Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án - Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tự nhiên xã hội doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.47 KB, 33 trang )

TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

A. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG, GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MÔI TRƯỜNG:
1. Thế nào là môi trường?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên ( điều 1 Luật bảo
vệ môi trường của Việt Nam năm 1993)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các
loại:
- Môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý,
hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít chịu
nhiều tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả,
không khí, động, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí
để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con
người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thu và là nơi chứa đựng, đồng
hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau
như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với sinh vật khác.
1
- Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo
nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở,


công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo…
Như vậy, môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Môi
trường theo nghĩa hẹp bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên
quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại, môi trường là tất cả những
gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
2. Vai trò của môi trường
Môi trường đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và
phát triển mà còn là nơi lao động , nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét
đẹp văn hoá, thẩm mĩ… Như vậy, môi trường có 4 chức năng cơ bản:
Không gian sống
của con người và
các loài sinh vật
Nơi chứa đựng các
nguồn tài nguyên
Môi trường
Nơi lưu trữ và cung
cấp các nguồn
thông tin
Nơi chứa đựng các phế
thải do con người tạo ra
trong cuộc sống
2.1. Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài
sinh vật
2
Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ
cho các hoạt động sống con người như không khí để thở, nước để uống, lương
thực, thực phẩm…
Con người trung bình mõi ngày cần 4 m

3
không khí sạch để thở, 2,5 lít
nước để uống, một lượng lương thực thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000
-2400 calo năng lượng nuôi sống con người.
Như vậy, môi trường phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi con
người được tính bằng m
2
hay hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất.
2.2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ
cho đời sống và sản xuất của con người.
Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra
của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và
quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm:
- Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao
thông thuỷ và địa bàn vui chơi giải trí…
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa…
- Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu
cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống.
2.3. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin
Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, di
chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người
đã dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của
cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa,
động đất, núi lửa… Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa
3
dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan
thiên nhiên…
2.4. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con

người tạo ra trong cuộc sống.
Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự
tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ
ẩm, không khí sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành
các chất dnh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các
chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân
số, đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng
dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
3. Thành phần của môi trường
Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí,
động vật và thực vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi
lĩnh vực này được coi là thành phần của môi trường và mỗi thành phần của
môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó (đất là thành
phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường đất.
Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh
học…)
Như vậy, môi trường có các thành phần chủ yếu sau:
- Thạch quyển hay địa quyển: Thạch quyển là lớp vỏ đất, đá ngoài
cùng cứng nhất của trái đất, với độ sâu 60-70 km trên phần lục địa và 20-30
km dưới đáy đại dương. Lớp trên cùng của thạch quyển là đất. Các thành
phần chính của đất gồm: chất khoáng, mùn, nước và các loại sinh vật.
- Thuỷ quyển: Là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất, là toàn
bộ đại dương, biển, sông, suối, ao hồ.
Khoảng 71 % với 360 triệu km bề mặt trái đất được bao phủ bởi mặt
nước. Nước rất cần cho các sinh vật sống trên trái đất và là môi trường sống
4
của nhiều loài. Nước tồn tại ở 3 dạng: thể rắn ( băng, tuyết), thể lỏng và thể
khí ( hơi nước)
Với tỉ lệ nước bao phủ gần khắp bề mặt trái đất, nhưng con người và cỏ
cây vẫn “ khát” giữ đại dương nước mênh mông bởi trong tổng lượng nước

thì nước ngọt chiếm rất ít, chỉ chiếm 2,5 % , mà hầu hết ở dạng rắn( 2,24%),
còn lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng chỉ chiếm 0,26%.
Sự gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, các thói
quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi
toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình môi trường Liên hợp quốc
đã chọn chủ đề cho ngày môi trường thế giới năm 2003 là “ Nước-2 tỉ người
đang khát”
- Khí quyển: Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất. Khí quyển
trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng: tầng đối lưu, bình lưu,
trung quyển, nhiệt quyển và ngoại quyển
Không khí đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và thế giới
sinh vật. Các khí chính của không khí bao gồm Nitơ, oxy, hơi nước và một số
loại khí trơ đều tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên trái đất.
- Sinh quyển: Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật cư trú ,
bao phủ bề mặt trái đất, cùng tầng khí quyển làm thành môi trường bảo đảm
sự sống cho sinh vật.
4. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì?
- Mưa a xít phá hoại dần thảm thục vật.
- Nồng độ CO
2
tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối
loạn cân bằng sinh thái.
- Tầng ô rôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử
ngoại bức xạ mặt trời.
- Sự tổn hại do các hoá chất.
5
- Nước sạch bị ô nhiễm
- Đất đai bị sa mạc hoá
- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm
- Uy hiếp về hạt nhân.

