1
I. Đặt vấn đề:
Ngay từ sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nhận thức được sâu sắc vấn đề cơ
bản của mọi cuộc Cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thay mặt Quốc dân đồng bào thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là
nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta. Đúng với mục
tiêu xây dựng nhà nước CHXHCH Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân,
Đảng luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để
bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Chính vì thế, Hội đồng nhân dân đã được xây
dựng như là một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực
tiếp bầu ra. Bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai
trò và vị trí của Hội đồng Nhân dân. Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc
lệnh số 63 về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Lần đầu tiên,
Hội đồng nhân dân có một định nghĩa kể từ Hiến pháp 1959. Qua nhiều lần sửa đổi bổ
sung (các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992), Hiến pháp đều quy định đầy đủ vị trí, tính
chất, chức năng (được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn) của Hội đồng nhân dân.
Từ đó đến nay, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệ thống các cơ quan dân cử ở địa
phương đã vượt qua không ít những khó khăn, thử thách để khẳng định vị trí của mình.
Việc nghiên cứu, làm rõ vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp
luật hiện hành giúp ta có cái nhìn đa diện và hoàn thiện hơn về bộ máy nhà nước,
nghiên cứu lý luận về Hội đồng nhân dân giúp ra hiểu rõ vai trò nhiệm vụ của nó, đồng
thời làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn còn bất hợp lý so với lý luận, để từ đó tìm ra
giải pháp giải quyết ngay từ ngọn nguồn của vấn đề.
II. Nội dung :
Về mối quan hệ giữa vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân :
Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị,
trong bộ máy nhà nước, tính chất làm ta xác định rõ và không thể nhầm lẫn Hội đồng
1
nhân dân với cơ quan nào khác, chức năng là những tính chất của các mặt hội đồng
nhân dân đảm nhiệm. Như vậy, có thể thấy rõ, ba yếu tố này có liên hệ mật thiết không
thể tách rời, nghiên cứu để làm rõ từng khía cạnh nhưng phải đặt chúng trong mối
quan hệ với nhau thì mới có thế nhìn được vấn đề một cách toàn diện. Vị trí, tính chất,
chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 119. Điều 120 Hiến pháp
1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua
( 26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác.
1. Vị trí của Hội đồng nhân dân :
- Sự thay đổi kết cấu và tính chất bộ máy nhà nước dưới chế độ XHCN:
HĐND là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới XHCN. Phương thức tổ chức
chính quyền kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lực nhân dân ở từng
cộng đồng lãnh thổ. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương XHCN không còn
phân biệt cấp hành chính cơ bản hay trung gian nữa mà ở tất cả các đơn vị hành
chính lãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần giống nhau: Một cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương và một cơ quan chấp hành. Với nhà nước XHCN thì mô hình
chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân
trên địa bàn lãnh thổ do nhân dân bầu ra, vừa đại diện cho nhân dân địa phương vừa
đại diện cho cơ quan nhà nước cấp trên – là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương. Đây là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới thay thế cho
mô hình hành chính cũng như tự quản tồn tại trước đó.
- Con đường hình thành : Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu ra ( Điều
119 HP 1992), miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 1 Luật bầu cử đại biểu HĐND). Con đường hình
thành này là một yếu tố quan trọng tạo nên vị trí của Hội đồng nhân dân.
- Cơ sở pháp lý: Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
1
chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng
được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.
- Vị trí trong bộ máy nhà nước :
Như vậy, vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân có thể xét theo 2 góc độ:
+ Hội đồng nhân dân _ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
+ Hội đồng nhân dân _ cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ
của nhân dân địa phương.
