Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

mối liên quan giữa nồng độ dioxin trong sữa và một số hormone nhóm steroid trong nước bọt của những bà mẹ đang cho con bú sống ở khu vực điểm nóng dioxin huyện phù cát, tỉnh bình định năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 81 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt thời gian chiến tranh ở Việt nam (từ năm 1961 đến năm
1971) không lực Hoa kỳ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam 80
triệu lít chất diệt cỏ, trong đó 65% những chất này là chất da cam/dioxin
được rải từ năm 1965 đến 1970 trong chiến dịch Ranch Hand [1]. Tác động
của dioxin đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ con
người và môi trường Việt Nam trong mấy chục năm qua và còn tiếp tục
gây hậu quả lâu dài.
Dioxin và các chất cùng nhóm là nguyên nhân gây ra nhiều trạng thái
bệnh lý ở những người có tiền sử tiếp xúc. Nó tác động đến nhiều cơ quan, hệ
thống trong cơ thể và gây ra những rối loạn bệnh lý phức tạp, đa dạng. Không
chỉ gây chết tế bào mà còn gây hiện tượng loạn sản, gây rối loạn quá trình biệt
hoá và tăng trưởng tế bào. Nhiều nhà khoa học Mỹ, Việt Nam và các nước
khác khi nghiên cứu về chất da cam/dioxin sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam đã cho thấy mức độ tồn dư dioxin trong môi trường và ảnh hưởng của
nó đến sức khỏe người dân Việt Nam sống trong vùng bị rải chất độc cũng
như thế hệ con cháu của họ rất nặng nề. Các công trình nghiên cứu đã xác
định dioxin làm biến đổi quá trình sao mã, giải mã của một số gen, trong đó
có gen gây ung thư, gen mã hoá yếu tố tăng trưởng, hormone và các enzym
chuyển hoá. Các nghiên cứu này cũng cho thấy dioxin có thể ảnh hưởng đến
hàm lượng các yếu tố tăng trưởng, các hormone sinh dục, hormone tuyến giáp
cũng như các enzym liên quan đến quá trình kiểm soát chu kỳ phát triển tế
bào. Trong nhóm các hormone, nhóm hormone có cấu trúc nhân steroid liên
quan nhiều đến phát triển hệ thống mô, sơ quan sinh sản và phát triển cơ thể
nói chung. Cũng như các loại hormone, hormone nhóm steroid nói chung có
hàm lượng lưu thông trong máu cũng như các dịch như sữa, nước bọt luôn với
2
một lượng rất thấp đòi hỏi các kỹ thuật định lượng phải có độ nhạy cao mới
có khả năng phát hiện, định lượng chính xác. Cho đến nay chưa có nhiều
nghiên cứu về hormone nhóm streroid trong huyết thanh và nước bọt ở các bà


mẹ sống ở khu vực điểm nóng dioxin Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Mối liên quan giữa nồng độ dioxin trong sữa và một số
hormone nhóm steroid trong nước bọt của những bà mẹ đang cho con bú
sống ở khu vực điểm nóng dioxin huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định năm 2011”
với mục tiêu:
1. Mô tả tình hình sức khỏe của những bà mẹ đang cho con bú sống ở khu
vực điểm nóng dioxin huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định năm 2011.
2. Xác định mối liên quan giữa nồng độ dioxin trong sữa và nồng độ một
số hormone nhóm steroid trong nước bọt của những bà mẹ đang cho
con bú sống ở khu vực trên.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về dioxin
Dioxin hiện được dùng để chỉ hàng trăm chất hóa học có mặt trong môi
trường, có tên hóa học là 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-para-dioxin (TCDD).
Các chất chlorodibenzo-p-dioxin (CDD) là một họ gồm 75 hợp chất khác
nhau thường được gọi chung là các dioxin đa chlo-hoá, và đều là các chất độc
được chia thành 8 nhóm dựa vào số lượng nguyên tử chlo trong phân tử:
- Nhóm có 1 nguyên tử chlo: mono chlorinated dioxin (MCDD);
- Nhóm có 2 nguyên tử chlo: di-chlorinated dioxin (DCDD);
- Nhóm có 3 nguyên tử chlo: tri-chlorinated dioxin (TrCDD);
- Nhóm có 4 nguyên tử chlo: tetra-chlorinated dioxin (TCDD);
- Nhóm có 5 nguyên tử chlo: penta-chlorinated dioxin (PeCDD);
- Nhóm có 6 nguyên tử chlo: hexa-chlorinated dioxin (HxCDD);
- Nhóm có 7 nguyên tử chlo: hepta-chlorinated dioxin (HpCDD);
- Nhóm có 8 nguyên tử chlo: octa-chlorinated dioxin (OCDD)
Trong đó chất hoá học có độc tính cao nhất là 2,3,7,8 Tetra ChloBibenzo
Para Dioxin (2,3,7,8 TCDD), được coi là nguyên mẫu của Dioxin. Dioxin rất
bền vững ở điều kiện bình thường, nó chỉ bị phân hủy hoàn toàn thành những

