Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Phần I: Đặt vấn đề
“Từ khi con người sinh ra, con người luôn luôn gắng sức thay đổi môi
trường - Con người gieo trồng, gặt hái, xây dựng, rồi phá hủy. Cảnh quan xanh
tươi nhanh chóng trở thành những khối bê tông xám xịt. Thế giới tự nhiên xung
quanh trở nên ọp ẹp - và tất cả là do chúng ta, giống người đương thời, ích kỷ và
không sẵn lòng bỏ đi các thói xấu của mình” (Peter Sahdbach Cheshire, Vương
quốc Anh ‘Trẻ em nghĩ về màu xanh’ 1988, UNEP, Nairobi).
Đó là một trong những nhận xét của trẻ em về môi trường để nhắc nhở
chúng ta một mối quan tâm hết sức quan trọng là: Trách nhiệm của thế hệ chúng
ta bảo vệ trái đất cho con cháu chúng ta. Điều này được thể hiện trong lời giới
thiệu của Tuyên ngôn Stockholm về Môi trường Con người (1972) cũng biểu thị
sự quan tâm tới con cháu chúng ta: “Bảo vệ và cải thiện môi trường cho các thế
hệ hôm nay và mai sau đã trở nên một mực tiêu cấp bách của nhân loại – một
mục tiêu kiên trì và hài hòa với những mục tiêu cơ bản và được xây dựng vì một
nèn hòa bình và vì sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới”. Như vậy,
với tính chất của việc bảo vệ môi trường (BVMT) mà việc giáo dục bảo vệ môi
trường (GDBVMT) là hoạt động đã được tiến hành từ lâu và trên phạm vi toàn
thế giới. Ở nước ta hiện nay, vấn đề BVMT trở nên cấp bách hơn bao giờ hết vì
môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái,
sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ở khắp
mọi nơi đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Các vấn đề về môi trường
ngày càng được coi trọng trong nền giáo dục của Việt Nam. Một môi trường
xanh, sạch, đẹp là vô cùng cần thiết đối với cuộc sống củ chúng ta. Nó đảm bảo
cho cuộc sống của chúng ta được tố đẹp hơn. Những trẻ em được giáo dục cách
tôn trọng môi trường xung quanh sẽ góp phần gìn giữ môi trường trên toàn trái
đất này. Đó là lí do tại sao giáo dục môi trường được coi là yếu tố chu chốt
trong chương trình giáo dục phổ thông. Lồng ghép giáo dục môi trường vào các
môn học là cách tiếp cận hiệu quả nhất nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ có những
quyết định đúng đắn đối với môi trường trong nhiều tình huống khác nhau của
cuộc sống.
Qua tìm hiểu tôi thấy chương trình môn sinh học lớp 9, phần “Sinh vật và
Môi trường” là những bài học tốt nhất để lồng ghép GDBVMT cho học sinh
cuối cấp THCS. Xin được trình bày ra đây một số ý kiến cá nhân.
1
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Phần II Nội dung
I/ Nhận thức vấn đề Giáo dục môi trường:
1.GDBVMT trong chương trình THCS nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Kiến thức : Học sinh có hiểu biết về :
Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trờng, quan hệ giữa
chúng.
• Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo và phát triển bền vững.
• Mối quan hệ giữa con người - dân số và môi trường.
• Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả).
• Các biện pháp bảo vệ MT (MT địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu).
Thái độ – Tình cảm :
• Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
• Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa.
• Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn
đề môi trường nảy sinh.
• Có ý thức :
- Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng
động.
- Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước,
không khí.
- Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
- Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành
vi gây hại cho môi trường.
Kĩ năng – Hành vi :
• Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường
• Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia hoạt động bảo vệ MT trong
gia đình, nhà trường , xã hội.
2
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
2.Nội dung GDBVMT trong chương trình THCS, gồm 4 chủ đề cơ bản :
TT Tên chủ đề Nội dung cơ bản
1
Môi trường sống
của chúng ta
- Khái niệm môi trường.
- Môi trường tự nhiên.
- Môi trường nhân tạo.
- Tài nguyên thiên nhiên.
2 Quan hệ giữa con
người và môi
trường
- Con người là một thành phần của môi
trường.
- Vai trò của môi trường đối với con người.
- Tác động của conngười đối với môi
trường.
3
Sự ô nhiễm và suy
thoái môi trường
- Ô nhiễm MT : Ô nhiễm nước, không khí,
tiếng ồn, ô nhiễm biển.
- Chất thải.
- Suy thoái rừng.
- Suy thoái đất.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
4
Các biện pháp bảo
vệ trường, phát triển
bền vững
- Những quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
- Các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ
môi trường.
Mỗi môn học góp phần giải quyết một hoặc một số nội dung nêu trên. Ví
dụ môn Sinh học giúp học sinh hiểu sự đa dạng sinh học và việc bảo vệ chúng.
