Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Định kiến giới - “ rào cản” đối với sự phát triển của bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.84 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 17
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề bình đẳng giới
và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ là một mục tiêu quan trọng của phát triển
quốc gia. Việt Nam cũng đồng thời được ghi nhận là một quốc gia Đông Nam Á
thành công nhất trong việc xoá bỏ khoảng cách giới trong suốt 20 năm qua. Bình
đẳng giới của Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, là một trong những nước có thành tựu về
bình đẳng giới cao.

Tuy nhiên, trên thực tế những sự khác biệt trên cơ sở giới vẫn còn phổ
biến trên nhiều lĩnh vực. Phụ nữ vẫn còn kém hơn nam giới nhiều ở bậc học vấn
cao, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tham gia quản lý và ra quyết định. Cơ
hội có việc làm và thu nhập của phụ nữ so với nam giới còn hạn chế, phụ nữ gặp
nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn
bán phụ nữ và trẻ em gái vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức. Tỷ lệ cán bộ nữ trong
lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ còn
quá thấp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa phụ nữ và nam giới không có sự khác
biệt về mặt xã hội, mà chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, trong thực
tế, cho đến bây giờ các định kiến giới vẫn còn tồn tại và có thể gặp ở nhiều
nhóm xã hội: cả phụ nữ và nam giới, cả trong cán bộ lãnh đạo - những người có
vai trò quyết định đối với việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với phụ
nữ và người dân.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giới, song một
vấn đề bức xúc nhưng không dễ gì thay đổi ngày một ngày hai, đó là định kiến
giới. Định kiến giới - “ rào cản” đối với sự phát triển của bình đẳng giới.
2


B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI
1. Khái niệm định kiến giới
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn Ngữ học - NXB Đà Nẵng – 2003),
định kiến chính là những ý nghĩ riêng đã có sẵn, khó có thể thay đổi được.
Với xu hướng ngày nay, với mục tiêu bình đẳng giới, việc có được hiểu biết
chung về khái niệm định kiến giới là cần thiết.
Định kiến giới là gì? Hiện nay có rất nhiều quan niệm về định kiến giới. Có
quan niệm cho rằng: Định kiến giới là sự khái quát mang tính tuyệt đối hóa về
đặc điểm, tính chất và vai trò của phụ nữ và nam giới. Quan niệm khác: Định
kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể
nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay phụ nữ. Quan niệm khác lại cho
rằng: Định kiến giới là những nhận thức, quan niệm sẵn có, có tính chất khuôn
mẫu, một chiều của của xã hội về các đặc điểm, vị thế, vai trò của nam hoặc của
nữ.
Theo khoản 4 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006, định kiến giới (Gender
prejudice) là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm
vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Mặc dù trong thời đại hiện nay, định
kiến giới đã có phần tiến bộ hơn, song vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đã tồn tại
từ thời phong kiến, đó là mang lại đặc quyền đặc lợi cho nam giới và làm cho
người phụ nữ bị yếu thế. Đây chính là lý do gây áp lực cho cả hai giới trong việc
thực hiện vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộc sống, đồng thời
là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới.
Ví dụ: Với chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là “tứ
đức” (Công, dung, ngôn, hạnh) thì hình ảnh một người phụ nữ theo đúng nghĩa
thường phải là một người: Khéo léo, đảm đang trong việc nhà, đẹp theo hướng
nhẹ nhàng, đoan trang, lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn, và luôn giữ tiết hạnh, phục tùng
người đàn ông. Theo đó, nếu một người phụ nữ không khéo léo trong công việc
nội trợ nhưng năng động hoạt bát, làm kinh tế giỏi, có vẻ bề ngoài cá tính và ăn
nói sắc sảo, và có thể thảo luận, “tranh cãi” cùng ngừơi khác giới thì không được

