Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập pháp luật kinh tế II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.39 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi phải có một khung
pháp luật kinh tế hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò quan
trọng. Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp vào năm 1999, số lượng doanh nghiệp
đăng ký chính thức đã tăng lên nhanh chóng với hơn 250.000 doanh nghiệp được
đăng ký vào năm 2007, đến năm 2010 số lượng này đã tăng lên 420.000 doanh
nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp được đăng ký tăng nhanh trong nhiều năm,
việc tư vấn chuyển đổi từ các hộ đăng ký kinh doanh sang doanh nghiệp đăng ký
chính thức theo Luật Doanh nghiệp, hoặc về việc lựa chọn loại hình pháp lý nào
phù hợp nhất với một doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thực sự.
Tình huống đề bài nêu ra đòi hỏi lựa chọn một loại hình doanh nghiệp đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của A, B, C, D khi bốn người cùng góp vốn thành lập một
cơ sở kinh doanh:
- Có tên riêng, có con dấu và trụ sở giao dịch;
- Thủ tục thành lập tương đối đơn giản;
- Hạn chế được sự thâm nhập của những người khác tham gia vào loại
hình kinh doanh đó;
- Có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành viên;
- Có khả năng dễ dàng huy động vốn hoạt động.
Bài phân tích của nhóm 1 sẽ tư vấn cho A, B, C , D lựa chọn được loại
hình kinh doanh phù hợp nhất cũng như đầy đủ các trình tự, thủ tục để A, B, C,
D thành lập được một cơ sở kinh doanh hoàn chỉnh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Hãy tư vấn giúp họ lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với các yêu cầu trên.
Để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với các yêu cầu của A, B, C, D thì
chúng ta phải nắm rõ điểm mạnh yếu của từng loại hình cơ sở kinh doanh, sau đó
tìm ra loại hình phù hợp nhất có đủ các yêu cầu đã nêu ra.
1
Luật Doanh nghiệp 2005 hiện hành ở nước ta quy định năm loại hình doanh
nghiệp , bao gồm : hộ kinh doanh ; doanh nghiệp tư nhân (DNTT); công ty hợp
danh ; công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) (gồm công ty TNHH 1 thành viên và


công ty TNHH 2 thành viên trở lên) và công ty cố phần. Xác định điểm mạnh, yếu
của các loại hình doanh nghiệp trên dựa trên các tiêu chí như sau :
• Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập:
Hộ kinh
doanh
Doanh nghiệp tư
nhân
Công ty hợp
danh
Công ty TNHH Công ty cổ phần
Hồ sơ +giấy đề
nghị đăng
ký kinh
doanh
+ giấy đề nghị
ĐKKD
+danh sách thành
viên
+điều lệ công ty
+ chứng chỉ hành
nghề của giám
đốc hoặc 1 số
ngành nghề cần
chứng chỉ
+ xác nhận vốn
pháp định đối với
ngành nghề bắt
buộc phải có.
+ giấy đề nghị
ĐKKD

+danh sách
thành viên
+ điều lệ công ty
+ chứng chỉ
hành nghề của
giám đốc hoặc 1
số ngành nghề
cần chứng chỉ
+ xác nhận vốn
pháp định đối
với ngành nghề
bắt buộc phải có.
+giấy đề nghị
ĐKKD
+danh sách thành
viên
+ điều lệ công ty
+ chứng chỉ hành
nghề của giám đốc
hoặc 1 số ngành
nghề cần chứng
chỉ
+ xác nhận vốn
pháp định đối với
ngành nghề bắt
buộc phải có.
+ giấy đề nghị
ĐKKD
+danh sách cổ
đông sáng lập

+ điều lệ công ty
+ chứng chỉ hành
nghề của giám đốc
hoặc 1 số ngành
nghề cần chứng
chỉ
+ xác nhận vốn
pháp định đối với
ngành nghề bắt
buộc phải có.
Thời
gian
10 ngày 10 ngày 10 ngày 10 ngày
Nơi
giải
quyết
Phòng
kinh tế-
tài chính
huyện
hoặc
quận
Phòng ĐKKD
tỉnh
Phòng ĐKKD
tỉnh
Phòng ĐKKD tỉnh Phòng ĐKKD tỉnh
Yêu
cầu
khác