5. Hiện trạng môi trường việt Nam :
Những vấn đề môi trường Việt Nam bức bách hiện nay là:
- Suy thoái môi trường đất: diện tích đất thoái hoá chiếm trên 50% diện
tích đất tự nhiên của cả nước.
- Suy thoái rừng: năm 1943, Việt Nam có khoảng 14, 3 triệu ha rừng
(43%), đầu năm 1999 chỉ còn 9,6 ha rừng (28,8%). Trong đó 8,2 triệu ha rừng
tự nhiên , còn 1,4 triệu ha rừng trồng.
- Suy giảm hệ thống sinh học: Việt Nam được coi là 10 trung tâm đa
dạng sinh học cao trên thế giới. Sự đa dạng sinh học thể hiện ở thành phần
loài sinh vật, đồng thời còn thể hiện ở sự đa dạng các kiểu cảnh quan, các hệ
sinh thái. Nhưng năm gần đây, đa dạng sinh học đã bị suy giảm hoặc mất nơi
sinh cư do khai thác săn bắn quá mức và do ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới
mức trầm trọng,
- Quản lí chắt thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt
yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
II. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
nhằm giúp con người có được sự hiểu biết về môi trường, kĩ năng sống và
làm việc trong môi trường phát triển bền vững.
6
3. Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái
nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn
cư dân trên trái đất.
Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bảo
vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà
cả trên toàn thế giới

3. Mục tiêu của giáo dục môi trường là gì?
Giáo dục bảo vệ môi trường làm cho các cá nhân và các cộng đồng:
- Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng
chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa
môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến
thức về môi trường.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường
như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển đối với bản thân họ
cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế. Từ đó, các cá nhân
và cộng đồng có thái độ, cách ứng xử đúng đắn truớc các vần đề môi trường,
xây dựng cho mình quan niệm về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để
dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mĩ.
Như vậy, mục tiêu này xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi
trường.
- Tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong
việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lí và
khôn ngoan các tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào
việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm
việc. Đây là mục tiêu về khả năng hành động cụ thể.
7
B. LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CẤP TIỂU HỌC
Giáo dục bảo vệ môi trường là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi
trường. Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện trong hệ thống giáo
dục quốc dân và trong cộng đồng. Đề án giáo dục bảo vệ môi trường ở các
trường học nước ta được Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 10 năm 2001,
nêu rõ: “ Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
Trường học là nơi tập trung nguồn nhân lực cơ bản, rộng lớn cho tương

lai, là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung theo chương trình, hệ
thống giáo dục nghiêm ngặt với mọi hình thức đa dạng. Trường học là nơi tạo
nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng. Mỗi học sinh
được giáo dục bảo vệ môi trường cũng có nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường
đã đến được với mỗi gia đình. Trường học là nơi chúng ta có thể gửi thông
điệp bảo vệ môi trường tốt nhất đến thanh, thiếu niên.
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu hết sức quan
trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi
đang phát triển và định hình về nhân cách, học sinh tiểu học dễ tiếp thu những
giá trị mới. Đội ngũ học sinh tiểu học nếu được giáo dục tốt sẽ là lực lượng
hùng mạnh nhất trong hoạt động cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển xã
hội. Việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào cấp tiểu học giúp cho các em
học sinh bắt đầu có ý thức bảo vệ môi sinh của cộng đồng ngay từ nhỏ.
I. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học
- Về kiến thức:
Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu:
+ Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không
khí, ánh sáng, động thực vật.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
8
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp,
trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường.
- Thái độ- tình cảm:
+ Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường
lớp, quê hương, đất nước.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường.
+ Có ý thức: quan tâm đến các vấn đề môi trường ; giữ gìn vệ sinh thân
thể, vệ sinh môi trường xung quanh.
- Kĩ năng- hành vi:

+ Sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên.
+ Sống ngăn nắp, vệ sinh.
+ Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi
trường xanh, sạch, đẹp.
+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác.
II. TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.
1. Mục tiêu giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học:
Dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học nhằm giúp cho học
sinh:
- Một số kiến thức ban đầu về:
+ Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và
phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp)
+ Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
- Một số kĩ năng ban đầu:
+ Chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn.
+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu
biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
- Một số thái độ và hành vi:
9
+ Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội:
* Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( cây cối, các con vật,
mặt trời, trái đất…) và môi trường nhân tạo ( nhà ở, trường học, làng mạc,
phố phường…).
- Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con

người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* Thái độ - Tình cảm:
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây
cối, con vật và con người.
- Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành
động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường .
* Kĩ năng – Hành vi:
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi
trường.
Từ mục tiêu trên, việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường vào các bài học môn Tự nhiên và xã hội một cách nhẹ nhàng
không những giúp học sinh lĩnh hội tốt những tri thức về tự nhiên xã hội, mà
10
còn hình thành cho các em nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi
trường tự nhiên xung quanh.
3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội
Chương trình môn Tự nhiên và xã hội được cấu trúc thành 3 chủ đề
lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Mỗi chủ đề đều có thể tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường :
- Con người và sức khỏe: giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa
môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể,
vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
- Xã hội: gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh
những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con
người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi
với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng, bản, phố
phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình.

- Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con
và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ
chúng.
Nội dung cụ thể cụ thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua từng
lớp như sau:
Lớ
p
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
1 - Con người và sức khỏe: Vệ sinh cơ thể và các giác quan, vệ sinh răng
miệng, chế độ ăn uống hợp lí.
-Xã hội:
+ Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng.
+ Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học.
+ Môi trường cộng đồng: Phố phường, thôn xóm, bản.
- Tự nhiên:
11
+ Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc.
+ Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rét…
2 - Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun.
-Xã hội:
+ Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở,
chuồng gia súc.
+ Trường học: giữ vệ sinh trường học.
+ Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng: Cảnh quan tự
nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường.
- Tự nhiên:
+ Thực vật vfa động vật: Một số cây cối và một số con vật sống trên
mặt đất, dưới nước, trên không và việc bảo vệ chúng.
+ Mặt trời, mặt trăng, các vì sao và ảnh hưởng của chúng đối với cuộc
sống của con người.

3 - Con người và sức khỏe:
+ Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp.
+ Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ.
-Xã hội:
+ Quan hệ trong gia đình.
+ An toàn khi ở trường học.
+ Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng
môi trường địa phương.
- Tự nhiên:
+ Thực vật, động vật và các điều kiện sống của chúng.
12
+ Mặt trời và trái đất. ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đối với sự sống.
Để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên
và Xã hội có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
- Chọn lựa các bài học có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
- Xác định mức độ, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài học,
tránh áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh.
- Đảm bảo mục tiêu bài học của môn Tự nhiên và Xã hội đồng thời
đảm bảo mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn của nội dung, phương pháp giáo dục
bảo vệ môi trường.
4. Phương thức tích hợp, lồng ghép
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung từng bài học trong chương trình môn
học, có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 1 ở các mức độ sau:
- Mức độ 1: Nội dung chủ yếu của bài học trùng với nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.

- Mức độ 2: Một số phần của bài học có nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường.
- Mức độ 3: Một số nội dung của bài học có điều kiện liên hệ với nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường.
5. Phương pháp tích hợp, lồng ghép
5.1. Phương pháp chung:
Căn cứ vào đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội và nhận thức của học
sinh, giáo viên có thể sử dụng phối với phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã
hội và một số phương pháp sau để lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường:
13
5.1.1. Phương pháp thảo luận: Đây là phương pháp dạy học tích cực,
học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến
của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung của bài
học. Qua đó giúp học sinh nhận thức, có hành vi, thái độ đúng đắn đối với
môi trường. Có thể thảo luận cả lớp và thảo luận nhóm.
- Thảo luận cả lớp: căn cứ vào nội dung của bài học và nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường, giáo viên chọn lựa vấn đề cần cho học sinh thảo luận
cả lớp. Ví dụ Khi dạy bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho
học sinh cả lớp cùng thảo luận vần đề:
+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp?
- Thảo luận nhóm: Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm. Khi
tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận,
phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm, giáo viên cần vận dụng phương pháp hoạt động nhóm (Chia nhóm,
giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học
tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận nhóm; tổng kết của giáo
viên).
Ví dụ : Khi dạy bài “ Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp
3,g iáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận 3 nhóm qua các câu hỏi

