ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KẾ SÁCH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KẾ SÁCH
TRƯỜNG THCS PHONG NẪM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT PHƯƠNG
TRÌNH VÀ NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BÀI
TẬP CƠ BẢN MƠN HĨA HỌC LỚP 9
Người thực hiện: HUỲNH VĂN ĐỨC
Năm học: 2007 - 2008
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Theo chương trình sách giáo khoa cũ, giáo viên thường dạy
theo phương pháp thuyết trình, do chưa có dụng cụ thí nghiệm và hóa
chất, nên các em chỉ lónh hội kiến thức theo lối thụ động mà chưa tận
mắt thấy các hiện tượng xãy ra, nên việc rèn lên kỹ năng viết
phương trình hoá học và nhận biết một số bài tập cơ bản về thí
nghiệm thực hành của các em còn nhiều hạn chế. Từ khi dạy học
môn hoá học theo chương trình sách giáo khoa đổi mới, bộ môn hóa
học là bộ môn khoa học thực nghiệm, thầy là người chủ đạo, các em
tích cực chủ động trong học tập.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn hóa học, tôi nhận thấy các em
hay vấp phải những tồn tại như: Khi viết các phương trình hoá học các
em thường viết sai công thức các chất và cân bằng chưa đúng. Nhận
biết các chất còn lúng túng, chưa xác định rõ ràng và sử dụng phù
hợp các hoá chất để nhận biết các chất trong dạng bài tập phân biệt
lọ mất nhãn, viết phương trình hoá học chưa đúng nên gặp khó khăn
trong dạng bài tập viết phương trình phản ứng hoá học theo sơ
đồbiếnhoá
Qua những vấn đề nêu trên tôi nhận thấy cần tạo tình huống có vấn
đề, sử dụng tốt các phương tiện dạy học trực quan đặc biệt là cho các
em làm quen với nhiều loại hoá chất trong thí nghiệm, hướng dẫn các
em làm quen với các chất hoá học trong thực tế đời sống mà ta
thường gặp, các hiện tượng hoá học xãy ra trong tự nhiên. Nhằm giúp
các em có sự chuyển tốt trong nhận biết các chất hoá học và áp dụng
kiến thức để viết chính xác các phương trình hoá học trong các dãy
biến hoá và nhận biết tốt các chất trong một số bài tập
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Qua kết quả thống kê tình hình chung của bộ môn hóa học lớp
9 cuối năm học 2005 – 2006 với tổng số 60 em, đạt chất lượng như
sau:
+ Giỏi
: 05 Tỷ lệ: %
2
+ Khá
: 15 Tỷ lệ: %
+ Trung bình
: 35 Tỷ lệ: %
+Yếu
: 05 Tỷ lệ:%
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn hóa học, tôi nhận thấy các em
học sinh lớp 8 lên học hóa học lớp 9 không được tốt là do những
nguyên nhân cơ bản sau:
- Các em không nhớ đầy đủ hoá trị và kí hiệu hoá học của các
chất nên thường dẫn đến việc viết không đúng công thức hoá học và
phương trình phản ứng hoá học. Chưa nhận dạng được màu sắc, dạng
tồn tại của các chất sinh ra sau phả ứng
- Các em không nắm vững kiến thức về điều kiện xảy ra ở phản
ứng trao đổi, nên dẫn đến các em không biết lựa chọn chất tham gia
phản ứng.