Môn Hóa học giúp cho học sinh hiểu việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật và cần sử dụng chúng
một cách hợp lí. Môn Ngữ văn, môn Mĩ thuật, Âm nhạc…giáo dục các em tình
yêu thiên nhiên, trân trọng các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, niềm xót
thương khi các nét đẹp của tạo hóa phá hoại. Môn địa lí giúp các em biết tài
nguyên khoáng sản của đất nước, việc khai thác và sử dụng chúng một cách hợp
lí, bảo đảm sự phát triển bền vững… Đặc biệt hoạt động ngoài giờ lên lớp rất có
3
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
ưu thế trong việc GDBVMT. Qua hoạt động, một mặt củng cố các kiến thức về
môi trường, mặt khác rèn luyện kĩ năng hành động vì môi trường, kĩ năng phân
tích, đánh giá môi trường.
3.Xác định mục tiêu GDBVMT trong từng môn học:
Để xác định mục tiêu GDBVMT của từng bộ môn cần :
Nghiên cứu mục tiêu GDBVMT ở THCS.
Nghiên cứu mục tiêu của môn học.
Suy nghĩ xem môn học đó có thể góp phần thực hiện những mục tiêu nào
trong mục tiêu GDBVMT của cả cấp :
• Về kiến thức.
• Về tình cảm - thái độ.
• Về kĩ năng - hành vi bảo vệ môi trường.
• Trao đổi với các đồng nghiệp cùng bộ môn.
• Bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện mục tiêu.
4.Xác định mục tiêu GDBVMT qua từng tiết học:
Để xác định mục tiêu GDBVMT qua một bài,
cần tiến hành theo các bước sau :
Rà soát SGK, chọn bài.
Nghiên cứu nội dung hướng dẫn trong sách SGV về bài đã chọn.
Xác định nội dung GDBVMT được tích hợp trong bài học đã chọn.
Xác định mục tiêu GDBVMT trên cơ sở trả lời các câu hỏi :
• Bài này có thể giúp cho học sinh hiểu biết gì về môi trường và các biện
pháp BVMT ?
• Bài học có phần giáo dục ý thức BVMT cho học sinh không ? Nếu có thì
giáo dục ý thức BVMT như thế nào ?
• Bài học có góp phần rèn luyện kĩ năng - hành vi BVMT không ? Nếu có
thì kĩ năng cụ thể là gì ?
4
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Đối với học sinh THCS, cần giáo dục ý thức quan tâm đến môi trường ,
trang bị cho họ những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để họ có khả năng xử lí một
số vấn đề môi trường cụ thể.
II/ Lồng ghép giáo dục môi trường trong phần “Sinh vật và Môi trường”
1. Tìm hiểu nội dung chương trình “Sinh vật và Môi trường”.
Chương trình “Sinh vật và Môi trường” được phân phối ở học kỳ II môn
sinh học lớp 9. Gồm bốn chương, mỗi chương đều có những bài điển hình thiết
kế theo lối mở dễ dàng lồng gép các nội dung GDBVMT, cụ thể như sau:
- Chương I : Sinh vật và môi trường
Giúp học sinh nắm được khái niệm môi trường, các nhân tố sinh thái
trong môi trường, tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh lên sinh
vật.
- Chương II: Hệ sinh thái
Giúp học sinh nắm được khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái: bao
gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác
động qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên nhiều mối quan hệ, trong
đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và
lưới thức ăn. Trong chương II các em cũng cần nắm vững những đặc điểm
của quần thể người, tác động của tăng dân số đến sự phát triển xã hội.
- Chương III: Con người, dân số và môi trường
Giúp học sinh nắm được những tác động của con người đối với môi
trường: Những tác động tích cực và tiêu cực. Khái niêm về ô nhiễm môi
trường không khí, đất, nguồn nước… hậu quả của tình trạng ô nhiễm và
các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Bài thực hành với mục
tiêu tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, giáo
dục cho các em ý thức tham gia phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Chương IV: Bảo vệ môi trường
5
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Giúp học sinh nắm được tầm quan trọng và tác dụng và các biện pháp
sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, biện pháp bảo vệ thiên nhiên
hoang dã và sự đa dạng của các hệ sinh thái. Nắm được: tinh thần của
Luật bảo vệ môi trường, những hành vi nào của con người vi phạm Luật
bảo vệ môi trường.
2. Nội dung GDBVMT lồng ghép trong các bài cụ thể:
Chương I: Sinh vật và Môi trường
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khái niệm môi
trường:
2. Các loại môi
trường sống.
3. Nhấn mạnh ảnh
Sử dụng phim đèn chiếu
với nội dung sau:
Thỏ rừng
Kết luận: Tất cả các yếu tố
đó tạo nên môi trường sống
của thỏ rừng.
Hỏi: Môi trường sống là gì?
