Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nâng cao chất lượng dạy ngoại khóa môn GDCD ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.8 KB, 23 trang )

Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Hiện nay trong các nhà trường THCS việc giảng dạy các tiết học
ngoại khóa với môn GDCD gặp rất nhiều khó khăn vì sách giáo khoa
không có hướng dẫn cho việc dạy ngoại khóa thống nhất cho các lớp ở bậc
THCS mà chỉ dừng lại có chương trình chỉ đạo. Vì vậy việc dạy ngoại
khóa thống nhất cho các bậc học là cần thiết và dạy như thế nào để đạt hiệu
quả cao lại càng khó cần thiết hơn bao giờ hết.
Trước thực trạng việc giáo viên dạy GDCD ở THCS gặp nhiều khó
khăn cho tiết dạy ngoại khóa ở môn GDCD lớp 6, 7 ,8, 9. Vì vậy tôi lựa
chọn đề tài này: “Nâng cao chất lượng dạy ngoại khóa ở môn GDCD ở
bậc THCS ” làm đề tài để viết, cũng mong được phần nào tháo gỡ bớt khó
khăn, băn khoăn, thắc mắc cho đội ngũ giáo viên không chuyên trách dạy
GDCD mà chỉ là kiêm nhiệm.
2. Mục đích của đề tài:
Việc bản thân chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy ngoại khóa
môn GDCD ở THCS” nhằm mục đích trao đổi với đồng nghiệp về các
băn khoăn mà đồng nghiệp gặp khó khăn trong việc dạy các tiết học ngoại
khóa cho cả bậc học.
Bước đầu tìm ra các giải pháp của cá nhân để cùng được đồng nghiệp
chia sẻ, áp dụng vào việc dạy các tiết học ngoại khóa ở các lớp đạt hiệu
quả cao hơn học sinh thích học hơn và các em không cmả thấy miễn cưỡng
phải học vì áp lực môn học. Giúp các em có hứng thú học tập, tìm hiểu các
vấn đề về môi trường sống, về trật tự an toàn giao thông và phòng chống tệ
nạn xã hội.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
1
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Từ việc cung cấp cho các em tri thức về các lĩnh vực đó để các em có
việc làm đúng, góp phần hình thành nhân cách tốt hơn, xây dựng xã hội


văn minh hơn.
3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát:
Bất kỳ môn khoa học nào cũng có đối tượng nghiên cứu riêng với tư
cách là môn khoa học xã hội, môn giáo dục công dân cũng có đối tượng
nghiên cứu:
Môn giáo dục công dân ở trường THCS là khoa học nghiên cứu quá
trình xử lý chuyển giao thông tin khoa học của học sinh về quan hệ của con
người đối với tự nhiên, xã hội và với con người trong cộng đồng trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức pháp luật về sự nghiệp xây dựng đất
nước Việt Nam. Nhằm tạo ra con người phát triển toàn diện phục vụ cho sự
nghiệp phát triển đó. Đồng thời là sự tác động qua lại giữa thầy – trò trong
quá trình dạy học.
Dạy GDCD là quá trình chuyển giao thông tin khoa học của bộ môn
GDCD giữa thầy – trò. Nó bao gồm các quá trình: xử lý và chuyển giao
thông tin khoa học của bộ môn của thầy và quá trình tiếp nhận của trò, xử
lý thông tin của học sinh. Hai quá trình này có tác động qua lại với nhau,
bổ sung cho nhau. Trong sự tác động đó sẽ bộc lộ những quy luật của quá
trình dạy học môn GDCD. Nhiệm vụ của phương pháp giảng dạy bộ môn
là phát hiện các quy luật đó. Xây dựng hệ thống các nguyên lý, hình thức
và phương pháp giảng dạy cụ thể nhằm tổ chức thành công hoạt động dạy
của thày, học của trò.
Những quy luật của họat động dạy học bộ môn không thể thống nhất
với quy luật của giáo dục học, tâm lý học, nghệ thuật. Những quy luật đó
vừa phải phù hợp với quy luật của nhận thức khoa học của học sinh vừa
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
2
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
tiếp thu tri thức, vừa tiếp nhận tích cực, chủ động, sáng tạo vừa phải phản
án đúng sự phát triển của đất nước, con người Việt Nam.
Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy GDCD với ranh giới dạy

