C là điểm của người có thành tích thực hiện bài kiểm tra là X
Người viết : Lê Viết Sơn -4-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
• là giá trị trung bình mẫu
• S là độ lệch chuẩn.
Vậy để tính các giá trị của công thức ta phải làm như thế nào? Trước
hết chúng ta cần phải chọn ngẫu nhiên các kết quả kiểm tra thử của các lớp
để tính điểm cho bài kiểm tra. Trong nội dung nhảy xa thử tôi chọn ngẫu
nhiên mỗi nhóm nam, nữ là 9 học sinh từ 9 học sinh tôi chọ 3 học sinh có kết
quả tốt nhất, 3 học sinh có kết quả trung bình và 3 học sinh có kết quả tốt
nhất để tính các giá trị tương ứng của công thức ( , S ) .
• Thành tích của 9 học sinh nam lần lượt là:

1 2 3 4 5 6 7 8 9
470cm 450cm 445cm 375cm 355cm 345cm 330cm 315cm 308cm

Để tính ta dựa vào công thức:
=
Ta có giá trị trung bình mẫu của nam:
= = 377 cm


Để tính độ lệch chuẩn ta áp dụng
công thức:
S= (X - X )
2
Ta có: S= 30928 = ~ 62
Người viết : Lê Viết Sơn -5-
TT Xi Xi- X (Xi- X)
2
1 470 93 8649
2 450 73 5329
3 445 68 4624
4 375 -2 4
5 355 -22 484
6 345 -32 1024
7 330 -47 2209
8 315 -62 3844
9 308 -69 4761
Σ
3393 30928
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
Từ đây ta có: = 377; S =62. Công thức tính điểm theo thang điểm C có
dạng:
C =5+2 =>X =377 + ( C-5)
Lần lượt thay C bằng các giá trị từ 1 đến 10 theo thang điểm vào công
thức ta sẽ có bảng điểm sau:

Điểm Thành tích
1 253
2 284

3 315
4 346
5 377
6 408
7 439
8 470
9 501
10 532
Nhìn vào công thức và bảng tính ta thấy có 2 nhận xét:
- Điểm 5 tương ứng với kết quả có giá trị trung bình mẫu trong thí dụ
là = 377 cm
- Mỗi điểm cách nhau ½ độ lệch chuẩn.
Từ đây ta có thang điểm nhảy xa tính thành tích cho lớp 9a như sau:
Điểm Thành tích cần đạt
1 Từ 253 cm  283 cm
2 Từ 284 cm  314 cm
3 Từ 315 cm  345 cm
Người viết : Lê Viết Sơn -6-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
4 Từ 346 cm  376 cm
5 Từ 377 cm  407 cm
6 Từ 408 cm  438 cm
7 Từ 439 cm  469 cm
8 Từ 470 cm  500 cm
9 Từ 501 cm  531 cm
10 Từ 532 cm 
* Lưu ý: Khi xây dựng thang điểm cần lưu ý cách dùng giá trị của độ lệch
chuẩn. độ lệch chuẩn luôn có hai giá trị âm ( -) và dương (+).
• Khi kết quả của dấu hiệu tỉ lệ thuận với số đo thành tích thì sử dụng giá
trị dương (+) của độ lệch chuẩn, thí dụ như môn nhảy xa, đẩy tạ, nhảy

cao, nhảy xa… số đo càng lớn thì kết quả điểm càng cao.
• Khi dấu hiệu có kết quả tỉ lệ nghịch với số đo thành tích thì sử dụng giá
trị âm(-) của độ lệch chuẩn. trong các hoạt động mà thành tích được
tính bằng đơn vị thời gian như chạy, bơi…số đo thành tích càng lớn thì
kết quả càng thấp.
Từ những cách tính trên ta có thể lập thang điểm C đơn giản hơn:
- Cho 5 = Điểm 5 tương ứng với giá trị trung bình mẫu.
- Từ điể 5 tới điểm 1: mỗi điểm cách nhau 0.5S
- Từ điểm 5 tới điểm 10: mỗi điểm cách nhau 0.5S
* Ví dụ: kết quả nhảy xa của 9 học sinh lớp 9a ta có :
= 377; S =62 => 5 điểm =377m (1)
Ta lấy 0.5x S => 0.5x 62 =31 (2) mỗi điểm cách nhau 31cm
Từ (1) và (2) ta có kết quả thang điểm:
• Điểm 5 có thành tích là 377cm
Người viết : Lê Viết Sơn -7-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
• Điểm 4 có thành tích thấp hơn điểm 5 là 31 cm vậy thành tích đạt được
là: 377 - 31 = 346 cm
• Điểm 6 có thành tích là cao hơn điểm 5 là 31 cm vậy thành tích đạt
đượclà : 377+ 31 = 408 cm
Từ đây cứ thấp hơn điểm hiện tại ta lại trừ ra 31cm, còn cao hơn ta lại
cộng thêm 31cm sẽ là thành tích để tính điểm.
Việc cộng hay trừ đi 0.5S sau mỗi điểm tùy thuộc vào đặc điểm của
mỗi dấu hiệu. Nếu kết quả của dấu hiệu đó tỷ lệ thuận hay tỷ lệ nghịch với
giá trị.
4. Kết quả.
Từ cách tính điểm trên đem áp dụng trong công tác đánh giá kết quả
kiểm tra các nội dung điền kinh trong học kì 1 năm học 2010 - 2011 tại lớp
9a tôi thấy đã đạt được các kết quả sau:
• Điểm môn thể dục đã đánh giá thực chất năng lực vận động của học