Đưa ra bảng có sẵn các
loại môi trường:
Môi trường đất - không khí;
Môi trường nước;
Môi trường sinh vật
Và tên một số sinh vật:
Cây hoa hồng, cá chép, con
bướm, sâu đục thân lúa,
giun tròn, giun đốt, ếch, địa
y…
Yêu cầu: Điền tên các sinh
vật theo môi trường sống
phù hợp?
Hỏi: Con người có những
tác động tích cực và tiêu
- Điền từ: Nhiệt độ,
ánh sáng, độ ẩm,
mưa, thức ăn, thú dữ
vào mũi tên.
- Khái quát
thành khái niệm môi
trường.
- Điền tên các
sinh vật theo môi
trường sống của
chúng và đưa ra kết
luận vầ các loại môi
trường sống.
6
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
hưởng của nhân tố
con người tới môi
trường.
cực nào tới môi trường?
Nhấn mạnh: Để BVMT
sống cần chung sức ngăn
chặn những hành vi tiêu
cực gây ô nhiễm môi
trường và cạn kiệt nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
- Trả lời:
Những tác động tích
cực: cải tạo, nuôi
dưỡng, lai ghép, bảo
tồn. . .
Những tác động tiêu
cực: săn bắn, đốt phá,
xả rác bừa bãi. . .
Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giưa các sinh vật
Mục tiêu:
- Học sinh chỉ ra được những mối quan hệ cùng loài và khác loài.
- Học sinh chỉ rõ ý nghĩa những mối quan hệ đó.
Hoạt động dạy Hoạt động học
I/ Quan hệ cùng loài:
Các sinh vật trong cùng loài có nhưng
dạng quan hệ nào?
Cây thông, cây tre … mọc thành khóm,
thành rừng. Con kiến, con trâu rừng
sống thành bầy, đàn có lợi gì cho
chúng?
Khi số lượng cá thể cùng loài quá đông
trong một khu vực sống gây ra những
bất lợi gì?
Trong trồng trọt và chăn nuôi người ta
đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ như thế
nào?
II/ Quan hệ khác loài:
Hỏi: Một cây to trong vườn bị chặt thì
có ảnh hưởng gì đến những sinh vật
sống xung quanh khu vực ấy không?
Hỏi: Nhiều cây cổ thụ trong rừng bị
chặt phá thì những sinh vật sống trong
+ Quan hệ hỗ trợ:
Chống gió bão, tránh kẻ thù, cùng
kiếm thức ăn. . .
+ Quan hệ cạnh tranh:
Thiếu thức ăn, nơi ở, ô nhiễm môi
trường sống . . .
Tạo những cánh đồng chuyên canh
ngô, lúa: tránh gió bão, tăng hiệu quả
thụ phấn. Nuôi vịt đàn, lợn đàn: chúng
tranh ăn, mau lớn.
Cây to là nơi làm tổ và kiếm thức ăn
của kiến, chim. Cây to là nơi bám của
địa y và che nắng cho rất nhiều cây bụi
7
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
khu rừng ấy bị ảnh hưởng như thế nào?
Vậy, khi chặt cây cần quan tâm đến
ảnh hưởng của nó đến môi trường
xung quanh.
Liên hệ GDBVMT:
Em có nhận xét gì về tình trạng lâm
tặc chặt phá rừng như hiện nay?
khác.
Không được khai thác rừng bừa bãi.
Bài 45: Thực hành Tìm hiểu môi trường
Lựa chọn hình thức quan sát thiên nhiên. Đây là hình thức có nhiều điều
kiện thích hợp để giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức BVMT.
Khu vực quan sát:
1/ Vườn trường: môi trường nhân tạo
2/ Ao nước trong vườn nhà trường, bờ ao có nhiều cây xanh mọc tự nhiên
rất gần với môi trường tự nhiên.
Học sinh đã quan sát được rất nhiều sinh vật sống trong khu vực đó như:
Bụi khoai nước, các loại cỏ gà, cỏ bợ, cỏ thài lài, cỏ ba lá, bụi găng, cây lim
xanh và nhện, kiến, giun đốt, nhái, cóc. . .
Các em cũng thấy được rất nhiều địa y trên thân cây lim xanh, nhiều
mạng nhện ở các bụi găng …
Trả lời câu hỏi:
- Số lượng sinh vật đã em quan sát được?
- Em quan sát thấy có mấy loại môi trường sống? Môi trường sống nào có
số lượng sinh vật nhiều nhất? Môi trường nào ít nhất?
Các em còn thấy một đoạn bờ ao có rất nhiều giấy vụn, vỏ kẹo và rác thải
do học sinh ăn qùa vặt vứt qua cửa sổ phòng học. Yêu cầu học sinh nhận xét sự
thay đổi môi trường khu vực đó. (Cỏ bị rác thải lấp lên, không khí có mùi, có
nhiều ruồi nhặng).