môn khác. Kết hợp các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn
GDCD.
Giáo viên tự tìm hiểu thông qua việc giảng dạy bộ môn và tìm hiểu
tâm tư của đồng nghiệp qua việc giảng dạy GDCD đặc biệt là các tiết dạy
“thực hành ngoại khoá”, gặp nhiều khó khăn. Vì tài liệu hướng dẫn dạy
ngoại khoá chưa có mà mới chỉ dừng lại là một bài soạn để dạy ngoại khoá
còn là đại cương.
Từ thực trạng xã hội hiện nay nói chung và thực trạng học sinh
THCS ở các nhà trường nói riêng vẫn còn bộ phận học sinh chưa thật sự
biết các điều học được trong các nhà trường thành bài học pháp luật vào
cuộc sống. Vẫn còn số ít các em chưa gắn liền kiến thức pháp luật vào
cuộc sống hàng ngày.
4. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
Từ thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay thì môn GDCD trong
nhà trường có nhiệm vụ như các bộ môn khoa học khác là cung cấp kiến
thức về đạo đức và pháp luật thì môn GDCD còn hình thành phẩm chất
chính trị, tư tưởng, đạo đức, nó gắn liền với con đường xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Môn GDCD còn góp phần đào tạo học sinh thành những người
lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của công dân
tương lai, có thế giới hạn quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có đạo
đức trong sáng, ra sức thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng
đắn của Đảng và Nhà nước. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật,
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
3
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
có ý thức trách nhiệm cao đối với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và
đối với chính bản thân mình.
Đề tài này đã được trải qua năm năm dạy thay sách giáo khoa của
bậc THCS trong những năm qua. Những khó khăn của giáo viên dạy, của
học sinh đã dần dần từng bước được ứng dụng, tháo gỡ dần bằng cách đưa

vào các bài giảng thống nhất vào các tiết dạy ngoại khoá cho tất cả các
khối lớp ở THCS với môn GDCD.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài:
Thống nhất được chương trình, nội dung, kiến thức của bài giảng cho
từng khối lớp của bộ môn GDCD:
Ví dụ:
Bài 1: Phòng chống tệ nạn xã hội: Phòng chống bệnh HIV/AIDS
Dạy tiết 15 – Lớp 9
Dạy tiết 18 – Lớp 6,7
Bài 2: Trật tự an toàn giao thông
Dạy tiết 18 – Lớp 9
Dạy tiết 32 – Lớp 8
Dạy tiết 33 – Lớp 7
Bài 3: Bảo vệ môi trường
Dạy tiết 35 – Lớp 9,6
Dạy tiết 18 – Lớp 8
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
4
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Cung cấp thêm cho giáo viên hệ thống kiến thức tham khảo hỗ trợ
cho các tiết dạy ngoại khoá.
Nguồn cung cấp thêm tài liệu để tham khảo hỗ trợ cho việc giảng dạy
ngoại khoá.
Từ bài học các em bám sát vào các vấn đề cần thiết hiện nay đang
được cả xã hội quan tâm: Trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội
và bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn cầu hiện nay.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
5
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở khoa học:
Bản chất của dạy học là quá trình giảng dạy của thày và học tập của
học sinh là quá trình xử lý thông tin chuyển giao thông tin của thầy giáo và
thu nhận thông tin, xử lý thông tin của học sinh. Sự tác động qua lại giữa
quá trình dạy của thày và quá trình học tập của học sinh làm bộc lộ nhiều
đặc điểm sư phạm, buộc các nhà sư phạm phải nghiên cứu. Quá trình sư
phạm đó mang tính xã hội phong phú, phức tạp với nhiều mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau, hình thành phát triển tri thức khoa học cho học sinh.
Bản chất của dạy học môn GDCD cũng thuộc về lý luận chung đó.
Song mỗi môn khoa học có những đặc trưng riêng biệt, vấn đề đặt ra
ở đây là chúng ta phải nghiên cứu đặc trưng của qúa trình giảng dạy môn
GDCD.
Căn cứ vào mục đích và nội dung của môn học, kết cấu các loại tri
thức của nó, thầy giáo cần có những phương pháp giáo dục và giáo dưỡng
thích hợp. Những nguyên tắc, phương pháp dạy học không phải là điểm
xuất phát mà là kết quả của sự nghiên cứu nội dung tri thức, đặc điểm tâm
sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh. Xây dựng và phát triển phương
pháp dạy học cho một môn phải cần xem xét vào những yếu tố đó. Nhưng
trong những yếu tố đó mục đích và nội dung của môn họ giữ vai trò quan
trọng nhất. Không thể dùng phương pháp dạy học môn này thay thế cho
phương pháp giảng dạy của môn học khác, tuy các phương pháp giảng dạy
của các môn học có những đặc điểm chung. Đồng thời ngay trong một môn
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
6
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
học, việc giảng dạy cho từng đối tượng người học cũng phải khác nhau tuỳ
theo độ tuổi. Nói cách khác quá trình tác động qua lại giữa thày và trò là
một quá trình mang tính sư phạm, vận dụng theo quy luật của tư duy.
Quá trình nhận thức, tiếp nhận và xử lý thông tin khoa học của học