không Đăng báo nội
dung ĐKKD
Đăng báo nội
dung ĐKKD
Đăng báo nội
dung ĐKKD
Đăng báo nội
dung ĐKKD
Lệ
phí
100.000 150.000 200.000 200.000
2
Như vậy,dưới tiêu chí này,thì lợi thế sẽ thuộc về hộ kinh doanh và doanh
nghiệp tư nhân ,bởi hồ sơ đăng kí kinh doanh đơn giản; và do đó ,trên thực tế ,chi
phí về thời gian và tiền bạc cho việc thành lập hộ kinh doanh cá thể và doanh
nghiệp tư nhân có thể thấp hơn nhiều so với quy định của pháp luật.Thực tế cho
thấy ,việc thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể ở một số địa
phương có thể chỉ trong một vài giờ mà thôi. Công ty hợp danh, công ty TNHH và
công ty cổ phần sẽ khó khan hơn trong chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh; theo
đó, có thể tốn kém hơn trong việc hoàn tất thủ tục ĐKKD. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy ưu điểm này đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đang bị mất dần.
Hiện nay, việc cải cách thủ tục đăng kí kinh doanh ở phòng đăng ký kinh doanh
nhiều địa phương được thực hiện rất hiệu quả; thủ tục đã được đơn giản hóa nhiều.
Nhiều nơi, đã bước đầu cho phép đăng ký kinh doanh qua mạng đối với các loại
hình doanh nghiệp đăng ký tại phòng ĐKKD
.
Việc làm này lại làm mất đi ưu điểm
dễ dàng đăng ký đối với hộ kinh doanh so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Nhìn chung, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày càng trở nên linh
hoạt, dễ đàng và nhanh chóng hơn. Yêu cầu của A, B, C, D về thủ tục thành lập

đơn giản là yêu cầu mà tất cả các loaijn hình kinh doanh đều có thể đáp ứng được
trong giai đoạn hiện nay.
• Quy chế thành viên và tổ chức quản lý:
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, yêu cầu về đối tượng thành lập và số
thành viên tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp cũng khác nhau. Xét dưới
khía cạnh này thì công ty TNHH có lợi thế nhất; nghĩa là chỉ cần một người, bất kể
là cá nhân hay tổ chức là có thể thành lập được. Việc thành lập công ty hợp danh
đòi hỏi ít nhất phải có sự liên kết ít nhất hai người, nên có thể coi là kém thuận lợi
hơn so với doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể. Ngược lại, công ty hợp
danh có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp khác và đó có thể coi là
lợi thế của nó so với DNTT và hộ kinh doanh cá thể. Như vậy, để đảm bảo cho cả
3
A, B, C, D cùng là chủ sở hữu của doanh nghiệp với vị thế như nhau thì chỉ có 3
loại hình công ty thỏa mãn yêu cầu đó: Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm
hữu hạn 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
• Huy động vốn:
Tài chính là một vấn đề rất quan trọng của doanh nghiệp trong việc mở rộng
và phát triển sản xuất, kinh doanh. Do đó, độ dễ dàng, linh hoạt trong huy động
vốn và quy mô, phạm vi vốn có thể huy động là một trong những tiêu chí đánh giá
và lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Thông thường, ngoài việc tích lũy, tái đầu tư
từ lợi nhuận, doanh nghiệp huy động them vốn vay hoặc góp vốn. Có thể nói công
ty cố phần là loại hình doanh nghiệp có ưu thế nhất trong huy động thêm vốn. Về
nguyên tắc, khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là không giới hạn. Hộ
kinh doanh và DNTN chỉ có thế huy động vốn dưới hình thức vốn vay và quy mô,
phạm vi huy động vốn chỉ có thể giới hạn trong số những người thân quen. Quy
mô, phạm vi và cách thức huy động vốn của công ty TNHH lớn hơn, mở rộng hơn
so với công ty hợp danh và DNTN.
Nhìn chung, công ty cổ phần và công ty TNHH là 2 loại hình doanh nghiệp có lợi
thế trong việc huy động vốn, mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh. Như
vậy, hai loại hình công ty trên phù hợp với yêu cầu của A. B, C, D là: Có khả