Liên hệ GDBVMT:
Trả lời câu hỏi:
- Tác hại của xả rác bừa bãi?
8
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
- Cần làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên?
Chương II: Hệ sinh thái
Bài 47 Quần thể sinh vật
Sau khi học sinh năm được khái niệm Quần thể sinh vật và nhưng đặc
trưng cơ bản của quần thể, giáo viên cần nhấn mạnh phần Ảnh hưởng của môi
trường tới quần thể sinh vật bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi và câu trả lời
sau:
Câu hỏi: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể?
Trả lời: Số lượng cá thể trong quần thể tức làm thay đổi mật độ của quần
thể.
Câu hỏi: Mật độ của quần thể được điều chỉnh tự nhiên như thế nào?
Trả lời: Mật độ của quần thể được điều chỉnh do cơ chế duy trì trạng thái
cân bằng của quần thể: Khi mật độ quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần
thể dẫn đến giảm số lượng như hiện tượng di cư của một bộ phận quần thể, giảm
khả năng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm sức sống sót của các cá thể
non và già… Khi mật độ giảm, sự điều chỉnh sẽ theo hướng ngược lại, khả năng
sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, mật độ giảm xuống quá thấp thì khả năng phục
hồi sẽ gặp khó khăn có thể dẫn tới diệt vong.
Liên hệ GDBVMT: Qua hiện tượng đó rút ra kết luận gì?
Trả lời: Con người bằng hoạt động của mình có thể làm thay đổi trường sống tự
nhiên của quần thể, thay đổi sự cân bằng của quần thể. Cần tôn trọng môi trường
tự nhiên của quần thể.
Bài 48: Quần thể người
Học sinh cần nắm được một số đặc trưng cơ bản của quần thể người liên
quan đến vấn đề dân số, từ đó nhận thức đúng về dân số và phát triển xã hội, để
sau này các em cùng với mọi người dân thực hiện tốt Pháp lệnh dân số.
Giáo viên đưa ra tài liệu tham khảo sau: Một nhận xét của trẻ em: “Kiểm
soát dân số đóng một vai trò lớn trong môi trường. Càng đông người càng làm
cho môi trường lộn xộn hơn. Điều này có thể gây ra bệnh hoạn trong môi trường
9
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
xung quanh. Ví dụ, nếu bạn đến thăm một căn nhà có đông con, căn nhà đó đôi
khi trở nên bẩn thỉu và bùa bãi. Điều này cũng có thể xảy ra với thế giới của
chúng ta. S. Asokan, Madras, India, ‘Trẻ em nghĩ về màu xanh’ 1988, UNEP,
Nairobi”.
Liên hệ GDBVMT:
Em có nhận xét như bạn nhỏ trên đây không? Nhận xét của em về ảnh
hưởng của gia tăng dân số đến môi trường và chất lượng cuộc sống?
Trả lời: Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến: thiếu nơi ở, nguồn nước ăn, ô
nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Để có sự phát triển bền
vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Có như vậy, mỗi cá nhân,
gia đình và toàn xã hội mới có được cuộc sống với chất lượng tốt, mọi người
trong xã hội mới được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển toàn
diện.
Em hãy lấy một vài ví dụ cụ thể để thấy được sự tăng dân số quá nhanh sẽ
gây ô nhiễm môi trường sống?
Trả lời: Dân số nhiều nảy sinh nhiều nhu cầu phục vụ đời sống, cần nhiều
lương thực, nhiều quần áo, nhiều nơi ở, nhiều phương tiện đi lại… nên nhiều
nhà máy được xây dựng, nhiều khu đô thị mọc lên dẫn đến có nhiều khí thải, rác
thải và các chất thải sinh hoạt khác, rừng ngày càng thu hẹp…tức môi trường bị
ô nhiễm.
Bài 49: Quần xã sinh vật
Mục tiêu:
Học sinh ngoài việc nắm được khái niệm quần xã sinh vật, các dấu hiệu
điển hình của một quần xã sinh vật, còn cần phải thấy rõ mối quan hệ giữa
ngoại cảnh với quần xã và khái niệm cân bằng sinh thái.
Thực hiện trong bài giảng:
Nhấn mạnh khái niệm cân bằng sinh thái:
Giáo viên đưa ra vấn đề
10
Thực
vật
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
(Theo hình 49.3 Quan hệ giữa số lượng sâu và số lượng chim bắt sâu):
Môi trường sống thuận lợi, có nhiều lá cây, dẫn đến sâu ăn lá nhiều, dẫn đến
chim ăn sâu tăng, dẫn đến sâu ăn lá lại giảm. Nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn
sâu sẽ ăn gì?
Học sinh: Số lượng sâu ăn lá bị số lượng chim ăn sâu khống chế và ngược
lại
Giáo viên kết luận: Số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ phù
hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Liên hệ GDBVMT :
+ Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Trả lời:
+ Săn bắn, chặt phá bừa bãi gây mất cân bằng sinh học
+ Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
+ Tuyên truyền cho mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, thiên
nhiên.