sinh không thể tuân theo các quy luật của tư duy biện chứng do triết học
nghiên cứu. Nếu sự chuyển giao thông tin của thày phù hợp với quy luật tư
duy của trò thì việc tiếp nhận và xử lý thông tin của trò sẽ có hiệu quả và
ngược lại. Mặt khác, việc chuyển giao thông tin của thày phù hợp với quy
luật, tâm sinh lý của trò thì sẽ làm cho trò xử lý thông tin tốt hơn, đầy đủ
hơn, chính xác hơn.
Những cơ sở khoa học trên phải dựa trên các phương pháp nhận thức
khoa học. Tri thức khoa học là yếu tố tinh thần của khoa học được biểu thị
dưới dạng lý luận có hệ thống, theo một kết cấu logic chặt chẽ. Trong đó
phản ánh những quy luật khách quan, mối liên hệ có tính quy luật của tự
nhiên, xã hội và tư duy.Việc nhận thức các tri thức khoa học nhất thiết phải
có phương pháp. Phương pháp nhận thức khoa học trước hết giúp cho thầy
xử lý thông tin chính xác về tri thức khoa học của bộ môn. Mặt khác, tìm
ra cách thức truyền giao thông tin đó một cách hiệu quả nhất. Không
những thế, khi tiếp nhận các thông tin khoa học mà còn tiếp nhận cả cách
xử lý thông tin khoa học của thày. Như vây song song vào tiếp thu tri thức
khoa học bộ môn mà học sinh từng bước thu nhận cả phương pháp nhận
thức và hành động.
Tri thức của môn GDCD có liên qua rất nhiều chặt chẽ với tri thức
của bộ môn khoa học khác. Đặc biệt là khoa học xã hội. Trong giảng dạy
giáo viên có thể vận dụng phương pháp giảng dạy của các bộ môn khoa
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
7
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
học khác như văn học, lịch sử, toán học. Nhưng không thể thay thế phương
pháp dạy GDCD bằng các phương pháp dạy các bộ môn đó.
Như vậy việc hiểu biết về bản chất của quá trình dạy môn học, quy
luật tư duy của lứa tuổi, đặc trưng của kiến thức khoa học của từng bộ
môn. Những phương pháp nhận thức khoa học là cơ sở quan trọng để vận
dụng phương pháp giảng dạy môn GDCD với tư cách là một môn khoa

học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Môn GDCD trong các nhà trường hiện nay do nhiều nguyên nhân,
chưa được quan tâm một cách đầy đủ và nghiêm túc. Tất cả các bậc học
việc giáo viên dạy chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ
thông nhiều năm trước đây đều mang tính tự phát. Trong những năm gần
đây, đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD được đào tạo chính quy. Họ được
trang bị tri thức khoa học một cách hệ thống, hiện đại, cơ bản và chuyên
sâu, có lý luận về phương pháp và nghiệp vụ sư phạm. Song đội ngũ đó
chưa trở thành lực lượng chủ sở dĩ có tình trạng đó là do nhiều nguyên
nhân.
Nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về tri thức và nhiệm vụ của môn
học. Trước đây môn chính trị nhằm tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính
trị là chủ yếu. Hiện nay nó chuyển thành môn GDCD với tư cách là môn
khoa học xã hội, nhưng với thời gian chưa nhiều, nên chưa làm chuyển
biến nhận thức của mọi người. Do đó môn học chưa được quan tâm đúng
mức và phương pháp giảng dạy bộ môn đang được nghiên cứu và dần hoàn
thiện từng bước.
Đội ngũ dạy bộ môn nói chung, chưa được tiêu chuẩn hoá, cụ thể
chưa được bồi dưỡng thường xuyên và sử dụng đúng. Đội ngũ này rất đa
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
8
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
dạng, được đào tạo từ nhiều cơ sở khác nhau. Do đó trình độ chuyên môn
không đồng đều. Trình độ sư phạm không hoàn toàn đảm bảo, chừng nào
chưa có đội ngũ giáo viên chuyên ngành.
Nội dung chương trình, sách giáo khoa môn học chưa ổn định, chưa
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội và con người, chưa phù hợp với
trình độ nhận thức của người học, với xu thế chung của đất nước ta. Trong
những năm gần đây từ khi xác định môn GDCD là môn khoa học xã hội