chất không độc ở nhiệt độ trên 240
0
C trong điều kiện có chất xúc tác là các
axit vô cơ có tính oxi hóa mạnh (H
2
SO
4
đặc hoặc HNO
3
). Ngoài ra, dưới tác
dụng của kiềm đặc ở nhiệt độ thích hợp các phân tử chlo trong phân tử TCDD
sẽ bị thay thế bằng nhóm hydroxyl để trở thành những chất ít độc hơn. Công
thức hóa học của TCDD (hình 1.1).
4
Hình 1.1. Công thức hóa học của dioxin (TCDD)[2]
Chất màu da cam (Agent Orange) là một hỗn hợp 50:50 gồm 2 chất
sau: 2,4-dichlorophenoxy acetic acid (2,4-D) và 2,4,5-trichlorophenoxy acetic
acid (2,4,5-T), trong chất màu da cam có chứa một tạp chất là 2,3,7,8-
tetrachlorodibenzo-para-dioxin thường được gọi tắt là dioxin. Dioxin là một
chất có độc tính cao do con người tạo ra với mục đích là chất phát quang có
tác dụng diệt cỏ [3].
1.2. Nguồn gốc hình thành
Dioxin chủ yếu được hình thành trong các quá trình sản xuất công
nghiệp có liên quan đến chất Clo: thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, chất phát
quang; quá trình sản xuất giấy và tẩy trắng bằng Clo; quá trình sản xuất
chất dẻo PVC…
Dioxin có thể được hình thành trong các quá trình:
• Hoạt động của các núi lửa, cháy rừng
• Trong quá trình sản xuất công nghiệp có liên quan đến chất Clo:
thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, phát quang; quá trình sản xuất giấy và tẩy trắng

bằng Clo; quá trình sản xuất chất dẻo PVC…
• Các lò đốt rác, nơi hỏa táng.
5
• Ở Việt Nam, nguồn Dioxin được quan tâm chú ý nhất là hậu quả
do quân đội Mỹ rải xuống miền Nam trong chiến dịch Ranch Hanch (1962 –
1971). Không quân Mỹ đã rải hơn 72 triệu lít chất khai quang, trong đó chất
độc da cam là hơn 11 galon. Hiện tại ở Việt Nam có 3 khu vực điểm nóng,
khu vực mà quân đội Mỹ dùng làm nơi chứa chất độc hoá học, cụ thể là khu
vực sân bay Phù Cát, Biên Hòa và Đà Nẵng. Phù Cát là nơi bị ô nhiễm
nghiêm trọng thứ hai sau Đà Nẵng, kết quả phân tích mẫu đất tại khu nhiễm
trong sân bay có nồng độ dioxin cao nhất lên đến 400000 ppt (nồng độ dioxin
cho phép 1000 ppt). Tại các nơi này độ tồn lưu chất da cam/dioxin rất cao,
qua thời gian từ khu vực điểm nóng chất da cam/dioxin đã theo nước, bụi, gió
lan toả ra xung quanh và gây ô nhiễm trên diện tích lớn.
1.3. Độ độc của Dioxin
Dioxin là một chất độc nguy hiểm nhất mà loài người biết đến [4].
Khác với những chất độc thông thường ở chỗ độc tính của nó không chỉ kiềm
chế một số chức năng cơ thể mà còn gây rối loạn nhiều hệ gen và hệ enzym,
dẫn đến những rối loạn phát triển tế bào và chuyển hóa quan trọng của sự
sống liên quan đến rối loạn nhiều chức năng và tổ chức của cơ thể con người
và động vật. Dioxin là chất độc nguy hiểm vì 2 lý do:
• Thứ nhất: Dioxin là chất tổng hợp mạnh nhất, có độ bền vững cao trong
môi trường và trong cơ thể, do đó tồn lưu lâu dài và chuyển dịch trong nhiều
dạng thực phẩm, chuyển dịch trong nhiều tầng sinh học của cơ thể mà vẫn giữ
nguyên hiệu lực (ít bị chuyển hóa). Vì vậy nó tồn lưu và tác động lâu dài
trong cơ thể.
• Thứ hai: Dù nhiễm một lượng tương đối nhỏ không trực tiếp gây hại đối
với cơ thể nhưng lại gây hoạt hóa hệ enzym monooxygenaza sẵn có ở gan
và một số cơ quan, làm mất hoạt tính các enzym sẵn có trong quá trình tổng
6