- Các em không nhớ tính chất tan được trong nước của các chất
- Các em chưa nắm được tính chất hóa học đặc trưng của từng
chất
Đối với các vấn đề nêu trên tôi luôn chủ động hướng dẫn các em
tự làm các thí nghiệm, đối với những thí nghiệm khóvà phức tạp tôi
làm thí nghiệm biểu diễn cho các em quan sát, nhằm giúp các em dễ
nắm bắt kiến thức và phát huy tối đa vốn kiến thức mà các em đãhọc
được từ nội dung bài học, theo tôi có các vấn đề cụ thể sau:
1. Vấn đề 1: Các thao tác giúp các em lập phương trình hoá
học
Khi giảng dạy phần này, tôi nhận thấy các em thường mắc phải
các sai sót sau:
- Nhớ không đầy đủ công thức hoá học của các chất
- Nhớ không đầy đủ hoá trị của các chất
- Chưa áp dụng được qui tắc hoá trị để lập công thức hoá học
- Không nắm được các phương pháp cân bằng phương trình phản
ứng
3
Do vậy để giải quyết vấn đề này đòi hỏi các em phải nắm vững
các kiến thức nêu trên và vận dụng linh hoạt qui tắc về hóa trị và tôi
thường làm như sau:
Đối với kí hiệu và hóa trị các nguyên tố kim loại cũng như gốc
axit, tôi thường chọn những kim loại và gốc axit lập thành bảng:
Hóa
trị
Tên nguyên tố kim loại thường gặp
Gốc axit thường gặp
I
K, Na, Ag
- Cl ; - NO3
II
Mg, Zn, Ba, Cu, Fe, Ca, Pb, Hg
= SO4 ; = CO3 ; = S ; = SO3
III
Fe, Al
≡ PO4
a. Đối với việc lập công thức hoá học của các hợp chất vô cơ:
Khi giảng dạy phần này, tôi cho các em nhắc lại định nghóa
oxit, axit, bazơ và muối từ đó gợi ý giúp các em hiểu được dạng
chung của:
-Công thức oxit:
a
II
x
y
AO
: Công thức chung
: Kí hiệu ngyên tố
A
x.a = y.II ⇒ x = y.
II
a
;y = x
a
II
- Công thức axit:
I
g
x
y
HG
: Công thức chung
: Gốc axit
G
: Là chỉ số của gốc axit
g
x.I = y.g ⇒ x = g ; y = 1
- Công thức bazơ:
A ( OH ) : Công thức chung
a
I
x
y
4
: Kí hiệu kim loại
A
OH
: Nhóm hidroxit luôn có hóa trị I (- OH)
x = 1; y = a
Vì nhóm (- OH) có hóa trị I nên kim loại đi chung với nó bằng
hóa trị bao nhiêu thì chỉ số của nhóm (- OH) sẽ bằng hóa trị của kim
loại đó.
- Công thức của muối:
a
g
x
y
AG
A
G
: Công thức chung
: Kí hiệu kim loại
: Gốc axit
g
a
x.a = y.g ⇒ x = y. ; y = x
a
g
b. Các thao tác lập phương trình phản ứng:
Để lập phương trình phản ứng ta tiến hành các bước sau.
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố ở hai vế của
phương trình ( Sử dụng phép tính nhân đối với số nguyên tử của
nguyên tố ở hai vế. Sử dụng phép tính cộng đối với số nguyên tử
của nguyên tố ở cùng vế)
Bươc3: Ghi hệ số phù hợp vào phương trình
Bươc4: kiểm tra lại
Để làm được điều này đòi hỏi tôi phải có sự tổ chức học tập
một cách khéo léo để giúp các em “thấm dần”. Do vậy trong mỗi
giờ lên lớp, tôi mạnh dạn gọi các em lên viết công thức hoá học để
phát hiện sai sót và kịp thời uốn nắn. Qua đó nhằm rèn luyện kỹ
năng cho các em lập công thức chính xác. Để làm tiền đề cho các
em lập phương trình phản ứng hoá học
2. Vấn đề 2: Đối với việc lập phương trình hoá học đồng thời
nhận biết các dạng bài tập cơ bản:
5
*/ Đối với tính chất hóa học của axit – bazơ (ở bài 3 trang
12 SGK và bài 7 trang 24 SGK Hóa 9)
Trong trường hợp này nếu tôi chỉ hình thành kiến thức bằng
“Phương pháp đàm thoại, thuyết trình” thì các em sẽ lúng túng không
xác định rõ ràng chất chỉ thị màu nào và lónh hội kiến thức một cách
khó khăn.
Để các em lónh hội được kiến thức về tính chất làm đổi màu
chất chỉ thị, tôi hướng dẫn các em làm thí nghiệm bằng quỳ tím. Qua
đó các em sẽ nhận biết dễ dàng sự khác biệt về tính chất của axit và
bazơ qua sự đổi màu của giấy quỳ tím.
Ví dụ: Có 3 ống nghiệm mất nhãn đựng 3 chất lỏng: dung dịch
NaOH, dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NaCl. Trình bày phương
pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng trên.
