Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

hệ thống các văn kiện quốc tế, trong khu vực ASEAN và của Việt Nam điều chỉnh tới lĩnh vực người lao động di trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.65 KB, 11 trang )

Lời nói đầu
Mối quan hệ giữa Luật Quốc gia và Luật Quốc tế là một trong những nội dung
nghiên cứu chính của khoa học pháp lý quốc tế. Luật Quốc gia mặc dù ra đời và
phát triển trước, ảnh hưởng quyết định đến quá trình xây dựng, phát triển và thực
hiện Luật Quốc tế nhưng Luật Quốc tế cũng có tác động trở lại tới Luật Quốc gia.
Luật Quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện của Luật Quốc gia. Pháp
luật quốc gia thường được sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với các quy phạm
pháp luật quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia. Việt Nam cũng không phải là trường
hợp ngoại lệ. Những quy phạm pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham
gia có ảnh hưởng nhất định tới hệ thống pháp luật trong nước theo hướng tiến bộ
và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Với mục đích làm rõ tác động của Luật Quốc tế đối với quá trình hoàn thiện
các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bài tiểu luận này sẽ tập trung
phân tích hệ thống các văn kiện quốc tế, trong khu vực ASEAN và của Việt Nam
điều chỉnh tới lĩnh vực người lao động di trú.
Bài làm
1. Khái quát chung về lao động di trú
Lao động di trú xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhưng phát triển đặc biệt
nhanh chóng từ đầu thế kỷ XX đến nay. Theo ước tính cứ 35 người dân trên thế
giới thì có một người là lao động di trú. Tổng cộng trên thế giới hiện có khoảng
175 triệu người lao động di trú, chiếm 3% dân số toàn cầu
1
. Như một hệ quả của
quá trình toàn cầu hoá kinh tế, lao động di trú được dự đoán sẽ trở nên hết sức phổ
biến trong thế kỷ XXI.
1
Quyền của người lao động di trú – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội – Nxb Hồng Đức - 2010
Theo Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc năm 1990 về bảo vệ các quyền của
người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ, lao động di trú (migrant
worker) là những người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một
quốc gia mà người đó không phải là công dân. Người lao động di trú có vai trò


nhất định vào phát triển kinh tế xã hội của cả nước gửi và nước nhận lao động.
Nước gửi thường là những nước có giá nhân công rẻ và đang thừa lao động còn
nước nhận lại đang thiếu lao động trong những ngành nghề có mức lương thấp,
nặng nhọc, độc hại hoặc bị coi là thấp kém. Do đó việc đưa lao động ra nước ngoài
làm việc vừa giải quyết vấn nạn thấp nghiệp trong nước vừa thỏa mãn nhu cầu về
lao động cho những nước nhận. Thêm vào đó, lao động di trú còn góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước nhận và nước gửi.
Tuy xuất hiện rất sớm và có vai trò quan trọng như vậy nhưng mãi đến vài
thập niên trở lại đây vấn đề người lao động di trú mới được cộng đồng quốc tế
quan tâm đến. Trước đây người lao động di trú luôn phải đối mặt với những vấn đề
như phân biệt đối xử, kỳ thị, bóc lột, lạm dụng và bi xâm phạm các quyền tự do cơ
bản. Ngày nay sau rất nhiều nỗ lực đấu tranh của các tổ chức liên chính phủ, phi
chính phủ, những khuôn khổ pháp lý trong nước và quốc tế đang được xây dựng để
bảo vệ và thúc đẩy các quyền của nhóm người này.
2. Pháp luật quốc tế về lao động di trú
Hiện nay Công ước của Liên hợp quốc về bảo vệ các quyền của người lao
động di trú và các thành viên trong gia đình họ (1990) là văn kiện pháp lý quốc tế
đầy đủ và hoàn chỉnh nhất điều chỉnh vấn đề người lao động di trú. Trước nó còn
có hai văn kiện khác là Công ước số 97 (1949) và Công ước số 143 (1975) của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO). Tuy nhiên hai công ước này không đề cập đến người
lao động di trú bất hợp pháp cũng như gia đình của người lao động di trú.
2
Công ước 1990 lần đầu tiên xây dựng một cách hệ thống và hoàn chỉnh các
quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ. Bên cạnh các
quyền cơ bản của con người về thân thể, danh dự, chính trị, kinh tế, văn hoá, tư
tưởng, tín ngưỡng, lao động..., người lao động di trú và thành viên gia đình họ còn
có một số quyền đặc biệt, xuất phát từ tính chất của lao động di trú như: quyền trở
về hoặc ở lại nước xuất xứ của họ vào mọi thời điểm; không phải chịu những biện
pháp trục xuất tập thể; có quyền yêu cầu sự hỗ trợ và bảo vệ của cơ quan ngoại
giao hoặc lãnh sự của quốc gia gốc; có quyền được hưởng các chế độ về an sinh xã