hợp nucleotid và acid nucleic ở một số cơ quan. Điều đó làm cho nhiều vật
chất tự nhiên và tổng hợp trong cơ thể bị chuyển hóa thành những chất gây
hại cho cơ thể.
Dioxin được coi là chất độc nhất do con người tạo ra. Do khả năng gây
chết của dioxin cao hơn nhiều so với chất độc khác. Liều độc gây chết qua
đường ăn uống của dioxin đã được tác giả Hoàng Đình Cầu công bố năm
2000 [5]. Nhưng điều quan trọng là tác động tích lũy và kéo dài trong nhiều
năm của dioxin trong cơ thể ở nồng độ thấp [6].
Bảng 1.1. Liều gây chết của dioxin trên động vật thực nghiệm [2]
Động vật Liều gây chết Thời gian chết
Chuột lang 0,6 mcg/kg 5 đến 20 ngày
Chuột cống 22 – 100 mcg/kg 9 đến 43 ngày
Khỉ 1 – 20 mcg/kg 12 đến 78 ngày
Tác động của dioxin lên quá trình sinh sản là gây ngộ độc bào thai và
dẫn đến xảy thai hoặc dị dạng bẩm sinh [7]. Liều gây độc đối với mẹ và làm
tổn thương, làm rối loạn quá trình phát triển của bào thai. Đối với những liều
không độc với mẹ sẽ làm rối loạn sinh đẻ của thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ 2,
gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề [7].
1.4. Cơ chế tác động của Dioxin
Qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm, người ta thấy rằng dioxin thuộc
nhóm các chất độc đặc biệt, có tác động đa hướng tương tự như hormone, có
khả năng lưu hành và tích tụ hàng chục năm trong môi trường và cơ thể con
7
người [6]. Sự tác động của dioxin vào cơ thể con người theo 2 cách:
1.4.1. Cơ chế tác động của dioxin thông qua thụ thể Ah (Aryl hydrocarbon
receptor – AhR)
Dioxin receptor còn có tên khác là Aryl hydrocarbon receptor (AhR) là
một thành phần trong nhóm protein, có cấu trúc cơ bản gồm hai đoạn xoắn
nối với nhau bởi phần quai (helix-loop-helix) và đóng vai trò như một yếu tố
dịch mã nằm trong tế bào chất (cytosolic transcription factor) [8]. Tất cả

những hợp chất đa vòng thơm đều có thể tác động vào DNA thông qua AhR.
Bình thường AhR ở trạng thái không hoạt động và được gắn với 1 số protein
có vai trò trợ giúp quá trình hình thành dạng cấu trúc của đại phân tử. Khi kết
hợp với cơ chất như dioxin, phức hợp giữa AhR với cơ chất được giải phóng,
di chuyển vào tế bào chất và kết hợp với yếu tố vận chuyển có tên gọi AhR
nuclear translocator, tác động đến gen đích làm thay đổi biểu hiện của những
gen này [8],[9]. Chính vì cơ chế này mà AhR được xếp vào nhóm các cơ quan
thụ cảm nhân.
Hình 1.2 : cấu trúc helix-loop-helix [8].
8
Mô hình cấu trúc helix-loop-helix: Hai đoạn xoắn (màu xanh) được nối
với nhau qua phần quai (màu đỏ).
1.4.2. Cơ chế tác động của dioxin không thông qua AhR.
Có một số tổn thương được xem như không thông qua cơ chế AhR đã
được phát hiện như sau:
Sự cảm ứng của gen cyp1A1 bởi TCDD có thể làm tăng các gốc oxy
hoạt tính và gây stress oxy hóa (oxidative stress) đặc biệt ở tổ chức não. Gây
hậu quả tổn thương oxy hóa các phân tử sinh học [10],[11],[12], tổn thương
DNA dẫn đến các đột biến và sinh ung thư [13], gây tổn thương nặng nề các
màng sinh học và màng tế bào làm mất tính nguyên vẹn là cơ chế nền tạo
thuận lợi xuất hiện bệnh [14]. Ngoài ra, TCDD có thể hoạt hóa biểu hiện của
các gen tiền ung thư c-fos, c-jun và tăng hoạt tính yếu tố phiên mã protein
hoạt hóa 1 (AP-1).
Những quá trình trên được xem là những cơ chế gây độc không qua
AhR hoặc là các cơ chế phối hợp gen trong nhiễm độc dioxin.
1.5. Tồn lưu của dioxin và quá trình phân hủy
Dioxin xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác
nhau, hoặc cơ thể tiếp xúc trực tiếp với chất hóa học có chứa dioxin hoặc gián
tiếp qua thức ăn, nước uống. Dioxin khi vào cơ thể con người tích lũy chủ yếu
ở mô mỡ của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và đào thải rất chậm. Thời

gian bán hủy của dioxin trong các mô của cơ thể trung bình từ 7 đến 11 năm
[15]. Theo Paustenbach (1992), thời gian bán hủy của dioxin 9 – 10 năm chỉ
ở trên lớp đất mỏng bề mặt, ở lớp đất sâu là 25 -100 năm [12]. Dioxin xâm
nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau: chủ yếu qua thực phẩm
9
94,77%; qua đường nước 0,2%; qua đường không khí 5% và qua da là 0,03%
[16]. Dioxin cũng tồn tại rất lâu trong môi trường (đất, cặn bùn), thời gian bán
hủy trong đất từ 28 đến 274 năm [17] và tích lũy sinh học vào cơ thể cá, gà và
một số loài động vật khác có trong chuỗi thức ăn của con người [18]. Trong
chuỗi thức ăn, con người là mắt xích cuối cùng và cũng là nơi tích lũy dioxin
cao và bị chịu tác động mạnh nhất [19]. Do vậy dioxin có tác động độc hại lâu
dài đến sức khỏe con người và môi trường sống. Trong cơ thể, dioxin kết hợp
với các chất nội sinh, các đại phân tử và gây nhiễm độc cho cơ thể [20].
Dioxin bị phân hủy bởi hệ thống cytocrom P
450
trong gan (thực nghiệm nghiên
cứu đã được đánh giá trên chó và chuột).
Dioxin được đào thải ra ngoài cơ thể chủ yếu qua nhau thai, sữa mẹ và
một phần được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Dioxin có hoạt tính
và tác động đa hướng, gây rối loạn điều hòa, rối loạn thích nghi, gây ung thư,
và tác động di truyền đến thế hệ sau [6].
1.6. Các steroid hormone hướng sinh dục và sinh dục
Steroid hormone tiết ra từ miền vỏ tuyến thượng thận, buồng trứng hay
tinh hoàn. Sau khi được tổng hợp, những hormone này đóng vai trò như
những enzym hay các protein vận chuyển để hoạt hóa các chức năng của tế
bào. Các steroid hormone bao gồm: Cortisol, cortisone, progesterone (P
4
),
testosterone (T), estradiol (E2), dehydroepialdosterone (DHEA),
andostenedione (A-dione) [21].