Tôi đặt vấn đề: Để nhận ra 3 chất lỏng mất nhãn trên, các em sẽ
dùng chất chỉ thị màu nào?
Các em trả lời: Dùng mẫu giấy quỳ tím.
Tôi hướng dẫn cho các em làm thí nghiệm: nhỏ vài giọt chất
lỏng ơ û từng ống nghiệm riêng biệt lên 3 mẫu giấy quỳ tím khác nhau.
Các em sẽ quan sát rõ hiện tượng.
Tôi đặt câu hỏi: giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ sẽ chứa chất
lỏng nào?
Các em trả lời: giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ đó là dung
dịch H2SO4 loãng.
Tôi đặt câu hỏi: giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh sẽ chứa
chất lỏng nào?
Các em trả lời: giấy quỳ tím chuyển sang xanh đó là dung dịch
NaOH các em có thể kết luận ngay chất lỏng còn lại là NaCl.
*/ Các thao tác giúp các em nhận dạng về màu sắc và chất
khí của dung dịch sau phản ứng (ở bài 9 trang 31 SGK Hóa 9)
Đối với tính chất của muối tác dụng với axit, các em tưởng
chừng như axit nào và muối nào tác dụng với nhau cũng được, do ñoù
6
các em thường lúng túng không nhớ điều kiện xảy ra ở phản ứng trao
đổi, nên các em không biết lựa chọn các chất tham gia phản ứng.
Trong trường hợp này tôi hướng dẫn các em làm thí nghiệm, để
giúp các em thấy rằng sản phẩm sinh ra sau phản ứng phải có chất
không tan hoặc chất khí.
Ví dụ: Có 3 ống nghiệm mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch
muối sau: NaCl, Na2CO3, BaCl2 làm thế nào để nhận ra mỗi dung
dịch.
Tôi đặt câu hỏi: Để nhận ra 3 dung dịch mất nhãn trên, các em
sẽ dùng chất chỉ thị nào thích hợp?
Các em trả lời: Dùng dung dịch H2SO4 loãng.
Tôi hướng dẫn các em làm thí nghiệm: nhỏ vài giọt dung dịch
H2SO4 loãng vào 3 dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt.
Các em sẽ quan sát rõ hiện tượng.
Tôi đặt câu hỏi: ống nghiệm có sủi bọt khí bay ra sẽ chứa dung
dịch nào?
Các em trả lời: ống nghiệm có sủi bọt khí bay ra đó là dung dịch
Na2CO3.
Tôi đặt câu hỏi: ống nghiệm tạo chất kết tủa không tan màu
trắng sẽ chứa dung dịch nào?
Các em trả lời: ống nghiệm tạo chất kết tủa không tan màu
trắng đó là dung dịch BaCl2.
Các em sẽ dễ dàng kết luận ngay ống nghiệm còn lại là dung
dịch NaCl.
Phương trình phản ứng hoá học:
- Đối với: H2SO4 và Na2CO3
Tôi yêu cầu các em nhắc lại tính chất hoá học của muối tác
dụng với axit
Các em trả lời: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit tạo
thành muối mới và axit mới
Tôi yêu cầu các em lập công thức của muối mới và axit mới
7
Các em lên bảng thực hiện: Na2SO4 ; H2CO3
Tôi yêu cầu các em viết sơ đồ phản ứng
Các em lên bảng thực hiện: H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + H2CO3
Tôi hỏi: Số gốc axit ở hai vế bằng nhau chưa, số nguyên tử hiđro ở
hai vế bằng nhau chưa, số nguyên tử natri ở hai vế bằng nhau chưa
Các em trả lời: Số gốc axit ở hai vế bằng nhau, số nguyên tử hiđro
ở hai vế bằng nhau, số nguyên tử natri ở hai vế bằng nhau
- Đối với: H2SO4 và BaCl2
Tôi yêu cầu các em nhắc lại tính chất hoá học của muối tác dụng
với axit
Các em trả lời: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit tạo
thành muối mới và axit mới
Tôi yêu cầu các em lập công thức của muối mới và axit mới
Các em lên bảng thực hiện: BaSO4 ; HCl