3
đánh giá cao vì so sánh với mẫu hình người phụ nữ đã được định khuôn thì rõ
ràng một cô gái như vậy là không “nữ tính”.
Cách nhìn nhận đó cho thấy rõ sự định kiến với người phụ nữ. Bởi không
phải cứ là phụ nữ thì phải lo toan hết công việc nhà, còn người đàn ông phải thụ
động và phục tùng nam giới. Thực tế có nhiều phụ nữ rất năng động hoạt bát,
quyết đoán, đảm nhiệm được những vị trí vai trò quan trọng trong xã hội. Tuy
nhiên, do định kiến về giới nên không phải bao giờ họ cũng được gia đình và xã
hội tạo điều kiện để phát huy hết tài năng của mình
Như vậy, dựa trên các quan niệm về định kiến giới, nhóm chúng em xin đưa
ra khái niệm về định kiến giới. Định kiến giới là những nhận thức, thái độ, quan
niệm sẵn có, có tính chất khuôn mẫu mà một nhóm người, một cộng đồng người
nào đó gán cho thuộc tính về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của nam giới hay
phụ nữ.
2. Đặc điểm của định kiến giới
- Định kiến giới thể hiện hệ thống hóa thái độ đối với nam giới và nữ giới về
vị thế, vai trò, năng lực, đặc điểm, tính chất của nam và nữ, gắn liền với sự khác
biệt.
- Định kiến giới được hình thành một cách lâu dài từ đời này qua đời khác,
có tính chất cố hữu bảo thủ, ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội do đó việc xóa
bỏ định kiến giới là rất khó khăn. Nó đã được hình từ rất lâu và để lại dấu ấn khá
đậm nét trong ca dao tục ngữ (ví dụ: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô)... và
đến tận bây giờ vẫn còn tồn tại, định kiến giới có ở mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội như trong gia đình, trong lao động, trong học tập…
- Định kiến giới dẫn tới sự đánh giá một cách tiêu cực, thiên lệch về vị trí,
vai trò, năng lực của nam và nữ, do đó đã cản trở việc thực hiện các quyền của
nam và nữ dẫn tới sự bất lợi đối với nam và nữ dẫn tới việc cản trở mục tiêu bình
đẳng giới. Ví dụ, người ta hay cho rằng: Phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh
đạo, hay nam giới không có khả năng chăm sóc con cái... Các quan niệm này
thường sai lệch, trong thực tế, những đặc điểm tính cách trên không chỉ của

riêng nam giới hay phụ nữ, mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể có. Tuy nhiên,
những đặc tính đó lại thường bị gán cho nam hay nữ dưới góc độ phê phán và
4
làm cho họ bị thiệt thòi xét theo một khía cạnh nào đó. Chính định kiến đó đã
hạn chế phụ nữ hoặc nam giới tham gia vào những công việc mà họ có khả năng
hoàn thành một cách dễ dàng.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC
HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIẢI PHÁP XÓA BỎ ĐỊNH KIẾN GIỚI
1. Ảnh hưởng của định kiến giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới
Nói đến ảnh hưởng của định kiến giới là cũng có nghĩa là nói đến những
ảnh hưởng tiêu cực của định kiến giới. Các định kiến giới là một tập hợp các đặc
điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay
phụ nữ. Ví dụ, người ta hay cho rằng: Phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo,
hay nam giới không có khả năng chăm sóc con cái…
Định kiến giới gây bất lợi cho cả nam và nữ, nhưng phụ nữ ở vị thế bất lợi
nhiều hơn, thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một trong những định kiến giới biểu
hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc gia
đình, nuôi dạy con cái là của phụ nữ. Đáng chú ý là, hiện nay nhiều người đang
cổ súy cho tư tưởng đưa phụ nữ quay trở về với gia đình. Từ suy nghĩ đó nhiều
phụ nữ đã bị hạn chế trên con đường học tập, lao động, phấn đấu và vươn lên
trong sự nghiệp, giảm khả năng đóng góp nhiều hơn về sức lực và trí tuệ cho xã
hội.
Trong tư tưởng của nam giới, với tư cách là người chồng, có lẽ cũng khá
nhiều người ủng hộ vợ tham gia hoạt động xã hội. Nhưng không ít nam giới cho
phép vợ "thoải mái" tham gia công việc xã hội nhưng vẫn phải làm tốt việc nhà.
Đàn ông Việt Nam có định kiến giới gì đâu! Nhưng vấn đề là họ muốn vợ của họ
vừa là người xuất sắc ở cơ quan, vừa là người bà, người mẹ chăm chỉ trong gia
đình.
Trong tình hình hiện nay, do yêu cầu công việc, nhiều phụ nữ phải đầu tư
nhiều thời gian mới nâng cao được chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu chỉ cần có thêm