Bài 52: Thực hành Hệ sinh thái
Mục tiêu: Qua bài thực hành học sinh nắm được các thành phần của hệ
sinh thái, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong một hệ sinh thái từ đó đề xuất biện
pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Tiến hành:
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giao một bài tập nhỏ:
+ Trong một hệ sinh thái gồm các sinh
vật: Thực vật, sâu, ếch, de, thỏ, hổ,
báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh
vật phân hủy.
+ Hãy thành lập lưới thức ăn
Học sinh dựa vào kiến thức đã học
thành lập được lưới thức ăn như sau:
Châu chấu ếch rắn
Sâu gà
Dê hổ
Thỏ cáo đại bàng
Sinh vật phân hủy
11
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Liên hệ GDBVMT:
Thảo luận theo chủ đề:
Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng
nhiệt đới
Cần làm rõ các ý sau:
- Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái
- Lưới thức ăn trong hệ sinh thái
- Các loài có bị đe dọa tiêu diệt không?
- Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng
nhiệt đới là gì?
Học sinh:
- Kể tên các loài sinh vật sống trong
một khu rừng nhiệt đới.
- Xây dựng lưới thức ăn.
- Nguy cơ đe dọa sự phá vỡ cân
bằng sinh thái.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Nghiêm cấm chặt phá rừng
+ Nghiêm cấm săn bắn động vật.
+ Bảo vệ những loài thực vật và
động vật có số lượng ít
+ Tuyên truyền đến mọi người dân
ý thức bảo vệ rừng.
Chương III: Con người, dân số và môi trường
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
Hoạt động 2: Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được những hoạt động cụ thể của con người gây
hậu quả cho môi trường.
Tiến hành:
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Những hoạt động nào của con người
làm phá hủy môi trường tự nhiên?
+ Những hoạt động đó gây ra hậu quả
gì?
+ Ngoài những hoạt động của con
người được liệt kê trong bảng 53.1
Học sinh trả lời
+ Theo nội dung bảng 53.1 SGK tr 159
+ Xây dựng nhiều nhà máy lớn, thải
các chất thải công nghiệp chưa qua xử
12
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
SGK, em hãy cho biết còn hoạt động
nào của con người gây suy thoái môi
trường?
Liên hệ GDBVMT:
+ Trình bày hậu quả của việc chặt phá
rừng bừa bãi và gây chắy rừng?
lí vào môi trường.
+ Lũ quét ở Hà Giang; Lở đất ở Yên
Bái; Sạt lở bờ sông Hồng . . .
Kết luận: Nhiều hoạt động của con
người đã gây hậu quả xấu như: mất cân
bằng sinh thái, xói mòn đất, lũ lụt, hạn
hán, cạn kiệt nước ngầm, nhiều loài
động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Hoạt động 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi
trường tự nhiên.
Mục tiêu: Chỉ ra các hoạt động tích cực của con người trong việc cải tạo
môi trường tự nhiên.
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Con người đã làm gì để bảo vệ và cải
tạo môi trường?
+ Liên hệ GDBVMT:
Cho biết thành tựu của con người đã
đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo
môi trường?
Học sinh trả lời theo nội dung phần III
tr.159 SGK
Học sinh kể thêm:
+ Phủ xanh đồi trọc.
+ Xây dựng các khu bảo tồn.
+ Xây dựng nhà máy thủy điện.
Bài 55: Ô nhiễm môi trường
Phần III: Hạn chế ô nhiêm môi trường
Mục tiêu:
Học sinh nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức
bảo vệ môi trường sống.
13
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Tiến hành:
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giáo viên tổ chức bài giảng dưới dạng
cuộc thi.
- Thể lệ:
+ Chia lớp thành 4 nhóm đều nhau.
+ Các nhóm bốc thăm câu hỏi, chuẩn
bị trong vòng 10 phút.
+ Trình bày từ 5 đến 7 phút.
+ Trả lời đúng được điểm và quà.
Câu hỏi: Nguyên nhân nào gây ô
nhiễm không khí? Biện pháp hạn chế ô
nhiêm không khí là gì? Bản thân em đã
làm gì để góp phần giảm ô nhiễm
không khí? (Câu hỏi tương tự với các
nội dung ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
do thuốc bảo vệ thực vật và ô nhiễm do
chất thải rắn).
Giáo viên và hai học sinh giỏi làm
giám khảo.
Giáo viên lưu ý học sinh phương pháp
trình bày để đạt điểm cao nhất.
Sau khi các nhóm trình bày xong các
nội dung thì BGK sẽ đánh giá và công
bố kết quả.
Kết thúc:
Yêu cầu: Hoàn thành bảng 55 SGK
tr.168.