Tôi yêu cầu các em viết sơ đồ phản ứng
Các em lên bảng thực hiện: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + HCl
Tôi hỏi: Số gốc axit (SO 4) và (Cl) ở hai vế bằng nhau chưa, số
nguyên tử hiđro ở hai vế bằng nhau chưa, số nguyên bari ở hai vế bằng
nhau chưa
Các em trả lời: Số gốc axit (SO4)ở hai vế bằng nhau, nhưng số gốc
axit (Cl)ở hai vế chưa bằng nhau , số nguyên tử hiđro ở hai vế chưa
bằng nhau, số nguyên tử natri ở hai vế bằng nhau
Tối yêu cầu các em tính số gốc axit (Cl)ở hai vế và số nguyên tử
hiđro ở hai vế. Viết Phương trình phản ứng hoàn chỉnh
Các em lên thực hiện
Cl2 Cl
2 = 1 2 = 1.2 Cl2 2 Cl (1)
H2 H
2 = 1 2 = 1.2 H2 2 H ( 2)
Từ 1và 2 ⇒ 2HCl
8
Phương trình phản ứng hoàn chỉnh:
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 +2 HCl
*/ Nhận biết tính chất hóa học của mêtan (CH 4) và êtilen
(C2H4) (ở bài 36 trang 113 và bài 37 trang 117 SGK Hóa 9)
Khi giảng dạy phần này, tôi nhận thấy các em sẽ lúng túng,
không xác định tính chất nào rõ ràng để nhận biết chất khí nào là
mêtan, chất khí nào là êtilen.
Trong trường hợp này để các em lónh hội được kiến thức về tính
chất làm mất màu dung dịch nước brôm. Tôi có thể hướng dẫn các
em làm thí nghiệm để nhận ra khí nào tham gia phản ứng đã làm mất
màu dung dịch nước brôm màu da cam, khí nào sẽ không tham gia
phản ứng. Tôi có thể giải thích cho các em hiểu rõ phản ứng với
êtilen với brôm trong dung dịch còn được gọi là phản ứng cộng.
Ví dụ: Có 2 bình mất nhãn đựng hai chất khí mêtan và êtilen.
Chỉ dùng dung dịch brôm có thể phân biệt được hai chất khí trên
không?
Tôi đặt câu hỏi: CH 4 và C2H4 chất khí nào tham gia phản ứng
được với dung dịch brôm?
Các em trả lời: Khí êtilen tham gia phản ứng được với dung dịch
brôm.
Tôi hướng dẫn các em làm thí nghiệm: dẫn 2 khí lội qua dung
dịch brôm có màu da cam.
Các em quan sát rõ hiện tượng.
Tôi đặt câu hỏi: Chất khí nào làm mất màu dung dịch brôm?
Các em trả lời: Khi êtilen làm mất màu dung dịch brôm.
Các em có thể kết luận dễ dàng chất khí còn lại là mêtan không
tham gia phản ứng với dung dịch brôm.
*/ Đối với tính chất hóa học của đường glucôzơ và đường
saccarôzơ (ở bài 50 trang 151 và bài 51 trang 153 SGK Hóa 9)
Khi giảng dạy phần này các em khó phân biệt được đâu là
đường glucôzơ, đâu là đường saccarôzơ vì cả hai đều là chất kết tinh
màu trắng, có vị ngọt, tan nhiều trong nước. Để lónh hội được kiến
9
thức này cho các em về tính chất khác biệt giữa đường glucôzơ, và
đường saccarôzơ.
Trong trường hợp này tôi hướng dẫn các em làm thí nghiệm để
các em nhận thấy rằng sau phản ứng có chất màu sáng bạc bám lên
thành ống nghiệm.
Ví dụ: Nêu phương pháp phân biệt 3 dung dịch sau: glucôzơ,
rượu êtilic, saccarôzơ.
Tôi đặt câu hỏi: Trong 3 dung dịch trên, dung dịch nào tác dụng
được với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Các em trả lời: Dung dịch glucôzơ tác dụng được với dung dịch
AgNO3 trong NH3.
Tôi đặt câu hỏi: Hai dung dịch nào còn lại không tham gia phản
ứng?
Các em dễ dàng kết luận đó là dung dịch saccarôzơ và dung
dịch rượu êtilic không tham gia phản ứng.
Tôi đặt câu hỏi: Làm thế nào để phân biệt được dung dịch
saccarôzơ và rượu êtilic?