hội, giáo dục, y tế bình đẳng như công dân của quốc gia nơi có việc làm trong một
chừng mực; có quyền được tôn trọng bản sắc văn hoá riêng và tự do duy trì cầu nối
văn hoá với nước xuất xứ; khi hết thời hạn cơ trú, có quyền mang theo số tiền kiếm
được hoặc tiết kiệm được, tài sản và đồ dùng cá nhân. Người lao động di trú và các
thành viên gia đình họ nếu là những người ở trong tình trạng hợp pháp thì còn có
thêm một số quyền như có quyền tự do đi lại trong lãnh thổ quốc gia nơi có việc
làm và tự do lựa chọn nơi cư trú; có quyền lập hội và các nghiệp đoàn tại quốc gia
nơi có việc làm nhằm thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích của họ; có quyền tham gia vào
các vấn đề công cộng của quốc gia gốc và có quyền bầu cử hoặc được bầu trong
các cuộc bầu cử tại quốc gia đó... Ngoài ra còn có những quy định riêng áp dụng
đối với một số dạng người lao động di trú cụ thể và các thành viên của gia đình họ
như nhân công vùng biển, nhân công theo mùa, nhân công lưu động, nhân công dự
án,... Các quốc gia thành viên của công ước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận
lợi để bảo vệ và thực hiện các quyền của người lao động di trú và thành viên gia
đình họ được ghi nhận trong công ước này.
Công ước 1990 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình bảo vệ
và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú và gia đình họ. Công ước là chuẩn
mực chung cho các quy định của pháp luật quốc gia khi điều chỉnh về vấn đề người
lao động di trú tại các nước là thành viên của công ước, trong đó có Việt Nam.
3
3. Pháp luật ASEAN về lao động di trú
ASEAN là một trong những khu vực có tỉ lệ người lao động di trú cao nhất
trên thế giới. Ở đây có cả những nước xuất khẩu, nước nhận lao động và những
nước vừa xuất khẩu vừa nhận lao động. Trong những năm gần đây, Chính phủ các
nước ASEAN đã có những nỗ lực to lớn trong việc hoàn thiện pháp luật quốc gia
đồng thời xây dựng một khuôn khổ pháp lý chung trong khu vực cho việc bảo vệ
và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú, phù hợp với nội dung của Công
ước 1990 mà hầu hết các nước ASEAN là thành viên..
Những văn kiện quan trọng của ASEAN về người lao động di trú phải kể đến
Tuyên bố của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú;

Dự thảo Văn kiện khung của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao
động di trú. Đây là hai văn kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới của cộng đồng
ASEAN trong việc nhận thức tầm quan trọng của người lao động di trú cũng như
việc bảo về các quyền của họ. Đồng thời đây là hai văn kiện mang tính định hướng
cho quá trình xây dựng và thực hiện các văn kiên khác có liên quan đến vấn đề
người lao động di trú.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tổ chức tại Cebu, Philippine vào
tháng 1/2007 đã nhất trí thông qua Tuyên bố ASEAN về việc Thúc đẩy và Bảo vệ
các quyền của người lao động di trú. Tuyên bố này được xây dựng dựa trên những
cam kết của các nước ASEAN như Điểm 1.1.4.6 của Kế hoạch Hành động Viên
chăn kéo dài sáu năm trong giai đoạn 2004 – 2010 “Xây dựng một văn kiện chung
của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú”. Bên cạnh
các nguyên tắc chung nội dung chủ yếu của Tuyên bố, là cụ thể hoá những nghĩa
vụ của các nước nhận lao động và các nước gửi lao động và những cam kết chung
của ASEAN trong việc bảo về và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú và
thành viên gia đình họ đã được ghi nhận trong Công ước 1990.
4
Ra đời sau Tuyên bố của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của
người lao động di trú, Dự thảo Văn kiện khung của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy
quyền của người lao động di trú hiện đang là văn kiện pháp lý đầy đủ và hoàn
chính nhất trong khu vực ASEAN điều chỉnh về vấn đề này. Kế thừa nội dung của
Tuyên bố ASEAN 2007, nội dung của Dự thảo cũng bao gồm các phần chính là
Các nguyên tắc chung, Nghĩa vụ của các nước nhận lao động, nghĩa vụ của các
nước gửi lao động, các cam kết của ASEAN, ngoài ra còn có một nội dung mới đó
là Nghĩa vụ chung của các nước gửi và nhận lao động, đây là một nội dung cần
thiết vì để bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú đôi lúc cần có sự
hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa hai quốc gia gửi và nhận lao động, giữa
hai quốc gia đó trước hết cần có sự thống nhất trong cơ chế quản lý vấn đề này.
4. Pháp luật Việt Nam về lao động di trú
Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn

cho người lao động, tuy nhiên vẫn là chưa đủ so với lượng lao động dư thừa trong
nước do đó Việt Nam hiện vẫn đang là một nước chủ yếu xuất khẩu lao động. Hiện
tại lao động Việt Nam đang có mặt ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau
và có xu hướng tăng lên nhanh chóng, do đó cần phải tăng cường các văn bản pháp
luật, các quy chế để bảo vệ họ. Đặc biệt lao động Việt nam ở nước ngoài vẫn còn
phải đối mặt với nhiều thách thức như không được trả lương hoặc trả lương không
đúng với công sức lao động; thiếu những bảo đảm về an toàn lao động; các quyền
chính đáng chưa được bảo vệ; bị hành hạ và lạm dụng, đặc biệt lao động nữ; phải
trả phí lao động cao; dễ dàng trở thành nạn nhân của bọn buôn bán người... Cũng
với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cộng đồng các nước ASEAN Việt Nam đang
ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề này. Sau khi tham gia vào Công ước 1990 và
tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật về người lao động di trú trong khu vực
ASEAN, chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cần có một văn bản
5

×