đang chỉnh lý, sửa đổi thay sách GDCD, có nhiều tri thức khó với học sinh,
việc tiếp thu của học sinh gặp nhiều hạn chế.
Đội ngũ nghiên cứu về phương pháp giảng dạy GDCD còn chưa có
theo chuyên ngành. Phương pháp dạy môn GDCD cần được sớm hoàn
thành. Đội ngũ giáo viên giảng dạy cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng
cao chuyên môn, trình độ, nghiệp vụ dạy môn GDCD.
Từ tình hình thực tế trên đây rõ ràng việc xây dựng phương pháp dạy
GDCD ở THCS là việc làm bức thiết nhằm mục đích nâng cao nhận thức
bộ môn và nâng bộ môn lên ngang tầm phát triển của xã hội Việt Nam nói
riêng và nhân loại nói chung
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
9
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ NỘI DUNG
CỦA ĐỀ TÀI ĐỀ CẬP ĐẾN
Ở nước ta trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút tiêm chích
và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý diễn ra với chiều
hướng ngày một gia tăng.
Tệ nạn ma tuý đã gây ra nhiều tác hại cho bản thân, gia đình, xã hội,
nòi giống, dân tộc, ảnh hưởng xấu đến việc học tập, đạo đức sức khỏe của
thanh thiếu niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng, làm khánh kiệt
kinh tế gia đình.
Tình trạng nghiện hút, tiêm chích ma tuý đã lên tới mức báo động.
Để thực hiện có hiệu quả chỉ thị 06/CT- TW – Bộ chính trị về: “Tăng
cường chỉ đạo công tác phòng chống ma tuý”. Nhằm giúp học sinh, sinh
viên, thanh thiếu niên và các bậc phụ huynh đọ, hiểu một cách đơn giản
những nội dung cơ bản về tệ nạn ma tuý, tác hại của ma tuý, các triệu
chứng lâm sàng về nghiện ma tuý, đồng thời có biện pháp phòng ngừa và
cai nghiện cho những người đã nghiện.
Tệ nạn ma tuý đang là một hiểm hoạ của nhiều nước trên thế giới.

Bởi vậy, Liên hiệp quốc lấy ngày 26/6 hàng năm là ngày thế giới phòng
chống ma tuý.
Ở nước ta tình trạng nghiện hút, tiêm chích, buôn bán, sử dụng trái
phép chất ma tuý đang diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn xảo quyệt. Vụ
án Xuân Trường là điển hình.
Nạn sử dụng ma tuý để rồi nhanh chóng bị nghiện đã lan ra trong
thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh trong các trường.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
10
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Ma tuý gây ra nhiều tác hại xấu đến việc học tập, đạo đức. Nhiều học
sinh, sinh viên sử dụng một lần đến quen, rồi nghiện phải bỏ học và nhanh
chóng trở thành tội phạm.
Tình trạng trên cần được chặn đứng, đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn
ma tuý ở các địa phương, nhất là trong các nhà trường hiện nay.
Bên cạnh tệ nạn ma tuý, thì trật tự an toàn giao thông cũng là vấn đề
mà cả xã hội quan tâm vì số vụ tai nạn, số người chết ngày càng gia tăng,
thiệt hại về người và của là rất lớn. Giao thông đường bộ: Người tham gia
giao thông không chấp hành đúng các quy định đi đường đối với người đi
bộ, người đi xe thô sơ, người điều khiển xe máy. Tai nạn giao thông đường
thuỷ, tai nạn giao thông đường sắt
Tai nạn giao thông đã trở thành nguyên nhân chính trong việc gia
tăng người tàn tật ở Việt Nam trong thời gian qua. Các bệnh viện hàng
ngày phải tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu do tai nạn giao thông. Ngoài số
ca tử vong, không ít trường hợp đã để lại thương tật vĩnh viễn, nhiều
trường hợp chỉ còn sống đời sống thực vật do chấn thương quá nặng. Tại
bệnh viện Việt Đức – Hà Nội, mỗi ngày phải tiếp nhận khoảng 60 trường
hợp tai nạn giáo thông. Riêng tại Hà Nội trong vòng 2 năm đã tiếp nhạn
43.381 trường hợp. Độ tuổi bị tai nạn giao thông tập trung vào từ: 16 – 45
tuổi. Nhiều trường hợp đưa vào bệnh viện trong tình trạng cơ thể có nhiều