Do vị trí pháp lý như trên, quyền lực của HĐND được giới hạn trong phạm vi
đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hội
đồng nhân dân không có quyền lập pháp, mà là cơ quan có chức năng quản lý địa
phương thực hiện nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành. HĐND còn là
cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa
phương, có quyền chủ động giải quyết các vấn đề trong phạm vi địa phương, không
đối lập với lợi ích chung của quốc gia và chính sách, pháp luật của nhà nước. Vị trí
này dẫn đến việc ta có thể hình dung HĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân và
nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều được thúc đẩy
khi dung hòa giữa yếu tố quyền lực nhà nước và yếu tố ý chí của nhân dân.
Hội đồng nhân dân ở nước ta là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước thống
nhất của nhân dân, chứ không phải và không thể là cơ quan tự quản như các cơ quan
dân cử địa phương ở một số nước. Vì vậy, HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên.
Điều này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước.
- Sự cụ thể hóa của vị trí : Vị trí của HĐND là hoàn toàn có cơ sở, được ghi nhận
trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, HĐND chỉ có thể đứng
ở đúng vị trí của nó khi các vị trí được ghi nhận đó, trên thực tế triển khai có hiệu
quả. Sau khi quy định vị trí, pháp luật tiếp tục ghi nhận tính chất và chức năng của
1
Hội đồng nhân dân, tạo ra cơ sở pháp lý để áp dụng trong thực tế. Mặt khác, chính
bản thân vị trí đã thể hiện một phần chức năng và nhiệm vụ của HĐND.
Tuy vậy, vị trí của HĐND trên thực tế có xứng tầm với những gì được ghi nhận
trong lý luận hay không, thì cần tiếp tục xem xét trong sự thể hiện của nó là tính
chất và chức năng của HĐND.
2. Tính chất của Hội đồng nhân dân :
Cơ sở pháp lý: Điều 119, 120, 121, 122, 123, 125 Hiến pháp 1992 và phần
những quy định chung trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân năm 2003.
Như đã trình bày ở trên, vị trí của Hội đồng nhân dân tạo nên những tính chất
đặc thù riêng của nó. Việc Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh hai
tính chất của Hội đồng nhân dân mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy
là tính quyền lực và tính đại diện.
a. Tính quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà
nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền
nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và HĐND thành lập.
Tuy nhiên, nếu Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước trên
phạm vi cả nước thì HĐND lại là cơ quan nhà nước ở địa phương. HĐND được
nhân dân giao quyền thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, HĐND thực
hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo
đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động,
sáng tạo của địa phương.
Tuy là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn phải
đảm bảo sự thống nhất quyền lực nên mặt khác, tính quyền lực này còn thể hiện ở
một số điểm: bảo đảm những quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp
trên ở trung ương và địa phương được thực hiện; HĐND phải chịu trách nhiệm
1
trước các cơ quan chính quyền cấp trên và TW, chịu sự hướng dẫn hoạt động của
Chính phủ và chịu sự lãnh đọa của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND biểu hiện một số mặt cơ bản:
HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương trên mọi lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục…; tham gia thành lập các cơ
quan nhà nước khác ở địa phương như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó
chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, và các
thành viên khác của uỷ ban nhân dân...; tham gia giám sát hoạt động của các cơ
quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới, giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa
phương .
b. Tính đại diện của Hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới. Nó không phải là
cơ quan đại diên, tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính, cũng không phải là cơ quan
tự quản kiểu chính quyền phong kiến trước đây.
Bản thân con đường hình thành là nguyên nhân của tính đại diện của HĐND. Nó
thể hiện ở chỗ, chỉ HĐND là cơ quan duy nhất do cử tri bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là đại diện tiêu biểu nhất cho
tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, được cấu thành từ các đại biểu ưu
tú của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí
thức… HĐND đại diện cho trí tuệ,tinh thần và sức mạnh tập thể nhân dân địa
phương.
Vì thế, HĐND trong nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân
nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc
điểm của địa phương , do đó mà nắm và quyết định mọi quyết định sát hợp với
nguyện vọng của nhân dân. Những quyết định này được thể chế hóa thành Nghị
quyết, các Nghị quyết của HĐND phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân địa