sau:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bài rác.
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện
của các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, giáo viên kết luận:
Rác thải vứt không đúng nơi làm mất vẻ đẹp của làng xóm, phố phường.
Trong các loại rác do con người thải ra, có những loại dễ thối rữa, chứa nhiều
14
vi khuẩn gây bệnh, chuột, ruồi, muỗi thường sống ở nơi có rác. Chúng là
những sinh vật trung gian truyền bệnh cho con người.
5.1.2. Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp dạy học đặc trưng
của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế
môi trường xung quanh và sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội
những tri thức cần thiết về môi trường. Khi hướng dẫn cho học sinh quan sát,
giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình (xác định mục tiêu quan sát; lựa chọn
đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát; trình bày kết quả
quan sát).
Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp
3, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua việc giáo dục
học sinh biết được việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác
thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình 3,4,5,6,7 trong SGK và nêu ý
kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Sau khi
giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát, học sinh có nhận thức và
hành vi đúng đắn là không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng; cách
xử lí rác thải: chôn, đốt, ủ, tái chế.
5.1.3. Phương pháp trò chơi: Đối với học sinh tiểu học, sử dụng các
trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và giáo dục bảo vệ môi
trường có ý nghĩa quan trọng. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh,

giúp các em lĩnh hội kiến thức về tự nhiên, xã hội và môi trường nhẹ nhàng,
tự nhiên và hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý
(chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi
và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học
qua trò chơi). Tuỳ nội dung của từng bài, giáo viên có thể tổ chức trò chơi
phù hợp. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai để giáo dục bảo vệ môi
trường. Trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình
trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với tình huống.
15
Ví dụ: Khi dạy bài “Giữ gìn lớp học sạch đẹp”, giáo viên có thể tổ
chức cho học sinh đóng vai với tình huống như sau: Có một nhóm học sinh
(3-4 em) trước khi vào học ăn quà và vứt giấy bừa bãi ra lớp. Một học sinh
khác trông thấy và học sinh này đã xử lí như thế nào?
Khi học sinh chơi đóng vai, các em thể hiện nhận thức, thái độ của
mình qua vai chơi. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh
về nhận thức, hành vi giữ gìn vệ sinh trường, lớp học sạch, đẹp.
5.1.4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra: Đây là phương pháp tổ chức
cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa
phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo
dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử
dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: Thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học
sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục
bảo vệ môi trường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4,
5).
Ví dụ:
* Khi dạy bài “Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3,
giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:
- Cách xử lí rác thải của địa phương nơi em sống.
- Các loại nhà tiêu thường sử dụng ở địa phương.
- Ở địa phương bạn, các gia đình, bệnh viện và nhà máy (nếu có)

thường cho nước thải chảy đi đâu?
*Khi dạy bài “Thân cây”, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:
- Địa phương em có những loại cây gì?
- Địa phương của em người ta sử dụng thân cây để làm gì?
5.2. Hướng dẫn dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo
từng mức độ cụ thể:
5.2. 1. Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)
16
Những bài học có nội dung của môn Tự nhiên và Xã cũng là nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường sẽ lồng ghép giáo dục mức độ toàn phần.
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này,
giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học
chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
5.2.2. Mức độ 2 ( lồng ghép bộ phận)
Những bài học chỉ có một phần nội dung gắn với giáo dục bảo vệ môi
trường, có thể tích hợp ở mức độ 2 ( lồng ghép bộ phận). Khi dạy học các bài
học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là
gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào của
bài? Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động dạy học nào trong
quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình
thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu,
cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo

vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường)
chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và
phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .
5.2.3. Mức độ 3 ( mức độ liên hệ):
Hầu hết các bài học môn Tự nhiên và xã hội có thể liên hệ giáo dục bảo
vệ môi trường. Bởi lẽ, tự nhiên và xã hội là những vấn đề liên quan mật thiết
đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người.
17
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những
vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường,
có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vũng.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình
thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn
học sinh liên hệ, mở rộng thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa
đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
6. Hình thức tổ chức
Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được tiến hành thông qua các
tiết học trên lớp mà còn thực hiện thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên , ở
môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương; giáo dục bảo
vệ môi trường qua việc thực hành dọn môi trường lớp học sạch, đẹp (Tự
nhiên và Xã hội lớp 1); thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp (Tự nhiên và
Xã hội lớp 2)
Giáo dục bảo vệ môi trường có thể tiến hành với cả lớp hoặc nhóm học
sinh.
C. THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN:
MỤC TIÊU:
1. Học viên vận dụng những hiểu biết về môi trường, giáo dục bảo vệ
môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội để xác định được mục tiêu lồng ghép