10
Hình 1.3: Sơ đồ chuyển hóa của hormone nhóm steroid
(Nguồn: />1.6.1. Hormone cortisol
Cortisol được tổng hợp trong ty lạp thể của tế bào vùng bó và vùng lưới
tuyến thượng thận, dưới tác dụng của các enzym thuộc nhóm men cytochrom
P
450
oxygenase. Cortisol tồn tại ở trong huyết tương dưới 3 dạng, khoảng 10%
cortisol ở dạng tự do, 75% gắn với corticosteroid Binding Globulin (CBG),
phần còn lại gắn với albumin. Chỉ có dạng tự do mới có hoạt tính sinh học và
có tác dụng trực tiếp vào các mô và được điều hòa bởi ACTH [21].
11
1.6.2. Hormone cortisone
Cortisone là một hormone do tuyến thượng thận tiết ra. Cortisone có
tác dụng vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, như là sự chuyển hóa
của carbohydrates, chất đạm và chất béo, duy trì sự cân bằng của nước và
muối khoáng ảnh hưởng tớí tính tình, tâm trạng và giấc ngủ, duy trì sức
mạnh của bắp thịt…
Mỗi ngày, cơ thể tiết ra khoảng 20mg cortisone, nhiều hơn vào thời
gian giữa 4 giờ sáng tới 8 giờ sáng và rất ít vào buổi tối. Khi cơ thể có thêm
nhu cầu, tuyến có thể tiết ra số lượng cortisone nhiều gấp năm lần. Ðó là khi
cơ thể phải đối phó tình trạng nhiễm trùng, thương tích, giải phẫu, strees
Khi không còn thương tổn, căng thẳng thì sự sản xuất cortisone của tuyến
thượng thận lại trở về mức độ bình thường. Sự tổng hợp này do nội tiết tố của
tuyến tùng -pitutary gland- điều khiển [21].
1.6.3. Hormone estradiol (E
2
)
Estradiol là một thành phần hormone của nhóm hormone estrogen, chủ
yếu do lớp áo trong và tế bào hạt của nang trứng tổng hợp và bài tiết.

Estradiol được bài tiết theo chu kỳ và có hàm lượng cao nhất ở gần giai đoạn
phóng noãn và giảm nhanh sau giai đoạn phóng noãn. Hoạt động của
hormone estradiol thông qua cơ chế steroid hormone có receptor ở những tế
bào đích, gây nên đáp ứng phân tử tại các cơ quan đích như: nang noãn, tử
cung, âm đạo, vú và vùng dưới đồi [21].
Định lượng nồng độ hormone estradiol là mộtc hỉ số có giá trị đánh giá
dậy thì sớm hay muộn ở phụ nữ. Hormone E
2
tăng cao ở nam giới gặp trong
các trường hợp u tinh hoàn và có hội chứng nữ tính [21].
12
1.6.4. Hormone dehydroepiandosterone (DHEA) và andostenedione (A-dione)
Androgen của tuyến vỏ thượng thận bao gồm dehydroepiandrosterone,
DHEA sulfat và androstenedione trong đó chủ yếu là hormone DHEA. Những
hormone này chủ yếu là DHEA phát huy tác dụng nam hóa chủ yếu là do sự
tạo thành hormone testosterone và dehydrotestosterone ở mô ngoại dưới dạng
gắn lỏng lẻo với albumin [21].
Ngoài ra còn các steroid hormone khác mà trong nghiên cứu này chúng
tôi cũng đề cập tới nhưng chưa có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn. Progesterone
là chất hoạt động sinh học đầu tiên trong con đường tổng hợp steroid.
Hormone progesterone được tổng hợp từ vỏ thượng thận, ở tinh hoàn, ở
buồng trứng và nhau thai, tác dụng hiệp đồng của progesterone và estradiol
lên sự tăng sinh của tế bào biểu mô nội mạc tử cung cho trứng làm tổ và
dưỡng thai [22] [21]. Testosterone là hormone sin dục nam, chủ yếu được sản
xuất bởi tế bào leydig của tinh hoàn. Tế bào leydig hầu như không có mặt ở
tinh hoàn trẻ em nam, vì ở thời kỳ này tinh hoàn không bài tiết testosterone.
Nhưng ở thời kỳ bào thai và những tuần đầu ở trẻ sơ sinh testosterone là
hormone của nhau thai, buồng trứng và vỏ thượng thận vì chúng đều có khả
năng bài tiết lượng testosterone là ngang nhau khoảng 5% . Testosterone có
tác dụng sinh học là kích thích và duy trì sự sinh tinh ở ống sinh tinh của tinh