bộ phận bị gẫy, dập nát phải cắt bỏ, trở thành người tàn tật vĩnh viễn. Tai
nạn giao thông thật sự là thảm họa ở nước ta. Đó là chưa kể tới sự thiệt hại
to lớn về vật chất và để lại hậu quả lâu dài cho xã hội , ảnh hưởng đến
chiến lược phát triển con người.
Vì vậy giáo dục trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên
và quan trọng của các trường học nói chung và THCS, THPT nói riêng.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
11
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Trên thế giới hiện nay con người chết do tệ nạn xã hội rất nhiều ở
Châu Phi nói riêng, thế giới nói chung đều nằm trong thảm hoạ của
HIV/AIDS. Con người chết do tai nạn gia thông hàng ngày vẫn bị gia tăng.
Con người chết do thiên tai gây ra cũng không ít trên thế giới như ở “Thái
Lan, In Đô nê xi a làm cho chúng ta không khỏi bàng hoàng. Thiên tai lũ
lụt xảy ra ở khắp các nước trên thế giới do ô nhiễm môi trường, mất cân
bằng sinh thái vì vậy con người hiện nay luôn phải đối mặt với cơn giận dữ
của thiên nhiên mà sự huỷ diệt của nó là không thể tưởng tượng nổi.”
Ở việt nam chúng ta cũng đang lằm trong tình trạng đó. Do diện tích
rừng rộng lớn ở nước ta đã bị tàn phá, huỷ diệt bởi kỹ thuật và phương
thức chiến tranh do giặc ngoại xâm gây ra trong năm chiến tranh ( 1945-
1975).
Do nạn khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật, không tuan thủ
các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng liên tục làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên.
Trong những năm gần đây nạn lâm tặc hoành hành, khai thác gỗ rất
lớn mà lực lượng kiểm lâm không thể kiểm soát nổi.
Do một số bộ phận nhân dân các dân tộc họ sống du canh du cư, phá
rừng lấy đất canh tác, dẫn đến gây ra nhiều vụ cháy rừng. Khai thác mở
rộng các công truờng không quy hoạch bền vững cũng xâm phạm đến tài
nguyên rừng.

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì li non có thể gây nguy hại
đến môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của plastic. Hiện nay ở Việt
Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom,
phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
12
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Mà bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của
các loài thực vật bao quanh nó, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến sự sói
mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các
đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị về mùa mưa.
Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát triển , lây truyền dịch
bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
Đặc biệt là các bao bì ni lông đựng màu thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm
do chứa các kim loại như chì, ca- đi – mi gây tác hại cho não, là nguyên
nhân gây ra ung thư phổi . Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải
bỏ đi đốt, các khí độc thải ra chất đi ô sin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó
thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết , giảm khả năng miễn
dịch, gây rối loạn các chức năng gây ung thư , dị tật, bẩm sinh cho trẻ sơ
sinh . Vì vậy chúng ta phải thay đổi các thói quen đó tránh ô nhiễm môi
trường.
Đứng trước thực trạng trên cần đưa giáo dục môi trường vào các nhà
trường là cần thiết. Đẻ mọi tăng cường công tác bảo vệ môi truờng trong
thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nứơc. Đưa các nội quy bảo vệ
môi truờng vào hệ thống giáo dục quốc dân.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
13
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
CHƯƠNG III:
NHỮNG BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐẶT RA CỦA ĐỀ TÀI

1. Tệ nạn xã hội
Hiện nay việc sử dụng ma tuý của học sinh, sinh viên là do nhà
trường quản lý không chặt chẽ, do bố mẹ thiếu quan tâm, buông lỏng quản
lý, chiều chuộng dẫn đến bị lôi kéo, rủ rê, đua đòi ăn chơi, lúc đầu thử rồi
đến nghiện. Chúng ta cần phải chặn đứng, đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn
ma tuý ở địa phương và trường học.
Để đẩy lùi được tệ nạn trên các nhà trường cần làm tốt các việc sau:
Tiến hành giáo dục về phòng chống ma tuý cho học sinh, sinh viên
thông qua các đợt sinh hoạt tập thể đầu năm do Bộ ban hành. Làm cho
từng học sinh, sinh viên thấy rõ được tác hại của tệ nạn ma tuý đối với bản
thân, gia đình, nhà trường và xã hội, có những hành động tích cực như
không thử, không dùng, không nghiện, không tiêm chích ma tuý, không
tham gia buôn bán, vận chuyển, tổ chức hút hít. Vận động bạn bè, gia đình
cảnh giác với ma tuý vì ma tuý không trừ một ai.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập, sau đó ký cam kết không vi
phạm tệ nạn ma tuý. Nừu học sinh, sinh viên cố tình vi phạm tệ nạn ma tuý
phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của Bộ – xử lý học sinh, sinh viên.
Kết hợp chặt chẽ và đồng bôn với các lực lượng ở trong trường và
chính quyền, công an địa phương sở tại để kiểm soát số học sinh, sinh viên
vi phạm tệ nạn ma tuý. Từ đó có biện pháp giáo dục, làm trong sạch môi
trường giáo dục đào tạo.
Quản lý chặt chẽ học sinh, quan tâm đến các hoạt động của các em,
tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu, vẽ
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
14
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
tranh cổ động tuyên truyền, mit ting ngoại khoá, nói chuyện về các hoạt
động khác theo chuyên đề phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý.
Tệ nạn ma tuý rất nguy hiểm, mọi học sinh, sinh viên, mọi gia đình
đều phải cảnh giác và phòng ngừa cho mình, cho gia đình, cho cả cộng