giáo dục bảo vệ môi trường qua một số bài cụ thể.
2. Biết soạn giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài
thuộc mức độ 2 và 3.
CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Báo cáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn học viên hoạt động.
18
- Dựa vào bảng mẫu sau, học viên chọn lựa và xác định mục tiêu,
phương thức lồng ghép 3 bài theo 3 mức độ của môn Tự nhiên và Xã hội và
soạn mỗi nhóm 1 giáo án.
+ Chọn lựa và xác định mục tiêu, phương thức lồng ghép theo mẫu sau:
Mục tiêu
Kiến thức Thái độ/tình
cảm
kĩ năng/hành
vi
+ Soạn 1 giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
- Chia lớp thành 3 tổ ( tổ lớp 1, tổ lớp 2, tổ lớp 3), mỗi tổ chia 3 nhóm
theo 3 mức độ ( toàn phần, bộ phận, liên hệ).
Mỗi tổ: cử tổ trưởng, nhóm trưởng, thư kí nhóm. Học viên thảo luận
theo nhóm. Kết quả thảo luận của nhóm được trình bày trên giấy A0. Đại diện
của các nhóm trình bày kết quả .
GIÁO ÁN MINH HỌA
LỚP 1:
BÀI 30: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
(Mức độ: Liên hệ)
MỤC TIÊU:
Giúp học sinh biết:
- Những dấu hiệu chính của trời nắng và trời mưa. (Đây là dấu hiệu của
thời tiết ).
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây

khi trời nắng, trời mưa.
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
19
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong sgk bài 30.
- Tranh ảnh của GV và Học sinh sưu tầm về trời nắng và trời mưa.
(Trong đó, có hình ảnh lũ lụt do mưa và hình ảnh cây cối khô héo do thiếu
nước)
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Nhận biết dấu hiệu của trời nắng và trời mưa
*Mục tiêu:
- Học sinh biết các dấu hiệu của trời nắng và trời mưa.
- Học sinh biết sử dụng vốn từu của mình để mô tả bầu trời và những
đám mây khi trời năng và trời mưa.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Chia lớp thành 3-4 nhóm.
- GV yêu cầu học sinh các nhóm phân loại tranh ảnh các em đã sưu
tầm để riêng thành hai loại: tranh ảnh về trời nắng và tranh ảnh về trời mưa.
- Lần lượt học sinh trong nhóm nêu dấu hiệu của trời nắng. Sau đó một
học sinh nhắc lại những dấu hiệu về bầu trời và những đám mây khi trời nắng.
- Tiếp theo, lần lượt học sinh trong nhóm nêu dấu hiệu của trời mưa.
Sau đó, một học sinh nhắc lại những dấu hiệu về bầu trời và những đám mây
khi trời mưa.
Bước 2:
- GV yêu cầu đại diện vài nhóm học sinh đem những tranh ảnh đã sưu
tầm về trời nắng, trời mưa giới thiệu trước lớp.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh hình ảnh lũ lụt do mưa và hình ảnh
cây cối khô héo do thiếu nước.
20

Kết luận:
- Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời tỏa sáng
chói chang, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật; đường phố khô ráo.
- Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây màu xám
nên thường không nhìn thấy mặt trời. Nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây
và mọi vật ở ngoài trời,…
Nhưng nếu mưa to và lâu ngày, lượng nước mưa đổ về nhiều có thể gây
lũ lụt. Ngược lại, nếu trời nắng lâu, không có mưa, cây cối thiếu nước sẽ bị
khô héo và chết.
Lưu ý: Nếu học sinh không sưu tầm được tranh, ảnh các em quan sát
hình ảnh trong SGK và trả lơi: hình nào cho biết trời nắng? hình nào cho biết
trời nắng? Hình nào cho biết trời mưa?Tại sao em biết?
Hôm nay trời nắng hay trời mưa? dấu hiệu nào cho em biết rõ điều đó?
Hoạt động 2: Thảo luận cách giữ sức khỏe khi trời nắng, khi trời
mưa.
* Mục tiêu: Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng,
trời mưa.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 62,63 bài 30 Trời nắng, trời
mưa; hai học sinh hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK.
+ Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn nhớ đội nón, mũ.
+ Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?
Bước 2:
Giáo viên gọi một số học sinh nói lại những gì các em đã thảo luận, học
sinh khác nhận xét.
21
Kết luận:
- Đi dưới trời nắng, phải đội mũ, nón để không bị ốm ( nhức đầu, sổ
mũi…)