hoàn, đảm bảo cho sự phát triển và tạo ra sự khác biệt đầu tiên của nam giới ở
bào thai và giai đoạn dậy thì.
1.6.5. Cơ chế hoạt động của steroid hormone
Cách thức hoạt động của nhóm steroid hormone được thể hiện tóm tắt
như sau:
13
(1) Hormone vào tế bào chất và kết hợp với các receptor trong tế bào chất.
(2) Phức hợp receptor-hormone di chuyển vào nhân tế bào.
(3) Phức hợp receptor - hormone kết hợp và tác động đến các gene đích
dẫn đến tổng hợp mRNA (ARN thông tin).
(4) Các mRNA di chuyển ra tế bào chất và quá trình tổng hợp các
protein mới dựa trên mRNA diễn ra tại ribosome.
1.7. Những nghiên cứu về dioxin có liên quan đến sức khoẻ và hormone
1.7.1. Ảnh hưởng của dioxin đến sức khỏe
Theo tác giả Đặng Đức Nhu và cộng sự [22] thấy cân nặng và vòng
ngực trung bình của trẻ sơ sinh, cũng như bệnh lý của con và mẹ ở khu vực
điểm nóng dioxin khác biệt so với khu vực không phơi nhiễm.
Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung
thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư thuộc
WHO đã công bố hợp chất 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa
là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001
chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất
gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm
2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an
toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [8]. Điều này có
thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang
trong mình hiểm họa ung thư.
Theo GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng có 5 khuyết tật bẩm sinh thường
thấy ở các vùng phơi nhiễm dioxin tại Việt Nam có tỷ lệ cao hơn hẳn so với
14

các vùng khác đó là: Khuyết tật ống thần kinh; Khuyết tật tay chân; Khuyết
tật các giác quan như mắt, mũi…; Song sinh dính; Sứt môi, chẻ vòm hầu [23].
Trong báo cáo của các nhà khoa học [“Veterans and Agent Orange:
Update 1996” - Cựu chiến binh và chất màu da cam: cập nhật thông tin 1996
- được công bố vào Tháng Ba năm 1996] [24] họ chia mối liên hệ giữa ảnh
hưởng của dioxin và sức khỏe thành bốn nhóm:
Nhóm 1 là những bệnh mà bằng chứng nghiên cứu khoa học đã rõ ràng
trong các nghiên cứu và loại trừ khả năng ảnh hưởng của các yếu tố phụ và
yếu tố ngẫu nhiên. Chẳng hạn như nếu có nhiều nghiên cứu nhỏ nhưng tất cả
cùng phát hiện một mối liên hệ giữa dioxin và bệnh, thì các kết quả nghiên
cứu này được xếp vào nhóm 1. Cho đến nay các nhà khoa học nhận định rằng
đã có đầy đủ bằng chứng khoa học để kết luận về mối liên hệ giữa dioxin và
các bệnh sau đây:
· Ung thư bạch cầu dòng lympho dạng mãn tính (Chronic lymphocytic
leukemia, CLL)
· Ung thư mô mềm (Soft-tissue sarcoma)
· Ung thư dạng không-Hodgkin (Non-Hodgkin's lymphoma)
· Ung thư dạng Hodgkin (Hodgkin's disease)
· Ban clor (Chloracne)
Nhóm 2 là những bệnh mà bằng chứng chưa mấy rõ ràng. “Chưa rõ
ràng” có nghĩa là có bằng chứng về mối liên hệ, nhưng khả năng ảnh hưởng
của các yếu tố phụ và yếu tố ngẫu nhiên không thể loại bỏ. Chẳng hạn như
trong số 5 nghiên cứu, có một nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ, còn 4
15
nghiên cứu khác không phát hiện mối liên hệ nào, thì mối liên hệ này được
xếp vào nhóm 2. Những bệnh nằm trong nhóm 2 là:
· Ung thư hệ thống hô hấp (ung thư bronchus, larynx, and trachea)
· Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer)
· Bệnh đa u tủy (Multiple myeloma)
· Một số bệnh thần kinh cấp tính (Acute and subacute transient