Giáo viên mở rộng: Có bảo vệ được
môi trường không bị ô nhiễm thì các
Đại diện học sinh bốc thăm câu hỏi,
chuẩn bị theo yêu cầu:
+ Sắp xếp tranh ảnh theo thứ tự để dán
lên bảng khi trình bày.
+ Ghi nhanh ý kiến ra giấy.
+ Cử đại diện trình bày đáp án.
Các nhóm trình bày theo trình tự:
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm.
+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm.
+ Đóng góp ý kiến của bản thân.
Các bạn khác trong nhóm được phép
bổ sung.
Các nhóm khác có thể hỏi những câu
có liên quan đến nội dung kiến thức,
nếu không trả lời được sẽ bị trừ điểm.
Học sinh điền vào bảng 55 từ nội dung
của các nhóm vừa trình bày
Học sinh đọc kết luận cuối bài.
14
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
thế hệ hiện tại và tương lai và tương lai
mới đươc sống trong bầu không khí
trong lành, đó là sự bền vững
Chương IV: Bảo vệ môi trường
Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Nhấn mạnh: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng
vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì
lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.
Liên hệ GDBVMT
Đưa ra phiếu học tập sau:
Loại tài nguyên
Nội dung
Tài nguyên đất Tài nguyên nước Tài nguyên rừng
1. Đặc điểm
2. Các sử dụng hợp
lí
Câu hỏi: bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí?
Trả lời: Học sinh cần nêu được
+ Bản thân hiểu giá trị của tài nguyên
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây xanh…
+ Tuyên truyền cho bạn bè và những người xung quanh để cùng có ý thức
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoanh dã
Sau khi học sinh đã nắm được ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và
gìn giữ thiên nhiên hoanh dã và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên cần cho các em
thấy được vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã theo hình
thức thảo luận, như sau:
15
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Giáo viên đưa ra vấn đề để học sinh thảo luận: Vai trò của học sinh trong việc
bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gỉ?
Học sinh phải nêu được những việc làm sau:
- Trồng cây, bảo vệ cây.
- Không xả rác bừa bãi.
- Tìm hiểu thông tin trên sách báo về việc bảo vệ thiên nhiên.
Giáo viên kết luận:
+ Tham gia tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ
thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
+ Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng quan trọng nhất vẫn là ý
thức trách nhiệm với thiên nhiên của mỗi học sinh.
Bài 60 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Cần nhấn mạnh ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng
Giáo viên nêu câu hỏi: Bảo vệ hệ sinh thái rừng có ý nghĩa gì?
Học sinh trả lời: Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sống của
nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ hóp phần điều hòa khí hậu,
giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
Câu hỏi: Mất rừng sẽ gây hậu quả như thế nào?
Trả lời: Mất rừng là mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quý giá, đồng
thời là nguyên nhân dẫn tới hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất … và gây mất cân bằng
sinh thái trên Trái Đất.
Câu hỏi: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng?
Trả lời:
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…
- Trồng cây gây rừng.
- Phòng chống cháy rừng.
- Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
- Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt
trong rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường.
16
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
3. Đánh gía kết quả:
Sau khi hoàn thành chương trình sinh học lớp 9, phần “Sinh vật và Môi
trường” với việc áp dụng cách thức nêu trên, nhận thấy, học sinh đã có đầy đủ
các kiến thức về môi trường, nắm vững các biện pháp bảo vệ môi trường hình
thành ở các em ý thức bảo vệ môi trường và thái độ tô1n trọng thiên nhiên, đặc
biệt thiên nhiên hoang dã.
Các em đã trả lời được các câu hỏi cũng như có cách ứng xử phù hợp với
các tình huống môi trường dưới đây:
+ Môi trường là gì?
+ Con người có những tác động tích cực và tiêu cực nào tới môi trường?
+ Sự tăng dân số quá nhanh có ảnh hưởng gì tới môi trường và sự phát
triển xã hội? Hãy lấy ví dụ để khẳng định rằng dân số quá đông sẽ gây ra ô
nhiễm môi trường?
+ Sự cân bằng sinh thái trong quần xã diễn ra như thế nào?
+ Thiết lập lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Nêu các biện
pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới?
+ Các tác động nào của con người làm suy thoái môi trường? Con người
đã bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên như thế nào? Thói quen vứt rác bừa bãi sẽ
gây ra hậu quả gì cho môi trường?
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Tại khu vực nhà ở của nhúng ta,
cái gì có tác dụng lọc khí tự nhiên tốt nhất?
+ Em đánh giá như thế nào về tình trạng môi trường ở địa phương, giải
pháp khắc phục tình trạng hiện tại?
+ Tình hình sử dụng tài nguyên ở nước ta hiện nay như thế nào, biện pháp
sử dụng tài nguyên hợp lí?
+ Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?