- Đi dưới trời mưa, phải mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô( dù) để không
bị ướt, cảm lạnh.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
Mục tiêu: Củng cố cách bảo vệ sức khỏe bản thân khi trời nắng, trời
mưa.
Chuẩn bị: Một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như áo mưa,
mũ, nón,…
Cách tiến hành:
- Giáo viên phát những tấm bìa cho một số học sinh và giải thích luật
chơi:
+ Một học sinh hô “ trời nắng”, các học sinh khác giơ những tấm bài
có vẽ những đồ dùng phù hợp khi đi dưới trời nắng.
+ Những học sinh còn lại theo dõi và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi các bạn chơi đúng.
Giáo viên có thể cho học sinh chơi nhiều lần và cho học sinh đổi vai trò
chơi cho nhau tùy theo thời gian còn lại của tiết học. Sau đó, giáo viên củng
cố kiến thức bằng cách đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời:
Hôm nay, những bạn nào mang đúng đồ dùng đi nắng (hoặc đi mưa)?
Giáo viên khen những học sinh đã mang đồ dùng và mang đúng , nhắc
nhở những không sinh không mang đúng đồ đi nắng (hoặc đi mưa).
LỚP 2:
BÀI 6: TIÊU HÓA THỨC ĂN
( mức độ: lồng ghép bộ phận)
22
MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dạy, ruột
non, ruột già.
- Biết được ăm chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ
dàng.

- Biết được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
Học sinh có ý thức: Ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no;
không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định để giữ vệ sinh môi
trường.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa.
- Cơm nguôị.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ: Gắn tên (hoặc chỉ) trên tranh vẽ cơ quan tiêu hóa vị
trí các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở
khoang miệng và dạ dày.
Mục tiêu: Học sinh nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng
và dạ dày.
Cách tiến hành:
Bước 1: Thực hành cá nhân
Giáo viên phát cho học sinh cơm nguội. Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong
miệng. Sau đó, mô tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác
của em về vị của thức ăn.
(có thể giao cho học sinh thực hiện trước ở nhà)
23
Bước 2: Trao đổi theo cặp
Học sinh trao đổi trong nhóm 2 người, tham khảo thông tin trong SGK
trang 14 và trả lời câu hỏi:
- So sánh vị ở miệng khi bắt đầu nhai cơm nguội và sau khi nhai một
lúc lâu ( Sau khi nhai một lúc sẽ thấy trong miệng có vị ngọt)
- Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn.
- Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gì?
Bước 3: làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biến đổi thức ăn ở khoang

miệng và dạ dày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận:
Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm
ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục
được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến
thành chất bổ dưỡng.
Hoạt động 2: làm việc với SGK về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non
và ruột già.
Mục tiêu: Học sinh nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và
ruột già.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và hai bạn hỏi và
trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý sau:
- Thức ăn vào ruột non sẽ tiếp tục được biến đổi thành gì?
- Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu?
- Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?
24
- Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
Bước 2: làm việc cả lớp
Giáo viên gọi một số nhóm báo cáo trước lớp ( có thể từng cặp hỏi và
đáp) và yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
Chúng thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa
xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài. Chúng ta cần đi đại
tiện hằng ngày để các chất cặn bã thường xuyên đưa ra ngoài cơ thể và phải
đi đại tiện đúng nơi quy định, không đi bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
Mục tiêu:

- Hiểu được ăn chậm nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
- Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no có hại cho sự tiêu hóa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm
Giáo viên đặt vấn đề: Chúng ta đã học về sự tiêu hóa thức ăn ở miệng,
dạ dày, ruột non, ruột già. Các em hãy vận dụng để cùng thảo luận các câu hỏi
sau:
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ ?
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?
- Tại sao chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định?
Bước 2: Trao đổi cả lớp
- Gợi ý câu trả lời
25

×