peripheral neuropathy)
· Rối loạn chuyển hóa porphyrin trong da (Porphyria cutanea tarda)
· Bệnh tiểu đường dạng II (Type 2 diabetes)
· Chứng nứt đốt sống (Spina bifida) trong các con em của cựu chiến bình.
Nhóm 3 là những bệnh mà nghiên cứu khoa học chưa đưa ra đầy đủ
bằng chứng để kết luận. Ở đây, kết quả các nghiên cứu chưa nhất quán, hay
công trình nghiên cứu có vấn đề về phương pháp, kém chất lượng, chưa đạt
các tiêu chuẩn khoa học. Ví dụ như những nghiên cứu không phân tích các
yếu tố phụ, không xem xét đến các yếu tố ngẫu nhiên, hay phân tích dữ kiện
không đúng phương pháp, hay số lượng đối tượng nghiên cứu quá ít để kết
luận. Kết quả trong những nghiên cứu như thế được xếp vào nhóm 3.
· Hepatobiliary cancer
· Ung thư mũi (Nasal or nasopharyngeal cancer)
· Ung thư xương (Bone cancer)
· Ung thư da (Skin cancers, melanoma, basal, and squamous cell)
16
· Ung thư vú (Breast cancer)
· Ung thư tử cung, buồng trứng (cervical, uterine, and ovarian)
· Ung thư hòn dái (Testicular cancer)
· Ung thư bọng đái (Urinary bladder cancer)
· Ung thư thận (Renal cancer)
· Ung thư máu (Leukemia), ngoại trừ CLL
· Sẩy thai (Spontaneous abortion)
· Dị tật bẩm sinh (Birth defects), ngoại trừ chứng nứt đốt sống
· Thai nhi chết trong bụng mẹ (stillbirth)
· Thai nhi thiếu cân (Low birthweight)
· Ung thư trong trẻ em, kể cả acute myelogenous leukemia
· Bất bình thường về lượng tinh trùng và hiếm muộn
· Các chứng bệnh liên quan đến tâm thần
· Rối loạn thần kinh

· Rối loạn đường tiêu hóa và nội tiết
· Các chứng bệnh về miễn dịch
· Các chứng bệnh liên quan đến máu
· Các chứng bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp
17
· AL-type primary amyloidosis
· Bệnh lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)
· Ảnh hưởng đến hệ thống điều hòa tuyến giáp (thyroid homeostasis)
Nhóm 4 là những bệnh mà bằng chứng tuy còn hạn chế những có thể
kết luận rằng không có liên hệ với dioxin. Trong nhóm này, các nghiên cứu
có chất lượng cao đều cho ra một kết quả nhất quán rằng không có một mối
liên hệ nào giữa dioxin và bệnh. Tuy nhiên, dù nghiên cứu có phát hiện
dioxin tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ này rất nhỏ (chẳng hạn như 5%) thì
bằng chứng cũng được xếp vào nhóm 4.
· Ung thư dạ dày, ruột, tuyến tụy, trực tràng
· Ung thư não
1.7.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của Dioxin tới sinh sản và dị tật
bẩm sinh trên thế giới và ở Việt Nam
Dioxin có ảnh hưởng nặng nề tới chức năng sinh sản của phụ nữ, bằng
chứng cho thấy dioxin là một chất antiestrogen thông qua sự cảm ứng
CYP1A1 [26]. Có sự phát triển bất thường của màng trong tử cung ở những
người phụ nữ tiếp xúc với dioxin. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho
thấy, có bằng chứng rõ rệt về ảnh hưởng của dioxin tới một số khuyết tật bẩm
sinh, bao gồm cả tăng tỷ lệ trước và sau sinh, sứt môi, bất thường giới tính và
giảm khả năng sinh sản [27].
Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong thập kỷ qua ở người và động
vật có xương sống khác đã chỉ ra rằng dioxin là một tác nhân gây nên sự phát
triển bất thường của thai nhi và sinh sản, sảy thai, sinh con nhẹ cân [28], và
tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi [9].
18

Trong những năm đầu của thập kỉ 90, theo tác giả Linda Spoonter
Schwart [29], khi nghiên cứu hậu quả ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của
nữ cựu chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Nghiên cứu này cũng cho
thấy về hậu quả ảnh hưởng chức năng sinh sản và tình trạng sức khỏe của con
cái họ có nhiều vấn đề sức khỏe hơn, nhiều trường hợp đẻ khó hơn, sảy thai,
đẻ non, có tỷ lệ trẻ mới đẻ và trẻ dưới 1 tuổi chết cao hơn. Những đứa con này
cũng có tỷ lệ mang dị tật cao hơn. Các trường hợp tử vong của trẻ sơ sinh và
trẻ vừa sinh là do khuyết tật của hệ thống thần kinh trung ương, xương sống
và tim. Các dị tật nhỏ được mô tả là về các vấn đề bệnh mạn tính, các vấn đề
về học hành và hành vi, những u lành. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng tử
vong của trẻ vừa ra đời, các khuyết tật tim bẩm sinh, cột sống có tật, hở môi
và nứt hàm ếch đều tăng là phù hợp với những phát hiện của nghiên cứu về
ảnh hưởng của dioxin trong chiến dịch Ranch Hand và các nghiên cứu của cơ
quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật.
Trong một nghiên cứu ảnh hưởng về sức khỏe do chất da cam ở binh
lính Triều Tiên bị tiếp xúc trong chiến tranh Việt Nam, các tác giả cũng chỉ ra
số lần sảy thai tự nhiên của các người vợ có mối liên quan tuyến tính chặt chẽ
với mức độ tiếp xúc với dioxin của các cựu binh [30].
1.7.3. Dioxin và ảnh hưởng của nó đến steroid hormone
Dioxin với những độc tính nguy hiểm cùng với sự tồn tại dai dẳng của
nó ngoài môi trường sống và trong cơ thể đã và đang là mối quan tâm hàng
đầu đối với các nhà khoa học trên thế giới. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy, dioxin tác động lên gen của tế bào sinh sản như làm thay đổi gen mã
hóa các enzym tổng hợp hormone steroid hoặc các protein – một chất cảm thụ
của những hormone này. Kết quả là lượng hormone thay đổi dẫn đến tình
trạng bệnh lý nghiêm trọng.
19
Theo tác giả Roby K.F đã tiến hành gây nhiễm dioxin ở chuột cái trước
khi nang trứng phát triển, sau đó cho kích rụng trứng thấy trứng rụng ít hơn.
Chứng tỏ quá trình phát triển và hoàn thiện của nang bị ức chế bởi dioxin