Khi gặp một đàn cò kiếm ăn trên cánh đồng lúa. Em xử sự như thế nào?…
Với những vấn đề đó, khi được hỏi, học sinh đều trả lời đầy đủ các nội
dung chính theo các kiến thức đã học được trong chương trình, chứng tỏ mục
tiêu giáo dục môi trường đã thành công.
17
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Phần III: Kết luận và Khuyến nghị
Kết luận:
Giáo dục môi trường là quá trình làm thức tỉnh mọi người, đặc biệt là
những học sinh hôm nay còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng ngày mai đã là
những chủ nhân tương lai của thế giới, có nhận thức đúng về môi trường và ý
nghĩa sống còn của việc bảo vệ môi trường, thường xuyên quan tâm đến môi
trường, hình thành được các kĩ năng bảo vệ môi trường, bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bản thân, gia đình và nhân loại.
Qua việc lồng ghép giáo dục BVMT trong chương trình Sinh vật và Môi
trường, nhận thấy các em đã:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường.
+ Dần hình thành thói quen và kĩ năng chống ô nhiễm môi trường, giữ cân
bằng sinh thái
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo tồn và phát
triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại môi trường, có thái đọ tôn
trọng thiên nhiên.
+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi
trường sống.
Khuyến nghị
Với nhà trường: Không chỉ có bộ môn sinh học, mà thấp thoáng trong
các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông THCS, đều thấy có thể lồng
gép các nội dung giáo dục môi trường, ví dụ: Bài “Sài Gòn tôi yêu” (lớp 7),
“Quê hương” (lớp 8) – Ngữ văn), bài “Đặc điểm của tài nguyên khoáng sản Việt
Nam” (Địa lí, lớp 8), hoặc bài “Chống ô nhiễm tiếng ôn” (Vật lí), bài “Nước
(Hóa học). Vì vậy, trong công tác chỉ đạo chuyên môn đề nghị nhà trường phải
18
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
thể hiện được sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa môn học về vấn đề giáo dục
môi trường.
Để kỉ niệm Ngày Trái Đất, đề nghị liên đội tổ chức Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo chủ đề trên, trong đó có trò chơi ô chữ theo gợi ý sau đây:
(Xem phần phụ lục).
Với Đoàn thanh niên: Chú trọng phong trào “Xanh – Sạch - Đẹp” trong
các trường học và khu dân cư.
Với Phòng giáo dục: Nên tổ chức các tiết chuyên đề “Lồng ghép giáo
dục môi trường” không những trong môn sinh học và địa lý mà còn ở các môn
học khác.
Trên đây là một và suy nghĩ và áp dụng của bản thân về nội dung “Lồng
ghép giáo dục bảo vệ môi trường” khi dạy phần “Sinh vật và Môi trường” môn
sinh học lớp 9 tại trường THCS Nam Hồng năm học 2005 – 2006. Chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của
người đọc. Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
Ph n I: t v n ầ Đặ ấ đề 1
Ph n II N i dungầ ộ 2
I/ Nh n th c v n Giáo d c môi tr ng:ậ ứ ấ đề ụ ườ 2
1.GDBVMT trong ch ng trình THCS nh m t c các m c tiêu sau:ươ ằ đạ đượ ụ
2
2.N i dung GDBVMT trong ch ng trình THCS, g m 4 ch c b n :ộ ươ ồ ủ đề ơ ả
3
3.Xác nh m c tiêu GDBVMT trong t ng môn h c:đị ụ ừ ọ 4
4.Xác nh m c tiêu GDBVMT qua t ng ti t h c:đị ụ ừ ế ọ 4
II/ L ng ghép giáo d c môi tr ng trong ph n “Sinh v t v Môi tr ng”ồ ụ ườ ầ ậ à ườ 5
1. Tìm hi u n i dung ch ng trình “Sinh v t v Môi tr ng”.ể ộ ươ ậ à ườ 5
2. N i dung GDBVMT l ng ghép trong các b i c th :ộ ồ à ụ ể 6
Ch ng I: Sinh v t v Môi tr ngươ ậ à ườ 6
B i 41: Môi tr ng v các nhân t sinh tháià ườ à ố 6
19
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
B i 45: Th c h nh Tìm hi u môi tr ng à ự à ể ườ 8
Ch ng II: H sinh tháiươ ệ 9
B i 47 Qu n th sinh v tà ầ ể ậ 9
B i 48: Qu n th ng ià ầ ể ườ 9
B i 52: Th c h nh H sinh tháià ự à ệ 11
Ch ng III: Con ng i, dân s v môi tr ngươ ườ ố à ườ 12
B i 53: Tác ng c a con ng i i v i môi tr ngà độ ủ ườ đố ớ ườ 12
Ch ng IV: B o v môi tr ng ươ ả ệ ườ 15
B i 59: Khôi ph c môi tr ng v gìn gi thiên nhiên hoanh dãà ụ ườ à ữ 15
B i 60 B o v a d ng các h sinh tháià ả ệ đ ạ ệ 16
3. ánh gía k t qu :Đ ế ả 17
Ph n III: K t lu n v Khuy n nghầ ế ậ à ế ị 18
K t lu n:ế ậ 18
Khuy n nghế ị 18
PHỤ LỤC
Ô CHỮ :
B A I R A C
K Ê H O A C H N H O
N Ă N G L Ư Ơ N G M Ă T T R Ơ I
T A I C H Ê
C H Ô I T R E
V Ư T R A C B Ư A B A I
H I Ê U Ư N G N H A K I N H
H O
S O N G T H Â N
T H Ư C V Â T
T Â N D U N G
L A P H Ô I X A N H
T Ê T T R Ô N G C Â Y
Câu hỏi và đáp án của ô chữ:
Câu 1: Gồm 6 chữ cái – Nơi tập trung rác thải (Bãi rác).