năng dễ dàng huy động vốn hoạt động.
• Trách nhiệm của nhà đầu tư
Đối với hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân thì không có sự phân
định về trách nhiệm giữa hộ hay doanh nghiệp và chủ hộ;chủ hộ,chủ doanh nghiệp
tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của hộ,doanh nghiệp bằng toàn
bộ tài sản của mình.Trong khi đó,thành viên công ty TNHH và cổ đông công ty cổ
phần không phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty và rủi ro
của họ chỉ nằm trong phạm vi số vốn cam kết hoặc đã góp vào công ty .Trong công
ty hợp danh thì chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh gần giống chủ hộ và
chủ doanh nghiệp tư nhân;trong khi đó,chế độ trách nhiệm của thành viên góp vốn
4
tương tự như thành viên công ty TNHH hay cổ đông công ty cổ phần. Điểm khác
giữa thành viên hợp danh với chủ hộ,chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm liên
đới giữa các thành viên hợp danh,và thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nếu tài
sản của công ty không đủ để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh
doanh của công ty.Chính vì vậy ,trách nhiệm liên đới đã đặt thành viên hợp danh
vào vị thế rủi ro ở thấp hơn mức độ nhất định so với chủ hộ và chủ doanh nghiệp
tư nhân.
Có thể coi “ chế độ trách nhiệm hữu hạn ” của thành viên công ty TNHH , cổ
đông công ty CP là ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này so với hộ kinh doanh,
doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh . Yếu điểm của chế độ trách nhiệm “ vô
hạn” là không giới hạn về chế độ trách nhiệm và sự không tách bạch giữa doanh
nghiệp và chủ doanh nghiệp thể hiện trên một số điểm sau đây:
+ Hoạt động kinh doanh không bền vững ,dễ chấm bị chấm dứt.Sự tồn tại và
hoạt động của doanh nghiệp gắn với sự tồn tại, và thậm chí tình trạng sức khỏe của
chính chủ hộ hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.Chủ doanh nghiệp chết ,tai nạn,ốm
đau,bênh tật đều dẫn đến chấm dứt sự tồn tại hoặc tạm ngừng hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Đây là điểm rất đáng lưu ý khi thiết lập các quan hệ giao
dịch với doanh nghiệp tư nhân,hộ kinh doanh cá thể.
+ Khó mở rộng quy mô kinh doanh; rủi ro trong đầu tư kinh doanh dưới hình thức

doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể,hoặc thành viên hợp danh trong
công ty hợp danh là rất cao; độ an toàn về sở hữu tài sản lại rất thấp. Vì vậy, chủ
doanh nghiệp bị thất bại.Thực tế cho thấy,doanh nghiệp tư nhân càng có quy mô
càng rộng,nghành nghề kinh doanh càng đa dạng ,thì mức đọ rủi ro và bất an toàn
đối với chủ sở hữu càng cao.Chính vì vậy ,trong thời gian qua,không ít doanh
nghiệp tư nhân có quy mô lớn đã chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần; và nếu không chuyển đổi như thế thì doanh nghiệp đó không thể
phát triển thêm được nữa. Tuy vậy, trên thực tế, trong một số trường hợp thì chính
5
chế độ trách nhiệm “vô hạn” của nhà đầu tư lại là ưu điểm của loại hình doanh
nghiệp đó trong việc thu hút khách hàng,tạo uy tín và phát triển kinh doanh.
Tóm lại,thì có thể nói,dưới khía cạnh này,thì công ty TNHH và công ty cổ
phần là công cụ tốt nhất để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư. Cùng với việc một
nhà đầu tư có thể cùng một lúc đầu tư vào nhiều công ty TNHH hay cổ phần đã
làm cho hai loại hình doanh nghiệp còn được coi là công cụ phân bố rủi ro một
cách tốt nhất.Do đó, đây là loại hình doanh nghiệp thích hợp cho việc kinh doanh
trong các lĩnh vực mới,tính rủi ro cao.Dưới góc độ chủ nợ,thì hộ kinh doanh ,doanh
nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là công cụ tốt để đảm bảo cho nghĩa vụ của
doanh nghiệp với chủ nợ. Tuy nhiên, các chủ nợ lại rất cần lưu ý khi giao dịch với
loại hình doanh nghiệp này bởi tính ổn định của doanh nghiệp và sự hạn chế về tài
sản riêng của nhà đầu tư.
Như vậy, hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần đã thỏa mãn yêu
cầu của A, B, C, D về tiêu chí: Có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành
viên.
• Khả năng rút vốn và chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp:
Đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân thì chủ hộ và chủ doanh
nghiệp rút vốn luôn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu hẹp mô hình kinh doanh
hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, công ty cổ phần và công ty
TNHH hoàn toàn không bị tác động bởi cổ đông hay thành viên chuyển nhượng cổ
phần, phần vốn góp cho người khác. Cổ đông công ty cổ phần được chuyển

nhượng cổ phần rất linh hoạt, tự mình quyết định về người mua, thời điểm, giá cả
và cách thức chuyển nhượng. Tuy nhiên, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
các cổ đông tạo cơ chế và điều kiện thay đổi chủ sở hữu công ty một cách dễ dàng.
Vì vậy, quyền kiểm soát công ty cũng có thể dễ dàng thay đổi, khó duy trì ổn định
cơ cấu sở hữu công ty.
6

×