đồng.
Phòng chống ma tuý là quyền lợi và nghĩa vụ củahọc sinh, công dân,
không phải của riêng ai, và thực hiện khẩu hiệu “Nhà trường không có ma
tuý”.
2. An toàn giao thông: Hiện nay ở Việt Nam, trung bình mỗi ngày có
khoảng ba mươi người chết, tám mươi người bị thương do tai nạn giao
thông. Vậy việc giáo dục trật tự an toàn giao thông là mhiệm vụ thường
xuyên và quan trọng của các trường học nói chung và trường THCS nói
riêng.
Trong các nhà trường tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khoá
ngoài giờ lên lớp ở nhà trường: Tuyên truyền bằng các cuộc thi tìm hiểu về
an toàn giao thông, thi thực hành trên đường qua các cuộc thi của Đội: Thi
đi xe đạp chậm trong ngày 26/3. Thi lý thuyết giúp học sinh củng cố các
kiến thức về giao thông bằng hình thức trắc nghiệm qua các hệ thống biển
báo giao thông. Thi vẽ tranh, tổ chức chơi trò chơi làm người điều khiển tại
các nút giao thông, thông qua các cuộc thi giữa các khối lớp nhằm giúp học
sinh củng cố được kiến thức, khắc sâu kiến thức đã học về an toàn giao
thông. Từ đó giáo dục các em có ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành
đúng các quy định của pháp luật về trật tự an toàn gioa thông.
Ngoài việc giáo dục trật tự an toàn giao thông ở các nhà trường thì
gia đình cũng phải có trách nhiệm nhắc nhở con em minh có ý thức chấp
hành các quy định về an toàn giao thông ở mọi nơi, mọi lúc. Đặc biệt khi
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
15
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
các em tham gia giao thông. Nghiêm khắc với các em chưa đủ tuổi tham
gia giao thông bằng xe máy phân phối lớn khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có
bằng lái xe.
Đối với Đoàn thanh niên ở địa phương cũng có trách nhiệm kiểm tra,
giám sát hoạt động của học sinh khi các em tham gia giao thông ở địa

phương, kịp thời phản ánh với nhà trường với Đoàn đôi của nhà trường về
các hành vi vi phạm của các em trên đường giao thông tại địa phương.
Tổ chức Đoàn cần có các hoạt động tình nguỵên để đoàn viên là học
sinh tham gia vào việc giữ gìn trật tự giao thông đường phố. Khuyến khích
các em tích cực hoạt động góp phần làm giảm tai nạn giao thông đáng tiếc
xẩy ra.
Đối với lực lượng công an tại địa phương, cũng cần nghiêm khắc xử
lý, nhắc nhở về các lỗi vi phạm giao thông ở ngay trên địa bàn dân cư nơi
các em cư trú.
Ngoài việc trên hàng năm vào các buổi ngoại khoá cần có sự tuyên
truyền của lực lượng công an giao thông về trật tự giao thông xảy ra
trên địa bàn thành phố, toàn tỉnh để học sinh nắm rõ các số liệu đó và các
em thấy được mức độ nguy hiểm để các em tránh xa.
3. Bảo vệ môi trường
Cùng với việc giáo dục trật tự an toàn giao thông thì việc giáo dục
bảo vệ môi trường là việc làm không thể thiếu trong các nhà trường hiện
nay. Thông qua bộ môn: Sinh học, địa lý, GDCD. Qua việc cung cấp kiến
thức bộ môn còn giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Qua bài
học giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên
tươi đẹp. Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
16
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
đa dạng tại các địa điểm khác nhau: Trong lớp, ngoài trường, đem lại cho
các em thông điệp phong phú về bảo vệ môi trường, các nguyên nhân làm
ô nhiễm môi trường, giúp các em lĩnh hội tri thức về bảo vệ môi trường
một cách tự nhiên, sinh động và có hiệu quả.
Ngoài ra bằng các giờ hoạt động ngoài giờ, các giờ hoạt động tập thể.
Thông qua các giờ học này nhằm xây dựng môi trường sư phạm lành
mạnh, trong một không gian “xanh, sạch, đẹp”. Thúc đẩy phong trào thi