sinh trong lớp hơn. Loại giỏi 6 em ( đạt 17,1% ); loại khá 18 em (đạt
51,4%); trung bình 8 em ( đạt 22,9%); Yếu 2 em (đạt 5,7% ). So với
đầu năm Loại giỏi 9 em ( đạt 25,7% ); loại khá 24 em (đạt 68,6%);
trung bình 1em ( đạt 2,3%); Yếu 0 em
• Ý thức học tập của các em cũng có nhiều thay đổi, các em chăm chú
học tập, tập luyện hơn, tại nhà các em cũng tích cực tập luyện để đạt
được kết quả cao.
• Các giờ dạy của giáo viên cũng sôi nổi hơn, các em hay hỏi và tích cực
trong học tập hơn.
Người viết : Lê Viết Sơn -8-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
Đối chiếu với phương pháp tính điểm cũ tôi áp dụng cho lớp 9b thì dù
lớp có rất nhiều học sinh ngoan nhưng việc tham gia học thể dục của các em
cũng chưa có sự tiến triển, tiết thể dục cũng có chất lượng không cao. Nhưng
ngược lại kết quả học tập lại quá cao. So sánh điểm của những em có điểm
cao ở lớp 9b với các em ở lớp 9a có điểm trung bình thì những em ở 9a có
trình độ về chuyên môn thể dục cũng như thể lực vẫn tốt hơn các em ở 9b.
Các buổi học ở lớp 9b thường nhàm chán hơn tinh thần cố gắng trong học tập
của các em cũng không cao.
III. KẾT LUẬN
Với việc áp dụng cách đánh giá kết quả kiểm tra định lượng môn thể
dục đối với học sinh trường THCS Lý Tự Trọng sẽ giúp giáo viên bộ môn thể
dục của nhà trường có thể đánh giá khách quan năng lực vận động thực thụ
của học sinh mình giảng dạy từ đó có những biện pháp nâng cao trình độ thể
dục thể thao của học sinh. Cũng thông qua cách đánh giá này sẽ góp phần
kích thích ham muốn học tập môn thể dục của học sinh trên cơ sở đó đơn vị
có thể đào tạo và tuyển chọn được nhiều học sinh có năng khiếu thể dục thể
thao bổ sung vào đội tuyển thể dục thể thao của nhà trường nhằm cải thiện
thành tích và gặt hái được nhiều thành công trong các kì thi học sinh giỏi
TDTT và hội khỏe phù đổng các cấp.

Điểm khác trong việc vận dụng việc đánh giá bằng thang điểm C trong
công tác giảng dạy môn thể dục tại trường THCS Lý Tự Trọng là nâng cao vị
trí bộ môn thể dục trong nhà trường để có thể giáo dục các em có sức khỏe và
phát triển cân đối, toàn diện đúng theo nguyện vọng của Đảng, nhà nước và
Người viết : Lê Viết Sơn -9-
Cách lập thang điểm kiểm tra nội dung điền kinh tại trường THCS Lý Tự Trọng
Bác Hồ đã xác định đó là giáo dục con người phát triển toàn diện về : Đức -
Trí - Thể - Mĩ. Các đồng nghiệp cũng sẽ có cái nhìn khác về bộ môn thể dục.
Do thời gian hạn chế và mức độ áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm
còn hạn hẹp trong phạm vi một lớp học nên sẽ không tránh được những sai
xót, rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô đồng nghiệp
để đề tài ngày càng hòan thiện hơn.
Hòa Thành, ngày 14 tháng 2 năm 2011
Người viết : Lê Viết Sơn -10-

×