[31].
Hàm lượng steroid hormone có thể được thay đổi khi tiếp xúc với liều
thấp dioxin. Khi cơ thể mẹ bị nhiễm dioxin với liều cao trong các nghiên cứu
trên động vật sẽ gây nhiều hậu quả bất lợi, bao gồm tỷ lệ tử vong của thai nhi
tăng lên [32], suy giảm miễn dịch [33], giảm nồng độ estradiol và
progesterone [34], thay đổi mức độ testosterone trong huyết thanh [35] và
giảm khả năng sinh sản [32], [34], [36].
Nghiên cứu của Li-X và cộng sự cho thấy, dioxin ức chế phản hồi tích
cực của 17 beta-estradiol ở trục dưới đồi tuyến yên [37].
Nghiên cứu của Gray và Ostby [4] khi gây nhiễm dioxin trên chuột cho
thấy hệ thống sinh dục đang hình thành và phát triển rất nhạy với dioxin. Cụ thể,
ở chuột cái giảm trọng lượng buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, quá sản nang ,
ở chuột đực dioxin làm giảm hàm lượng testosterone, làm chậm sự di chuyển
của tinh hoàn, làm giảm trọng lượng của tuyến tiền liệt
Một số tác giả đã chứng minh rằng tác động của dioxin đến quá trình
sản xuất estradiol bị thay đổi bởi các tế bào hoàng thể. Một nghiên cứu liên
quan đã chỉ ra rằng tác động của dioxin trong các loài gặm nhấm và các loài
khác dẫn đến thay đổi nồng độ steroid hormone [38], làm giảm tiết estrogen
và progesterone từ các tế bào hoàng thể của lợn trong ống nghiệm [39], và
hợp chất này cũng ức chế sự bài tiết androgen khi tương tác với cytochrome
17 alpha-hydroxylase (P450c17) [37] và cản trở P450, đồng thời với việc
giảm bài tiết steroid hormone [31], [40]. Một nghiên cứu khác chứng minh
rằng dioxin làm giảm sản xuất progesterone bởi tác động đến các tế bào nhau
20
thai và làm tăng chuyển đổi dehydroepiandrosterone vào estradiol và
testosterone thành estradiol [41]. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sinh tổng
hợp nội tiết tố androgen, cortisol, và aldosterone được thay đổi bởi dioxin như
PCB126 trong các tế bào H295R của tuyến thượng thận con người [40].
Nghiên cứu của Alexander Nizhnik và cộng sự năm 2000 cho thấy, khi
nhiễm dioxin sẽ bị giảm hàm lượng testosterone và có mối liên quan nghịch