đua trồng cây, vệ sinh làm sạch, đẹp trường lớp. Xây dựng nhà trường
xanh, sạch đẹp, lành mạnh an toàn giảm hiệu ứng không gian bê tông hoá
đã và đang phát triển mạnh. Thông qua các buổi sinh hoạt, giờ chào cờ đầu
tuần, các buổi sinh hoạt Đội, các cuộc cắm trại các tổ chức hình thức đa
dạng phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Ngoài việc giảng dạy tại lớp trong các giờ học, thông qua các bộ môn
thì kết hợp với Đoàn Đội, tổ chức trồng cây vào dịp đầu năm, làm vườn
sinh vật, vườn địa lý ở các khối lớp tạo ra cảnh quan môi trường đẹp.
Kết hợp với giáo viên dạy mỹ thuật mở cuộc thi vẽ tranh về đề tài
môi trường. Để các em đều có ý thức tham gia vào công việc chung của xã
hội. Nâng cao ý thức trách nhiệm với cả cộng đồng.
Kết hợp với Đoàn Đội ở địa phương để các em có ý thức chăm lo,
giữ vệ sinh ở cộng đồng dân cư. Các em biết nhắc nhở gia đình và người
thân cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường và ăn ở có vệ sinh, sạch sẻ.
Tuyên truyền để mọi người hạn chế sử dụng bao bì ni long để hạn
chế ô nhiễm môi trường, phòng tránh đựơc bệnh tật khi mà mùa hè đã đến
gần.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
17
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
4. Kết quả khảo sát thông qua bài học ngoại khoá và các hình thức
tuyên truyền ban đầu có hiệu quả và chuyển biến:
Phòng chống tệ nạn xã hội. Trong nhà trường đã dẩy lùi tệ nạn ma
tuý, tiêm chích trong nhà trường không có. Thông qua các hoạt động Đội
thì học sinh còn phát hiện các gia đình buôn bán ma tuý giúp lực lượng
công an dễ theo dõi và điều tra. Các tệ nạn trộm cắp, cờ bạc không có trong
nhà trường.
Qua việc học tập đó các em không phải xa lánh người có HIV. Biết
tự chăm sóc bản thân và phòng tránh tệ nạn ma tuý. Tuyên truyền để người
thân của các em biết phòng, tránh xa tệ nạn ma tuý.

Tệ nạn xã hội bị đẩy lùi thì trật tự an toàn giao thông cũng được chấp
hành tốt. Trong những năm qua nhà trường không có học sinh vi phạm trật
tự an toàn giao thông. Không có học sinh đá bóng trên đường quốc lộ,
không có học sinh phóng nhanh, vượt ẩu trên đường, không có học sinh
gây rối nơi công cộng.
Các em đã cùng với chi đoàn địa phương tham gia giữ trật tự an toàn
giao thông đường phố, chợ, bến bãi vào dịp hè đến.
Kết hợp với chi đoàn ở địa phương chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên
hè phố ở các khu dân cư. Trồng cây vào dịp Tết ở nhà trường, chăm sóc
cây quanh nghĩa trang liệt sỹ. Giữ cho môi trường dân cư sạch đẹp, hợp vệ
sinh, khu phố đựơc công nhận là khu phố văn hoá.
Các đoàn thể ở địa phương cũng phải vào cuộc cùng nhà trường triển
khai và làm tốt ba vấn đề trên, nó có chuyển biến tích cực. Nó đem lại hạnh
phúc cho mọi nhà.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
18
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
19
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Đánh giá về bộ đề tài
Trên đây là một vài giải pháp nhỏ, biện pháp của cá nhân vận dụng
để dạy các tiết ngoại khóa cho tất cả các khối lớp. Để lần nữa giúp các em
được ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp 6, 7, 8.
Qua đó giúp các em thấy được các vấn đề trên là vấn đề cần thiết của
cuộc sống, vấn đề sống còn của toàn cầu chứ không phải của riêng quốc
gia nào cả.
Từ bài học giúp các em có tri thức về bộ môn và biết vận dụng các tri
thức đã học đó để vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày.