Nếu các em không phân biệt được thì bằng cách tôi cho vài giọt
H2SO4 vào 2 dung dịch còn lại, đun nóng một thời gian rồi cho dung
dịch AgNO3 trong NH3 vào.
Các em sẽ quan sát rõ hiện tượng.
Tôi đặt vấn đề: Dung dịch nào có phản ứng tráng bạc?
Các em trả lời: Dung dịch saccarôzơ có phản ứng tráng bạc.
Tôi đặt câu hỏi: Vậy dung dịch còn lại là gì? Có tham gia phản
ứng không?
Các em sẽ dễ dàng kết luận: dung dịch còn lại là rượu êtilic,
không có tham gia phản ứng.
Qua một thời gian thực hiện các giải pháp trên, tôi nhận thấy rõ
ràng khi kiểm tra lại kiến thức của các em, bộ môn hóa học đạt kết
quả như sau:
- Năm học 2006 – 2007 qua kết quả thống kê bộ môn hóa học 9
với tổng số 62 em, xếp loại cuối năm như sau:
10
+ Giỏi
: 10
Tỷ lệ: 16,1%
+ Khá
: 20
Tỷ lệ: 32,2%
+ TB
: 31
Tỷ lệ: 50%
+Yếu
:4
Tỷ lệ: 1,7%
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt các giải pháp cho từng vấn đề được nêu trên,
tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên không nên nóng vội, bi quan, chán nản, mà cần phải
kiên trì, nhẫn nại để vượt qua mọi khó khăn vì các em không tích cực
chủ động trong học tập, nên bước đầu chất lượng còn thấp.
- Giáo viên phải chuẩn bị tốt bài dạy trước khi lên lớp, khi đứng
lớp giảng bài hoặc chữa các bài tập không bị lúng túng, phải có kế
hoạch chu đáo.
- Cần tạo không khí thoải mái, tươi vui, động viên nhằm hứng
thú, kích thích các em.
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bằng cách gọi các em
lên bảng chữa các bài tập, thường xuyên kiểm tra lại kiến thức đã
học có liên quan đến nội dung bài học mới.
- Giáo viên cần động viên khen ngợi, khuyến khích các em học
tốt bằng cách cho điểm cụ thể để các em mạnh dạn xung phong và
động viên uốn nắn sửa chữa kịp thời khi còn chưa thực hiện tốt.
Bên cạnh những kinh nghiệm trên, tôi nhận thấy còn những khó
khăn trong quá trình thực hiện các giái pháp đó là do trường học tôi
chưa có phòng thí nghiệm, nên có một số thí nghiệm chưa thực hiện
được trên lớp nên phần nào cũng không gây được hứng thú việc học
bộ môn hóa học, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học
tập và phát triển tư duy, trí tìm tòi và kỹ năng quan sát, nghiên cứu
của các em.
IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua quá trình thực hiện các giải pháp vừa nêu trên, tôi nhận
thấy việc làm của tôi trong thời gian qua có tác dụng mạnh mẽ,
11
nhằm giúp các em ghi chính xác các công thức hóa học, vận dụng tốt
kiến thức về điều kiện xảy ra ở phản ứng trao đổi để viết đúng các
phương trình phản ứng; nhận biết nhạy bén các chất sinh ra sau phản
ứng qua màu sắc, sủi bọt khí, chất kết tủa, vận dụng tốt kiến thức bài
học có liên quan đến đời sống thực tế. Từ đó giúp các em thấy được
học theo phương pháp đổi mới là phát huy được tính tích cực và tự
giác của các em.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, trong lúc giảng
dạy bộ môn hóa học Hóa 9 từ năm học 2005 – 2006 đến nay, tôi
nhận thấy có nhiều chuyển biến tốt.
Tôi rất mong rằng các bạn đồng nghiệp sẽ trao đổi, đóng góp và
xây dựng để kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện và đạt chất
lượng cao hơn.
Cuối lời tôi không biết nói gì hơn là xin chúc các bạn đồng
nghiệp, khi bước vào năm mới luôn luôn vui vẻ, dồi dào sức khỏe,
hạnh phúc và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tôi thành
thật cám ơn!
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU
2007
Phong Nẫm, ngày 21 tháng12 năm
Người viết
HUỲNH VĂN ĐỨC
12