Câu 2: Gồm 10 chữ cái - Đây là một phong trào của đội đwocj các bạn nhỏ rất tích cực tham
gia vì nó góp một phần làm cho thành phố xanh – sạch - đẹp. (Kế hoạch nhỏ).
Câu 3: Gồm 16 chữ cái – Nguồn năng lượng nào là quan trọng nhất đối với sự sống trên trái
đất ? (Năng lượng mặt trời).
Câu 4: Gồm 6 chữ cái – Một trong 3 nguyên tắc quan trọng trong xử lý rác là gì ? (Tái chế).
Câu 5: Gồm 7 chữ cái – Một dụng cụ không thể thiếu của những người công nhân môi
trường? (Chổi tre).
20
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
Câu 6: Gồm 12 chữ cái - Đây là một hành vi thường gặp gây ô nhiễm môi trường ? (Vứt rác
bừa bãi).
Câu 7: Gồm 14 chữ cái –Hiện tượng trái đất nóng lên được gọi là gì ? (Hiệu ứng nhà kính).
Câu 8: Gồm 2 chữ cái – Một phản ứng của cơ thể khi chúng ta tiếp xúc với khói bụi ? (Ho).
Câu 9: Gồm 8 chữ cái - Đây là một thảm họa mới xảy ra tại các nước Đông Nam Á gây thiệt
hại rất lớn về người và của ? (Sóng thần).
Câu 10: theo em trong 2 giới động vật và thực vật, giới nào xuất hiện trước tiên trên thế giới.
Câu 11: Một việc làm sử dụng tối đa các sản phẩm ? (Tận dụng).
Câu 12: Người ta ví rừng với cái gì của con người để đảm bảo cho sự sống tồn tại trên trái
đất? (Lá phổi xanh).
Câu 13: Gồm 11 chữ cái - Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Mùa xuân là ……………….
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Cần thiết phải giáo dục cho học sinh
mười hành động bảo vệ MT
- Sử dụng giấy viết tiết kiệm, tận dụng cả hai mặt giấy.
- Bảo vệ sự trong sạch của ao, hồ, sông ngòi và bãi biễn bằng cách tuyệt
đối không vứt rác xuống các thủy vực ấy.
- Hết sức tiết kiệm năng lượng : Luôn chú ý tắt đèn, tắt quạt…và các thiết
bị điện khi không sử dụng đến.
- Nên sử dụng các loại hàng hóa ít bao bì, giữ và tái sử dụng các loại bao
bì chứa hàng cũ…
- Cứu sự lâm nguy của các loài động vật hoan dã bằng cách không mua,
không dùng các đồ vật chế tạo bằng da, không săn bắt hay ăn thịt các loài động
vật quý, hiếm.
- Sử dụng nước tiết kiệm: vặn vòi nước, không dùng khóa lại ngay, dùng
dụng cụ hứng nước để sử dụng. Nếu thấy đường ống rò rỉ, vỡ phải báo cho
nhà chức trách sửa lại.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối, trồng cây mới.
- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác ra nơi công cộng
- Thường xuyên đọc sách báo, xem ti vi về nội dung bảo vệ môi trường, góp
phần tuyên truyền đến nhiều người khác về bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT. SGK và SGV Sinh học 9. NXB giáo dục, năm 2005
2. Vụ THPT. Tài liệu BDTX cho giáo viên chu kì III, Môi trường. NXB
giáo dục, năm 2005.
3. Infoterra VietNam, Trẻ em và môi trường. UNEP Việt Nam, năm 1992.
21
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Người viết: Nguyễn Tuấn Anh
4. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Việt Nam môi trường
và cuộc sống. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004.
5. Dự án giáo dục môi trường Hà Nội. Một số giáo án giáo dục môi trường
ở trường THCS NXB TTXVN, Hà Nội, năm 2004.
Nam Hồng, Ngày 3/4/2006
Người viết
Nguyễn Tuấn Anh
22