Mỗi em có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ Việt Nam
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Biết được sự nguy hiểm của tệ nạn xã hội để tránh xa và khuyên bạn
bè, người thân cùng thực hiện.
Biết rõ được sự nguy hiểm của mất vệ sinh môi trường, biết trồng
cây, gây rừng bảo vệ môi trường sinh thái.
Từ chỗ có tri thức, hiểu biết về pháp luật thì các em biết sống, làm
việc, học tập theo hiến pháp và pháp luật. Góp phần xây dựng một xã hội
tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Giúp giáo viên dạy GDCD của các lớp có chung bài học thống nhất,
có định hướng bài dạy, có chỗ liên hệ cần hỗ trợ về tài liệu phục vụ cho
giảng dạy các bài học ngoại khóa của chương trình.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
20
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Từ bài học ngoại khóa đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn GDCD đòi hỏi
phải học tập thêm, cập nhật thêm thông tin từ các nguồn để nâng cao hiểu
biết của mình, góp phần cho việc giảng dạy đựơc tốt hơn.
2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đề tài:
Giáo viên giảng dạy không mất thời gian cho việc định hướng một
bài dạy ngoại khóa trong chương trình.
Hiệu quả lớn nhất của xã hội đó là mọi người đều nhận thức được
các vấn đề trên là vấn đề cả toàn cầu đang quan tâm.
Đối với mỗi quốc gia thì mọi công dân góp phần của mình vào việc
giữ trật tự, kỷ cương xã hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội. Mọi công dân có ý thức
chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông đúng pháp luật. Mỗi
trường của mỗi quốc gia tốt hơn khi công dân có ý thức bảo vê, giữ cho
môi trường sống tốt hơn.
Với mỗi gia đình mọi người đều phải nhận thức các vấn đề trên, mỗi
người biết sống có trách nhiệm với gia đình, tránh xã các tệ nạn xã hội, và

an toàn cho bản thân gia đình và người khác. Có trách nhiệm xây dựng
môi trường sống tốt hơn.
Mỗi công dân đã tự học để nâng cao nhận thức của bản thân để từ đó
biết sống tuân theo hiến pháp và pháp luật. Góp phần xây dựng xã hội tốt
hơn văn minh hơn, tiến kịp với sự phát triển của nhân loại.
3. Kiến nghị quan trọng của đề tài:
Để các vấn đề của đề tài có hiệu quả cao thì đòi hỏi cả xã hội thật sự
phải quan tâm đến các vấn đề đó.
Giáo viên làm tốt vai trò của mình là người truyền thụ tri thức. Học
sinh tiếp thu tri thức và vận dụng tri thức đó vào cuộc sống có hiệu quả.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
21
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
Các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng thật sự phải quan tâm vì
các vấn đề có tính toàn cầu chứ không phải của riêng quốc gia nào.
Đặc biệt là cơ quan công an thật sự làm tốt vai trò trách nhiệm nghề
nghiệp của mình. Giữ cho xã hội bình yên, ngăn chặn sự gia tăng về tệ nạn
xã hội. Ngoài công việc chuyên ngành giúp cho ngành giáo dục chúng tôi
và những người quan tâm đến vấn đề trên có các thông tin và số liệu thật
đầy đủ để chúng tôi làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục.
Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
22
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại khoá
PHẦN IV
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
Để đề tài trên đạt hiệu quả và các vấn đề đó đi vào cuộc sống. Thì
người giảng dạy cần có tri các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy. Cần có
nguồn kinh phí không lớn khoảng vài trăm ngàn đồng có thể mua các sách
tham khảo hỗ trợ cho việc giảng dạy theo từng chuyên đề.
Về thiết bị phục vụ cho việc dạy học: Máy chiếu, bảng nhóm, biển

báo giao thông, tranh ảnh, loa đài để tuyên truyền. Sách tham khảo: Hiến
pháp 1992, luật hình sự, dân sự, luật giao thông
Về con người chúng tôi cần cả cộng đồng cùng vào cuộc với trách
nhiệm chung thì đề tài trên mới thực sự hiệu quả và có giá trị cho cuộc
sống con người.
Đáp Cầu, ngày 02 tháng 6 năm 2007
Nguyễn Thị Lịch

Nguyễn Thị Lịch – Giáo viên Trường THCS Đáp Cầu
23

×