một ít thời gian trong ngày, công việc của họ sẽ tốt hơn, đem lại lợi ích cho
nhiều người. Nếu vừa làm tốt bổn phận trong gia đình, vừa làm tốt công việc xã
hội thì như vậy, nhiều phụ nữ phải gánh vác gấp đôi trách nhiệm, bởi họ không
những làm việc để kiếm thu nhập, mà còn là người chủ yếu đảm đương các vai
5
trò làm mẹ, làm vợ trong gia đình. Nếu xét tương quan thời gian lao động trong
một ngày giữa phụ nữ và nam giới cho thấy, thời gian lao động của phụ nữ nhiều
hơn, bởi họ phải làm các công việc gia đình nhiều hơn (thời gian làm việc trung
bình của phụ nữ là 13 giờ/ngày trong khi của nam giới chỉ khoảng 9 giờ). Do
vậy, phụ nữ ít có thời gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tham gia hoạt động
xã hội so với nam giới.
Gánh nặng công việc gia đình đã làm cho nhiều phụ nữ không thể vươn xa
trong sự nghiệp. Chúng ta đều biết ở thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như nam giới, phụ nữ cần phải có kiến thức chiều
sâu, trình độ ngoại ngữ, tin học, sự nhạy bén và lăn lộn thực tế cuộc sống…
Trong khi đó, công việc gia đình vẫn là trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ.
Chính vì vậy, nhiều người phụ nữ giỏi giang, được học hành tử tế đã phải
nhường bước cho chồng và lui về chăm sóc gia đình, chỉ cốt để giữ tròn hạnh
phúc.
Vì những lý do gia đình mà nhiều phụ nữ chấp nhận tụt hậu, hoặc phấn đấu
có chừng mực, chỉ ở mức độ hoàn thành công việc. Đó cũng là lý do cùng được
đào tạo như nhau mà nam giới phát triển tốt hơn, có vị trí cao hơn, được học
hành đào tạo chuyên môn cao hơn. Đó cũng là nguyên nhân tụt hậu của giới nữ
trong giáo dục, đào tạo, trong khoa học, công nghệ và cả trong lãnh đạo và quản
lý.
1.1. Trong lĩnh vực chính trị
Tại không ít tổ chức, cơ quan, một số phụ nữ không được đề bạt làm lãnh
đạo (ngay cả khi người phụ nữ này có trình độ và kinh nghiệm phù hợp), bởi
mọi người vẫn cho rằng, chỉ có nam giới mới nên làm việc "đại sự", phụ nữ thì
chỉ nên làm công việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia đình. Tư tưởng

này không chỉ ở người dân, mà cả trong lãnh đạo, đặc biệt ngay cả trong một bộ
phận phụ nữ cũng có định kiến với chính giới mình. Ngoài hiện tượng "níu kéo
áo nhau" thấy ở một số phụ nữ, thì vấn đề ở đây vẫn là do định kiến giới, coi
nam giới ở vị trí lãnh đạo tốt hơn là phụ nữ. Vì vậy, trong các kỳ bầu cử, những
người gạt phụ nữ khỏi danh sách bầu cử có khi không phải là nam, mà lại là nữ.
Không ủng hộ phụ nữ làm công tác xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn
6

×