giữa hàm lượng dioxin và testosterone [41].
Tác giả Nguyễn Thị Hà và cộng sự [34] cho thấy nồng độ
testosterone huyết thanh của các nhóm cư dân có nguy cơ phơi nhiễm chất
da cam/dioxin thấp và các nhóm cư dân có nguy cơ phơi nhiễm cao là khác
nhau có ý nghĩa thống kê.
Theo các nghiên cứu của Đặng Đức Nhu và Teruhiko Kido năm 2009,
2010, 2011 cho thấy nồng độ một số steroid hormone biến đổi theo mức độ
phơi nhiễm với chất da cam/dioxin [3], [22], [43].
Tác giả Egeland và cộng sự năm 1994 đã tiến hành nghiên cứu mối liên
quan giữa hàm lượng dioxin, testosterone và hormone kích dục tố trong huyết
thanh cho thấy: hàm lượng dioxin trong huyết thanh có liên quan thuận đáng
kể với hàm lượng hormone kích dục tố và liên quan nghịch với hàm lượng
testosterone toàn phần trong huyết thanh [44].
Theo nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng năm
2010 [45] cho thấy nồng độ cortisol, cortisone trong mẫu sữa và nước bọt ở
phụ nữ nuôi con nhỏ mối liên chặt chẽ với nhau.
Với những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về độc tính
của dioxin, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người đã được ghi nhận ở
Việt Nam. Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở các trẻ em do phơi nhiễm
dioxin cao hơn trẻ em bị dị tật hay tử vong do các nguyên nhân khác. Tuy
21
nhiên, ảnh hưởng của dioxin đến steroid hormone chưa có nhiều nghiên cứu
được tiến hành ở nước ta. Để góp phần vào chương trình nghiên cứu dioxin
và hậu quả của dioxin chiến tranh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về hàm
lượng steroid hormone và dioxin của các bà mẹ và con của họ sống ở vùng
điểm nóng dioxin với hy vọng có những đóng góp nhất định trong chương
trình nghiên cứu này.
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
110 bà mẹ tuổi từ 20-30 đang cho con bú từ 4-16 tuần tuổi. Trong đó:
- 52 bà mẹ ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- 58 bà mẹ ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Nhóm phơi nhiễm (khu vực điểm nóng dioxin)
Được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Đây là khu vực gần sân bay mà quân đội Mỹ đã lưu giữ chất da cam/dioxin và
rửa máy bay sau khi đã thực hiện xong các phi vụ rải chất diệt cỏ trong thời
kỳ chiến tranh Việt Nam.
- Nhóm chứng (khu vực không bị nhiễm dioxin chiến tranh):
Là nhóm các đối tượng sống ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là nơi
hoàn toàn không có tiếp xúc với chất da cam/dioxin trong chiến tranh.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 10 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013.
2.4. Các chỉ số trong nghiên cứu
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu như tuổi, cân nặng, chiều cao, BMI,
trình độ học vấn, nghề nghiệp.
23
- Tình hình sức khỏe, tai biến sinh sản, một số nhóm bệnh liên quan của các
bà mẹ và dị tật bẩm sinh là con của các bà mẹ trên ở cả hai khu vực nghiên cứu.
- Xác định nồng độ dioxin trong sữa của các bà mẹ trong khu vực nghiên
cứu.
- Xác định hàm lượng hormone nhóm steroid: cortisol, cortisone,
dehydroepiandrosterone (DHEA), androstenedione (A-dione), estradiol (E2), và
estrogen trong nước bọt của các bà mẹ tại các khu vực gần sân bay huyện Phù Cát và
huyện Kim Bảng.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có so sánh
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn những đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ đang cho con bú tuổi từ
20-30 có con lần đầu ở độ tuổi từ 4-16 tuần tuổi. Khu vực nhóm bệnh là các
bà mẹ hiện đang sống ở vùng điểm nóng chất da cam/dioxin là khu vực huyện
Phù Cát, tỉnh Bình Định. Khu vực nhóm chứng thuộc địa phận huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
2.5.3. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Những bà mẹ đang cho con bú tuổi từ 20 đến 30 có con ở độ tuổi 4 đến
16 tuần, có trên 5 năm cư trú tại khu vực nghiên cứu.
2.5.4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không thuộc độ tuổi từ 20 đến 30.
- Những bà mẹ cư trú dưới 5 năm tại địa phương.
- Không có con trong độ tuổi từ 4 đến 16 tuần.
- Bệnh lý tuyến vú: Abces, ung thư và bất thường tuyến vú.
- Bệnh lý tuyến nước bọt: Quai bị, viêm tuyến nước bọt, abces,
24
- Các trường hợp có bệnh lý gan, thận nặng.
2.6. Kỹ thuật lấy mẫu nghiên cứu
+ Kỹ thuật lấy mẫu nước bọt và mẫu sữa
Mẫu nước bọt và sữa mẹ được thu thập từ những người tình nguyện
tham gia vào buổi sáng (8:00-10:00) trong cả 2 khu vực.
- Nước bọt được thu thập từ bà mẹ bằng cách súc miệng với nước và sau
đó chuyển hỗn hợp trực tiếp vào một ống nghiệm (15 mL).
- Mẫu sữa của mẹ được vắt trực tiếp vào dụng cụ bảo quản mẫu vô trùng.
Tất cả các mẫu được lưu trữ ở -70
o
C cho đến khi phân tích.
+ Kỹ thuật xét nghiệm định lượng steroid hormone trong sữa và nước bọt
- Xử lý mẫu và xét nghiệm nội tiết tố trong nước bọt và sữa mẹ với các
tiêu chuẩn nội bộ (IS) (500 pg: cortisol F-d4, 200 pg: DHEA-d4, 4AD-d7, và
100pg : E2-13 C4) được dựa trên phương pháp báo cáo trước đó [46], [47].

- Mẫu nước bọt và sữa mẹ đã được phân tích bằng cách sử dụng một ion
hóa API electrospray 4000 (ESI) khối phổ kế (Applied Biosystems / MDS
SCIEX, Foster City, CA, USA). Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) được thực
hiện trên một Agilent 1100 95 thiết bị (Agilent Công nghệ, CA, USA) được
trang bị với một PAL HTC mẫu tự động (CTC Analytics, Zwingen, Thụy Sĩ)
và Cadenza một CD-C18 cột (3 m, 3 x 150 mm) (Imatake, Kyoto, Nhật Bản).
Phép đo khối phổ (MS) được thực hiện ở chế độ tích cực-ion và khối lượng
truyền là 10 L. Phun ion điện áp và nhiệt độ nguồn ion đã được thiết lập đến
5000 V và 500
o
C, tương ứng.
25
Hình 2.1: Kỹ thuật tách triết mẫu để phân tích hormone nhóm steroid
+ Quy trình phân tích dioxin trong sữa: Việc định lượng Dioxin trong
mẫu sữa được tiến hành theo quy trình giới thiệu trong tài liệu “Hướng
dẫn định lượng hàm lượng dioxin trong mẫu sữa” (Bộ Y tế, Nhóm nghiên
cứu chất độc học, Nhật Bản, năm 1999). Các mẫu được chiết suất và làm
sạch bằng sắc ký, trước khi phân tích PCDDs và PCDFs bằng phương
pháp phân tích sắc khí ký khối phổ độ phân giải cao (HRGC/ HRMS).

×